Phục hồi chức năng gan sau mổ
khi thực hiện cặp KSCL nửa cuống gan
trong cắt gan nhỏ.
Chau nghiên cứu 120 BN suy giảm chức
năng gan được cắt gan nhỏ có cặp KSCL
cuống nửa gan (Glisson gan P hoặc T)
và cặp toàn bộ cuống gan nhận thấy ở
những BN được cặp cuống gan > 45 phút,
BN được cặp KSCL cuống Glisson gan
P hoặc T có bilurubin máu toàn phần,
men gan (GOT, GPT) khác nhau không có
ý nghĩa thống kê so với nhóm không cặp
cuống gan. Tuy nhiên, thấp hơn có ý nghĩa,
chức năng gan phục hồi sau mổ sớm hơn
so với cặp toàn bộ cuống gan [3].
Juan Figueras nghiên cứu ngẫu nhiên
80 BN được cắt gan nhỏ có cặp toàn bộ
cuống gan hoặc cặp KSCL cuống nửa
gan kiểu en bloc cho rằng diễn biến giá trị
bilirubin, prothrombin và men gan tương
tự nhau ở hai nhóm. Tuy nhiên, ở BN xơ
gan, cặp KSCL cuống nửa gan có giá trị
men gan GOT ngày 1 sau mổ lớn hơn có
ý nghĩa so với nhóm cặp cuống toàn bộ
[5].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, GOT
và GPT giảm dần và khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở những ngày 1, 3, 5 sau mổ,
giá trị gần về bình thường vào ngày 5
sau mổ. Tuy nhiên, bilirubin toàn phần,
prothrombin và albumin không khác nhau
có ý nghĩa thông kê ở những ngày 1, 3, 5
sau mổ. Do trong nghiên cứu chưa có
nhóm đối chứng (cặp cuống toàn bộ và
hoặc không cặp cuống) để so sánh,
chúng tôi thiết nghĩ một nghiên cứu với
cỡ mẫu lớn hơn, ngẫu nhiên có đối chứng
cần thực hiện để có thể nhận rõ vai trò
cặp KSCL cuống gan trong cắt gan nhỏ.
Về ý kiến cá nhân, cặp KSCL cuống
nửa gan nên được coi là kỹ thuật tiêu
chuẩn cần áp dụng khi cắt gan nhỏ do:
giúp giảm mất máu, chức năng gan hồi
phục tốt sau mổ. Khi cắt gan nhỏ, vấn đề
xác định chính xác đường cắt gan đôi khi
gặp nhiều khó khăn (cắt gan PT sau và
đặc biệt cắt PT trước ) - đường cắt theo
mô tả của Tôn Thất Tùng mang tính ước
đoán, với việc phẫu tích cuống nửa gan
giúp dễ dàng phẫu tích cuống PT tiếp
theo (16,1% BN trong nghiên cứu được
phẫu tích cuống PT) để cặp nhằm xác
định diện cắt gan được chính xác theo
giải phẫu (ranh giới vùng thiếu máu).
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 16 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cắt gan nhỏ có cặp kiểm soát chọn lọc cuống glisson “nửa” gan trong điều trị ung thư gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
107
CẮT GAN NHỎ CÓ CẶP KIỂM SOÁT CHỌN LỌC
CUỐNG GLISSON “NỬA” GAN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƢ GAN
Ninh Việt Khải*; Nguyễn uang Nghĩa*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá vai trò cặp kiểm soát chọn lọc cuống nửa gan trong phẫu thuật cắt gan
nhỏ và kết quả sớm sau mổ. Đối tượng và phương pháp: 31 bệnh nhân được cắt gan nhỏ theo
phương pháp Tôn Thất Tùng kết hợp với kiểm soát chọn lọc cuống gan từ 9 - 2011 đến 5 - 2014 tại
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Kết quả: tuổi trung bình 52,8 ± 9,7; ung thư biểu mô tế bào gan
83,9%; ung thư đường mật trong gan 3,2%; ung thư gan thứ phát 12,9%; kích thước khối u
trung bình 6,2 ± 2,6 cm. Phẫu tích, cặp cuống phải en bloc và cặp riêng động mạch gan, tĩnh mạch
cửa phải, sau đó cặp cách quãng lần lượt 45,1%; 41,9%. Phẫu tích, cặp cuống gan trái en bloc
và riêng động mạch gan, tĩnh mạch cửa trái, cặp cách quãng đều 6,5%. Cắt phân thùy sau 32,3%;
cắt phân thùy sau mở rộng 12,9%; cắt hạ phân thùy 5, 6: 25,8%; cắt thùy gan trái 12,9%;
cắt phân thùy trước 3,2%. Thời gian phẫu tích nửa cuống gan trung bình 10,7 ± 3,3 phút,
thời gian mổ trung bình 201,3 ± 129 phút, lượng máu mất trong mổ trung bình 179,7 ± 46,5 ml;
truyền máu trong mổ 6,4%; truyền máu trong và sau mổ 9,6%. Men gan GOT và GPT ngày
1, 3, 5 sau mổ giảm dần và khác biệt có ý nghĩa thống kê. Thời gian nằm viện 10,6 ± 4 ngày, tỷ
lệ biến chứng chung (theo phân loại Dindo) 29%, không có biến chứng độ 3, 4, không có tử
vong trong và sau mổ. Kết luận: cặp kiểm soát chọn lọc cuống nửa gan giúp giảm lượng máu
mất trong mổ cắt gan nhỏ. Cắt gan nhỏ với kiểm soát chọn lọc nửa cuống gan có thể thực
hiện an toàn, không có biến chứng nặng và tử vong trong, sau mổ.
* Từ khóa: Ung thư gan; Cắt gan nhỏ; Cặp kiểm soát cuống Glisson.
Hemihepatic Pedicle Control during Minor Liver Resection for
Treatment of Liver Cancer
Summary
Objectives: To evaluate the results of minor liver resection with hemihepatic pedicle
clamping. Subjects and method: 31 patients were performed minor liver resection by Ton That Tung
method combined with hemihepatic pedicle clamping in Viet Duc Hospital from 9 - 2011 to 5 - 2014.
Results: Average age 52.8 ± 9.7 years old, hepatocellular carcinoma 83.9%, intrahepatic
cholangiocarcinoma 3.2%, secondary liver cancer 12.9%, average tumor size 6.2 ± 2.6 cm.
Right hepatic artery and portal vein separately dissecting and right Glisson pedicle en bloc
dissecting and intermit tent clamping consecutively 45.1% and 41.9%. Left hepatic artery and
portal vein separately dissecting and left Glisson pedicle en bloc dissecting and intermittent
clamping were both 6.5%. Posterior segmentectomy 32.3%; extended posterior segmentectomy 12.9%;
* Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Người phản hồi (Corresponding): Ninh Việt Khải (drninhvietkhai@gmail.com)
Ngày nhận bài: 27/03/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/05/2018
Ngày bài báo được đăng: 22/05/2018
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
108
subsegment 5, 6 resection 25.8%; lateral segmentectomy 12.9%; anterior segmentectomy
3.2%. Average time of hemihepatic pedicle dissection 10.7 ± 3.3 minutes, average operation
time 201.3 ± 129 minutes, average intraoperative blood loss 179.7 ± 46.5 mL, the rate of
intraoperative blood transfusion was 6.4%; intra- and post-operative blood transfusion was
9.6%. The GOT and GPT enzymes on day 1
st
, 3
rd
, 5
th
after surgery decreased gradually and
significantly statistic difference. The average hospital stay 10.6 ± 4 days, the complication rate
(Dindo classification) 29%, without 3, 4 grade of complication, without intra and postoperative
mortality. Conclusion: Hemihepatic pedicle clamping help to reduce the blood lost amount in
minor hepatectomy. Minor liver resection under selective hepatic pedicle clamping can be
performed safely without severe complications and intra and postoperative mortality.
* Keywords: Liver cancer; Minor liver resection; Hemihepatic pedicle control.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cắt gan nhỏ là cắt bằng ≤ 2 hạ phân
thùy (PT) [3]. Chảy máu và lượng máu
mất trong mổ cắt gan là mối quan ngại
chính, là yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử
vong và biến chứng sau mổ cắt gan [4].
Cặp toàn bộ cuống gan (thủ thuật Pringle)
là kỹ thuật đơn giản, thường được áp
dụng nhằm giúp giảm lượng máu mất
trong mổ cắt gan, tuy nhiên kỹ thuật này
gây thiếu máu toàn bộ gan và ứ máu ruột
[3]. Mức độ tổn thương tăng lên nếu thời
gian cặp cuống kéo dài và đặc biệt ở
bệnh nhân (BN) có bệnh lý gan (xơ gan
do rượu, do viêm gan, gan nhiễm mỡ).
Nhằm tránh những nhược điểm của cặp
toàn bộ cuống gan, Henry Bismuth (1982)
và Makuuchi (1987) đề xuất kiểm soát
chọn lọc (KSCL) cuống Glisson nửa gan
của phần gan tương ứng có tổn thương
bằng cách phẫu tích tĩnh mạch (TM) cửa
và động mạch (ĐM) gan của nửa gan bên
phải (P) hoặc trái (T) để cặp [5]. Tiếp đó,
Launois và Takasaky thực hiện KSCL
cuống Glisson gan P hoặc T theo cách
phẫu tích và cặp chung cả ba thành
phần - ĐM gan, TM cửa và đường mật
(en bloc) [ 6, 7]. Cặp KSCL cuống nửa
gan trong cắt gan lớn (gan P hoặc T),
chảy máu vẫn xảy ra ở diện gan đối diện,
tuy nhiên trong cắt gan nhỏ, đường cắt
nhu mô nằm hoàn toàn trong phần gan
được KSCL cuống nên hiệu quả giảm mất
máu tương tự cặp toàn bộ cuống gan.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm:
Nhận định vai trò cặp KSCL cuống gan
trong phẫu thuật cắt gan nhỏ và đánh giá
kết quả sớm sau mổ.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- Bệnh nhân (BN) có tổn thương u gan
(nguyên phát, thứ phát) khu trú ở một PT
gan được cắt gan nhỏ theo phương pháp
Tôn Thất Tùng kết hợp với KSCL cuống
gan từ 9 - 2011 đến 5 - 2014 tại Bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức.
BN bị Child-Pugh A, B.
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
109
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Quy trình KSCL nửa cuống gan:
- Phẫu tích riêng ĐM gan, TM cửa:
bên P mở phúc mạc nửa trên bờ P cuống
gan, bên T mở phúc mạc ở bên T cuống
gan gần ngay sát đáy của rãnh rốn.
Phẫu tích ĐM gan và TM cửa để luồn dây
2 thành phần này.
- Phẫu tích chung cả ba thành phần
(en bloc) cuống Glisson gan P và T: bên
P rạch mở bao Glisson ngay mép trước
và sau rốn về phía phải (điểm A và B -
hình 1), để hạ mảng rốn gan, tách mặt
trên cuống Glisson gan P khỏi nhu gan
để luồn dây. Tương tự, bên trái là điểm C
và D.
- Một số trường hợp có thể phẫu tích
en bloc cuống gan PT để cặp nhằm xác
định diện cắt gan của PT đó (vùng thiếu
máu khi cặp).
- Nguyên tắc cặp kiểm soát: khi cắt PT
hoặc hạ PT gan, cuống Glisson của nửa
gan có PT hoặc hạ PT gan đó được cặp
cách quãng 15 - 20 phút, thả cặp 5 phút.
* Các chỉ tiêu nghiên cứu:
- Tuổi, giới, chỉ số BMI, triệu chứng
cơ năng, xét nghiệm huyết học và sinh hóa
trước mổ, chẩn đoán xác định bệnh.
- Đặc điểu u trên CT và hoặc MRI: kích
thước khối u, số lượng u.
- Đường mổ, kỹ thuật mổ, các hình thái
cắt gan, thời gian cắt xong nhu mô, thời
gian mổ, lượng máu mất, truyền máu trong
và sau mổ
- Kết quả gần sau mổ: biến chứng, tử
vong, thời gian nằm viện.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước mổ và chẩn đoán xác định bệnh.
Tuổi 52,8 ± 9,7 (31 - 70)
Nam/nữ 3,4/1
BMI 22,3 ± 2,3 (18,7 - 27,8)
Đau tức bụng 21 (70%)
Xét nghiệm
Hemoglobin (g/dl) 145,1 ± 17,4 (115 - 189)
Hematocrit (%) 43,5 ± 4,9 (34,6 - 57)
Tiểu cầu (G/l) 231,1 ± 104,9 (76 - 609)
Prothrombin (%) 103,1 ± 15,2 (70,6 - 131,6)
Bilirubin toàn phần (mmol/dl) 12,6 ± 6,4 (4,1 - 26,1)
GOT 39,5 ± 14,7 (21,3 - 86)
GPT 34,9 ± 16,5 (15,6 - 92)
Albumin (g/l) 42 ± 3,3 (35 - 49)
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
110
Chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ Kích thước u (cm) 6,2 ± 2,6 (1,9 - 12,7)
Nhân vệ tinh 3 (9,6%)
Chẩn đoán xác định
Ung thư biểu mô tế bào gan 26 (83,9%)
Ung thư đường mật trong gan 1 (3,2%)
Ung thư gan thứ phát 4 (12,9%)
Ung thư biểu mô tế bào gan chiếm phần lớn trong nghiên cứu (83,9%).
2. Đặc điểm phẫu thuật.
Bảng 2: Một số đặc điểm trong quá trình phẫu thuật.
Số BN (%)
Đường mổ
Trắng giữa trên dưới rốn 5 (16,1%)
Dưới sườn hai bên + mũi ức 15 (48,4%)
Đường chữ J dưới sườn P 9 (29%)
Cắt túi mật, luồn sonde kiểm tra rò mật 20 (64,5%)
Nạo vét hạch hoặc lấy hạch N8, 12 10 (32,2%)
Phẫu tích và cặp KSCL
nửa cuống gan
Phẫu tích, cặp cuống gan P en bloc 14 (45,1%)
Phẫu tích, cặp cuống gan P riêng ĐM gan, TM cửa P 13 (41,9%)
Phẫu tích, cặp cuống gan T en bloc 2 (6,5%)
Phẫu tích, cặp cuống gan T riêng ĐM gan, TM cửa T 2 (6,5%)
Các hình thái
cắt gan nhỏ
Cắt thùy gan T 4 (12,9%)
Cắt PT trước 1 (3,2%)
Cắt PT sau 10 (32,3%)
Cắt PT sau mở rộng 4 (12,9%)
Cắt hạ PT 5, 6 8 (25,8%)
Cắt 1 hạ PT 4 (12,9%)
Cắt túi mật, luồn sonde ống túi mật kiểm tra rò mật chiếm 64,5%. Phẫu tích cuống
Glisson gan P (en bloc và riêng ĐM gan, TM cửa P) chiếm phần lớn (87%). Cắt PT sau
và PT sau mở rộng 45,2%. 5 BN (16,1%) được phẫu tích thêm cuống PT. Chỉ có 2 BN
chảy máu nhẹ nhu mô quanh cuống khi phẫu tích en bloc (được đốt bipolar và ép
surgicel cầm máu). 64,5% các trường hợp đòi hỏi cặp cuống nửa gan ≥ 2 lần.
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
111
- Thời gian phẫu tích nửa cuống gan trung bình 10,7 ± 3,3 (5 - 20) phút.
- Thời gian cắt nhu mô trung bình 37,6 11,7 (15 - 75) phút
- Thời gian mổ trung bình 201,3 ± 129 ml (60 - 430).
- Lượng máu mất trong mổ trung bình 179,7 ± 46,5 ml (70 - 285).
- Truyền máu trong mổ 6,4% (2 BN).
3. Kết quả sau mổ.
Bảng 3: Theo dõi chức năng gan sau mổ ngày 1, 3, 5.
Ngày 1 Ngày 3 Ngày 5 p
GOT 324,3 ± 210,2
(91,6 - 915,9)
150,2 ± 140.3
(27,9 - 653)
69,2 ± 41,8
(25,1 - 208)
< 0,05*
GPT 286,3 ± 184,3
(77 - 781,8)
228.9 ± 175.6
(42,4 - 773)
95.6 ± 51.4
(31,2 - 251)
< 0,05*
Bilirubin toàn phần 23,3 ± 17,4
(5,7 - 84,9)
24,6 ± 18,8
(8,6 - 87,3)
23,9 ± 29,9
(3,9 - 123,3)
> 0,05
Albumin 31,9 ± 3,7
(22 - 39)
30,8 ± 3,8
(22,4 - 37)
33,2 ± 4,8
(22,2 - 43,6)
> 0,05
Prothrombin 73,9 ± 16
(48 - 102)
75,5 ± 12,7
(53,4 - 79,2)
80,1 ± 15,1
(57 - 112)
> 0,05
Chức năng gan tốt dần những ngày sau mổ, có chỉ số gần trở về bình thường vào
ngày thứ 5 sau mổ. Men gan GOT và GPT giảm dần và khác biệt có ý nghĩa thống kê
ở ngày 1, 3, 5 sau mổ.
Bảng 4: Biến chứng sau mổ.
Biến chứng n (%)
Tràn dịch màng phổi 9 (29%)
Cổ trướng 2 (6.4%)
Áp xe tồn dư 1 (3,2%)
Phân loại biến chứng
chung theo Dindo
Không biến chứng 22 (71%)
Độ 1 7 (22,6%)
Độ 2 2 (6,4%)
Tỷ lệ biến chứng chung sau mổ 29%, chủ yếu là biến chứng độ 1 theo Dindo (22,6%).
- Truyền máu sau mổ 6,4% (2 BN), truyền máu trong và sau mổ 9,6% (3 BN).
- Thời gian nằm viện 10,6 ± 4 (7 - 29) ngày.
- Không có BN nào tử vong trong và sau mổ.
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
112
BÀN LUẬN
1 Tính an toàn và khả năng giảm
mất máu của KSCL nửa cuống gan
trong cắt gan nhỏ.
Ngày nay, với những tiến bộ trong kỹ
thuật và trang thiết bị phẫu thuật, việc cắt
gan nói chung, đặc biệt cắt gan nhỏ có
thể thực hiện mà không cần cặp toàn bộ
cuống gan - thủ thuật Pringle. Cắt gan
nhỏ được xem là an toàn, tỷ lệ biến
chứng và lượng máu mất thấp hơn cắt
gan lớn. Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp, việc cắt gan nhỏ có thể được xem là
khó khăn và lượng máu mất có nguy cơ
cao hơn cắt gan lớn do diện cắt gan rộng,
mặt cắt liên quan đến TM gan như cắt
gan PT trước, cắt gan hạ PT 4 hoặc thậm
chí cắt gan PT sau. Đồng thời, giảm chảy
máu khi mổ cắt nhu gan còn giúp quá
trình phẫu thuật nhanh hơn, vùng mổ rõ
ràng. Do đó, khi cắt gan nhỏ, nhiều tác
giả vẫn áp dụng cặp toàn bộ cuống gan
để giảm lượng máu mất trong mổ. Tuy
nhiên, phương pháp này gây ứ máu tạng
(ruột, lách, tụy) và thiếu máu phần gan
để lại, mức độ tổn thương tăng lên ở BN
có tổn thương nhu mô gan (xơ, nhiễm
mỡ). Nhằm tránh những nhược điểm
này, cặp KSCL cuống nửa gan được đưa
ra. Có hai kỹ thuật thường được nói đến
là phẫu tích riêng ĐM gan, TM cửa
(Henry Bismuth và Makuuchi) và phẫu
tích en bloc 3 thành phần (Launois và
Takasaky).
Khi cắt gan lớn có cặp KSCL cuống
nửa gan, chảy máu vẫn xảy ra ở diện gan
để lại và từ các nhánh TM gan. Tuy nhiên,
KSCL cuống gan giúp giảm lượng máu
mất trong mổ cắt gan lớn, đồng thời giúp
xác định chính xác diện cắt gan trong cắt
gan P hoặc T [7, 8]. Khi cắt gan nhỏ, diện
cắt gan nằm hoàn toàn trong phần gan
được KSCL cuống nên việc kiểm soát
chảy máu đạt hiệu quả tương tự cặp toàn
bộ cuống gan, nhưng tránh được tình
trạng ứ máu tạng và thiếu máu nửa gan
để lại. Cụ thể: cắt gan PT sau, hạ PT 5, 6
hoặc cắt hạ PT 7 có cặp KSCL cuống
gan P, toàn bộ diện cắt nằm hoàn toàn
trong vùng thiếu máu khi cặp cuống P,
nhưng phần gan T để lại vẫn được cấp
máu, hay cắt thùy gan T, hạ PT 2 hoặc 3,
toàn bộ diện cắt nằm hoàn toàn trong
vùng thiếu máu khi cặp cuống T nhưng
phần gan P để lại vẫn được cấp máu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, lượng
máu mất trung bình trong mổ 179,7 ±
46,5 ml, tỷ lệ truyền máu trong và sau mổ
cắt gan 9,6%, thấp hơn so với các tác giả
khác cho thấy hiệu quả giảm mất máu khi
cắt gan của cặp KSCL cuống nửa gan.
Nghiên cứu trên 120 BN cắt gan nhỏ, chia
3 nhóm là cặp cuống toàn bộ, cặp KSCL
cuống nửa gan và không cặp cuống,
Chau cho rằng lượng máu mất của cặp
toàn bộ và cặp KSCL cuống nửa gan khác
nhau không có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên
thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm không
cặp cuống.
Một vấn đề đặt ra là liệu phẫu tích
KSCL cuống nửa gan có nguy hiểm và
mất thời gian. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, thời gian phẫu tích trung bình
10,7 ± 3,3 phút (những BN về sau, thời
gian phẫu tích rút ngắn chỉ còn 5 phút) và
tai biến chảy máu quanh nhu mô mức
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
113
độ nhẹ, tỷ lệ thấp (2 BN), không có tai
biến tổn thương đường mật hay ĐM, TM
cửa. Figueras thực hiện KSCL cuống nửa
gan kiểu en bloc cho thấy không có tai
biến liên quan đến kỹ thuật. Tương tự,
các nghiên cứu của Tanaka, Chau cũng
không đề cập đến tai biến khi thực hiện kỹ
thuật này. Do đó, kỹ thuật KSCL cuống
nửa gan an toàn và không mất thời gian.
Tuy nhiên, trong kỹ thuật KSCL kiểu en
bloc, cần lưu ý phẫu tích đúng lớp nhằm
tránh tổn thương cuống mạch và đường
mật, đặc biệt cuống Glisson P thường
ngắn và có các nhánh mạch của hạ PT 1.
Rạch mở bao Glisson sát mảng rốn gan,
tách nhu mô gan khỏi mảng rốn gan để
phẫu tích cuống Glisson gan P hoặc T
(lớp bóc tách theo bao Laenec) sẽ tránh
gây tai biến [9]. Mouly thực hiện kỹ thuật
KSCL cuống Glisson gan P en bloc với
rạch mở vào nhu mô cạnh cuống gặp chảy
máu quanh nhu mô 1 BN và rách đường
mật 2 BN, có đến 25% BN không thất bại
trong việc KSCL cuống Glisson P [10].
2. Phục hồi chức năng gan sau mổ
khi thực hiện cặp KSCL nửa cuống gan
trong cắt gan nhỏ.
Chau nghiên cứu 120 BN suy giảm chức
năng gan được cắt gan nhỏ có cặp KSCL
cuống nửa gan (Glisson gan P hoặc T)
và cặp toàn bộ cuống gan nhận thấy ở
những BN được cặp cuống gan > 45 phút,
BN được cặp KSCL cuống Glisson gan
P hoặc T có bilurubin máu toàn phần,
men gan (GOT, GPT) khác nhau không có
ý nghĩa thống kê so với nhóm không cặp
cuống gan. Tuy nhiên, thấp hơn có ý nghĩa,
chức năng gan phục hồi sau mổ sớm hơn
so với cặp toàn bộ cuống gan [3].
Juan Figueras nghiên cứu ngẫu nhiên
80 BN được cắt gan nhỏ có cặp toàn bộ
cuống gan hoặc cặp KSCL cuống nửa
gan kiểu en bloc cho rằng diễn biến giá trị
bilirubin, prothrombin và men gan tương
tự nhau ở hai nhóm. Tuy nhiên, ở BN xơ
gan, cặp KSCL cuống nửa gan có giá trị
men gan GOT ngày 1 sau mổ lớn hơn có
ý nghĩa so với nhóm cặp cuống toàn bộ
[5].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, GOT
và GPT giảm dần và khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở những ngày 1, 3, 5 sau mổ,
giá trị gần về bình thường vào ngày 5
sau mổ. Tuy nhiên, bilirubin toàn phần,
prothrombin và albumin không khác nhau
có ý nghĩa thông kê ở những ngày 1, 3, 5
sau mổ. Do trong nghiên cứu chưa có
nhóm đối chứng (cặp cuống toàn bộ và
hoặc không cặp cuống) để so sánh,
chúng tôi thiết nghĩ một nghiên cứu với
cỡ mẫu lớn hơn, ngẫu nhiên có đối chứng
cần thực hiện để có thể nhận rõ vai trò
cặp KSCL cuống gan trong cắt gan nhỏ.
Về ý kiến cá nhân, cặp KSCL cuống
nửa gan nên được coi là kỹ thuật tiêu
chuẩn cần áp dụng khi cắt gan nhỏ do:
giúp giảm mất máu, chức năng gan hồi
phục tốt sau mổ. Khi cắt gan nhỏ, vấn đề
xác định chính xác đường cắt gan đôi khi
gặp nhiều khó khăn (cắt gan PT sau và
đặc biệt cắt PT trước) - đường cắt theo
mô tả của Tôn Thất Tùng mang tính ước
đoán, với việc phẫu tích cuống nửa gan
giúp dễ dàng phẫu tích cuống PT tiếp
theo (16,1% BN trong nghiên cứu được
phẫu tích cuống PT) để cặp nhằm xác
định diện cắt gan được chính xác theo
giải phẫu (ranh giới vùng thiếu máu).
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
114
Hình 1: Đường cắt PT sau và vùng
thiếu máu gan P khi cặp cuống nửa gan P.
Hình 2: Diện cắt PT sau.
Hình 3: Đường cắt hạ PT 5, 6 và vùng thiếu
máu gan P khi cặp cuống nửa gan P.
Hình 4: Diện cắt hạ PT 5, 6.
KẾT LUẬN
Cặp kiểm soát chọn lọc cuống nửa
gan giúp giảm lượng máu mất trong mổ
cắt gan nhỏ. Cắt gan nhỏ với kiểm soát
chọn lọc nửa cuống gan có thể thực hiện
an toàn, không có biến chứng nặng và
tử vong trong, sau mổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ninh Việt Khải, Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn
Tiến Quyết. Các kỹ thuật kiểm soát mạch máu
trong cắt gan. Y học thực hành. 2011, 763 (5),
tr.23-26.
2. Trịnh Hồng Sơn, Ninh Việt Khải, Nguyễn
Quang Nghĩa, Nguyễn Tiến Quyết. Cắt gan lớn
có cặp kiểm soát chọn lọc cuống gan trong
điều trị ung thư gan nguyên phát. Tạp chí
Y Dược lâm sàng 108. 2017, 3 (12), tr.115-119.
3. Chau G.Y, Lui W.Y, King K.L et al.
Evaluation of effect of hemihepatic vascular
occlusion and the Pringle maneuver during
hepatic resection for patients with hepatocellular
carcinoma and impaired liver function. World
Journal of Surgery. 2005, 29 (11), pp.1374 -1383.
4. Jarnagin W.R, Gonen M, Fong Y et al.
Improvement in perioperative outcome after
hepatic resection: analysis of 1,803 consecutive
cases over the past decade. Annals of Surgery.
2002, 236 (4), pp.397-406.
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2018
115
5. Figueras J, Llado L, Ruiz D et al.
Complete versus selective portal triad clamping
for minor liver resections: a prospective
randomized trial, Annals of Surgery. 2005,
241 (4), pp.582-590.
6. Launois B. The intrahepatic Glissonian
approach to liver resection, in Surgery of the
Liver and Biliary Tract. Fong Y Blumgart L H,
Editor. 2000, W. B. Saunders. 2000, pp.1698-
1703.
7. Takasaki Kent. Glissonean pedicle
transection method for hepatic resection.
Tokyo, Springer. 2007.
8. Malassagne B, Cherqui D, Alon R et al.
Safety of selective vascular clamping for major
hepatectomies. J Am Coll Surg. 1998, 187 (5),
pp.482-486.
9. Yamamoto M, Katagiri S, Ariizumi S
et al. Tips for anatomical hepatectomy for
hepatocellular carcinoma by the Glissonean
pedicle approach (with videos). J Hepatobiliary
Pancreat Sci. 2014, 21 (8), pp.53-56.
10. Mouly C, Fuks D, Browet F et al.
Feasibility of the Glissonian approach during
right hepatectomy. HPB (Oxford). 2013, 15 (8),
pp.638-645.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cat_gan_nho_co_cap_kiem_soat_chon_loc_cuong_glisson_nua_gan.pdf