Cấu trúc thành phần loài khu hệ cá một số cửa sông ven biển Miền Trung

According to the research results for 4 years in provinices in the Central Vietnam (Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, Thua Thua Thien and Phu Yen). Authors determined a fish species composition list contains 200 species of 117 genera, of 68 families, of 17 orders. Among them, the order Perciformes is the most abundant (104 species, occupied 52%). Discovered 5 of the determined fish species listed in the Vietnam Red Book (2000), and totaled up 23 economic fish species which offer full yield. The result of the theme is a scientific basic for set up a fish composition list and preserve biodiversity in river mouth in coastal zones in the Central Vietnam.

doc7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu trúc thành phần loài khu hệ cá một số cửa sông ven biển Miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 25, 2004 CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI KHU HỆ CÁ MỘT SỐ CỬA SÔNG VEN BIỂN MIỀN TRUNG Võ Văn Phú, Nguyễn Duy Chinh, Hồ Thị Hồng Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế MỞ ĐẦU Miền Trung là nơi chuyển tiếp giữa hai vùng khí hậu Bắc và Nam của Việt Nam, giới hạn ngăn cách bởi đèo Hải Vân. Vùng ven biển miền Trung có nhiều hệ thống đầm phá ven biển, đặc biệt có phá Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, với diện tích trên 22.000 ha. Cùng với hệ thống đầm phá có rất nhiều con sông lớn nhỏ trao đổi nước với biển, hình thành nên những hệ sinh thái cửa sông rất đặc thù. Những hệ sinh thái cửa sông và đầm phá có tính nhạy cảm rất cao, môi trường luôn có sự thay đổi theo không gian và thời gian, kéo theo các loài sinh vật phân bố trong đó cũng có sự biến động. Vì thế, đây là vùng có mức độ đa dạng sinh học cao. Đặc biệt là các loài cá, nguồn cung cấp thực phẩm cho người dân trong vùng và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc đánh bắt ngày càng gia tăng, không có quy hoạch, cộng thêm những tác động khác của con người ảnh hưởng đến môi trường vùng ven biển nên đã làm cho nguồn lợi suy giảm đến mức báo động. Vì vậy, muốn khai thác hợp lý và sử dụng bền vững nguồn lợi cần có những nghiên cứu cơ bản và những hiểu biết nhất định về nguồn lợi thuỷ sản. Trong bài báo ngắn này, chúng tôi tổng hợp những kết quả nghiên cứu trong 4 năm qua thuộc chương trình nghiên cứu cơ bản về đa dạng sinh học một số hệ sinh thái đặc thù ở miền Trung. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu vật được thu thập từ năm 2000 - 2004 tại 4 vùng cửa sông (cửa Hội, cửa Sót, cửa Nhượng, cửa Khẩu) thuộc tỉnh Hà Tĩnh; sông Nhật Lệ tỉnh Quảng Bình; sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị; phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế và đầm Ô Loan tỉnh Phú Yên. Mẫu cá chủ yếu được thu bằng cách đánh bắt trực tiếp cùng ngư dân với các ngư cụ như lưới, vợt, câu, nò sáo, nghề đáy,... Mua cá từ các ngư dân đánh bắt tại thực địa. Đặt các thẩu có dung dịch định hình (formol 10%) để ngư dân thu mẫu. Tất cả mẫu cá thu thập được lưu trữ tại phòng thí nghiệm Tài nguyên – Môi trường, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học - Đại học Huế. Định loại các loài cá bằng phương pháp so sánh hình thái, chủ yếu dựa vào các khóa định loại của Vương Dĩ Khang (1963), Mai Đình Yên (1978, 1992), Nguyễn Nhật Thi (1991), Nguyễn Khắc Hường (1993), Nguyễn Hữu Phụng (1994), Water Rainboth (1996),.... Trật tự sắp xếp các bậc taxon dựa theo hệ thống phân loại của T.R. Rass, G.U. Lindberg (1971) và FAO (1998). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Cấu trúc thành phần loài: Qua kết quả nghiên cứu nhiều năm, chúng tôi đã tổng hợp và thống kê được 200 loài cá thuộc 117 giống, 68 họ nằm trong 17 bộ cá khác nhau có mặt ở các vùng cửa sông, đầm phá ven biển miền Trung Việt Nam. Trong đó, đa dạng nhất là bộ cá Vược (Perciformes) với 34 họ (chiếm 50,0% tổng số họ), 57 giống (chiếm 49,14 % tổng số giống) và 104 loài (chiếm 52,0% tổng số loài). Tiếp theo là bộ cá Chép (Cypriniformes), bộ này chỉ có 2 họ (chiếm 2,94%), nhưng có đến 14 giống (chiếm 12,07%) và 19 loài (chiếm 9,50%). Bộ cá Đối (Mugiliformes) có 3 họ (chiếm 4,41%), 5 giống (4,31%) và 14 loài (7,0%). Bộ cá Trích (Clupeiformes) có 2 họ, 6 giống và 12 loài (chiếm 6,0%). Các bộ cá Chình (Anguilliformes), bộ cá Nheo (Siluriformes) 5 họ, 8 giống và 11 loài. Các bộ còn lại có số loài không nhiều, chỉ có từ 1 đến 6 loài (bảng 1). Bảng 1: Số lượng(SL) và tỷ lệ các bậc taxon của khu hệ cá một số cửa sông ven biển miền Trung Stt Tên khoa học Tên Việt Nam Họ Giống Loài SL % SL % SL % 1 Dasyatiformes Bộ cá Đuối 1 1,47 1 0,86 1 0,50 2 Elopiformes Bộ cá Cháo 1 1,47 1 0,86 1 0,50 3 Clupeiformes Bộ cá Trích 2 2,94 6 5,17 12 6,00 4 Myctophiformes Bộ cá Đèn 2 2,94 2 1,72 4 2,00 5 Osteoglossiformes Bộ cá Thát Lát 1 1,47 1 0,86 1 0,50 6 Anguilliformes Bộ cá Chình 5 7,35 8 6,90 11 5,50 7 Cypriniformes Bộ cá Chép 2 2,94 14 12,07 19 9,50 8 Siluriformes Bộ cá Nheo 5 7,35 8 6,90 11 5,50 9 Atheriniformes Bộ cá Suốt 1 1,47 1 0,86 1 0,50 10 Beloniformes Bộ cá Nhoái 2 2,94 2 1,72 5 2,50 11 Gasterosteiformes Bộ cá Gai 1 1,47 1 0,86 1 0,50 12 Mugiliformes Bộ cá Đối 3 4,41 5 4,31 14 7,00 13 Synbranchiformes Bộ Lươn 2 2,94 2 1,72 2 1,00 14 Perciformes Bộ cá Vược 34 50,00 57 49,14 104 52,00 15 Scorpaeniformes Bộ cá Mù làn 1 1,47 2 1,72 2 1,00 16 Pleuronectiformes Bộ cá Bơn 2 2,94 2 1,72 5 2,50 17 Tetraodontiformes Bộ cá Nóc 3 4,41 3 2,59 6 3,00 S 68 100 116 100 200 100 Khu hệ cá ven biển miền Trung với 200 loài đã thể hiện được tính đa dạng sinh học cao về loài. Không những thế, tính đa dạng còn thể hiện ở các bậc taxon cao hơn, nếu tính bình quân thì mỗi bộ có 4,0 họ; 6,82 giống và 11,76 loài; mỗi họ có 1,71 giống, 2,94 loài và mỗi giống chỉ chứa 1,72 loài. 2. Nguồn gen quý hiếm: Trong 200 loài cá phát hiện ở các vùng cửa sông ven biển miền Trung có 5 loài được ghi vào trong Sách Đỏ Việt Nam (2000) ở các bậc đe doạ khác nhau là 3 loài bậc V (Vulnerable) - bậc sẽ nguy cấp, có thể bị đe doạ tuyệt chủng đó là Cá Mòi cờ chấm (Clupanodon punctatus), Cá Mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa) và Cá Chày đất (Spinibarbus caldwelli). Một loài bậc R (Rare) - hiếm, là loài Cá chình hoa (Anguilla marmorata). Một loài bậc T (Threatened) - bị đe doạ là loài cá Quả bông (Chana maculatus). Hiện nay các loài cá này đang bị khai thác một cách “tận thu tận diệt” bằng các loại ngư cụ khai thác huỷ diệt và chưa có cơ quan chức năng nào nghiêm cấm. Chẳng hạn, cá chình bị khai thác bằng rà điện, các loài cá mòi cờ chấm, mòi cờ hoa vẫn bị khai thác ngay ở các bãi đẻ ở vùng đầu nguồn sông. 3. Thành phần loài của các khu hệ cá ven biển miền Trung: Bảng 2: Thành phần loài của các khu hệ cá ven biển miền Trung Stt Khu hệ cá Họ Giống Loài Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 4 vùng cửa sông Hà Tĩnh 53 77,94 80 68,97 131 65,50 2 Sông Nhật Lệ - Quảng Bình 63 92,65 103 88,79 169 84,50 3 Sông Thạch Hãn - Quảng Trị 39 57,35 56 48,28 83 41,50 4 Phá Tam Giang - Cầu Hai - Thừa Thiên Huế 62 91,18 100 86,21 171 85,50 5 Đầm Ô Loan - Phú Yên 46 67,65 67 57,76 108 54,00 6 Toàn vùng miền Trung 68 100 116 100 200 100 Trong các hệ sinh thái đầm phá cửa sông ven biển miền Trung, thành phần loài cá vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có mức độ đa dạng cao hơn cả, với 171 loài (chiếm đến 85,50% tổng số loài so với toàn vùng nghiên cứu), 100 giống (chiếm 86,21% số giống), 62 họ (chiếm 91,18% tổng số họ). Trong khi đó khu hệ cá sông Nhật Lệ có số loài ít hơn khu hệ cá Tam Giang - Cầu Hai, nhưng taxon bậc giống và bậc họ lại cao hơn với 103 giống (chiếm 88,79%) và 63 họ (chiếm 92,65%). Sông Thạch Hãn có thành phần loài kém đa dạng nhất chỉ có 83 loài (có tỷ lệ 41,50%), 56 giống (chiếm 48,28%), 39 họ (chiếm 57,35%) (bảng 2). Nhìn chung thành phần loài của các khu hệ cá một số vùng cửa sông ven biển miền Trung tập trung nhiều nhất vào bộ cá Vược (Perciformes) thể hiện tính chất nước lợ điển hình của các thuỷ vực cửa sông đầm phá ven biển. 4. Các loài cá kinh tế: Cá kinh tế là những loài cho sản lượng cao và có chất lượng tốt, đem lại giá trị thương phẩm cao. Trong 200 loài cá có mặt ở các vùng ven biển miền Trung, xác định được 23 loài có giá trị kinh tế, chiếm 11,5% tổng số loài. Đa số chúng có nguồn gốc biển. Đây là những loài thích nghi với vùng ven bờ nhiệt đới, chúng thường có kích thước trung bình, tuổi họ thấp và đặc biệt có khả năng tái sản xuất chủng quần nhanh. Các loài cá kinh tế phần đông thai thác được quanh năm. Tuy nhiên, sản lượng đánh bắt cao tập trung vào các tháng mùa khô, khi các loài cá có nguồn gốc biển di nhập vào trong các cửa sông. Ngư cụ khai thác khác nhau tuỳ theo từng vùng. Ở các vùng cửa sông ngư cụ khai thác thường là câu, lưới, đáy, rớ, nò sáo,.... Một điều đáng quan tâm về tình hình khai thác hiện nay trên các thuỷ vực miền Trung là sử dụng những phương tiện khai thác mang tính chất hủy diệt như rà điện, thuốc súng, các ngư cụ như te, quệu. Tình trạng này đang xảy ra một cách phổ biến. Vì thế cần có những biện pháp mang tính giáo dục và khuyến khích kinh tế để nguời dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản. Bảng 3: Danh mục các loài cá kinh tế ở các hệ sinh thái ven biển miền Trung Stt Tên khoa học Tên Việt Nam Phân bố (*) (1) (2) (3) (4) (5) 1 Clupanodon punctatus (Schlegel) (**) Cá Mòi cờ chấm + + + + + 2 Notopterus notopterus ( Pallas) Cá Thát lát + + + 3 Anguilla marmorata Quoy & Gaimard (**) Cá chình hoa + + + 4 Cyprinus carpio Linnaeus Cá Chép + + + 5 Cyprinus centralus Nguyen et Mai Cá Dầy + 6 Clarias fuscus Lacepede Cá Trê đen + + 7 Mugil cephalus Linnaeus Cá Đối mục + + + + + 8 M. kelaarti Gunther Cá Đối lá + + + + + 9 Fluta alba (Zuiew) Con Lươn + + + 10 Epinephelus awoara (Temminck et Schlegel) Cá Mú đen + + + + + 11 Lates calcarifer (Bloch) Cá Chẽm + + + + + 12 Therapon theraps (Cuvier et Valenciennes) Cá Căng đàn + + + + + 13 T. jarbua (Forskal) Cá Ong căng + + + + + 14 Gerres limbatus (Cuvier et Valenciennes) cá Móm xiên + + + + 15 G. filamentosus (Cuvier et Valenciennes) Cá Móm gai dài + + + + + 16 Lutianus jorhni (Bloch et Schneider) Cá Hồng chấm + + + + + 17 L. russelli Bleeker Cá Hồng + + 18 Sparus latus Houttuyn Cá Tráp đen rộng + + + + 19 Argirosomus argentatus (Houttuyn) Cá Đù bạc + + + + + 20 Butis butis (Buchanan et Hamilton) Cá Bống cáu + + + + + 21 Oxyurichthys tentacularis (Cuvier et Valenciennes) Cá Bống thệ + + + + + 22 Siganus guttatus (Bloch) Cá Dìa sọc + + + + 23 Chana striatus Bloch Cá Quả + + + S 15 21 18 19 16 Ghi chú: (*) (+) Nơi phân bố (**) Loài quý hiếm (1) Hệ thống cửa sông Hà Tĩnh (2) Hệ thống sông Nhật Lệ, Quảng Bình (3) Sông Thạch Hãn, Quảng Trị (4) Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên Huế (5) Đầm Ô Loan, Phú Yên KẾT LUẬN 1. Thành phần loài khu hệ cá miền Trung thuộc hệ sinh thái cửa sông, đầm phá ven biển Hà Tĩnh (cửa Hội, cửa Sót, cửa Khẩu, cửa Nhượng), Quảng Bình (hệ thống sông Nhật Lệ), Quảng Trị (sông Thạch Hãn), Thừa Thiên Huế (đầm phá Tam Giang - Cầu Hai) và tỉnh Phú Yên (đầm Ô Loan) khá phong phú. Cho đến nay, đã xác định được 200 loài, thuộc 117 giống với 68 họ thuộc 17 bộ. Bộ cá Vược (Perciformes) có số loài chiếm ưu thế nhất (với 104 loài, chiếm 52,0%). Tiếp theo là các bộ cá Chép (Cypriniformes) có 19 loài, bộ cá Đối (Mugiliformes) có 14 loài, bộ cá Trích (Clupeiformes) 12 loài. Các bộ còn lại có số loài không nhiều. 2. Trong 200 loài cá có mặt ở các vùng ven biển miền Trung, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có số lượng loài đông nhất với 171 loài, 100 giống, 62 họ; tiếp theo là sông Nhật Lệ có 169 loài, 103 giống, 63 họ; hệ thống của sông ven biển Hà Tĩnh có 131 loài; đầm Ô Loan 108 loài và cuối cùng là sông Thạch Hãn có 83 loài. 3. Trong 200 loài cá xác định, có 5 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam ở các mức độ đe dọa khác nhau, có 3 loài bậc V, 1 loài bậc T và 1 loài bậc R. 4. Có 23 loài cá có giá trị kinh tế ở các vùng ven biển miền Trung. Đây là những loài cho sản lượng khai thác cao, tuy nhiên tình hình khai thác đang diễn ra một cách bừa bãi, chưa có quy hoạch nên sản lượng khai thác trong những năm gần đây ngày càng giảm dần. Đặc biệt năng suất giảm sút nghiêm trọng, đó là dấu hiệu cơ bản của suy thoái tài nguyên và đa dạng sinh học. Công trình này được tài trợ bởi chương trình nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, giai đoạn 2001 - 2005 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Sách Đỏ Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (2000) Nguyễn Khắc Hường, Cá biển Việt Nam, tập II, quyển 1, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh (1991) Võ Văn Phú. Thành phần loài của khu hệ cá đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sinh học, Hà Nội, tập 19, số 2 (1997) 14 - 22. Võ Văn Phú và NNC. Biến động các yếu tố môi trường và tài nguyên sinh học ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai sau trận lũ lịch sử năm 1999. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ trọng điểm, B 2000.061- 07 - TĐ (2001). Võ Văn Phú, Nguyễn Trường Khoa. Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Sinh học, tập 22, số 3b, Hà Nội (2000) Võ Văn Phú, Trương Thu Hà, Hoàng Thuý Liễu. Cấu trúc thành phần loài cá sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Sinh học, tập 25, số 1A, Hà Nội (2003) Võ Văn Phú, Hồ Thị Hồng, Nguyễn Thị Phi Loan. Đa dạng về thành phần loài cá ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Hội nghị khoa học sự sống toàn quốc lần thứ II. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, (2003) 702 - 705. Võ Văn Phú và nnk. Nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố sinh thái đến sự sinh trưởng của tôm sú, nhằm đề xuất giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi thuỷ sản ở vùng ven bờ Hà Tĩnh. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp tỉnh, Trường Đại học Khoa học Huế (2003) Võ Văn Phú, Hồ Thị Hồng. Đa dạng sinh học khu hệ cá vùng hạ lưu sông cửa Sót, tỉnh Hà Tĩnh. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Hội nghị khoa học sự sống toàn quốc lần thứ III. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (2004) Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Nhật Thi. Danh mục cá biển Việt Nam, tập II. Cá xương từ bộ cá cháo biển (Elopifomes) đến bộ cá đối (Mugilifomes). Nxb KHKT Hà Nội (1994) Nguyễn Nhật Thi. Cá biển Việt Nam, cá xương vịnh Bắc Bộ, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (1991) Mai Đình Yên. Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (1978) Mai Đình Yên và nnk. Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (1992) FAO. Catalog of Fishes, Volume 1, 2, 3. Introductory material spicies of fishes, California Academy of sciences (1998) Rass A.T. and Lindberg G.U. Fishes of the world. A key to families and a check list. Israel program for Scientific translation, Jerusalem - London (1971) THE STRUCTURE COMPOSITIONS OF SOME FISH FAUNAS IN ESTUARY OF CENTRAL VIETNAM Vo Van Phu, Nguyen Duy Chinh, Ho Thi Hong College of Sciences, Hue University SUMMARY According to the research results for 4 years in provinices in the Central Vietnam (Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, Thua Thua Thien and Phu Yen). Authors determined a fish species composition list contains 200 species of 117 genera, of 68 families, of 17 orders. Among them, the order Perciformes is the most abundant (104 species, occupied 52%). Discovered 5 of the determined fish species listed in the Vietnam Red Book (2000), and totaled up 23 economic fish species which offer full yield. The result of the theme is a scientific basic for set up a fish composition list and preserve biodiversity in river mouth in coastal zones in the Central Vietnam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccau_truc_thanh_phan_loai_khu_he_ca_mot_so_cua_song_ven_bien.doc