Về chỉ số khối cơ thể sau ghép tim (BMI): trong
số 23 bệnh nhân được ghép tim hầu hết bệnh nhân
đều tăng cân sau ghép tuy nhiên không có bệnh
nhân mắc béo phì, tỷ lệ BMI ở mức bình thường
là 87%, trong nghiên cứu báo cáo của I.Milanniak
và cs (2014)[38] 32,54% là bình thường, 46,74%
là thừa cân và 18,34% là béo phì, không quan sát
thấy sự khác biệt thống kê giữa BMI trước và sau
khi ghép và thừa cân và béo phì sau ghép tim là
phổ biến và phản ánh yếu tố nguy cơ mắc bệnh
mạch máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác cũng
như hội chứng chuyển hóa ở những người nhận
tim ghép.
Về điểm chất lượng cuộc sống: Hầu hết người
bệnh trong nhóm nghiên cứu chúng tôi tình trạng
sức khỏe chung, sức khỏe tinh thần và thể chất
đều ở mức khá và tốt sức khỏe chung trung bình
84,9 ±8,8, trong đó sức khỏe tinh thần ở mức 83±
8,7, sức khỏe thể chất 86,3 ± 9,5, CLCS trong
nghiên cứu chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của
Phạm Văn Cường (2015) [39] trên 90 bệnh nhân
suy tim mạn (30 BN van tim. 30 BN cao HA và 30
BN bệnh mạch vành) đã được điều trị tích cực với
sức khỏe chung trung bình 80,2 ±16,1, trong đó
sức khỏe khỏe tinh thần ở mức 83± 8,7, sức khỏe
thể chất 74,3 ±12,3, trong nghiên cứu của Imran
Saeed và cs (2008) sau 1 năm sức khỏe chung 57
sức khỏe tinh thần 72 và sức khỏe thể chất 65 và
trong nghiên cứu của Antonella Galeone và cs
(2014) [40] tại Pháp trên nhóm 131 bệnh nhân
sống sau ghép tim 20 năm: điểm chất lượng cuộc
sống chung là 69 ±16 (median 75), chất lượng sức
khỏe tinh thần 68±20 (median 73), và sức khỏe thể
chất 67±22 (median 72).
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 4 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng cuộc sống người bệnh sau ghép tim từ người cho đa tạng chết não tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 63/2020
Bệnh viện Trung ương Huế Chất lượng cuộc sống ười bệnh...
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI BỆNH
SAU GHÉP TIM TỪ NGƯỜI CHO ĐA TẠNG CHẾT NÃO
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Nguyễn Xuân Vinh1, Phùng Duy Hồng Sơn1, Nguyễn Hữu Ước1
DOI: 10.38103/jcmhch.2020.63.5
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân sau ghép tim từ người cho đa tạng chết não tại
Bệnh viện hữu nghị Việt Đức.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu, có phân tích trên 23 bệnh
nhân đã ghép tim từ người cho đa tạng chết não tại Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện HN Việt
Đức từ 6/2012 đến 04/2020, sử dụng bộ câu hỏi SF-36.
Kết quả: Điểm trung bình của 4 lĩnh vực sức khỏe thể chất bao gồm hoạt động chức năng, giới hạn
chức năng, cảm nhận đau đớn và sức khỏe tổng quát lần lượt là:87.4;86.6;92.1và 80.8. Điểm trung bình
của 4 lĩnh vực sức khỏe tinh thần bao gồm cảm nhận sức sống, hoạt động xã hội, giới hạn tâm lý và tinh
thần tổng quát lần lượt là:86.6;79.2;83.5 và 86.6. Các yếu tố có liên quan với CLCS của bệnh nhân sau
ghép tim trong phân tích đa biến là tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, bệnh lý :đái tháo đường, gút, suy
thận và sơ gan trước ghép.
Kết luận: Điểm số CLCS của bệnh nhân sau ghép tim đều cao ở tất cả lĩnh vực sức khỏe. Do đó, ghép
tim là một chỉ định cải thiện rõ ở người bệnh sau ghép.
Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, ghép tim, SF-36
ABSTRACT
HEALTH-RELATED QUALITY OF LIFE OF PATIENTS
AFTER TRANPLANTATION FROM BRAIN DEAD DONOR
AT VIET DUC UNIVERSITY HOSPITAL
Nguyen Xuan Vinh1, Phung Duy Hong Son1, Nguyen Huu Uoc1
Background: Health-related quality of life (HRQOL) is an important measure of outcome that is known
to improve after cardiac transplantation and this study presents descriptive analyses of HRQOL in patients
after cardiac transplantation at the Viet Duc University Hospital.
Patients and Methods: Descriptive retrospective and prospective study was conducted with consecutive
patients after cardiac transplantation patients (n = 23; response rate 100% [n = 23]) from June 2012 to April
2020 at the Cardiovascular and Thoracic Centre, Viet Duc University Hospital by using SF-36 questionaire.
Results: The mean scores of 4 physical health domains including physical functioning, role physical,
1. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - Ngày nhận bài (Received): 10/5/2020; Ngày phản biện (Revised): 30/5/2020;
- Ngày đăng bài (Accepted): 01/7/2020
- Người phản hồi (Corresponding author): Nguyễn Xuân Vinh
- Email: vinhvd12@gmail.com; SĐT: 0942449990
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 63/2020 31
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ghép tim là một quy trình phẫu thuật ghép được
thực hiện thay thế tim suy hoạt động không hiệu quả
của người bệnh bằng quả tim khác từ người hiến
phù hợp (người chết não), là phương pháp điều trị
triệt để cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối khi
mà các phương pháp điều trị khác thất bại[1]. Lịch
sử phát triển của phẫu thuật ghép tim trên người
có một khoảng thời gian dài tới 62 năm kể từ khi
Alexis Carrel và Charles Guthrie tại Đại học tổng
hợp Chicago (Hoa Kỳ) tiến hành ca ghép tim thực
nghiệm đầu tiên năm 1902 [2] , tới khi Christiaan
Barnard ở Cape Town (Nam Phi) thực hiện ca ghép
tim đầu tiên trên người ngày 3/12/1967 [3][4]. Theo
báo cáo tổ chức ghép tim phổi quốc tế đến tháng
06/2017. Hiện nay ghép tim đã được thực hiện
tại 477 trung tâm phẫu thuật tim trên thế giới. Số
lượng người bệnh được ghép tim là 141,268 ca. Từ
01/6/2016 đến 30/7/2017 đã có 5,149 người bệnh
được ghép tim [5].
Việt Nam đã triển khai thành công ghép tim từ
người cho chết não đơn tạng ngày 17/6/2010 tại
Bệnh viện 103 và ghép tim từ người cho đa tạng
chết não tại Bệnh viện Việt Đức 14/4/2011 và tại
Bệnh viện Việt Đức hoạt động ghép tim đã thành
thường quy trung bình mỗi năm ghép 3-5 ca [6].
- Theo báo cáo của tổ chức Ghép tim phổi quốc
tế :Năm 2018, tỉ lệ sống thêm 4 năm sau mổ đạt
75% ở người lớn và sau 10 năm đạt 50%, sau 18
năm đạt 25% [5]. Như vậy tỉ lệ sống sau ghép tim
đã được cải thiện, vì thế sự quan tâm hiện nay hầu
hết tại các quốc gia có ghép tim hướng đến thành công
của ghép không chỉ là phẫu thuật mà còn là CLCS sau
ghép [7] và CLCS sau ghép tạng trở thành một tiêu
chí đánh giá thành công của phẫu thuật đối với người
bệnh được ghép tạng còn sống dài sau ghép [8].
Kết quả dựa trên CLCS bệnh nhân ngày càng
được nhấn mạnh khi đánh giá hiệu quả điều trị tổng
thể. Các kết quả như vậy bao gồm các biện pháp
nâng cao CLCS liên quan đến sức khỏe, là nguồn
thông tin có giá trị trong việc xác định liệu bệnh
nhân có được điều trị tốt hơn bằng cách điều trị
y tế hay không [9] [10] [11]:CLCS được xem
là công cụ sử dụng phổ biến nhất trong y học
nhằm: 1) lập kế hoạch chăm sóc lâm sàng cho
bệnh nhân; 2) như một thước đo kết quả trong
các thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu dịch vụ
y tế; 3) đảm bảo đánh giá nhu cầu sức khỏe của
cộng đồng; và 4) hỗ trợ phân bổ nguồn lực hiệu
quả. Phần lớn đánh giá CLCS được áp dụng giải
quyết các vấn đề y tế mãn tính và nghiêm trọng.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, được sự
đồng ý của Hội đồng đạo đức Bệnh viện Việt Đức
chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá
chất lượng cuộc sống người bệnh sau ghép tim
từ người cho đa tạng chết não tại Bệnh viện Việt
Đức bằng công cụ SF-36”.
Đề tài thực hiện với các mục tiêu chính sau đây:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng người bệnh
nhận tim trước ghép tim từ người cho đa tạng
chết não.
2. Đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh
sau ghép tim tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức bằng
công cụ SF-36
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Tất cả những người bệnh ghép tim tại Bệnh
viện Việt Đức ra viện được 6 tháng trở lên (vì thời
gian đủ đã trôi qua để bệnh nhân được phục hồi sau
phẫu thuật)
bodily pain and general health were 87.4;86.6;92.1 and 80.8, respectively. The mean scores of 4 mental
health domains including vitality, social functioning, role emotional and mental health were 86.6;79.2;83.5
and 86.6, respectively In multivariate analysis, factors associated with HRQOL after cardiac transplantation
were age, occupation, education level, diabetes mellitus, gout, kidney failure, cirrhosis disease.
Conclusions: The total points of HRQOL were hight in all domains after the heart tranplantation
significally impruve HRQOL recipients.
Key words: Health-related quality of life, cardiac transplant, SF-36
32 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 63/2020
Bệnh viện Trung ương Huế Chất lượng cuộc sống ười bệnh...
- Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu
- Hồ sơ bệnh án đầy đủ
Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu
- Người bệnh đã chết ở thời điểm nghiên cứu,
thất lạc hồ sơ, hồ sơ không đầy đủ.
- Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian thu thập số liệu từ 01/8/2019 đến
30/4/2020.
Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu
- Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu
- Cỡ mẫu thuận tiện
Phương pháp thu thập số liệu và phân tích
số liệu
Số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng
vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu trước và sau
ghép về các thông tin chung, thông tin về bệnh, chất
lượng cuộc sống theo bộ câu hỏi SF36. Bộ câu hỏi
SF-36 (phiên bản 1.0) gồm 8 yếu tố về sức khỏe:
hoạt động thể lực; các hạn chế do sức khỏe thể lực;
các hạn chế do dễ xúc động; sinh lực; sức khỏe tinh
thần; hoạt động xã hội; cảm giác đau; sức khỏe
chung. Một số thông tin về tiền sử cũng như các
thông tin về bệnh khác của đối tượng nghiên cứu
được lấy từ bệnh án.
Số liệu định lượng sau khi thu thập được xử
lý, nhập vào máy tính với phần mềm Epi Data
3.1 và được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 for
Window cho các thông tin mô tả và phân tích
thống kê.
Điểm CLCS được đánh giá :Từ 0 - 25: Chất
lượng cuộc sống kém. Từ 26 - 50: Chất lượng cuộc
sống trung bình kém. Từ 51 - 75: Chất lượng cuộc
sống trung bình khá. Từ 76 - 100: Chất lượng cuộc
sống khá, tốt.
Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
Đề tài được triển khai sau khi được Hội đồng khoa
học bệnh viện thông qua
Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục
đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành
và chỉ thực hành khi có sự chấp nhận hợp tác của
đối tượng tham gia nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Có 23 người bệnh sau ghép tim đủ điều kiện và
đồng ý tham gia nghiên cứu
3.1. Đặc điểm người bệnh trước ghép tim
3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1.1: Phân bố bệnh nhân trước ghép theo tuổi
Nhóm tuổi (năm) (N=23) %
≤18 3 13,0
18-34 2 8,7
35-49 10 43,5
50-64 8 34,8
Như vậy tuổi của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu
thấp nhất 10, cao nhất 64 và trung bình 41.7±15.2.
Bảng 1.2: Phân bố bệnh nhân
trước ghép theo giới tính
Giới tính (N=23) %
Nam 18 78.3
Nữ 5 21.7
Trong nghiên cứu nam giới nhiều hơn chiếm
78,3% và nữ giới chiếm 21,7%.
Bảng 1.3: Phân bố bệnh nhân
trước ghép theo nơi sinh sống
Nơi sinh sống (N=23) %
Nông thôn 11 47,8
Thành thị 12 52,2
Trong nghiên cứu bệnh nhân ở nông thông và
thành thị tương đưỡng nhau lần lượt là 47,8% và
52,2%.
Bảng 1.4: Các đặc điểm cá nhân nhập viện
trước ghép về lối sống
Tình trạng Trạng thái (N=23) %
Hút thuốc lá
Có 9 39,1
Không 14 60,9
Uống rượu
Có 6 26,1
Không 17 73,9
Chỉ số BMI
Thừa cân 0 0,0
Bình thường 18 78,3
Thiếu cân 5 21,7
Có 39,1% bệnh nhân có hút thuốc lá trước ghép,
26,1% bệnh nhân có uống rượu trước ghép và 21,7%
bệnh nhân thiếu cân trước ghép.
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 63/2020 33
Bảng 1.5: Phân bố bệnh nhân trước ghép
theo Nhóm máu
Nhóm máu (N=23) %
O 10 43,5
A 5 21,7
B 7 30,4
AB 1 4,3
Trong báo cáo tổ chức điều phối ghép tạng Mỹ
10 năm (2000-2100) với 28.283 bệnh nhân chờ
ghép tim thì nhóm máu O 44%, nhóm A 39%, nhóm
B 13% và nhóm AB 4%, và Theo Hiệp hội ghép tim
phổi thế giới 2017: tỷ lệ BN được ghép có Nhóm
máu 0 39,7%, nhóm máu A 40,6% nhóm máu B
13,7% và nhóm AB 6,0%.
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng trước ghép tim
Bảng 1.6: Phân bố tình trạng ưu tiên
trước ghép tim phân mức ưu tiên UNOS
Mức ưu tiên trước ghép
UNOS (N=23) %
Loại Ia 9 39,3
Loại Ib 11 47,8
Loại II 03 13,0
Có 39,3% nhóm 1 a bệnh nhân ở tình trạng nặng
nguy kịch trước ghép, phải nằm viện điều trị thuốc
trợ tim liều cao liên tục hoặc phải hỗ trợ thở, thở
máy và 47,8% nhóm 1b bệnh nhân mức độ nặng
vừa phải dùng thuốc trợ tim liều thấp phải nhập viện
hoặc điều trị tại nhà.
Bảng 1.7: Phân bố trước ghép tim theo NYHA
Độ suy tim theo
NYHA (N=23) %
NYHA III 6 26,1
NYHA III-IV 4 17,4
NYHA IV 13 56,5
Đa số bệnh nhân NYHA IV (56,5%) và chỉ
26,1% theo NYHA III
Tình trạng kinh tế, chi phí điều trị
Bảng 1.8: Phân bố về BHYT
Bảo hiểm y tế (N=23) %
Có 23 100
Không 0 0
100% bệnh nhân ghép tim có BHYT
Bảng 1.9: Phân bố người chi trả kinh phí
cho ghép tim
Người chi trả (N=23) %
Bản thân và gia đình 18 78,3
Người thân/họ hàng 01 2,3
Tài trợ XH + gia đình 04 17,4
Hầu hết bệnh nhân được hỗ trợ kinh phí, trong
đó gia đình 78,3%, và có 17,4% bệnh nhân được hỗ
trợ kinh phí ghép từ xã hội.
Bảng 1.10: Phân bố mức kinh tế gia đình
Mức kinh tế gia đình (N=23) %
Khá 9 39,1
Trung bình 12 52,2
Thấp 02 8,7
3.2. Đặc điểm chất lượng cuộc sống người
bệnh sau ghép
* 100% người bệnh trả lời họ được sự hỗ trợ tốt
từ nhân viên y tế gia đình và xã hội sau ghép
Bảng 2.1: Thời gian sống sau ghép cứu
tính đến thời điểm nghiên cứu
Thời gian sống (N=23) %
6 -12 tháng 5 21,7
13-36 tháng 9 39,1
37-60 tháng 5 21,7
≥ 60 tháng 4 17,4
34 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 63/2020
Bệnh viện Trung ương Huế Chất lượng cuộc sống ười bệnh...
Bảng 2.2: Nghề nghiệp bệnh nhân quay lại làm việc sau xuất việ n
Nghề nghiệp (N=23) %
Cán bộ, viên chức 6 26,1
Không tham gia LĐ 3 13,0
Kinh doanh 6 26,1
Hưu trí 1 4,3
Làm ruộng, nông dân. 4 17,5
Học sinh 3 13,0
Bảng 2.3: Thời gian người bệnh ghép tim trở lại lao động làm việc
Phần lớn người bệnh 87% người bệnh quay trở lại công việc làm việc mà trước khi mắc bệnh họ đã làm,
100% cán bộ, viên chức làm công việc văn phòng đều đi làm việc lại bình thường sau 3 tuần xuất viện,
người bệnh tham gia công việc kinh doanh và học sinh, làm nông nghiệp công việc mức độ nhẹ cũng quay
lại công việc trong vòng 2 tháng sau ra viện. có 03 bệnh nhân không tham gia lao động do bệnh nhân và gia
đình của họ không mong muốn tiếp tục đi làm.
Bảng 2.4: Tình trạng lối sống sau ghép
Chỉ số đánh giá Tình trạng (N=23) %
Hút thuốc lá
Có 0 0
Không 23 100
Uống rượu
Có 0 0
Không 23 100
Chỉ số khối cơ
thể BMI
Thừa cân 0 0
Bình thường 20 87,0
Thiếu cân 3 13,0
Lối sống của người bệnh có sự thay đổi nhiều, những bệnh nhân có hút thuốc và uống rượu bia trước
ghép đã bỏ và tình trạng khối cơ thể được kiểm soát: không béo phì và tình trạng cân nặng đều cải thiện
sau ghép
Điểm CLCS đo lường bằng bộ công cụ SF-36
3.2.1 Tình trạng CLCS sau ghép tim
Bảng 3.1: Điểm CLCS của người bệnh sau Ghép tim theo các khía cạnh
Khía cạnh sức khỏe n TB Min Max SD
Hoạt động về thể chất 23 86,0 65 100 9,8
Sự giới hạn do vai trò sức khỏe thể chất 23 84,5 35 100 19,2
Sự đau đớn 23 92,1 55,0 100 12,0
Sự giới hạn do vai trò sức khỏe tinh thần 23 85,1 33,3 100 3,4
Năng lượng sống và sự mệt mỏi 23 85,9 65,0 100 2,2
Trạng thái tâm lý 23 84,0 56,0 95 2,2
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 63/2020 35
Chức năng xã hội 23 79.1 50.0 100 2.8
Hoạt động sức khỏe chung 23 82.3 50.0 95 10.0
Hầu hết điểm trung bình của các khía cạnh chất lượng cuộc sống đều ở mức khá, tốt
3.2.2. Tình trạng CLCS chung sau ghép tim
Bảng 3.2: Điểm CLCS của người bệnh sau Ghép tim chung
Khía cạnh sức khỏe n TB Min Max SD
Chất lượng sống tinh thần 23 83.5 65.5 98.0 8.7
Chất lượng sống thể chất 23 86.3 57.5 97.5 9.5
Chất lượng sống chung 23 84.9 61.5 97.8 8.8
Hầu hết điểm trung bình của các khía cạnh chất lượng cuộc sống về tinh thần lẫn thể chất đều ở mức
khá, tốt
IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm người bệnh ghép tim từ người
cho đa tạng chết não
Mặc dù có những tiến bộ trong điều trị dẫn đến
kéo dài thời gian sống, suy tim mạn tính vẫn là
nguyên nhân chính gây tử vong ở những người mắc
bệnh tim mạch [12]. Suy tim có liên quan đến gánh
nặng các triệu chứng tồi tệ, nhập viện thường xuyên
và tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ mắc suy tim mạn tăng
theo tuổi, và tiên lượng tương tự như tỷ lệ tử vong
trong các bệnh lý ung thư ác tính nhất định [13].
Suy tim có triệu chứng ảnh hưởng tiêu cực đến
CLCS của các đối tượng do hạn chế các lĩnh vực
hoạt động và xã hội khác nhau. Những người bị suy
tim thường gặp phải tình trạng đau khổ về thể chất,
chức năng và cảm xúc ở mức độ cao và chất lượng
cuộc sống liên quan đến sức khỏe của họ không thể
được bình thường ngay cả khi được điều trị tối ưu
[15-16]. CLCS của bệnh nhân bị suy tim và bạn tình
của họ rất kém so với: (i) những người đồng lứa tuổi
của họ trong dân số nói chung; (ii) bệnh nhân mắc
các bệnh mãn tính khác. Hơn nữa, trầm cảm là yếu
tố quyết định mạnh mẽ đến CLCS của bệnh nhân
suy tim mạn [17]. Nó đã được chứng minh rằng các
bệnh nhân nam phàn nàn về sự mệt mỏi đáng kể,
thiếu năng lượng và thái độ cam chịu[18] . Ngược
lại, phụ nữ được đặc trưng bởi sự nhận thức tăng
lên về tất cả các triệu chứng tiêu cực của suy tim
mạn: họ mất niềm tin vào bản thân, lo lắng và cảm
thấy lo lắng tăng cao [19]. Những thái độ này làm
tăng thêm sự phụ thuộc vào môi trường xung quanh
và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống gia đình [20]
. Trạng thái tâm lý của các đối tượng, không phụ
thuộc vào các triệu chứng của suy tim mạn, mà gây
nhập viện thường xuyên hơn và kéo dài.
Các triệu chứng chính của suy tim mạn hạn chế
hoạt động hàng ngày và dẫn đến giảm CLCS bao
gồm khó thở, mệt mỏi, yếu, hạn chế tập thể dục,
buồn ngủ và phù ngoại biên. CLCS của bệnh nhân
suy tim kém hơn đáng kể so với người khỏe mạnh
hoặc thậm chí những người mắc các bệnh mãn tính
khác (ví dụ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rung
tâm nhĩ, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim mãn tính
hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) [15-24]. Bệnh
nhân suy tim mạn bị hạn chế tập thể dục, kiềm chế
lối sống năng động. Tuy nhiên, từ lâu đã nhận thấy
rằng việc đánh giá các kết quả lâm sàng truyền thống
(ví dụ, mức độ hoạt động được bác sĩ đánh giá, phân
suất tống máu thất trái, nồng độ NT-proBNP trong
máu) tương quan kém (nếu có) với mức độ hoạt
động hàng ngày và sức khỏe chung của bệnh nhân
suy tim [17], trong các giai đoạn tiến triển lâm sàng
tương tự, chức năng và phản ứng khác nhau trong
các tình huống cuộc sống hàng ngày khác nhau.
CLCS có thể (và thường là) bị giảm ở bệnh nhân
suy tim với phân suất tống máu thất trái được bảo
tồn và giảm [25].
36 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 63/2020
Bệnh viện Trung ương Huế Chất lượng cuộc sống ười bệnh...
Trong 23 bệnh nhân được ghép tim trong nghiên
cứu này có nhiều đặt điểm giống với nhiều nghiên
cứu khác trên đối tượng chờ ghép tim và đã được
ghép tim trên thế giới trong nghiên cứu M. Colvin-
Adams và cs trong 10 năm từ 2003 đến 2013 bệnh
nhân chờ ghép [26].
Tuổi: tuổi trung bình của bệnh nhân ghép trong
nghiên cứu này là 41,7±15,2, thấp nhất là 10 tuổi
cao nhất là 64 tuổi ( trong đó có 03 bệnh nhân dưới
18 tuổi) có tuổi trẻ hơn trong nghiên cứu của Heng-
Hsin Tung (2009) tại Đài Loan 56±12,96, trên 60
tuổi là 39,2%[27], của P.H. Tseng (2010) là 47,68
[28] của Connie White-Williams và cs (2013) tại
Anh là 53,8 [29] của Laura (2011) tại Ý là 62± 9,1
[30] và báo cáo Taylor và CS (2006) chung của Hội
ghép tim phổi thế giới 51,7± 9,2, về nhóm tuổi trong
nghiên cứu chúng tôi ≤18 (3,0%), 18-34 (8,7%), 35-
49 (43,5%). 50-64 (34,8%) tỷ lệ gần giống với báo
cáo của Hội ghép tim phổi thế giới tính đến ngày 30
tháng 6 năm 2017 lần lược là ≤18 (11,9%), 18-34
(10,1%), 35-49 (26%). 50-64 (46,7%) [31].
Giới tính: trong nghiên cứu chúng tôi nam
chiếm 78,3% tương đương hầu hết các báo cáo trên
thế giới: Nghiên cứu của L. Sirri và cs (2011) tại
Ý 79% [30], của Heng-Hsin Tung (2011) tại Đài
Loan là 75,2%, của Connie White-Williams và cs
(2013) tại Anh với 555 bệnh nhân được ghép tim là
78%, và của Hội ghép tim phổi thế giới năm 2017
là 72% [31].
Nơi sinh sống: có 47,8% bệnh nhân sống ở
Nông thôn và 52,2% bệnh nhân sống ở thành thị.
Trình độ học vấn: trong nghiên cứu chúng tôi
có 43.6% là cao đẳng, đại học trở lên và 47,8% là
trung học phổ thông, và 8,6% là tiểu học và trung
học cơ sở, trong nghiên cứu của Heng-Hsin Tung
(2011) tại Đài Loan thì tỷ lệ này lần lượt là 25,5%,
35,3% và 39,2%, với trình độ học vấn nghiên cứu
chúng tôi cao hơn đây là điều kiện thuận lợi cho
giáo dục sức khỏe và tuân thủ điều trị.
Tình trạng tài chính: trong nghiên cứu chúng
tôi hoàn cảnh kinh tế khá 39,1%, trung bình 52,2%
và thấp 8,7%, và đều có BHYT, trong nghiên cứu
của Heng-Hsin Tung (2011) tại Đài Loan thì tỷ lệ
này lần lượt là 14,4%, 77,1% và 17,1%, với điều
kiện kinh tế và có BHYT cũng là một vấn đề thuận
lợi cho chăm sóc chất lượng cuộc sống sau ghép.
Tình trạng hôn nhân: Trong nghiên cứu chúng
tôi có 82,6% bệnh nhân đã có gia đình và 100% là
sống cùng gia đình, so với các nghiên cứu Fulvio
Bergamo Trevizan và cs (2017) tại Brazil là 70%
[32], của Heng-Hsin Tung và cs tại Đài Loan là
84,3%, tuy nhiên thì bệnh nhân trên các nghiên cứu
khác trên thế giới sự hỗ trợ về tài chính từ gia đình,
người thân khác trong nghiên cứu chúng tôi như
báo cáo của Heng-Hsin Tung và cs tại Đài Loan có
60,1% bệnh nhân phải tự lo vấn đề tài chính cho bản
thân có 7,8% bệnh nhân sống độc thân sau ghép tim,
trong khi đó trong nghiên cứu chúng tôi có 4 bệnh
nhân (17,4%) được phẫu thuật ghép tim được hỗ trợ
tích cực từ tiền tài trợ của cộng đồng và 100% bệnh
nhân được sự hỗ trợ tài chính từ gia đình trước và
sau ghép tim.
Bệnh tim trước ghép: trong nghiên cứu chúng
tôi có 98,3% bệnh nhân mắc bệnh cơ tim giãn và
8,7% bệnh nhân suy tim thiếu máu, gần tương đồng
với nghiên cứu Heng-Hsin Tung và cs tại Đài Loan
có lần lược là 84,3% bệnh cơ tim giãn và 14,4%
bệnh nhân suy tim thiếu máu, tuy nhiên khác số với
Kovacevic-Preradovic (2009) tại Canada với 253
bệnh nhân ghép tim có 42% bệnh cơ tim giãn và 39%
bệnh suy tim thiếu máu [33], Antonella Galeone và
cs (2014) tại Pháp trên nhóm 131 bệnh nhân sống
trên 20 năm sau ghép tim có 57% bệnh nhân chẩn
đoán giãn cơ tim trước ghép và 24% bệnh suy tim
thiếu máu. Theo báo cáo của Hiệp hội ghép tim
phổi thế giới năm 2009 thì tỷ lệ bệnh cơ tim không
thiếu máu 53% và suy tim thiếu máu là 38% [34].
Mức độ nặng - theo mức độ nhóm ưu tiên
ghép của UNOS: Trong nghiên cứu chúng tôi nhóm
1 có 87,1% trong đó 39,3% nhóm 1 a bệnh nhân ở
tình trạng nặng nguy kịch trước ghép, phải nằm viện
điều trị thuốc trợ tim liều cao liên tục hoặc phải hỗ trợ
thở, thở máy và 47,8% nhóm 1b bệnh nhân mức độ
nặng vừa phải dùng thuốc trợ tim liều thấp phải nhập
viện hoặc điều trị tại nhà, trong báo cáo của Steven
A. Farmer (2013) tại Mỹ với 555 bệnh nhân ghép tim
thì có 52,7% thuộc UNOS 1 61,2%, nhóm 2 38,2%,
nghiên cứu của K.L.Grady (1998) UNOS 1 46% và
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 63/2020 37
UNOS 2 54% , bệnh nhân trong nghiên cứu chúng
tôi nặng hơn lý giải cho điều khác biệt này là vấn
đề ghép tim ở Việt Nam chưa được nhận thức rõ,
nhiều người bệnh điều trị bảo tồn trong khi đó tại
Mỹ chỉ định ghép tim được nhiều người dân đăng
ký và mức độ nhẹ hơn.
Mức độ nặng - suy tim theo suy tim theo
NYHA có 56,5% người bệnh suy tim NYHA IV và
17% NYHA III-IV, triệu chứng cơ năng xảy ra ngay
lúc nghỉ ngơi, chỉ một vận động thể lực nhẹ cũng
gây triệu chứng cơ năng tăng, 26,1% suy tim NYHA
III: hạn chế nhiều vận động thể lực, mặc dù bệnh
nhân khỏe khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động
nhẹ đã có triệu chứng cơ năng, trong khi nghiên
cứu của K.L.Grady (1998) với 219 bệnh nhân được
ghép tim trong đó suy tim NYHA 4 chiếm 44%, và
52% NYHA III.
4.2. Chất lượng cuộc sống người bệnh sau ghép
100% người bệnh trong nhóm nghiên cứu chúng
tôi cho rằng họ được người nhà và nhân viên y tế hỗ
trợ tốt về cả tinh thần và thể chất sau ghép
Chúng tôi chọn những bệnh nhân sau 6 tháng
ghép tim vào nghiên cứu chất lượng cuộc sống, vì
Theo nhiều nghiên cứu chất lượng cuộc sống sau
ghép tim, thì người bệnh sau ghép 6 tháng có thể đã
được ổn định về tình trạng phẫu thuật và có thể tái
hòa nhập cộng đồng, trong nghiên cứu 4 bệnh nhân
sống trên 5 năm, 9 bệnh nhân sống trên 3 năm từ
ngày ghép tim, trong nghiên cứu của K.L.Grady và
cs (1998)[35] với 219 bệnh nhân sau 6 tháng ghép
tim thì Chất lượng cuộc sống 6 tháng sau khi được
ghép tim thay đổi theo mức độ rõ rệt của bệnh trước
khi ghép. Những khác biệt về chất lượng cuộc sống
là trong các lĩnh vực sau: chức năng thể chất và
nghề nghiệp, trạng thái tâm lý và tương tác xã hội.
Trong nghiên cứu chúng tôi có hầu hết (87%)
bệnh nhân quay lại làm việc công việc mà trước khi
tình trạng mắc bệnh trở nên nghiêm trọng họ đã phải
nghỉ việc bao gồm: 26,1% làm kinh doanh, 26,1 làm
cán bộ công nhân viên chức văn phòng, 17,5% làm
nông nghiệp và 13,0% tiếp tục đi học, và thời gian
quay lại công việc lần lược là sau 3 tuần 35%, sau 2
tháng 55% và sau 3 tháng 10%, có 13% không tiếp
tục làm việc mặc dù tình trạng sức khỏe ổn định do
bản thân và gia đình của họ không muốn đi làm,
trong nghiên cứu của J.F. Delgado và CS (2015)
[36] tại Tây Ban Nha chỉ có 13,5% quay lại công
việc sau 6 tháng và tăng lên 14,5% sau 60 tháng
được ghép tim. Một nghiên cứu khác tại Đài Loan
Tseng và cs 2010 [28] thì Năm mươi đối tượng
(86% nam và 14% nữ) có độ tuổi 20-70 năm tuổi
(trung bình, 47,68 tuổi ). Thời gian sau ghép tim
từ 1 đến 4 năm, trong vòng 6 tháng, 10% nhân viên
hành chính hoặc nhà hàng và cảnh sát đã tiếp tục
công việc. Sau 6 đến 12 tháng, 8% nhân viên hành
chính, kiểm soát chất lượng và nhân viên thiết kế
và lập kế hoạch đã tiếp tục công việc. Sau 12 tháng,
14% các giáo viên, nhân viên bảo hiểm, quản lý, kỹ
sư tin học và thợ sắt đã tiếp tục công việc .
Thay đổi lối sống người bệnh sau ghép: trước
ghép tim có tỷ lệ 39,1% bệnh nhân có hút thuốc và
26,1% có uống rượu tuy nhiên sau ghép đã thay đổi
không có bệnh nhân tiếp tục hút thuốc lá và uống
rượu, đây là kết quả tác động tích cực của nhân
viên y tế và người nhà người bệnh, trong một báo
cáo tổng quan hệ thống của Patrick Hofmann và
cs (2018) [37] dựa trên 15 nghiên cứu từ 1998 đến
2015 trên đối với bệnh nhân sau ghép tim hoặc phổi
có khoảng 12-33% người bên tái hút thuốc lá sau
ghép tim và là nguyên nhân gây tử vong lâu dài và
các rối loạn sau ghép, tăng biến chứng ung thư.
Về chỉ số khối cơ thể sau ghép tim (BMI): trong
số 23 bệnh nhân được ghép tim hầu hết bệnh nhân
đều tăng cân sau ghép tuy nhiên không có bệnh
nhân mắc béo phì, tỷ lệ BMI ở mức bình thường
là 87%, trong nghiên cứu báo cáo của I.Milanniak
và cs (2014)[38] 32,54% là bình thường, 46,74%
là thừa cân và 18,34% là béo phì, không quan sát
thấy sự khác biệt thống kê giữa BMI trước và sau
khi ghép và thừa cân và béo phì sau ghép tim là
phổ biến và phản ánh yếu tố nguy cơ mắc bệnh
mạch máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác cũng
như hội chứng chuyển hóa ở những người nhận
tim ghép.
Về điểm chất lượng cuộc sống: Hầu hết người
bệnh trong nhóm nghiên cứu chúng tôi tình trạng
sức khỏe chung, sức khỏe tinh thần và thể chất
đều ở mức khá và tốt sức khỏe chung trung bình
38 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 63/2020
Bệnh viện Trung ương Huế Chất lượng cuộc sống ười bệnh...
84,9 ±8,8, trong đó sức khỏe tinh thần ở mức 83±
8,7, sức khỏe thể chất 86,3 ± 9,5, CLCS trong
nghiên cứu chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của
Phạm Văn Cường (2015) [39] trên 90 bệnh nhân
suy tim mạn (30 BN van tim. 30 BN cao HA và 30
BN bệnh mạch vành) đã được điều trị tích cực với
sức khỏe chung trung bình 80,2 ±16,1, trong đó
sức khỏe khỏe tinh thần ở mức 83± 8,7, sức khỏe
thể chất 74,3 ±12,3, trong nghiên cứu của Imran
Saeed và cs (2008) sau 1 năm sức khỏe chung 57
sức khỏe tinh thần 72 và sức khỏe thể chất 65 và
trong nghiên cứu của Antonella Galeone và cs
(2014) [40] tại Pháp trên nhóm 131 bệnh nhân
sống sau ghép tim 20 năm: điểm chất lượng cuộc
sống chung là 69 ±16 (median 75), chất lượng sức
khỏe tinh thần 68±20 (median 73), và sức khỏe thể
chất 67±22 (median 72).
V. KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu trên 23 bệnh nhân sau ghép
tim của chúng tôi (6 tháng đến 9 năm) có các đặt
điểm dịch tể học tương tự như các nghiên cứu
khác, tình trạng người bệnh trước ghép nặng,
được hỗ trợ tốt từ gia đình và nhân viên y tế
trước và sau ghép và điểm chất lượng cuộc sống
là khá tốt
Ghép tim là một chỉ định tốt cho người bệnh
suy tim giai đoạn cuối cải thiện được tốt chất lượng
cuộc sống người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C. W. Yancy, M. Jessup, B. Bozkurt và cộng
sự (2013). 2013 ACCF/AHA guideline for the
management of heart failure: a report of the
American College of Cardiology Foundation/
American Heart Association Task Force on
Practice Guidelines. J Am Coll Cardiol, 62
(16), e147-239.
2. A. S. S. Lois U. Nwakanma, John V. Conte,
William A. Baumgartner (2008). Cardiac
Surgery in the Adult., McGraw-Hill, New York.
3. A. J. M. a. W. D. P. Abhinav Humar ((2006)).
Atlas of organ transplantation, Verlag London
Limited 2006., Copyright Springer
4. A. S. F. M. Harwin (1995 ). Manual of Cardiac
surgery. Second edition., Copyright 1995 by
Spinger - Verlag New York, Inc.
5. K. K. Khush, W. S. Cherikh, D. C. Chambers
và cộng sự (2018). The International Thoracic
Organ Transplant Registry of the International
Society for Heart and Lung Transplantation:
Thirty-fifth Adult Heart Transplantation
Report-2018; Focus Theme: Multiorgan
Transplantation. J Heart Lung Transplant, 37
(10), 1155-1168.
6. N. H. Ước (2018). Ghép tim Hiện tại và tương
lai ở Việt Nam. Tim mạch học,
7. S. Beilby, R. Moss-Morris và L. Painter (2003).
Quality of life before and after heart, lung and
liver transplantation. The New Zealand Medical
Journal (Online), 116 (1171), U381.
8. E. L. Christie JD, Aurora P, et al. (2009). The
Registry of the International Society for Heart
and Lung Transplantation: Twenty-sixth Official
adult lung and heart–lung report 2009. J Heart
Lung Transplant, 28: 1031.heart transplantation.
J Cardiovasc Nurs, 28 (5), 407-416.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
chat_luong_cuoc_song_nguoi_benh_sau_ghep_tim_tu_nguoi_cho_da.pdf