+ Đối với NHNN & PTNT Việt Nam là trung tâm điều hành của NHNN Láng hạ và các Ngân hàng cùng hệ thống trên cơ sở trợ giúp, tư vấn, điều chuyển vốn giữa các chi nhánh trong và ngoài Hà Nội. Để giúp chi nhánh hoạt động tốt hơn NHNN&PTNT cần:
- Bổ sung thêm người và phân tách các phòng ban một cáhc rõ rệt, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban và từng người, giúp cán bộ có một cách giải quyết công việc nhanh chóng hơn, có hiệu quả hơn.
- Cần nghiên cứu và thành lập phòng kỹ thuật công nghệ và kinh tế, bởi thực trạng hiện nay nhiều lĩnh vực ngành nghề mà cán bộ tín dụng khi cho vay không biết gì về mặt kỹ thuật công nghệ của chúng. Do đó khi có phòng này họ có thể tham khảo và nhờ các chuyên gia giúp đỡ để kiểm tra tính đúng đắn mà các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các dây truyền máy móc thiết bị, công đoạn và quy trình sản xuất.
+ Đối với Ngân hàngnhà nước nên hỗ trợ cho các NHTM việc tổ chức triển khai thì cá điểm ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc đổi mới công nghệ Ngân hàng. Nếu một Ngân hàng Thương mại nào đó triển khai thành công thì đưa các ứng dụng đó triển khai đồng loạt để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống.
+ Nhà nước cần sớm ban hành luật Ngân hàng và các cơ chế đồng bộ để thực hiện luật Ngân hàng. Tháng 5/1990 pháp lệnh Ngân hàng nhà nước, pháp lệnh NHTM và cá hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính ra đời bước đầu đã tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động và quản lý kinh doanh ngân hàng, tạo cơ sở cho Ngân hàng nhà nước hoach định, thực thi chính sách tiền tệ, các NHTM mở rộng phạm vi và đa dạng hoá các loại hình thức kinh doanh của mình. Qua 8 năm thực hiện, một số vấn đề trong hai pháp lệnh đó không còn phù hợp với thực tế và một số vấn đề nảy sinh chưa được bổ sung bằng văn bản gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Như vậy việc bổ sung hai pháp lệnh Ngân hàng, nâng cấp thành bộ luật Ngân hàng là yêu cầu bức thiết hiện nay.
66 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t áp dụng còn chậm: như tiết kiệm điện tư, tiết kiệm xây dựng, tiết kiệm quay số mở thưởng. Hình thức tiết kiệm gửi một nơi rút nhiều nơi đã được thử nghiệm nhưng kết quả còn thấp.
- Chất lượng tín dụng thấp, độ an toàn chưa cao. Nguyên nhân là một số nơi chưa thực sự coi trọng hiệu quả kinh tế còn biểu hiện chạy theo số lượng, bất chấp điều kiện tín dụng và khả năng quản lý cho phép, việc áp dụg quy chế mới về thế chấp cầm cố tài sản đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều khách hàng giảm xuống, thậm chí một số khách hàng không đủ điều kiện vay vốn. Mặt khác do trình độ năng lực của một số cán bộ còn yếu, tinh thần trách nhiệm chư a cao, về kiểm tra kiểm sat sử dụng vốn vay của khách hàng chưa chặt chẽ, để khách hàng sử dụng sai mục đích.
- Tỷ trọng huy động vốn trung và dài hạn trong tổng nguồn vốn còn quá thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của nền kinh tế.
- Sự điều hành chính sách tiền tệ lãi suất của nhà nước còn chưa phù hợp vớu nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế gây ứ đọng vốn chocác tổ chức tín dụng, thị trường mở chưa phát triển, tổ chức đấu thầu cho các tổ chưc nói chung và NHNN nói riêng.
Tóm lại: Qua phân tích thực trạng về hoạt động tạo vốn của NHNN Tóm lại: Qua phân tích thực trạng về hoạt động cho ta thấy: NHNN Tóm lại: Qua phân tích thực trạng về hoạt động sau 4 năm đi vào hoạt động đã phát triển thành một NHTM lớn trong nước có uy tín, là một Ngân hàng đa năng hoạt động trong cơ chế thị trường. Ngân hàng Nông nghiệp đã áp dụng các biện pháp huy động vốn một cách tối ưu vì vậy nguồn vốn đã tăng với tỷ lệ cao trong đó tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại NHNN Láng Hạ.
I. Định hướng phát triển nguồn vốn của Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ.
Xuất phát từ mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển của nước ta: Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Thực chất “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiên đại hoá, phát triển nền kinh tế nhiêug thành phần không thể tách rời việc xây dựng đồng bọ và vân hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ mục tiêu của chính sách tiền tệ hiện nay là ngăn chặn và đẩy lùi lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm... Thực hiện chủ trương tiếp tục đổi mới hệ thống Ngân hàng góp phân thực hiện mục tiêu chiến lược ổn định kinh tế những năm tiếp theo.
Xcuất phát từ thực tiễn của NHNN Láng hạ và trước yêu cầu của đời sống kinh tế xã hộiđất nước, đứng trước sự cạnh tranh gay gắt cả trong nước và trên thị trường quốc tế, yêu cầu cấp thiết của NHNN Láng hạ phải xây dựng chiến lược cho những năm tới. Nhằm từng bước xây dựng và phát triển NHNN Láng hạ thành một Ngân hàng nông nghiệp hiện đại góp phần phát triển sản xuất lưu thông và ổn định tiền tệ.
Định hướng phát triển nguồn vốn của NHNN Láng hạ những năm tới:
+ Tích cực huy động nguồn vốn mới trong nước bằng cách:
- Tổ chức thực hiện việc mở rộng tài khoản cá nhân và sử dụng séc cá nhân. Nghiên cứu và đề xuất cơ chế mọi người dân đều có tài khoản tại Ngân hàng, tập hợp những khoản tiền nhà rỗi của dân cư vào tài khoản. Tạo lập thói quen sử dụng dịch vụ Ngân hàng trong hoạt động giao dịch, mua bán, thanh toán, thu hút khách hàng và nâng cao uy tín của Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ.
- Mở rộng việc phát hành kỳ phiếu có mục đích thoe nguyên tắc vay có thời hạn nhằm đầu tư có mục đích với lãi suất được người gửi và người vay chp nhận một cách tự giác. tiến tới phát hành trái phiếu NHTM để huy động vốn trung và dài hạn. Đây là giải pháp linh hoạt nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng, là cơ hôi để đổi mới có cấu nguồn vốn và sử dụng vốn, tạo c sở để hình thành và tiếp cận với thị trường chứng khoán trong tương lai không xa.
- Tuỳ từng điều kiện và thời điểm cụ thể để có thể áp dụng những hình thức huy động vốn phù hợp, nhằm thu hút nguồn vốn và tiền mặt ngoài xã hội. Những thời điểm khókhăn có thể sử dụng tới những biện pháp tình thế linh hoạt để thực hiện điêù đó. Đa dạng hoá hình thức và loại vốn huy động, có chính sách khai thác vốn trong từng khu vực và tầng lớp dân cư cụ thể.
+ Có chiến lược khách hàng đúng dắn.
Là chiến lược thu hút nhiều khách hàng (tầng lớp trung gian) và duy trì mở rộng khách hàng truyền thống, đảm bảo lợi ích của cả Ngân hàng và khách hàng, có chính sách ưu dãi và khuyến khích vật chất đối với những khách hàng lớn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, để vừa có thị trường đầu tư vốn vừa thu hút được khách hàng và có khả năng khai thác được những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi.
+ Nâng cao công tác điều hành tín dụng.
Quan tâm sau sắc đến đội ngũ cán bộ tín dụng vì đây là nững người trực tiếp thực hiện triển khai các ý tưởng, định hướng kinh doanh do ban lãnh đạo đề ra. Các bước xét duyệt cho vay đều phải được làm một cách bài bản, chặt chẽ đúng quy trình. Tuy nhiên phải quan tâm nhất đếnkhâu thẩm định fự án cho vay, nếu xét thấy dự án khả thi thì mạnh dạn đầu tư vốn.
+ Thông qua mở rộng hoạt động đổi ngoại tệ để huy động thêm nguồn vốntừ nước ngoài và các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế. Thực hiện các dịch vụ uỷ thác vốn dầu tư nước ngoài hoặc trong nước cho các chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
+ Nghiên cứu triển khai ứng dụng hệ thống máy kiểm ngân tự động (ATM), hệ thống thanh toán điểm bán hàng phối hợp với Ngân hàng nước ngoài, các Ngân hàng Thương mại khác thiết lập mạng lưới thanh toán tự động, liên kết mạng thanh toán quốc tế giữa Ngân hàng với Ngân hàng và giữa khách hàng với khách hàng.
II. Những giải pháp nhm nâng cao hiệu qảu nghiệp vụ khai thác vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ.
1. Giải pháp về kinh tế.
a. Giải pháp về phía nhà nước:
Thứ nhất: để đạt được mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn góp phần đưa nền kinh tế nước ta đi vào thế phát triển và ổn định. Trước hết, chính phủ cần quản lý tốt các nhân tố vĩ mô trong đó quan trọng nhất là kiềm chế lạm phát ở mức thấp để mọi tài sản dù thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào cũng đầu được sử dung vào các mục tiêu kinh tế, đồng thời đảm bảo khả năng sinh lời hợp lý trong mọi hoạt động đầu tư.
Thứ hai: Sớm hình thành thị trường vốn ở quy mô toàn quốc để mọi nguồn vốn phân tán, nhỏ bé đều được tập trung vào các cơ hội đầu tư sinh lời. Sự thiếu vắng của một thị trường vốn được tổ chức quy cũ, bài toán và hiệu quả là một trong những nguyên nhân chính yếu làm cho tiềm năng vốn có rất lớn ở trong dân hiện nay chưa được khai thác đúng mức về mọi hoạt động kinh tế lợi ích nước nhà. Gấp rút kiện toán về mặt tổ chức, thể chế và đẩy mạnh tiến trình tư nhân hoá của các doanh nghiệp là những bước đi cần thiết để thị trường vốn sớm ra đời và phát huy tác dụng.
Thứ ba: Giải toả vốn bị đóng băng trong các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn kém hiệu quả, hay rút vốn đầu tư ra khói doanh nghiệp không thuộc các lĩnh vực xương sống của các ngành kinh tế thông qua quá trình tiến hành chuyển dịch sở hữu , xã hội hoá tài sản cũng là biện pháp tạo vốn quan trọng đối với nhà nước. Bằng cách này nhà nước có thể trút bỏ gánh năng trợ cấp , vừa giải phóng vốn ra khỏi những hoạt động hay khu vực có hiệu quả kinh tế thấp kém để đầu tư vào các dự án có khả năng sinh lời tốt hơn hay có hiệu quả số nhân đối với nèn kinh tế rộng hơn.
Thứ tư: Hoàn thiện chính sách thuế theo hướng thúc đẩy mở rộng sản xuất và tăng cường đầu tư chiều sâu. Muốn vậy chính sách thuế cần phải được xây dựng dựa trên các quan điểm cổ vũ sản xuất trong nước thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, khuyến khích xuất khẩu tăng tích luỹ để tái đầu tư mở rộng.
Chính phủ cần tiếp tục ngiên cứu đề trình quốc hội sửa đổi những sắc thuế, những biểu thuế còn bất hợp lý đối với NHTM. Trong cơ chế thị trường ngân hàng hoạt động kinh doanh có lãi thì tất yếu phải nộp thuế: thuế đất thuế môn bài, thuế lợi tức. Song so ngân hàng là loại kinh doanh đặc biệt, có thu nhập từ thu lãi tiền vay sau khi đã trả lãi cho người gửi tiền ... có liên quan trực tiếp đến mọi người dân và các tổ chức kinh tế dó đó mới phải bàn đến chính sách thuế ( đôí với NHTM quốc doanh cón phải nộp thuế vốn và thuế khấu hao).
Từ ngày 1/1/1996, nhà nước đã bỏ thuế doanh thu tạo điều kiện cho ngành ngân hàng hoạt động được lợi nhuận hơn . tuy nhiên các ngân hàng cũng phải chịu nhiều khoản thuế như thuế lợi tức thuế vốn thuế khấu hao ... Đặc biệt Mức thuế lợi tức đối với các ngân hàng ở Việt Nam còn quá cao (45%) trong khi đó thuế lợi tức đối với các ngân hàng thé giới chỉ ở mức 12 - 30 %.
Chính sách thuế hợp lý sẽ khuyến khích các ngân hàng không ngừng mở rộng các hoạt động kinh doanh để tăng thêm lợi nhuận, cũng cố mức vốn tự có và các quỹ, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên giúp họ yên tâm với nghề nghiệp của mình. Trên cơ sở đó nền kinh tế cũng sẽ mở rộng và đa dạng hơn với các hoạt động đầu tư, mở mang ngành nghề và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
Thứ năm: Nước ta hiện nay là nước có nền kinh tế lạc hậu, đời sống dân trí còn thấp, thu nhập ít dẫn đến khả năng tích luỹ còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế. Tuy nhiên với mức thu nhập hiện có, nhân dân cũng có xu hướng tiêu dùng quá lớn, có bộ phận dân chúng tiêu dùng lãng phí xa hoa, để khuyến khích người dân có xu hướng tăng khả năng tích luỹ để tái đầu tư cho nền kinh tế phát triển. Chính phủ phải mở rộng cuộc vận động và khuyến cáo để mọi người dân hiểu rằng “ tiết kiệm là quốc sách “ ngoài ra chính phủ cần phải kêu gọi bằng văn bản cụ thể cấm việc chi tiêu lãng phí trong các cơ quan nhà nước, vân động dân cư tiết kiệm để đầu tư cho sản xuất nhằm tăng thêm tiêu dùng trong tương lai.
Bên canh việc khuyến khích người dân tích luỹ, chính phủ cần ban hành đầy đủ các bộ luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân khi gửi tiền vào ngân hàng hoặc đầu tư vào sản xuất, dịch vụ . Đồng thời bảo hộ cho quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng , vừa đảm bảo quyền lợi cho người di vay và người cho vay.
b. Giải pháp về phía ngân hàng nhà nước.
Giải pháp lớn mà ngân hàng nhà nước cần tập trung giải quyết đó là đổi mới căn bản mô hình tổ chức và công tác cán bộ chính sách cơ chế, chế độ và công cụ điều hành, về công nghệ ngân hàng và mở rộng quan hệ đối ngoại.
Hoàn chỉnh và tổ chức triển khai thực hiện tốt thị trường tiền tệ : đây là thị trường vốn ngắn hạn, là công cụ để ngân hàng nhà nước điều hoà khả năng thanh toán giữa các ngân hàng là nới đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng thiếu vốn và là thị trường đầu ra của các ngân hàng thiếu vốn. Thị trường tiền tệ bao gồm : thị trường tín dụng, thị trường nội tệ tiền ngân hàng, thị trường ngoại tệ tiền ngân hàng, thị trường tín phiếu kho bạc. Giái quyết tốt các mối quan hệ tren các thị trường này là một mặt giúp ngân hàng nhà nước quản lý và điều hành được lượng tiền mặt, quản lý hạn chế mức tín dụng đối với các ngân hàng thương mại, mặt khác tạo điều kiện cho các ngân hàng tìm được nơi đầu tư lý tưởng và là căn cứ để cho ngân hàng nhà nước định ra các mức lãi suất đầu vào và đầy ra hợp lý.
Xúc tiến triển khai thị trường chứng khoán để giải quyết nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Thị trường chứng khoán sẽ là nơi quy tỵ và phân phối các nguồn vốn tiềm năng trong dân chúng, trong các doanh nghiệp, để biến các nguồn vốn vừa mỏng vừa ngắn hạn trở thành nguồn vốn trung và dài hạn nhằm đầu tư để phát triển sản xuất.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, việc xúc tiến triển khai nhanh chóng thị trường chứng khoán là một yêu cầu hết sức quan trọng nhằm bổ sung thêm các nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế. Để tạo điều kiện mọi mặt cho sự ra đời của thị trường này không những đòi hỏi chính phủ ngân hàng nhà nước đưa ra các môi trường pháp lý mà các ngân hàng cũng phải chuẩn bị từng bước về con người , kỹ thuật để có thể tham gia vào thị trường một cách thuận lợi.
Tiếp tục cải cách chính sách lãi suất cho phù hợp với cơ chế thị trường. Chính sách lãi suất cuỉa ngân hàng nhà nước nói chung đã cơ bản theo kịp với sự phát triển của cơ chế thị trường: chuyển từ cơ chế lãi suất bao cấp sang cơ chế lãi suất theo tín hiệu của thành phần kinh tế. Chính sách lãi suất thực dương, xóa bỏ chânh lậch lãi suất giữa các thành phần kinh tế. Chính sách lãi suất đã khuyến khích được mọi người dan yên tâm gửi tiền vào ngân hàng giúp cho các ngân hàng huy động được vốn , tạo điều kiện để các doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất. Tuy nhiên, chính sách lãi suất còn bộc lộ một số nhược điểm sau đây : còn có sự chânh lạch quá lớn giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ, mức lãi suất còn quá cao so với thông lêl quốc tế, lãi suất phải ổn định , còn điều chỉnh quá nhiều.
Để đáp ứng được yêu cầu quản lý mới, để động vien được nhiều tiềm năng về vốn trong nước nhằm mục tiêu phát triển kinh tế nước ta trong những năm sắp tới, ngân hàng nhà nước cần phải điều chỉnh chính sách lãi suất theo hướng : xoá bỏ chânh lạch giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ, ngân hàng nhà nước chỉ nên quy định lãi suất trần tối đa, còn các mức lãi suất cụ thể nên để chi thị trường quyết định.
Điều chỉnh linh hoạt tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng thương mại tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một trong những công cụ quan trọng để điều hành chính sách tiền tệ, tỷ lề này cần được điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với từng thời kỳ, đối với ngân hàng thương mại vốn dự trữ bắt buộc là khoản vốn huy động của ngân hàng thương mại phải trả lãi nhưng không được tham gia vào quá trình tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Nếu tỷ lệ dự trữ của ngân hàng nhà nước quy định cao thì lượng vốn dự trữ của ngân hàng thương mại tăng lên tương ứng và sẽ ảnh hưởng đến lãi suất đầy vào của ngân hàng TM , bởi vì số vốn dự trữ này cũng được tính vào tổng nguồn vốn huy động.
Ngân hàng nhà nước cần đi trước thúc đẩy hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, công nghệ này sẽ tập trung đầu tiên mạnh mẽ vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt, làm tăng nhành vòng quay vốn, tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông, cải tiến và đổi mới mô hình tổ chức. Khả năng kinh doanh và đièu hành của cả hệ thống ngân hàng, mở rộng mạng lưới huy động vốn cũng như cho vay của các ngân hàng thương mại gắn chặt khả năng cung cấp vốn và nhu cầu sử dụng vốn trên từng địa bàn cũng như toàn quốc.
Ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu và trình chính phủ thành lập quỷ bảo hiểm tiền tệ gửi cho các ngân hàng. Bảo hiểm tièn gửi có mục đích làm yên lòng người gửi tiền mỗi khi có biến động về lãi suất khi ngân hàng gặp rũi ro trong kinh doanh. Quỹ bảo hiểm tiền gửi được thanmhf lập dựa trên đóng góp của các thành viên tham gia quỹ dưới dạng tỷ lệ quy định của quỹ theo từng thời gian cụ thể. Quỹ này hoạt động dựa trên hệ thống quy phạm của luật pháp để kiểm tra hoạt động của các ngân hàng, nhằm uốn ắn kịp thời những sai phạm hạn chế những rủi ro trong kinh doanh. Bảo hiểm tiền gửi đã được chính phủ quyết định thành lập và đã được đưa vào sử dụng vào tháng 1/2000 sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng kinh doanh có hiệu quả hơn.
Cải thiện chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính trung gian trong việc tạo nguồn và cung ứng vốn cho nền kinh tế quốc dân theo hướng:
Quy định giá cả đầu vào thoả đáng để đảm bảo lợi ích của người gửi tiền hay đầu tư.
Mở rộng bảo hiểm tiền gửi để cũng cố lòng tin của người đầu tư vào cộng đồng tài chính.
Đa dạng hoá các sản phẩm và biện pháp huy động vốn để phù hợp với đặc điểm tâm lý, thói quen, khả năng thu nhập và ý thích cuả người gửi tiền.
Hòan thiện chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán để mọi khoản vốn chu chuyển trong nền kinh tế đều thông qua hệ thống các định chế tài chính trung gian đặc biệt là ngân hàng.
c. Giải pháp về ngân hàng nông nghiệp láng hạ.
+ Chủ động xây dựng cân đối nhu cầu vốn, trên cơ sở đó để lập ra chiến lược dài hạn và cụ thể về khai thác vốn: Nhu cầu vốn của nền kinh tế sẽ quyết định đến quy mô và chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng, nhu cầu vốn của nền kinh tế xuất phát từ chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của đảng và nhà nước trong từng giai đoạn để làm tiêu chuẩn xây dựng cân đối nhu cầu vốn của ngân hàng.
Ngân hàng nông nghiệp láng hạ nên xây dựng cân đối vốn kinh doanh dài hạn và cho từng thời kỳ cụ thể, chủ động điều hành và áp dụng các chính sách , biện pháp huy động vốn để đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế, không nên để bị động trong quá trình sử dụng vốn mới quyết định đến việc huy động vốn.
Trên cơ sở yêu cầu sử dụng vốn, ngân hàng xác định quy mô, cơ cấu vốn cho phù hợp, đảm bảo tính cân đối với hoạt động sản xuất vốn.
Công tác huy động vốn là hết sức quan trọng với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, sản phẩm của nó là tiền đề cho công tác sử dụng vốn. Theo định hướng phát triển công tác huy động vốn cũng cần có có sự điều chỉnh thích hợp cụ thể là:
- Tăng cường huy động vốn cho nền kinh tế, trước hết là vốn trung, dài hạn và ngắn hạn cho đầu tư phát triển, tăng tỷ trong nguồn trung, dài hạn, nguồn tiết kiệm dài hạn của dân cư cững như tiền gửi có kỳ hạn.
- Từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn tự huy động trong tỷ trọng vốn, trong đó tập trung huy động vốn của các tổ chức kinh tế và để có một nền vốn vững chắc, ône định,
- Đa dạng hoá nguồn vốn thông qua việc đưa ra nhiều hình thức huy động và quá nhiều kênh khác nhau. Đi đôi với giải pháp tạo vốn trực tiếp, có những giải pháp liên quan đến kỹ thuật nghiệp vụ của chính ngân hàng để mở rộng nguồn vốn - đáp ứng cho nhu cầu tín dụng. Đó là tăng tốc độ luân chuyển vốn và thực hiện tốt công tác thu nợ, tránh để tình trạng nợ quá hạn kéo dài.
- Ngoài ra, ngân hàng cũng cần chú trọng tới việc thực hiện chính sách khách hàng trên cơ sở đa giác hoá khách hàng , cũng cố khách hàng truyền thống, mở rộng có chọn lọc khách hàng mới, đổi mới phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngân hàng, mặt khác, ngân hàng cần thường xuyên nắm thông tin kịp thời về hình thức huy động, lãi suất huy động của các hình thức tổ chức tín dung khác nhau như mức trần lãi suất sinh hoạt, cạnh tranh. Các giải pháp này tuy không phải là những giải pháp trực tiếp song nó lại có tác động khá lớn đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. Vì thế ngân hàng cần phải chú ý thực hiện.
Ngân hàng cần xây dựng chiến lược sử dụng vốn hợp lý trên cơ sở đa dạng hoá loại hình đầu tư kinh doanh và dịch vụ ngân hàng.
- Muốn vậy, ngân hàng cần phải giả được vị trí độc lập của mình.
Khi tiến hành cho vay, cần phân tích đầy đủ, chính sách về tính khả thi của dự án. Ngân hàng cũng cần chủ động tìm kiếm các dự án đầu tư phát triển có hiệu quả cho vay bằng nguồn tự huy động của ngân hàng.
Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực cho vay trung dài hạn, mở rộng có chọn lọc đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, ngân hàng cũng cần xây dựng các tiêu chuẩn định mức vốn vay cho các doanh nghiệp nhằm đảm bảo.
Song song với việc đẩy mạnh hoạt động tín dung, ngân hàng cần nhanh chóng triển khai các ngiệp vụ khác. Ngân hàng cần thực hiẹn tốt công tác thanh toán trong nước và quốc tế (bởi đây là hoạt động có ít rủi ro song mang lại thu nhập mà ngày càng lớn cho ngân hàng) thông qua việc nâng cao chất lượng các hình thức thanh toán hiện có nhằm pphục vụ khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.
Ngoài ra, ngân hàng cần tiếp tục nâng cao chất lượng các loại dịch vụ đã có như dịch vụ chuyển tiền mặt, dịch vụ bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, đống thời mạnh dạn thực hiện các dịch vụ mới như dịch vụ cho thuê làm đại lý thanh toán...
+ Đổi mới chính sách và biện pháp huy động vốn.
- Hoàn thiện và phát triển các hình thức tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu và tâm lý của khách hàng .
Nguồn gốc của tiền gửi tiết kiệm là các khoản tích luỹ hoặc thu nhập thu chưa được sử dụng đến của các cá nhân trong xã hội . Chúng được ký thác vào các ngân hàng nhằm mục đích hướng lãi. Vì vậy lãi suất huy động thường có ảnh hưởng lớn trong việc kích thích khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Tuy nhiên lãi suất huy động thường bị giới hạn bởi lãi suất đầu ra và lãi suất quy định của ngân hàng nhà nước, cho nên khả năng thu hút tiền gửi tiết kiệm thông qua yếu tố lãi suất thường bị hạn chế.
Để thu hút tiền gửi tiết kiệm trước hết ngân hàng phải xây dựng một nức lãi suất huy động hợp lý có tính đén ảnh hưởng của lạm phát và bên cạnh đó cần có những chính sách bổ trợ:
- Tạo cho khách hàng tâm lý an tâm, tin tưởng khi gửi tiền vào ngân hàng. Như đã phân tích ở trên, hiện nay laòng tin của dân chúng đối với ngân hàng là yếu tố có tác dụng rất lớn đối với việc thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư gửi vào ngân hàng. Như vậy, muốn biến các khoản tích luỹ này thành tiền gửi tại ngân hàng, trước hết phải tạo cho khách hàng cảm giác yên tâm khi gửi tiền, ngân hàng cần thực hiện một số nghiệp vụ sau.
* Thực hiện bảo hiểm tiềm gửi đối với những khoản vốn huy động, ở đây ngân hàng nhà nước cần xem xét ban hành quy chế bảo hiểm tiền gửi cụ thể và có chính sách hỗ trợ cho hoạt động này.
Ngân hàng thông qua các tổ chức chuyên trách, chẳng hạn như các công ty kiểm toán, các cơ quan báo chí chuyên ngành, công bố một cách thường xuyên theo định kỳ một số nội dung cần thiết về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của các ngân hàng nhằm tạo lập và cũng cố lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Hiện nay trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn một số điều hơi bất hợp lý đó là khi một khách hàng có nhu cầu vay vốn, ngân hàng đòi hỏi rất nhiều thông tin từ khách hàng : dự án khả thi, mục đích sử dụng , hiệu quả vốn vay, phương án kinh doanh... nhưng khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng lại ít có điều kiện biết về ngân hàng một cách đầy đủ ngoại trừ thông tin về bảng tổng kết tài sản và một số kết quả kinh doanh được một vài ngân hàng đăng tải trên báo có tính chất qui luật chung mà thôi. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp được tự do kinh doanh theo pháp luật, yếu tố thành công là bí mật, song bí mật không đồng nghĩa với bưng bít. Lực lượng thông tin đầy đủ để khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn trên cơ sở đó một mặt giúp cho nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế được tập trung thu hút và được điều chuyển đến những nơi hoạt động có hiệu quả. Mặt khác có tác dụng kích thích các ngân hàng nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình . Trên cơ sở đó muốn có sự cạnh tranh hoàn hảo giữa các ngân hàng trong cơ chế thị trường. Ngân hàng hoạt động kém sẽ bị đào thải.
- Tiện lợi hoá việc rút tiền của khách hàng, đảm bảo tính thanh toán của tiền gửi tiến kiệm không thua kém so với việc khách hàng cất giữ tiền mặt dưới dạng vàng bạc, ngoại tệ...
- Hoàn thiện hơn nữa các hình thức thu hút tiền tiết kiệm hiện hữu, đồng thời gấp rút ngiên cứu triển khai những hình thức huy động tiếta kiệm mới có tính khả thi trong nền kinh tế xã hội hiện nay và những năm tiếp theo.
Đối với hình thức tiết kiệm xây dựng nàh ở như hiện nay đang làm tại các NHTM, NHNH Láng Hạ nên áp dụng những cần nới rộng hơn nữa thời hạn cho vay, ở đây thời hạn cho vay nên tính toán khả năng trả nợ của khách hàng , hay vì dựa trên thời hạn tiền gửi là không có căn cứ khoa học. Đồng thời cũng cần xem xét lại giới hạn cho vay, như hiện nay theo quyết định chỉ cho vay tối đa bằng tiền gửi vào ngân hàng là quá hạn hẹp, nên tăng số tièn cho vay lên gấp đôi số tiền gửi vào và khi người vay xây xong nhà thì ngân hàng làm khế ước và thế chấp đảm bảo tiền vay là ngôi nhà vừa xây trên.
Ngoài ra trong tình hinh thu nhập của dân cư đang có chiều hướng gia tăng, ngân hàng nên mở rộng hình thức “ tín dụng tiêu dùng” để người dân có khả năng mua sắm phương tiện đi lại, đi du lịch, học tập.
Hình thức gửi tiền tiết kiệm cho trẻ em cũng là một loại hình thu hút tiết kiệm đang được thị trường mong đợi và rất cần thiết đối với ngân hàng.Hiện nay có nhiều khách hàng có nhu cầu gửi tiết kiệm cho con cái họ tại ngân hàng để giáo dục tính tiết kiệm cho chúng thay vì bỏ ống không sinh lợi, nhưng thực tế Ngân hàng chưa đáp ứng được bởi vì còn nhiều thủ tục rường rà. Hình thức này khong những giúp cho Ngân hàng thu hút thêm được khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư mà còn mang tính chất giáo dục trẻ em biết chi tiêu hợp lý khoản tiền của mình trong tương lai. Hiện nay theo điều luật 22 Luật dân sự thì trẻ em từ 15-18 tuổi có thể thực hiện các giao dịch dân sự mà không cần có đại diện của người đại diện.
Đảm bảo lãi suất tiền gửi thực dương tức lãi suất thu được khi gửi tiền vào Ngân hàng phải lớn hơn tỷ lệ trượt giá, bảo đảm cho thu nhập người gửi tiền trong điều kiện đó, người dân sẽ yên tâm hơn khi gửi tiền vào Ngân hàng và sự lựa chọn ở đây sẽ là những Ngân hàng làm ăn có hiệu quả, có mức lãi suất huy động vốn hợp lý và thái độ phục vụ của những người trực tiếp làm cong tác huy động vốn.
Nghiên cứu tâm lý của người gửi tiền để đưa ra các hình thức huy đọng phù hợp với từng lứa tuổi, vùng dân cư và đặc biệt là phải thuận tiện để kích thích người dân gửi tiền vào Ngân hàng.
+ Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và đẩy mạnh giải quyết những vấn đề còn tồn tại nhằm nâng cao tính cân đối giữa công tác huy động nguồn và sử dụng nguồn trong thời gian tới.
Công tác cân đối vốn là một nghiệp vụ tổng hợp có liên quan đến cả hoạt động huy động nguồn và sử dụng nguồn. Do đó để có thể nâng cao tính cân đối ở ngân hàng thì ngoài những giải pháp chung như đã trình bày ở trên, ngân hàng cũng cần phải tiến hành các biện pháp cụ thể sau.
Trước tiên chi nhánh cần dành sự đầu tư thích đáng vào việc nghiên cứu những thành công đã đạt được trong giai đoạn vừa qua(97 - 2000) để có những định hướng thích hợp cho giai đoạn sắp tới vừa mang tính kế thừa vừa có khả năng thích ứng trong điều kiện mới. Trong đó, tính cân đối tương đối vững chắc giữa hoạt động huy động nguồn và sử dụng nguồn trong giai đoạn vừa qua là kết quả nổi bật nhất.
Thứ nhất, đối với hạn chế là hoạt động cho vay ngắn hạn nội tệ chưa tương ứng với sự mở rộng nhanh chóng của vốn ngắn hạn và chênh lệch giữa dư nợ vốn ngắn hạn với tín dụng ngắn hạn còn khá lớn do đó Ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngắn hạn qua những giải pháp sau đây:
- Mở rộng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trên cơ sở lựa chọn kỹ khách hàng, phân tích chính xác tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng. Trong đó chú trọng tìm kiếm những doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả để cho vay đầu tư khép kín đồng bộ cả vốn trung dài hạn và vốn ngắn hạn. Hoạt động tín dụng Ngân hàng cần phải hoàn thiện các thủ tục pháp lý khi cho vay nhưng cũng cần giảm bớt những phiền hà trong thủ tục cho vay với khách hàng. Ngân hàng cần phải thống nhất mẫu biểu và thực hiện một cách nhanh chóng cá thủ tục này, một số chi nhánh có thể làm thay khách hàng vì Ngân hàng thực hiện sẽ nhanh hơn, đỡ tốn kém hơn; Ngân hàng cần dành thời gian vào công tác giám sát, kiểm tra thực tế vì đây mới là hoạt động mang tính chất quyết định đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
Giải thích mềm mỏng, đơn giản dễ hiểu giúp cho khách hàng hiểu rõ về cac dịch vụ hiện tại chi nhánh đang cung ứng, quyền lợi và trách nhiệm của khách hàng khi ký kết các hợp đồng tín dụng.
Ngân hàng vần mở rộng hình thức thế chấp và cho vay cầm cố. Trong thời gian trước mắt, chi nhánh chưa có điều kiện xây dựng nhà kho bảo quản tài sản cầm cố, chi nhánh có thể khắc phục bằng cách ký hợp đồng với một số đơn vị bảo quản, trông coi tài sản cầm cố có tín nhiệm.
- Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Hiện nay, việc đầu tư tín dung của Ngân hàng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn hạn chế (tỷ trọng dư nợ của nguồn naỳ trên tổng nguồn đến quý một năm 2000 là 0,7%). Trong khi nguồn vốn của Ngân hàng rất dồi dào, hệ số sử dụng nguòn vốn thấp thì phải chăng Ngân hàng đã quá thận trọng đối với các thành phần kinh tế này, chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc thẩm định các dự án của các doanh nghiệp.
Như vậy,trong thời gian tới Ngân hàng càn tiếp tục hoàn thiện quy trình cho vay ngoài quốc đoanh của bản thân Ngân hàng, đặc biệt là quy trình cho vay thế chấp bằng bất động sản (vì hiệnnay Ngân hàng chủ yếu cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay theo hình thức cầm cố chứng từ có giá). Muốn vậy, cần hình thành một nhóm cán bộ chuyên trách về vấn đề định giá lại tài sản thế chấp cũng như thu thập thông tin về quyền sở hữu, tính hợp pháp của tài sản thế chấp, tránh tình trạng với một tài sản khách hàng đem thế chấp vay vốn ở nhiều nơi.
Với nhiệm vụ phát triển nông thôn, Ngân hàng có thể phối hợp với các công ty tổ chức cho vay trực tiếp tới hộ sản xuất kinh doanh bằng các vật tư nông nghiệp. Hình thứ này đảm bảo người vay vón sử dụng vốn đúng mcụ đích thúc đẩy quan hệ với Ngân hàng.
- Ngoài ra, Ngân hàng cần làm tốt chính sách khách hàng, phân loại khách hàng, chọn lọc khách hàng, áp dụng các chính sách ưu đãi như lãi suất, ưu tiên cho vay, ưu tiên trong cung cáp dịch vụ Ngân hàng.
- Trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng cần chấp hành nghiêm chỉnh thể lệ tín dụng, tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay để tránh tình trạng những món cho vay có rủi ro. Còn đối với các doanh nghiệp có nợ quá hạn cần phối hợp với doanh nghiệp tìm biện pháp tháo gỡ.
- Đi đôi với các giải pháp trên, Ngân hàng cần đẩy nhanh vòng quay của vốn ngắn hạn để phục vụ nhiều khách hàng, đẩy mạnh công tác thu nợ để có nguồn cho vay kế tiếp.
Như vậy, với việc thực hiện khẩn trương các giải pháp trên đây đồng thời, vẫn tiếp tục mở rộng công tac huy động vốn từ dân că, từ các tổ chức kinh tếchắc chắn trong giai đoạn tới sẽ nâng cao hơn hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn nôi tệ đảm bảo cững chắc tính cân đối giữa huy động nguồn và cho vay ngắn hạn nội tệ nâng cao năng lực của chi nhánh.
Thứ hai, như trong chương II đã phân tích, tính cân đối giữa huy động nguồn và sử dụng nguồn vốn ngoại tệngắn trung và dài hạn trong mấy năm trở lại đây đã có tính trạng thâm hụt, bên cạnh đó cân đối chung hoạt động cho vây nội tệ trung dài hạn cũng cùng trong tình trạng nguồn vốn từ huy động đã không đủ để cung cấp cho hoạt động cho vay.
Để huy động đủ nguồn vốn, trung dài hạn nói chung cho nhu cầu đầu tư phát triển, Ngân hàng cần linh hoạt chủ động tìm kiếm vốn từ nhiều kênh khác nhau.
- Về phía Ngân hàng, để có thể thu hút khách hàng gửi tiền với kỳ hạn dài ở Ngân hàng thì cần đặc biệt chú trọng đến những dịch vụ kèm theo (có thể miễn phí với những khách hàng gửi vôứi số lượng lớn như: dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán...
- Ngân hàng cần tích cực thu nợ cho vay đầu tư phát triển để làm nguồn vốn cho vay mới, khai thac vốn trung và dài hạntừ các tổ chức tín dụng tăng nguồn cho vay dầu tư phát triển.
Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần quan tâm tìm đến khách hàng ngay khi thành lạp dự án nhằm đảm bảo cho vay nhanh, an toàn hiệu quả.
Đối với nguồn ngoại tệ, Ngân hàng cần tiêps tục đẩy mạnh quan hệ với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi vì đây là các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng ngoại tệ thường xuyên, đồng thời từ đó có thể tranh thủ huy động nguồn ngoại tệ nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế này.
- Tuy nhiên, trên bình diện vĩ mô, chính phủ và Ngân hàng nông nghiệp cần có sự hướng dẫ cụ thể và tháo gỡ về ặt chính sách nhất là quyết định số 37/1998/TTg về việc uản lý ngoại tệ có quy định “các tổ chức kinh tế chỉ được mở một tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam”... Điều này đã gây rất nhiều khókhăn cho Ngân hàng, một chi nhánh mới thành lập - trong việc gd ngoại tệ.
Thứ ba, đối với công tác đảm bảo vốn thanh toán trong thời gian tới, Ngân hàng cần tập trung khai thác các nguồn vốn tiền gửi có tính ổn định, lâu dài cụ thể là:
- Với khách hàng truyền thống, cần tiến hành phân loại khách hàng tiền gửi đẻ có chính sách khách hàng hấp dẫn (qua lãi suất, dịchv ụ Ngân hàng kèm theo), từ đó thu hút khách hàng tập trung tiền gửi hoạt động tại chi nhánh.
- Với khách hàng mới, chú trọng các khách hàng có nguồn tiền gửi ổn định, có tiềm năng gửi tiền trong tương lai cũng như nhu cầu của họ để có kế hoạch tiếp cận.
- Với nguồn vốn hu động từ dân cư, cần đẩy mạnh quảng cáo, thông tin trên truyền hình, báo chí để mọi người đều biết được những lợi ích cụ thể sẽ nhận được nếu gửi tiền tại Ngân hàng, đồng thời tăng cường áp dụng công nghệ mới nhằm đảm bảo cho việc gưit riền rút tiền của khách hàng được nhanh chóng, an toàn, thuận tiện. Ngoài ra, bên cạnh việc đư ảa nhiều hình thức huy động với lãi suất linh hoạt. Ngân hàng có thể thực hiện chiết khấu hay mua lại các chứng từ có giá đối với những người có nhu cầu rút trươcông suất hạn. Từ đó, dân chúng sẽ yên tâm gửi tiền lâu dài tại chi nhánh.
- Mặt khác, Ngân hàng cũng cần tiếp tục giữ mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng trong và ngoài hệ thống, bơi vì vốn vay các tổ chức tín dụng sẽ góp phần giải quyết các nhu cầu cấp bách của chi nhánh.
Về tình hình nợ quá hạn.
Để đảm bảo tín cân đối của mình, Ngân hàng cũng cần phải hết sức quan tâm đến tình hình nợ quá hạn (hiện nay con số này đã hơn một tỷ đôngf). Trong thời gian tới, Ngân hàng cần phải tìm cách thu hồi càng sớm càng tốt chỗ dư nợ quá hạn này, cụ thể những hoạt động sau:
Với Công ty lâm đặc sản Ngọc Khánh ha nội, Ngân hàng cần thúc đẩy và giúp đỡ Công ty tìm biện pháp đẩy nhanh việc bán hàng tồn kho chậm lưu chuyển. Tích cực hoàn thiện mạnh thủ tục chuyển quyền sở hữu ngôi nhà thu được của Công ty TNHH Lê hoa để trả nợ. Tiếp tục đàm phán với nước ngoài để bán cổ phần liên doanh kinh doanh khách sạn. Đối với xí nghiệp cơ giới xây dựng Thanh Trì, Ngân hàng cần phải làm việc với Bộ giao thông vận tải để tháo gỡ khó khăn cho đơn vị vay vốn. Tiếp tục tiếp cận với xí nghiệp cơ giới xây dựng và Công ty vật liệu giao thông II để khai thác triệt để nguồn thu có thể thu hoạch được. Hoặc thực hiện biện pháp bổ sung tài sản đảm bảo tiền vay. Nếu thực hiện những những biện pháp trên mà vẫn không thu được nợ, Ngân hàng sẽ cần phải có hỗ trợ của cá ngành pháp luật.
Về chính sách lãi suất:
Để tăng cường tính cân đối của Ngân hàng trong huy động vốn và sử dụng nguồn vốn, chính sách lãi suất cần phải được Ngân hàng quan tâm đặc biệt. Sự chênh lệch về lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay đã tạo nên nguòn thu nhập của Ngân hàng và nó cũng phản ánh trình độ phát triển của Ngân hàng. Nếu lãi suất huy động cao thì tất yếu lãi suất cho vay sẽ cao và ngược lại. Vì vậy, Ngân hàng phải áp dụng một cách linh hoạt các mức lãi suất cụ thể về tiền gửi theo kịp sự biến động của thị trường để có thể huy động được nguồn vốn có chi phí thấp. Mặt khác, Ngân hàng cần khai thác triệt để các hạn mưc tín dụng nước ngoài nhằm mục tiêu tạo lãi suất hoà đồng đôí với nguồn huy động. Rõ ràng là khi nguồn huy động có lãi suất hợp lý mang tính cạnh tranh thì công tác sử dụng nguồn sẽ được thúc đẩy hơn - từ đó dẫn đến tính cân đối sẽ có điều kiện cải thiện. Trong trườn hợp nguồn huy động có số dư lớn thì Ngân hàng có thể điều chỉnh hạ thấp lãi suất đầu ra để kích thích nhu cầu đầu tư của khách hàng, hoặc trong điều kiện nhu cầu tín dụng của khách hàng đối với Ngân hàng là lớn thì để đảm bảo tính cân đối, Ngân hàng có thể đi vay của các tổ chức tín dụng khác với lãi suất cao hơn. Nhìn chung, để có thể tăng cường tính cân đối tại Ngân hàng từ hoạt động quản lý lãi suất thì Ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ cần phải có những nỗ lực trong công tác nghiên cứu, thóng kê tình hình lãi suất đối với các tài sản có và tài sản nợ của mình, tình hình lãi suất trên thị trường; chủ trương đổi mới lãi suất của thống đốc để từ đó có thể dễ dàng đề ra mức lãi suất cho từng đối tượng một cách hợp lý.
+ Phát triển dịch vụ Ngân hàng.
- Hoàn thiện và phát triển các hình thức thanh toán không dùn tiền mặt:
Mục đích gửi tiền của khách hàng đối với tiền gửi thanh toán là để hưởng các tiện cíh thanh toán qua Ngân hàng. Muốn thu hút chúng được nhiều hơn phải làm cho người dân thấy được sự thuận tiện trong thanh toán qua Ngân hàng.
Hiện nay bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện các phương tiện và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện có, cần đưa vào sử dụng đại trà và phổ biến việc thanh toán bằng séc. Trước hết cần chấn chỉnh một số quy định về séc như:
+ Trước hết là thời hạn thanh toán và thời hạn hiệu lưc: theo quy định 30/CP ngày 09/05/1996 thì thời hạn thanh toán và thời hạn hiệu lực đều quy định là 15 ngày là quá dài. Căn cứ vào luật séc quốc tế ban hành năm 1993 tại Genevơ thì thời hạn thanh toán sec trong nước chỉ có 8 ngày, ngoài nước cùng lục địa là 20 ngày, ngoài nước khác lục địa là 70 ngày. Như vậy căn cứ vào luật sec quốc tế và khả năng ứng dụng tin học hiện hay trong công tac thanh toán chúng ta nên sửa đổi thời hạn thánh toán cũng là 8 ngày để có điều kiện để thâm nhập thị trường tài chính của thế giới. Mặt khác, các NHTM khi đăng ký các mẫu sec với Ngân hàng nhà nức cần phải đề cập đến việc chống làm giả gây tạo lòng tin của người sử dụng sec đối với công cụ thanh toán này.
+ Số tiền bảo chứng khi phát hành sec, theo nghị định 30/CP khi phát hành sec, người phát hành không cần có đầy đủ số tiền để thực hiện hành vi thanh toán cho người thụ hưởng. Nếu quy định như thế này có thể sẽ bị lợi dụng trong thời gian đầu thử nghiệm phát hành sec cá nhân. Người phát hành có thể bị lợi dụng đê ký phát sec không mà có thể viện lý do là do số tiền bảo chứng ở Ngân hàng bị sai và trên cơ sở đó tránh được ché tài pháp luật. Người thụ hưởng cũng không an tâm vì không biết người ký phát có tiền trên tài khoản hay không? Nên chăng quy định số tiền ký phát trên tờ sec phải đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và ít nhất phải bằng số tiền trên tài khoản của mình. Trên cơ sở đó làm chi hiệu lực thanh toán của tờ sec gia tăng và làm củng cố được lồng tin của dân chúng khi sử dụng công cụ thanh toán mới này.
Ngoài ra, nên đưa thương phiếu vào sử dụngtrong các gaio dịch Thương mại . Lợi ích của việc này một mặt giúp cho Ngân hàng thu hút được nguồn vốn tiền gửi thanh toán do bởi thực hiện vai trò thu hộ, chi hộ cho các thương phiếu của khách hàng của mình, đồng thời các n có điều kiện thực hiện thêm một dịch vụ mới là “Chiết khấu thương phiếu” khi có yêuc ầu của khách hàng.
- Để thu hút được nguồn tiền gửi thanh toán ngày càng nhiều vào Ngân hàng cần phải đổi mới hơn nữa công tác thanh toán bù trừ, áp dụng tin học mạnh mẽ trong công tác thanh toán bù trừ, hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng. Hiện nay, thanh toán bù trừ đã đáp ứng được một phần khối lượng lưu chuyển chứng từ, nhưng mặt hạn chế của nó là còn quá ít phiên hoạt động, việc ghi có cho khách hàng còn chậm trễ và để một khách hàng sử dụng tiền của mình trên tài khoản này là chưa đáp ứng được. Trong kinh doanh, các doanh nghiệp và cá nhân không những sử dụng đúng mục đích mà còn muốn sử dụng có hiệu quả đồng vốn của mình bằng cách quay nhanh vòng quay vốn. Khi biết chắc chắn là khoản tiền mà người ký thác trả cho mình và thời gian về đến tài khoản thì khách hàng có thể yêuc ầu Ngân hàng phục vụ mình cho sử dụng luôn. Như vậy nếu cải thiện được phương thức thanh toán bù trừ bằng cách cho mở thêm nhiều phiên giao dịch thì khối lượng thanh toán trong ngày tăng hơn nhiều và vòng quay đồng tiền cũng nhờ đó mà tăng lên, tạo thêm cho Ngân hàng tăng thêm phí dịch vụ.
- Nên nâng cấp hệ thống quỹ tiết kiệm của Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ trở thành một điểm giao dịch thuận lợi chi khách hàng. Khách hàng vừa có thể gửi các khoản tiền nhàn rỗi của mình, vừa có thể là nơi thanh toán chi trả những khoản chi tiêu cuả khách hàng. Muốn vậy, Ngân hàng nên nghiên cứu chuyển hẳn toàn bộ sổ tiưết kiệm của từng người trở thành tài khoản cá nhân tại các quỹ tiết kiệm. Các tài khoản cá nhân tương ứng với từng kỳ hạn, loại huy động và mỗi khi giao dịch sẽ được phản ánh chi tiết trên từng tài khoản. Điều kiện thuận lợi nhất để các tài khoản cá nhân được mở tại các quỹ tiết kiệm đó là mọi người phải có thói quen chi trả các khoản chi tiêu của mình thông qua hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng. Ngân hàng phải tổ chức tốt khâu thanh toán, cải tiến thái độ phục vụ khách hàng, an toàn về mặt tài sản cho người gửi tiền.
+ Thực hiện tốt chính sách khách hàng.
Thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến mở tài khoản và giao dịch với Ngân hàng, mặt khác phải đảm bảo điều kiện phục vụ tốt các khách hàng đã có quan hệ từ trước, mở rộng mạng lưới để giúp cho mọi người mọi doanh nghiệp quen dần với những dịch vụ mà Ngân hàng có thể đáp ứng và mang lại cho khách hàng một sự tiện lợi nhất định.
Trong thời gian vừa qua, sau những lần thay đổi lãi suất và thường là lãi suất quy định của Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ có thấp hơn các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, dẫn đến tình trạng có thời gian nguồn vốn huy động của Ngân hàng giảm xuống đáng kể về mặt giá trị cũng như tỷ trọng. Trong nên kinh tế thị trường nếu giải quyết không tốt các giả pháp huy độnh vốn sẽ dẫn đến nguồn vốn của Ngân hàng sụt giảm, có thể gây những biến cố lớn cho sự tồn tại của Ngân hàng đó.
áp dụng khuyến khích về mặt vật chất dối với các thể thức huy động. Các tổ chức và các cá nhân nào có số dư tieefn gửi cao sẽ được hưởng những tiện lợi trong thanh toán: được giảm chi phí chuyển tiền, chứng từ hoặc được ưu tioên về giảm lãi suát trong quá trình cho vay hoặc nâng cao một chút về lãi suất tiền gửi.
2. Giải pháp về kỹ thuật.
+ Đổi mới công nghệ Ngân hàng:
- Hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ nên triển khai chương trình cập nhật tức thời cho bộ phận kế toán giao dịch, trên cơ sở đó để giúp cho khách hàng và nhân viên kế toán có thể biết ngay được số dư của khách hàng trong từng lần giao dịch, có như vậy mới tạo điều kiện cho khách hàng vốn của mình cho nhanh chóng và thuận tiện tăng nhanh chóng vòng quay của đồng tiền vốn, tạo nên uy tín cho Ngân hàng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển chứng từ kể cả trong hệ thống và ngoài hệ thống. Muốn vậy, Ngân hàng nhà nước càn phải nghiên cứu thành lập một trung tâm thanh toán có hẹ thống chân rết trong toàn quốc, đảm bảo thanh toán nhanh trong ngày để phục vụ khách hàng tốt hơn.
- Đưa vào sử dụng đồng loạt ở tất cả các Ngân hàng hình thức thẻ thanh toán điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc chi trả các dịch vụ. Với hình thức thanh toán bằng thẻ điên tử sẽ thu hút nguồn tiền gửi nhà rỗi ngàycàng nhiều vào Ngân hàng, tạo điều kiện cho Ngân hàng thực hiện được mục tiêu huy động vốn của mình.
3. Giải pháp về tổ chức.
Con người là yếu tố quan trọng quyết định đến mọi thành cong trong sự nghiệp phát triển kinh tế, cần chú trọng đào tạo và đào tạo lại cán bộ có đầy đủ phẩm chất chính trị, có bản lĩnh và kiến thức kinh tế xã hội để nắm bắt được xu thế phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới. Đào tạo ở đây không có nghĩa là đào tạo tràn lan mà phải phân loại để có kế hoạch cụ thể, nên đào tạo theo hướng kế cận và phát triển đội ngũ cán bộ.
Ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ nên triển khai thành lập một trung tâm đào tạo để có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng cán bộ theo những phần việc dược giao, đảm bảo ở tất cả mọi lĩnh vực cán bộ nhân viên cũng như hàng ngũ lãnh đạo có thể giải quyết công việc được suôn sẻ, không gây ách tắc ở bâts kỳ một khâu nào.
4. Giải pháp hỗ trợ.
+ Giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ cho cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống. Xây dựng cân đối vốn phải lấy ý kiến của toàn thể cán bộ để thấy được những khó khăn của từng mătj hoạt động, trên cơ sở đó mới đưa ra được những chủ trương khai thác và sử dụng vốn đúng đắn, hợp lý.
+ Đối với NHNN & PTNT Việt Nam là trung tâm điều hành của NHNN Láng hạ và các Ngân hàng cùng hệ thống trên cơ sở trợ giúp, tư vấn, điều chuyển vốn giữa các chi nhánh trong và ngoài Hà Nội. Để giúp chi nhánh hoạt động tốt hơn NHNN&PTNT cần:
- Bổ sung thêm người và phân tách các phòng ban một cáhc rõ rệt, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban và từng người, giúp cán bộ có một cách giải quyết công việc nhanh chóng hơn, có hiệu quả hơn.
- Cần nghiên cứu và thành lập phòng kỹ thuật công nghệ và kinh tế, bởi thực trạng hiện nay nhiều lĩnh vực ngành nghề mà cán bộ tín dụng khi cho vay không biết gì về mặt kỹ thuật công nghệ của chúng. Do đó khi có phòng này họ có thể tham khảo và nhờ các chuyên gia giúp đỡ để kiểm tra tính đúng đắn mà các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các dây truyền máy móc thiết bị, công đoạn và quy trình sản xuất.
+ Đối với Ngân hàngnhà nước nên hỗ trợ cho các NHTM việc tổ chức triển khai thì cá điểm ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc đổi mới công nghệ Ngân hàng. Nếu một Ngân hàng Thương mại nào đó triển khai thành công thì đưa các ứng dụng đó triển khai đồng loạt để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống.
+ Nhà nước cần sớm ban hành luật Ngân hàng và các cơ chế đồng bộ để thực hiện luật Ngân hàng. Tháng 5/1990 pháp lệnh Ngân hàng nhà nước, pháp lệnh NHTM và cá hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính ra đời bước đầu đã tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động và quản lý kinh doanh ngân hàng, tạo cơ sở cho Ngân hàng nhà nước hoach định, thực thi chính sách tiền tệ, các NHTM mở rộng phạm vi và đa dạng hoá các loại hình thức kinh doanh của mình. Qua 8 năm thực hiện, một số vấn đề trong hai pháp lệnh đó không còn phù hợp với thực tế và một số vấn đề nảy sinh chưa được bổ sung bằng văn bản gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Như vậy việc bổ sung hai pháp lệnh Ngân hàng, nâng cấp thành bộ luật Ngân hàng là yêu cầu bức thiết hiện nay.
Kết luận
Việc đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ đòi hỏi phải có sự thực hiện nhiều biện pháp một cách đa dạng và đồng bộ. Các biện pháp đó được bắt đầu công tác nghiên cứu khái quát hoá của người quản lý đến các nghiệp vụ cụ thể ở phòng tín dụng, từ sự nỗ lực của mỗi nhân viên đến sự quản lý điều hành, đổi mới cán bộ của cả một tập thể Ngân hàng.
Sau quá trình nghiên cứu cả về mặt lý luận và khảo nghiệm thực tế, đề tài đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá được những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ khai thác vốn tại Ngân hàng nông nghiệp.
- Phân tích thực trạng tình hình huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ.
- Đưa ra dịnh hướng phát triển nguồn vốn của Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ.
- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ.
Là một sinh viên thực tập, tôi đã có điều kiện và thời gian tìm hiểu, chứng kiến sự đổi mới nhanh chóng trong cơ chế hoạt động của Ngân hàng. Mặc dù kiến thức bản thân còn hạn chế, các số liệu được lấy theo năm. Nhưng tôi nhận thấy rằng công tác phân tích, nghiên cứu nghiệp vụ khai thác vốn là vô cùng quan trọng.
Đề tài đã được hoàn thành với mong muốn duy nhất là đóng góp một phần nhỏ vào chiến lược tạo vốn của Ngân hàng phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phấn đầu hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng đề ra trong nghị quyết đại hội lần thứ VIII. Tuy nhiên, việc hoàn thành đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đươck sự đóng góp ý kiến.
Cuối cùng em xin cảm ơn giáo Trần Thị Thuý Sửu, khoa Khoa học quản lý, các cô chú trong Ngân hàng nông nghiệp láng hạ đã giúp em hoàn thành bài viết này.
Lời nói đầu 1
Chương I: Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ khai thác vốn của ngân hàng thương mại 4
I/ Khái niệm cơ bản về vốn 4
1/ Vốn hiện vật . 4
2/ Vốn nhân lực 4
3/ Vốn tài chính 4
II/ Vốn và các hình thức tạo vốn của ngân hàng thưong mại trong nền kinh tế thị trường. 4
1/ Khái niệm cơ bản về vốn của Ngân hàngthương mại. 5
2/ Két cấu và tính chất vốn kinh doanh của NHTM. 5
2.1/ Vốn tự có. 5
2.2. Vốn huy động. 6
2.3. Vốn đi vay. 8
2.4. Vốn khác. 9
3. Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh Ngân hàng. 10
3.1. Vốn là cơ sở để Ngân hàng Thương mại tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. 10
3.2. Vốn của Ngân hàng sẽ quyết định quy mo hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của Ngân hàng. 10
3.3. Vốn của Ngân hàng quyết định năng lực cạnh tranh. 11
4. Các hình thức tạo vốn của NHTM trong nền kinh tế thị trường. 11
4.1. Tạo vốn qua huy động tiền gửi không kỳ hạn. 11
4.2. Tạo vốn qua huy động tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm. 12
4.3. Tạo vốn qua phát hành chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm có mệnh giá lớn. 14
4.4. Tạo vốn qua đi vay. 14
4.5. Tạo vốn qua phát hành trái phiếu. 15
4.6. Các hình thức tạo vốn khác. 16
III. Vai trò của NHTM trong chiến lược tạo vốn. 16
1. Tạo điều kiện gia tăng tích luỹ cho nền kinh tế, thu hút các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, làm gia tăng dầu tư cho nền kinh tế. 16
2. Tạo điều kiện chuyển tải một cách tối ưu vốn tích luỹ thành vốn đầu tư cuối cùng cho nền kinh tế. 17
IV. Hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn. 17
1. Khái niệm: 17
2. Công thức tính (đối với Ngân hàng Láng Hạ năm 2000). 18
Huy động vốn 18
Chương II. Thực trạng nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ. 19
I. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ. 19
1. Sơ lược về quá trình hình thành. 19
2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. 20
3. Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp láng hạ. 20
II. Thực trạng nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng hạ. 22
1. Các hình thức khai thác vốn được áp dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ. 22
2. Thực trạng nghiệp vụ kai thác vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ. 24
2.1. Tổ chức tạo vốn của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp láng Hạ. 24
2.2. Tình hình quản lý vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ. 32
III. Những nhận xét rút ra trong hoạt động của chi nhánh NHNN Láng Hạ. 41
1. Những kết quả đạt được. 41
2. Những tồn tại, nguyên nhân của hoạt động tạo vốn của NHNN Láng Hạ. 42
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại NHNN Láng Hạ. 44
I. Định hướng phát triển nguồn vốn của Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ. 44
II. Những giải pháp nhm nâng cao hiệu qảu nghiệp vụ khai thác vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Láng hạ. 45
1. Giải pháp về kinh tế. 46
2. Giải pháp về kỹ thuật. 60
3. Giải pháp về tổ chức. 61
4. Giải pháp hỗ trợ. 61
Kết luận 63
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36912.doc