LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh Việt Nam đang thực sự hòa nhập vào nền kinh tế thế giới bằng việc trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, vị thế của nước ta tiếp tục được khẳng định, nâng cao trên trường quốc tế. Điều này đem lại nhiều cơ hội thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó là những thách thức không nhỏ buộc chúng ta phải nỗ lực hết mình để có thể vượt qua những khó khăn trong bước đầu hội nhập. Chính trong thời điểm này đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đều phải có những kế hoạch, định hướng phát triển phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động đầu tư cũng được chú trọng.
Hiện nay, để phát triển các doanh nghiệp đã và đang tiến hành rất nhiều dự án đầu tư. Tuy nhiên, các dự án đầu tư thường đòi hỏi vốn lớn và thời gian thực hiện lâu dài nên hầu hết các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư thực hiện các dự án đều không thể tự tài trợ toàn bộ vốn cho một dự án. Một trong những biện pháp quan trọng là đi vay vốn tại các ngân hàng.
Khi nền kinh tế phát triển thì vai trò của các ngân hàng thương mại là rất quan trọng trong việc việc đảm bảo cho hoạt động lưu thông tiền tệ được thông suốt, đáp ứng kịp thời yêu cầu về vốn cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động đầu tư nói riêng. Đối với ngân hàng thương mại, nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu là hoạt động cho vay. Phương châm hoạt động của các ngân hàng là an toàn – chất lượng – hiệu quả và tăng trưởng bền vững. Nhưng một đặc trưng của các dự án đầu tư là luôn chứa đựng các yếu tố rủi ro. Khi rủi ro xảy ra, không chỉ dự án bị ảnh hưởng mà ngân hàng và xã hội cũng sẽ gặp nhiều tổn thất.
Trước thực tế đó, để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng và đảm bảo an toàn về vốn cho mình, công tác quản lý rủi ro các dự án đầu tư được cho vay vốn là vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro các dự án đầu tư được cho vay vốn đối với ngân hàng thương mại, trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội, em đã nghiên cứu đề tài: “ Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội.”
Chuyên đề của em gồm 3 chương:
– Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản lý rủi ro.
– Chương II: Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.
– Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi ro các dự án đầu tư với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.
122 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấu dư nợ / Tài sản Có: < 62%.
Khả năng sinh lời ROA: > 1%.
Các chỉ tiêu tăng trưởng, quy mô:
Tổng tài sản tăng bình quân: > 17%/ năm
Nguồn vốn huy động tăng bình quân:> 30%/ năm.
Dư nợ tín dụng tăng bình quân: 21%/ năm.
Thu dịch vụ ròng tăng bình quân: 11%/ năm.
Các chỉ tiêu cơ cấu:
Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn / tổng dư nợ: < 35%.
Tỷ trọng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh / Tổng dư nợ: >50%.
Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo/ Tổng dư nợ: > 80%.
3.2. Giải pháp tăng cường khả năng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.
Tư vấn cho các dự án trong quá trình hoạt động.
Để giúp cho các dự án đầu tư hoạt động tốt hơn và tránh được các rủi ro, đồng thời cũng làm tăng hơn nữa mối quan hệ gắn bó giữa ngân hàng và khách hàng, Chi nhánh nên cung cấp dịch vụ tư vấn cho các dự án. Ngân hàng là một trung gian tài chính, có quan hệ với rất nhiều các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh tế khác nhau, vì vậy mà có nhiều kinh nghiệm, nhiều thông tin mà khách hàng khó tự tiếp cận được. Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra những lời khuyên cho dự án về bạn hàng, về lĩnh vực hiện đang đầu tư có hiệu quả, về công nghệ, về các văn bản pháp luật có liên quan để khách hàng định hướng cho hoạt động kinh doanh của mình, giảm thiểu rủi ro cho dự án và cũng là giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Hơn nữa sự tư vấn này hoàn toàn nên áp dụng trong cả quá trình khách hàng sử dụng vốn. Điều này sẽ giúp cho ngân hàng vừa nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án, vừa giúp đỡ dự án có được những phương án kinh doanh tốt nhất. Khi khách hàng nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ khách hàng thì sẽ càng gắn bó với ngân hàng, sẽ muốn tiếp tục vay vốn ở ngân hàng những lần sau.
Nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng, coi trọng cả phẩm đạo đức lẫn nghiệp vụ.
Trong các yếu tố thì yếu tố con người luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất chi phối mọi hoạt động. Các biện pháp đề ra thực hiện có hiệu quả hay không đều phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ cũng như tư cách đạo đức của cán bộ ngân hàng. Nhất là trong điều kiện hiện nay, các ngân hàng thương mại cổ phần đang thành lập ngày càng nhiều với nhiều cơ hội hấp dẫn mới trong sự nghiệp đã thu hút không ít nguồn nhân lực có kinh nghiệm và trình độ từ các ngân hàng quốc doanh thì công tác tổ chức và đào tạo phải được hết sức chú trọng, và tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, đòi hỏi sự đầu tư cả về vật lực cũng như trí lực.
Nhân viên ngân hàng có trình độ chuyên môn giỏi sẽ có khả năng đánh giá mức độ rủi ro của các dự án một cách đầy đủ, chuẩn xác, đồng thời cũng có phương pháp quản lý, theo dõi khoa học, hiệu quả hơn. Khi có vấn đề xảy ra với dự án, cán bộ có chuyên môn cao sẽ có những phương án xử lý khéo léo, giảm được thiệt hại một cách tối đa. Để đào tạo được những cán bộ này, ngân hàng phải có kế hoạch tập huấn thường xuyên cho các Cán bộ tín dụng, tổ chức các buổi hội thảo để cùng nhau bàn luận, trao đổi, cập nhật những kinh nghiệm, những diễn biến thường xuyên của nền kinh tế…, đưa các Cán bộ tín dụng đi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các ngân hàng bạn, thậm chí là ở cả một số nước tiên tiến để có cơ hội mở mang kiến thức, học tập phương pháp làm việc của họ. Đây sẽ là đội ngũ cán bộ nòng cốt, kế cận lớp cán bộ lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm đến tuổi về hưu.
Đối với Cán bộ tín dụng, phải thường xuyên tự đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, trau dồi trình độ chuyên môn tín dụng. Ngoài ra, Cán bộ tín dụng cần phải nâng cao trình độ vi tính, ngoại ngữ, đồng thời nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử để nắm bắt được tâm lý khách hàng, thái độ phản ứng của chủ đầu tư, khả năng thương lượng với khách hàng.
Một Cán bộ tín dụng giỏi không phải chỉ là một người có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng nghiệp vụ tốt mà còn phải là người có đạo đức nghề nghiệp bởi môi trường làm việc của họ là một môi trường nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến tiền. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp phải là chủ đề được bàn luận trong các buổi hội thảo và là một tiêu chí cần được chú trọng trong công tác tuyển dụng.
Nguồn nhân lực của ngân hàng chủ yếu được lấy từ kênh tuyển dụng bởi vậy mà chính sách tuyển dụng của ngân hàng là rất quan trọng, kế hoạch tuyển chọn phải được chuẩn bị kỹ càng, các tiêu chí đưa ra phải đảm bảo tính hợp lý, bám sát thị trường nhân lực, phải chú trọng về chất lượng thật sự chứ không nên chỉ dựa vào bằng cấp.
Việc tổ chức cán bộ, chuyên môn hóa từng vị trí, sắp xếp công việc cho hợp lý là tối quan trọng đối với mỗi một ngân hàng. Mỗi cá nhân có một ưu điểm riêng, có một sở trường riêng nên việc tận dụng được điểm mạnh của mỗi cá nhân sẽ tạo ra một sức mạnh về nguồn lực rất lớn. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội cần phải xem xét phân công cán bộ theo từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể để tạo điều kiện cho Cán bộ tín dụng có cơ hội, thời gian tìm hiểu sâu về lĩnh vực mà họ phụ trách như: nông nghiệp, xây dựng, cơ khí, bất động sản… Như vậy, sự hiểu biết của cán bộ mới ngày càng được chuyên sâu, việc tìm hiểu thông tin về khách hàng, dự án cũng thuận lợi hơn, tiết kiệm chi phí, thời gian; bên cạnh đó họ có thể đưa ra những lời khuyên bổ ích cho dự án, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
Ngoài ra, đối với các dự án lớn, phức tạp thì ngân hàng cần mời chuyên ra trong lĩnh vực đó về ngân hàng cộng tác. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, ngân hàng cũng cần chú ý tới công tác bảo mật thông tin bằng cách gắn lợi ích của đội ngũ chuyên gia với trách nhiệm và nghĩa vụ cụ thể, điều này sẽ giúp ngân hàng vừa tận dụng được hết kiến thức chuyên môn của họ lại vừa chủ động hơn trong việc ngăn ngừa việc tiết lộ thông tin.
Chế độ đãi ngộ nhân viên hiện nay đang là một trong những tiêu chí được rất nhiều ứng viên xem xét kỹ lưỡng trước khi thi tuyển vào một ngân hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, để có cơ hội tuyển dụng được những nhân viên mới có năng lực và giữ chân được những nhân viên cũ giàu kinh nghiệm, gắn bó, cống hiến cho ngân hàng thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội cần có những chính sách đãi ngộ nhân viên thật hấp dẫn, hợp lý như: động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân, bộ phận có những đóng góp lớn, có những sáng kiến hay trong quá trình làm việc. Cùng với việc tuyên dương trước tập thể cần có các phần thưởng thực sự có chất lượng như tăng lương, tặng phần thưởng có giá trị,…Bên cạnh đó, cũng nghiêm khắc kỷ luật các Cán bộ tín dụng có hành vi xấu, không trung thực trong công việc. Nếu có sự sai phạm cần điều tra kỹ lưỡng, nếu là lần đầu và lý do là khách quan thì có thể nhắc nhở, động viên để họ khắc phục khuyết điểm. Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ có năng lực có cơ hội thăng tiến xứng đáng. Thưởng phạt công bằng sẽ là động lực khuyến khích nhân viên gắn bó với ngân hàng, tích cực, chủ động tìm kiếm các dự án khả thi, hiệu quả để mở rộng quy mô tín dụng, hoàn thành tốt công việc của mình không chỉ bằng trách nhiệm mà còn bằng lòng yêu nghề.
Hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng và dự án đầu tư.
Thông tin khách hàng có vai trò vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý rủi ro các dự án đầu tư vay vốn. Nhờ có thông tin đầy đủ về khách hàng, về dự án mà người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến khoản vay của dự án cũng như theo dõi và quản lý chúng. Thông tin bao gồm hai loại: thông tin nội bộ và thông tin từ bên ngoài.
Thông tin nội bộ:
Nguồn thông tin nội bộ giúp cung cấp thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và chủ đầu tư. Báo cáo, thông tin từ các phòng ban, bộ phận khác nhau, các chi nhánh khác đều là những cơ sở quan trọng, cung cấp những thông tin đã được sàng lọc, có chất lượng, liên quan đến chủ đầu tư giúp cán bộ tín dụng đưa ra những nhận xét, đánh giá, quyết định đúng đắn đối với chủ đầu tư và dự án.
Để nguồn thông tin này có được hiệu quả cao nhất, ngân hàng cần thiết phải lưu trữ mọi hồ sơ của khách hàng một cách cẩn thận, có hệ thống, khoa học, phân loại theo các ngành nghề một cách rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi trong khâu tìm kiếm thông tin. Việc lưu trữ này cũng giúp cho ngân hàng dễ dàng hơn trong sự đánh giá, so sánh giữa các khách hàng trong cùng một ngành nghề, nó rất hữu ích trong việc giúp cho ngân hàng tìm hiểu các thông tin bên ngoài về khách hàng thông qua các đối thủ cạnh tranh, các đối tác của khách hàng. Để công việc này thực sự đạt hiệu quả, cần có một bộ phận chuyên thu thập cũng như phân tích các chính sách vĩ mô của Nhà nước có tác động đến hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề, tư vấn pháp luật, kỹ thuật, công nghệ cho bộ phận tín dụng.
Thông tin từ bên ngoài.
Thông tin bên ngoài cung cấp cho ngân hàng những hiểu biết thực tế về tình hình hoạt động, kinh doanh của khách hàng, của dự án.
Trước, trong và sau khi cho vay Cán bộ tín dụng vẫn cần phải thường xuyên sử dụng các thông tin bên ngoài để kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay cũng như tình hình tài chính của dự án. Các thông tin này có thể được lấy từ các cơ quan chuyên cung cấp thông tin tín dụng như: trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC), từ các tổ chức tín dụng khác, hoặc nguồn thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhờ có các nguồn này mà ngân hàng có thể xác định lại các thông tin mà khách hàng đưa ra và bổ sung thêm các thông tin liên quan khác như: thị trường sản phẩm, tình hình tài chính, uy tín của dự án và chủ đầu tư trên thị trường và với các ngân hàng khác,…Các thông tin bên ngoài cũng có thể là những thông tin phi tài chính, tuy nhiên chúng lại khá quan trọng, rất hữu ích trong việc đánh giá tình trạng hoạt động thực tế của dự án, khả năng lãnh đạo, tình hình kinh doanh cũng như tương lai phát triển của dự án. Khả năng quan sát và óc phân tích chính là những yếu tố rất quan trọng giúp Cán bộ tín dụng có thể thu thập được nhiều thông tin phi tài chính có chất lượng như:
Quan sát tình hình hoạt động ở văn phòng, kho bãi: xem xét xem mọi người có vẻ vội vã hay không? Nhà kho có lỗn xộn hay không? Các loại hàng hóa có biểu hiện gì như bị bụi phủ, cũ, kém chất lượng giống như đã nằm trong kho lâu ngày không?
Quan sát kỹ lưỡng văn phòng làm việc của chủ đầu tư, ban quản lý dự án: mọi thứ sắp xếp trong phòng có thể hiện được tiềm lực kinh tế tương xứng của doanh nghiệp không? Hồ sơ tài liệu trong phòng có được sắp xếp gọn gàng trong tủ kính có khóa không?
Tiếp xúc với nhân viên hay công nhân làm việc tại dự án: xem xét xem điều kiện làm việc của họ có thuận lợi không? Tinh thần làm việc của công nhân viên như thế nào?
Lưu ý tới chỗ làm việc của các nhân viên kế toán: có chứng tỏ được rằng công việc kế toán được kiểm soát chặt chẽ không? Phương tiện làm việc của họ là gì? Có hiện đại hay không?...
Tuy nhiên, trong điều kiện thông tin tràn lan thì việc các Cán bộ tín dụng phải biết sàng lọc, lựa chọn, cảnh giác trong việc tiếp nhận thông tin cũng là rất cần thiết. Điều này đòi hỏi sự rèn luyện của các Cán bộ tín dụng nói riêng, cũng như đòi hỏi sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngân hàng nói chung.
Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các dự án đầu tư cho vay vốn.
Đây là một nội dung rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động quản lý rủi ro các dự án đầu tư, giúp phát hiện và ngăn ngừa sớm các rủi ro có thể phát sinh. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra, giám sát dự án vay vốn, trước hết các Cán bộ tín dụng cần quán triệt các nguyên tắc đã được đề ra.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay là rất cần thiết giúp cho Cán bộ tín dụng chủ động trong việc thực hiện kiểm tra dự án vay vốn, các cán bộ ở các bộ phận liên quan, lãnh đạo các phòng ban hoặc Ban giám đốc có cơ sở để đôn đốc và giám sát việc thực hiện của các Cán bộ tín dụng.
Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay.
Cán bộ tín dụng cần chủ động thực hiện Kế hoạch kiểm tra việc sử dụng vốn vay. Tùy đặc điểm của từng dự án, từng khoản vay, Cán bộ tín dụng có thể lựa chọn các cách thức kiểm tra như sau:
Kiểm tra hàng hóa lưu kho.
Căn cứ khối lượng hàng hóa thực tế hiện có trong kho khách hàng, Cán bộ tín dụng tính toán và cân đối với giá trị tiền vay đã phát hành theo Hợp đồng tín dụng.
Trong trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay là loại hàng hóa khó kiểm đếm thực tế, Cán bộ tín dụng có thể dựa trên thẻ kho hoặc các loại giấy tờ khác liên quan có thể chứng minh về số lượng, mẫu mã loại hàng hóa đang lưu trong kho.
Trường hợp dự án đang vay từ nhiều ngân hàng, Cán bộ tín dụng cần yêu cầu khách hàng báo cáo rõ ràng hàng hóa trong kho hình thành từ những nguồn vay nào, trong đó của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội là bao nhiêu, đồng thời kiểm tra sự khớp đúng giữa thực tế với nội dung báo cáo.
Kiểm tra khối lượng thi công xây dựng cơ bản, máy móc thiết bị.
Thông thường, việc kiểm tra khối lượng thi công xây dựng cơ bản tương đối khó khăn vì vậy Cán bộ tín dụng chỉ có thể căn cứ vào thực trạng của công trình tại thời điểm kiểm tra lần này so với thời điểm kiểm tra lần trước (sự tiến triển của công trình) đồng thời kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc nghiệm thu công trình, yêu cầu thanh toán của bên thi công…
Đối với máy móc thiết bị, Cán bộ tín dụng kiểm tra chủng loại, số lượng, seri trên máy … có khớp với giấy tờ hóa đơn lưu trong hồ sơ phát tiền vay.
Kiểm tra sổ sách, chứng từ.
Đối với các trường hợp hàng hóa hình thành từ vốn vay đã được xuất đi, được bán cho đối tác hoặc đang trên đường vận chuyển,…cán bộ tín dụng có thể áp dụng phương pháp kiểm tra các hóa đơn chứng từ xuất khẩu, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho,…
Trong trường hợp này, Cán bộ tín dụng cần theo dõi việc thanh toán của dự án để thu hồi kịp thời hoặc tổ chức kiểm tra thực tế sau khi hàng đã về.
Kiểm tra về việc mua các loại bảo hiểm của dự án. Đặc biệt là các bảo hiểm về tái sản, bảo hiểm cho người lao động. Để đề phòng khi rủi ro xảy ra, người gánh chịu tổn thất không phải là doanh nghiệp, dự án mà là các công ty bảo hiểm. Như vậy thì mặc dù rủi ro có thể xảy ra nhưng những tổn thất mà dự án gặp phải có thể không lớn, không ảnh hưởng nhiều tới tình hình sản xuất kinh doanh của dự án.
Do đặc thù sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư khác nhau vì vậy để có thể kiểm tra tốt các nội dung như trên, các Cán bộ tín dụng cần phát huy tinh thần trách nhiệm cao, chủ động trong công việc nhằm lựa chọn áp dụng biện pháp kiểm tra thích hợp nhất.
Đổi mới cơ cấu tổ chức tín dụng, tổ chức quản lý rủi ro.
Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của Ủy ban Basel thuộc Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) và tuân thủ các thông lệ quốc tế, bộ máy tổ chức hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng phải được tách bạch. Chức năng quản lý rủi ro các dự án đầu tư sẽ được giao cho một bộ phận độc lập với các đơn vị hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và sẽ không tham gia vào hoạt động cho các dự án vay vốn. Thay vào đó, bộ phận này sẽ quản lý và giám sát rủi ro toàn bộ các dự án đã được cho vay trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Để hạn chế tối đa rủi ro cần thiết có sự độc lập giữa các chức năng mà một Cán bộ tín dụng hiện đang được thực hiện, phải tiến hành tách các bộ phận: chức năng tiếp xúc khách hàng, chức năng phân tích hồ sơ dự án (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá dự án…) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát dự án, thu nợ…)
Nâng cao vai trò của kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay các dự án đầu tư là một công cụ vô cùng quan trọng vì thông qua hoạt động này có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra, kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do Cán bộ tín dụng gây ra.
Để nâng cao vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro xảy ra với các dự án đầu tư vay vốn cần thực hiện một số biện pháp sau:
Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho Phòng Kiểm tra nội bộ. Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng có thể tăng cường cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc quản lý rủi ro cùng phối hợp kiểm tra.
Các cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ trước hết phải có kiến thức về các hoạt động của ngân hàng nói chung và về nghiệp vụ tín dụng nói riêng, kiến thức về pháp luật, tin học, ngoại ngữ đồng thời cũng phải nẳm rõ các kiến thức chuyên môn về kiểm toán. Vì vậy, phải thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ phòng Kiểm tra nội bộ.
Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra theo hướng từ kiểm tra riêng lẻ sang kiểm tra hệ thống và kiểm tra tính tuân thủ, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra.
Kiến nghị.
Kiến nghị với Nhà nước.
Với tư cách là người tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán có định hướng lâu dài nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định. Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng cũng như tạo điều kiện ổn định cho các dự án hoạt động. Đồng thời, chỉ đạo phối hợp các ban ngành liên quan hỗ trợ các ngân hàng trong việc xử lý các khoản nợ vay quá hạn tồn đọng.
Điều chỉnh chính sách về đầu tư xây dựng cơ bản và giải quyết nợ tồn đọng xây dựng cơ bản: mặc dù Quốc hội đã ra Nghị quyết đến hết năm 2006 phải có kế hoạch cụ thể, biện pháp xử lý mạnh để giải quyết dứt điểm nợ đọng vốn. Chính phủ yêu cầu đến hết năm 2006 các bộ ngành tập trung xử lý hơn 13.000 tỷ đồng nợ đọng xây dựng cơ bản, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Nhưng trên thực tế hiện nay, số khoản nợ đọng xây dựng cơ bản còn lại cũng không nhỏ. Do vậy, đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành, các tỉnh tích cực chỉ đạo điều chỉnh chính sách đầu tư xây dựng cơ bản và thanh toán nợ tồn đọng.
Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành. Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng thương mại còn gặp nhiều khó khăn vì việc tiếp cận các thông tin giúp cho việc đánh giá, xếp hạng khách hàng, dự án (các thông tin về triển vọng kinh doanh ngành, các chỉ số trung bình ngành về tỷ số tài chính, giá thành…) hiện vẫn còn nhiều hạn chế và hầu như là không có. Vì vậy, Chính phủ cần giao cho Tổng cục thống kê phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình của các ngành kinh tế. Đây là thông tin hết sức quan trọng trong việc xem xét, đánh giá khách hàng trên cơ sở so sánh với trung bình ngành, qua đó giúp cho các ngân hàng thương mại có những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh tín dụng, cấp vốn cho các dự án đầu tư.
Tăng cường giám sát nội bộ và kiểm toán đối với doanh nghiệp và các dự án đầu tư. Chuẩn bị cho quá trình hội nhập tài chính quốc tế và khu vực, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tài chính kế toán. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường vai trò và hoạt động kiểm toán và giám sát nội bộ. Các công ty kiểm toán không chỉ dừng lại ở việc cung cấp đơn thuần dịch vụ kiểm toán mà cần tư vấn cho các doanh nghiệp, dự án về tài chính, kế toán và giải pháp quản lý, góp phần lành mạnh hóa hoạt động của các doanh nghiệp, dự án. Nhà nước cũng cần sớm ban hành quy định kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng có nguồn thông tin đáng tin cậy trong việc đưa ra quyết định cho vay hợp lý, an toàn.
Kiến nghị với ngân hàng nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng. Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thông tin giúp ngân hàng đối phó với những vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần vào việc ngăn ngừa, hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, thông tin mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về số lượng lẫn chất lượng cho các ngân hàng thương mại. Đây là một trong những hạn chế tạo nên những khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong quá trình quản lý rủi ro xảy ra đối với các dự án đầu tư. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các ngân hàng thương mại, trung tâm thông tin của các bộ, các cơ quan quản lý về doanh nghiệp để làm giàu thông tin của mình. Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm theo hướng bắt buộc các ngân hàng thành viên phải thực hiện vai trò cung cấp thông tin của mình, đảm bảo chất lượng, trung thực, đầy đủ. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng cần liên hệ với các tổ chức nước ngoài để khai thác thông tin về các đối tác nước ngoài có ý định đầu tư vào Việt Nam để kịp thời thông tin cho các ngân hàng thương mại trong nước, hạn chế những rủi ro đáng tiếc do thiếu thông tin.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại. Trên thực tế, hoạt động của ngân hàng thương mại sẽ càng phát huy hiệu quả khi nó được kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Kết quả của việc kiểm tra chính là những dấu hiệu vô cùng quan trọng trong việc ngăn chặn những xu hướng tiêu cực có thể xảy ra. Sự kiểm soát thường xuyên của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và sự kiểm toán định kỳ của cơ quan kiểm toán phải được thực hiện cùng với các biện pháp bắt buộc ngân hàng thương mại tuân thủ nghiêm túc các kiến nghị hay xử lý sau công tác thanh tra, kiểm tra.
Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì nguy cơ dẫn đến rủi ro càng lớn, chỉ đơn độc một ngân hàng thì không thể khắc phục được. Cho nên cần phải có hình thức trao đổi kinh nghiệm, hợp tác giữa các ngân hàng trong công tác quản lý rủi ro các dự án đầu tư. Để làm được điều này cần có công tác chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước tới toàn hệ thống ngân hàng dưới hình thức tổ chức các buổi hội thảo và các khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức.
Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Với tư cách là đơn vị chủ quản của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một hệ thống quản lý rủi ro định hướng thông lệ quốc tế. Cần sớm nghiên cứu và xây dựng mô hình lượng hóa cụ thể mức độ rủi ro của dự án cũng như mô hình định lượng để xác định số vốn được vay trên cơ sở mức độ rủi ro của dự án, xây dựng mô hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng chung cho toàn hệ thống.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cần sớm xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống thông tin quản lý đảm bảo cập nhật, chính xác và đầy đủ. Hệ thống thông tin này được tập trung tại Hội sở chính, kết nối trực tuyến với các chi nhánh trên cơ sở mạng máy tính nội bộ. Nội dung hệ thống này bao gồm tất cả các thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý rủi ro của ngân hàng. Với trình độ công nghệ chưa đồng bộ giữa các ngân hàng như hiện nay thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển có thể thiết kế những mẫu biểu thông tin riêng phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ riêng của mình trong đó bám sát các nội dung khoa học chung của các vấn đề báo cáo và đặc biệt phải bám sát quy định chung của quốc tế. Mặt khác, hệ thống thông tin này lại còn phải phù hợp với các yêu cầu báo cáo chung của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cần tạo điều kiện cho các Chi nhánh trong công tác đào tạo cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý tín dụng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về các lĩnh vực chuyên môn cung cấp nền tảng kiến thức toàn diện cho các Cán bộ tín dụng.
LỜI KẾT
Hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng luôn gắn liền và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đặt các doanh nghiệp trước các nguy cơ rủi ro ngày một cao hơn và nặng nề hơn. Ngân hàng là người cho các doanh nghiệp vay vốn để tiến hành các dự án đầu tư, do vậy cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Khi các dự án đầu tư gặp rủi ro sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tới ngân hàng. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi không những chỉ các doanh nghiệp phải chú trọng tới công tác quản lý rủi ro các dự án đầu tư mà bản thân các ngân hàng cũng phải tổ chức quản lý rủi ro thật tốt các dự án này để có thể tồn tại lâu dài.
Trên cơ sở lý luận về rủi ro, qua thực tiễn triển khai các biện pháp hạn chế rủi ro xảy ra đối với các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội và các kết quả đã đạt được, tác giả đã đánh giá, từ đó rút ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân của hoạt động này tại Chi nhánh. Kết quả là đã đề ra một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội. Rất mong rằng những giải pháp và kiến nghị của tác giả sẽ có thể phần nào đóng góp được cho Ngân hàng trong công tác quản lý rủi ro các dự án đầu tư nói riêng cũng như cho sự phát triển của Ngân hàng nói chung.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Hoài Chang (2005), “ Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 8, tr. 36 – 42.
Nguyễn Đức Đương (2005), “Thông tin tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 10, tr 1 – 6.
PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
TS. Nguyễn Hồng Minh (2007), Bài giảng “Quản trị rủi ro trong đầu tư”.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2003), Quy trình thẩm định dự án đầu tư.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội (2007), 50 năm xây dựng và phát triển.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1:
NỘI DUNG CHI TIẾT THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Các nội dung chi tiết cần thẩm định khi thẩm định một dự án đầu tư là:
Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án:
Mục tiêu đầu tư của dự án.
Sự cần thiết đầu tư dự án.
Qui mô đầu tư: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm.
Qui mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chí khác nhau (xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi vay trong thời gian thi công và dự phòng phí; vốn cố định và vốn lưu động); phân khai/phương án nguồn vốn để thực hiện dự án theo nguồn gốc sở hữu: vốn tự có, vốn được cấp, vốn vay, vốn liên doanh liên kết ...
Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án.
Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quan trọng, quyết định việc thành bại của dự án. Vì vậy, Cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án. Các nội dung chính cần xem xét, đánh giá gồm:
Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án
Phân tích quan hệ Cung - Cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.
Định dạng sản phẩm của dự án.
Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định.
Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng.
Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên các phương diện như:
Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay.
Sự hợp lý của qui mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm.
Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư (phân kỳ đầu tư, mức huy động công suất thiết kế).
Đánh giá về cung sản phẩm
Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn.
Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án.
Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới.
Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập khẩu khi Việt Nam tham gia với các nước khu vực và quốc tế (AFTA, WTO, APEC, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ,...) đến thị trường sản phẩm của dự án.
Đưa ra số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm, dịch vụ.
Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án
Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xem xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác. Việc định hướng thị trường này có hợp lý hay không.
Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, Cán bộ thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với:
Thị trường nội địa :
Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có ưu điểm gì không.
Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ, xu hướng tiêu thụ hay không.
Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có rẻ hơn không, có phù hợp với xu hướng thu nhập, khả năng tiêu thụ hay không.
Thị trường nước ngoài:
Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không (tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh,...)
Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu.
Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không.
Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa, kết quả như thế nào.
Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
Xem xét, đánh giá trên các mặt:
Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo ph-ơng thức nào, có cần hệ thống phân phối không.
Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa, mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không. Cần lưu ý trong trường hợp sản phẩm là hàng tiêu dùng, mạng lưới phân phối đóng vai trò khá quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm nên cần được xem xét, đánh giá kỹ. Cán bộ thẩm định cũng phải ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án.
Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả dự án.
Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem có thể xẩy ra việc bị ép giá hay không. Nếu đã có đơn hàng cần xem xét tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy khi thực hiện.
Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.
Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, Cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau:
Sản lượng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm.
Diến biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm.
Việc dự đoán này làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính ở các phần sau.
Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án.
Trên cơ sở hồ sơ dự án (báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên, giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập khẩu...) và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng/cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án:
Nhu cầu về nguyên nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm.
Các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào: một hay nhiều nhà cung cấp, đã có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm.
Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên nhiên liệu đầu vào (nếu có).
Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu.
Tất cả những phân tích đánh giá trên nhằm kết luận được hai vấn đề chính sau:
Dự án có chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào hay không?
Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào.
Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật
Địa điểm xây dựng
Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp: nguyên vật liệu, điện, nước và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không.
Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào; đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.
Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ.
Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án:
Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ,... hay không.
Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường.
Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào.
Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không.
Công nghệ, thiết bị:
Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới.
Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này.
Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không.
Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.
Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được hay không.
Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không.
Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án dự kiến hay không.
Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không. Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm đã tích luỹ của mình, Cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn, trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với Lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác và cụ thể.
Quy mô, giải pháp xây dựng
Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không.
Tổng dự toán/dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không.
Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không.
Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước...
Môi trường, PCCC: Xem xét, đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa. Trong phần này, Cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành về việc dự án có phải lập, thẩm định và trình duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, PCCC hay không.
Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án.
Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án.
Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án.
Xem xét năng lực, uy tín các nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị, công nghệ,...(nếu đã có thông tin).
Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường dự kiến bị mất.
Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.
Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn.
Tổng vốn đầu tư dự án:
Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Xác định tổng vốn đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án.
Trong phần này, Cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ,... Thông thường, kết quả phê duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được Ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư, v.v...), Cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án.
Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, hoặc tổng mức vốn đầu tư mới ở dạng khái toán, Cán bộ thẩm định phải dựa vào số liệu đã thống kê, đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán.
Ngoài ra, Cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này.
Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án:
Cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông th-ờng vốn tự có phải tham gia đầu tư trước. Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả.
Nguồn vốn đầu tư:
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, Cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án.
Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.
Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hoá thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau:
Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả.
Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.
Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.
Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.
Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.
Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, Cán bộ thẩm định sẽ thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo Báo cáo thẩm định gồm:
Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ).
Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ. Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính, gồm có:
Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thưòng tính bằng 50-70%).
Khấu hao cơ bản.
Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án.
Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có:
Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án:
NPV.
IRR.
ROE (đối với những dự án có vốn tự có tham gia).
Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ.
Nguồn trả nợ hàng năm.
Thời gian hoàn trả vốn vay.
DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án).
Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như : khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực, v.v. ... sẽ được đề cập tới tuỳ theo từng dự án cụ thể.
PHỤ LỤC 2:
CÁC BẢNG TÍNH VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1
Bảng 1: Tình hình SXKD
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Quý II/2005
Kế hoạch 2005
Sản lượng
199,000
235,000
204,643
265,000
Tổng doanh thu
100.410
153.091
88.989
172.000
Doanh thu thuần
100.345
153.091
88.983
Giá vốn hàng bán
94.971
145.102
83.751
LN từ hoạt động SXKD
2.138
3.943
3.173
LN từ hoạt động tài chính
-251
1.024
761
LN bất thường
97
36
367
Lợi nhuận trước thuế
1.984
5.003
4.301
4.800
Lợi nhuận sau thuế
1.349
3.602
4.301
Chỉ tiêu p/a k/năng sinh lời (%)
ROA
3,07
4,5
5,73
ROE
9,7
20,9
38,9
Chỉ tiêu p/a hiệu quả hoạt động
Vòng quay vốn lưu động (Vòng)
1,73
1,48
1,25
Vòng quay các khoản phải thu (vòng)
8,03
21,82
16,78
Vòng quay hàng tồn kho (vòng)
2,82
1,79
1,44
Bảng 2: Tình hình tài chính
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Quý II/2005
Tăng, giảm N04/N03
(%)
Tăng giảm
tuyệt đối
N04/N03
Tổng tài sản
89.027
133.522
150.078
49,98
44.495
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
81.539
125.916
142.224
54,42
44.377
Tiền
15.904
9.427
7.851
-40,73
-6.477
Đầu tư ngắn hạn
0
0
0
0,00
0
Các khoản phải thu
5.449
8.582
10.679
57,50
3.133
- Phải thu khách hàng.
1.332
2.572
6.319
93,09
1.240
- Trả trước người bán
16
70
530
337,50
54
-Phải thu nội bộ
0
0
0
-
0
Hàng tồn kho
57.401
104.657
115.654
82,33
47.256
- Sản phẩm dở dang
57.401
104.657
115.654
82,33
47.256
Tài sản lưu động khác
2.785
3.250
8.040
16,70
465
TSCĐ và đầu tư dài hạn
7.488
7.606
7.854
1,58
118
Tài sản cố định
7.388
7.386
7.516
-0,03
-2
Đầu tư dài hạn
100
100
100
0,00
0
XDCB dở dang
0
120
238
0,00
120
Tổng nguồn vốn
89.026
133.522
150.078
49,98
44.496
Nợ phải trả
72.492
115.506
127.989
59,34
43.014
Nợ ngắn hạn
72.492
115.461
127.936
59,27
42.969
- Vay ngắn hạn
1.285
12.689
36.654
887,47
11.404
- Phải trả người bán
11.604
2.197
2.468
-80,14
-8.867
- Người mua ứng trước
3.373
41.512
37.193
1.131
38.139
- Phải trả các đơn vị nội bộ
54.262
53.770
48.262
-98
-182
- Phải trả phải nộp khác
1.896
4.095
3.156
180
768
Nợ dài hạn
0
0
0
0,00
0
Vốn chủ sở hữu
16.534
18.016
22.089
8,96
1.482
Vốn kinh doanh
15.000
15.000
15.000
0,00
0
Lợi nhuận chưa phân phối
0
961
4.301
0,00
961
Các quỹ
1.162
1.580
2.559
35,97
418
Cơ cấu tài sản, nguồn vốn (%)
TSLĐ/Tổng TS
91,59
94,30
94,77
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
81,43
86,51
85,28
Tỷ suất đầu tư
0,08
0.06
0,05
Tỷ suất tự tài trợ
18,57
13.49
14,72
Khả năng thanh toán ngắn hạn (lần)
K/n thanh toán hiện hành
1,12
1.09
1,11
K/n thanh toán nhanh
0,33
0.18
0,21
Khả năng thanh toán dài hạn (lần)
Mức trích KHCB hàng năm
TSCĐ hình thành từ vốn tự có
7,388
7.386
7,516
TSCĐ hình thành từ vốn vay
0
0
0
Hệ số thanh toán nợ dài hạn
-
-
-
Bảng 3: Tình hình công nợ
Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục
Năm 2003
Năm 2004
Quý II/2005
A. Các khoản phải thu
6,426
11,589
20,686
Phải thu khách hàng
1,332
2,572
6,319
Trả trước cho người bán
16
70
530
Thuế GTGT khấu trừ
3,883
5,932
5,933
Phải thu nội bộ khác
0
0
0
Phải thu khác
218
127
212
Phải thu tạm ứng
977
2,888
7,692
B. Các khoản phải trả
72,474
115,505
127,987
Vay ngắn hạn
1,285
12,689
36,654
Nợ phải trả người bán
11,046
2,197
2,468
Người mua trả tiền trước
3,373
41,512
37,193
Phải trả thuế
186
4
-3
Phải trả CNV
426
1,194
204
Phải trả các đơn vị nội bộ
54,262
53,770
48,262
Phải trả khác
1,896
4,095
3,156
Chi phí phải trả
0
44
53
PHỤ LỤC 3:
CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
Bảng 1: Bảng tính toán lãi vay ngân hàng
Tổng vốn vay: 2,188,000,000 đồng
Đơn vị: đồng
Năm
Gốc vay
Lãi vayngân hàng
Số tiền phải trảhàng năm
Gốc và lãi vay phải trả
1
2.188.000.000
252.057.600
729.333.333
981.390.933
2
1.458.666.667
168.038.400
729.333.333
897.371.733
3
729.333.333
84.019.200
729.333.333
813.352.533
Bảng 2: Chi phí nhân công
Đơn vị: đồng
STT
Nội dung
Số lượng
Lương tháng
Tổng lương 1 năm
1
Thợ vận hành
5
1.500.000
90.000.000
2
Lái xe, lái cẩu
2
1.500.000
36.000.000
3
Kỹ sư quản lý
1
3.500.000
42.000.000
4
Kỹ sư cơ khí
1
2.800.000
33.600.000
5
Thợ điện
2
1.500.000
36.000.000
6
Công nhân kỹ thuật
1
1.200.000
14.400.000
7
Kế toán thống kê
3
2.000.000
72.000.000
8
Thủ kho
1
1.200.000
14.400.000
9
Bảo vệ
2
1.000.000
24.000.000
10
Công nhân phụ trợ
2
800.000
19.200.000
Tổng cộng
20
17.000.000
381.600.000
Bảng 3: Chi phí vật liệu
Đơn vị: đồng
Năm
Công suất SX (md/n)
Đơn giá
Thành tiền
1
13.200
229.000
3.022.800.000
2
14.025
229.000
3.211.725.000
3
14.850
229.000
3.400.650.000
4
16.500
229.000
3.778.500.000
5
16.500
229.000
3.778.500.000
6
16.500
229.000
3.778.500.000
7
16.500
229.000
3.778.500.000
Bảng 4: Doanh thu dự kiến
Đơn vị: đồng
Năm
Công suất SX (md/n)
Đơn giá
Thành tiền
1
13.200
399.048
5.267.433.600
2
14.025
399.048
5.596.648.200
3
14.850
399.048
5.925.862.800
4
16.500
399.048
6.584.292.000
5
16.500
399.048
6.584.292.000
6
16.500
399.048
6.584.292.000
7
16.500
399.048
6.584.292.000
Bảng 5: Chi phí nhiên liệu và năng lượng năm đầu
Đơn vị: đồng
STT
Nội dung
Định mức NL
Đơn giá(đồng)
Số giờ làm việctrong tháng
Tổng chi phínăm đầu
1
Dây chuyền trạm trộn bê tông vàphụ kiện đi kèm(20M3/h)
25 KWh
1.200
208
74.880.000
2
Dây chuyền sản xuất cốngBTCT và phụ kiện đi kèm
50 KWh
1.200
208
149.760.000
3
Xe ô tô tải
52 lít/tháng
6.500
4.056.000
4
Nhà xưởng, kho bãi
5 KWh
1.200
208
14.976.000
Tổng cộng
243.672.000
Bảng 6: Dự kiến kết quả sản xuất - kinh doanh
NỘI DUNG
NĂM VẬN HÀNH DỰ ÁN
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Sản lượng SX
13.200
14.025
14.850
16.500
16.500
16.500
16.500
Tổng doanh thu
5.267.433.600
5.596.648.200
5.925.862.800
6.584.292.000
6.584.292.000
6.584.292.000
6.584.292.000
Chi phí
4.988.894.168
5.141.013.699
5.269.338.029
5.656.484.405
5.656.484.405
5.656.484.405
5.656.484.405
Nhân công
381.600.000
381.600.000
381.600.000
381.600.000
381.600.000
381.600.000
381.600.000
Vật liệu
3.022.800.000
3.211.725.000
3.400.650.000
3.778.500.000
3.778.500.000
3.778.500.000
3.778.500.000
Nhiên liệu, năng lượng
243.672.000
258.901.500
274.131.000
304.590.000
304.590.000
304.590.000
304.590.000
Chi phí SCBD
54.365.384
54.365.384
54.365.384
93.970.392
93.970.392
93.970.392
93.970.392
Chi phí văn phòng
22.880.000
24.310.000
25.740.000
28.600.000
28.600.000
28.600.000
28.600.000
Chi phí thuê nhà xưởng
163.636.364
163.636.364
163.636.364
163.636.364
163.636.364
163.636.364
163.636.364
Chi phí thuê trạm trộn
84.000.000
84.000.000
84.000.000
84.000.000
84.000.000
84.000.000
84.000.000
Khấu hao cơ bản
523.652.320
523.652.320
523.652.320
523.652.320
523.652.320
523.652.320
523.652.320
Lãi vay ngân hàng
252.057.600
168.038.400
84.019.200
0
0
0
0
Chi phí khác
71.229.955
73.053.435
74.876.914
80.378.236
80.378.236
80.378.236
80.378.236
Chi phí quản lý công ty
191.880.545
197.731.296
202.666.847
217.557.092
217.557.092
217.557.092
217.557.092
Lợi nhuận trước thuế
278.539.432
455.634.501
656.524.771
927.807.595
927.807.595
927.807.595
927.807.595
Thuế TNDN
77.991.041
127.577.660
183.826.936
259.786.127
259.786.127
259.786.127
259.786.127
Lợi nhuận sau thuế
200.548.391
328.056.841
472.697.835
668.021.469
668.021.469
668.021.469
668.021.469
(Doanh thu và chi phí không có VAT)
Bảng 7: Bảng tính giá trị hiện tại ròng NPV
Tổng vốn đầu tư
3.665.566.241
đồng (không có VAT)
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Lợi nhuận sau thuế
200.548.391
328.056.841
472.697.835
668.021.469
668.021.469
668.021.469
668.021.469
Khấu hao cơ bản
523.652.320
523.652.320
523.652.320
523.652.320
523.652.320
523.652.320
523.652.320
Dòng tiền ròng từ dự án
724.200.711
851.709.161
996.350.155
1.191.673.789
1.191.673.789
1.191.673.789
1.191.673.789
HSCK = 11%
12%
NPV
945.510.904
Bảng 8: Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ
Chỉ tiêu
Năm 0
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
Dòng tiền ròng từ DA
-3.665.566.241
724.200.711
851.709.161
996.350.155
1.191.673.789
1.191.673.789
1.191.673.789
1.191.673.789
HSCK 1
18%
NPV1
117.330.366
HSCK 2
19%
NPV2
1.599.816
IRR
19,0142%
MỤC LỤC
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111801.doc