Chuyển hóa, tiếp thu kinh nghiệm trong
cách giải thích pháp luật, kinh nghiệm xét xử là
cách mà các thiết chế tài phán thường hay sử
dụng và đó chắc chắn cũng là một cách chuyển
hóa pháp luật thực tế nhất mà nhiều khi chưa
cần đến chuyển hóa các quy phạm hay các chế
định pháp luật. Tác giả Cyril Mathias Vincent
cho biết, khi chưa ban hành vào năm 1986 Luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các Thẩm
phán Ấn Độ đã không thể “xoay xở” trong
khuôn khổ của các phạm trù của Thông luật về
“công lý, công bằng và lương tâm” khi giải
quyết các vụ việc tranh chấp và đã phải dẫn
chiếu tới kinh nghiệm xét xử từ các nước thuộc
hệ thống luật lục địa về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng [22, tr.401-478].
3. Kết luận
Trong quá trình toàn cầu hóa sự tiếp nhận
và chuyển hóa lẫn nhau giữa pháp luật của các
quốc gia diễn ra với một cường độ lớn dưới ảnh
hưởng của sự hợp tác và liên kết với
Những hình thức khác nhau. Quá trình này
đến lượt nó tác động đến các quy phạm, chế
định làm mới cấu trúc các nguồn luật, làm thay
đổi nhận thức về pháp luật, làm xuất hiện
những khái niệm pháp lý mới, những chế định
pháp luật mới trong mỗi hệ thống pháp luật.
Toàn cầu hóa làm thay đổi nội dung,
phương thức và mục tiêu tương tác giữa pháp
luật quốc tế và pháp luật quốc gia trong quá
trình cùng điều chỉnh các vấn đề pháp lý toàn
cầu trên cơ sở nguyên tắc về tính trội của pháp
luật quốc tế.
Pháp luật của mỗi quốc gia cần thích nghi
và thay đổi nhanh nhạy với những vấn đề toàn
cầu, phù hợp dễ hơn và tiếp nhận các yếu tố của
hệ thống pháp luật khác trong bối cảnh liên kết,
hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau trong thời đại
toàn cầu hóa.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển hóa pháp luật trong thời đại toàn cầu hóa và liên kết quốc tế, khu vực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 85-93
85
Review Article
Law Transformation in the Context Globalisation and
International, Regional Integration
Vu Thanh Ha*
Immigration Deparment, 44-46 Tran Phu, Ba Dinh, Hanoi, Vietnam
Received 25 November 2019
Revised 15 December 2019; Accepted 19 December 2019
Abstract: Globalisation and regional integration has become typical in this contemporary context.
These processes have changed the interaction between a national legal system and the international
one towards the dominance of international law. At the same time, globalisation and regional
integration have increasingly stimulated the proximity and interaction of national laws with other
legal systems. This special context requires to establish approaches of transforming laws towards
building an effective legal system for each country’s development and integration internationally
and regionally.
Keywords: Legal Transplant, transformation, incorporation, implementation.
________
Corresponding author.
E-mail address: vuthanhha1610@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4262
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 85-93
86
Chuyển hóa pháp luật trong thời đại
toàn cầu hóa và liên kết quốc tế, khu vực
Vũ Thanh Hà*
Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 25 tháng 11 năm 2019
Chỉnh sửa ngày 15 tháng 12 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày19 tháng 12 năm 2019
Tóm tắt: Toàn cầu hoá và liên kết khu vực là những quá trình đặc trưng cho thời đại ngày nay.
Các quá trình đó làm thay đổi sự tương tác của hệ thống pháp luật của một quốc gia với pháp luật
quốc tế theo hướng bảo đảm tính trội của pháp luật quốc tế; đồng thời, toàn cầu hoá và khu vực
cũng hàng ngày hàng giờ kích thích sự xích lại gần nhau, sự tương tác của pháp luật quốc gia với
các hệ thống pháp luật khác. Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu xác lập những cách thức chuyển hoá pháp
luật hướng tới việc xây dựng hệ thống pháp luật hiệu quả đối với nhu cầu phát triển của mỗi quốc
gia và nhu cầu liên kết quốc tế, khu vực.
Từ khóa: Chuyển hoá pháp luật, cấy ghép pháp luật, nội luật hoá, cơ chế thu hút, cơ chế áp dụng.
1. Sự tương tác mới của pháp luật quốc gia
với pháp luật quốc tế*
Cơ sở lý luận và pháp lý của mối liên hệ pháp
luật quốc gia - pháp luật quốc tế
Kể từ khi hình thành hệ thống luật quốc tế
thống nhất thì vấn đề về sự liên hệ và tương tác
của nó với các hệ thống pháp luật quốc gia luôn
luôn được đặt ra và quan điểm về vấn đề này
cũng hết sức đa dạng và khác nhau. Tuy nhiên,
nhìn chung lại thì đều tập trung ở hai trường
phái với hai tên gọi đối lập nhau: trường phái
nhất nguyên và trường phái nhị nguyên.
________
* Tác giả liên hệ.
Địa chỉ email: vuthanhha1610@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4262
Trường phái nhất nguyên quan niệm không
có sự khác nhau giữa luật quốc gia và luật quốc
tế mà đó chẳng qua là hai yếu tố của một hệ
thống. Tuy nhiên, tính nhất nguyên đó cũng lại
được phân hóa thành 2 loại. Một quan điểm coi
luật quốc gia có tính trội so với luật quốc tế,
còn quan điểm khác, ngược lại, coi tính trội đó
thuộc về luật quốc tế. Dựa vào tư tưởng của G.
Heghen về quyền tuyệt đối [1, tr.15-16] trường
phái nhất nguyên suy luận rằng, Nhà nước -
người đại diện cho quốc gia - có quyền đặt ra và
sửa đổi mọi thứ luật lệ “trong và ngoài quốc
gia”. Việc suy luận quyền tuyệt đối của Nhà
nước theo hướng đặt cả các quan hệ quốc tế vào
tầm quyết định của một quốc gia đã được coi là
đồng nghĩa với việc xem thường trật tự pháp
luật quốc tế và lịch sử đã và đang cho thấy
V.T. Ha / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 85-93
87
những hệ lụy nguy hiểm của quan điểm đó.
Quan điểm thứ hai của trường phái nhất nguyên
mà đại diện là nhà luật học người Áo Hans
Kelsen đặt luật quốc tế vào vị trí nổi trội so với
luật của quốc gia. Trong hai tác phẩm nổi tiếng
Lý thuyết thuần túy về pháp luật (1934) và Các
nguyên tắc của Luật quốc tế (1952), H. Kelsen
khẳng định mọi vấn đề trong nước đều là khách
thể hiện tại hoặc tiềm tàng của luật quốc tế và
do đó luật quốc tế đương nhiên có vai trò quyết
định so với luật quốc gia [2, tr.368].
Trường phái nhị nguyên về mối quan hệ
giữa Luật quốc tế và luật quốc gia cũng ra đời
vào khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX, cũng có khởi nguồn từ trường phái thực
chứng pháp lý, tuy nhiên, quan niệm rằng, Luật
quốc tế và Luật quốc gia là những hệ thống
pháp luật riêng rẽ độc lập với nhau bởi chúng
có khách thể điều chỉnh khác nhau: Luật quốc
tế điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia, trong
khi Luật của quốc gia điều chỉnh các vấn đề
trong nước: giữa công dân với công dân, giữa
Nhà nước với công dân của Nhà nước đó,
không thể coi pháp luật quốc tế là công cụ để
giải quyết các vấn đề nội tại của một quốc gia,
luật của quốc gia không có hiệu lực trên phạm
vi quốc tế, một Nhà nước không thể căn cứ vào
pháp luật của mình trong việc giải quyết các
vấn đề quốc tế [3, tr.152].
Học thuyết luật quốc tế hiện đại đặt cả luật
quốc tế và luật của quốc gia vào trong một
không gian pháp luật thống nhất, có đối tượng
điều chỉnh, phạm vi ảnh hưởng và vai trò khác
nhau nhưng hoàn toản có thể có sự tương tác,
thâm nhập lẫn nhau giữa các quan điểm,
nguyên tắc cũng như các chế định và quy phạm
pháp luật.
Nếu như pháp luật của quốc gia là kết quả
của việc “đưa ý chí” của quốc gia đó lên thành
luật thì pháp luật quốc tế là kết quả của sự tham
vấn lẫn nhau, của sự thỏa thuận và thống nhất ý
chí của các quốc gia với nhau. Vì vậy, một khi
đã hình thành các nguyên tắc, các chế định và
quy phạm của Luật quốc tế có vị trí chi phối đối
với luật quốc gia trong mọi trường hợp có sự
tương tác. Nguyên tắc tương tác đó đã được xác
nhận tại Điều 27 Công ước Viên năm 1969 về
Luật điều ước quốc tế (Vienna Convention on
the Law of Treaties). Và đó chính là điều kiện
cần thiết cho các quan hệ pháp lý quốc tế hiện
đại và tiến bộ. Nội hàm của Nguyên tắc Pacta
sunt servanda – một nguyên tắc nổi tiếng của
luật quốc tế đã được xác định tại Công ước
Viên năm 1969 với tính cách là nguyên tắc về
hiệu lực của điều ước quốc tế. Điều kiện đầu
tiên cho việc thực hiện nguyên tắc Pacta sunt
servanda là quốc gia thành viên cần tạo dựng cơ
chế thích hợp cho việc thực hiện các quy định
của điều ước quốc tế. Theo đó, về mặt lý thuyết,
có ba cơ chế phổ biến có thể áp dụng đối với
quốc gia, gồm cơ chế chuyển hóa quy phạm
luật quốc tế vào trong luật quốc gia
(transformation), cơ chế thu hút điều ước quốc
tế vào luật quốc gia (incorporation) và cơ chế
áp dụng quy phạm luật quốc tế trong hoạt động
thực tiện trong nước (implementation).
Cơ chế chuyển hóa hay còn gọi là nội luật
hóa cho kết quả là sự chuyển hóa tinh thần và
nội dung của quy phạm luật quốc tế vào pháp
luật quốc gia nhằm tạo ra một loại quan hệ pháp
luật “trong nước” với các chủ thể pháp luật
“trong nước”; kết quả là quy phạm luật quốc tế
đã không còn tồn tại về mặt hình thức, mặc dù
về nội dung có thể có sự giống nhau giữa quy
phạm luật quốc tế ban đầu với quy phạm đã
được chuyển hóa thành quy phạm pháp luật
trong nước. Phương thức thực hiện việc chuyển
hóa này phải là việc ban hành văn bản pháp luật
của quốc gia. Chuyển hóa là để thực hiện cam
kết trong điều ước quốc tế, nhưng phải trên cơ
sở một “động tác” của Nhà nước có chủ quyền.
Cơ chế chuyển hóa được diễn đạt bằng những
cách khác nhau trong Hiến pháp của các nước
tuân theo cơ chế này. Chẳng hạn, theo Hiến
pháp các nước Bắc Âu thì các quy phạm pháp
luật quốc tế được thừa nhận chung và các điều
ước đã được ký kết không thể trở thành những
quy định có hiệu lực trực tiếp để điều chỉnh các
quan hệ mà phải được nội luật hóa vào nội dung
của pháp luật trong nước. Vì vậy, trong quy
trình lập pháp của các nước này đã hình thành
một quy trình lập pháp như sau: cùng với việc
chuẩn bị ký kết một điều ước quốc tế thì cơ
quan soạn thảo của Chính phủ đệ trình Quốc
V.T. Ha / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 85-93
88
hội một dự án luật, theo đó dự kiến sẽ nội luật
hóa điều ước này sau khi nó được ký kết. Hiến
pháp Israel (Đ.108), Cộng hòa Nam Phi
(Đ.112) cũng có quy định tương tự, rằng một
điều ước quốc tế chỉ có thể điều chỉnh các quan
hệ trong nước sau khi được nội luật hóa.
Ưu điểm của cơ chế chuyển hóa nội dung
và tinh thần của pháp luật quốc tế vào luật quốc
gia là sự khẳng định rõ ràng về chủ quyền lập
pháp của quốc gia. Đồng thời, cơ chế đó không
dẫn đến xung đột giữa quy phạm của pháp luật
trong nước với quy phạm của Điều ước quốc tế
bởi nó đã được xem xét kỹ trong quá trình nội
luật hóa. Tuy nhiên, nhiều ý kiến của các
chuyên gia pháp luật quốc tế cho rằng, trong
điều kiện thay đổi nhanh chóng của các vấn đề
quốc tế và cường độ của sự hội nhập quốc tế
giữa các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa và
khu vực hóa, cơ chế này đã bộc lộ những hạn
chế của nó bởi cần đến một quy trình chuyển
quy phạm luật quốc tế vào nguồn của pháp luật
trong nước theo các thủ tục của việc nội luật
hóa như đã nêu ở trên. Theo các chuyên gia
này, nếu nói về chủ quyền thì phải chăng gia
nhập điều ước quốc tế, chấp nhận các cam kết
và điều kiện của điều ước đó đã chính là biểu
hiện không thể tranh cãi của chủ quyền lập
pháp quốc gia [4, tr.152].
Cơ chế thu hút (incorporation) xác định
rằng, các quy phạm luật quốc tế có thể tự động
trở thành một phần của pháp luật quốc gia mà
không cần bất kỳ một động tác lập pháp nào
của cơ quan có thẩm quyền tương ứng của quốc
gia đó. Như vậy, thu hút đồng nghĩa với việc
coi Điều ước quốc tế là nguồn pháp luật trực
tiếp của quốc. Việc xác lập cơ chế thu hút được
thực hiện bằng quy định hoặc ở tầm Hiến pháp,
hoặc ở tầm một đạo luật. Về mặt lịch sử, cơ chế
này hình thành từ khá sớm trên cơ sở thực tiễn
xét xử của các Tòa án nước Anh vào các thế kỷ
XVIII-XIX khi chủ trương coi các quy phạm
tập quán quốc tế là một phần của Thông luật và
đương nhiên được áp dụng trong quá trình xét
xử các vụ việc trong nước [5, tr.242]. Hoa Kỳ
đã ngay lập tức vận dụng cơ chế này cho hệ
thống pháp luật của mình thông qua điều khoản
được gọi là “điều khoản tối thượng”
(Superemacy Clause) của Hiến pháp năm 1787:
“Bản Hiến pháp này nhằm thực thi Hiến pháp
của Hoa Kỳ, cũng như các điều ước mà chính
quyền Hoa Kỳ đã và sẽ ký kết, là pháp luật cao
nhất của đất nước, và do vậy, các Thẩm phán
tại mỗi tiểu bang có nghĩa vụ thực hiện quy
định này kể cả khi Hiến pháp hoặc pháp luật ở
tiểu bang có những quy định trái và khác”
(Điều VI phần 2 Hiến pháp Hoa Kỳ) [6, tr.72].
Hiến pháp nhiều nước khác như CHLB Đức,
Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan, Thụy Sỹ, Nhật
Bản, Ai Cập, Argentina v.v.. cũng quy định
theo hướng này.
Hiến pháp năm 1993 của Liên bang Nga
(Khoản 4 Điều 15) còn xác định một nguyên tắc
có tính khái quát cao hơn: “Các nguyên tắc và
các quy phạm luật quốc tế được thừa nhận
chung và các điều ước quốc tế của LB Nga là
một phần của hệ thống pháp luật. Nếu điều ước
quốc tế của LB Nga có quy định khác với quy
định của pháp luật thì áp dụng quy định của
điều ước quốc tế”. Điều khác biệt được cho là
“đi xa hơn” ở đây chính là hai yếu tố mà Hiến
pháp LB Nga quy định. Thứ nhất, đó không chỉ
là các điều ước quốc tế của LB Nga (tức là
những điều ước quốc tế mà LB Nga tham gia)
mà còn là các nguyên tắc pháp luật quốc tế, các
quy phạm luật quốc tế được thừa nhận chung;
thứ hai, những yếu tố quốc tế đó, theo Hiến
pháp, không chỉ đơn thuần được đưa vào các
văn bản pháp luật của Nhà nước Nga mà đương
nhiên là “một phần của hệ thống pháp luật”.
Quy định như vậy đã chỉ rõ, cũng như nhiều
nước đã nêu ở trên, LB Nga đã chọn con đường
thu hút pháp luật quốc tế.
Đi xa hơn Hiến pháp LB Nga là Hiến pháp
các nước như Áo (Đ.9), Hungari (Đ.7), Ireland
(Đ.29), Estonia (Đ.3), Somali (Đ.19),
Uzbekistan (Lời nói đầu), theo đó, không chỉ
các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế
được thừa nhận chung và các điều ước của các
quốc gia đó mà các tập quán quốc tế cũng có
tính trội so với luật trong nước.
Những trường hợp vừa nêu trên đây có thể
được diễn giải theo một cách khái quát rằng,
bằng cách coi các yếu tố của luật pháp quốc tế
mà chủ yếu là các điều ước mà các quốc gia
V.T. Ha / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 85-93
89
tham gia, kế đó là các nguyên tắc, các quy
phạm luật quốc tế “được thừa nhận chung”
hoặc kể cả các tập quán quốc tế, là một phần
của hệ thống pháp luật của quốc gia; các quốc
gia đó đã làm cho các yếu tố của luật pháp quốc
tế có hiệu lực điều chỉnh trực tiếp đối với các
quan hệ xã hội tương ứng phát sinh trong lãnh
thổ của mình mà không cần bất kỳ một động tác
lập pháp nào khác, ngoại trừ việc phê chuẩn
điều ước đã được ký kết.
Cơ chế áp dụng pháp luật quốc tế
(Implementation) không nhằm “hóa thân” quy
phạm luật quốc tế vào trong phạm vi luật trong
nước thông qua việc coi các điều ước quốc tế là
“một phần” của hệ thống pháp luật quốc gia mà
đặt ra vấn đề về sự công nhận hiệu lực của quy
phạm đó và tổ chức thực hiện nó. Nói cách
khác, đây là một hệ thống các giải pháp thực
tiễn với mục đích rất rõ ràng là để thực hiện
các cam kết quốc tế hoặc các quy phạm khác
của luật quốc tế mà không hề làm thay đổi bản
chất, nội dung của quy phạm đó. Văn bản duy
nhất mà quốc gia có thể ban hành trong trường
hợp này là văn bản công nhận hiệu lực của điều
ước và đề ra những giải pháp nhằm thực hiện
điều ước quốc tế. Với nghĩa đó, quy phạm của
điều ước quốc tế về bản chất vẫn tiếp tục là quy
phạm luật quốc tế, không chuyển hóa thành yếu
tố của luật trong nước mà chỉ là vấn đề thực
hiện nó khi quốc gia có đầy đủ những điều kiện
cần thiết để áp dụng trong thực tế.
Cơ chế thu hút và cơ chế áp dụng đòi hỏi
làm rõ hai loại điều ước quốc tế là điều ước áp
dụng trực tiếp và điều ước không áp dụng trực
tiếp. Việc phân biệt này là cần thiết, xuất phát
từ nhu cầu của việc tôn trọng luật pháp quốc tế
và từ đó, các quốc gia phải bằng những nỗ lực
cần thiết đưa vào trong hệ thống pháp luật của
mình các quy phạm của luật quốc tế. Bởi lẽ,
những cơ chế vừa nêu trên đây trong việc
chuyển quy phạm của điều ước quốc tế vào luật
quốc gia chỉ có thể được thực hiện trong thực
tiễn khi các cơ quan áp dụng pháp luật trong
nước biết rõ quy phạm của điều ước nào phù
hợp cho cơ chế nào.
Tại các nước theo hệ thống luật lục địa,
theo cách mà Tòa án châu Âu sử dụng, thường
có các khái niệm như “áp dụng trực tiếp”
(direct application); “hiệu lực trực tiếp” (direct
effect), “có khả năng áp dụng trực tiếp” (direct
applicability), hoặc “có hiệu lực đối với mọi đối
tượng” (binding on all persons). Đó là những
khái niệm để chỉ những điều ước được áp dụng
trực tiếp. Trong khi đó, các nước thuộc hệ
thống Thông luật thường chỉ sử dụng từ ngữ
“hợp nhất” (incorporation) để chỉ trường hợp
áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế và từ ngữ
“chuyển hóa” (transformation) để chỉ trường
hợp quy phạm không thể áp dụng trực tiếp như
đã nêu ở trên. Các quốc gia châu Âu thường
hay lý giải về điều kiện của một quy phạm điều
ước quốc tế có thể được áp dụng trực tiếp bởi
một điều kiện rất khái quát là: nếu quy phạm
đó có khả năng như một điều luật trong nước.
Trong khi đó, các nước Thông luật, trước hết
là Hoa Kỳ, xác định cụ thể rằng, quy phạm
luật quốc tế đó phải có khả năng tạo ra quyền
và nghĩa vụ chủ thể mà chủ thể đó có thể
được yêu cầu bảo vệ trước Tòa án khi cần
thiết [7, tr.425].
2. Toàn cầu hóa và sự tiếp nhận pháp luật
nước ngoài vào hệ thống pháp luật của quốc
gia
2.1. Nhu cầu và tính khả thi của chuyển hóa
pháp luật
Trong quá trình toàn cầu hóa pháp luật,
không chỉ có sự thay đổi mạnh mẽ trong mối
tương tác giữa luật quốc tế và luật quốc gia theo
hướng bảo đảm tính trội của các chuẩn mực
pháp lý quốc tế mà toàn cầu hóa còn tạo ra
động lực to lớn cho sự tương tác, xích lại gần
nhau giữa các hệ thống pháp luật của các quốc
gia. Nếu nhìn từ góc độ nhu cầu của hệ thống
pháp luật quốc gia thì đó là quá trình mỗi quốc
gia kiếm tìm cho mình một cách có chủ đích
những cách thức điều chỉnh pháp luật tốt nhất
của các quốc gia khác đối với các vấn đề của
quá trình phát triển kinh tế xã hội, chính trị, văn
hóa; không chỉ nhằm bảo đảm nhu cầu của quá
trình liên kết kinh tế mà còn nhằm điều chỉnh
có hiệu quả của những vấn đề trong nước. Bởi
V.T. Ha / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 85-93
90
trong quá trình toàn cầu hóa và liên kết đa
phương thì cái gọi là “biên giới pháp lý quốc
gia” càng ngày càng giảm vai trò do sự cần thiết
của chính các quốc gia phải cùng nhau tìm
kiếm, xác lập những quy chuẩn hành vi chung
trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và
từ đó mà bước vào sân chơi quốc tế chung.
Trong lý luận pháp luật hiện đại, quá trình
tương tác, ảnh hưởng và tiếp nhận lẫn nhau
giữa các hệ thống pháp luật được gọi là quá
trình chuyển hóa pháp luật (legal transplant).
Một số khái niệm đồng nghĩa cũng được sử
dụng với một vài sự khác nhau không lớn, gồm
các từ ngữ như “du nhập pháp luật”, “cấy ghép
pháp luật”, “tham khảo luật nước ngoài” v.v
Có thể nói một cách khái quát nhất rằng chuyển
hóa pháp luật là quá trình chuyển hóa một
chính sách pháp luật, hay một khái niệm, ý
tưởng pháp luật, quy phạm pháp luật, chế định
pháp luật cũng như các giải pháp lập pháp hay
áp dụng pháp luật từ một hệ thống pháp lý này
sang một hệ thống pháp lý khác.
Lịch sử chuyển hóa pháp luật trên thế giới
diễn ra theo hai kênh khác nhau, nếu xét từ góc
độ ý chí của “bên chuyển” và “bên nhận” pháp
luật. Đó là “chuyển hóa áp đặt” và “chuyển hóa
tự nguyện”. Về chuyển hóa áp đặt, các nhà
nghiên cứu phương Tây thường nêu ví dụ về sự
áp đặt pháp luật của người Norman ở Anh bắt
đầu từ thời trị vì của Hoàng đế người Norman
William Đệ Nhất (1066-1087) với sự hình
thành hệ thống Thông luật (Common Law) [8,
tr.3], trường hợp tiếp nhận Bộ luật Dân sự Pháp
năm 1804 ở một vùng rộng lớn các quốc gia
châu Âu trong suốt thế kỷ XIX cũng được gắn
với cuộc chinh phục của quân đội Napoleon [9]
về phía Đông châu Âu nhất là các quốc gia như
Bỉ, Luxemburg, Hà Lan, phần tả sông Rhein
của nước Đức, một số vùng đất của Italia [10,
tr.47]. Sự ra đời của các bộ luật dân sự ở Việt
Nam vào những năm 20-30 của thế kỷ XX cũng
nằm trong quỹ đạo của quá trình khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam. Như
vậy, sự áp đặt pháp luật đã diễn ra cùng với các
yếu tố như các cuộc chinh phục, quá trình thực
dân hóa và chiếm đóng lãnh thổ. Sự chuyển hóa
có tính áp đặt bao giờ cũng xuất phát từ mục
đích và lợi ích của bên chuyển, cho dù quá
trình tiếp theo sau đó có thể đã diễn ra trong
sự cọ xát giữa các nền văn hóa và tập quán
khác nhau.
Chuyển hóa tự nguyện, như tên gọi của nó,
là sự “trao” và “nhận” pháp luật một cách tự
nguyện, trước hết là sự tự nguyện của nền tài
phán nhận, theo đó, nền tài phán “chuyển” đã
chứng tỏ được uy tín và những tính chất vượt
trội hoặc đại diện cho những nền kinh tế, chính
trị, xã hội mà “bên nhận” cho là đáng học hỏi.
Vì vậy, tác giả Norbert Reich – giáo sư trường
Đại học Luật Breman, CHLB Đức, đã hết sức
có lý khi gọi “chuyển hóa pháp luật là một
phạm trù của sự học hỏi và thay đổi” [11, tr.44],
xuất phát từ nhu cầu của bên nhận trong việc
cải cách, sửa đổi pháp luật nhằm thúc đẩy
những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tìm kiếm
các giải pháp cho những vấn đề trong nước. Ví
dụ về sự tiếp nhận pháp luật một cách căn bản,
có hệ thống nhất và thành công nhất là sự du
nhập pháp luật phương Tây, trong đó có hai bộ
luật chủ đạo nhất là Bộ luật dân sự Pháp năm
1804 và Bộ luật dân sự Đức năm 1896 tại Nhật
Bản trong thời Minh Trị kể từ những năm cuối
thế kỷ XIX [12, tr.56-62]. Trong thời đại ngày
nay, ví dụ về sự chuyển hóa pháp luật thành
công và mang lại hiệu quả cao về kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội là quá trình hình thành và
phát triển không gian pháp luật của Liên minh
châu Âu. Sự thành công này chứng tỏ tính hữu
dụng của việc chuyển hóa pháp luật trong quá
trình cải cách pháp luật.
Mặc dù vậy, trong các giới nghiên cứu pháp
luật vẫn tồn tại hai luồng quan điểm khác biệt
nhau về tính khả thi của chuyển hóa pháp luật.
Một số ý kiến cho rằng, chuyển hóa pháp luật là
điều hoàn toàn cần thiết và khả thi, một số
khác, ngược lại, xem đó là điều không thể và
thậm chí là vô nghĩa, là độc hại! Tuy nhiên,
những ý kiến bi quan và cực đoan như trên
không phổ biến trong giới nghiên cứu luật học
so sánh. Ngược lại với quan điểm đó là quan
điểm khẳng định rằng, chuyển hóa pháp luật là
điều “đặc biệt phổ biến” cả trong lịch sử và cả
trong thời đại ngày nay. Theo Alan Watson, nhà
nghiên cứu lịch sử pháp luật và luật so sánh nổi
V.T. Ha / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 85-93
91
tiếng người Scotland thì “vay mượn, cấy ghép
pháp luật nước ngoài là nguồn chủ yếu nhất
của sự phát triển pháp luật” và “những thay đổi
chủ yếu nhất của các hệ thống pháp luật đều là
sản phẩm của sự vay mượn pháp luật” [13,
tr.95]. A.Watson còn cho rằng, trong luật tư thì
“cho dù là nguồn gốc lịch sử của các quy định,
chế định pháp luật ấy có như thế nào thì nhiều
quy định có thể tồn tại mà không cần có bất kỳ
một sự liên hệ gần gũi mang tính dân tộc nào,
một thời gian hay địa điểm nào” [14].
Nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia pháp
luật cho rằng sự khác biệt của các hệ thống
pháp luật là động lực quan trọng cho việc tìm
kiếm và vay mượn pháp luật. Thậm chí họ còn
khẳng định rằng, chỉ có khác biệt mới giúp có
được những bài học và dễ truyền cảm hứng học
hỏi [15, tr.16]. Giáo sư Alan Watson cho rằng,
“có thể vay mượn mọi thứ từ bất cứ đâu” [16,
tr.80]. Ông cho rằng, điều quan trọng ở đây
không phải là sự tương đồng hay khác biệt giữa
các hệ thống pháp luật mà là tính hữu dụng của
quy phạm hay chế định được chuyển đổi và tiếp
nhận, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa, khi
mà những vấn đề chung của nhiều quốc gia đòi
hỏi tìm kiếm kịp thời những quy tắc pháp lý
cho nhiều vấn đề mới nảy sinh, chưa có tiền lệ.
Nhiều ý kiến khác cũng đã lập luận cho yếu tố
“tính hữu dụng”. Việc tiếp nhận pháp luật nước
ngoài không phải là vấn đề có tính dân tộc mà
là vấn đề về tính hữu dụng và nhu cầu, khả
năng áp dụng những giải pháp đã có sẵn với kết
quả đã được chứng minh ở một nơi nào đó
trong các hệ thống pháp luật tương tự hoặc khác
biệt [17]. Những quy định trong các hệ thống
pháp luật khác nhau có thể được nghiên cứu
tiếp thu nếu chúng có cùng chức năng, hoặc
nói cách khác, các hệ thống pháp luật có thể
vay mượn từ nhau cho dù giữa các quốc gia
có thể có nhiều điểm khác nhau, miễn là
những quy định pháp luật đó cùng xử lý một
vấn đề. Một ví dụ rõ nhất là việc nhiều quốc
gia đã tham khảo và tiếp nhận nội hàm khái
niệm “rửa tiền” do Liên hợp quốc và Liên
minh châu Âu đưa ra bởi khái niệm đó liên
quan đến những hành vi rửa tiền phổ biến ở
nhiều quốc gia [18, tr.28-29].
2.2. Những yếu tố của pháp luật có thể chuyển hóa
Chuyển hóa, tiếp nhận các thuật ngữ, khái
niệm pháp lý là hình thức chuyển hóa pháp luật
ở mức cụ thể thường thấy trong hoạt động lập
pháp và áp dụng pháp luật của các nước. Chẳng
hạn, khái niệm rửa tiền đã được pháp luật nhiều
nước tiếp nhận từ Liên minh châu Âu, về sau
được Liên hợp quốc sử dụng và bổ sung trên cơ
sở kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong đấu tranh với
các tội phạm tổ chức.
Ở mức độ cao hơn so với việc chuyển hóa
và tiếp nhận các khái niệm pháp lý là chuyển
hóa và tiếp nhận các chế định pháp luật. Chẳng
hạn, trước năm 1986 Ấn Độ không hề có chế
định bảo vệ người tiêu dùng. Trong bối cảnh
đó, khi có những vụ việc liên quan đến quyền
lợi người tiêu dùng thì các thẩm phán Ấn Độ -
nước theo truyền thống Thông luật của Anh –
đã chỉ dựa vào khái niệm chung về công lý,
công bằng và lương tâm (Justice, equity and
good conscience), nhưng trong nhiều trường
hợp thì điều đó không đủ để giải quyết những
tranh chấp phức tạp ngày một tăng ở Ấn Độ
nhất là các tranh chấp của người tiêu dùng
bình dân. Trước sức ép của người tiêu dùng
đã trở thành một phong trào rộng lớn, Quốc
hội Ấn độ đã ban hành Luật bảo vệ người tiêu
dùng vào năm 1986 dựa trên việc tiếp nhận
chế định này từ pháp luật của Liên minh châu
Âu và vay mượn một số khái niệm từ mô hình
bảo vệ người tiêu dùng của Mỹ, nhằm khắc
phục những thiếu hụt do áp dụng thông luật
[19, tr.187].
Chuyển hóa và tiếp nhận các loại nguồn
pháp luật thường được thực hiện ở tầm các hệ
thống pháp luật lớn trên thế giới. Nói khác đi,
pháp luật của các quốc gia thuộc truyền thống
Luật lục địa, Thông luật và Luật Hồi giáo đã có
sự thay đổi lớn trong cách nhìn nhận, đánh giá
vai trò của các nguồn luật được áp dụng rộng
rãi và có hiệu quả tại các quốc gia khác truyền
thống. Từ đó, chúng ta có thể hiểu việc các
V.T. Ha / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 85-93
92
quốc gia thuộc hệ thống luật lục địa đã thừa
nhận và áp dụng rộng rãi hơn Án lệ của Tòa án
vốn là nguồn pháp luật chủ đạo của hệ thống
Thông luật. Do vậy, hàng năm tại các quốc gia
châu Âu như Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Italia một
khối lượng lớn các tập án lệ được ban hành.
Các nước châu Âu đều đồng nhất quan điểm
pháp lý về giá trị bắt buộc áp dụng phán quyết
của Tòa án Hiến pháp đối với các Tòa án [20,
tr.132-186]. Ngược lại, các nước thuộc truyền
thống Thông luật cũng đã quen dần và ban hành
ngày càng nhiều hơn các văn bản pháp luật
trước nhu cầu của chính quốc gia mình cũng
như nhu cầu áp dụng pháp luật trong liên kết
kinh tế, giải quyết các vấn đề chung toàn cầu và
khu vực. Chẳng hạn, ở Anh, quốc gia đặc trưng
của hệ thống Thông luật, Nghị viện đã ngày
càng coi trọng hơn việc ban hành các đạo luật
nhằm lấp những “lỗ hổng” của Thông luật, với
tên gọi là Disabling Acts hoặc để bổ sung, bãi
bỏ một nội dung nào đó của Thông luật
(Enabling Acts), nhất là để điều chỉnh các lĩnh
vực cần nhiều hơn sự can dự và vai trò ngày
càng tăng của Nhà nước như lĩnh vực chính
sách xã hội, y tế, khoa học công nghệ, giáo
dục Nếu nhìn vào hệ thống pháp luật của
nước Anh ngày nay, chúng ta có thể thấy sự ra
đời các văn bản pháp luật của Nhà nước nhiều
hơn bao giờ hết [21, tr.86-89].
Chuyển hóa, tiếp thu kinh nghiệm trong
cách giải thích pháp luật, kinh nghiệm xét xử là
cách mà các thiết chế tài phán thường hay sử
dụng và đó chắc chắn cũng là một cách chuyển
hóa pháp luật thực tế nhất mà nhiều khi chưa
cần đến chuyển hóa các quy phạm hay các chế
định pháp luật. Tác giả Cyril Mathias Vincent
cho biết, khi chưa ban hành vào năm 1986 Luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các Thẩm
phán Ấn Độ đã không thể “xoay xở” trong
khuôn khổ của các phạm trù của Thông luật về
“công lý, công bằng và lương tâm” khi giải
quyết các vụ việc tranh chấp và đã phải dẫn
chiếu tới kinh nghiệm xét xử từ các nước thuộc
hệ thống luật lục địa về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng [22, tr.401-478].
3. Kết luận
Trong quá trình toàn cầu hóa sự tiếp nhận
và chuyển hóa lẫn nhau giữa pháp luật của các
quốc gia diễn ra với một cường độ lớn dưới ảnh
hưởng của sự hợp tác và liên kết với
Những hình thức khác nhau. Quá trình này
đến lượt nó tác động đến các quy phạm, chế
định làm mới cấu trúc các nguồn luật, làm thay
đổi nhận thức về pháp luật, làm xuất hiện
những khái niệm pháp lý mới, những chế định
pháp luật mới trong mỗi hệ thống pháp luật.
Toàn cầu hóa làm thay đổi nội dung,
phương thức và mục tiêu tương tác giữa pháp
luật quốc tế và pháp luật quốc gia trong quá
trình cùng điều chỉnh các vấn đề pháp lý toàn
cầu trên cơ sở nguyên tắc về tính trội của pháp
luật quốc tế.
Pháp luật của mỗi quốc gia cần thích nghi
và thay đổi nhanh nhạy với những vấn đề toàn
cầu, phù hợp dễ hơn và tiếp nhận các yếu tố của
hệ thống pháp luật khác trong bối cảnh liên kết,
hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau trong thời đại
toàn cầu hóa.
Tài liệu tham khảo
[1] Houlgate Stephen, The Opening of Hegel’s Logic:
From Being to Infinity, Purdue University Press,
2005.
[2] Jabloner, Clemens, Hans Kelsen and His Cicle:
The Viennese Years, European Journal of
International Law, 1998.
[3] M.N. Shaw, International Law, Fourth Edition,
Cambridge, 1997, P.105, Bederman D.J.,
International Law Framework, New York, 2001.
[4] D.J. Bederman, International Law Framework,
New York, 2001.
[5] T. Ingham, The English Legal Process,
Blackstone Press, 1996.
[6] E. Allan Farnsworth, Introduction to the Legal
System of the United States, Oceana – London –
Rome – New York, 2nd ed., 1991.
[7] J. Winter, Direct Applicability and Direct Effect:
Two Distinct and Different Concepts in
Community Law, Common Market Law Review,
Vol.9, 1972.
[8] A.R. Kiralfy, The English Legal System. 7th ed.,
London: Sweet and Maxwell, 1984.
V.T. Ha / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 4 (2019) 85-93
93
[9] Amos, The Code Napoleon and the Modern
World 10 J. Comp. leg. 222, 1928.
[10] Norbert Reich, Theoretical Issues on Legal
Transplant: Theories, Phenomena, Trends and
Relevant Factors, Challenges and Practices of
Legal Transplants in Vietnam: Sharing European
Experience, Hong Duc Publishing House, Hanoi
2016.
[11] Norbert Reich, Theoretical Issues on Legal
Transplant: Theories, Phenomena, Trends and
Relevant Factors, Challenges and Practices of
Legal Transplants in Vietnam: Sharing European
Experience, Hong Duc Publishing House, Hanoi
2016.
[12] A. Mehren, Law in Japan – The Legal Order in a
Changing Society, 1963; Kichisaburo Nakamura,
The Formation of Modern Japan, Honolulu, East
West Press Center, 1964.
[13] Alan Watson, Legal Transplants: An Approach to
Comparative Law, 2nd ed, Athens, GA: University
of Georgia Press, 1993.
[14] Alan Watson, Legal Transplants and European
Private Law, in Commune Lecture on European
Private Law, No.2.
[15] JWF Allison, A Continental Distinction in the
Common Law: A Historical and Comparative
Perspective on English Public Law, 1996,
Clarendon Press, Oxford.
[16] Alan Watson, Legal Transplants and Legal
Reform, 92 ,1976, LQR 79.
[17] L.A. Mistelis, Regulatory Aspects: Globalization,
Harmonization, Legal Transplants, and Law
Reform – Some Fundatmental Observations, No,
34, International Lawyer, 2000.
[18] C.J.P. van Laer, Comparative Concepts and
Connective Integration, Fifth Benelux -
Scandinavian Conference on Legal Theory:
European Legal Integration and Analytical Legal
Theory, Maastrich, 10-2002.
[19] A. Singh, Law of Consumer Protection in India,
New Deli, 2005.
[20] Schemidhauser, Comparative Judicial Systems.
Challenging Frontiers in Conceptual and
Empirical Analysis, 1987.
[21] J. Sauverplanne, The Role of Courts and
Legislators in Civil and Common Law Systems,
Amsterdam, 2012.
[22] Cyril Mathias Vincent, Legal Culture and Legal
Transplants – the Evolution of the Indian Legal
System, Legal Culture and Legal Transplants,
International Congress of Comparative Law,
Washington DC, 2010.
A
a
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_hoa_phap_luat_trong_thoi_dai_toan_cau_hoa_va_lien_ket.pdf