Cơ chế bảo vệ hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Phương thức vận hành đa dạng, chủ yếu thể hiện mối quan hệ phối hợp, phân công và hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện quyền lực nhà nước và chịu sự chi phối bởi các quan điểm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Những đặc thù của thể chế và thiết chế bảo vệ hiến pháp có ảnh hưởng quan trọng đến phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam. Khi thiết chế bảo vệ hiến pháp bao gồm nhiều cơ quan, cá nhân có thẩm quyền liên quan đến bảo vệ hiến pháp thì thể chế và phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp bao gồm nhiều loại, rất đa dạng. Các phương thức đó tồn tại trong nhiều nguồn của thể chế bảo vệ hiến pháp. Sự vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp có thể tiến hành thông qua các hình thức như kiểm tra văn bản, chất vấn, xem xét báo cáo, tổ chức đoàn giám sát v.v. Mỗi hình thức lại được tiến hành với những quy trình, thủ tục khác nhau. Trình tự, thủ tục bảo vệ hiến pháp, mối quan hệ giữa thiết chế bảo vệ hiến pháp và các cơ quan khác thể hiện sự phối hợp hoặc kiểm soát bên trong của các cơ quan. Đặc biệt, phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp vẫn thể hiện và chịu sự ảnh hưởng bởi quan điểm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là đặc trưng khác biệt lớn của phương thức bảo vệ hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam so với các phương thức bảo vệ hiến pháp khác. Hiện nay, sự vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam đặt trong sự chỉ đạo mang tính phân công và phối hợp để thực hiện quyền lực nhà nước. Nhưng khi quan điểm về việc xác lập cơ chế tài phán về những hành vi vi hiến trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp được khẳng định trong Văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam được triển khai sẽ dẫn đến những thay đổi trong phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ chế bảo vệ hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 24(185) 122010 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 1. Cơ chế bảo vệ hiến pháp và các yếu tố cấu thành Hiện nay, ở nước ta có nhiều quan điểm khác nhau về bảo vệ hiến pháp và cơ chế bảo vệ hiến pháp. Bảo vệ hiến pháp Quan điểm thứ nhất cho rằng, “bảo hiến (bảo vệ hiến pháp) có thể được hiểu là tổng hợp các biện pháp giữ gìn, chống lại sự vi phạm các nguyên tắc và quy phạm của hiến pháp”1. Quan điểm này hiểu bảo vệ hiến pháp theo nghĩa rộng và đã đồng nhất bảo vệ hiến pháp với bảo đảm hiến pháp. Quan điểm khác lại coi “bảo vệ hiến pháp là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền ra phán quyết về tính hợp hiến hoặc bất hợp hiến của văn bản pháp luật, qua đó làm phát sinh hệ quả pháp lý vô hiệu hóa văn bản pháp luật vi hiến”2. Quan điểm này đã thu hẹp nội hàm của khái niệm bảo vệ hiến pháp, coi bảo vệ hiến pháp chỉ bao gồm hoạt động xem xét và bảo đảm tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật. Chúng tôi cho rằng, bảo vệ hiến pháp là tổng hợp các hoạt động được tiến hành bởi các chủ thể mà hiến pháp xác định thẩm quyền nhằm bảo đảm sự tôn trọng, giữ gìn hiến pháp, ngăn ngừa, chống lại và triệt tiêu hành vi vi hiến. Nội hàm của khái niệm “bảo vệ hiến pháp” ở đây chỉ bao hàm những hoạt động do những chủ thể mà hiến pháp đã quy định thẩm quyền (hiến pháp xác định nhiệm vụ và quyền hạn nhất định liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm sự tôn trọng, giữ gìn hiến pháp, chống lại và triệt tiêu hành vi vi hiến) tiến hành. Bởi lẽ, hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý do nhân dân thiết lập, thể hiện chủ quyền và ý chí của nhân dân; do đó, việc nhân dân giao cho ai chịu trách nhiệm bảo vệ hiến pháp cũng phải được thể hiện trong hiến pháp. Chính nhân dân xác định nhiệm vụ và quyền hạn của chủ thể tiến hành hoạt động bảo vệ hiến pháp bằng các quy định của hiến pháp. Cách hiểu này sẽ loại trừ những chủ thể trong xã hội có tham TÀO THị QUYÊN * TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CƠ CHẾ BẢO VỆ HIẾN PHÁP (*) ThS. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. (1) Ban Công tác lập pháp, Đặng Văn Chiến (chủ biên), Cơ chế bảo hiến, Nxb. Tư pháp, H. 2005, tr. 17. (2) Hồ Đức Anh, Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006, tr. 16. Số 24(185) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 2312 2010 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT gia thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ hiến pháp nhưng sự tham gia đó không xuất phát từ thẩm quyền hiến định mà chỉ là thẩm quyền mang tính phái sinh từ hiến pháp và được quy định bởi văn bản quy phạm pháp luật khác. Cơ chế bảo vệ hiến pháp Theo nghĩa rộng, cơ chế bảo vệ hiến pháp là toàn bộ những yếu tố, phương tiện, phương cách và biện pháp nhằm bảo đảm cho hiến pháp được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm Hiến pháp có thể xảy ra. Với nghĩa hẹp, cơ chế bảo vệ hiến pháp là một thiết chế được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc và quy định của pháp luật, để thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm cho hiến pháp được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm có thể xảy ra3. Chúng tôi cho rằng, cơ chế bảo vệ hiến pháp là một tổng thể các yếu tố có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau, hình thành một hệ thống và phương thức vận hành của hệ thống đó để tiến hành hoạt động bảo vệ hiến pháp, nhằm bảo đảm sự tôn trọng, giữ gìn hiến pháp, ngăn ngừa và chống lại mọi hành vi vi phạm hiến pháp. Cơ chế bảo vệ hiến pháp bao gồm các yếu tố: thể chế, thiết chế và phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp. Thể chế bảo vệ hiến pháp: thể chế bảo vệ hiến pháp là các nguyên tắc, quy phạm được sắp xếp một cách logic, hợp thành một hệ thống thống nhất, định hướng và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động bảo vệ hiến pháp. Thiết chế bảo vệ hiến pháp: thiết chế bảo vệ hiến pháp được hiểu là các cơ quan nhà nước, cá nhân được hiến pháp quy định nhiệm vụ và quyền hạn tiến hành các hoạt động bảo vệ hiến pháp. Việc tổ chức các thiết chế bảo vệ hiến pháp phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, đặc điểm chế độ chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống pháp lý của mỗi nước. Thiết chế bảo vệ hiến pháp là yếu tố trung tâm, là phần “động cơ” của toàn bộ cơ chế. “Động cơ” đó bao gồm những bộ phận nào, quyền năng, sức mạnh hay “công năng” của mỗi bộ phận ra sao sẽ giữ vai trò quyết định hiệu quả của hoạt động bảo vệ hiến pháp. Phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp: để thiết chế bảo vệ hiến pháp hoạt động và thể chế bảo vệ hiến pháp được thực thi, phải có phương thức vận hành. Phương thức vận hành cơ chế bảo vệ hiến pháp tồn tại song song với thiết chế và thể chế bảo vệ hiến pháp. Trong cơ chế bảo vệ hiến pháp, thể chế và thiết chế là những yếu tố thuộc diện cấu trúc, còn nguyên tắc và phương thức hoạt động thể hiện mối quan hệ và quy trình vận hành. Như vậy, phương thức vận hành là phương pháp, hình thức, biện pháp thực hiện hoạt động bảo vệ hiến pháp của thiết chế được giao thẩm quyền bảo vệ hiến pháp. Mối quan hệ giữa các yếu tố của cơ chế bảo vệ hiến pháp: thể chế bảo vệ hiến pháp là yếu tố thiết lập nên toàn bộ cơ chế bảo vệ hiến pháp, nó có ý nghĩa như là việc “khai sinh” và “đặt tên” cho cơ chế, xác định mục đích, nhiệm vụ của cơ chế bảo vệ hiến pháp, trao thẩm quyền cho thiết chế bảo vệ hiến pháp. Thiết chế bảo vệ hiến pháp là “cỗ máy” hiện hữu của cơ chế. Thiết chế - với ý nghĩa là một yếu tố của cơ chế bảo vệ hiến pháp tồn tại trong thực tế được cấu trúc bởi các bộ phận của nó. Khi xem xét thiết chế bảo vệ hiến pháp, người ta xem thiết chế bảo vệ hiến pháp thuộc thể loại nào, bao gồm các bộ phận gì; tính chất của từng bộ phận; vị trí, chức năng của từng bộ phận có bảo đảm thực hiện được các thẩm quyền mà thể chế trao cho thiết chế bảo vệ hiến pháp hay không. Như vậy, thể chế bảo vệ hiến pháp quyết định “hình hài”, “cấu trúc”, “quy mô” của thiết chế bảo vệ hiến pháp. Ngược lại, việc các bộ phận của thiết chế bảo vệ hiến pháp hoạt động trong thực tế ra sao sẽ thể hiện tính đúng đắn, sự phù hợp, tính khả thi của thể chế bảo vệ hiến pháp (nói cách khác là thể hiện hiệu lực của các nguyên tắc và quy phạm về bảo vệ hiến pháp). Nguyên tắc và phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ (3) GS,TS. Lê Minh Tâm, Bảo hiến, cơ chế bảo hiến và cơ chế bảo hiến Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 4/2005, tr. 33. 24 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 24(185) 122010 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT hiến pháp là yếu tố quan trọng, không thể thiếu của cơ chế bảo vệ hiến pháp. Việc các chủ thể thực hiện các nguyên tắc, phương pháp, hình thức theo những thủ tục, quy trình trong cơ chế bảo vệ hiến pháp giúp cho “cỗ máy” thiết chế bảo vệ hiến pháp chuyển từ trạng thái “tĩnh” sang trạng thái “động”. Chính thiết chế bảo vệ hiến pháp là chủ thể vận hành, thực hiện các nguyên tắc, phương thức bảo vệ hiến pháp trên cơ sở pháp lý là thể chế bảo vệ hiến pháp. Bằng các phương pháp, hình thức, quy trình, thủ tục mà các thiết chế tiến hành các hoạt động bảo vệ hiến pháp, nguyên tắc và phương thức vận hành tạo nên “trạng thái hoạt động” của cơ chế bảo vệ hiến pháp. Nếu cơ sở pháp lý cho hoạt động của thiết chế bảo vệ hiến pháp cụ thể, rõ ràng, khoa học, đồng bộ và khả thi, cấu trúc của thiết chế bảo vệ hiến pháp phù hợp, các bộ phận cấu thành của nó có đủ năng lực, các nguyên tắc, hình thức, phương pháp, thủ tục hợp lý, công khai, rõ ràng, minh bạch thì sẽ bảo đảm tính liên thông, kịp thời và hiệu quả của toàn bộ cơ chế bảo vệ hiến pháp. Tóm lại, cơ chế bảo vệ hiến pháp hoạt động dựa trên sự tương tác giữa các yếu tố của cơ chế, sự ảnh hưởng và quy định lẫn nhau giữa các yếu tố của cơ chế bảo vệ hiến pháp. Thiếu bất cứ yếu tố nào thì cơ chế bảo vệ hiến pháp cũng không thể hoạt động được. Bất cứ khiếm khuyết nào của mỗi yếu tố hay sự không phù hợp, không tương thích giữa các yếu tố cấu thành cơ chế bảo vệ hiến pháp đều ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả và chất lượng của mục tiêu bảo vệ hiến pháp. 2. Đặc trưng của cơ chế bảo vệ hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhìn chung, cơ chế bảo vệ hiến pháp được quy định bởi bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (NNPQ XHCN Việt Nam) và mang những đặc trưng cơ bản sau: Thể chế bảo vệ hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam mang tính xã hội, tính chính trị và tính pháp lý Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý của mỗi quốc gia, chứa đựng những giá trị xã hội cao quý nhất của quốc gia; do đó, thể chế bảo vệ Hiến pháp cũng mang tính xã hội, chính trị và pháp lý. Tính xã hội của thể chế bảo vệ hiến pháp thể hiện trước hết ở những nội dung liên quan đến việc bảo đảm những giá trị nhân đạo, công bằng, bình đẳng, bác ái, truyền thống, bản sắc dân tộc... của quốc gia. Xét đến cùng, đây là những tinh hoa mà cộng đồng quốc gia đó hướng tới và giữ gìn. Điều này cũng được thể hiện ở ngay tại những điều khoản đầu tiên của Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001) rằng: Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Tính chính trị của thể chế bảo vệ hiến pháp thể hiện ở những nội dung liên quan đến việc xây dựng và duy trì “kiến trúc” của hệ thống chính trị của quốc gia. Nghiên cứu và phân tích thể chế bảo vệ hiến pháp người ta sẽ thấy được cấu trúc, các bộ phận, vị trí, vai trò của các bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống chính trị. Hơn nữa, người ta còn thấy được mục tiêu chính trị tổng thể của toàn thể hệ thống chính trị quốc gia. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: “Hiến pháp này quy định chế độ chính trị,... nguyên tắc tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước, thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý”. Tính pháp lý - tính chất nổi bật nhất của thể chế bảo vệ hiến pháp thể hiện ở những nội dung liên quan đến khuôn mẫu xử sự, hành vi, quy trình vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp. Nếu như những nội dung thể hiện tính xã hội và tính chính trị có vẻ trừu tượng thì những nội dung thể hiện tính pháp lý cụ thể và rõ ràng hơn. Thông qua tính chất này, người ta thấy được quốc gia theo dòng pháp luật chính thống nào, từ đó xác định được cơ chế bảo vệ Số 24(185) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 2512 2010 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT hiến pháp của quốc gia thuộc mô hình nào; vận dụng, tiếp thu và bổ sung thêm những đặc điểm nào của các mô hình khác. Thể chế bảo vệ hiến pháp xác định các nguyên tắc phù hợp với đặc trưng của NNPQ XHCN Việt Nam. Cụ thể: - Nguyên tắc bảo đảm tính tối thượng của hiến pháp là nguyên tắc quan trọng nhất, đồng thời cũng là nguyên tắc đặc thù của hoạt động bảo vệ hiến pháp. Thể chế bảo vệ hiến pháp đã thể hiện đầy đủ các yêu cầu của nguyên tắc bảo đảm tính tối thượng của hiến pháp. Thứ nhất, Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Điều 146, Hiến pháp quy định: “Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước”. Hiến pháp quy định những quan hệ nền tảng nhất, tạo dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động của toàn xã hội; do vậy, nó là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc. Các văn bản khác đều do Hiến pháp quy định và nhằm cụ thể hoá Hiến pháp. Thứ hai, hiệu lực tối cao của Hiến pháp trong hệ thống văn bản pháp luật. Hiến pháp đứng ở vị trí “đỉnh” của cấu trúc hình tháp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Ở vị trí đó, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý tối cao, mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. Những văn bản không phù hợp với Hiến pháp, trái với Hiến pháp bị coi là văn bản vô hiệu. Thứ ba, yêu cầu tôn trọng và tuân thủ Hiến pháp của mọi chủ thể trong xã hội. Điều 12 của Hiến pháp đã khẳng định tất cả các chủ thể trong xã hội phải tôn trọng và tuân thủ Hiến pháp. Đồng thời, điều này cũng xác định nghĩa vụ của tất cả các chủ thể trong việc phòng, chống các hành vi vi phạm Hiến pháp, bảo đảm tất cả các hành vi vi phạm Hiến pháp phải bị phát hiện và xử lý. Nguyên tắc bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp là nguyên tắc quan trọng hàng đầu của hoạt động bảo vệ hiến pháp. Yêu cầu của nguyên tắc này cũng phản ánh đặc trưng không thể thiếu của NNPQ XHCN Việt Nam; hơn nữa, nó còn được coi là một trong các nguyên tắc vận hành của NNPQ XHCN Việt Nam. Nguyên tắc bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp đã được Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm. Đặc biệt, khi đề ra đường lối chỉ đạo việc đổi mới, hoàn thiện Nhà nước và hệ thống pháp luật của Việt Nam theo định hướng là NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền”4; “Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp”5. - Nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Điều 50 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Ở nước CHXHCN Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”. Các quyền con người, quyền công dân không chỉ được tôn trọng và thừa nhận mà còn được bảo đảm bởi Nhà nước (Điều 51 Hiến pháp năm 1992). Bên cạnh những bảo đảm về chính trị, kinh tế, NNPQ XHCN Việt Nam hết sức quan tâm xây dựng những bảo đảm về pháp lý cho việc thực hiện và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Nguyên tắc bảo đảm quyền con người, quyền công dân cũng là nguyên tắc thể hiện đặc trưng của NNPQ XHCN Việt Nam. - NNPQ XHCN Việt Nam có một số nguyên tắc đặc thù so với các nguyên tắc của các Nhà nước pháp quyền khác. Đó là nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp” và nguyên tắc “bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước”. Vì (4) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 126. (5) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 127. 26 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 24(185) 122010 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT vậy, nguyên tắc vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam có nội dung và cách thức chỉ đạo khá đặc biệt. Sự vận hành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam đặt trong sự chỉ đạo mang tính phân công và phối hợp để thực hiện quyền lực nhà nước. Hoạt động của cơ chế bảo vệ hiến pháp độc lập với hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhằm bảo đảm tính hợp hiến của các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng mục tiêu cuối cùng của nó không phải là nhằm gây khó khăn, bác bỏ hay triệt tiêu hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp, mà là nhằm củng cố và hoàn thiện hơn các hoạt động đó, khắc phục những thiếu sót, lệnh lạc và sai lầm của các cơ quan khi thực thi quyền lực mà nhân dân ủy thác cho. Nguyên tắc “bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước” không những không đối lập với các nguyên tắc khác của NNPQ XHCN Việt Nam mà còn góp phần cùng các nguyên tắc khác bảo đảm định hướng xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Điều đó được minh chứng hết sức rõ ràng thông qua những chủ trương, quan điểm chỉ đạo mang tính toàn diện, khách quan và không ngừng đổi mới của Đảng trong quá trình phát triển của NNPQ XHCN Việt Nam. “Đảng lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam là yêu cầu tất yếu, khách quan trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, theo định hướng XHCN. Đó là yêu cầu khách quan về mặt chính trị của việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền. Song, sự lãnh đạo của Đảng phải tuân theo những quy luật hình thành, phát triển và hoàn thiện của Nhà nước pháp quyền. Bất cứ ở đâu, lúc nào nếu xa rời những yêu cầu khách quan được đặt ra từ các quy luật này đều khó có thể đạt được mục tiêu đề ra”6. Liên quan cụ thể đến hoạt động bảo vệ hiến pháp, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ vai trò lãnh đạo không thể thiếu và thể hiện sự lãnh đạo thường xuyên và phát triển theo chiều hướng ngày càng sâu sắc, cụ thể nhằm chỉ đạo, định hướng việc xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam ngày càng tiệm cận gần hơn tới những giá trị đã được thừa nhận chung của tinh hoa văn minh của nhân loại. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ bảo đảm cho hoạt động của Nhà nước nói chung và cơ chế bảo vệ hiến pháp nói riêng vận hành thông suốt theo định hướng XHCN, mà còn bảo đảm cho sự phát triển của cơ chế bảo vệ hiến pháp phù hợp với quy luật của Nhà nước pháp quyền. Quá trình phát triển của các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp là quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ bao quát đến cụ thể và ngày càng đầy đủ hơn. Ban đầu, sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động bảo vệ hiến pháp chỉ thể hiện thông qua những quan điểm về bảo đảm thi hành hiến pháp và pháp luật nói chung. Cùng với sự phát triển của các quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền, các quan điểm về bảo vệ hiến pháp được đề cập trực tiếp hơn. Lần đầu tiên thuật ngữ “cơ chế bảo vệ luật và hiến pháp” được nhắc đến trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Những quan điểm, tư tưởng của Đảng Cộng sản có ý nghĩa định hướng cho sự phát triển của các yếu tố cấu thành cơ chế bảo vệ hiến pháp, chi phối hoạt động của cơ chế bảo vệ hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam. Chẳng hạn, quan điểm về nghiên cứu “xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền”7 được khẳng định trong Văn kiện Đại hội X của (6) Nguyễn Phước Thọ, Phương thức lãnh đạo của Đảng với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 2+3 (139+140), tháng 1/2009, tr. 60. (7) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 126. (8) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 127. Số 24(185) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 2712 2010 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ quyết định nội dung của thể chế bảo vệ hiến pháp, xu hướng hình thành và phát triển của thiết chế bảo vệ hiến pháp. Quan điểm “xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp”8 sẽ tạo nên bước ngoặt quan trọng dẫn đến những thay đổi trong nguyên tắc vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam. Với nguyên tắc này, những hành vi vi phạm hiến pháp không chỉ bị xem xét và xử lý bằng các thủ tục của các cơ quan quyền lực nhà nước hay cơ quan hành chính nhà nước, mà còn có thể bị xem xét và giải quyết bằng thủ tục tố tụng tư pháp. Điều này thể hiện sự tiến bộ vượt bậc trong nhận thức của Đảng về Nhà nước pháp quyền, về cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước theo hướng ngày càng đề cao quyền tư pháp và vai trò của các cơ quan tư pháp. Quan điểm của Đảng về xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng nhằm bảo đảm cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu quả hơn, bảo đảm một trong các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền là quyền lực nhà nước phải bị kiểm soát, quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân. Như vậy, ý nghĩa của sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Nhà nước nói chung và đối với cơ chế bảo vệ hiến pháp trong NNPQ XHCN nói riêng là nhằm mục tiêu bảo vệ những giá trị cao quý nhất, nhằm hướng tới lý tưởng mà nhân dân đã lựa chọn và đã thể hiện trong bản hiến pháp – đó là lý tưởng về xã hội XHCN - xã hội dân giàu, công bằng, dân chủ và văn minh. Thiết chế bảo vệ hiến pháp được tổ chức và hoạt động tuân theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Về vị trí, thiết chế bảo vệ hiến pháp nằm trong bộ máy nhà nước với các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của NNPQ XHCN. Đây là đặc điểm thể hiện sự khác biệt với thiết chế bảo vệ hiến pháp trong các Nhà nước khác. Đa số các Nhà nước pháp quyền trên thế giới hiện nay, tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước và tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân quyền dựa trên cơ sở của học thuyết tam quyền phân lập. Theo đó, quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Mối quan hệ giữa các nhánh thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là mối quan hệ kiềm chế và đối trọng. Trong NNPQ XHCN Việt Nam, quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thiết chế bảo vệ hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam nằm trong bộ máy nhà nước XHCN được phân công thực hiện chức năng bảo vệ hiến pháp, bảo vệ ý chí cao nhất của nhân dân được thể hiện trong hiến pháp, thực hiện quyền lực thống nhất của nhân dân. Mối quan hệ giữa thiết chế bảo vệ hiến pháp và các cơ quan khác không phải là mối quan hệ kiềm chế, đối trọng lẫn nhau, mà là mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện quyền lực. Điểm khác biệt quan trọng của thiết chế bảo vệ hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam so với các thiết chế bảo vệ hiến pháp khác là thiết chế này đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo việc thành lập, đề ra quan điểm chỉ đạo về cơ cấu, nhân sự, nhiệm vụ, quyền hạn... của thiết chế bảo vệ hiến pháp. Cơ cấu của thiết chế bảo vệ hiến pháp NNPQ XHCN Việt Nam đang trong giai đoạn định hình, do đó phải có những bước chuyển đổi mang tính quá độ. Thiết chế bảo vệ hiến pháp cũng phát triển theo quy luật chung đó. Trong giai đoạn đầu, cơ cấu của thiết chế không có cơ quan chuyên trách bảo vệ hiến pháp. Hoạt động bảo vệ hiến pháp được giao cho nhiều cơ quan và cá nhân như: Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ. Giữa các thiết chế có sự 28 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 24(185) 122010 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT phân công nhiệm vụ bảo vệ hiến pháp theo hệ thống thứ bậc: cơ quan có địa vị pháp lý cao hơn được giao nhiệm vụ quan trọng hơn, cơ quan có địa vị pháp lý cao hơn được quyết định hậu quả pháp lý cao hơn đối với đối tượng chịu sự tác động của hoạt động bảo vệ hiến pháp. Cùng với sự phát triển của NNPQ XHCN, thiết chế bảo vệ hiến pháp sẽ phát triển theo hướng hình thành một cơ quan bảo vệ hiến pháp chuyên trách. Nhiệm vụ, quyền hạn Nhiệm vụ, quyền hạn của thiết chế bảo vệ hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam không đa dạng và phức tạp như trong các Nhà nước khác mà chủ yếu tập trung vào các nội dung như: giám sát tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật, giải thích hiến pháp, bảo vệ quyền và tự do cơ bản của công dân. Đa số các Nhà nước pháp quyền khác trên thế giới tồn tại trong hệ thống chính trị đa đảng, nên một trong các nhiệm vụ của thiết chế bảo vệ hiến pháp là giải quyết tranh chấp xung đột giữa các đảng phái chính trị. NNPQ XHCN Việt Nam do một đảng duy nhất lãnh đạo, vì vậy, thiết chế bảo vệ hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam không thực hiện nhiệm vụ giải quyết xung đột đảng phái. NNPQ XHCN Việt Nam vận hành theo nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công, phân cấp và phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; do vậy, trong thực tế ít nảy sinh tranh chấp, mâu thuẫn giữa các nhánh quyền lực và giữa trung ương và địa phương. Nhiệm vụ giải quyết tranh chấp giữa các nhánh quyền lực và tranh chấp trung ương - địa phương không đặt ra đối với thiết chế bảo vệ hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam. Hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam không có hiệu lực trực tiếp như hiến pháp trong nhiều Nhà nước khác, nên cơ quan bảo vệ hiến pháp không thụ lý và giải quyết các khiếu kiện cá nhân liên quan đến các quyền và tự do của công dân được quy định trong hiến pháp. Nhiệm vụ bảo vệ quyền và tự do hiến định của công dân trong NNPQ XHCN chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt động giám sát văn bản của cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền xem có vi phạm hoặc hạn chế quyền và tự do của công dân hay không. Phương thức vận hành đa dạng, chủ yếu thể hiện mối quan hệ phối hợp, phân công và hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện quyền lực nhà nước và chịu sự chi phối bởi các quan điểm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Những đặc thù của thể chế và thiết chế bảo vệ hiến pháp có ảnh hưởng quan trọng đến phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam. Khi thiết chế bảo vệ hiến pháp bao gồm nhiều cơ quan, cá nhân có thẩm quyền liên quan đến bảo vệ hiến pháp thì thể chế và phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp bao gồm nhiều loại, rất đa dạng. Các phương thức đó tồn tại trong nhiều nguồn của thể chế bảo vệ hiến pháp. Sự vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp có thể tiến hành thông qua các hình thức như kiểm tra văn bản, chất vấn, xem xét báo cáo, tổ chức đoàn giám sát v.v.. Mỗi hình thức lại được tiến hành với những quy trình, thủ tục khác nhau. Trình tự, thủ tục bảo vệ hiến pháp, mối quan hệ giữa thiết chế bảo vệ hiến pháp và các cơ quan khác thể hiện sự phối hợp hoặc kiểm soát bên trong của các cơ quan. Đặc biệt, phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp vẫn thể hiện và chịu sự ảnh hưởng bởi quan điểm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là đặc trưng khác biệt lớn của phương thức bảo vệ hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam so với các phương thức bảo vệ hiến pháp khác. Hiện nay, sự vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam đặt trong sự chỉ đạo mang tính phân công và phối hợp để thực hiện quyền lực nhà nước. Nhưng khi quan điểm về việc xác lập cơ chế tài phán về những hành vi vi hiến trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp được khẳng định trong Văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam được triển khai sẽ dẫn đến những thay đổi trong phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ hiến pháp trong NNPQ XHCN Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfco_che_bao_ve_hien_phap_trong_nha_nuoc_phap_quyen_xa_hoi_chu.pdf
Tài liệu liên quan