Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền

Thứ nhất, phân công - một hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước. Nói một cách gián tiếp, trong phân công đã bao hàm kiểm soát: phân công để các quyền lực không “lấn sân” hay chồng chéo nhau. Bản thân việc thực hiện đúng khuôn khổ thẩm quyền đã là một cách kiểm soát. Hơn nữa, việc phân công các quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp là nhằm bảo đảm quyền lực chung của nhà nước không bị độc quyền nắm giữ bởi bất cứ một nhánh cơ quan nào. Mặt khác, giữa phân công và kiểm soát có mối quan hệ chặt chẽ. Phân công phải đi kèm với quyền tự vệ của mỗi nhánh quyền để chống lại sự xâm phạm của các nhánh quyền khác. Thứ hai: phối hợp - một hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước. Bản chất của phối hợp là chia sẻ một số bước trong tiến trình thực hiện công việc - tồn tại trong mô hình tổ chức quyền lực ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới, dù theo mô hình tổng thống hay nghị viện9. Có thể minh hoạ về sự chia sẻ trong quyền làm luật giữa nghị viện và chính phủ (trong chính thể cộng hoà đại nghị - thể hiện qua quá trình soạn thảo dự án luật); và giữa nghị viện và tổng thống (trong chính thể cộng hoà tổng thống - thể hiện qua quyền phủ quyết). Ở Việt Nam, sự phối hợp - cũng là nhằm mục tiêu kiểm soát tiến trình một công việc - có thể thấy trong sự chia sẻ công việc giữa Chính phủ, Quốc hội và Chủ tịch nước trong ký kết các điều ước quốc tế; trong thủ tục ban hành, thông qua và công bố các đạo luật, pháp lệnh; trong quy trình thành lập các cơ quan và các chức danh quan trọng của nhà nước v.v. Thậm chí, ngay cả tư pháp - thiết chế độc lập nhất trong các quyền lực nhà nước - thì sự “lấn sân” của Toà án sang các lĩnh vực khác trong đó bao gồm mục tiêu kiểm soát có thể thấy trong việc: dù thẩm quyền xét xử hiện hành chỉ gói gọn trong các quyết định cá biệt, nhưng Toà án lại có quyền kiến nghị xem xét văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình Toà án xét xử một vụ án hình sự, dân sự, hành chính. Khó có một thiết chế quyền lực nhà nước nào có thể hoạt động riêng rẽ hay độc chiếm một nhánh quyền. Ở khía cạnh này, phân công, phối hợp vừa nhằm bảo đảm tính chuyên môn hiệu quả của công việc; nhưng cũng là một biện pháp kiềm toả đáng kể đối với các nhánh quyền còn lại.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN PSG. TS. Nguyễn Hoàng Anh* * Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt: Dù quan niệm về nhà nước pháp quyền có thể khác nhau theo kiểu châu Âu lục địa hay kiểu Anh - Mỹ, nhưng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước luôn bao gồm các phương thức kiểm soát trong hệ thống và kiểm soát từ bên ngoài. Ở Việt Nam, trong số nhiều cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước thì kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp - là phương thức quan trọng, mới được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Ngoài các cơ chế kiểm soát chuyên biệt thì phân công, phối hợp cũng ít nhiều có mục tiêu kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước - nhìn từ hệ thống pháp luật hiện hành cũng như từ góc độ luật hiến pháp so sánh. Abstract: Although the notion of a rule-of-law state may be different in continental europeen’s countries to the anglo-saxon ones, the control of state powers always includes internal and external controls. In Vietnam, among the many mechanisms of control of state powers, the control between state bodies in the exercise of the legislative, executive and judiciary powers is an important way, which is regulated in the Constitution of 2013. In addition to specific control mechanisms, the assignment and coordination among state bodies in the exercise of the legislative, executive and judiciary powers are also more or less for the goal of control of state powers - viewed from the existing legal system as well as comparative law. Thông tin bài viết: Từ khóa: nhà nước pháp quyền; kiểm soát quyền lực nhà nước; bảo hiến; luật so sánh Lịch sử bài viết: Nhận bài: 23/12/2017 Biên tập: 22/01/2018 Duyệt bài: 30/01/2018 Article Infomation: Keywords: Rule - of - law state; control of state powers; constitutional review; comparative law. Article History: Received: 23 Dec. 2017 Edited: 22 Jan. 2018 Approved: 30 Jan. 2018 CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC 1. Nhà nước pháp quyền và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước Từ góc độ khoa học, nhà nước pháp quyền có thể được hiểu cả hai nghĩa: hoặc trong khuôn khổ nhà nước - một nhà nước có bản chất “pháp quyền”; hoặc vượt ra ngoài khuôn khổ nhà nước - một xã hội được cai trị bằng pháp luật, và cao hơn, bởi NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 3Số 3+4 (355+356) T02/2018 công lý, do “cai trị theo luật pháp hàm ý là phải hướng lên một nền công lý và luật pháp ở mức cao hơn (có tính chất siêu việt mà ai cũng hiểu) là mức bình thường của con người hay của luật mà các chính trị gia nhất thời ban hành”1. Quan niệm thứ nhất - đó là quan niệm “État de droit” kiểu Pháp hay “Rechtsstaat” kiểu Đức (vốn là sản phẩm của giới lập pháp và hành pháp đại diện cho giai cấp tư sản mới lên khoảng đầu thế kỷ XVIII). Nhà nước pháp quyền được quan niệm như một nhà nước đặc biệt, đặt dưới một “chế độ luật pháp”: trong nhà nước này, chính quyền chỉ được sử dụng những phương tiện được xác định bởi pháp luật, nhưng các cá nhân được sử dụng những phương tiện tư pháp để chống lại sự lạm quyền đến từ chính quyền. Trung tâm của học thuyết nhà nước pháp quyền là nguyên tắc các cơ quan nhà nước chỉ có thể hành động dựa trên của sự chính danh pháp lý. Mọi hành vi sử dụng sức mạnh vật chất đều phải dựa trên pháp luật. Nhà nước pháp quyền được xây dựng dưới hình thức một trật tự của pháp luật. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi chính quyền phải tuân thủ các quy định vốn tạo nên nền tảng, khuôn khổ và phạm vi hoạt động của chính quyền đó; sự tuân thủ này phải được đảm bảo bởi sự tồn tại của một cơ chế kiểm soát tư pháp linh hoạt, tức là hoặc bởi Tòa án thường (Justizstaat), hoặc bởi Tòa án đặc biệt (Sondergerichte); luật phải phù hợp với Hiến pháp; nghị viện thực thi quyền hạn của 1 Greg Russell, “Chủ nghĩa hợp hiến”, Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao (đồng chủ biên), Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến - Một số tiểu luận tổng quan của các học giả nước ngoài (Sách tham khảo); Nxb. Lao động - Xã hội, H. 2012, tr.61. 2 Introduction to the Study of the Law of the Constitution, 1885. 3 Jacques Chevallier, “L’Etat de droit”, 4e edition, Montchretien, 2003; tr.15-21. 4 Tham khảo: Jacques Chevallier, “L’Etat de droit”, 4e edition, Montchretien, 2003; Troper M. “Le concept d’État de droit”, Droit, no15, 1992 mình trong khuôn khổ đã được xác định bởi Hiến pháp, xây dựng thiết chế đảm bảo sự tôn trọng tính tối thượng của Hiến pháp. Quan niệm thứ hai, “Rule of Law” kiểu Anh - Mỹ (vốn đúc rút từ tập quán địa phương và án lệ từ thế kỷ XVII), lý thuyết của người Anh vốn được Dicey hệ thống hóa2, được xây dựng để bảo vệ các quyền tự do của cá nhân. Tư tưởng chủ đạo của "Rule of law” là: 1) khẳng định uy quyền tối cao và duy nhất của luật; 2) luật pháp phải bảo đảm tính đại chúng, được công bố, không hồi tố, trong sáng, hài hòa, ổn định, và trước hết là có thể tiên liệu được; 3) tự do cá nhân được bảo vệ bởi các Tòa án thường, nguyên tắc bình đẳng trước luật pháp loại trừ tất cả mọi ưu tiên về mặt tư pháp cho các nhân viên của Hoàng gia3. Như vậy, trong khi các quan điểm vốn ban đầu không quá xa nhau, thậm chí là có nhiều điểm chung, thì truyền thống của châu Âu lục địa và Anh quốc cho đến nay đã có nhiều khác biệt. Khác với Rule of Law - chú trọng về mặt nội dung với mục tiêu bảo vệ các quyền tự do của con người, “État de droit” kiểu Pháp hay “Rechtsstaat” kiểu Đức lại chú trọng nhiều hơn về khía cạnh hình thức, mà cốt lõi là sự hiện diện của trật tự pháp luật, sự kiểm soát quyền lực nhà nước - chủ yếu là kiểm soát tư pháp4. Từ sự khác nhau của “nhà nước pháp quyền”, có thể liên hệ về phạm vi “kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền”. Nếu như “nhà nước pháp quyền” NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 4 Số 3+4 (355+356) T02/2018 được hiểu trong phạm vi nhà nước thì cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước cũng giới hạn là cơ chế kiểm soát trong nội bộ hệ thống, tức là trong bộ máy nhà nước (kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước với nhau). Nhưng hiểu “nhà nước pháp quyền” theo hướng rộng thì cơ chế kiểm soát quyền lực bao gồm cả trong hệ thống nhà nước và bên ngoài xã hội. Ở Việt Nam, khái niệm nhà nước pháp quyền dường như được các nhà lập pháp ưu tiên hiểu theo quan niệm đầu tiên - nhà nước pháp quyền kiểu Pháp Đức. Theo Hiến pháp năm 2013, “Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”; và “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”(Khoản 1, Điều 8). Chúng tôi cho rằng, dù quan điểm nào về nhà nước pháp quyền thì cơ chế kiểm soát nhà nước cũng cần được tiếp cận theo nghĩa rộng: kiểm soát bên trong hệ thống và các kiểm soát bên ngoài hệ thống. 2. Các phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước 2.1 Kiểm soát trong hệ thống nhà nước và kiểm soát ngoài hệ thống nhà nước Cách phân loại cơ bản nhất của các cơ chế kiểm soát vẫn dựa trên phạm vi quyền lực: kiểm soát trong hệ thống và kiểm soát ngoài hệ thống. Kiểm soát trong hệ thống được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước với nhau - kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Kiểm soát ngoài hệ thống là cơ chế được thực hiện bởi các chủ thể ngoài nhà nước như: công dân, cá nhân, các hiệp hội và kiểm soát của báo chí, truyền thông. Cách phân loại này cho phép nhìn bao quát về toàn bộ các cơ chế kiểm soát trong xã hội. Sự phân loại như trên cũng cho thấy rõ đặc trưng của từng cơ chế: kiểm soát trong hệ thống gắn với việc sử dụng quyền lực nhà nước, với những chế tài nhà nước có tác động trực tiếp mạnh mẽ đến các đối tượng bị kiểm soát; trong khi đó, kiểm soát ngoài hệ thống thường sử dụng những áp lực có tính chất gián tiếp nhưng dài hạn hơn và huy động được sức mạnh từ xã hội. Cơ chế kiểm soát nội bộ bao gồm kiểm soát theo nhánh cơ quan (lập pháp, hành pháp, tư pháp) hoặc kiểm soát trong các quan hệ lệ thuộc (trên - dưới); giữa các cơ quan cùng cấp hay có mối liên hệ về chức năng (ngang hay chéo) trong hệ thống nhà nước. Cơ chế kiểm soát từ bên ngoài hệ thống đang được phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Kiểm soát từ phía người dân - đó là việc tăng cường tiếng nói và giám sát của dân chúng - song song với việc tăng tính khả thi rút ngắn các quy định về thủ tục khiếu nại tố cáo; ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, theo đó “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đề cao tiếng nói và sự tham gia của dân chúng. Luật tiếp công dân ra đời - tăng thêm vũ khí giám sát cho người dân - không chỉ là khiếu nại hay tố cáo trực tiếp, mà quyền kiến nghị, phản ánh cũng được ghi nhận, giải đáp và ràng buộc công quyền. Ngoài ra, một số văn bản luật khác cũng trao quyền cho người dân: được tham vấn, được góp ý trong quy hoạch đất đai, giải phóng mặt bằng hay giám sát về ô nhiễm môi trường; xây dựng cơ bản ở địa phương... Giám sát xã hội được thực hiện thông qua vai trò của các tổ chức xã hội và truyền thông. Với kênh giám sát thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, một số phương thức NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 5Số 3+4 (355+356) T02/2018 đã được luật hoá, ví dụ, vai trò của Mặt trận Tổ quốc. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng là nơi thu thập ý kiến, nguyện vọng và những bức xức của người dân thông qua quá trình tham vấn trong hệ thống các tổ chức quần chúng. Ưu thế của các tổ chức chính trị - xã hội là được tham gia vào một số hoạt động nhà nước nên nắm bắt kỹ, có thể giám sát rõ, và được trao một số quyền hành trực tiếp như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức chính thức, thậm chí là một tổ chức có các quyền và nghĩa vụ được Hiến pháp quy định, được báo cáo công tác trước Quốc hội; Mặt trận có quyền đề xuất bãi miễn các chức danh dân cử ở chính quyền cơ sở. Tuy nhiên, giám sát của tổ chức xã hội chỉ có hiệu lực khi dựa trên nền tảng minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình của Nhà nước. Những kênh giám sát hiện hành đôi khi trở nên kém mặn mà bởi sự thiếu tin tưởng của người dân vào việc xử lý của chính quyền. Khi kiến nghị của dân chưa được xử lý và phản hồi một cách công khai, minh bạch thì sẽ khó khích lệ họ tiếp tục giám sát. Đây là cơ sở cho các thiết chế giám sát phi chính thức hiện hành. Giám sát xã hội còn được thực hiện hiệu quả thông qua báo chí và truyền thông. Là một “quyền lực thứ tư”, vai trò của báo chí và truyền thông không ngừng được tăng cường trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, các kênh truyền thông xã hội ngày càng nở rộ, đưa những thông tin nhiều chiều về hoạt động của chính quyền và có sức lan toả mạnh mẽ trong xã hội, không phụ thuộc vào sự giới hạn nào. Một kênh giám sát nổi lên gần đây là sức mạnh của cộng đồng - một tập thể người không có kết nối mạnh mẽ qua các hiệp hội hay thể chế, nhưng họ có cùng lợi ích. Không chỉ các vụ việc có tính chính trị như vị việc ở xã Đồng Tâm, mà ngay cả các vụ việc có màu sắc kinh tế như các tài xế cùng nhau trả tiền lẻ qua trạm BOT mà họ cho rằng không đặt đúng vị trí - cũng nhằm thể hiện một sự phản đối với các hành vi kinh doanh - mà đằng sau đó là sự chấp thuận của chính quyền. Kênh giám sát qua các thiết chế phi chính thức đang hiện diện rõ ràng trong thực tiễn, có khi vượt quá, nhưng thường là bù đắp cho những thiết chế chính thức nếu chưa đủ hay chưa đáng tin cậy với người dân. 2.2 Kiểm soát nhà nước và kiểm soát chính trị Sự phân biệt giữa kiểm soát nhà nước và kiểm soát chính trị cũng tương tự như sự phân biệt giữa kiểm soát trong hệ thống nhà nước và kiểm soát bên ngoài. Tuy nhiên, vai trò của kiểm soát chính trị khá đặc biệt nên cần có sự minh bạch. Ở Việt Nam, với tư cách Đảng cầm quyền được thừa nhận trong Hiến pháp, kiểm soát của Đảng đến hệ thống chính quyền là rất mạnh mẽ và toàn diện. Thông qua định hướng và theo dõi thực hiện các định hướng chính trị, Đảng có thể kiểm soát tầm vĩ mô các hoạt động của Nhà nước. Đặc biệt thông qua công tác cán bộ, Đảng nắm giữ quyền kiểm soát các chức danh lãnh đạo trong chính quyền, từ đó có thể đi sâu nắm bắt các hoạt động cụ thể trong hệ thống. Trong bối cảnh hiện nay, khi cơ chế kiểm soát quyền lực bên trong chưa hoàn thiện, thì vai trò kiểm soát chính trị có thể cho phép khỏa lấp những hạn chế đó. Tuy nhiên, đây là công cuộc lâu dài và còn nhiều thách thức khi mà những sai phạm trong hệ thống nhà nước trở nên khá phổ biến và cố hữu, cần đến cả những thay đổi từ nhận thức. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 6 Số 3+4 (355+356) T02/2018 2.3 Kiểm soát chung và kiểm soát chuyên biệt Ở nước ta, bên cạnh cơ chế kiểm soát chung, tồn tại khá nhiều cơ chế kiểm soát chuyên biệt như: Thanh tra, Toà án, Kiểm toán nhà nước. Ưu điểm của các cơ chế này là tính chuyên sâu, các thủ tục kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, nhược điểm cơ bản là thẩm quyền còn khá hạn hẹp. Hoạt động thanh tra, pháp chế... vẫn chỉ với tư cách tham mưu, phục vụ cho quyết định cuối cùng của thủ trưởng cơ quan hành chính. Vì vậy, có ý kiến cho rằng: “Trong khi các cơ quan chuyên trách như Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước và Bộ Công an rõ ràng đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi, Luật Phòng, chống tham nhũng lại giao trách nhiệm chính trong việc tổ chức thanh tra cho người đứng đầu các tổ chức. Hệ thống này có hiệu quả trong việc xác định gian lận và lãng phí hơn là phát hiện ra tham nhũng”5. Kiểm soát của Toà án là phương thức chuyên biệt nhất trong số các cơ chế kiểm soát chuyên nghiệp - bởi vị trí độc lập, khách quan và trình tự tố tụng tư pháp chặt chẽ. Các Toà án chuyên giám sát quyền lực công bao gồm Toà hành chính và Toà Hiến pháp (hoặc xét xử hành chính và cơ chế tố tụng Hiến pháp6. Sự gắn kết giữa nhà nước pháp quyền và hai loại Toà án đặc biệt này lớn đến mức, theo nhiều học giả nước ngoài 5 Như trên 6 Khi nói về Tòa Hiến pháp hay Tòa Hành chính, cần lưu ý rằng các Tòa chuyên trách như thế này chỉ tồn tại ở một số nước theo hệ thống luật Châu Âu lục địa như Pháp, Đức và các quốc gia chịu ảnh hưởng hệ thống pháp luật này. Ở các nước theo hệ thống luật Anglo - Sacxon, các Tòa án thường cũng có thể đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản pháp luật - nếu chúng có liên quan trong một vụ kiện cụ thể. 7 P. MOOR, J.-M. WOEHRLING, « Le contrôle juridictionnel de l’administration », Le contrôle de l’administration en Europe de l’Est et de l’Ouest, Institut de recherches juridiques comparatives, Edition du CNRS, 1985op. cit., p. 57 8 Dẫn lại theo Louis Favoreu (và các tác giả khác), Luật Hiến pháp (tiếng Pháp), tái bản lần thứ 5, Nxb. Dalloz, Paris 2002, tr. 187. thì Toà hành chính là hiện diện rõ rệt của nhà nước pháp quyền7; và Toà Hiến pháp là “sự đảm bảo về mặt pháp lý của Hiến pháp”8. Mối liên quan chặt chẽ giữa nhà nước pháp quyền và cơ chế xử lý hành chính hay cơ chế bảo hiến được lý giải bởi lẽ đối tượng xét xử của các loại hình tố tụng này là các đạo luật, các văn bản pháp quy có dấu hiệu vi hiến hay bất hợp pháp; các quyết định hành chính, hành vi hành chính của công quyền. Ở Việt Nam, cùng với định hướng nhà nước pháp quyền, thiết chế xét xử hành chính đã được xây dựng và triển khai trong cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều rào cản về thẩm quyền của Toà hành chính như không mở rộng phạm vi tài phán sang các quyết định quy phạm; không phải mọi quyết định hành chính cá biệt đều có thể bị kiện ra toà... Điều này cũng tạo nên những giới hạn cho cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước hiện hành. Trong số các cơ chế kiểm soát hiện hành, kiểm soát nội bộ trong hệ thống công quyền vẫn là cơ chế phổ biến, cơ bản nhất và cũng có những thẩm quyền pháp lý rõ ràng nhất. Kiểm soát quyền lực nội bộ có tầm quan trọng lớn lao nhằm để chống sự lạm quyền từ phía nhà nước, và cũng là để bảo vệ quyền công dân, quyền con người, trật tự pháp luật và công lý vốn là những mục tiêu hướng đến của nhà nước pháp quyền. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 7Số 3+4 (355+356) T02/2018 3. Kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp có thể thực hiện bằng các phương thức sau; Thứ nhất, phân công - một hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước. Nói một cách gián tiếp, trong phân công đã bao hàm kiểm soát: phân công để các quyền lực không “lấn sân” hay chồng chéo nhau. Bản thân việc thực hiện đúng khuôn khổ thẩm quyền đã là một cách kiểm soát. Hơn nữa, việc phân công các quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp là nhằm bảo đảm quyền lực chung của nhà nước không bị độc quyền nắm giữ bởi bất cứ một nhánh cơ quan nào. Mặt khác, giữa phân công và kiểm soát có mối quan hệ chặt chẽ. Phân công phải đi kèm với quyền tự vệ của mỗi nhánh quyền để chống lại sự xâm phạm của các nhánh quyền khác. Thứ hai: phối hợp - một hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước. Bản chất của phối hợp là chia sẻ một số bước trong tiến trình thực hiện công việc - tồn tại trong mô hình tổ chức quyền lực ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới, dù theo mô hình tổng thống hay nghị viện9. Có thể minh hoạ về sự chia sẻ trong quyền làm luật giữa nghị viện và chính phủ (trong chính thể cộng hoà đại nghị - thể hiện qua quá trình soạn thảo dự án luật); và giữa nghị viện và tổng thống (trong chính thể cộng hoà tổng thống - thể hiện qua quyền phủ quyết). 9 Xem: Nguyễn Đăng Dung, “Bàn thêm về vấn đề quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công phân quyền và phối kết hợp giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 6 năm 2007, Ở Việt Nam, sự phối hợp - cũng là nhằm mục tiêu kiểm soát tiến trình một công việc - có thể thấy trong sự chia sẻ công việc giữa Chính phủ, Quốc hội và Chủ tịch nước trong ký kết các điều ước quốc tế; trong thủ tục ban hành, thông qua và công bố các đạo luật, pháp lệnh; trong quy trình thành lập các cơ quan và các chức danh quan trọng của nhà nước v.v.. Thậm chí, ngay cả tư pháp - thiết chế độc lập nhất trong các quyền lực nhà nước - thì sự “lấn sân” của Toà án sang các lĩnh vực khác trong đó bao gồm mục tiêu kiểm soát có thể thấy trong việc: dù thẩm quyền xét xử hiện hành chỉ gói gọn trong các quyết định cá biệt, nhưng Toà án lại có quyền kiến nghị xem xét văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình Toà án xét xử một vụ án hình sự, dân sự, hành chính. Khó có một thiết chế quyền lực nhà nước nào có thể hoạt động riêng rẽ hay độc chiếm một nhánh quyền. Ở khía cạnh này, phân công, phối hợp vừa nhằm bảo đảm tính chuyên môn hiệu quả của công việc; nhưng cũng là một biện pháp kiềm toả đáng kể đối với các nhánh quyền còn lại. Thứ ba: một cách trực tiếp, kiểm soát thông qua cơ chế “đối trọng”, hay kìm chế. Ví dụ, ở các chính thể đại nghị, “đối trọng” thể hiện bằng cách nghị viện có thể lật đổ chính phủ và ngược lại, chính phủ có thể yêu cầu giải tán nghị viện; trong chính thể tổng thống, quyền lập pháp của nghị viện có thể bị chặn lại bởi quyền phủ quyết của tổng thống, nhưng quyền phủ quyết của tổng thống lại có thể bị bác bỏ bởi 2/3 số phiếu của cả hai viện. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 8 Số 3+4 (355+356) T02/2018 Ở Việt Nam, cơ chế kiểm soát bước đầu được quy định trong Hiến pháp hiện hành. Đó là hoạt động giám sát của Quốc hội đối với cơ quan hành pháp, tư pháp. Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ ban hành luật, quyết định ngân sách, xét báo cáo công tác và bỏ phiếu tín nhiệm..., Quốc hội thực hiện quyền kiểm soát hoạt động của cơ quan hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên, cơ chế kiểm soát hoạt động của Quốc hội từ phía các cơ quan hành pháp, tư pháp còn chưa được làm rõ. Thứ tư, kiểm soát chuyên biệt: xét xử hành chính và bảo hiến Như phần trên đã nêu, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước chuyên biệt được thực hiện thông qua con đường tư pháp, mà cụ thể là xét xử hành chính và bảo hiến. Các công cụ tố tụng này nhằm trực tiếp vào hai nhánh quyền lực có nguy cơ dễ lạm quyền nhất: hành pháp và lập pháp. Bảo hiến được coi là một công cụ kiểm soát quyền lực chuyên biệt có thể áp đặt chung lên các nhánh quyền còn lại. Ở Việt Nam, trong hai cơ chế kiểm soát chuyên biệt này thì bảo hiến dường như còn nhiều hạn chế hơn cả. Hạn chế đó thể hiện ở sự thiếu vắng cơ chế tư pháp để kiểm soát tính hợp hiến của đạo luật. Sự thiếu hụt cơ chế bảo hiến lại càng nghiêm trọng trong bối cảnh cơ chế làm, sửa đổi Hiến pháp còn khá “lỏng”, so với những điều kiện để tạo lập và bảo vệ Hiến pháp. Những quy định của Điều 120 Hiến pháp năm 2013 về quy trình làm và sửa đổi Hiến pháp vẫn còn khá mở và để dành sự chủ động ít nhiều cho Quốc hội và khả năng trưng cầu ý dân về Hiến pháp vẫn thuộc quyền tuỳ nghi của Quốc hội. Bởi vậy, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước cần đồng thời với việc tạo lập một cơ chế bảo hiến trong tương lai, với vị trí là nhân tố cốt lõi để kiểm soát sự tuân thủ pháp luật, và cao hơn, Hiến pháp - điều làm nên pháp quyền TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Jacques Chevallier (2003), L’Etat de droit, 4e edition, Montchretien, Paris. 2. Troper M. (1992), “Le concept d’Etat de droit”, Droit, no15/ 1992; 3. Samuel Kernell và Gary C. Jacobson (2007), Logic chính trị Mỹ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Greg Russell (2012), “Chủ nghĩa hợp hiến”, Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao (đồng chủ biên), Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến - Một số tiểu luận tổng quan của các học giả nước ngoài (Sách tham khảo); NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. 5. GS.,TS. Nguyễn Đăng Dung, Sự hạn chế quyền lực nhà nước (2005), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. GS.,TS. Nguyễn Đăng Dung (2007), “Bàn thêm về vấn đề quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công phân quyền và phối kết hợp giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 6 năm 2007; GS.,TS. Trần Ngọc Đường, (2015), “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công , phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” trong Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cuu-trao-doi.aspx?ItemID=7; 10/2/2015 Bùi Ngọc Sơn (2010), Bàn về lập hiến, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 11(172), tháng 6/2010. 7. Bùi Ngọc Sơn (2012), Góp bàn về sửa đổi Hiến pháp ở Việt nam, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 9Số 3+4 (355+356) T02/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfco_che_kiem_soat_quyen_luc_nha_nuoc_trong_nha_nuoc_phap_quye.pdf
Tài liệu liên quan