3.5 Cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn
thiện hệ thống luật về tư pháp theo hướng
bảo đảm sự kiểm soát của hành pháp đối với
tư pháp; bảo đảm vai trò, trách nhiệm quản
lý hành chính nhà nước cao nhất của Chính
phủ đối với các cơ quan tư pháp theo quy
định của Hiến pháp, như đối với vấn đề quản
lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của
TAND và VKSND; quản lý cơ sở vật chất.
3.6 Cần sửa đổi, bổ sung Quy chế
phối hợp giữa Chính phủ, TANDTC và
VKSNDTC. Trong đó cần bổ sung, hoàn thiện
cơ chế phối hợp giữa Chính phủ, các cơ quan
của Chính phủ với TANDTC, VKSNDTC về
xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc
trình Quốc hội, UBTVQH ban hành các
VBQPPL trong lĩnh vực tư pháp.
3.7 Cần nâng cao hơn nữa vai trò,
trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong nghiên
cứu, tổng kết, chủ động đề xuất với Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương,
quan điểm về đẩy mạnh cải cách tư pháp;
về cơ chế phối hợp giữa Chính phủ, các bộ,
ngành với các cơ quan thực hiện quyền tư
pháp trong việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật liên quan đến công tác tư pháp.
3.8 Quốc hội cần tăng cường giám
sát thường xuyên đối với đối với Chính phủ
trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống
các VBQPPL thuộc lĩnh vực tư pháp thuộc
thẩm quyền
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế phục vụ cải cách tư pháp thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chính phủ từ năm 2006 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ
Nguyễn Phước Thọ*
* Văn phòng Chính phủ
Tóm tắt:
Bài viết khái quát những thành tựu quan trọng trong công tác
xây dựng, hoàn thiện thể chế, trước hết là xây dựng luật, pháp
lệnh của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từ năm 2016 đến
nay, chỉ ra những thành công, hạn chế, tìm ra các nguyên nhân
của các thành công và hạn chế này. Để góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế phục
vụ chiến lược cải cách tư pháp thuộc phạm vi chức năng, thẩm
quyền của Chính phủ, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và hoàn thiện thể
chế phục vụ công tác cải cách tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn
sau năm 2020.
Abstract:
This article provides in briefs the important achievements
in development and improvements of the Government’s
institution, first of all the development of laws and
ordinances of the Government and the Prime Minister
since 2016, descriptions of the successes, limitations
and also the causes of these successes and limitations. In
order to contribute to increase the quality and efficiency
of institutional development and improvements for the
judicial reform strategy within the scope of its functions
and competence, the author proposes a number of measures
to improve the quality. The effectiveness and efficiency
of developing and improving the institutions for judicial
reform till 2020 with a vision after 2020.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: xây dựng và hoàn thiện thể chế,
chiến lược cải cách tư pháp, chức năng, thẩm
quyền của Chính phủ, văn bản quy phạm
pháp luật
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 28/12/2017
Biên tập: 05/01/2018
Duyệt bài: 12/01/2018
Article Infomation:
Keywords: institutional development
and refinement, judicial reform strategy,
functions, authority of the government, legal
documents.
Article History:
Received: 28 Dec. 2017
Edited: 05 Jan. 2018
Approved: 12 Jan. 2018
PHỤC VỤ CẢI CÁCH TƯ PHÁP THUỘC THẨM QUYỀN,
TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH PHỦ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY
Thể chế là những quy tắc của trò
chơi trong xã hội. Đó là những giới hạn tạo
khuôn khổ điều chỉnh mối quan hệ qua lại
của con người. Có thể chế chính thức và
thể chế không chính thức. Pháp luật là một
loại thể chế chính thức. Thể chế nói trong
chuyên đề này là pháp luật (thể chế pháp
luật). Pháp luật phục vụ cải cách tư pháp
bao gồm 4 nhóm văn bản quy phạm pháp
luật (VBQPPL): (1) Nhóm văn bản điều
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
10 Số 3+4 (355+356) T02/2018
chỉnh các quan hệ tố tụng tư pháp; (2) Nhóm
văn bản bảo đảm, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân trong quan hệ với tư pháp;
(3) Nhóm văn bản về tổ chức và hoạt động
của các cơ quan tố tụng (Tòa án, Viện kiểm
sát, cơ quan điều tra (CQĐT); (4) Nhóm văn
bản điều chỉnh các quan hệ thuộc lĩnh vực
bổ trợ tư pháp. Phân định theo chiều dọc,
các văn bản này được phân loại thành các
đạo luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định
quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính
phủ và các thông tư, thông tư liên tịch.
Nhìn từ kết cấu bên trong, pháp luật
phục vụ cải cách tư pháp bao gồm tổng thể
các quy phạm pháp luật. Các quy phạm pháp
luật này vận động và phát triển mang tính hệ
thống, có tính thống nhất, đồng bộ được thể
hiện trong Hiến pháp, các đạo luật, các nghị
định, các quyết định quy phạm pháp luật của
Thủ tướng Chính phủ, các thông tư, thông tư
liên tịch.
Trong phạm vi thẩm quyền của Chính
phủ, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế
bao gồm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành việc
xây dựng; phối hợp với Quốc hội, Ủy ban
thường vụ Quốc hội (UBTVQH), với Tòa án
nhân dân tối cao (TANDTC), Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao VKSNDTC; nghiên cứu,
soạn thảo; thẩm định, thẩm tra; xem xét, ban
hành hoặc trình Quốc hội, UBTVQH xem
xét, ban hành các VBQPPL phục vụ yêu cầu
cải cách tư pháp.
1. Quy định của pháp luật về vai trò, chức
năng của Chính phủ trong công tác xây
dựng và hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu
cầu cải cách tư pháp
1.1 Chính phủ là một chủ thể được
Quốc hội, UBTVQH phân công chủ trì
nghiên cứu, soạn thảo nhiều dự án luật, pháp
lệnh về tư pháp:
Luật Ban hành VBQPPL năm 2015
không quy định trình tự, thủ tục riêng cũng
như việc phân công trách nhiệm giữa Chính
phủ với các cơ quan của Quốc hội, TANDTC,
VKSNDTC trong nghiên cứu, soạn thảo ban
hành hoặc trình Quốc hội, UBTVQH ban
hành các luật, pháp lệnh phục vụ công tác
cải cách tư pháp. Tuy nhiên, trong nghị quyết
của Quốc hội về chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội (trước đây),
hàng năm (hiện nay) có bao hàm quy định
định về việc phân công cơ quan soạn thảo
dự án luật, pháp lệnh, trong đó có dự án luật,
pháp lệnh phục vụ công tác cải cách tư pháp.
Theo đó, TANDTC thường được phân công
chủ trì soạn thảo các dự án Luật Tổ chức Tòa
án nhân dân (TAND), các luật về tố tụng dân
sự (TTDS), về tố tụng hành chính (TTHC);
VKSNDTC thường được phân công chủ trì
soạn thảo các dự án Luật Tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân (VKSND), các dự án luật về tố
tụng hình sự (TTHS); Chính phủ được phân
công chủ trì soạn thảo các dự án khác như
Bộ luật Hình sự (BLHS), Bộ luật Dân sự
(BLDS), Luật Tổ chức các CQĐT, Luật Thi
hành án (THA) hình sự, Luật THA dân sự
và các dự án luật về bổ trợ tư pháp như Luật
Luật sư, Luật Giám định tư pháp...
Thực tiễn nói trên cho thấy, các dự án
luật liên quan hoặc chủ yếu liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan
nào thì cơ quan đó chủ trì soạn thảo; những
bộ luật lớn như BLHS, BLDS thì áp dụng
theo kinh nghiệm của các nước - giao cho
Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo; Bộ luật TTHS
được giao cho VKSNDTC chủ trì soạn thảo;
Bộ luật TTDS, Luật TTHC được giao cho
TANDTC chủ trì soạn thảo.
Có thể thấy tương đối rõ, trừ Bộ luật
TTHS, về cơ bản, việc phân công chủ trì
soạn thảo các dự án luật về tố tụng tư pháp
vẫn theo nguyên tắc, cơ quan nào liên quan
nhiều nhất, trực tiếp nhất thì giao cho cơ
quan đó.
1.2 Chính phủ có trách nhiệm tham gia
ý kiến đối với các dự án luật, pháp lệnh do
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
11Số 3+4 (355+356) T02/2018
các cơ quan, tổ chức ngoài Chính phủ chủ trì
soạn thảo, trình Quốc hội, UBTVQH.
Theo quy định của Điều 62 Luật Ban
hành VBQPPL, đối với dự án luật, pháp
lệnh không do Chính phủ trình, trước khi
trình UBTVQH, cơ quan, tổ chức, đại biểu
Quốc hội phải gửi tài liệu có liên quan đến
dự án để Chính phủ cho ý kiến. Như vậy, đối
với các dự án luật, pháp lệnh do TANDTC,
VKSNDTC chủ trì soạn thảo, các cơ quan
này phải gửi tài liệu có liên quan đến dự án
để Chính phủ cho ý kiến.
1.3 Các bộ, cơ quan ngang bộ theo
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được
Chính phủ phân công có trách nhiệm trực
tiếp phối hợp trong nghiên cứu, soạn thảo
các dự án luật, pháp lệnh về tư pháp do
TANDTC hoặc VKSNDTC chủ trì soạn
thảo. Sự phối hợp này chủ yếu thông qua
việc tham gia thành phần Ban soạn thảo, Tổ
biên tập hoặc tham gia ý kiến bằng văn bản
khi được đề nghị.
1.4 Một số bộ như Bộ Tư pháp, Bộ
Công an, Bộ Tài chính, theo chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn được Chính phủ
phân công, có trách nhiệm phối hợp với
TANDTC, VKSNDTC trong việc xây dựng,
ban hành các VBQPPL liên tịch để hướng
dẫn thực hiện các thủ tục tố tụng tư pháp.
1.5 Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính
phủ có mối quan hệ chặt chẽ với TANDTC
trong việc xây dựng, ban hành các nghị
quyết của Hội đồng Thẩm phán -một hình
thức VBQPPL "để hướng dẫn việc áp dụng
thống nhất pháp luật trong xét xét thông qua
tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc
việc xét xử”1. Theo quy định của Luật Ban
hành VBQPPL2, dự thảo nghị quyết của Hội
đồng Thẩm phán TANDTC bắt buộc phải
1 Điều 21 Luật ban hành VBQPPL.
2 Khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 105.
3 Khoản 6 Điều 105 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015.
gửi lấy ý kiến của Bộ Tư pháp; Bộ Tư pháp
là thành phần bắt buộc của Hội đồng tư vấn
thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng
Thẩm phán TANDTC.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp được mời
tham gia thảo luận tại các cuộc họp của Hội
đồng thẩm phán để xem xét, thông qua các
nghị quyết của Hội đồng này. Luật Tổ chức
TAND năm 2014 quy định: “Bộ trưởng Bộ
Tư pháp có trách nhiệm tham dự phiên họp
của Hội đồng Thẩm phán TANDTC khi thảo
luận, thông qua nghị quyết của Hội đồng
Thẩm phán TANDTC” (khoản 3 Điều 22).
Trong trường hợp không nhất trí với nghị
quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC,
Bộ trưởng Bộ Tư pháp “có quyền báo cáo
UBTVQH xem xét, cho ý kiến tại phiên họp
gần nhất”3. Trách nhiệm và quyền hạn này
của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là nhằm bảo đảm
sự phối hợp, kiểm soát quyền lực của cơ
quan thực hiện quyền hành pháp đối với cơ
quan thực hiện quyền tư pháp - TANDTC.
2. Thực tiễn thực hiện vai trò, chức năng
của Chính phủ trong công tác xây dựng
và hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu cải
cách tư pháp
2.1 Kết quả đạt được:
a) Trong các nhiệm kỳ gần đây, nhất
là trong nhiệm kỳ khóa XIII (2011 - 2016)
và nhiệm kỳ khóa XIV hiện nay, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ luôn coi trọng công
tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, trước hết
là xây dựng luật, pháp lệnh, coi đây là lĩnh
vực trọng tâm, ưu tiêu hàng đầu trong chỉ
đạo, điều hành.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
thường xuyên chỉ đạo các bộ, ngành bám sát
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
12 Số 3+4 (355+356) T02/2018
Quốc hội, khẩn trương xây dựng, trình các
dự án luật, pháp lệnh được Quốc hội giao
đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng, trong
đó có các dự án luật, pháp lệnh thuộc lĩnh
vực tư pháp được phân công cho Chính phủ
chủ trì, soạn thảo, nhất là các dự án luật trực
tiếp triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013.
Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Hội đồng
tư vấn thẩm định các dự án luật, pháp lệnh
trực tiếp thi hành Hiến pháp năm 20134 để tư
vấn, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
trong việc xem xét cho ý kiến về mục tiêu,
yêu cầu, quan điểm chỉ đạo và những định
hướng cơ bản xây dựng các dự án luật, pháp
lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp
do Chính phủ trình và cho ý kiến đối với
các dự án luật, pháp lệnh không do Chính
phủ trình trong quá trình chuẩn bị ý kiến của
Chính phủ về các dự án luật, pháp lệnh này.
Thủ tướng Chính phủ luôn yêu cầu Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quan
tâm, tập trung chỉ đạo sâu sát việc nghiên
cứu, soạn thảo, trình các dự án luật, pháp
lệnh được phân công, đặc biệt là chỉ đạo
quyết liệt việc xây dựng, trình Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban
hành theo thẩm quyền các văn bản quy định
chi tiết thi hành luật, pháp lệnh được phân
công, tập trung xử lý dứt điểm số văn bản
nợ đọng.
Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ
tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra tình hình soạn thảo, trình các dự án luật,
pháp lệnh, các văn bản quy định chi tiết thi
hành luật, pháp lệnh; chủ động phối hợp với
cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất với Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp xử
lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc.
4 Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 11/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ,
5 Từ năm 2006 đến nay, TANDTC và VKSNDTC đã chủ trì soạn thảo trình Quốc hội, UBTVQH ban thành 14 luật, pháp
lệnh (Phụ lục 4).
6 Trong thời gian từ năm 2006 đến 2017, Chính phủ đã chủ trì soạn thảo trình Quốc hội, UBTVQH ban hành 209 luật,
pháp lệnh.
Những dự án luật lớn, quan trọng,
phức tạp, trong đó có một số dự án luật
thuộc lĩnh vực tư pháp như: BLHS (sửa đổi),
Luật Trách nhiệm bồi thường (TNBT) của
Nhà nước (sửa đổi)..., đã được Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến
về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và nội dung
cơ bản để xử lý kịp thời những vướng mắc,
định hướng cho việc nghiên cứu, soạn thảo
bảo đảm chất lượng của dự án. Về cơ bản,
các dự án luật, pháp lệnh về tư pháp đã được
Chính phủ trình Quốc hội, UBTVQH bảo
đảm chất lượng, và thời hạn trình.
b) Từ năm 2006 đến tháng 6/2017,
trong lĩnh vực tư pháp, Chính phủ đã trình
Quốc hội thông qua 35 luật, 4 pháp lệnh,
chiếm 73,6% tổng số luật, pháp lệnh được
ban hành trong lĩnh vực này5; chiếm 18,7%
trong tổng số luật, pháp lệnh được ban hành
do Chính phủ chủ trì soạn thảo6. Trong đó
có các đạo luật lớn, có tính chất giường cột
phục vụ cho hoạt động tư pháp, xây dựng
Nhà nước pháp quyền như: BLHS, BLDS,
Luật Tổ chức CQĐT, Luật Luật sư, Luật Thi
hành tạm giữ, tạm giam, Luật THA hình sự,
Luật THA dân sự, Luật Đặc xá, Luật Tương
trợ tư pháp, Luật Hôn nhân và gia đình...
Điểm nổi bật là với các đạo luật Chính
phủ chủ trì soạn thảo, trình Quốc hội thông
qua, các quyền con người, quyền cơ bản của
công dân trong lĩnh vực tư pháp cũng đã
được luật hóa và bảo đảm thực thi tốt hơn
thông qua việc ban hành BLHS, Luật Công
chứng, Luật Luật sư, Luật Trợ giúp pháp lý,
Luật THA dân sự, Luật THA hình sự, Luật
Đặc xá, Luật Giám định tư pháp, Luật Lý
lịch tư pháp...
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
13Số 3+4 (355+356) T02/2018
Việc nghiên cứu, soạn thảo các dự án
luật đã tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục quy
định của Luật Ban hành VBQPPL, bảo đảm
tính công khai, minh bạch.
Ngoài việc chủ trì soạn thảo, trình
Quốc hội ban hành BLHS, thông qua đó đổi
mới, hoàn thiện chính sách hình sự của Nhà
nước ta, Chính phủ còn chủ trì soạn thảo,
trình Quốc hội ban hành nhiều đạo luật khác
có liên quan nhằm hoàn thiện pháp luật về
đấu tranh phòng chống tội phạm, như Luật
THA hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm
giam, Luật Phòng, chống buôn bán người,
Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Phòng,
chống tham nhũng...
Việc ban hành các đạo luật thuộc lĩnh
vực TTHS, như Luật Tổ chức các CQĐT
hình sự, Luật THA hình sự, Luật Thi hành
tạm giữ, tạm giam, cũng như một số đạo
luật bổ trợ tư pháp như Luật Luật sư, Luật
Giám định tư pháp, Luật TNBT của Nhà
nước do Chính phủ chủ trì soạn thảo đã góp
phần quan trọng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu
thể chế hóa chủ trương cải cách tư pháp
của Đảng và Nhà nước ta theo hướng, từng
bước hoàn thiện pháp luật TTHS, hướng
tới những quy định bảo đảm dân chủ, minh
bạch, khách quan hơn trong hoạt động điều
tra, truy tố, xét xử, chống bức cung, nhục
hình; bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong
xét xử; bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội
và quyền bào chữa.
Chính phủ đã chủ trì soạn thảo, trình
Quốc hội ban hành BLDS (sửa đổi) và ban
hành một số văn bản pháp luật có liên quan
đến lĩnh vực dân sự, kinh tế, thương mại
nhằm điều chỉnh các quan hệ theo hướng:
tôn trọng quyền tự do kinh doanh, xác lập
các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại; hạn
chế sự can thiệp quá mức của cơ quan công
quyền vào các quan hệ này; hình thành cơ
7 Trong thời gian này Chính phủ đã ban hành tổng số 1.736 nghị định (Số liệu cá nhân tác giả tổng hợp)
chế pháp lý bảo đảm thực thi tốt hơn quyền
của các chủ thể trong giao dịch dân sự, kinh
tế, thương mại, thúc đẩy các quan hệ phát
triển lành mạnh; hoàn thiện các quy định
pháp luật, bảo vệ tốt hơn các quyền về danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tính mạng, sức khỏe,
đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân.
c) Tỷ lệ số lượng các nghị định liên
quan đến lĩnh vực tư pháp ban hành trên tổng
số nghị định Chính phủ ban hành hằng năm
là không nhiều. Từ năm 2006 đến nay, Chính
phủ đã ban hành 60 nghị định quy định các
vấn đề liên quan đến tư pháp, chiếm 3,4%
tổng số nghị định ban hành từ năm 2006 đến
tháng 11 năm 20177, tập trung chủ yếu là để
quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh
về tư pháp. Trong đó có những nghị định rất
quan trọng trong tố tụng tư pháp như Nghị
định số 82/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011
quy định về THA tử hình bằng hình thức
tiêm thuốc độc, được sửa đổi, bổ sung một
số điều tại Nghị định số 47/2013/NĐ-CP
ngày 13/5/2013, Nghị định số 80/2011/
NĐ-CP ngày 16/9/2011 quy định các biện
pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với người
chấp hành xong hình phạt tù, Nghị định số
71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định
thời hạn, trình tự, thủ tục THA hành chính
và xử lý trách nhiệm đối với người không thi
hành bản án, quyết định của Tòa án... Năm
ban hành nhiều nhất là 10 nghị định (năm
2013). Đạo luật có nhiều văn bản quy định
chi tiết được ban hành nhiều nhất là Luật
THA hình sự, với 6 nghị định. Tuy nhiên,
trong 5 năm gần đây, xu hướng chung là hạn
chế tối đa số lượng văn bản quy định chi tiết
đối với một đạo luật.
d) TANDTC, VKSNDTC cùng với
một số bộ đã ban hành hơn 20 thông tư liên
tịch để hướng dẫn thực hiện một số vấn đề
trong thi hành các đạo luật về tố tụng tư pháp
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
14 Số 3+4 (355+356) T02/2018
và áp dụng thống nhất một số quy định của
BLHS, BLDS hoặc tạo cơ sở cho việc phối
hợp trong một số hoạt động THA. Trong đó,
có một số thông tư quan trọng như: Thông
tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/02/2008
của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Công an
và Bộ Tư pháp về hướng dẫn việc truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành
vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Thông
tư liên tịch số 01/2010/TTLT-TANDTC-
BLĐTBXH-VKSNDTC ngày 18/05/2010
của TANDTC, Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội, VKSNDTC về hướng dẫn áp
dụng một số quy định của pháp luật trong
quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng
bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng tại TAND; Thông
tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BTP ngày 18/09/2012 của
TANDTC, VKSNDTC, Bộ Tư pháp về việc
hướng dẫn thực hiện TNBT của Nhà nước
trong hoạt động TTDS, TTHC; Thông tư liên
tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC
ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại
giao và TANDTC quy định về trình tự, thủ
tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự.
Đánh giá chung:
Có thể thấy, trong hơn 10 năm trở lại
đây, Chính phủ đã tham gia sâu rộng vào
lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp
luật về tư pháp. Vị trí, vai trò và trách nhiệm
của Chính phủ trong lĩnh vực này có một số
đặc điểm nổi bật sau đây:
(1) Vai trò của Chính phủ trong xây
dựng, trình ban hành các đạo luật, pháp lệnh
trong lĩnh vực tư pháp trong hơn 10 năm
qua đã góp phần rất quan trọng trong việc
cơ bản hoàn thiện hệ thống pháp luật về tư
pháp theo tinh thần cải cách tư pháp của
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị
và Hiến pháp năm 2013.
(2) Không có hiện tượng cồng kềnh,
chồng chéo, trùng lắp, mâu thuẫn giữa các
luật, pháp lệnh về tư pháp do Chính phủ chủ
trì xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền
ban hành.
(3) Chính phủ tích cực, chủ động trong
việc thúc đẩy cải cách tư pháp, kết hợp cải
cách hành chính với cải cách tư pháp thông
qua hoàn thiện hệ thống thể chế pháp luật về
tư pháp. Các đạo luật về nội dung điều chỉnh
các mối quan hệ cơ bản trong lĩnh vực tư
pháp đều được giao Chính phủ chủ trì soạn
thảo như BLHS, BLDS, Luật Hôn nhân và
gia đình, Luật Tương trợ tư pháp...
2.2 Những hạn chế, bất cập, nguyên
nhân của hạn chế, bất cập
Bên cạnh những kết quả nêu trên, việc
thực hiện vai trò, chức năng của Chính phủ
trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể
chế đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp còn có
những hạn chế, bất cập sau đây:
(1) Một số luật, pháp lệnh về tư pháp
còn thiếu tính ổn định; tuổi thọ chưa cao;
vẫn còn tình trạng một số luật, pháp lệnh
phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Điều này
phản ánh thực tế là chất lượng, tính khả thi
của các luật, pháp lệnh chưa cao, chưa bảo
đảm tính thống nhất, minh bạch. Đây cũng
là thực trạng chung của hệ thống pháp luật
nước ta, phản ánh thực tế quá trình đang
chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế - xã hội ở
nước ta.
Thực trạng trên đây xuất phát từ hai
nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, sự phối hợp, tham gia của
TANDTC và VKSNDTC trong các hoạt
động nghiên cứu, soạn thảo, thẩm định các
dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ chủ trì
còn có phần hình thức, chất lượng và hiệu
quả chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu.
Đối với các dự án luật, pháp lệnh về
tư pháp không do Chính phủ trình thì vai trò
và trách nhiệm của Chính phủ là rất quan
trọng, ý kiến tham gia của Chính phủ về mặt
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
15Số 3+4 (355+356) T02/2018
trình tự thủ tục là bắt buộc. Tuy nhiên, đối
với các dự án luật, pháp lệnh về tư pháp do
Chính phủ chủ trì soạn thảo, cũng như các
VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ quy định những vấn đề thuộc lĩnh vực tư
pháp thì TANDTC, VKSNDTC lại không có
vai trò và trách nhiệm tương xứng.
Thứ hai, chưa bảo đảm sự lãnh đạo,
chỉ đạo trực tiếp, thống nhất liên tục ngay
từ đầu của Bộ Chính trị đối với việc nghiên
cứu, xây dựng các dự án luật, pháp lệnh về
tư pháp.
Trong thể chế chính trị của Việt Nam,
Đảng Cộng sản là đảng duy nhất cầm quyền,
là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền XHCN, việc lãnh đạo
công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống
pháp luật, đặc biệt là xây dựng, ban hành
luật, pháp lệnh, để thể chế hóa đầy đủ, kịp
thời đường lối, quan điểm của Đảng là một
nội dung lãnh đạo quan trọng hàng đầu của
Đảng cầm quyền.
Đối với các dự án luật, pháp lệnh
trong lĩnh vực tư pháp có nội dung liên quan
trực tiếp đến nhiều quyền con người, quyền
công dân, nhất là liên quan đến mối quan
hệ phân công, phối hợp, kiểm soát quyền
lực giữa cơ quan thực hiện quyền hành pháp
và cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Hơn
nữa, về trình tự, thủ tục soạn thảo liên quan
và phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp giữa
các cơ quan thuộc hai nhánh quyền lực này
nên trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo,
cơ quan chủ trì thường gặp nhiều khó khăn
trong phân tích, đánh giá chính sách; lúng
túng trong xác định tư tưởng, quan điểm chỉ
đạo và những định hướng lớn về nội dung
của dự án nhưng không có cơ chế để báo
cáo xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị kịp
thời, ngay từ đầu, cũng như thiếu cơ chế
phối hợp giữa lãnh đạo Chính phủ và lãnh
đạo TANDTC, VKSNDTC để xử lý, trong
khi cơ chế của Ban soạn thảo không thể xử
lý được do tính hình thức và lỏng lẻo trong
tổ chức và hoạt động của tổ chức này. Hậu
quả là, trong một số trường hợp, việc soạn
thảo luật, pháp lệnh diễn ra trong tình trạng
không rõ ràng về chính sách.
(3) Hệ thống pháp luật phục vụ cải
cách tư pháp thuộc thẩm quyền chủ trì của
Chính phủ vẫn còn thiếu một số đạo luật
quan trọng như Luật Phòng, chống tội phạm
có tổ chức, Luật Truy nã tội phạm, Luật
Đăng ký tài sản...
(4) Nội dung các luật, pháp lệnh trong
lĩnh vực tư pháp còn thể hiện rất mờ nhạt
mối quan hệ về kiểm soát quyền lực giữa
cơ quan thực hiện quyền hành pháp với cơ
quan thực hiện quyền tư pháp, cũng như việc
kiểm soát và kiềm chế giữa các cơ quan tố
tụng trong hoạt động tư pháp. Trong khi đó,
nội dung tham gia ý kiến của Chính phủ đối
với các dự án luật, pháp lệnh do TANDTC,
VKSNDTC chủ trì soạn thảo cũng chưa thực
sự đề cập một cách mạnh mẽ, đúng mức đến
những vấn đề liên quan đến kiểm soát quyền
lực của Chính phủ đối với cơ quan tư pháp,
đến việc thực hiện thẩm quyền của Chính
phủ đúng với vị trí, vai trò là cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam. Cơ chế chuẩn bị ý kiến
tham gia của Chính phủ đối với các dự án
còn lỏng lẻo, chưa được coi trọng đúng mức
cần thiết.
(5) Việc ban hành các văn bản của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định
chi tiết thi hành luật, pháp lệnh về tư pháp
còn chưa kịp thời, đúng tiến độ để có hiệu
lực cùng với hiệu lực của luật, pháp lệnh
trong lĩnh vực tư pháp cũng như trong các
lĩnh vực khác.
3. Một số kiến nghị
Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế
phục vụ chiến lược cải cách tư pháp thuộc
phạm vi chức năng, thẩm quyền của Chính
phủ, xin đề xuất một số giải pháp nâng cao
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
16 Số 3+4 (355+356) T02/2018
chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và
hoàn thiện thể chế phục vụ công tác cải cách
tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn sau năm
2020 sau đây:
3.1 Trong Chiến lược cải cách tư pháp
tới đây (giai đoạn từ năm 2020 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2045), cần xác định trọng tâm
là tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tố tụng tư
pháp phù hợp với yêu cầu xây dựng, hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trong
điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng. Theo
đó, một số quan điểm, chủ trương lớn, quan
trọng của Đảng cần được khẳng định ở tầm
quyết sách cao nhất, trong đó có xác lập cơ
chế kiểm soát quyền lực cân bằng, hiệu lực,
hiệu quả giữa cơ quan thực hiện quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Để cụ thể hóa cơ
chế này trong hoạt động tố tụng tư pháp, nhất
là trong TTHS, phải hình thành cơ chế kiềm
chế, kiểm soát giữa các cơ quan tiến hành tố
tụng, để hoạt động tư pháp bảo đảm tính độc
lập, khách quan, thực thi đúng pháp luật.
3.2 Cần quy định đầy đủ và chặt
chẽ hơn cơ chế phối hợp giữa Chính phủ,
các cơ quan của Chính phủ với TANDTC,
VKSNDTC trong nghiên cứu, soạn thảo,
chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh về
tư pháp, cũng như đối với các văn bản dưới
luật do Chính phủ ban hành. Đồng thời, cần
xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm các cơ
quan của Quốc hội trong việc tham gia phối
hợp nghiên cứu, soạn thảo các dự án luật,
pháp lệnh về tư pháp.
3.3 Cần bảo đảm tính đồng bộ, phối
hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn giữa cải cách
tư pháp với cải cách hành chính, cải cách
lập pháp; nâng cao hơn tính đồng bộ, thống
nhất, tính nhất quán của các VBQPPL thuộc
lĩnh vực tư pháp; ban hành kịp thời, khắc
phục triệt để tình trạng nợ đọng, ban hành
kịp thời các văn bản quy định chi tiết thi
hành các luật, pháp lệnh về tư pháp.
3.4 Cần khẩn trương nghiên cứu, xây
dựng, ban hành một số đạo luật quan trọng
liên quan để lĩnh vực tư pháp như Luật
Phòng, chống tội phạm có tổ chức, Luật
Thừa phát lại, Luật Chứng thực, Luật Ban
hành quyết định hành chính, Luật Đăng ký
tài sản... Đồng thời, nâng lên thành luật đối
với một số pháp lệnh như Pháp lệnh Bắt giữ
tàu bay, Pháp lệnh Bắt giữ tàu biển, Pháp
lệnh về Tình trạng khẩn cấp.
3.5 Cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn
thiện hệ thống luật về tư pháp theo hướng
bảo đảm sự kiểm soát của hành pháp đối với
tư pháp; bảo đảm vai trò, trách nhiệm quản
lý hành chính nhà nước cao nhất của Chính
phủ đối với các cơ quan tư pháp theo quy
định của Hiến pháp, như đối với vấn đề quản
lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của
TAND và VKSND; quản lý cơ sở vật chất...
3.6 Cần sửa đổi, bổ sung Quy chế
phối hợp giữa Chính phủ, TANDTC và
VKSNDTC. Trong đó cần bổ sung, hoàn thiện
cơ chế phối hợp giữa Chính phủ, các cơ quan
của Chính phủ với TANDTC, VKSNDTC về
xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc
trình Quốc hội, UBTVQH ban hành các
VBQPPL trong lĩnh vực tư pháp.
3.7 Cần nâng cao hơn nữa vai trò,
trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong nghiên
cứu, tổng kết, chủ động đề xuất với Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương,
quan điểm về đẩy mạnh cải cách tư pháp;
về cơ chế phối hợp giữa Chính phủ, các bộ,
ngành với các cơ quan thực hiện quyền tư
pháp trong việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật liên quan đến công tác tư pháp.
3.8 Quốc hội cần tăng cường giám
sát thường xuyên đối với đối với Chính phủ
trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống
các VBQPPL thuộc lĩnh vực tư pháp thuộc
thẩm quyền
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
17Số 3+4 (355+356) T02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cong_tac_xay_dung_va_hoan_thien_the_che_phuc_vu_cai_cach_tu.pdf