Kiến thức về HĐH
Số lượng bệnh nhân có kiến thức về nhận
biết triệu chứng HĐH (biết ít nhất 1 triệu chứng)
chiếm tỉ lệ 29,5% và chỉ có số ít bệnh nhân biết
cách sơ cứu đúng (20,1%). Điều này cho thấy sự
tư vấn kiến thức về bệnh ĐTĐ và HĐH cho
bệnh nhân là rất cần thiết. Bên cạnh đó, theo kết
quả của các nghiên cứu trước đây thì việc hướng
dẫn cách nhận biết dấu hiệu HĐH và phương
pháp xử trí ban đầu có thể làm giảm tần xuất
HĐH nghiêm trọng ở bệnh nhân ĐTĐ(5).
Tri giác lúc nhập viện
Các bệnh nhân ĐTĐ bị HĐH khi vào bệnh
viện có 44,7% trường hợp trong tình trạng hôn
mê, 26,3% bị lơ mơ và 28,9% là bệnh nhân vẫn
còn tỉnh. Tỉ lệ tình trạng tri giác phù hợp với tỉ lệ
mức độ HĐH dựa trên kết quả xét nghiệm
đường huyết khi nhập viện, tương ứng là mức
độ HĐH nặng 76,3%, HĐH không nặng (nhẹ
hay trung bình) là 23,7%. Đa số bệnh nhân đều
đến bệnh viện khi mức đường huyết đã hạ rất
thấp, trung bình là 31 mg/dl. Có trường hợp
đường huyết chỉ còn 18mg/dl nên phần nhiều
bệnh nhân đã xuất hiện triệu chứng rối loạn hệ
thần kinh trung ương như lơ mơ, hôn mê.
Nguyên nhân các trường hợp thường rơi vào
tình trạng HĐH nặng do sơ cứu sai, thời gian từ
khi có triệu chứng đến lúc được đưa vào bệnh
viện bị kéo dài hay có thể vì phần nhiều bệnh
nhân đã lớn tuổi nên đáp ứng điều hòa ngược
thay đổi khiến cho triệu chứng xuất hiện khi
ngưỡng đường huyết đã hạ thấp(4). Những điều
này giải thích cho kết quả HĐH mức độ nặng
trong nghiên cứu chiếm tỉ lệ rất cao 76,3%. Đối
với bệnh nhân ĐTĐ nên tránh để rơi vào tình
trạng bị HĐH mức độ nặng vì khả năng tử vong
sau 5 năm bị HĐH cao gấp 3‐4 lần những bệnh
nhân không HĐH hay bị HĐH nhẹ. Để hạn chế
HĐH nghiêm trọng điều chủ yếu là bệnh nhân
hay người nhà cần sớm phát hiện các triệu
chứng lúc ban đầu và có cách sơ cứu thích hợp
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường bị hạ đường huyết tại bệnh viện đa khoa Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 60
ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TIỀN GIANG
Nguyễn Thị Ngọc Tiến*, Tạ Văn Trầm**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tai biến hạ đường huyết (HĐH) ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) là vấn đề đáng được
quan tâm.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của nhóm bệnh nhân ĐTĐ đang điều trị bằng thuốc HĐH dạng uống hay
insulin, bị HĐH phải nhập viện. Khảo sát các đặc điểm HĐH.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Kết quả: Tuổi trung bình: 70,09 ± 11,09 tuổi, nữ chiếm 67,1%; đường huyết gần đạt mục tiêu điều trị với
HbA1c trung bình là 7,1%; cao huyết áp chiếm 71%. 57,9% bệnh nhân đã từng HĐH trước đó. HĐH mức nặng
chiếm 76,3%. 79,8% không được sơ cứu trước khi nhập viện và 70,5% thiếu kiến thức về cách phát hiện, xử lý
tình trạng HĐH.
Kết luận: Đa số bệnh nhân thiếu kiến thức về cách phát hiện và xử lý HĐH.
Từ khóa: Hạ đường huyết, đái tháo đường.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF HYPOGLYCEMIA IN DIABETIC PATIENT
IN TIEN GIANG GENERAL HOSPITAL
Nguyen Thi Ngoc Tien, Ta Van Tram
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 60 ‐ 66
Background: Hypoglycemia in patients with diabetes mellitus is a matter of concern.
Objective: Characterization of diabetic patients being treated with oral medication or insulin that being
hypoglycemia was hospitalized; survey characteristics hypoglycemia.
Methods: Descriptive cross‐sectional study.
Results: Mean age: 70.09 ± 11.09 years, women accounted for 67.1%; close to achieving glycemic treatment
with average HbA1c of 7.1%; hypertension accounted for 71%. 57.9% of patients had previous hypoglycemia.
Severe hypoglycemia accounted for 76.3%. 79.8% of whom do not get aid before admission and 70.5% lack of
knowledge about how to detect and handle the hypoglycemia.
Conclusion: Most patients lack knowledge about how to detect and handle the hypoglycemia
Keywords: Hypoglycemia, diabetes
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới hiện nay, khi chúng ta đang
chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh
tế và khoa học ‐ kỹ thuật nhằm giúp nâng cao
chất lượng cuộc sống thì nhân loại lại phải
đương đầu với sự xuất hiện ngày càng nhiều
những căn bệnh mạn tính đe dọa sức khỏe, tính
mạng con người, trong đó có bệnh ĐTĐ.
Bệnh ĐTĐ là một thách thức lớn đối với y
học cũng như cho cộng đồng do số lượng người
mắc bệnh ngày càng tăng nhanh và những biến
chứng nặng nề kèm theo. Theo Liên đoàn ĐTĐ
Thế giới (IDF: International Diabetes Federation)
năm 2013, thế giới hiện có khoảng 382 triệu
người mắc bệnh ĐTĐ (8,3% dân số), đã tăng gấp
3 lần so với năm 2010 và dự kiến đến năm 2035
* Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang ** Sở Y tế Tiền Giang
Tác giả liên lạc: PGS.TS Tạ Văn Trầm ĐT: 0913 771 779 Email: tavantram@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 61
sẽ tăng lên 55% đạt đến số người mắc bệnh ĐTĐ
là 592 triệu người (10,1%). Gánh nặng do bệnh
ĐTĐ gây ra ngày một tăng, đặc biệt là ở các
nước có thu nhập thấp và trung bình, cứ 4 trong
5 người mắc bệnh thì thuộc những quốc gia này
và Việt Nam là một trong những nước đó. Tại
Việt Nam, bệnh viện Nội tiết Trung ương đã
công bố tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng gấp 2 lần trong
10 năm qua (năm 2002 là 2,7% đến 2012 là
5,78%). Đây là con số đáng báo động vì theo xu
hướng chung tỉ lệ này cần phải mất 15 năm mới
tăng gấp đôi.
Bệnh ĐTĐ trong giới y học gọi là “kẻ giết
người thầm lặng” do diễn tiến bệnh thường âm
ỉ, chỉ được phát hiện khi xuất hiện các biến
chứng trên thần kinh, tim mạch và thị giác. Y
học ngày nay đã tạo ra được nhiều nhóm thuốc
điều trị mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Tuy
nhiên, vẫn còn một số vấn đề đáng để chúng ta
quan tâm, đặc biệt là tai biến HĐH với các triệu
chứng run tay chân, vã mồ hôi, trầm trọng hơn
là hôn mê hay tử vong. Theo nghiên cứu Accord,
sự xuất hiện HĐH nặng là một trong những yếu
tố dự báo mạnh nhất của tai biến tim mạch. Như
vậy, tai biến HĐH không chỉ ảnh hưởng sức
khỏe mà còn tăng chi phí điều trị, tăng gánh
nặng cho bệnh nhân, gia đình, tạo cảm giác căng
thẳng. Từ đó dễ dẫn đến các tác động tiêu cực
trong quản lý, điều trị bệnh ĐTĐ khiến bệnh
nhân không tuân thủ điều trị và sự miễn cưỡng
tăng cường điều trị ở các nhân viên y tế.
Nhằm mục đích hỗ trợ cho việc điều trị bệnh
ĐTĐ đạt hiệu quả cao, an toàn và hạn chế đến
mức thấp nhất tai biến HĐH mà căn bệnh này có
thể gây ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với
đề tài: “Đặc điểm bệnh nhân ĐTĐ bị hạ đường
huyết tại bệnh viện Đa khoa Tiền Giang”.
Mục tiêu nghiên cứu
‐ Mô tả đặc điểm của nhóm bệnh nhân đái
tháo đường đang điều trị bằng thuốc hạ đường
huyết dạng uống hay insulin, bị hạ đường huyết
phải nhập viện.
‐ Khảo sát các đặc điểm hạ đường huyết.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dân số chọn mẫu
Bệnh nhân ĐTĐ bị HĐH vào khoa Cấp cứu
bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang từ
ngày 20/8/2013 đến ngày 1/7/2014.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
‐ Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ theo các
tiêu chuẩn ADA 2013.
‐ Bệnh nhân ĐTĐ đang điều trị ngoại trú
bằng thuốc uống đơn thuần hoặc thuốc chích
đơn thuần hay phối hợp cả hai, bị tình trạng
HĐH phải nhập viện.
‐ Xét nghiệm máu với kết quả đường huyết
lúc nhập viện nhỏ hơn 70mg/dl và có hay không
có kèm theo triệu chứng HĐH.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân HĐH nhưng không mắc bệnh
ĐTĐ; bệnh nhân ĐTĐ không dùng thuốc điều
trị; bệnh nhân đang điều trị nội trú bị HĐH.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Xử lý và phân tích số liệu
Phần mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Tuổi
Bảng 1‐ Nhóm tuổi
Tuổi Số lượng Tỉ lệ (%)
< 55 8 10,5
55 - 70 29 38
≥ 70 39 51,5
Tổng 76 100
Trung bình ± SD 70,09 ± 11,09
Giới tính, phân loại ĐTĐ
Bảng 2‐ Giới tính, phân loại ĐTĐ
Giới tính Phân nhóm
Nam Nữ Typ 1 Typ 2
Số lượng 25 51 4 72
Tỉ lệ (%) 32,9 67,1 5,26 94,74
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 62
Nơi cư trú, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thói
quen sinh hoạt
Bảng 3‐ Nơi cư trú, trình độ văn hóa, nghề nghiệp,
thói quen sinh hoạt
Đặc điểm Tỉ lệ (%)
Nơi cư trú Nội ô 64,21
Ngoại ô 35,79
Trình độ văn hóa
Mù chữ 17,11
Cấp 1 48,68
Cấp 2 15,70
Cấp 3 11,84
Trên cấp 3 6,58
Nghề nghiệp
Lao động chân tay 14,47
Buôn bán 7,89
Công việc văn phòng 10,53
Mất sức lao động 67,11
Thói quen sinh hoạt
Có hút thuốc lá 13,16
Có uống rượu 13,95
Có tập thể dục 28,95
Kết quả lâm sàng, cận lâm sàng
Bảng 4‐ Lâm sàng và cận lâm sàng
ĐH mg/dl HbA1C %
HATT
mmHg
HATTR
mmHg
BMI
kg/m2
TB 137,6 7,1 144 81,82 22,45
SD 33,8 0,78 21,2 7,995 3,75
Min 79 4,4 100 60 15,40
Max 268 8,4 200 100 35,71
TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; Min: nhỏ nhất; Max:
lớn nhất; ĐH:đường huyết đói của lần tái khám gần
nhất HATT: huyết áp tâm thu; HATTR: huyết áp tâm
trương.
Bảng 5: HbA1C
HbA1C (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
≤ 6,5 14 18,4
6,5 - 7,5 42 55,3
≥ 7,5 20 26,3
Tổng 76 100
Bệnh kèm theo
Biểu đồ 1: Bệnh kèm theo
Tiền sử HĐH
Bảng 6‐ Tiền sử HĐH
Số lần HĐH Số lượng Tỉ lệ (%)
Chưa lần nào 32 42,1
1 lần 12 15,8
≥ 2 lần 32 42,1
Tổng 76 100
Trung bình ± SD 1,57 ± 1,39
Thời gian mắc bệnh
Bảng 7‐ Số năm mắc bệnh
Giá trị Số năm (năm)
Trung vị 8
Nhỏ nhất 1
Lớn nhất 40
Có sự tương quan thuận giữa số năm mắc
bệnh ĐTĐ và tiền sử HĐH ở mức độ vừa (r =
0,421; p < 0,001).
Số ngày nằm viện
Bảng 8‐ Số ngày nằm viện
Giá trị Số ngày nằm viện
Trung vị 5
Nhỏ nhất 1
Lớn nhất 14
Đặc điểm HĐH
Bảng 9‐ Các đặc điểm HĐH
Đặc điểm Số lượng
Tỉ lệ
%
Thời điểm Ban ngày (5-22 giờ) 34 44,7
Ban đêm (22 - 5 giờ) 42 55,3
Tri giác
lúc nhập viện
Tỉnh 22 28,9
Lơ mơ 20 26,3
Mức độ HĐH
Hôn mê 34 44,8
Không nặng 18 23,7
Nặng 58 76,3
Triệu chứng TK tự
chủ
Đổ mồ hôi 35 46,1
Yếu cơ 22 28,9
Đói 4 5,3
Hồi hộp 3 3,9
Máy thử đường huyết Không 67 88,2
Có 9 11,8
Biết triệu chứng HĐH Không 57 70,5
Có 19 29,5
Xử trí tại nhà Không 57 79,8
Có 19 20,2
Có triệu chứng đến
nhập viện 31,32 ± 34,3 (phút)*
ĐH nhập viện (mg/dl) 31[18,66]**
* Trung bình ± SD, ** Trung vị [min,max]
27,6%
71%
2,8%
45%
3,4%
26,3%
13%
0
10
20
30
40
50
60
70
80
CHA RLLP Xơ gan Bệnh thận Đột quỵ Bệnh mạch
vành
Bệnh lý về
mắt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 63
BÀN LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Tuổi
Kết quả thống kê cho thấy đa số bệnh nhân
là người cao tuổi, trong đó số bệnh nhân trên 70
tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 51,5%. Tuổi cao là yếu
tố thuận lợi dễ xảy ra HĐH do người cao tuổi
thường có các bệnh khác kèm theo, phải dùng
nhiều loại thuốc và là nhóm bệnh nhân thường
phải nhập viện. Độ tuổi trung bình của nhóm
dân số nghiên cứu là 70,09 ± 11,09, kết quả này
gần tương đương với nghiên cứu thực hiện trên
những ca HĐH vào cấp cứu như của Trương Thị
Vành Khuyên(8) hay tác giả A. Pilotto(Error! Reference
source not found.) thực hiện ở 57 bệnh viện tại Ý năm
2010 thì độ tuổi trung bình của bệnh nhân lần
lượt là 68,34 ± 11,43; 72,4 ± 11,1; 73,3 ± 5,5 tuổi.
Tuy nhiên, kết quả này lại cao hơn so với nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Bích Phượng năm 2001
tiến hành trên nhóm bệnh nhân HĐH trong và
ngoài bệnh viện hay tác giả Zingnan Zao chọn
bệnh nhân đã loại trừ bệnh lý tim mạch(9), có độ
tuổi trung bình lần lượt là 61 tuổi; 62,6 ± 10,69
tuổi. Kết quả có sự khác biệt có thể vì cách chọn
mẫu trong nghiên cứu khác nhau.
Giới tính
Trong các nghiên cứu thì nữ giới đều có tỉ lệ
HĐH cao hơn ở nam giới, thường là từ 60% trở
lên. Điều này có thể giải thích theo kết quả
nghiên cứu của tác giả Davis CN(1) là do đáp ứng
điều hòa ngược để hạn chế tình trạng HĐH khác
nhau giữa nam và nữ, bên cạnh đó ở nữ hệ
thống thần kinh giao cảm và đáp ứng hormon
tăng trưởng GH thường bị suy giảm nên các
triệu chứng báo hiệu tình trạng HĐH thường
xảy ra chậm hơn, khiến họ xử lý muộn và dễ rơi
vào tình trạng HĐH nặng hơn so với nam giới.
Phân loại ĐTĐ
Trong dịch tễ bệnh ĐTĐ thì ĐTĐ typ 2
thường chiếm tỉ lệ là 90%, typ 1 là 10%, điều này
có thể giải thích cho kết quả số ca HĐH ở bệnh
nhân ĐTĐ thường rơi vào trường hợp là bệnh
nhân ĐTĐ typ 2.
Nơi cư trú
Cấp cứu HĐH là một cấp cứu khẩn cấp, đòi
hỏi xử trí kịp thời với phương pháp chẩn đoán
và điều trị tương đối đơn giản. Nhưng theo kết
quả nghiên cứu thì có hơn 35% trường hợp bệnh
nhân bị HĐH lại đến từ những huyện cách xa
bệnh viện Đa khoa Tiền Giang. Điều này làm
nặng thêm tình trạng HĐH do bệnh nhân sẽ
không được xử lý kịp thời. Việc hướng dẫn bệnh
nhân, người nhà biết cách tự phát hiện các triệu
chứng HĐH để sơ cứu và nhanh chóng đến các
cơ sở y tế gần nhất là việc rất cần thiết.
Trình độ văn hóa
Nhóm bệnh nhân bị HĐH trong nghiên
cứu đa số có trình độ văn hóa thấp. Điều này
sẽ gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc chủ
động tìm hiểu kiến thức về bệnh, khả năng đọc
toa thuốc để biết cách sử dụng thuốc đúng liều
và đúng thời gian. Ngoài ra, bệnh nhân cũng
khó kiểm soát tốt đường huyết vì điều trị bệnh
ĐTĐ ngoài việc dùng thuốc thì hiểu biết để có
một chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp là
cũng rất cần thiết.
Nghề nghiệp
Có 67,11% bệnh nhân nằm trong nhóm mất
sức lao động. Nguyên nhân có thể do đối tượng
nghiên cứu phần lớn là người cao tuổi.
Thói quen
Mặc dù bệnh nhân ĐTĐ được khuyến khích
nên hoạt động thể lực trung bình 30 phút mỗi
ngày do có lợi ích là giúp tăng nhạy cảm với
insulin, giảm Triglycerid, nhưng số bệnh nhân
có tập thể dục trong nghiên cứu vẫn còn tương
đối ít, chiếm tỉ lệ 28,95%. Nguyên nhân do bệnh
nhân chưa có ý thức về lợi ích của việc tập luyện
thể dục. Bên cạnh đó là hạn chế về tuổi cao và
các bệnh kèm theo như tai biến mạch máu não
hay biến chứng thần kinh. Điều này cũng giải
thích cho số trường hợp bị HĐH do vận động
thể lực quá mức trong nghiên cứu chỉ có 2
trường hợp với tỉ lệ 2,6%.
BMI
BMI trung bình của nhóm bệnh nhân trong
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 64
nghiên cứu là 22,45 ± 3,75 kg/m2.. So với tiêu chí
của WHO dành cho người Châu Á thì chỉ số
khối cơ thể vẫn còn nằm trong giới hạn của
người bình thường. So với nghiên cứu trong
nước thì kết quả này gần tương đương. Như
trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu
Minh(7), hay tác giả Trương Thị Vành Khuyên(8)
với đối tượng là người cao tuổi có chỉ số BMI
trung bình là 22,6 ± 2,85 kg/m2; 22,2 ± 5,0 kg/m2.
Sự tương đương về kết quả có thể do đối tượng
trong các nghiên cứu có độ tuổi gần như nhau là
68,6 ± 6,1; 72,4 ± 11,1 tuổi.
Mức độ kiểm soát đường huyết
HbA1C trung bình là 7,1 ± 0,78%. Đường
huyết đói trung bình ở lần tái khám gần nhất là
137,6 ± 33,8 mg/dl. Nghiên cứu trong và ngoài
nước tiến hành trên đối tượng người cao tuổi bị
HĐH có kết quả HbA1c trung bình tương tự với
tỉ lệ 7%(8). So với mục tiêu kiểm soát đường
huyết của ADA năm 2014 thì kết quả này gần
đạt được mục tiêu, cho thấy mức độ kiểm soát
đường huyết của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
khá tốt, có 18,4% bệnh nhân kiểm soát tốt, 55,3%
ở mức chấp nhận và 26,3% bệnh nhân kiểm soát
kém. Bên cạnh đó những bệnh nhân chủ yếu là
người cao tuổi, có nhiều yếu tố nguy cơ nên khi
đường huyết gần đạt mức đường huyết mục
tiêu sẽ dễ xảy ra tình trạng HĐH hơn. Do việc
kiểm soát đường huyết chặt dễ làm tăng nguy cơ
HĐH nên mức đường huyết mục tiêu phải phù
hợp với từng trường hợp bệnh nhân, cần cân
nhắc đến sự an toàn khi điều trị.
Các bệnh kèm theo
Đối tượng trong nghiên cứu có độ tuổi trung
bình là 70,09 ± 11,09. Đây là độ tuổi có sự suy
giảm chức năng sinh lý của nhiều cơ quan trong
cơ thể nên thường có nhiều bệnh kèm theo.
Trong đó tỉ lệ bệnh cao huyết áp là 71 %, chiếm
tỷ lệ cao nhất, kế đến là rối loạn lipid máu với tỉ
lệ 45%, bệnh mạch vành 27,6%, đột quỵ 26,3%,
bệnh thận 13%, bệnh lý về mắt 3,4% và xơ gan
2,8%. Các bệnh nhân có bệnh kèm theo khá
nhiều, trung bình khoảng 3 bệnh, thay đổi từ 0
đến 6 bệnh. Do vậy, ngoài dùng thuốc HĐH thì
nhóm bệnh nhân này còn phải sử dụng cùng lúc
những thuốc khác như thuốc trị cao huyết áp
(thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển),
thuốc trị lipid huyết (nhóm thuốc fibrat) hay
thuốc chống kết tập tiểu cầu ở bệnh nhân có tiền
sử đột quỵ, nhồi máu cơ tim (Aspirin,
Clopidogrel.) Điều này dễ dẫn đến khả năng
tương tác thuốc, làm tăng tác dụng của thuốc
HĐH, khiến bệnh nhân có nguy cơ HĐH cao.
Gan và thận là hai cơ quan có khả năng giải
phóng glucose vào tuần hoàn nên các bệnh nhân
bị bệnh gan, bệnh thận dễ bị HĐH. Ngoài ra,
cảm giác mệt mỏi, chán ăn do bệnh nhân ĐTĐ bị
suy thận hay xơ gan sẽ làm cho bệnh nhân ăn ít,
thậm chí là bỏ bữa. Bệnh lý về mắt như đục thủy
tinh thể gây khó khăn trong trường hợp thuốc
uống hay tiêm insulin do chính bệnh nhân phân
liều, khả năng lấy sai thuốc, sai liều là rất cao.
Bệnh nhân có tiền sử HĐH trước khi nhập viện
ít nhất một lần có nguy cơ bị biến chứng tim
mạch cao hơn gấp 1,33 lần so với người chưa bị
HĐH. Nhưng nguy cơ tăng cao biến chứng tim
mạch của bệnh nhân khác biệt không có ý nghĩa
thống kê vì p > 0,05. So với kết quả nghiên cứu
của tác giả Pai‐Feng Hsu(3) tiến hành trên 1.844
bệnh nhân ĐTĐ bị HĐH trong vòng 10 năm từ
năm 1998 đến 2009. Kết quả thu được là bệnh
nhân đã từng HĐH thì có nguy cơ tai biến trên
tim mạch cao gấp 2 lần người chưa từng HĐH.
Sự khác biệt kết quả có thể vì số lượng bệnh
nhân ít và thời gian nghiên cứu còn ngắn.
HĐH dù mức độ nặng hay nhẹ đều liên
quan đến việc làm tăng nguy cơ tai biến trên tim
mạch như đột quỵ, bệnh mạch vành(3). Tương tự
với kết quả nghiên cứu của Accord, sự xuất hiện
HĐH nặng là một trong những yếu tố dự báo
mạnh nhất của tai biến tim mạch(10). Cùng với
thời gian mắc bệnh khá lâu trung bình gần 8
năm và phần kết luận trên thì có thể giải thích
nguyên nhân bệnh nhân ĐTĐ bị HĐH có tỉ lệ
mắc bệnh tim mạch cao, tương tự với kết quả
nghiên cứu trong nước như của tác giả Trương
Thị Vành Khuyên(8) là 25% và tác giả Nguyễn
Mây Hồng(6) là 27,3%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 65
Tiền sử HĐH
Số lượng bệnh nhân có tiền sử HĐH trên 2
lần chiếm tỉ lệ cao 42,1%. Nguyên nhân có thể do
sau khi HĐH lần đầu bệnh nhân vẫn chưa được
hướng dẫn về cách ngăn ngừa và xử lý. Mặt
khác, có thể vì bệnh nhân chưa khắc phục được
yếu tố nguy cơ gây HĐH nên dẫn đến tình trạng
HĐH tái phát. Do đó, đối tượng có tiền sử HĐH
nên được nhắc nhở về việc kiểm soát kỹ hơn yếu
tố nguy cơ, hướng dẫn đầy đủ cách phát hiện và
phòng tránh ngay từ lần HĐH đầu tiên.
Thời gian mắc bệnh ĐTĐ
Thời gian mắc bệnh trong nghiên cứu
trung bình khoảng 8 năm. Đây là khoảng thời
gian tương đối dài nên bệnh thường đã gây ra
biến chứng. Kết quả cũng cho thấy có sự tương
quan thuận ở mức độ vừa giữa số lần HĐH và
thời gian mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do
theo thời gian thì cơ thể mất dần khả năng giải
phóng glucagon đáp ứng với HĐH. Glucagon
có vai trò là hàng rào đầu tiên chống lại HĐH
khi tăng tiết insulin quá mức. Vì vậy, thời gian
mắc bệnh lâu năm cũng là yếu tố thuận lợi cho
tình trạng HĐH.
Đặc điểm HĐH
Thời điểm HĐH
Các ca HĐH trong nghiên cứu thường xảy ra
vào ban đêm (từ thời điểm 22 giờ đến 5 giờ sáng)
hơn lúc ban ngày (từ 5 giờ đến 22 giờ). Mặc dù
khoảng thời gian vào ban đêm (kéo dài 7 giờ) chỉ
bằng phân nửa thời gian tính vào thời điểm ban
ngày (kéo dài 17 giờ) nhưng tỉ lệ HĐH vào thời
điểm này lại cao hơn là 55,3% so với 44,8%. Kết
quả này cho thấy thời gian ban đêm, lúc bệnh
nhân ngủ dễ có nguy cơ xảy ra HĐH hơn. Theo
nghiên cứu của DCCT thì hơn phân nửa các lần
HĐH nặng xảy ra khi bệnh nhân đang ngủ và
các nghiên cứu khác cũng cho thấy HĐH thường
diễn ra vào ban đêm ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1
đang sử dụng insulin(2). Trong nghiên cứu của
tác giả Roy W.Beck tiến hành trên 176 bệnh nhân
typ 1 có thời gian mắc bệnh trên 1 năm và
HbA1c thấp hơn 10% thì thời gian thường xảy ra
HĐH là từ khoảng nửa đêm đến 6 giờ sáng ngày
hôm sau. Tỉ lệ HĐH là 8,5% và bệnh nhân có
HbA1c càng thấp sẽ dễ mắc phải tình trạng này
hơn. Ngoài ra, HĐH ban đêm sẽ gây khó khăn
cho việc kiểm soát đường huyết do nguy cơ làm
tăng đường huyết vào buổi sáng hôm sau. Do
đó, bác sĩ cần khuyến cáo bệnh nhân về nguy cơ
HĐH trong khoảng thời gian này. Có thể hạn
chế HĐH ban đêm bằng cách kiểm tra đường
huyết trước khi ngủ, ăn nhẹ nếu đường huyết
xuống thấp.
Xử trí khi HĐH
Thời gian từ khi có triệu chứng đến lúc nhập
viện trung bình là 31,32 ± 34,3 phút, có trường
hợp bệnh nhân đưa vào cấp cứu sau khi xảy ra
HĐH gần 4 giờ. Mặc dù nhóm bệnh nhân phần
lớn sống trong nội ô thành phố Mỹ Tho nhưng
thời gian để bệnh nhân được can thiệp đúng lại
bị kéo dài, nguyên nhân chủ yếu có thể do hơn
70,5% trường hợp bệnh nhân hay người nhà
không nhận ra triệu chứng của HĐH, nhầm lẫn
với bệnh khác dẫn đến cách xử trí sai như thoa
dầu, cạo giókhi tình trạng trở nặng thì bệnh
nhân mới được đưa vào bệnh viện. Can thiệp sai
hay làm kéo dài thời gian HĐH sẽ càng nguy
hiểm cho bệnh nhân vì não đang thiếu năng
lượng để hoạt động nếu đường huyết tiếp tục
giảm mà không được xử trí nhanh chóng thì sẽ
gây tổn thương thần kinh không hồi phục và có
thể tử vong.
Kiến thức về HĐH
Số lượng bệnh nhân có kiến thức về nhận
biết triệu chứng HĐH (biết ít nhất 1 triệu chứng)
chiếm tỉ lệ 29,5% và chỉ có số ít bệnh nhân biết
cách sơ cứu đúng (20,1%). Điều này cho thấy sự
tư vấn kiến thức về bệnh ĐTĐ và HĐH cho
bệnh nhân là rất cần thiết. Bên cạnh đó, theo kết
quả của các nghiên cứu trước đây thì việc hướng
dẫn cách nhận biết dấu hiệu HĐH và phương
pháp xử trí ban đầu có thể làm giảm tần xuất
HĐH nghiêm trọng ở bệnh nhân ĐTĐ(5).
Tri giác lúc nhập viện
Các bệnh nhân ĐTĐ bị HĐH khi vào bệnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 66
viện có 44,7% trường hợp trong tình trạng hôn
mê, 26,3% bị lơ mơ và 28,9% là bệnh nhân vẫn
còn tỉnh. Tỉ lệ tình trạng tri giác phù hợp với tỉ lệ
mức độ HĐH dựa trên kết quả xét nghiệm
đường huyết khi nhập viện, tương ứng là mức
độ HĐH nặng 76,3%, HĐH không nặng (nhẹ
hay trung bình) là 23,7%. Đa số bệnh nhân đều
đến bệnh viện khi mức đường huyết đã hạ rất
thấp, trung bình là 31 mg/dl. Có trường hợp
đường huyết chỉ còn 18mg/dl nên phần nhiều
bệnh nhân đã xuất hiện triệu chứng rối loạn hệ
thần kinh trung ương như lơ mơ, hôn mê.
Nguyên nhân các trường hợp thường rơi vào
tình trạng HĐH nặng do sơ cứu sai, thời gian từ
khi có triệu chứng đến lúc được đưa vào bệnh
viện bị kéo dài hay có thể vì phần nhiều bệnh
nhân đã lớn tuổi nên đáp ứng điều hòa ngược
thay đổi khiến cho triệu chứng xuất hiện khi
ngưỡng đường huyết đã hạ thấp(4). Những điều
này giải thích cho kết quả HĐH mức độ nặng
trong nghiên cứu chiếm tỉ lệ rất cao 76,3%. Đối
với bệnh nhân ĐTĐ nên tránh để rơi vào tình
trạng bị HĐH mức độ nặng vì khả năng tử vong
sau 5 năm bị HĐH cao gấp 3‐4 lần những bệnh
nhân không HĐH hay bị HĐH nhẹ. Để hạn chế
HĐH nghiêm trọng điều chủ yếu là bệnh nhân
hay người nhà cần sớm phát hiện các triệu
chứng lúc ban đầu và có cách sơ cứu thích hợp.
KẾT LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bệnh nhân có độ tuổi trung bình cao: 70,09
±11,09 tuổi, trong đó nữ giới chiếm đa số
(67,1%). Nhóm bệnh nhân có mức đường
huyết gần đạt mục tiêu điều trị với HbA1c
trung bình là 7,1%. Ngoài ra bệnh nhân có
nhiều bệnh kèm theo, trong đó bệnh cao huyết
áp là chủ yếu (71%).
Các đặc điểm HĐH
57,9% trường hợp bệnh nhân đã từng HĐH
trước đó. Tỉ lệ HĐH mức nặng chiếm đa số
(76,3%). Số lượng bệnh nhân không được sơ cứu
trước khi nhập viện khá cao (79,8%) và vẫn còn
nhiều bệnh nhân thiếu kiến thức về cách phát
hiện, xử lý tình trạng HĐH (70,5%). Trong việc
phân chia liều thuốc mỗi ngày, phần lớn là do
bệnh nhân và người nhà thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Davis SN, Fowler S, Costa F. “Hypoglycemic
counterregulatory responses differ between men and women
with type 1 diabetes”. Diabtees, 2000 Jan; 49(1): pp 65‐72.
2. DCCT Research Group. (1991) “Epidemiology of severe
hypoglycemia in the Diabetes Control and Complications
Trial”. Am J Med 1991; 90: pp 450– 459.
3. Hsu PF, et al. (2013) “Association of Clinical Symptomatic
Hypoglycemia With Cardiovascular Events and Total
Mortality in Type 2 Diabetes”. Diabetes Care, April 2013, 36(4),
pp 894‐900.
4. Meneilly GS, Cheung E, Tuokko H. (1994) “Altered responses
to hypoglycemia of healthy elderly people”. Diabetes 43: pp
403‐410.
5. Miles F (2010). “Hypoglycemia in patients with type 2
diabetes: minimizing the risk”. British Journal of Diabetes and
Vascular Diabetes,10(1), pp 35‐40.
6. Nguyễn Mây Hồng, Nguyễn Thy Khuê (2008). “Tần suất và
các yếu tố nguy cơ gây hạ đường huyết trên bệnh nhân đái
tháo đường nằm viện tại khoa nội tiết bệnh viện Chợ Rẫy”.
Luận án tốt nghiệp chuyên khoa II.
7. Nguyễn Thị Thu Minh (2011) “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2 cao tuổi điều trị tại bệnh
viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên”. Y học thực hành, Tr
25‐28.
8. Trương Thị Vành Khuyên và Nguyễn Thị Thy Khuê (2013).
“Các yếu tố liên quan đến hạ đường huyết ở bệnh nhân đái
tháo đường nhập bệnh viện nhân dân 115”. Luận án tốt nghiệp
chuyên khoa II.
9. Zhao Y, et al.(2012). “Impact of hypoglycemia associated with
Antihyperglycemia medications on vascular risks in veterans
with type 2 diabetes”. Diabetes Care, 35(5), pp 1126‐1132.
10. Zoungas S, et al. “Severe hypoglycemia and risks of vascular
events and death”. N Engl J Med, 2010; 363, pp 1410‐1418.
Ngày nhận bài báo: 16/9/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/9/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_benh_nhan_dai_thao_duong_bi_ha_duong_huyet_tai_benh.pdf