Đa số các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết đã được
điều trị tại bệnh viện tuyến trước nhập khoa Hồi sức
cấp cứu BVCR có tỷ lệ nhiễm Acinetobacter
baumanii, Pseudomonas aeruginosa rất cao (40,5%),
kế đó là Staph. coagulase negative (16,2%). Cần quan
tâm đến dữ kiện này để có những quyết định đúng đắn
trong điều trị nhất là vấn đề lựa chọn kháng sinh từ
đầu vì hiện nay Pseudomonas aeruginosa đã kháng
với rất nhiều kháng sinh thông thường như cefotaxim,
ceftriaxone dù các kháng sinh này đã được một số tác
giả đề nghị sử dụng ngay từ đầu, ngay cả Ceftazidim
cũng chỉ còn nhạy 31,9% và Staphylococcus
coagulase negative chỉ nhạy với Rifampicin và
Vancomycin. Do đó, vấn đề đặt ra là nên chăng sử
dụng Carbapenem, Neltimycin hoặc Polymycin B
ngay từ đầu đối với những trường hợp nghi ngờ
nhiễm khuẩn huyết do Pseudomonas aeruginosa,
nghĩa là những bệnh nhân đã từng được điều trị tại
Bệnh viện tuyến trước ít nhất hai ngày.
bệnh nhân, các triệu chứng lâm sàng, nhất là thời gian
nằm điều trị tại tuyến trước để nhanh chóng phát hiện
nhiễm khuẩn huyết và điều trị kịp thời. Tác nhân gây
bệnh thường gặp nhất là Acinetobacter baumanii và
Pseudomonas aeruginosa, chiếm 40,5% các trường
hợp. Vi khuẩn này đã đề kháng với các kháng sinh
thường dùng như ceftazidim. Kháng sinh nhạy cảm
tốt với chúng trên kháng sinh đồ là Polymycin B,
Carbapenem và Neltimycin
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 348
ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT ĐIỀU TRỊ
TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Phạm Thị Ngọc Thảo*
TÓM TẮT
Mở ñầu: Nhiễm khuẩn huyết trong giai ñoạn sớm có triệu chứng không rõ ràng nhưng bệnh sẽ diễn tiến xấu
rất nhanh chóng và có nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là sốc nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng ña cơ quan và
thường gây tỷ lệ tử vong cao nếu không phát hiện kịp thời và ñiều trị ñúng. Để chẩn ñoán xác ñịnh nhiễm khuẩn
huyết ngoài biểu hiện lâm sàng ñòi hỏi phải có kết quả cấy máu dương tính, nhưng kết quả thường có rất trễ,
trung bình là 5-7 ngày sau và không phải lúc nào cũng cho kết quả dương tính. Nghiên cứu các ñặc ñiểm nhiễm
khuẩn huyết ở các bệnh nhân tại khoa Hồi sức cấp cứu năm 2009 sẽ góp phần vào nỗ lực chẩn ñoán sớm và ñiều
trị ñúng cho các bệnh nhân.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân ñiều trị tại khoa Hồi sức cấp
cứu từ 1/1/2009 ñến 31/12/2009 và có kết quả cấy máu dương tính. - Phương pháp nghiên cứu: mô tả hồi cứu.
Kết quả: Có 234 trường hợp nhiễm khuẩn huyết ñược chẩn ñoán dựa vào xác ñịnh bằng cấy máu nhập khoa
Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy trong năm 2009. 60% bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, 76% trường hợp ñược
chuyển ñến từ các bệnh viện tuyến trước. Tuy nhiên khi tiếp nhận bệnh nhân, chỉ có 36,2% trường hợp ñược nghĩ
ñến nhiễm khuẩn huyết mặc dù có tới 89,7% trường hợp có biểu hiện hội chứng ñáp ứng viêm toàn thân. Ngõ vào
thường gặp nhất là từ ñường hô hấp và tiêu hóa. Ngoài ra các kết quả cấy máu ñã xác ñịnh ñược tác nhân gây
bệnh thường gặp nhất là Acinetobacter baumanii và Pseudomonas aeruginosa, chiếm 40,5% các trường hợp. Vi
khuẩn này ñã ñề kháng với các kháng sinh thường dùng như ceftazidim Kháng sinh nhạy cảm tốt với chúng trên
kháng sinh ñồ là Polymycin B, Carbapenem và Neltimycin.
Kết luận: Cần lưu ý ngay ñến tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân, các triệu chứng lâm sàng, nhất là thời
gian nằm ñiều trị tại tuyến trước ñể nhanh chóng phát hiện nhiễm khuẩn huyết và ñiều trị kịp thời. Tác nhân gây
bệnh thường gặp nhất là Acinetobacter baumanii và Pseudomonas aeruginosa, chiếm 40,5% các trường hợp. Vi
khuẩn này ñã ñề kháng với các kháng sinh thường dùng như ceftazidim Kháng sinh nhạy cảm tốt với chúng trên
kháng sinh ñồ là Polymycin B, Carbapenem và Neltimycin.
Từ khóa: Nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết.
ABSTRACT
CLINICAL FEATURES OF PATIENTS WITH SEPTICEMIA IN INTENSIVE CARE UNIT AT CHORAY
HOSPITAL
Pham Thi Ngoc Thao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 348 - 352
Introduction:Clinical manifestations of sepsis were commonly unspecific in early phase but it might progress
to severe complicatrions as septic shock, multiple organ failure and death unless promptly and accurate
management. It took 5-7 days to obtain blood culture results which were not always positive. Study of clinical
features of patients with septicemia in intensive care unit would take part in endeavour improving the quality of
care and outcome of patient with sepsis.
Patient and method: Patient: who were diagnosed sepsis identified by blood culture hospitalized in ICU of
Choray hospital from 1st January to 31st December, 2009.
Method: retrospective and descriptive study.
Results: In total, there were 234 cases of sepsis which were identified by blood culture hospitalized in
Choray hospital in 2009. Among those patients, there were 60% cases over 60 year of age, 76% of patients with
sepsis were transferred to CRH from provincial hospitals. Of 78.7% cases had systemic inflammatory response
syndrome, only 30% were diagnosed sepsis. Results of blood culture showed that Acinetobacter baumanii,
Pseudomonas aeruginosa accounted for 40.5% which was resistant to common antibiotics: ceftazidim. The best
* Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy
Liên hệ tác giả: BSCKII. Phạm Thị Ngọc Thảo, Email: thaocrh10@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 349
antibiotics for them are Polymycine B, carbapenem, neltimycin.
Conclusion: It should be vigilant over the patient’s manifestations of infection (especially from respiratory
and GI sydtems) and hospital length of stay prior to admitting ICU in order to promptly and accurately manage
patient with sepsis. Acinetobacter baumanii and Pseudomonas aeruginosa were the commonest pathogens which
were resistant to almost broad-spectrum antibiotics except Polymycine B, carbapenem, neltimycin.
Keywords: Infection, sepsis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn huyết (NTH) hiện nay ñược quan
tâm nhiều do gây bệnh cảnh lâm sàng nặng nề và tử
vong khá cao. Trên phạm vi toàn thế giới, hàng năm
có khoảng 1.500.000 trường hợp nhiễm khuẩn huyết.
Riêng ở Hoa kỳ, hàng năm có khoảng 750.000 trường
hợp nhiễm khuẩn huyết nặng, trong ñó có 215.000
trường hợp tử vong, chi phí ñiều trị tiêu tốn 16,7 tỷ ñô
la/ năm(1). Tử suất tăng dần theo tuổi, từ 10% ở trẻ em
lên ñến 38,4% ở người trên 85 tuổi. Thời gian nằm
viện trung bình là 19,6 ngày và chi phí trung bình cho
mỗi bệnh nhân là 22.100 ñô la(4).
Nhiễm khuẩn huyết trong giai ñoạn sớm có
triệu chứng không rõ ràng nhưng bệnh sẽ diễn tiến
xấu rất nhanh chóng và có nhiều biến chứng, nguy
hiểm nhất là sốc nhiễm khuẩn, rối loạn chức năng
ña cơ quan và thường gây tỷ lệ tử vong cao nếu
không phát hiện kịp thời và ñiều trị ñúng. Mặc dù
ñã có nhiều tiến bộ trong chẩn ñoán và ñiều trị, tử
vong nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn vẫn
còn ở mức cao từ 20- 60%(Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.,5,6)
.
Theo Roger C. Bone(2), hội chứng nhiễm khuẩn
huyết là một thực thể lâm sàng có giá trị và ñó là biểu
hiện lâm sàng sớm của nhiễm khuẩn huyết trước khi
có những biểu hiện nặng hơn (sốc nhiễm khuẩn, suy
chức năng các cơ quan: tim, phổi, thận, não). Để
chẩn ñoán xác ñịnh nhiễm khuẩn huyết ngoài biểu
hiện lâm sàng ñòi hỏi phải có kết quả cấy máu dương
tính, nhưng kết quả thường có rất trễ, trung bình là 5-7
ngày sau và không phải lúc nào cũng cho kết quả
dương tính.
Nghiên cứu các ñặc ñiểm nhiễm khuẩn huyết ở
các bệnh nhân tại khoa Hồi sức cấp cứu năm 2009 sẽ
góp phần vào nỗ lực chẩn ñoán sớm và ñiều trị ñúng
cho các bệnh nhân.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân ñiều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu từ
1/1/2009 ñến 31/12/2009 và có kết quả cấy máu
dương tính.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hồi cứu.
Tiến hành nghiên cứu
Ghi nhận các ñặc ñiểm về dịch tễ, biểu hiện lâm
sàng, cận lâm sàng thường quy và vi sinh ở các
bệnh nhân vào nghiên cứu (theo bệnh án mẫu).
Áp dụng tiêu chuẩn chẩn ñoán dành cho nhiễm
khuẩn huyết và các khái niệm có liên quan của Hội
Hồi sức Hoa kỳ năm 1991:
Nhiễm khuẩn: hiện tượng vi sinh ñặc trưng bởi
phản ứng viêm ñối với sự hiện diện của vi sinh vật
hoặc sự xâm nhập vào mô ký chủ bình thường vô
khuẩn của các vi sinh vật ñó.
Du khuẩn huyết: sự hiện diện của vi khuẩn thấy
ñược trong máu
Hội chứng ñáp ứng viêm toàn thân: phản ứng
viêm của cơ thể ñối với một số bệnh lý trầm trọng,
biểu hiện bởi sự hiện diện của ít nhất hai trong số các
tiêu chuẩn sau:
Thân nhiệt >38°C hoặc < 36°C.
Nhịp tim > 90 lần/phút.
Nhịp thở > 20 lần/phút hoặc PaCO2 < 32 mmHg.
Số lượng bạch cầu máu > 12000/mm3 hoặc
>10% dạng chưa trưởng thành (band).
Nhiễm khuẩn huyết: Hội chứng ñáp ứng viêm
toàn thân gây ra bởi sự nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn huyết nặng: nhiễm khuẩn huyết ñi
kèm với rối loạn chức năng cơ quan, giảm tưới máu
(bao gồm nhiễm toan lactic, thiểu niệu, rối loạn trạng
thái tâm thần cấp), hoặc hạ HA.
Sốc nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn huyết nặng không
ñáp ứng với ñiều trị bù dịch
Hạ huyết áp: huyết áp tâm thu < 90mmHg hoặc
giảm ñi ≥ 40mmHg so với giá trị ban ñầu mà không
có những nguyên nhân nào khác gây hạ HA.
Hội chứng rối loạn chức năng ña cơ quan: sự
thay ñổi rối loạn chức năng ña cơ quan cần ñược can
thiệp ñể duy trì sự cân bằng nội mô.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc ñiểm chung của bệnh nhân vào nghiên
cứu
Lứa tuổi
Nhiễm khuẩn huyết thường gặp ở lứa tuổi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 350
Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết cao ở lứa tuổi >60, ñây là
lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất và chiếm tỷ lệ tử vong
cao nhất, ñặc biệt là các nước ñang phát triển như
nước ta. Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết ở lứa tuổi càng già
thì càng cao do sức ñề kháng của cơ thể yếu, xuất hiện
các bệnh nền nên dễ bị nhiễm khuẩn. Khi ñã nhiễm
khuẩn thì dễ bị nhiễm khuẩn nặng hơn và dễ ñưa ñến
nhiễm khuẩn huyết.
0
10
20
30
40
50
<20 21-
30
31-
40
41-
50
51-
60
61-
70
13
22 21
30
35
45
S
o
á t
rö
ô
øn
g
h
ô
ïp
Địa chỉ
Đa số bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nhập khoa
HSCC BVCR do tuyến tỉnh chuyển lên, chiếm 178
trường hợp (76%), bệnh nhân tại TPHCM chiếm 56
trường hợp (24%).
Đa số bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nhập khoa
Hồi sức cấp cứu năm 2009 ñến từ các Bệnh viện
tuyến tỉnh chiếm 76%. Điều này có thể do sự tín
nhiệm rất cao của các bệnh viện tỉnh ñến BVCR
nhưng cũng có thể do khả năng hạn chế của các tỉnh
về chuyên môn, trang thiết bị cũng như các xét
nghiệm cần thiết cho chẩn ñoán. Tuy nhiên cũng lưu ý
vấn ñề này có thể là do tâm lý của bệnh nhân muốn
ñiều trị ngay từ ñầu tại những bệnh viện có trình ñộ
chuyên môn cao và ñầy ñủ phương tiện.
Mức ñộ nặng của bệnh và mức ñộ tổn thương các
cơ quan theo thang ñiểm ñánh giá
APACHE II: 22,75 ± 8,89.
SOFA: 10,67 ± 3,56.
Số ngày ñiều trị trên bệnh nhân nhiễm khuẩn
huyết
Trung bình ± ñộ
lệch chuẩn
Ngắn
nhất
Dài
nhất
Ngày ñiều trị tại BV 26,80 ± 20,91 2 106
Ngày ñiều trị tại ICU 17,27 ± 15,68 1 75
Ngày thở máy tại ICU 12,66 ± 13,93 0 69
Đặc ñiểm lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết
Thay ñổi các triệu chứng của hội chứng ñáp ứng
viêm toàn thân
Trong 234 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nhập
khoa HSCC BVCR có 210 bệnh nhân (89,7%) có hội
chứng ñáp ứng viêm toàn thân rõ. Đây cũng là chỉ
ñiểm lâm sàng cần lưu ý. Tuy nhiên ñã có ñến 63,8%
các trường hợp bác sĩ nhận bệnh từ ñầu tại khoa cấp
cứu ñã không nghĩ ñến “nhiễm khuẩn huyết” trong
chẩn ñoán của mình. Do ñó trước những bệnh nhân ñã
từng ñược ñiều trị tại bệnh viện tuyến trước với những
chẩn ñoán khác nhau nhất là những bệnh lý có liên
quan ñến nhiễm khuẩn thì khi tiếp nhận ta cần lưu ý
ngay ñến tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân, các
triệu chứng lâm sàng, nhất là thời gian nằm ñiều trị tại
tuyến trước ñể nhanh chóng phát hiện nhiễm khuẩn
huyết và ñiều trị kịp thời. Những trường hợp nghi
ngờ, ta có thể làm thêm một số xét nghiệm cận lâm
sàng như CRP, hay bạch cầu máu cũng giúp ích cho
chẩn ñoán trong khoảng 50% các trường hợp.
93.2
80.7 76 69.2
6.8
19.3 24 30.8
0
20
40
60
80
100
Mạch tăng Nhịp thở tăng Thay ñổi thân
nhiệt
Bất thường
bạch cầu
Không
Có
Thể bệnh nhiễm khuẩn huyết
Phân bố thể bệnh nhiễm khuẩn huyết...
NKH NKH nặng SNK
23 (9.829%) 35(14.957%) 176 (75.214%)
Đường vào của nhiễm khuẩn huyết
0 50 100
Hoâ haáp
Tieâu hoùa
Tieát nieäu
Da, moâ meàm
Cô xöông khôùp
Chöa roõ ñöôøng vaøo
82
74
48
18
8
4
Ñ
ö
ô
øn
g
v
a
øo
Các cơ quan tổn thương suy chức năng và số
lượng cơ quan bị tổn thương trên cùng một
bệnh nhân
Tỷ lệ %
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 351
Số lượng cơ quan tổn
thương
Số trường hợp Tỷ lệ (%)
1 10 4
2 35 15
3 44 19
4 72 31
5 42 18
6 31 13
10; 4%
35; 15%
44; 19%72; 31%
42; 18%
31; 13%
Đặc ñiểm cận lâm sàng của nhiễm khuẩn
huyết
Bất thường về CRP, Procalcitonin, lactate máu
Trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị CRP (mg/l) 92,4 38,5
Giá trị PCT (mg/l) 62,9 20,9- 154
Giá trị lactate máu 28,9 12- 38,9
Giá trị bạch cầu máu 14,7 6,7
Vi khuẩn học
Vi khuẩn Số trường hợp Tỷ lệ %
Acinetobacter baumanii 53 22,6
Escherichia coli 34 14,5
Klebsiella sp 33 14,1
Pseudomonas aeruginosa 42 17,9
Staphylococcus aureus 14 5,9
Staph.coagulase negative 38 16,2
Candida sp 2 0,9
Các vi khuẩn khác 18 7,9
Tổng cộng 234 100
Nhiễm khuẩn huyết do Acinetobacter baumanii
53 trường hợp (22,6%), Pseudomonas aeruginosa
chiếm 42 trường hợp (17,9%), kế ñó là
Staphylococcus coagulase negative chiếm 38 trường
hợp (16,2%).
Đa số các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết ñã ñược
ñiều trị tại bệnh viện tuyến trước nhập khoa Hồi sức
cấp cứu BVCR có tỷ lệ nhiễm Acinetobacter
baumanii, Pseudomonas aeruginosa rất cao (40,5%),
kế ñó là Staph. coagulase negative (16,2%). Cần quan
tâm ñến dữ kiện này ñể có những quyết ñịnh ñúng ñắn
trong ñiều trị nhất là vấn ñề lựa chọn kháng sinh từ
ñầu vì hiện nay Pseudomonas aeruginosa ñã kháng
với rất nhiều kháng sinh thông thường như cefotaxim,
ceftriaxone dù các kháng sinh này ñã ñược một số tác
giả ñề nghị sử dụng ngay từ ñầu, ngay cả Ceftazidim
cũng chỉ còn nhạy 31,9% và Staphylococcus
coagulase negative chỉ nhạy với Rifampicin và
Vancomycin. Do ñó, vấn ñề ñặt ra là nên chăng sử
dụng Carbapenem, Neltimycin hoặc Polymycin B
ngay từ ñầu ñối với những trường hợp nghi ngờ
nhiễm khuẩn huyết do Pseudomonas aeruginosa,
nghĩa là những bệnh nhân ñã từng ñược ñiều trị tại
Bệnh viện tuyến trước ít nhất hai ngày.
Sự kháng thuốc của các vi khuẩn gram âm
Kháng sinh P.
aeruginosa
(n=42)
Klebsiella sp
(n=33)
Acinetob
acter
(n=53)
E. coli
(n=34)
Cefotaxime 66,7 51,5 64,1 58,8
Ceftriaxone 64,3 54,5 61,7 61,8
Ceftazidim 61,9 57,6 60,4 44,1
Cefepim 47,6 36,4 37,7 23,5
Ciprofloxacine 38,1 57,6 41,5 32,3
Neltimycine 14,3 12,1 13,2 8,8
Carbapenem 7,1 6,0 7,5 5,8
Polymycine B 2,4 3,0 5,6 2,9
Các kháng sinh còn nhạy với Pseudomonas
aeruginosa là Carbabenem, Polymycin B,
Neltimycine, Ciprofoxacine. Ceftazidim chỉ còn nhạy
38,1% các trường hợp.
Sự kháng thuốc của Staphylococcus coagulase
negative
Kháng sinh Staphylococcus aureus
(n=14)
Staph. Coagulase
negative
(n=38)
Oxacilline 42,9 63,2
Vancomycin 0 0
Rifampicin 7,1 13,2
Staphylococcus coagulase negative rất nhạy cảm
với Vancomycin (100%) và Rifamycine (86,8%).
KẾT LUẬN
Cần lưu ý ngay ñến tình trạng nhiễm khuẩn của
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 352
bệnh nhân, các triệu chứng lâm sàng, nhất là thời gian
nằm ñiều trị tại tuyến trước ñể nhanh chóng phát hiện
nhiễm khuẩn huyết và ñiều trị kịp thời. Tác nhân gây
bệnh thường gặp nhất là Acinetobacter baumanii và
Pseudomonas aeruginosa, chiếm 40,5% các trường
hợp. Vi khuẩn này ñã ñề kháng với các kháng sinh
thường dùng như ceftazidim. Kháng sinh nhạy cảm
tốt với chúng trên kháng sinh ñồ là Polymycin B,
Carbapenem và Neltimycin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Angus DC, Linde-Zwirble WT, Lidicker J, Clermont G, Carcillo J,
Pinsky MR. 2001, Epidemiology of severe sepsis in the United
States: analysis of incidence, outcome, and associated costs of care.
Crit Care Med, Vol. 29, pp. 1303-10.
2 Bone RC, Fisher CJ Jr, Clemmer TP, et al. 1989, Sepsis syndrome: a
valid clinical entity; Methylprednisolone Severe Sepsis Study Group.
Crit Care Med, Vol. 17, pp. 389–393.
3 Levy MM, Fink MP, Marshall JC, et al. 2003, 2001
SCCM/ESICM/ACCP/ATS/SIS International Sepsis Definitions
Conference. Crit Care Med, Vol. 31, pp. 1250–1256.
4 Martin Greg S. 2003,The Epidemiology of Sepsis in the United
States from 1979 through 2000. N Engl J Med, Vol. 348, pp. 1546-
54.
5 Sands KE, Bates DW, Lanken PN, et al. 1997, Epidemiology of
sepsis syndrome in 8 academic medical centers. JAMA, Vol. 278,
pp. 234-40.
6 Vincent JL, et al. 2006, Sepsis in European intensive care units:
Results of the SOAP study. Crit Care Med, Vol. 34, pp. 344-53.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010 353
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_benh_nhan_nhiem_khuan_huyet_dieu_tri_tai_khoa_hoi_s.pdf