GTMT và vô sinh nam
GTMT được xem là nguyên nhân hàng đầu
gây vô sinh ở nam giới. Theo một số nghiên
cứu, GTMT gặp khoảng 21 – 41% ở nam giới
vô sinh nguyên phát và tới 75 – 81% ở nam
giới vô sinh thứ phát(1,16). Trong nhóm nghiên
cứu này, chỉ có 60 bệnh nhân đi khám vì lý do
chậm có con, tuy nhiên xét nghiệm tinh dịch
đồ ghi nhận sự bất thường ở 134/183 trường
hợp, chiếm tới 73,2%.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự cải thiện rõ rệt
tinh dịch đồ sau phẫu thuật thắt TMT với tỉ lệ 50
– 70%(2,15). Một số tác giả đã ghi nhận tỉ lệ có thai
tự nhiên sau phẫu thuật khoảng 24 – 53%(5,14).
Ngay cả với các trường hợp vô tinh không do bế
tắc, việc phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh vẫn có
thể giúp cải thiện tinh dịch đồ và giúp bệnh
nhân có con(12,13). Trong nghiên cứu này, chúng
tôi không ghi nhận trường hợp nào bị vô tinh.
Tất cả các bệnh nhân đều có sự cải thiện về tinh
dịch đồ so với trước mổ, trong đó có 91/134 bệnh
nhân có tinh dịch đồ trở về bình thường, chiếm
67,9%, cũng tương tự với các tác giả khác trên
thế giới. Tuy vậy, chỉ có 15/60 trường hợp chậm
con được ghi nhận có thai tự nhiên, chiếm 25%.
Ngay cả đối với các trường hợp phải sử
dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản, theo một
nghiên cứu của Sandro C. Esteves và cộng sự
(2010) thì tỷ lệ thụ tinh nhân tạo thành công ở
nhóm được phẫu thuật thắt TMT là 60%, cao hơn
nhóm không điều trị là 45%(6). Đáng tiếc là trong
nghiên cứu này, chúng tôi không có bệnh nhân
nào sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản.
GTMT: Chọn lựa phương pháp điều trị
Việc điều trị GTMT hiện nay có hai nhóm
phương pháp là can thiệp mạch và phẫu thuật.
Nhóm phẫu thuật bao gồm các kỹ thuật thắt
TMT qua nội soi ổ bụng, qua mổ mở không vi
phẫu và có vi phẫu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
thắt TMT vi phẫu đem lại kết quả tốt, tỉ lệ tái
phát thấp, tỉ lệ có thai sau mổ cao hơn so với các
phương pháp còn lại(9,2). Vì lý do đó, trong
nghiên cứu này chúng tôi thực hiện thắt TMT vi
phẫu cho tất cả 183 bệnh nhân. Không có trường
hợp nào ghi nhận các biến chứng sau mổ.
Hiện vẫn tồn tại các quan điểm khác nhau
trong việc thắt TMT vi phẫu 1 bên hay 2 bên.
Theo Libman (2006), tỉ lệ có thai tự nhiên ở nhóm
thắt TMT 2 bên là 49%, trong khi ở nhóm thắt
TMT 1 bên là 36%(11). Tuy nhiên, theo một số
nghiên cứu khác thì không có sự khác biệt giữa
nhóm thắt TMT hai bên và nhóm chỉ thắt TMT
giãn(7). Theo chúng tôi, GTMT gây ảnh hưởng tới
cả hai tinh hoàn, nhưng dựa vào cơ chế bệnh lý,
chỉ cần thắt bên giãn là đủ.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 80 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm chẩn đoán và kết quả điều trị giãn tĩnh mạch tinh bằng thắt tĩnh mạch tinh vi phẫu tại bệnh viện Việt Đức 06/2013 – 05/2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 177
ĐẶC ĐIỂM CHẨN ĐOÁN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH TINH
BẰNG THẮT TĨNH MẠCH TINH VI PHẪU TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
06/2013 – 05/2014
Nguyễn Quang*, Nguyễn Ngọc Sơn*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhận xét về đặc điểm chẩn đoán và đánh giá hiệu quả thắt tĩnh mạch tinh vi phẫu trong điều trị
bệnh lý giãn tĩnh mạch tinh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả chùm bệnh, tiến cứu 183 bệnh nhân được chẩn
đoán giãn tĩnh mạch tinh và phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh vi phẫu tại khoa Tiết niệu – bệnh viện Việt Đức từ
06/2013 – 05/2014.
Kết quả: Tuổi trung bình 26,58 (12 – 54 tuổi). Triệu chứng cơ năng: đau bìu (76,5%), chậm có con (32,8%).
Triệu chứng thực thể: bìu giãn sệ (97,8%), tĩnh mạch tinh giãn (100%). Siêu âm Doppler 2 tinh hoàn phát hiện
100% các trường hợp. Tinh dịch đồ bất thường 73,2%. Kết quả sau mổ: tốt (76,5%), trung bình (23,5%), xấu
(0%).
Kết luận: Giãn tĩnh mạch tinh có thể chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng và siêu âm Doppler 2 tinh hoàn.
Phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh vi phẫu là phương pháp điều trị an toàn, có hiệu quả cao và nên được lựa chọn.
Từ khóa: Giãn tĩnh mạch tinh
ABSTRACT
THE DIAGNOSIS CHARACTERISTICS AND THE EVALUATION OF MICROSCOPIC
VARICOCELECTOMY RESULTS AT VIETDUC HOSPITAL 06/2013 – 05/2014
Nguyen Quang, Nguyen Ngoc Son * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 177 - 181
Background: To judge the diagnosis characteristic and evaluate the results of microscopic varicocelectomy.
Materials and Methods: Cluster analysis study, prospective of 183 patients with varicocele who were
diagnosed and treated by microscopic varicocelectomy at Vietduc University Hospital from June 2013 to May
2014.
Results: Mean age 26.58 (range 12 - 54). Symptom: scrotal pain (76.5%), infertility (32.8%), incontinence
urine (13.3%). Sign: enlarged scrotum (97.8%), varicocele (100%). Scrotal Doppler ultrasound detected 100%
cases. Abnormal semen analysis in 73.2 % cases. Postoperative results: good (76.5%), average (23.5%), bad (0%).
Conclusions: Varicocele’s diagnosis depends on clinical and scrotal Doppler ultrasound. Microscopic
varicocelectomy is a safe and effective method.
Key words: varicocele
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giãn tĩnh mạch tinh (GTMT) là sự giãn to bất
thường các tĩnh mạch trong đám rối tĩnh mạch
thừng tinh và thường xuất hiện ở bên trái. Theo
WHO, GTMT xuất hiện ở 11,7% đàn ông có tinh
dịch đồ bình thường và ở 25,4% đàn ông có tinh
dịch đồ bất thường. Tuy nhiên, nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra có sự liên quan giữa GTMT và vô
sinh nam giới(1,16). GTMT không thể tự khỏi mà
bắt buộc phải được điều trị bằng cách can thiệp
mạch hoặc phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh
(TMT). Trong đó, thắt TMT vi phẫu đang được
* Bệnh viện Việt Đức
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Quang ĐT: 0903201919 Email: quangvietduc@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
Chuyên Đề Thận – Niệu 178
xem là “tiêu chuẩn vàng” để điều trị GTMT(3,8).
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai
mục tiêu:
- Nhận xét về chẩn đoán bệnh lý GTMT
- Đánh giá hiệu quả phương pháp thắt TMT
vi phẫu trong điều trị bệnh lý GTMT.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định là
giãn tĩnh mạch tinh, có chỉ định phẫu thuật và
được thắt tĩnh mạch tinh vi phẫu tại khoa Phẫu
thuật Tiết niệu - bệnh viện Việt Đức trong
khoảng thời gian từ 06/2013 - 05/2014 bởi cùng
một phẫu thuật viên.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả chùm bệnh, tiến cứu dựa
trên hồ sơ bệnh án.
Ghi nhận các đặc điểm lâm sàng khi bệnh
nhân vào viện.
Đánh giá kết quả chẩn đoán hình ảnh, xét
nghiệm nội tiết tố và tinh dịch đồ.
Chỉ định phẫu thuật
- Giãn tĩnh mạch tinh kèm bất thường tinh
dịch đồ trên một cặp vợ chồng chậm con
- Giãn tĩnh mạch tinh gây khó chịu, đau bìu
kéo dài mà điều trị Nội khoa không cải thiện
- Giãn tĩnh mạch tinh kèm thể tích tinh hoàn
cùng bên giảm
Phương pháp phẫu thuật
- Bệnh nhân nằm ngửa, gây tê tuỷ sống
- Rạch da khoảng 3cm vùng bẹn cùng bên
với tĩnh mạch tinh giãn theo đường phân giác
giữa bờ ngoài cơ thẳng to và cung đùi cùng bên
hoặc theo đường ngang trên nếp lằn bẹn, đi qua
lỗ bẹn nông cùng bên
- Bộc lộ thừng tinh, luồn 1 sonde Nelaton để
giữ thừng tinh
- Mở bao thớ thừng tinh, thắt các nhánh tĩnh
mạch tinh dưới kính lúp có độ phóng đại 2,5 – 3
lần. Chú ý bảo tồn ống dẫn tinh, bó mạch ống
dẫn tinh, động mạch tinh và các bạch mạch.
- Có thể đẩy tinh hoàn lên để kiểm tra và thắt
các nhánh tĩnh mạch khác nếu giãn.
- Đẩy tinh hoàn trở lại vào bìu.
- Đóng vết mổ theo các lớp giải phẫu.
Đánh giá các biến chứng sau mổ như: tụ máu
bìu, teo tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn,
giãn tĩnh mạch tinh tái phát. Bệnh nhân được tái
khám theo hẹn và ghi nhận các chuyển biến về
tình trạng lâm sàng cũng như tinh dịch đồ.
Kết quả phẫu thuật được phân loại như sau
- Tốt:
+ Không có biến chứng sau mổ
+ Không còn triệu chứng đau bìu
+ Có con theo đường tự nhiên hoặc tinh dịch
đồ trở lại bình thường
- Trung bình:
+ Không có biến chứng sau mổ
+ Còn đau nhẹ bìu
+ Có con bằng các phương pháp hỗ trợ sinh
sản hoặc tinh dịch đồ có cải thiện hơn so với
trước mổ
- Xấu:
+ Biến chứng sau mổ
+ Không cải thiện các triệu chứng lâm sàng
+ Tinh dịch đồ không cải thiện
KẾT QUẢ
Từ tháng 6/2013 đến 5/2014 có 183 bệnh nhân
được phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh vi phẫu
Tuổi trung bình: 26.58 ± 7.39 (từ 12 đến 54
tuổi).
Triệu chứng lâm sàng:
Bảng 1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ
Cơ năng Đau bìu 140 76,5%
Chậm có con 60 32,8%
Thực thể Bìu giãn sệ 179 97,8%
Tĩnh mạch tinh giãn 183 100%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 179
Tất cả bệnh nhân được siêu âm Doppler 2
tinh hoàn trước mổ và đều phát hiện có giãn tĩnh
mạch tinh với biểu hiện tĩnh mạch tinh tăng kích
thước, có dòng trào ngược khi làm nghiệm pháp
Valsava. Trong nhóm nghiên cứu này, tất cả các
bệnh nhân đều bị giãn tĩnh mạch tinh bên trái,
không có bệnh nhân nào bị giãn tĩnh mạch tinh
hai bên.
Có 180/183 trường hợp được xét nghiệm
nội tiết tố trước mổ, trong đó có 122 trường
hợp có biểu hiện rối loạn nội tiết tố, cụ thể như
bảng sau:
Bảng 2. Xét nghiệm nội tiết tố
Cao Bình thường Thấp
LH 6 161 13
FSH 86 93 1
Prolactin 5 165 10
Estradiol 10 114 56
Testosteron 7 154 19
Tinh dịch đồ biểu hiện bất thường trong
134/183 trường hợp (73,2%) với các biểu hiện cụ
thể như trong bảng sau:
Bảng 3. Kết quả tinh dịch đồ
Mật độ tinh trùng giảm 44 (24%)
Tỉ lệ tinh trùng sống giảm 91 (49,7%)
Tỉ lệ tinh trùng di động nhanh giảm 134(73,2%)
Tỉ lệ tinh trùng bình thường giảm 35 (19,1%)
Tất cả các bệnh nhân được mổ thắt tĩnh
mạch tinh vi phẫu qua đường bẹn.
Sau mổ ổn định, không có trường hợp nào
ghi nhận bị các biến chứng sau mổ.
Tất cả các bệnh nhân đều được tái khám theo
hẹn. Thời gian khám lại trung bình là 10.54 ± 2.8
tháng (ngắn nhất là 1 tháng và dài nhất là sau 18
tháng)
Kết quả sau phẫu thuật như sau:
Bảng 4. Kết quả phẫu thuật
Số lượng Tỷ lệ
Tốt 140 76,5%
Trung bình 43 23,5%
Xấu 0 0%
Như vậy, chúng tôi không ghi nhận một
trường hợp nào có kết quả xấu sau mổ.
Trong nhóm kết quả tốt, có 120 bệnh nhân
không còn triệu chứng đau bìu so với trước khi
mổ. Chúng tôi chỉ ghi nhận được 15 trường hợp
có thai tự nhiên sau mổ, và chưa có trường hợp
nào có thai bằng cách sử dụng các biện pháp hỗ
trợ sinh sản. Số lượng này so với số bệnh nhân
chậm có con trước mổ là 60 chỉ chiếm 25%.
BÀN LUẬN
Chẩn đoán xác định
Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất khi
người bệnh tới khám là đau bìu bên có GTMT
và/hoặc chậm có con. Nhiều nghiên cứu khác
nhau đã chứng minh GTMT là 1 nguyên nhân
gây vô sinh ở nam giới(1,16,7). Chính vì thế các
trường hợp đi khám vì hiếm muộn ở nam giới
cần được làm thăm khám để chẩn đoán có
GTMT hay không.
Phân loại GTMT trên lâm sàng theo Dubin
như sau:
Độ 3: Nhìn và sờ thấy TMT giãn ở tư thế
nghỉ
Độ 2: Sờ thấy TMT giãn ở tư thế nghỉ
Độ 1: Sờ thấy TMT giãn khi làm nghiệm
pháp Valsava
Độ 0: Chỉ phát hiện TMT giãn trên siêu âm
Trong nhóm nghiên cứu, 100% bệnh nhân
khám thấy TMT giãn trên lâm sàng. Như vậy,
việc khám lâm sàng khi bệnh nhân đứng thẳng
là phương pháp hiệu quả nhất để chẩn đoán
GTMT.
Một số trường hợp khó xác định như GTMT
độ 0, có tiền sử phẫu thuật vùng bìu, béo phì,
kèm tràn dịch màng tinh hoàn, chẩn đoán
hình ảnh là một phương tiện hữu hiệu(17). Trong
số các phương tiện không xâm lấn thì siêu âm
Doppler màu là phương tiện thăm dò tốt và có
hiệu quả cao. Trong nhóm nghiên cứu, để khẳng
định chẩn đoán, tất cả các bệnh nhân đều được
siêu âm Doppler trước mổ và toàn bộ đều phát
hiện có GTMT.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
Chuyên Đề Thận – Niệu 180
GTMT và vô sinh nam
GTMT được xem là nguyên nhân hàng đầu
gây vô sinh ở nam giới. Theo một số nghiên
cứu, GTMT gặp khoảng 21 – 41% ở nam giới
vô sinh nguyên phát và tới 75 – 81% ở nam
giới vô sinh thứ phát(1,16). Trong nhóm nghiên
cứu này, chỉ có 60 bệnh nhân đi khám vì lý do
chậm có con, tuy nhiên xét nghiệm tinh dịch
đồ ghi nhận sự bất thường ở 134/183 trường
hợp, chiếm tới 73,2%.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự cải thiện rõ rệt
tinh dịch đồ sau phẫu thuật thắt TMT với tỉ lệ 50
– 70%(2,15). Một số tác giả đã ghi nhận tỉ lệ có thai
tự nhiên sau phẫu thuật khoảng 24 – 53%(5,14).
Ngay cả với các trường hợp vô tinh không do bế
tắc, việc phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh vẫn có
thể giúp cải thiện tinh dịch đồ và giúp bệnh
nhân có con(12,13). Trong nghiên cứu này, chúng
tôi không ghi nhận trường hợp nào bị vô tinh.
Tất cả các bệnh nhân đều có sự cải thiện về tinh
dịch đồ so với trước mổ, trong đó có 91/134 bệnh
nhân có tinh dịch đồ trở về bình thường, chiếm
67,9%, cũng tương tự với các tác giả khác trên
thế giới. Tuy vậy, chỉ có 15/60 trường hợp chậm
con được ghi nhận có thai tự nhiên, chiếm 25%.
Ngay cả đối với các trường hợp phải sử
dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản, theo một
nghiên cứu của Sandro C. Esteves và cộng sự
(2010) thì tỷ lệ thụ tinh nhân tạo thành công ở
nhóm được phẫu thuật thắt TMT là 60%, cao hơn
nhóm không điều trị là 45%(6). Đáng tiếc là trong
nghiên cứu này, chúng tôi không có bệnh nhân
nào sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản.
GTMT: Chọn lựa phương pháp điều trị
Việc điều trị GTMT hiện nay có hai nhóm
phương pháp là can thiệp mạch và phẫu thuật.
Nhóm phẫu thuật bao gồm các kỹ thuật thắt
TMT qua nội soi ổ bụng, qua mổ mở không vi
phẫu và có vi phẫu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
thắt TMT vi phẫu đem lại kết quả tốt, tỉ lệ tái
phát thấp, tỉ lệ có thai sau mổ cao hơn so với các
phương pháp còn lại(9,2). Vì lý do đó, trong
nghiên cứu này chúng tôi thực hiện thắt TMT vi
phẫu cho tất cả 183 bệnh nhân. Không có trường
hợp nào ghi nhận các biến chứng sau mổ.
Hiện vẫn tồn tại các quan điểm khác nhau
trong việc thắt TMT vi phẫu 1 bên hay 2 bên.
Theo Libman (2006), tỉ lệ có thai tự nhiên ở nhóm
thắt TMT 2 bên là 49%, trong khi ở nhóm thắt
TMT 1 bên là 36%(11). Tuy nhiên, theo một số
nghiên cứu khác thì không có sự khác biệt giữa
nhóm thắt TMT hai bên và nhóm chỉ thắt TMT
giãn(7). Theo chúng tôi, GTMT gây ảnh hưởng tới
cả hai tinh hoàn, nhưng dựa vào cơ chế bệnh lý,
chỉ cần thắt bên giãn là đủ.
KẾT LUẬN
GTMT là bệnh lý gây ảnh hưởng lên chức
năng tinh hoàn và là nguyên nhân hàng đầu
gây vô sinh ở nam giới. Việc chẩn đoán có thể
dựa vào thăm khám lâm sàng tỉ mỉ và siêu âm
Doppler 2 tinh hoàn. Phẫu thuật thắt TMT
giãn vi phẫu cho ít nguy cơ, cho kết quả tốt và
nên được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều
trị GTMT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agarwal A., Naughton C.K., Nangia A.K. (2001)
Pathophysiology of varicoceles in male infertility. Hum
Reprod Update. 7(5): p. 473-81.
2. Cayan S., et al., Can varicocelectomy significantly change the
way couples use assisted reproductive technologies? J Urol,
2002. 167(4): p. 1749-52.
3. Cayan, S., et al., Comparison of results and complications of
high ligation surgery and microsurgical high inguinal
varicocelectomy in the treatment of varicocele. Urology, 2000.
55(5): p. 750-4.
4. Ding H., et al., Open non-microsurgical, laparoscopic or open
microsurgical varicocelectomy for male infertility: a meta-
analysis of randomized controlled trials. BJU Int, 2012. 110(10):
p. 1536-42.
5. Donkol R.H. and T. Salem, Paternity after varicocelectomy:
preoperative sonographic parameters of success. J Ultrasound
Med, 2007. 26(5): p. 593-9.
6. Esteves S.C., F.V. Oliveira, and R.P. Bertolla, Clinical outcome
of intracytoplasmic sperm injection in infertile men with
treated and untreated clinical varicocele. J Urol, 2010. 184(4):
p. 1442-6.
7. Glassberg K.I. and R. Korets, Update on the management of
adolescent varicocele. F1000 Med Rep, 2010. 2.
8. Goldstein M., et al., Microsurgical inguinal varicocelectomy
with delivery of the testis: an artery and lymphatic sparing
technique. J Urol, 1992. 148(6): p. 1808-11.
9. Goldstein M., Surgical management of male infertility and
other scrotal disorder, in Campbell’s Urology. 2002, W.B
Saunders p. 1532-1587.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 181
10. Lee J.S., H.J. Park, and J.T. Seo, What is the indication of
varicocelectomy in men with nonobstructive azoospermia?
Urology, 2007. 69(2): p. 352-5.
11. Libman J., et al., Beneficial effect of microsurgical
varicocelectomy is superior for men with bilateral versus
unilateral repair. J Urol, 2006. 176(6 Pt 1): p. 2602-5; discussion
2605.
12. Matthews, G.J., E.D. Matthews, and M. Goldstein, Induction
of spermatogenesis and achievement of pregnancy after
microsurgical varicocelectomy in men with azoospermia and
severe oligoasthenospermia.. 70(1): p. 71-5.
13. Nguyễn H.V. Phước and Nguyễn T. Như (2001), Vô tinh
không bế tắc kèm giãn tĩnh mạch tinh: hiệu quả của vi phẫu
thuật cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngã bẹn bìu. Y học thực
hành. 669 - 670.
14. Pryor J.L. and S.S. Howards, Varicocele. Urol Clin North Am,
1987. 14(3): p. 499-513.
15. Smit M., et al., Decreased sperm DNA fragmentation after
surgical varicocelectomy is associated with increased
pregnancy rate. J Urol, 2010. 183(1): p. 270-4.
16. Williams D.H., E. Karpman, and L.I. Lipshultz, Varicocele:
surgical techniques in 2005. Can J Urol, 2006. 13 Suppl 1: p. 13-
7.
17. Zini A., Varicocelectomy: microsurgical subinguinal technique
is the treatment of choice (2007). Can Urol Assoc J,. 1(3): p. 273-
6.
Ngày nhận bài báo: 10/05/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2015
Ngày bài báo được đăng: 15/07/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_chan_doan_va_ket_qua_dieu_tri_gian_tinh_mach_tinh_b.pdf