Về lâu dài, cần phải thay đổi tư
duy của doanh nghiệp và người dân,
bằng cách tạo lòng tin vào tiền đồng
trên cơ sở ổn định vĩ mô, đặc biệt là
vấn đề lạm phát, và sự nhất quán cũng
như minh bạch trong các chính sách
kinh tế của chính phủ.
ĐLH trong nền kinh tế không phải
là gốc rễ của vấn đề, đó chỉ là triệu
chứng của vấn đề mà thôi. Gốc rễ của
vấn đề là chúng ta đã thiếu niềm tin đối
với đồng nội tệ, đồng nghĩa với việc
thiếu niềm tin đối với sự ổn định kinh tế
vĩ mô. Cho dù Chính phủ sử dụng vũ khí
độc quyền của mình là các mệnh lệnh
hành chính để cấp phép hay ngăn cấm
các doanh nghiệp và người dân đối với
việc kinh doanh hay thanh toán bằng
ngoại tệ, thì cũng chỉ cứu vãn được đồng
nội trong thời ngắn mà thôi, vì một lý lẽ
đương nhiên và hết sức bình thường là
người dân có quyền định đoạt lợi ích
kinh tế từ việc nắm giữ tài sản của mình.
Vì vậy, việc tăng cường niềm tin của
người dân đối với đồng nội tệ thông qua
tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, ổn
định tỷ giá, cải cách chính sách tiền tệ và
tăng cường năng lực của các thể chế tài
chính là điều quan trọng cần làm./.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm chung của các nước đã bị đô la hóa – một số lưu ý đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 113
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NƯỚC ĐÃ BỊ ĐÔ LA HÓA –
MỘT SỐ LƯU Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Thị Thu Hiếu
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Có thể nói, đô la hóa (ĐLH) là căn bệnh không thể tránh khỏi của
quá trình hội nhập. Hiện tượng này đã ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình kinh
tế xã hội, và đặc biệt gây rất nhiều khó khăn cho việc điều hành các chính sách
kinh tế của nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Mặc dù đã có rất
nhiều nhà khoa học đề xuất những giải pháp có tính thực tiễn cao, nhưng cho
đến nay, ĐLH vẫn còn là tâm điểm thời sự nóng bỏng. Để góp phần tìm ra lời
giải cho vấn đề này, tác giả giới thiệu khái lược những vấn đề chung về hiện
tượng ĐLH và bối cảnh kinh tế đã đẩy một số quốc gia trên thế giới đi đến
quyết định ĐLH hoàn toàn, từ đó rút ra những đặc điểm chung của các quốc
gia này khi bị ĐLH, trên cơ sở đó gợi ý một vài điều trong điều hành chính sách
kinh tế đối với Việt Nam.
Từ khóa: Đô la hóa, đồng nội tệ, đồng ngoại tệ, lạm phát, tăng trưởng, khủng
hoảng kinh tế, chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ (CSTT), hệ thống tài chính,
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
1. Khái lược những vấn đề chung về
hiện tượng ĐLH trong nền kinh tế
Về mặt lý thuyết, hiện tượng đô la
hóa (ĐLH) trong nền kinh tế đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu khoa học
viết về vấn đề này, do đó tác giả chỉ tóm
lược những nội dung chính như sau:
Đô la hóa (dollarization) là một
hiện tượng khi dân cư một nước sử dụng
rộng rãi đồng ngoại tệ song song với
đồng nội tệ hoặc thay thế đồng nội tệ.
Tùy theo mức độ sử dụng rộng rãi
đồng ngoại tệ trong nền kinh tế và thái
độ của quốc gia đó đối với việc thừa
nhận hay không thừa nhận đồng ngoại tệ
mà ĐLH được chia làm 3 mức độ:
ĐLH không chính thức (non-
official dollarization): là trường hợp
đồng ngoại tệ được sử dụng rộng rãi
trong nền kinh tế, mặc dù không được
quốc gia đó chính thức thừa nhận.
ĐLH bán chính thức (semiofficial
dollarization): là những nước lưu hành
chính thức hai đồng tiền: đồng ngoại tệ
và đồng bản tệ.
ĐLH chính thức (official
dollarization): xảy ra khi đồng ngoại tệ
là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu
hành. Nếu một quốc gia thực hiện ĐLH
chính thức có nghĩa là quốc gia đó chấp
nhận đồng ngoại tệ làm phương tiện
thanh toán, tích trữ tài sản, và đơn vị
tính toán thay cho đồng bản tệ.
Bất kỳ một ngoại tệ nào (như đô la
Mỹ, Euro, Yên Nhật,) có khả năng
thay thế đồng nội tệ cũng dẫn đến hiện
tượng “ĐLH”. Tuy nhiên trong tình hình
hiện nay, nói đến ĐLH, hầu hết người
dân chỉ nghĩ đến một đồng tiền duy nhất
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 114
đó là Đô la Mỹ (USD) bởi vì cho đến
nay đồng USD vẫn chiếm hơn 70% tỷ
trọng trong thanh toán quốc tế, trong khi
đó tại Việt Nam khoảng 90% tổng thanh
toán cho các hợp đồng ngoại thương của
các doanh nghiệp sử dụng đồng USD.
Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một
nền kinh tế được coi là có tình trạng
ĐLH cao khi mà tỷ trọng tiền gửi bằng
ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong tổng
khối tiền tệ mở rộng (M2); bao gồm:
tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không
kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, và tiền gửi
ngoại tệ. Việt Nam là quốc gia có nền
kinh tế ĐLH không chính thức với tỷ lệ
hiện nay tương đối cao ở khoảng 20%.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên
thế giới đều sử dụng đồng tiền riêng của
mỗi nước; ví dụ như tại Việt Nam, Pháp
lệnh ngoại hối qui định “Trên lãnh thổ
Việt Nam chỉ sử dụng đồng tiền Việt
Nam”. Vậy tại sao lại có hiện tượng
ĐLH? Có rất nhiều giả thuyết giải thích
vấn đề này như: lạm phát cao, mất ổn
định kinh tế vĩ mô, sự bất ổn về chính
trị, quan điểm điều hành các chính sách
kinh tế của Chính phủ,Chẳng hạn, khi
một nước đang đối đầu với tỷ lệ lạm
phát không thể kiểm soát và phá giá
đồng nội tệ sẽ đe dọa toàn bộ nền kinh tế
thì những người đang nắm giữ trong tay
đồng nội tệ sẽ đòi một lãi suất cao để bù
vào khoản trượt giá. Đứng trước tình
trạng này, ngân hàng trung ương
(NHTW) sẽ tăng lãi suất huy động để
bảo vệ đồng nội tệ, kéo theo lãi suất
cho vay bằng đồng nội tệ cũng tăng
lên. Trong hoàn cảnh nghiêm trọng
như vậy, rất nhiều nhà kinh doanh sẽ
vay bằng ngoại tệ để được lãi suất
thấp. Và chính điều này đã làm xuất
hiện hiện tượng ĐLH.
Mặt khác, khi một nước đang trong
tình trạng lạm phát có nghĩa là đồng nội
tệ của nước đó đang bị mất giá. Việc
đồng nội tệ bị mất giá sẽ làm cho người
dân mất niềm tin vào đồng nội tệ và đổ
xô đi mua đồng ngoại tệ, điều này làm
cho đồng nội tệ càng bị mất giá hơn. Khi
niềm tin bị đánh mất, bất chấp lãi suất
đồng nội tệ có cao, người dân vẫn có xu
hướng chuyển sang nắm giữ hoặc gởi
tiết kiệm bằng ngoại tệ, hiện tượng ĐLH
vì thế mà xuất hiện.
2. Các nước đã bị ĐLH
2.1. Panama
Nước đầu tiên tiến hành ĐLH toàn
phần là Panama. Từ năm 1904, sau khi
tách khỏi Colombia, Panama đã dùng
đồng xanh. Việc này đã có ảnh hưởng
rất tốt đến nền kinh tế của Panama, ví
dụ trong suốt những năm 1990 lạm phát
hầu như không vượt quá 1%/năm.
Nhưng ĐLH vẫn không giúp Panama
được hoàn toàn độc lập với trợ giúp của
các tổ chức bên ngoài. Từ năm 1973
Panama tiếp nhận hơn 15 chương trình
của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, và ĐLH
cũng không ngăn được việc Panama
mất khả năng trả nợ nước ngoài vào
giữa những năm 1980.
2.2. Ecuador
Ecuador bắt đầu thực hiện chuyển
đổi vào đầu năm 2000. ĐLH là phương
cách cuối cùng của Ecuador khi nước
này cố vượt qua một cuộc khủng hoảng
kinh tế trầm trọng, với một hệ thống
ngân hàng suy sụp, đồng nội tệ (đồng
Sucre) mất giá, và sự chống đối của
người dân bản xứ. Khi Tổng thống Jamil
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 115
Mahuad thông cáo có ý định ĐLH vào
tháng 1 năm 2000, quá trình này đã bắt
đầu được tiến hành, đất nước đã đang
trong quá trình ĐLH một cách mạnh mẽ.
Tuy nhiên thông cáo của Tổng thống đã
dẫn đến một cuộc đảo chính, và tổng
thống đã phải từ chức. Chính quyền dân
sự được tái lập vào tháng 2, nghị viện
Ecuador thông qua đạo luật cho phép
được ĐLH toàn phần.
Trước khi đổi hệ thống tiền tệ sang
đô la, Ecuador đã thử tiến hành nhiều cố
định, chính sách ghìm tỷ giá. Tất cả các
biện pháp này đều không có hiệu quả và
đến nay quyết định ĐLH vẫn được coi là
hợp lý đối với Ecuador.
2.3. El Salvador
Cuối tháng 11 năm 2000 nghị viện
El Salvador thông qua luật thực hiện
ĐLH toàn phần trong cả nước. Bắt đầu
từ ngày 01/01/2001, các máy đếm tiền tự
động đều được nạp chương trình để phát
ra đồng đô la và tất cả các tài khoản
ngân hàng đều chuyển sang đô la. Sự
thay đổi này không hẳn do nguyên nhân
khủng hoảng kinh tế trầm trọng như
trường hợp của Ecuador. Trên thực tế,
lạm phát ở Salvador thấp, chỉ khoảng
1,3% trong vòng 1 thập kỷ trước. ĐLH
thật ra là để thu hút đầu tư nước ngoài
vào El Salvador.
Cũng như người dân Ecuador,
người Salvador không ngạc nhiên mấy
khi nghe quyết định ĐLH vì tỷ giá giữa
đồng nội tệ Colon và đô la đã được cố
định trong suốt 8 năm. NHTW Salvador
ước tính gần 70% số tiền đang được sử
dụng tại thời điểm đó là đô la. Như các
trường hợp trên, lợi ích của ĐLH còn cần
được xem xét thêm. Tuy nhiên cũng đã
có những dấu hiệu tốt: ngày El Salvador
tiến hành chuyển đổi sang đồng tiền mới
thì lãi suất tiêu dùng và vay mua nhà
giảm từ 17% xuống còn 11%.
2.4. Zimbabwe
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
năm 2008 đã ảnh hưởng rất nặng nề tới
hầu hết các nền kinh tế trên thế giới.
Zimbabwe là một nước giàu có của
Châu Phi vào những năm 1980, nhưng
đến tháng 7/2008 siêu lạm phát lên tới
23 triệu phần trăm (23.100.000%) tại đất
nước này khiến 80% người lao động rơi
vào cảnh thất nghiệp.
NHTW liên tục phát hành giấy bạc
mệnh giá cao, tháng 1/2008 phát hành
giấy bạc mệnh giá 20 triệu đôla, đến
21/7/2008 phát hành giấy bạc mệnh giá
100 tỷ đôla. Thậm chí, Chính phủ
Zimbabwe đã phải ngừng tính lạm phát
cho đến hết năm 2008. Bởi lạm phát đã
khiến rối loạn hoàn toàn hệ thống tiền tệ
của đất nước này. Tờ bạc mệnh giá lên
tới 100 tỷ đô la lúc bấy giờ cũng chỉ mua
được 3 quả trứng gà hoặc 1 ổ bánh mì
mà thôi.
Thật khó tin khi chỉ sau 2 năm,
Zimbabwe đã khống chế thành công siêu
lạm phát. Trên thực tế, thời gian qua đã
đủ để tờ 100 tỷ tỷ đô la Zimbabwe dần
lấy lại được giá trị.
Kể từ tháng 2 năm 2009, Chính
phủ mới của Zimbabwe đã thiết lập hệ
thống giao thương đa tiền tệ trong đó
đồng đô la Mỹ được sử dụng phổ biến
nhất. Phân bổ ngân sách quốc gia năm
2009, dự toán ngân sách 2010 đều sử
dụng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ. Đối
với các giao dịch dân sự, theo ước tính
của các ngân hàng, 4/5 các giao dịch kể
cả các giao dịch hàng hóa sản xuất
trong nước hay việc trả lương cho công
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 116
nhân và các giao dịch chứng khoán đều
sử dụng đồng đô la Mỹ.
Trên thị trường, tất cả các cửa hàng
đều niêm yết giá cả hàng hóa của họ
bằng đô la Mỹ (trừ một số cửa hàng ở
phía Nam nơi tiếp giáp với Nam Phi có
niêm yết bằng đồng rand - đơn vị tiền tệ
của Nam Phi) đã dẫn tới việc thiếu hụt
các đồng xu Mỹ trong thanh toán và Cục
Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) đã chính
thức đồng ý cung cấp đồng xu cho
Zimbabwe để khắc phục sự thiếu hụt này.
Việc ĐLH nền kinh tế của
Zimbabwe đã đánh bại hoàn toàn siêu
lạm phát, giúp nền kinh tế hoạt động tốt
nhưng vẫn có những hạn chế như không
có sự đảm bảo cuối cùng cho sự ổn định
của hệ thống ngân hàng; hệ thống ngân
hàng phụ thuộc vào chính sách kinh tế
của Mỹ và qua đó không có khả năng
phản ứng lại các cú sốc của hệ thống tài
chính; và trong ngắn hạn không đảm bảo
được năng lực cạnh tranh quốc gia.
2.5. Một vài trường hợp khác
Vài năm trước đây, Mỹ thông báo
là đô la sẽ được coi là đồng tiền chính
thức của Đông Timor, nước vừa tuyên
bố độc lập khỏi Indonesia. Tháng 12
năm 2000, Guatemala thông qua đạo
luật cho phép sử dụng đô la rộng rãi, tuy
không tuyên bố hẳn là sẽ ĐLH toàn
phần. Một loạt các nước khác cũng đã
cân nhắc về quyết định ĐLH, ví dụ như
Costa Rica, Honduras, Nicaragua. Vài
người đã đề nghị ĐLH Afganistan, như
một biện pháp tạm thời cho đến khi
chính phủ được đặt trong một chế độ
chính trị ổn định. Nhiều nước vẫn sử
dụng đồng đô la là chính mà không có
nước nào thay đổi chính sách ĐLH
toàn phần, và đây thường được coi là
một chính sách cố định.
3. Đặc điểm chung của các nước bị ĐLH
3.1. Các nước nhỏ
Một đặc điểm tiêu biểu nhất của
các nước bị ĐLH đó là các nước nhỏ,
vừa mới được tách ra từ các nước lớn.
Hầu hết, các nước này đều được Mỹ hậu
thuẫn cả về kinh tế, chính trị và quân sự.
Và khi một đất nước chịu sự điều hành
từ phía sau của Mỹ về mọi mặt thì chắc
chắn đồng đô la sẽ chế ngự trên lãnh thổ
của quốc gia này.
3.2. Nền kinh tế kém phát triển
Ở các nước có nền kinh tế kém
phát triển, các mối quan hệ thương mại
quốc tế bị thu hẹp, các hoạt động sản
xuất trong nước trở nên rất khó khăn.
Trước một nền kinh tế yếu kém, người
dân không tin tưởng vào đồng bản tệ, do
đó đồng bản tệ không thể cạnh tranh nổi
với đồng ngoại tệ trong thực hiện các
chức năng của tiền tệ. Mặc dù, chính
phủ trong nước vẫn khuyến khích (hay
bắt buộc) người dân sử dụng đồng bản
tệ, tuy nhiên các chủ thể kinh tế bao giờ
cũng lựa chọn đồng tiền nào thực hiện
tốt các chức năng của tiền tệ. Do đó, các
nước bị ĐLH đa phần là các nước có nền
kinh tế kém phát triển.
3.3. Kinh tế lệ thuộc vào Mỹ
Một quốc gia có nền kinh tế lệ
thuộc vào Mỹ thì tất cả hoạt động của
các chính sách vĩ mô điều do Chính phủ
Mỹ điều hành và quyết định, do đó
Chính phủ Mỹ luôn đưa ra những quy
định có lợi cho đất nước của họ và đồng
tiền của nước họ. Vì thế, NHTW của các
nước có nền kinh tế lệ thuộc vào nước
Mỹ không còn khả năng điều hành
CSTT, lúc này quyền điều hành thuộc về
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 117
nước Mỹ. Điều này cũng có nghĩa là giá
trị đồng nội tệ của nước đó phụ thuộc
vào giá trị đồng ngoại tệ của nước điều
hành. Đồng nội tệ bị yếu đi, người dân
không thể tin vào giá trị một đồng tiền
vừa yếu vừa phụ thuộc vào giá trị đồng
tiền của nước khác. Do đó, nếu kinh tế lệ
thuộc vào Mỹ thì đồng nội tệ của quốc
gia đó cũng bị đồng ngoại tệ lấn áp trong
mọi chức năng của tiền tệ.
3.4. Giá cả không ổn định - đồng tiền
mất giá kéo dài
Giá cả không ổn định thì sẽ kéo theo
giá trị của đồng tiền không ổn định, tức là
đất nước này không kiểm soát được tỷ lệ
lạm phát. Do đó, dân chúng không tin tưởng
vào sự điều hành kinh tế đất nước của
Chính phủ, nảy sinh tâm lý muốn chuyển
sang đồng tiền có giá trị ổn định hơn.
Bên cạnh đó, việc mất giá kéo dài
của đồng nội tệ làm cho dân chúng
không muốn nắm giữ trong nó tay mình
nữa, có xu hướng chuyển sang nắm giữ
một đồng tiền mạnh hơn để đảm bảo giá
trị tài sản của mình. Vì vậy, một đất
nước có giá cả hàng hóa không ổn định -
đồng tiền mất giá kéo dài là một nước có
mức độ ĐLH ngày một gia tăng.
3.5. Đang trong tình trạng khủng
hoảng kéo dài
Khi cuộc chiến chống lạm phát của
chính phủ không thành công thì quốc gia
này đang phải đối mặt với nguy cơ
khủng hoảng kinh tế. Nếu như chính phủ
không đưa ra được những giải pháp
thích hợp để vực dậy nền kinh tế, tình
trạng khủng hoảng ngày một trầm trọng
hơn. Hệ thống ngân hàng cũng đang trên
bờ vực phá sản, lúc này việc in tiền của
NHTW để cứu vãn hệ thống ngân hàng
cũng không còn ý nghĩa nữa khi người
dân ồ ạt rút tiền, chuyển sang một đồng
tiền có giá trị ổn định hơn để đảm bảo
giá trị tài sản của mình. Vì vậy, kinh tế
đang trong tình trạng khủng hoảng kéo
dài thì đất nước này không thể nào tránh
khỏi bị ĐLH.
4. Một số gợi ý chính sách xử lý hiện
tượng ĐLH trong thời gian tới
Từ thực tiễn nền kinh tế của các
nước, có thể nói, ĐLH đã giúp các nước
này vượt qua khủng hoảng, khắc phục
được tình trạng lạm phát cao hoặc là tạo
thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư
nước ngoài; nhưng nhìn chung, nếu
không phụ thuộc vào chính trị thì nền
kinh tế của các nước này cũng bất ổn,
kém phát triển và lệ thuộc vào Mỹ rất
nhiều. Do đó, Chính phủ của các nước
này hoàn toàn bị động, trong dài hạn đây
là điều bất lợi rất lớn cho đất nước.
Đối với Việt Nam, chúng ta có thể
khẳng định một cách tự hào là Chính
phủ Việt Nam hoàn toàn tự chủ; mặc dù,
hiện nay tỷ lệ ĐLH ở khoảng 20% cũng
đã gây ra rất nhiều khó khăn trong việc
điều hành các chính sách kinh tế. Để
khắc phục tình trạng ĐLH, đòi hỏi phải
có nhiều giải pháp đồng bộ, không chỉ
các giải pháp từ hệ thống ngân hàng, mà
cần có nhiều giải pháp được thực hiện
bởi nhiều cơ quan chức năng của nhà
nước, ý thức của từng doanh nghiệp và
từng người dân, cụ thể:
Trước mắt, để củng cố và giữ vững
vị trí của VND trong thanh toán và giao
dịch, cần tiếp tục duy trì và kiểm tra chặt
chẽ việc tuân thủ các qui định trong các
Nghị định 95/2011, Nghị định 24/2012
của Chính phủ, Pháp lệnh ngoại hối.
Hầu hết ở các nước thành công trong
việc chống ĐLH thì biện pháp hành
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 118
chính mạnh tay không thể bỏ qua, chẳng
hạn như Trung Quốc, Thái Lan,
Malaysia,Tuy nhiên, ngân hàng nhà
nước cần phải hướng dẫn, phổ biến,
tuyên truyền các qui định này cho người
dân biết để thực hiện; niêm yết danh
sách các địa điểm được cấp phép mua
bán ngoại tệ tại tất cả các ngân hàng
thương mại, các công ty, cửa hàng kinh
doanh vàng và ngoại tệ; đồng thời cần
có cuộc điều tra, khảo sát để khắc phục
những khó khăn, vướng mắc khi các văn
bản pháp luật này đi vào thực tế. Cụ thể
như, từ vụ việc tiệm vàng Hoàng Mai
(TP HCM) bị khám xét, xử lý về hành vi
mua, bán ngoại tệ trái phép người dân
bắt đầu băn khoăn, hoang mang không
biết mua bán ngoại tệ, vàng như thế nào
cho hợp pháp?
Về lâu dài, cần phải thay đổi tư
duy của doanh nghiệp và người dân,
bằng cách tạo lòng tin vào tiền đồng
trên cơ sở ổn định vĩ mô, đặc biệt là
vấn đề lạm phát, và sự nhất quán cũng
như minh bạch trong các chính sách
kinh tế của chính phủ.
ĐLH trong nền kinh tế không phải
là gốc rễ của vấn đề, đó chỉ là triệu
chứng của vấn đề mà thôi. Gốc rễ của
vấn đề là chúng ta đã thiếu niềm tin đối
với đồng nội tệ, đồng nghĩa với việc
thiếu niềm tin đối với sự ổn định kinh tế
vĩ mô. Cho dù Chính phủ sử dụng vũ khí
độc quyền của mình là các mệnh lệnh
hành chính để cấp phép hay ngăn cấm
các doanh nghiệp và người dân đối với
việc kinh doanh hay thanh toán bằng
ngoại tệ, thì cũng chỉ cứu vãn được đồng
nội trong thời ngắn mà thôi, vì một lý lẽ
đương nhiên và hết sức bình thường là
người dân có quyền định đoạt lợi ích
kinh tế từ việc nắm giữ tài sản của mình.
Vì vậy, việc tăng cường niềm tin của
người dân đối với đồng nội tệ thông qua
tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, ổn
định tỷ giá, cải cách chính sách tiền tệ và
tăng cường năng lực của các thể chế tài
chính là điều quan trọng cần làm./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đoàn Văn Tường. 2005. Tình trạng đô la hóa ở Việt Nam và những giải pháp khắc
phục, www.moi.gov.vn .
[2] Herve Hannoun, Deputy General Manager of the BIS. 28 July 2007. Policy
responses to the challenges posed by capital inflows in Asia.
[3] The World Economy (Max Corden Festchrift Issue). 2003. Capital Inflows and the
Real Exchange Rate: A Comparative Study of Asia and Latin America.
[4]
phat-01510994.html.
[5]
[6]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_chung_cua_cac_nuoc_da_bi_do_la_hoa_mot_so_luu_y_doi.pdf