h vai trò của kháng thể kháng CCP và vi
khuẩn gây viêm nha chu trong mối liên quan với
viêm khớp dạng thấp thông qua kháng thể
kháng CCP. Tỷ lệ viêm nha chu trong nhóm
bệnh (53%) cao hơn nhóm chứng (17%), sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ này cao hơn so với
nghiên cứu của Iowa là 40% và 50% ở dân số lớn
tuổi và thấp hơn so với đa số các tác giả khác như:
Dissick là 84% và Josheph R. là 100%, sự khác
biệt này là do sử dụng hệ thống phân loại bệnh
nha chu khác nhau, đây cũng là một khuyết điểm
trong các nghiên cứu lâm sàng về nha chu. Sự
không đồng bộ trong hệ thống phân loại bệnh
nha chu gây khó khăn cho việc so sánh tỷ lệ bệnh
này giữa nghiên cứu này và nghiên cứu khác.
Phần lớn (81%) bệnh nhân không biết gì về bệnh
nha chu. Tình trạng vệ sinh răng miệng kém, tỷ lệ
vôi răng mảng bám cũng rất cao. Trung bình chỉ
số vôi răng là 1,74±0,71 cao hơn nghiên cứu của
Al-Katmal M.K. (0,8±0,5), Pischon N. (0,71±0,46).
Cần tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức
bệnh nhân răng miệng ở bệnh nhân viêm khớp
dạng thấp.
Về mối liên quan giữa mức độ viêm nha chu
với mức độ hoạt động của viêm khớp dạng thấp
DAS28-CRP, tỷ lệ viêm nha chu cao hơn có ý
nghĩa thống kê ở nhóm có độ hoạt động trung
bình - nặng (p=0,028; r=0,343). Tỷ lệ không viêm
nha chu gặp ở đa số bệnh nhân viêm khớp dạng
thấp có độ hoạt động nhẹ(4).
Ưu điểm của nghiên cứu này chính là kết quả
được so sánh với nhóm chứng (có sự tương đồng
về tuổi, giới, hút thuốc với nhóm bệnh). Cả hai
nhóm được thăm khám trên cùng một thời gian
và trên cùng một địa điểm. Giới hạn của nghiên
cứu này là việc lấy mẫu thuận tiện, không xác
suất và với số lượng mẫu còn nhỏ. Ngoài ra
nghiên cứu này cũng không áp dụng các phân
tích di truyền và huyết thanh. Và chỉ dựa trong
đối tượng đến khám trong bệnh viện nên không
đại diện cho cộng đồng.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 135 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hóa sinh miễn dịch và tình trạng nha chu trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 171
ĐẶC ĐIỂM HÓA SINH MIỄN DỊCH VÀ TÌNH TRẠNG NHA CHU TRÊN
BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
Nguyễn Bích Vân*
TÓM TẮT
Mở đầu: Viêm nha chu (PD) và viêm khớp dạng thấp (RA) là hai bệnh có nhiều đặc điểm tương đồng về
tình trạng viêm nhiễm mạn tính, tiêu hủy cấu trúc xương, phá hủy mô mềm nâng đỡ cũng như sự giống nhau về
đáp ứng miễn dịch. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa sự tiến triển và mức độ trầm trọng của
PD và RA. Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu cho kết quả trái ngược.
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá mối liên quan giữa viêm nha chu và viêm khớp dạng
thấp. Qua đó xác định mối liên quan giữa mức độ trầm trọng của viêm nha chu và độ hoạt động của bệnh viêm
khớp dạng thấp.
Phương tiện và Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu RA gồm 100 bệnh nhân ở phòng khám khớp
được chẩn đoán bệnh RA có đủ điều kiện nghiên cứu (nhóm RA) và nhóm chứng là 100 bệnh nhân ở phòng khám
tổng quát không bị viêm khớp dạng thấp (NRA), có tuổi và giới tính tương đồng với nhóm RA. Số lượng răng
mất, chỉ số mảng bám (PlI), chỉ số nướu (GI), chỉ số chảy máu nướu (BOP), độ sâu túi khi thăm dò (PPD) và
mất bám dính lâm sàng (CAL) được đánh giá ở cả hai nhóm. Mức độ hoạt động của RA được đánh giá bằng
điểm số DAS 28-CRP và nồng độ kháng thể kháng CCP.
Kết quả: Tỷ lệ viêm nha chu ở nhóm RA cao gấp 3 lần ở nhóm NRA. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, 53%
ở nhóm RA so với 17% ở nhóm NRA. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ PlI, GI và BOP giữa 2
nhóm. Không có sự khác biệt về số răng mất, CAL, PPD giữa nhóm RA và NRA. Tuy nhiên có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa các mức độ nặng, trung bình nhẹ của CAL và PPD giữa 2 nhóm. Có sự khác biệt có ý nghĩa
về trung bình lượng kháng thể kháng CCP với mức độ trầm trọng của bệnh nha chu (P=0,001). Ngoài ra lượng
kháng thể kháng CCP càng cao thì tỷ lệ viêm nha chu nặng càng tăng. Sự khác biệt cũng có ý nghĩa thống kê
(P<0,05). Có mối tương quan giữa nồng độ DAS28-CRP trong huyết thanh và mức độ trầm trọng của bệnh
viêm nha chu (P=0,028; r=0,343).
Kết luận: Có mối tương quan giữa độ hoạt động của bệnh viêm khớp dạng thấp với mức độ trầm trọng của
bệnh viêm nha chu ở mức độ trung bình. Cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu về cơ chế liên quan
giữa hai bệnh này.
Từ khóa: Viêm nha chu, Viêm khớp dạng thấp, DAS28-CRP, kháng thể kháng CCP
ABSTRACT
BIOCHEMICAL IMMUNOLOGICAL CHARACTERISTICS AND PERIODONTAL CONDITION IN
RHEUMATOID ARTHRITIS PATIENTS
Nguyen Bich Van * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 171 - 178
Background: Periodontitis (PD) and rheumatoid arthritis (RA) are two diseases which have several
similarities. Many studies have shown the correlation of the progression and severity between PD and RA while
others reported conflicted results.
Objectives: To evaluate the inter-relationship between periodontitis and rheumatoid arthritis. Thereby
* Bộ môn Nha chu- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc : ThS. Nguyễn Bích Vân ĐT: 0913653575 Email: ngbichvan81@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 172
identifiyng the association between the severity of periodontitis and the activity of rheumatoid arthritis.
Material and methods: 100 patients who are diagnosed rheumatoid arthritis from the Rheumatology clinic
(RA group) and 100 patients without RA from the General medical clinic (NRA group) as the control group. Both
groups are matched in age and gender. The number of tooth loss, plaque index (PlI), gingival index (GI), bleeding
on probing (BOP), probing pocket depth (PPD) and clinical attachment level (CAL) are collected in both groups.
The activity of RA is accessed by DAS 28-CRP score and the concentration of anti-CCP antibody.
Results: Prevalence of periodontal inflammation in RA group was 3-times greater than NRA. The
periodontitis was statistically significant, accounting for 53% in the RA group compared with 17% in the NRA.
There were considerable differences in the level of PLI, GI and BOP between the 2 groups. In constract, no
differences were found in the number of teeth lost, CAL, PPD. However, the two groups were significantly
different in CAL and PPD levels. The distinction between the mean anti-CCP antibody and the severity of
periodondal disease was also remarkable (P=0.001). In addition, the higher amount of anti-CCP is, the greater
periodontitis is (P=0.03). In general, there is a correlation between DAS28-CRP concentration in serum and the
severity of periodontitis (P = 0.028, r = 0.343).
Conclusion: The inter-relationship did exist through the activity of rheumatoid arthritis and the moderate
periodontitis. Further researches are needed to understand the mechanism of this association between two diseases.
Keywords: Periodontitis, Rheumatoid Arthritis, DAS28-CRP, Anti CCP
MỞ ĐẦU
Viêm nha chu (Periodontitis - PD) và Viêm
khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis - RA) là
những bệnh viêm nhiễm mạn tính, phổ biến ở các
nước phát triển và đang phát triển(19,22). Cả hai
bệnh đều có dấu hiệu viêm mãn tính, tiêu hủy
cấu trúc xương, phá hủy mô mềm nâng đỡ, sự
tương đồng của đáp ứng miễn dịch và sự giống
nhau ở các phát hiện miễn dịch di truyền cũng
như yếu tố nguy cơ dịch tễ (3,6,13). Một vài nghiên
cứu quan sát cho thấy tỉ lệ hiện mắc bệnh nha chu
cao ở bệnh nhân RA so với dân số chung. Hơn
nữa, sự hiện diện viêm nha chu ở những đối
tượng RA có liên hệ với mức độ hoạt động của
bệnh, phản ứng cấp tính nặng hơn và số khớp bị
sưng, phù nề nhiều hơn(2,8,18).
PD là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn đặc
hiệu trong màng sinh học răng, đặc trưng bởi
viêm mãn tính, phá hủy cấu trúc mô liên kết và
xương ổ và là nguyên nhân hàng đầu gây mất
răng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở
người trưởng thành. Tỷ lệ bệnh trong dân số
khoảng 15 đến 20%. Ở Việt Nam, tình trạng viêm
nha chu ở người trưởng thành khoảng 17%
(Nguyễn Cẩn)(14).
RA là một bệnh tự miễn, ảnh hưởng tới nhiều
cơ quan, phá hủy xương, mô liên kết nói chung.
Bệnh gây đau, tái phát ở các khớp, dần dần thoái
hóa, biến dạng khớp và hậu quả là tàn phế.
Thường bắt đầu từ tuổi trên 30, với tỷ lệ nữ cao
gấp 3 – 4 lần nam và tiến triển mạnh nhất ở giai
đoạn buồng trứng còn hoạt động. Tỷ lệ mắc bệnh
chung khoảng 0,5 đến 3 % dân số trên 15
tuổi(1,15,21).
PD và RA có nhiều đặc điểm giống nhau, các
nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa
sự tiến triển và mức độ trầm trọng của PD và RA.
Vi khuẩn gây bệnh nha chu Pg đóng vai trò quan
trọng trong mối liên quan giữa 2 bệnh, cơ chế tiêu
xương như nhau có thể là nền tảng cho sự xói
mòn khớp trong bệnh RA và mất răng trong
viêm nha chu. Người ta cũng chứng minh rằng
mức độ trầm trọng của bệnh RA (ví dụ như nhiều
khớp sưng, tăng nồng độ protein phản ứng C và
tốc độ lắng hồng cầu) có liên quan đến sự tăng
tiêu xương ở bệnh nha chu. Những đối tượng
đang điều trị bệnh PD được chẩn đoán có bệnh
RA nhiều hơn đáng kể (3,95%) so với những
người khỏe mạnh ở nhóm chứng. Một nghiên cứu
được thực hiện trên 4461 người trên 60 tuổi cho
thấy những người đạt 4 trên 6 tiêu chí đánh giá
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 173
của ACR có tỷ lệ PD tăng gấp 4 lần (OR 4.1, 95%
CI 1.3-13.1) và RA cũng tăng gấp 3 lần trong
nhóm mất răng hoàn toàn (mối liên quan trên
độc lập với tuổi, giới, dân tộc và tình trạng hút
thuốc)(2,7,11).
Bên cạnh đó, cũng có những nghiên cứu cho
thấy không có mối liên hệ giữa bệnh nha chu và
viêm khớp dạng thấp(18). Để làm sáng tỏ mối liên
quan này chúng tôi tiến hành nghiên cứu với
mục tiêu: đánh giá mối liên quan giữa viêm nha
chu và viêm khớp dạng thấp. Qua đó xác định
mối liên quan giữa mức độ trầm trọng của bệnh
nha chu và độ hoạt động của bệnh viêm khớp
dạng thấp trong nhóm RA và so sánh với nhóm
chứng không RA.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu thuận tiện gồm 100 bệnh nhân ở phòng
khám khớp được các chuyên gia khớp chẩn đoán
viêm khớp dạng thấp theo tiêu chí phân loại của
hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (American College of
Rheumatology) (2010) (nhóm RA), không kèm
theo tình trạng viêm đa khớp khác như: đau đa
cơ, gút, giả gút, và ankylosing spondylitis-cứng
khớp cột sống. Nhóm chứng là 100 bệnh nhân ở
phòng khám tổng quát không bị viêm khớp dạng
thấp (nhóm NRA), có tuổi và giới tính tương
đồng với nhóm RA.
Tất cả bệnh nhân đều được thông báo về mục
tiêu, phương pháp, các lợi ích và bất tiện có thể có
khi tham gia nghiên cứu. Ký tên đồng ý, tự
nguyện tham gia trước khi tiến hành các thăm
khám bệnh toàn thân và răng miệng. Thủ tục
được hội đồng giám định khoa học và y đức
Khoa Răng Hàm Mặt - ĐHYD chấp nhận.
Thu thập thông tin
Bảng phỏng vấn
Ghi nhận: Họ tên, giới tính, độ tuổi, số năm
mắc bệnh RA, tình trạng vệ sinh răng miệng, có
hút thuốc hay không, số răng mất
Tiêu chuẩn chẩn đoán RA
Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng bệnh Viêm
khớp dạng thấp của American College of
Rheumatology Hoa Kỳ (ACR) (được chỉnh sửa
năm 1987)(19).
1. Cứng khớp buổi sáng (Morning siffness).
2. Viêm khớp/sưng phần mềm (Arthritis/Soft
tissue swelling) ở ít nhất 3 nhóm (trong số 14
nhóm khớp: khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn
ngón, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp
cổ chân, khớp bàn ngón chân 2 bên).
3. Viêm (Arthritis) các khớp ở tay: khớp ngón
gần, khớp bàn ngón, khớp cổ tay.
4. Đối xứng (Symmetrical arthritis).
5. Nốt thấp (Rheumatic Nodules).
6. Tăng nồng độ yếu tố dạng thấp
(Rheumatoid factor) trong huyết thanh.
7. Những biến đổi đặc trưng của bệnh trên X
quang (Characteristic radiographic): vôi hình
dải/xói mòn/khuyết xương ở bàn tay, bàn
chân/hẹp khe khớp/dính khớp.
Tiêu chuẩn 1 – 4 phải hiện diện ít nhất là 6
tuần. Chẩn đoán có bệnh RA khi có ≥ 4 tiêu
chuẩn.
Tiêu chuẩn phân loại RA chỉnh sửa năm 2010
của Viện thấp khớp học Hoa Kỳ/Liên đoàn
Châu Âu (ACR/EULAR)
Bảng 1: Tiêu chuẩn phân loại RA của Viện thấp khớp
học Hoa Kỳ/Liên đoàn Châu Âu (ACR/EULAR)
(2010)
Các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng Điểm
A. Sưng/đau khớp:
1 khớp lớn
2-10 khớp nhỏ
1-3 khớp nhỏ (có hoặc không bao gồm khớp lớn)
4- khớp nhỏ (có hoặc không bao gồm khớp lớn)
> 10 khớp (ít nhất 1 khớp nhỏ)
0
1
2
3
5
B. Huyết thanh học (có ít nhất 1 kết quả sau)
RF (-) và ACPA (-)
RF (+) thấp hoặc ACPA (+) thấp
RF (+) cao hoặc ACPA (+) cao
0
2
3
C. Phản ứng pha cấp (có ít nhất 1 kết quả sau)
CRP bình thường và ESR bình thường
CRP không bình thường và ESR không bình thường
0
1
D. Thời gian có triệu chứng
< 6 tuần
≥ 6 tuần
0
1
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 174
Chẩn đoán xác định VKDT khi ≥ 6 điểm
Nếu số < 6 điểm: BN có thể đáp ứng đủ tiêu
chuẩn nếu các triệu chứng dần dần xuất hiện
thêm (tích lũy).
Phân loại mới này đã nêu bật tầm quan
trọng của xét nghiệm kháng thể kháng CCP
trong huyết thanh, giúp phát hiện sớm bệnh
RA. Bệnh nhân cần được kiểm tra kháng thể
kháng CCP khi có:
1. Ít nhất 1 khớp có xác định lâm sàng viêm
màng hoạt dịch (sưng, đỏ, nóng, đau).
2. Viêm màng hoạt dịch không do bệnh khác
DAS28-CRP: Đánh giá mức độ hoạt động của
RA
Bảng 2: Giá trị của DAS28-CRP trong đánh giá độ
hoạt động bệnh
Giá trị DAS28-CRP Mức độ
DAS28 < 2,6 Bệnh không hoạt động
2,6 ≤ DAS28 < 3,2 Hoạt động bệnh mức độ nhẹ
3,2 ≤ DAS28 < 5,1 Hoạt động bệnh mức độ trung bình
DAS28 ≥ 5,1 Bệnh hoạt động mạnh
Công thức DAS 28 có sử dụng CRP (DAS 28 -
CRP) được tính như sau:
Đánh giá đau và sưng trên 28 khớp đánh dấu,
gồm 5 loại khớp đối xứng là khớp vai, khớp
khuỷu tay, khớp cổ tay, các khớp bàn tay và khớp
gối (nguồn
CRP trong huyết thanh (mg/l)
Kháng thể kháng CCP
Kháng thể kháng CCP được đo bằng máy
phân tích hóa sinh Maplab plus-Italy
Kháng thể kháng CCP âm tính: nồng độ
kháng thể < 25 U/ml
Kháng thể kháng CCP dương tính: nồng độ
kháng thể ≥ 25 U/ml
- Chia ba mức độ: < 25 U/ml, 25 U/ml-1000
U/ml và > 1000 U/ml.
Các chỉ số nha chu
Chỉ số mảng bám (PlI): Đánh giá theo thang
điểm của Loe và Silness 1964
- Thực hiện đo tại 4 vị trí: nướu mặt ngoài, gai
nướu ngoài gần, gai nướu ngoài xa, nướu mặt
trong.
Chỉ số nướu (GI): Đánh giá theo thang điểm
của Loe và Silness 1963
- Thực hiện đo tại 4 vị trí: nướu mặt ngoài, gai
nướu ngoài gần, gai nướu ngoài xa, nướu mặt
trong.
Độ sâu túi khi thăm dò (PPD) và mất bám
dính lâm sàng (CAL)(9)
Phương pháp đo
Sử dụng cây đo túi William: với khấc
1,2,4,6,7,8,9,10mm
- Đo ở 6 vị trí: ngoài gần, ngoài giữa, ngoài xa,
trong gần, trong giữa, trong xa
Số đo được làm tròn:
+ Nếu < 0,5 mm tính bằng 0 mm
+ Nếu > 0,5 mm tính bằng 1 mm
Chảy máu khi thăm khám (BOP)
- Đánh giá trên 6 vị trí ở mỗi răng: ngoài
gần, ngoài giữa, ngoài xa, trong gần, trong
giữa, trong xa.
Phân loại mức độ PD
Bảng 3: Tiêu chuẩn chẩn đoán của trung tâm kiểm
soát và phòng ngừa bệnh Hoa kỳ (CDC) và hội nha
chu Hoa Kỳ (APP)
Tiêu chuẩn chẩn đoán
của trung tâm kiểm soát
và phòng ngừa bệnh
Hoa kỳ (CDC) và hội nha
chu Hoa Kỳ (APP)
Tiêu chuẩn
PD trung bình ≥ 2 vị trí điểm tiếp cận (không
cùng 1 răng) có mất bám dính
lâm sàng ≥ 4 mm hoặc ≥ 2 vị trí
điểm tiếp cận (không cùng một
răng) có túi nha chu ≥ 5 mm
PD nặng ≥ 2 vị trí điểm tiếp cận (không
cùng 1 răng) có mất bám dính
lâm sàng ≥ 6mm và ≥ 1 vị trí
điểm tiếp cận có độ sâu túi nha
chu ≥ 5mm
Không PD Không phải PD trung bình và
nặng
DAS28-CRP = 0,56*(Số khớp đau)
+0,28*(Số khớp sưng) + 0,014*PGH
+ 0,36*Ln (CRP+1) + 0,96
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 175
Kiểm soát sai lệch
Khớp được khám bởi các chuyên gia về khớp,
chỉ số nha chu được đo bởi các bác sĩ chuyên về
nha chu. Các điều tra viên được tập huấn và có độ
thống nhất, độ kiên định cao.
Phân tích thống kê
Mối liên hệ giữa hai nhóm sử dụng chi
Square test (X2), t test. Khảo sát tương quan bằng
hệ số tương quan spearman.
KẾT QUẢ
- Trong 100 BN RA có: 15% nam và 85% nữ.
Số lượng nữ giới gấp 5, 6 lần nam giới
- Trong 100 BN NRA có: 8% nam và 82% nữ.
Không có sự khác biệt về giới, tuổi, tình trạng
hút thuốc giữa 2 nhóm RA và NRA.
Thời gian đau khớp trung bình là 3 năm.
Sử dụng thuốc kháng viêm prédisone: 56% có
sử dụng, 8% không sử dụng, 36% không biết có
dùng hay không.
Tình trạng viêm nha chu trên bệnh nhân
viêm khớp dạng thấp, so sánh với nhóm
chứng
Tỷ lệ viêm nha chu ở nhóm bệnh cao hơn
nhóm chứng 53% so với 17,4.
Bảng 4: Đặc điểm mẫu nghiên cứu
RA (n=100) NRA (n=100)
Tuổi (Năm ± SD)
Nữ (n [%])
Nam (n [%])
47,62±12,86
85 (85%)
15 (15%)
50,96±12.38
92 (92%)
8 (8%)
So sánh tỷ lệ các mức độ nha chu giữa nhóm
bệnh nhóm chứng
Nhóm bệnh viêm khớp dạng thấp có tỷ lệ
viêm nha chu trung bình và nặng cao hơn nhóm
chứng
Bảng 5: Tỷ lệ bệnh VNC giữa hai nhóm, Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (P=0,000)
Nhóm chứng (%) Nhóm bệnh (%) P-value (X2)
RA 17 53
0,000*
NRA 83 47
Bảng 6: Tỷ lệ các mức độ viêm nha chu giữa hai
nhóm
Mức độ CAL
Nhóm
Tổng
(%)
p-value
(X2) Nhóm
bệnh (%)
Nhóm
chứng (%)
<=3mm 83 96 89,5
0,01
>3mm và <=5mm 13 3 8,0
>5mm 4 1 2,5
Tổng cộng 100 100 100
So sánh các chỉ số nha chu giữa nhóm bệnh
nhóm chứng
Có sự khác biệt về tỷ lệ mảng bám, nướu và
chảy máu khi thăm khám giữa hai nhóm
Bảng 7: So sánh các chỉ số nha chu giữa hai nhóm
Biến số PlI GI PPD CAL BOP
Nhóm
chứng
1,74±
0,71
1,04±
0,43
1,21±
0,56
1,99±
1,3
12,78±
15,29
Nhóm
bệnh
1,23±
0,58
0,9±
0,38
1,14±
0,45
1,62±
0,73
10,86%±
13,3%
P 0,000* 0,002* 0,321** 0,118** 0,000*
So sánh tỷ lệ các mức độ mất bám dính lâm
sàng
Nhóm bệnh có tình trạng mất bám dính lâm
sàng nặng hơn nhóm chứng. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê
Bảng 8: Tỷ lệ mức độ mất bám dính lâm sàng giữa
hai nhóm
Mức độ PD
Nhóm
Tổng
(%)
p-value
(X2) Nhóm bệnh
(%)
Nhóm
chứng (%)
Không PD 47 83 65
0,000
PD trung bình 41 14 27,5
PD nặng 12 3 7,5
Tổng cộng 100 100 100
Tình trạng nha chu theo kháng thể kháng
CCP
Bảng 9: Kháng thể kháng CCP theo mức độ viêm nha
chu
Kháng thể
kháng CCP
Không
VNC
VNC trung
bình
VNC nặng
p-value
(X2)
Âm tính 24 (51,1%) 13 (31,7%) 2 (16,8%)
0,043 Dương tính 23 (48,9%) 28 (68,3%) 10 (83,3%)
Tổng cộng 47 (100%) 41 (100%) 12 (100%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 176
Tỉ lệ BN có kháng thể kháng CCP dương tính
càng tăng khi mức độ VNC càng nặng. Sự khác
biệt giữa các tỉ lệ có ý nghĩa thống kê (p=0,043).
Kháng thể kháng CCP theo mức độ nặng
nhẹ VNC
Mức độ nặng nhẹ VNC theo các nồng độ kháng
thể kháng CCP trong máu
BN có nồng độ kháng thể kháng CCP càng
cao thì tỉ lệ không VNC càng thấp. Trong khi đó,
tỷ lệ mắc bệnh nha chu trung bình và nặng càng
tăng khi BN có nồng độ kháng thể kháng CCP
cao. Sự khác biệt giữa các tỷ lệ có ý nghĩa thống
kê (p=0,03)
Bảng 10: Các mức độ VNC theo nồng độ kháng thể
kháng CCP
Mức độ VNC
Nồng độ kháng thể kháng CCP
(U/ml) p-value
(X2)
1000 (%)
Không VNC 60 21 15,4
0,03
VNC trung
bình
35 20 53,8
VNC nặng 5 6 30,8
Tổng cộng 100 100 100
Hệ số tương quan giữa mức độ nặng nhẹ VNC
với nồng độ kháng thể kháng CCP
Sử dụng hệ số tương quan Spearman khảo sát
tương quan giữa mức độ nặng nhẹ VNC và nồng
độ kháng thể kháng CCP cho thấy có mối tương
quan thuận giữa mức độ nặng nhẹ VNC và nồng
độ kháng thể kháng CCP. Khi mức kháng thể
kháng CCP càng cao thì mức độ VNC càng tăng.
Bảng 11: Mối tương quan giữa mức độ bệnh nha chu
với nồng độ kháng thể kháng CCP
Mức độ nặng nhẹ VNC
Nồng độ kháng thể kháng CCP
Hệ số tương quan p-value
0,298 0,003
*Hệ số tương quan Spearman, có ý nghĩa ở mức p < 0,01
DAS28-CRP
Trong 100 bệnh nhân RA. Chọn ra 60 bệnh
nhân chia 2 nhóm: nhóm có tình trạng viêm
khớp dạng thấp nhẹ (N=30), và nhóm có tình
trạng viêm khớp dạng thấp trung bình và nặng
(N=30). Các đối tượng trong 2 nhóm này tương
đồng về tuổi và giới.
DAS28-CRP được tính dựa vào 4 biến số là:
nồng độ CRP trong huyết thanh, số khớp sưng, số
khớp đau, PGH (đánh giá tình trạng sức khỏe
chung của bệnh nhân về mức độ đau khớp trên
thang nhìn 100 mm)
Đánh giá độ hoạt động bệnh VKDT
DAS28-CRP và mức độ viêm nha chu
- Nhóm VKDT hoạt động bệnh trung bình –
nặng có tỉ lệ viêm nha chu cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm VKDT nhẹ (p=0,028).
- Tỉ lệ không viêm nha chu chiếm đa số ở
những bệnh nhân VKDT nhẹ (28,3%) và khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm bệnh VKDT
(p=0,028).
- Hệ số tương quan Spearman giữa mất độ
viêm nha chu với độ hoạt động bệnh VKDT là
r=0,343, P=0,028.
Bảng 12: Mức độ viêm nha chu liên quan với độ hoạt
động của bệnh VKDT
Mức độ
VKDT
nhẹ
(n=30)
VKDT
trung
bình-
nặng
(n=30)
Tổng
P-
value
(χ2)
Hệ số
tương
quan
Spearman
Không VNC
17
(28,3%)
7 (11,6%)
24
(40%)
0,028 0,343
VNC nhẹ,
trung bình
12 (20%)
20
(33,3%)
32
(53,3%)
VNC nặng
1
(1,67%)
3 (5%)
4
(6,66%)
Tổng 30 (50%) 30 (50%)
60
(100%)
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng
viêm nha chu trong nhóm RA phổ biến và trầm
trọng hơn nhóm chứng. Kết quả này phù hợp với
hầu hết các nghiên cứu của các tác giả trước
đây(4,5). Kháng thể kháng CCP có liên hệ mức độ
nặng nhẹ của viêm nha chu trên bệnh nhân có
RA. Nghiên cứu này cho kết quả tương tự với
nghiên cứu của tác giả Dissick A. (2010)(8), Trần
Hà Phương Thảo, (2013)(20). Tỷ lệ viêm nha chu ở
bệnh nhân RA có kháng thể kháng CCP dương
tính cao hơn bệnh nhân RA có kháng thể kháng
CCP âm tính. Có tương quan thuận giữa nồng độ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 177
của kháng thể khác CCP và mức độ nặng nhẹ của
viêm nha chu (R=0,29; p=0,03). Có khuynh hướng
viêm nha chu càng nặng thì tỷ lệ dương tính
kháng thể kháng CCP càng tăng. Hơn nữa, so
sánh nồng độ kháng thể kháng CCP giữa những
bệnh nhân có mức viêm nha chu khác nhau cho
thấy người có nồng độ kháng thể kháng CCP
càng cao thì viêm nha chu càng nặng (p<0,1). Kết
quả này tương tự như nghiên cứu của Molitor J.A.
Kết quả của nghiên cứu một lần nữa khẳng
định vai trò của kháng thể kháng CCP và vi
khuẩn gây viêm nha chu trong mối liên quan với
viêm khớp dạng thấp thông qua kháng thể
kháng CCP. Tỷ lệ viêm nha chu trong nhóm
bệnh (53%) cao hơn nhóm chứng (17%), sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ này cao hơn so với
nghiên cứu của Iowa là 40% và 50% ở dân số lớn
tuổi và thấp hơn so với đa số các tác giả khác như:
Dissick là 84% và Josheph R. là 100%, sự khác
biệt này là do sử dụng hệ thống phân loại bệnh
nha chu khác nhau, đây cũng là một khuyết điểm
trong các nghiên cứu lâm sàng về nha chu. Sự
không đồng bộ trong hệ thống phân loại bệnh
nha chu gây khó khăn cho việc so sánh tỷ lệ bệnh
này giữa nghiên cứu này và nghiên cứu khác.
Phần lớn (81%) bệnh nhân không biết gì về bệnh
nha chu. Tình trạng vệ sinh răng miệng kém, tỷ lệ
vôi răng mảng bám cũng rất cao. Trung bình chỉ
số vôi răng là 1,74±0,71 cao hơn nghiên cứu của
Al-Katmal M.K. (0,8±0,5), Pischon N. (0,71±0,46).
Cần tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức
bệnh nhân răng miệng ở bệnh nhân viêm khớp
dạng thấp.
Về mối liên quan giữa mức độ viêm nha chu
với mức độ hoạt động của viêm khớp dạng thấp
DAS28-CRP, tỷ lệ viêm nha chu cao hơn có ý
nghĩa thống kê ở nhóm có độ hoạt động trung
bình - nặng (p=0,028; r=0,343). Tỷ lệ không viêm
nha chu gặp ở đa số bệnh nhân viêm khớp dạng
thấp có độ hoạt động nhẹ(4).
Ưu điểm của nghiên cứu này chính là kết quả
được so sánh với nhóm chứng (có sự tương đồng
về tuổi, giới, hút thuốc với nhóm bệnh). Cả hai
nhóm được thăm khám trên cùng một thời gian
và trên cùng một địa điểm. Giới hạn của nghiên
cứu này là việc lấy mẫu thuận tiện, không xác
suất và với số lượng mẫu còn nhỏ. Ngoài ra
nghiên cứu này cũng không áp dụng các phân
tích di truyền và huyết thanh. Và chỉ dựa trong
đối tượng đến khám trong bệnh viện nên không
đại diện cho cộng đồng.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ
tương hỗ giữa bệnh viêm nha chu và viêm khớp
dạng thấp. Điều này cho thấy cần có những
nghiên cứu sâu hơn để đánh giá vai trò chính xác
của viêm nha chu (liên quan đến vi khuẩn gây
bệnh Pg)(11,12,16,17). Cần có nhóm bệnh nhân đủ lớn
và đại diện dân số. Ngoài ra cần có sự kết hợp
giữa bác sĩ nha chu và các chuyên gia về bệnh
khớp để chăm sóc, điều trị và phòng ngừa bệnh
răng miệng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp,
nhằm đạt được kết quả điều trị tốt hơn cho cả hai
bệnh này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Armitage GC (2004). “Periodontal diagnoses and classification
of periodontal diseases”. eriodontology 2000; 34, pp.9-21.
2. Bartold P.M, Marino V, Cantley M, Haynes DR (2010), “Effect
of Porhyromonas gingivalis-induced inflammation on the
development of rheumatoid arthritis”. J Clin Periodontol; 37,
pp.405-411..
3. Berthelot JM, Goff BL (2010). “Rheumatoid arthritis and
periodontal disease”. Joint Bone Spine 18.
4. Bùi Thị Bích Thủy, Nguyễn Bích Vân (2011), "Tình trạng nha
chu trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp". Phụ bản 16 tập số
1, 2012, pp. tr. 116-121.
5. Đặng Hoàng Mai, Nguyễn Bích Vân (2013), "Mối liên quan
giữa tình trạng nha chu và độ hoạt động bệnh viêm khớp
dạng thấp trên lâm sàng DAS-28", Khóa luận tốt nghiệp Bác Sĩ
Răng Hàm Mặt, Khoa Răng Hàm Mặt-Đại Học Y Dược
Thành Phố Hồ Chí Minh.
6. De Pablo P, Chanpple LC, Buckley CD and Dietrich T (2009).
“Periodontitis in systemic rheumatic diseases”. Nat. rev.
rheumatol; 5, pp.218-224.
7. De Pablo P, Dietrich T, and McAlindon TE (2008).
“Asscociation of periodontal disease and tooth loss with
rheumatoid arthritis in the Us population”. J. rheumatol; 35,
pp.70-76.
8. Dissick A, Redman RS, Jones M, Rangan BV, Reimold A,
Griffiths GR, Mikuls TR, Amdur RL, Richards JS, Kerr GS
(2010). “Association of periodontitis with rheumatoid arthritis:
a pilot study”. J Periodontol; 81(2), pp.223-30.
9. Hà Thị Bảo Đan , Trần Giao Hòa, Nguyễn Bích Vân, Trần Yến
Nga, Đỗ Thu Hằng (2012), "Nha chu học tập I", Nhà xuất bản
Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 95-101.
10.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 178
11. Kaur S, White S, Bartold PM (2013), "Periodontal Disease and
Rheumatoid Arthritis: A Systematic Review". Journal of
Dental Research, 92 (5), pp. 399-408
12. Linden GJ, Herzberg MC (2013), "Periodontitis and systemic
diseases: a record of discussions of working group 4 of the
Joint EFP/AAP Workshop on Periodontitis and Systemic
Diseases". J Periodontol, 84 (4 Suppl), pp. S20-3.
13. Linden GJ, Lyons A, Scannapieco FA (2013), "Periodontal
systemic associations: review of the evidence". J Clin
Periodontol, 40 Suppl 14, pp. S8-19.
14. Nguyễn Cẩn (1997), "Khảo sát và phân tích tình hình bệnh
nha chu tại ba tỉnh phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh,
phương pháp điều trị và dự phòng", Luận án phó tiến sĩ khoa
học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012), "Bệnh học cơ xương khớp nội
khoa", Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, pp. 9-46.
16. Ogrendik M (2013), "Rheumatoid arthritis is an autoimmune
disease caused by periodontal pathogens". International
Journal of General Medicine, pp. 383.
17. Pablo PD, Chapple LC, Buckley CD and Dietrich T (2009).
“Periodontitis in systemic rheumatic diseases.” Na.t Rev.
Rheumatol; 5, pp.218-24.
18. Pinho MN, Oliveira RDR, Novaes JR (2009). “Relationship
between periodontitis and rheumatoid arthritis and the effect
of non-surgical periodontal treatment.” Braz Dent J; 20(5),
pp.355-64.
19. Thư Lê Anh Thư (2009), "Bệnh viêm khớp dạng thấp", Nhà
xuất bản Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, pp. 22-52.
20. Trần Hà Phương Thảo (2013), "Mối liên hệ giữa kháng thể
kháng CCP với tình trạng nha chu trên bệnh nhân viêm khớp
dạng thấp", Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y dược Thành
Phố Hồ Chí Minh.
21. Trần Ngọc Ân (1988), "Bệnh thấp khớp", Nhà xuất bản Y Học
Hà Nội, pp. 117-138.
22. Tran van Truong, Lam Ngoc An, Trinh Dinh Hai, Spencer AJ,
Roberts Thomson K (2002). “National oral health survey of
Việt Nam 2000”. Medical Publingsing house, Ha Noi, Viet
Nam.
Ngày nhận bài báo: 07/01/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 13/01/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_hoa_sinh_mien_dich_va_tinh_trang_nha_chu_tren_benh.pdf