Kết luận
Qua nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng,
cận lâm sàng trên 32 bệnh nhân lupus ban đỏ
được chẩn đoán, theo dõi và điều trị tại Khoa
Nhi – Bệnh viện Bạch Mai chúng tôi thấy:
Tuổi phát bệnh trung bình là 10,2 ± 1,5 tuổi
không có nhiều khác biệt với các nghiên cứu
trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tuy nhiên,
trong nghiên cứu này chúng tôi đã gặp 1 trường
hợp khởi phát bệnh từ 22 tháng là bệnh nhân
nhỏ tuổi nhất so với y văn công bố (trừ bệnh
nhân lupus bẩm sinh phát bệnh ngay sau đẻ).Tỷ
lệ mắc bệnh trẻ gái/trai là 6,4/1 thấp hơn so với
các nghiên cứu trước đó tại Việt Nam.
Biểu hiện lâm sàng lúc khởi phát bệnh chủ
yếu liên quan đến tổn thương thận: phù mặt và
tay chân, triệu chứng ban cánh bướm, sốt kéo
dài gặp chúng tôi gặp với tỷ lệ thấp hơn.
Tất cả bệnh nhân viêm thận do SLE có
kháng thể kháng nhân và kháng thể kháng
chuỗi kép dương tính, bố thể giảm gặp tỷ lệ
cũng khá cao.
Kết quả điều trị ban đầu đạt nhiều khả quan
và đáng khích lệ với 2/3 bệnh nhân đạt được
thuyên giảm hoàn toàn sau 6 tháng điều trị có
03 bệnh nhân tử vong do bỏ điều trị.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 111 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đáp ứng điều trị của viêm thận do Lupus ban đỏ ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 96-102
96
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đáp ứng điều trị của viêm
thận do Lupus ban đỏ ở trẻ em
Phạm Văn Đếm1,*, Nguyễn Thành Nam2, Phạm Trung Kiên1
1Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
2Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 01 tháng 11 năm 2017
Chỉnh sửa ngày 23 tháng 4 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 6 năm 2018
Tóm tắt: Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá đáp
ứng điều trị ở trẻ mắc viêm thận dolupus ban đỏ hệ thống. Đối tượng nghiên cứu: 32 trẻ mắclupus
ban đỏ hệ thống nhập viện từ 01 tháng 06 năm 2016 đến 30 tháng 05 năm 2017 tại khoa Nhi, bệnh
viện Bạch Mai. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu. Kết quả: Tuổi mắc bệnh trung bình là
10,2 ± 1,5 tuổi [22 tháng - 15 tuổi]. Trẻ gái chiếm tỷ lệ 88,4%, cao hơn trẻ trai (13,6%), tỷ lệ trẻ
gái/trẻ trai: 6,4/1. Phù mặt và chân tay là triệu chứng gặp nhất (87,5%), ban da kèm sốt gặp 53,1%,
ban cánh bướm gặp 43,7%, tăng huyết áp gặp 31,2%%, tổn thương thần kinh trung ương gặp
12,5%. Cận lâm sàng thấy 100% bệnh nhân dương tính với kháng thể kháng nhân và kháng thể
kháng chuỗi kép,bổ thể giảm và protein niệu ngưỡng thận hư gặp 93,7%, đái máu gặp 87,5%, suy
thận cấp gặp 37,5%. Kết quả điều trị sau 06 tháng có 62,6% thuyên giảm hoàn toàn, tỷ lệ tử vong
9,3% do bỏ điều trị. Kết luận: Biểu hiện lâm sàng của viêm thận do lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em
khá nặng nề, có đáp ứng tốt với điều trị.
Từ khóa: Lupus ban đỏ hệ thống, viêm thận ở trẻ em.
1. Đặt vấn đề
Lupus ban đỏ hệ thống (SLE: Systemic
Lupus Erythematosus) là bệnh của hệ thống tạo
keo gây tổn thương nhiều cơ quan khác nhau.
Bệnh diễn tiến trong nhiều năm và gây tử vong
cao nếu không được điều trị kịp thời và theo dõi
chặt chẽ. Tỷ lệ mắc bệnh lupus ước tính vào
khoảng 51/100.000 người. Tại châu Mỹ và châu
Âu trong khoảng 2-8/100.000 dân, tỷ lệ này đã
_______
Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-914758252.
Email: phamdemhd@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1132/vnumps.4089
tăng gấp ba lần trong 40 năm qua, do tác động
của môi trường và tiến bộ trong chẩn đoán
bệnh. Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 9 lần so
với nam giới. Các nghiên cứu thấy 60% bệnh
nhân mắc lupus ban đỏ hệ thống khởi phát
trong độ tuổi từ 16 và 55 tuổi, chỉ có 20% khởi
phát ở trẻ em. Theo Linda T và cộng sự tại Mỹ
trong 4 năm từ 2000-2004 đã thống kê được
2.959 trẻ từ 3 đến 18 tuổi mắc SLE/30.420.597
trẻ em, tỷ lệ hiện mắc vào khoảng 9,73
trẻ/100.000 trẻ sống. Trước những năm 50 tỷ lệ
sống trên 5 năm của bệnh nhân lupus gần như là
0%. Từ năm 1955, khi steroid bắt đầu được sử
dụng ngày càng rộng rãi, tiếp theo là các thuốc
P.V. Đếm và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 96-102 97
ức chế miễn dịch như cyclosporin,
Mycophenolat Mofetil, cyclophosphamide,
chlorambucindiễn biến và tiên lượng của
bệnh đã thay đổi rất nhiều, tỷ lệ sống sót trên 5
năm là trên 85% và tỷ lệ tử vong là dưới 10%
[1-2].
Khác với người lớn, lupus ban đỏ ở trẻ em
biểu hiện lâm sàng nặng nề hơn, tỉ lệ tổn
thương thận và thiếu máu cao (chiếm 2/3 bệnh
nhân lupus). Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên
cứu về SLE tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào
về những đặc điểm SLE ở trẻ em một cách hệ
thống. Những vấn đề liên quan trong chẩn đoán
và điều trị điều trị lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ
em là gì? Những khuyến cáo này có được áp
dụng với trẻ em không? Điều trị mới hơn?
Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đáp
ứng điều trị ở trẻ lupus ban đỏ tại Khoa Nhi,
Bệnh viện Bạch Mai năm 2016” nhằm 2 mục
tiêu sau: Mô tảtriệu chứng lâm sàng, cận lâm
sàng của trẻ em bị SLE tại Khoa Nhi, Bệnh viện
Bạch Mai năm 2016. Đánh giá bước đầu đáp
ứng điều trị bệnh nhi SLE tại Khoa Nhi, Bệnh
viện Bạch Mai trong năm 2016.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 32 trẻ
mắclupus ban đỏ hệ thống được chẩn đoán, theo
dõi và điều trị tại Khoa Nhi, bệnh viện Bạch
Mai từ 01/06/2016 đến 30/05/2017.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả
tiến cứu
Cỡ mẫu: tất cả các bệnh nhân được chẩn
đoán, theo dõi và điều trị lupus ban đỏ hệ thống
tại Khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai từ
01/06/2016 đến 30/05/2017.
Cách chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện, lấy
tất cả bệnh nhân đủ tiêu chẩn đoán và tự nguyện
đồng ý tham gia nghiên cứu, theo dõi sau điều
trị trong thời gian ít nhất 6 tháng.
+ Tiêu chuẩn chuẩn chẩn đoán xác định
SLE: khi bệnh nhân có 4/11 tiêu chuẩn theo
ACR (American College of Rheumatology: Hội
thấp khớp học Hoa Kỳ) năm 1997. Bộ triệu
chứng bao gồm: 4 triệu chứng ở da và niêm
mạc: (Ban cánh bướm; Ban dạng đĩa; Ban nhạy
cảm ánh sáng; Loét miệng); 4 triệu chứng tổn
thương ở tạng: (tràn dịch màng phổi hoặc màng
tim; Thận: phù, protein niệu hoặc tế bào niệu;
Thần kinh: co giật hoặc rối loạn tâm lý; Huyết
học: thiếu máu tan máu hoặc giảm bạch cầu <
4000 hoặc lympho < 1500 hoặc giảm tiểu cầu
<100.000 không do dùng thuốc; 1 triệu chứng ở
khớp: Bất kỳ khớp nào nhưng thường ở các
khớp: tay, cổ tay, gối các khớp 2 bên,sưng đau
nhưng không thoái hóa; 2 triệu chứng về miễn
dịch: (kháng thể kháng DsADN (+); Kháng thể
antiSm (+) (kháng nguyên nhân Smith) hoặc
kháng thể anti phospholipid (+); Bất thường
IgG, IgM của kháng thể anti anticardiolipin;
VDRL (+) ít nhất 6 tháng; Kháng thể kháng
nhân ANA (+).Chẩn đoán SLE có tổn thương
thận, viêm thận khi: protein niệu ngưỡng thận
hư: protein/creatin niêu >200mg/mmol hoặc
protein niệu > 50mg/kh/24 giờ; Protein niệu
không đến ngưỡng thận hư; Đái máu đại thể;
Cặn nước tiểu> 10 hồng cầu/ vi trường, hoặc >
5 bạch cầu/vi trường mà không có nhiễm trùng
hoặc trụ hồng cầu, bạch cầu; Tăng huyết áp;
Mức lọc cầu thận giảm < 90ml/ph/1,73 m2 da;
Suy thận cấp [2].
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ thống
nhất, theo hướng dẫn điều trị của KDIGO
(Kidney Disease Improving Global Outcomes:
Nâng cao kết quả điều trị bênh thận toàn cầu)
cho bệnh nhân viêm thận do SLE ở trẻ em [3].
Nếu bệnh nhân có tổn thương thận ngưỡng thận
hư điều trị theo phác đồ truyền
methylprednisonlon 1000mg/1,732da/24 giờ x 3
ngày mỗi tháng 1 lần trong 6 tháng, sau truyền
methyprednisonlon bệnh nhân được uống
prednisonlon liều 1mg/kg/ngày kết hợp thuốc
ức chế miễn dịch mycophenolate mofetil
(MMF) liều 1200mg/m2 da/24 giờ x 6-12 tháng
theo mức độ đáp ứng của bệnh nhân. Đánh giá
kết quả điều trị: bệnh thuyên giảm hoàn toàn
P.. Đếm và nnk / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 96-102
98
khi có ít nhất 2 trong các tiêu chuẩn sau trong 1
tháng: chỉ số hoạt động lupus SLEDAI
(SLEDAI: systemic lupus erythematosus
disease activity index: chỉ số hoạt động bệnh
lupus) ≤ 2 điểm; C3, C4 bình thường; Chức
năng thận bình thường (mức lọc cầu thận ≥
90ml/phút/1,73 m2 da); Không hồng cầu niệu;
Protein niệu ≤ 0,3 g/24 giờ. Bệnh nhân không
có tổn thương thận hoặc tổn thương thận mà
protein niệu dưới ngưỡng thận hư (chỉ số
protein/creatinin niệu <200mg/mmol) được
điều trị theo liều prednisolon 0,5-1mg/kg/24
giờ. Theo dõi định kỳ bệnh nhân sau 3 tháng, 6
tháng [2-4].
2.2.3. Các biến số (chỉ số) nghiên cứu
Biến số chung: tuổi, giới
Lâm sàng: phù, sốt, ban darụng tóc, đau
khớp đau đầu, mất ngủ, rối loạn tâm lý, hành vi,
co giật, hôn mê.
2.2.4. Cận lâm sàng
Công thức máu, kháng thể kháng nhân,
thiếu máu khi huyết sắc tố giảm < 11 g/l, hồng
cầu <3,9 T/L, giảm bạch cầu khi bạch cầu trong
máu ngoại vi < 4G/L, giảm tiểu cầu khi tiểu cầu
trong máu ngoại vi <150G/L); tổn thương gan
(khi GOT, GPT tăng > 2 lần so với giá trị bình
thường). Các xét nghiệm sinh hóa, huyết học:
công thức máu, C3, C4, kháng thể kháng nhân,
kháng thể kháng chuỗi kép. Xét nghiệm sinh
hóa, vi sinh nước tiểu (tổn thương thận khi:
protein niệu ≥ 0,3 gam/24 giờ, đái máu khi
hồng cầu niệu ≥ 10 hồng cầu/vi trường trên cặn
Addis nước tiểu tươi, creatinin niệu, cấy nước
tiểu). Thu thập số liệu thông qua khám, đánh
giá các dấu hiệu lâm sàng theo mẫu bệnh án
nghiên cứu thống nhất.Các xét nghiệm được
làm tại Khoa Huyết học, Khoa Hóa sinh – Bệnh
viện Bạch Mai.
2.2.5. Xử lý số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm EPI DATA,
xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. Sử
dụng test ᵡ2để so sánh hai tỉ lệ, test t để so sánh
hai giá trị trung bình.
2.2.6. Đạo đức nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được giải thích về
mục đích và nội dung của nghiên. Các số liệu,
thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục
đích nghiên cứu và lợi ích của bệnh nhân.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Một số yếu tố dịch tễ, lâm sàng và cận lâm
sàng của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Tuổi và giới
Tuổi mắc bệnh trung bình là 10,2 ± 1,5 tuổi,
nhỏ nhất 22 tháng, bệnh nhân lớn tuổi nhất là
15 tuổi.
Biểu đồ 1. Phân bố bệnh nhân theo giới.
Nhận xét: trẻ gái chiếm tỷ lệ 88,4%, cao
hơn trẻ trai (chiếm 13,6%), tỷ lệ trẻ gái/trẻ
trai: 6,4.
3.1.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
Bảng 1. Biểu hiện lâm sàng lúc khởi phát
Biểu hiện lâm sàng Số bệnh
nhân
Tỷ lệ %
Phù mặt + chân tay 28 87,5
Ban da + sốt 17 53,1
Ban cánh bướm 14 43,7
Sốt kéo dài 13 40,3
Tăng huyết áp 10 31,2
Đau khớp 6 18,7
Hôn mê 4 12,5
Co giật 4 12,5
Loét miệng 3 9,3
Ban dạng đĩa 2 6,2
Nhận xét: Phù chiếm tỷ lệ cao nhất gặp
81,2%, 31,8% bệnh nhân có triệu chứng ban da
kèm sốt, ban cánh bướm gặp 27,3%.
P.V. Đếm và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 96-102 99
Bảng 2. Cận lâm sàng tại thời điểm nhập viện
Biểu hiện cận lâm sàng Số bệnh
nhân
Tỷ lệ
%
Kháng thể kháng nhân 32 100
Kháng thể kháng chuỗi kép 32 100
Bổ thể (C3, C4) giảm 30 93,7
Protein niệu ngưỡng thận hư 30 93,7
Đái máu đại thẻ + vi thể 28 87,5
Tràn dịch các màng 22 68,7
Thiếu máu tan máu 18 56,2
Suy thận cấp 12 37,5
Giảm bạch cầu + tiểu cầu 8 25
Tăng men gan 4 12,5
Nhận xét: 100% bệnh nhân có kháng thể
kháng nhân và kháng thể kháng chuỗi kép
dương tính. Giảm bổ thể và protein niệu
ngưỡng thận hư chiếm tỷ lệ cao nhất 93,75.
3.2. Đánh giá đáp ứng điều trị
Số ngày nằm viện điều trị trung bình tại thời
điểm khởi phát là 21,6 ± 13,7 ngày, ít nhất là 5
ngày, dài nhất là 51 ngày.
Thuyên giảm hoàn toàn Thuyên giảm một phần
62,6%
28,1%
9,3%
Biểu đồ 2. Kết quả điều trị theo dõi sau 6 tháng
Nhận xét: 62,6% bệnh nhân đạt được thuyên giảm hoàn toàn sau 06 tháng, 28,1% bệnh nhân đạt
được thuyên giảm một phần, tử vong là 9,3%.
4. Bàn luận
4.1. Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng
Tuổi phát bệnh trung bình trong nghiên cứu
này chúng tôi gặp là 10,2 ± 1,5 tuổi, đặc biệt
chúng tôi đã gặp bệnh nhân nhỏ tuổi nhất 22
tháng. Theo nghiên cứu tại nước Ảrập-Xê út
năm 2017 của tác giả Sulaiman M và cộng sự
trên 152 trẻ mắc lupus thấy tuổi trung bình là
8,8 ± 2,6 tuổi [4-18 tuổi], [5]. Năm 2016,
Chagas Medeiros MM và cộng sự nghiên cứu
tại Brazil trên 60 trẻ mắc lupus ban đỏ hệ thống
cho thấy tuổi mắc trung bình 10.2 ± 6.6 tuổi[5-
18, 6]. Tại Việt Nam, thống kê năm 2011 tại
bệnh viện Nhi Trung ương của tác giả Thái
Thiên Nam trên 28 bệnh nhân thấy tuổi mắc
trung bình là 10,63 ± 2,2 tuổi [6,5-14,8], [7].
Tại bệnh viện Nhi Đồng I, tác giả Trần Hữu
Minh Quân thống kê 8 trẻ mắc lupus ban đỏ có
tổn thương thận từ năm 2012 đến 2014 cho thấy
tuổi mắc trung bình là 10,5 ± 3,4 tuổi [8]. Như
vậy về tuổi mắc trung bình trong nghiên cứu
này của chúng tôi không có nhiều khác biệt với
các nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, tuy nhiên, trong nghiên cứu này chúng tôi
đã gặp 1 trường hợp khởi phát bệnh từ 22 tháng
là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất so với y văn công bố
(trừ bệnh nhân lupus bẩm sinh phát bệnh ngay
sau đẻ).
P.. Đếm và nnk / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 96-102
100
Kết quả nghiên cứu về giới trong biểu đồ 1
chothấy: trẻ gái chiếm tỷ lệ 88,4%, cao hơn trẻ
trai (chiếm 13,6%), tỷ lệ trẻ gái/trẻ trai: 6,4/1.
Theo thống kê tất cả các nghiên cứu đã công bố
trong y văn, lupus gặp chủ yếu là ở trẻ gái. Tỷ
lệ trẻ trai/trẻ gái trong nghiên cứu của tác giả
Sulaiman M và cộng sự trên 152 trẻ mắc lupus
tại Mỹ thấy tỷ lệ trẻ gái/trẻ trai là 5,6/1, kết quả
của tác giả Chagas Medeiros MM tại Brazil
thấy 95,3% là trẻ gái. Tại Việt Nam Nam thống
kê năm 2011 tại bệnh viện Nhi Trung ương của
tác giả Thái Thiên Nam tỷ lệ trẻ gái/trẻ trai là
8,3/1, tại bệnh viện Nhi Đồng I, tác giả Trần
Hữu Minh Quân thống kê 8 trẻ mắc lupus ban
đỏ có tổn thương thận từ năm 2012 đến 2014
cho thấy tất cả đều là trẻ gái. Như vậy trong
nghiên cứu này của chúng tôi thấy tỷ lệ trẻ trai
mắc lupus có xu hướng cao hơn [5-8].
Kết quả thống kê trong bảng 1, biểu hiện
lâm sàng khi khởi phát chúng tôi thấy triệu
chứng nổi bật nhất là nặng mặt và chân tay
chiếm 87,5%, sau đó ban da kèm theo sốt và
ban cánh bướm (53,1 % và 43,7%), sốt kéo dài
gặp 40,3%. Kết quả thống kê của tác giả Bahar
Artim-Esen tại Thổ Nhĩ Kỳ khi so sánh 216
bệnh nhân mắc lupus ở trẻ vị thành niên và 719
bệnh nhân lupus là người lớn thấy ban nhạy
cảm ánh sáng ở trẻ cao hơn người lớn (71,6 %
và 56,5%, p<0,001), ban cánh bướm ở trẻ cũng
gặp cao hơn so người lớn (73,6% và 445,8%,
p<0,001) [9]. Kết quả nghiên cứu của Thái
Thiên Nam thấy triệu chứng lâm sàng khi khởi
phát là phù 96,6%, ban cánh bướm 82%, sốt
kéo dài 71%. Nghiên cứu của Trần Hữu Minh
Quân ban nhạy cảm và ban cánh bướm gặp
75%. Như vậy biểu hiện lâm sàng lúc phát bệnh
trong nghiên cứu này chúng tôi gặp chủ yếu là
triệu chứng liên quan đến tổn thương thận là
phù cũng tương tự kết quả của tác giá Thái
Thiên Nam, còn các triệu chứng về da như ban
nhay cảm ánh sáng, ban cánh bướm chúng tôi
gặp với tỷ lệ thấp hơn [7, 8]. Triệu chứng của
lupus rất đa dạng, trong đó ban cánh bướm và
sốt kéo dài thường xảy ra trong giai đoạn sau,
trong nhóm nghiên cứu này chúng tôi thấy có
bệnh được chẩn đoán xác định sau khi nhập
viện 03 ngày, những bệnh nhân sốt kéo dài
thường gặp ở những bệnh nhân từ các tỉnh
chuyển về khi chưa chẩn đoán ra. Do vậy nếu
chẩn đoán sớm, triệu chứng sốt kéo dài cũng sẽ
ít gặp hơn.
Kết quả biều hiện lâm sàng cận lâm sàng
trong bảng 2 cho thấy xét nghiệm kháng thể
kkháng nhân (ANA) và kháng thể kháng chuỗi
kép (anti-dsDNA) dương tính gặp 100%; bổ thể
giảm và protein niệu ngưỡng thận hư gặp
93,7%. Theo kết quả của tác giả Bahar Artim-
Esen tại Thổ Nhĩ Kỳ khi so sánh 216 bệnh nhân
mắc lupus ở trẻ vị thành niên và 719 bệnh nhân
lupus là người lớn thấy hai xét nghiệm kháng
thể kháng nhân và kháng chuỗi kép dương tính
gặp với tỷ lệ tương ứng là 98 % và 78,7% ở trẻ
em, trên người lớn là 97% và 69,5% [9].Kết quả
nghiên cứu của Thái Thiên Nam thấy kháng thể
kháng nhân dương tính gặp 96,4%, bố thể giảm
gặp 89%, Trần Hữu Minh Quân xét nghiệm
kháng thể kháng nhân dương tính chỉ gặp
42,86% và kháng chuỗi kép dương tính gặp với
tỷ lệ 50% [7, 8]. Đây là hai xét nghiệm có độ
nhạy và đặc hiệu rất cao (96% và 98% cho
lupus) đây là xét nghiệm có tính quyết định cho
chẩn đoán khi chưa có sinh thiết thận [2,4]. Kết
quả thống kê trong nghiên cứu này chúng tôi
gặp tỷ lệ cao hơn hẳn các nghiên cứu trước đó.
Kết quả protein nước tiểu trong bảng 2 cũng
cho thấy 93,7% bệnh nhân có tổn thương
ngưỡng thân hư, kết quả này cũng phù hợp với
lâm sàng khi bệnh nhân đến khám trên 80%
bệnh nhân có biểu biện lâm sàng của bệnh thận
là phù, trong khi đó protein niệu ngưỡng thận
hư trong nghiên cứu của Trần Hữu Minh Quân
chỉ gặp 37,5% không gặp biểu hiện phù. Theo
kết quả chung các nghiên cứu đã công bố đều
thống nhất, trẻ mắc lupus có tỷ lệ tổn thương thận
cao hơn so với người lớn giao động 50-80% tùy
từng nghiên cứu [2, 7, 9].
4.2. Đánh giá đáp ứng điều trị
Bệnh nhân mắc lupus ban đỏ hệ thống phải
nằm viện điều trị trung bình trong lần đầu nhập
viện là21,6 ± 13,7 ngày, bệnh nhân nằm viện ít
nhất là 5 ngày, dài nhất là 51 ngày.Kết quả ban
đầu đánh giá đáp ứng điều trị thuốc trong biều
đồ 2 cho thấy, 62,6% bệnh nhân thuyên giảm
P.V. Đếm và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 96-102 101
hoàn toàn sau 6 tháng điều trị, tuy nhiên đã có 3
bệnh nhân tử vong (9,3%), đặc biệt những bệnh
nhân này đã tự ý bỏ thuốc điều trị sau khi đã đạt
được thuyên giảm. Theo y văn thống kê thấy tỷ
lệ tử vong của bệnh nhân lupus trước đây khi
chưa có thuốc ức chế miễn dịch và steroid vào
khoảng 90%, khi điều trị các thuốc ức chế miễn
dịch và steroid cho bệnh nhân, tiên lượng bệnh
nhân đã được cải thiện rất nhiều, tuy nhiên tỷ lệ
tử vong vẫn ở mức cao khoảng 10% các ca.
Bahar Artim-Esen và cộng sự tại Thổ Nhĩ Kỳ
khi theo dõi 216 bệnh nhân mắc lupus ở trẻ
trong 5 năm thấy 53,2 % bệnh nhân trẻ em có
tổn thương thận, trong khi đó tỷ lệ này ở người
lớn gặp 38,2%. Tỷ lệ tử vong sau 5 năm là 7%
ở nhóm trẻ có tốn thương thận, tại nước Ảrập-
Xê út là 6%. Kết quả công bố năm 2017 của tác
giảFatemi A và cộng sự tại Iran khi theo dõi
dọc 118 trẻ mắc lupus và 394 bệnh nhân lupus
người lớn trong 23 năm cho thấy tỷ lệ tử vong ở
trẻ là 11.1% và ở người lớn là 8.9%. Ước tính
tỷ lệ sống sau 5, 10, 15 và 20 năm tương ứng
là 91, 87, 85 và 78% của lupus trẻ em, còn trên
người lớn là 93, 90, 90 và 83%. Về nguyên
nhân tử vong hàng đầu trên trẻ là do suy thận
(50%) tiếp sau là nhiễm trùng (40%), trong khi
đó trên người lớn căn nguyên hàng đầu là do
liên quan đến các tổn thương của hệ tim mạch
(40%) [10].
5. Kết luận
Qua nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng,
cận lâm sàng trên 32 bệnh nhân lupus ban đỏ
được chẩn đoán, theo dõi và điều trị tại Khoa
Nhi – Bệnh viện Bạch Mai chúng tôi thấy:
Tuổi phát bệnh trung bình là 10,2 ± 1,5 tuổi
không có nhiều khác biệt với các nghiên cứu
trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tuy nhiên,
trong nghiên cứu này chúng tôi đã gặp 1 trường
hợp khởi phát bệnh từ 22 tháng là bệnh nhân
nhỏ tuổi nhất so với y văn công bố (trừ bệnh
nhân lupus bẩm sinh phát bệnh ngay sau đẻ).Tỷ
lệ mắc bệnh trẻ gái/trai là 6,4/1 thấp hơn so với
các nghiên cứu trước đó tại Việt Nam.
Biểu hiện lâm sàng lúc khởi phát bệnh chủ
yếu liên quan đến tổn thương thận: phù mặt và
tay chân, triệu chứng ban cánh bướm, sốt kéo
dài gặp chúng tôi gặp với tỷ lệ thấp hơn.
Tất cả bệnh nhân viêm thận do SLE có
kháng thể kháng nhân và kháng thể kháng
chuỗi kép dương tính, bố thể giảm gặp tỷ lệ
cũng khá cao.
Kết quả điều trị ban đầu đạt nhiều khả quan
và đáng khích lệ với 2/3 bệnh nhân đạt được
thuyên giảm hoàn toàn sau 6 tháng điều trị có
03 bệnh nhân tử vong do bỏ điều trị.
Lời cảm ơn
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn đề
tài CS.17.07 tại Khoa Y Dược, ĐHQGHN và đề
tài Khoa học công nghệ cấp cơ sở tại Khoa nhi,
Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân và người nhà
các đối tượng nghiên cứu đã giúp đỡ chúng tôi
hoàn thành nghiên cứu này.
Tài liệu tham khảo
[1] Linda T. Hiraki,Candace H. Feldman, Jun Liu, et
al, Prevalence, Incidence, and Demographics of
Systemic Lupus Erythematosus and Lupus
Nephritis From 2000 to 2004 Among Children in the
US Medicaid Beneficiary Population, ARTHRITIS
& RHEUMATISM, 64(8), (2012), 2669.
[2] Robecca M. Lombel, Elisabeth M. Hodson,
Debbie S. Gipson, Treatment of lupus nephritis
syndrome in children: new guidelaines from
KDIGO. Pediatr Nephrol, 2304 (8), (2012), 221.
[3] Edworthy, S. M., Zatarain, E., McShane, D. J.,
Bloch, D. A, Analysis of the 1982 ARA lupus
criteria data set by recursive partitioning
methodology: new insights into the relative merit
of individual criteria, J Rheumatol, 15(10),
(1998), 1493.
[4] Hui-Kim Yap, Nephritis in systemic lupus
erythematosus,Pediatric Nephrology, Second
Editor, (2015), 240-249.
[5] Sulaiman M, Al-Mayouf,Systemic lupus
erythematosus in Saudi children: long-term
outcomes, 36(2), (2017), 343.
P.. Đếm và nnk / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 96-102
102
[6] Chagas Medeiros MM, Bezerra MC, Braga FN et
al,Clinical and immunological aspects
and outcome of a Brazilian cohort of 414 patients
with systemic lupus erythematosus (SLE):
comparison between childhood-onset, adult-onset,
and late-onset SLE, Lupus,2 5(4), (2016), 355.
[7] Thái Thiên Nam, Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh
học và đánh giá kết quả điều trị ban đầu bệnh
Lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em Bệnh viện Nhi
trung ương, Tạp chí Nhi khoa, 4(2), (2011),57.
[8] Trần Hữu Minh Quân, Phạm Nam Phương,
Huỳnh Thoại Loan, Đặc điểm viêm cầu thận
màng do Lupus tại Bệnh viện Nhi đồng I, Hội
nghị khoa học Nhi khoa toàn quốc lần thứ 22,
(2015), 108.
[9] Bahar Artim-Esen, Sezgin Şahin, Erhan Çene, et
al, Comparison of Disease Characteristics, Organ
Damage, and Survival in Patients with Juvenile-
onset and Adult-onset Systemic Lupus
Erythematosus in a Combined Cohort from 2
Tertiary Centers in Turkey”. J Rheumatol, 36(1),
(2017), 1.
[10] Fatemi A, Matinfar M, Smiley A,Childhood
versus adult-onset systemic lupus erythematosus:
long-term outcome and predictors of mortality,
Clin Rheumatol, 45(3), (2017), 233.
Clinical, Paraclinical Characteristics and Treatment Response
in Children with Nephritis Caused by Systemic Lupus
Erythematosus
Pham Van Dem1, Pham Trung Kien1, Nguyen Thanh Nam2
1VNU School of Medicine and Pharmacy, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
2Department of Pediatrics of Bach Mai Hospital, 78 Giai Phong, Dong Da, Hanoi, Vietnam
Abstract: The study describes the clinical, paraclinical characteristics and treatment response in
children with nephritis caused by systemic lupus erythematosus. Subjects of study: 32 children with
systemic lupus erythematosus were hospitalized from June 1, 2016 to May 30, 2017 in the Pediatrics
Department, Bach Mai Hospital. Methodology: Description. Results: The average age of disease was
10.2 ± 1.5 years [22 months - 15 years]. The prevalence and incidence rates of SLE were higher in
girls (88.4%) than in boys (13.6%), and girl/boy ratio was 6.4/1. Facial and peripheral edema was the
most common symptom (87.5%), butterfly rash (43.7%). Skin rash and fiver were 53.1%, long fiver -
40.3% and hypertension - 37.5%. Central nervous injury was found at 12.5%. The paraclinical aspects
showed that 100% of the patients were positive with the anti-nuclear antibody and the anti-double
stranded DNA (anti-dsDNA) antibody. Low complement C3/C4 and nephrotic proteinuria were
93.7%, acute renal injury – 37.5%. The post 6-month treatment outcomes showed that 62.6% of
the patients had complete remission and the mortality rate was 9.3% (3 patients, because of their
withdrawal from treatment). Conclusions: The clinical manifestations of systemic nephritis
caused by lupus erythematosus in the children were severe but responded well to treatment.
Keywords: Nephritis in children, Systemic Lupus Erythematosus.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_dap_ung_dieu_tri_cua_viem.pdf