KẾT LUẬN
Bệnh Parkinson thường gặp ở người lớn tuổi nhưng cũng có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân trẻ
tuổi mắc bệnh này. Biểu hiện lâm sàng của bệnh khá đa dạng, tuy nhiên chẩn đoán hiện nay
vẫn dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Bệnh Parkinson khá thường gặp tại Việt Nam nhưng
chưa được chẩn đoán và điều trị đúng mức.
Đến nay việc chẩn đoán bệnh vẫn dựa chủ yếu trên các tiêu chuẩn lâm sàng và khía
cạnh quan trong này cần được truyền bá và huấn luyện kỹ lưỡng cho tất cả các bác sĩ ra
trường.
Cần tiếp tục có những khảo sát thêm về dịch tễ học của bệnh Parkinson ở thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh phía Nam, trong đó đặc biệt là tìm hiểu về tỷ lệ mắc bệnh toàn bộ
(prevalence) và tỷ lệ mắc bệnh mới (incidence). Các triệu chứng không thuộc rối loạn chức
năng vận động của bệnh này cũng là một lĩnh vực cần được nghiên cứu thêm vì sẽ rất giúp
ích cho việc điều trị và chăm sóc người mắc bệnh Parkinson.
Các phương thức điều trị và chăm sóc bệnh nhân Parkinson ở Việt Nam cũng là một
trong tâm nghiên cứu khác cần được lưu ý.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng về chức năng vận động của bệnh Parkinson và phân độ chẩn đoán theo Hoehn-Yahr: Một khảo sát tiền cứu 32 trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 363
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VỀ CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG
CỦA BỆNH PARKINSON VÀ PHÂN ĐỘ CHẨN ĐOÁN THEO HOEHN-YAHR:
MỘT KHẢO SÁT TIỀN CỨU 32 TRƯỜNG HỢP
Lê Minh*, Trần Ngọc Tài**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa của hệ thần kinh trung ương thường gặp ở người lớn
tuổi và có thể gây tàn phế và làm giảm chất lượng cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ngày càng
được cải thiện do đó bệnh Parkinson cũng trở thành một vấn đề sức khỏe đáng được lưu ý nhiều hơn.
Mục tiêu của nghiên cứu: Các mục tiêu của nghiên cứu này gồm có (1) sự phân tích đặc điểm của các triệu
chứng vận động của bệnh Parkinson, (2) sụ phân loại độ nặng của bệnh theo thang điểm đánh giá đã cải biên của
Hoehn và Yahr, và (3) khảo sát về năng lực chẩn đoán bệnh Parkinson của các bác sĩ ở các tuyến trước.
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mở tiền cứu và mô tả các trường hợp được
chẩn đoán bệnh Parkinson theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson của Hội về Bệnh Parkinson của Anh Quốc.
Việc thăm khám bệnh nhân và làm hồ sơ bệnh án được thực hiện bởi hai bác sĩ chuyên khoa thần kinh theo một
qui trình và các tiêu chuẩn thống nhất. Các đặc điểm dân số học và triệu chứng vận động được phân tích, từ đó
phân độ theo thang điểm đánh giá độ nặng đã cải biên của Hoehn và Yahr.
Kết quả: Có 32 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson với tỉ lệ nam:nữ = 1:1. Tuổi trung bình khởi
phát triệu chứng là 57,5. Lý do khiến bệnh nhân đi khám bệnh hay gặp nhất là run (56,3%). Khởi phát triệu
chứng thường ở một bên (84,4%). Biểu hiện các triệu chứng kinh điển của bệnh Parkinson gồm có cử động chậm
(100%), run khi nghỉ (71,9%), đơ cứng (93,8%), mất ổn định tư thế (40,6%). Kết quả của phân độ theo thang
điểm đánh giá độ nặng đã cải biên của Hoehn và Yahr có điểm trung bình bằng 2,28 ± 1,05. Tỉ lệ chẩn đoán sai
của tuyến trước là 43,8%.
Kết luận: Bệnh Parkinson có biểu hiện lâm sàng khá đa dạng, thường được gặp ở bệnh nhân lớn tuổi nhưng
bệnh chưa được chẩn đoán và điều trị đúng mức. Cần có những nghiên cứu trong tương lai về các đặc điểm lâm
sàng vận động và không vận động của bệnh, về tỷ lệ mắc bệnh toàn bộ và tỷ lệ mới mắc bệnh trong cộng đồng.
Việc đào tạo, huấn luyện cho các bác sĩ mới tốt nghiệp có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để chẩn đoán và xử trí
bệnh cũng là cần thiết.
ABSTRACT
CLINICAL MOTOR PHENOMENOLOGY OF PARKINSON’S DISEASE AND CLINICAL
ASSESSMENT BASED UPON THE THE MODIFIED HOEHN AND YAHR STAGING: A
PROSPECTIVE STUDY ON 32 CASES
Le Minh and Tran Ngoc Tai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 364 - 369
Department of Neurology, University Medical Center, 215 Hong Bang Street, District 5, Ho Chi Minh
City; Department of Neurology, The University of Medicine and Pharmacy, 217 Hong Bang Street, Ho Chi
Minh City – Viet Nam.
Department of Neurology, University Medical Center, 215 Hong Bang Street, District 5, Ho Chi Minh City
– Viet Nam.
* Phân Khoa Thần Kinh, Bệnh Viện Đại Học Y Dược; Bộ Môn Thần Kinh, Đại Học Y Dược Tp HCM
**Phân Khoa Thần Kinh, Bệnh Viện Đại Học Y Dươc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 364
Background: Parkinson’s disease is a common central nervous system degenerative disease of the elderly.
Compared to the past, the life expectancy in Viet Nam is continuously improving and Parkinson’s disease is
consequently becoming an important health problem of the country.
Aim: The objectives of this preliminary study include three objectives: (1) to analyze the characteristics of the
motor phenomenon of Parkinson’s disease; (2) to assess the disease according to the modified Hoehn and Yahr
staging; (3) to evaluate the diagnostic skill concerning Parkinson’s disease of the Vietnamese physicians.
Patients and Method: This is an open, descriptive and prospective study carried out by two neurologist of
the University Medical Center Neurology Department. The diagnosis and differential diagnosis of Parkinson’s
disease are based upon the United Kingdom Parkinson’s Disease Society Brain Bank Clinical Diagnostic Criteria.
The analysis of the data involves the demographic aspect, the characteristics of motor symptoms and signs, the
scoring according to modified Hoehn and Yahr staging, and the assessment of the misdiagnoses that have been
done beforehand. Statistical analysis is done with the software SPSS 11.5 for window.
Results: There are 32 patients affected by Parkinson’s disease with the male:female ratio of 1:1. the mean age
of onset is 57,5 years. The chief reason for consulting a doctor is tremor (56,3% of the cases). 84,4% of the patients
remember that the symptoms were unilateral at the onset of the disorder. The classical symptoms and signs of
Parkinson’s disease include bradykinesia (100% of the cases), resting tremor (71,9% of the cases), rigidity (93,8%
of the cases), and postural imbalance (40,6%). The mean score of the modified Hoehn and Yahr staging in this
population is 2,28 ± 1,05. 43,8% of the patients have been misdiagnosed beforehand.
Conclusion: Parkinson’s disease is a common disorder of the elderly and can be simpy diagnosed on relying
on the classical clinical findings. Insufficient diagnostic skill among the Vietnamese physicians is still a problem to
be improved. Future study and assessment on the prevalence, incidence, and the whole aspects of the clinical
phenomenology (non-motor symptoms included) of the disease are necessary. Essential knowledges, diagnostic
skill and management skill of this disease should be a priority in the training of future Vietnamese medical
doctors.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 365
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh thường gặp có thể gây tàn phế nặng và
làm giảm chất lượng cuộc sống. Đây là bệnh chủ yếu của người lớn tuổi với tỷ lệ mới mắc
bệnh mỗi năm (incidence) dao động từ 4,9/105 đến 20,5/105 dân. Tỷ lệ mới mắc bệnh này
tăng theo tuổi tác, bằng 25,6/105 trong khoảng tuổi 50 đến 59 tuổi và bằng 304,8/105 trong
khoảng tuổi 80 đến 99 tuổi. Các khảo sát dịch tễ học quốc tế cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh
toàn bộ (prevalence) của bệnh Parkinson dao động từ 84/105 đến 775/105 dân(7) Ở Việt Nam
hiện nay chưa có các số liệu dịch tễ nói trên liên quan đến bệnh Parkinson.
Đặc điểm bệnh học thần kinh của bệnh là sự thoái hóa tế bào thần kinh dopaminergic ở
chất đen và sự hiện diện của thể vùi nội bào ưa eosin (thể Lewy) trong các tế bào thần kinh
còn lại. Triệu chứng thực thể kinh điển của bệnh Parkinson là run khi nghỉ, đơ cứng, cử
động chậm và rối loạn phản xạ tư thế. Các triệu chứng không vận động như sa sút trí tuệ,
rối loạn thần kinh tự chủ (thực vật) thường được gặp ở giai đoạn bệnh đã tiến triển. Chẩn
đoán bệnh Parkinson chủ yếu dựa vào lâm sàng, cho nên việc chẩn đoán chính xác bệnh
này vẫn còn là một thử thách, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, đặc biệt ở giai đoạn sớm
của bệnh. Ở các nước, trong việc chẩn đoán bệnh Parkinson có một tỉ lệ không chính xác
đáng kể. Với tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson của Hội về Bệnh Parkinson của Anh
Quốc, tỉ lệ mắc sai lầm vẫn chiếm khoảng 10%(6) Tại Việt Nam, tình hình quản lí và nghiên
cứu bệnh Parkinson còn hạn chế cho nên tỉ lệ sai xót trong chẩn đoán và điều trị có lẽ còn
cao hơn nhiều. Hơn thế nữa, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ngày càng được cải
thiện hơn và do đó bệnh Parkinson lại càng trở thành một vấn đề sức khỏe đáng được chú ý
hơn, đặc biệt là trên các phương diện chẩn đoán sớm và xử trí đúng cách.
Mục tiêu nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với những mục tiêu sau:
Phân tích lâm sàng các triệu chứng vận động của Bệnh Parkinson
Phân loại độ nặng bệnh Parkinson theo thang điểm Hoehn và Yahr biến đổi.
Nhận định về năng lực chẩn đoán bệnh Parkinson ở tuyến trước
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU
Dân số
Tất cả bệnh nhân có hội chứng Parkinson vào khám và điều trị tại Bệnh viện Đại Học Y
Dược và tại một phòng khám ngoại giờ của một thành viên của nhóm nghiên cứu từ
01/7/2008 đến 31/10/2008 (04 tháng) có đủ tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ bệnh. Các bệnh
nhân được phát hiện tại phòng khám ngoài giờ đều được chuyển về để xác định thêm chẩn
đoán và điều trị theo dõi tại Phân Khoa Thần Kinh của Bệnh viện ĐHYD.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Việc chẩn đoán lâm sàng bệnh Parkinson được thực hiện dựa theo các tiêu chuẩn của
United Kingdom Parkinson’s Disease Society Brain Bank Clinical Diagnostic Criteria:6
- có sự hiện diện của cử động chậm
- và có sự hiện diện kèm theo của ít nhất là một trong các triệu chứng sau đây: đơ cứng,
run lúc nghỉ và rối loạn phản xạ tư thế.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 366
Tiêu chuẩn loại trừ
Có bằng chứng lâm sàng (tiền sử về các bệnh nội khoa và chấn thương có thể gây ra hội
chứng Parkinson thứ phát, các dấu hiệu lâm sàng không điển hình, sự không đáp ứng đối
với levodopa) và/hoặc bằng cớ hình ảnh học gợi ý đến các hội chứng Parkinson khác của
viêm não, bệnh mạch máu não, bệnh tràn dịch não thất hay bệnh sa sút trí tuệ.
Việc thăm khám mỗi bệnh nhân đều được thực hiện bởi cả hai nghiên cứu viên thực hiện
khảo sát này, trên cơ sở đã có sự thống nhất về các tiêu chuẩn chần đoán và tiêu chuẩn loại
trừ, các nội dung cần hỏi trong tiền sử và bệnh sử của bệnh nhân, các thao tác thăm khám
từng loại triệu chứng một.
Đây là nghiên cứu mở, tiền cứu và mô tả.
Tất cả bệnh nhân sẽ được thu thập theo bảng thu thập có sẵn và sẽ được xử lý thống kê
theo phần mềm SPSS 11.5 for window.
KẾT QUẢ
Từ 01/7/2008 đến 31/10/2008 chúng tôi ghi nhận có tất cả 44 bệnh nhân có hội chứng
Parkinson, trong đó 32 bệnh nhân hội đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson (72,7%).
Số bệnh nhân nam và nữ chiếm tỉ lệ như nhau (50%). Tuổi trung bình khởi phát triệu
chứng là 57,5, tuổi trẻ nhất là 33 và lớn nhất là 86. Có tất cả 04 bệnh nhân < 40 tuổi, chiếm
12,5%.
Bảng 1: Đặc điểm dân số học
Đặc điểm
Tuổi 57,5 ± 14,1
Nam : Nữ 1 : 1
Thời gian mắc bệnh 2,9 ± 2,4 năm
Về lý do khiến bệnh nhân phải đi khám bệnh thì đứng đầu, nhiều nhất là run (56,3%),
kế đến là cử động chậm (21,9%), đi không vững, dễ ngã (12,5%) và một số lý do khác như
đau, mệt mỏi, yếu(9,4%).
0
10
20
30
40
50
60
Tỉ lệ %
Run Cử động
chậm
Đi dễ ngã Khác
Triệu chứng
LÍ DO ĐẾN KHÁM
Hình 1: Triệu chứng khiến bệnh nhân đi khám bệnh
Triệu chứng khởi đầu thường xuất hiện ở chi trên (71,9%) với cử động chậm (62,5%),
run khi nghỉ (37,5%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 367
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Tỉ lệ %
Đầu mặt Chi trên Chi dưới Cả chi trên
và dưới
Vị trí
VÙNG CƠ THỂ KHỞI PHÁT TRIỆU CHỨNG
Hình 2: Vùng cơ thể có triệu chứng khởi phát bệnh
Khởi phát triệu chứng thường ở một bên (84,4%) với bên phải và trái tương đương
nhau. Ở 15,6% trường hợp có ghi nhận triệu chứng khởi đầu ở cả hai bên, nhưng khi khám
tất cả những trường hợp triệu chứng hai bên đều không đối xứng.
Bảng2: Tỉ lệ các triệu chứng vận động trong bệnh Parkinson
Triệu chứng vận động Tỉ lệ bất thường
Vẻ mặt vô cảm 93,8%
Giọng nói 62,5%
Cử động chậm ở chi 100%
Chậm toàn cơ thể 84,4%
Run khi nghỉ 71,9%
Run tư thế 21,9%
Đơ cứng 93,8%
Đứng lên từ ghế 50%
Mất ổn định tư thế 40,6%
Tư thế gập 84,4%
Dáng đi bất thường 81,3%
Chỉ 56,2% các trường hợp được chẩn đoán đúng bệnh Parkinson trước khi đến khám
chúng tôi. 43,8% trường hợp còn lại được các bác sĩ tuyến trước chẩn đoán cơn thoáng thiếu
máu não, tai biến mạch máu não, suy van tĩnh mạch chi dưới, thoái hóa cột sống cổ do lớn
tuổi
Phân giai đoạn theo Hoehn và Yahr trung bình 2,28 ± 1,05. Nhóm bệnh nhân nghiên cứu
rải rác khắp các giai đoạn từ chậm cử động, run nhẹ một chi (giai đọan I) đến nằm tại
giường không đi lại được (giai đoạn V).
9,4 9,4
31,3
15,6
25
3,1
6,3
0
5
10
15
20
25
30
35
Tỉ lệ %
I I.5 II II.5 III IV V
Giai đoạn
PHÂN GIAI ĐOẠN THEO
HOEHN VÀ YAHR BIẾN ĐỔI
Hình 3. Giai đoạn bệnh theo phân loại của Hoehn và Yahr
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 368
BÀN LUẬN
Cho đến nay, y học đã có nhiều tiến bộ trong việc phát minh ra các phương tiện cận lâm
sàng hỗ trợ cho chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, vẫn chưa có một phương tiện nào giúp chẩn
đoán chính xác bệnh Parkinson. Chẩn đoán bệnh Parkinson hiện nay vẫn chỉ dựa vào các
triệu chứng lâm sàng và được xác định cuối cùng bằng tử thiết. Đã có nhiều tiêu chuẩn chẩn
đoán lâm sàng bệnh Parkinson được khuyến cáo, song chưa có tiêu chuẩn nào được xem là
hoàn hảo. Tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội về Bệnh Parkinson của Anh Quốc được quốc tế áp
dụng cho bệnh Parkinson (United Kingdom Parkinson’s Disease Society Brain Bank Clinical
Diagnostic Criteria) hiện nay qui định phải có tiêu chuẩn cử động chậm và ít nhất một trong
ba tiêu chuẩn sau là đơ cứng, run lúc nghỉ (4-6 Hz), rối loạn phản xạ tư thế. Ngoài ra theo
tiêu chuẩn Anh Quốc này còn có các tiêu chuẩn hỗ trợ gồm có khởi phát một bên thân thể,
run lúc nghỉ, diễn tiến từ từ, tính chất bất đối xứng của triệu chứng trong suốt quá trình mắc
bệnh, đáp ứng tốt với điều trị bằng levodopa (70-100%), đáp ứng với levodopa kéo dài từ 5
năm trở lên, thời gian diễn tiến bệnh kéo dài từ 10 năm trở lên. Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm
sàng bệnh Parkinson của Hội về Bệnh Parkinson của Anh Quốc còn đưa ra những tiêu
chuẩn loại trừ, nghĩa là sự có mặt của một trong các tiêu chuẩn sau đây sẽ loại trừ chẩn
đoán bệnh Parkinson: tiền sử đột quị nhiều lần đi kèm với một hội chứng Parkinson nặng
dần; tiền sử chấn thương đầu nhiều lần; tiền sử viêm não đã được xác định chẩn đoán; có
các cơn cử động xoay mắt; có điều trị bằng thuốc chống loạn thần khi mới phát triệu chứng
Parkinson; có hơn một người thân trong gia đình mắc bệnh tương tự; có giai đoạn thoái lui
triệu chứng kéo dài; sau 3 năm diễn tiến mà triệu chứng không lan sang bên nửa người còn
lại; có liệt vận nhãn trên nhân; có triệu chứng tiểu não; có triệu chứng rối loạn thần kinh tự
chủ xuất hiện sớm và nặng; có triệu chứng sa sút tâm thần xuất hiện sớm với giảm trí nhớ,
rối loạn ngôn ngữ và rối loạn cử động hữu ý; có dấu Babinski; trên CT scan có sự hiện diện
của một u não hay của một tràn dịch não thất thông thương; không đáp ứng với levodopa
mặc dù ở liều cao (với điều kiện không có rối loạn kém hấp thu); có tiếp xúc với MPTP(6)
Mặc dù tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson của Hội về Bệnh Parkinson của Anh
Quốc khá đặc hiệu cho chẩn đoán nhưng lại có độ nhạy thấp, tức là số bệnh nhân không
được xếp vào nhóm chẩn đoán bệnh Parkinson cao(4,8) Tuy vậy trong nghiên cứu này, chúng
tôi vẫn dựa trên các tiêu chuẩn trên để chọn lọc bệnh nhân Parkinson và phân tích các triệu
chứng một cách chính xác hơn, giảm bớt số trường hợp bệnh khác có triệu chứng tương tự
bệnh Parkinson.
Với tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson của Hội về Bệnh Parkinson của Anh Quốc,
chúng tôi thu thập được 32 trường hợp. Từ đó chúng tôi ghi nhận có đến 43,8% được các
bác sĩ tuyến trước chẩn đoán sai. Theo nghiên cứu của Schrap và cộng sự(9) tỉ lệ chẩn đoán
ban đầu không phải là bệnh Parkinson chiếm 34%. Điều này cho thấy, khả năng chẩn đoán
chính xác bệnh Parkinson ở các bác sĩ chăm sóc ban đầu còn thấp. Việc huấn luyện kỹ năng
chẩn đoán lâm sàng bệnh Parkinson cho các bác sĩ là điều cần thiết.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, run là lý do đưa bệnh nhân đến khám thường nhất,
chiếm 56,3%. Y văn cũng ghi nhận kết quả tương tự(6) Có lẽ run là triệu chứng dễ nhận biết
và gây lo lắng cho bệnh nhân nhất nên cần sự chăm sóc y tế sớm. Còn đối với triệu chứng
cử động chậm thường bệnh nhân hoặc thân nhân ít quan tâm hoặc không nhận ra, hoặc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 369
nghĩ là chậm do tuổi già nên không đi khám cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.
Trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson của Hội về Bệnh Parkinson của Anh
Quốc, cử động chậm là tiêu chí bắt buộc, cho nên tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu
chúng tôi đều có triệu chứng cử động chậm. Đây là triệu chứng lâm sàng đặc thù nhất của
bệnh Parkinson. Cử động chậm có thể biểu hiện ở mặt tạo ra vẻ mặt vô cảm, ít biểu lộ cảm
xúc, có thể giọng nói với phát âm nhỏ, đơn giọng, có thể ở chi với thực hiện thao tác chậm,
giảm động đưa tay khi đi. Cử động chậm có thể ở một phần cơ thể hoặc toàn thân. Tuy
nhiên cũng cần lưu ý rằng cử động chậm không đặc hiệu cho bệnh Parkinson và có thể
được gặp ở người già, trầm cảm, bệnh Alzheimer, cũng như liệt trên nhân tiến triển, Teo
nhiều hệ thống, thoái hóa vỏ não hạch nền(11).
Run là một triệu chứng thường gặp trong bệnh Parkinson. Chúng tôi ghi nhận 71,9%
trường hợp bệnh nhân có run khi nghỉ, tương tự như kết quả được đề cập trong y văn(2). Tỉ
lệ run khi nghỉ trong nghiên cứu của Hugdes và cộng sự là 76%(3). Trong nghiên cứu của
Tan và cộng sự, tỉ lệ run khi nghỉ là 76,7%(10). Run khi nghỉ thường gặp ở chi trên, nhưng
cũng có thể gặp ở chi dưới, môi, lưỡi. Mặc dù run khi nghỉ thường gặp trong bệnh
Parkinson, nhưng triệu chứng này cũng có thể gặp trong các hội chứng Parkinson khác.
Trong bệnh Parkinson còn có thể gặp loại run tư thế và kiểu run này thường gây khó khăn
cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày so với run khi nghỉ(2,6). Nghiên cứu của chúng tôi
ghi nhận tỷ lệ run tư thế ở bệnh nhân Parkinson là 21,9%.
Triệu chứng đơ cứng cũng khá thường gặp, đây là triệu chứng không đặc hiệu cho bệnh
Parkinson, triệu chứng này có thể gặp trong nhiều loại bệnh khác. Chúng tôi ghi nhận 93,8%
bệnh nhân có triệu chứng đơ cứng, còn trong nghiên cứu của Tan và cộng sự là 100%(9). Tư
thế gập là một bất thường tư thế có liên quan với đơ cứng. Tư thế gập bao gồm gập cổ, thân,
khuỷu và gối. Triệu chứng này thường xuất hiện sau đơ cứng. Trong nghiên cứu của chúng
tôi, tư thế gập chiếm 84,4%. Trường hợp đơ cứng nặng gây biến dạng duỗi ngón chân cái,
tạo ra dấu hiệu “ngón chân thể vân”; hoặc gây biến dạng gập khớp bàn ngón tay, duỗi khớp
liên đốt, tạo ra dấu hiệu “bàn tay thể vân”(2,5).
Mặc dù nhiều tác giả xem mất ổn định tư thế hay rối loạn phản xạ tư thế là một triệu
chứng kinh điển của bệnh Parkinson, nhưng triệu chứng này thường xuất hiện trễ và
không đặc hiệu(1). Sự hiện diện triệu chứng này chứng tỏ bệnh đã ở giai đoạn III (phân
loại giai đoạn của Hoehn và Yahr) hoặc nặng hơn nữa. Trong nghiên cứu của chúng tôi,
40,6% có triệu chứng mất ổn định tư thế. Nghiên cứu của Tan và cộng sự, tỉ lệ này là
54,3%(10). Mất ổn định tư thế trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm tất cả những bệnh
nhân có bất thường về nghiệm pháp đẩy từ nhẹ đến không thể đứng được nếu không có
trợ giúp.
Thang điểm Hoehn và Yahr là phương tiện đánh giá lâm sàng được sử dụng rộng rãi.
Đây là một thang điểm đơn giản, chủ yếu tập trung đánh giá mức độ ảnh hưởng một bên
hay hai bên và có rối loạn phản xạ tư thế hay chưa nên thường được dùng để phân loại
bệnh Parkinson trong dân số bệnh nhân. Tuy nhiên, thang điểm này không đánh giá các đặc
tính khác của bệnh Parkinson cũng như không nhạy đối với những thay đổi về mặt lâm
sàng. Do đó, thang điểm Hoehn và Yahr thường không được dùng để đánh giá hiệu quả
điều trị đối với thuốc cũng như phẫu thuật(6).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 370
KẾT LUẬN
Bệnh Parkinson thường gặp ở người lớn tuổi nhưng cũng có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân trẻ
tuổi mắc bệnh này. Biểu hiện lâm sàng của bệnh khá đa dạng, tuy nhiên chẩn đoán hiện nay
vẫn dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Bệnh Parkinson khá thường gặp tại Việt Nam nhưng
chưa được chẩn đoán và điều trị đúng mức.
Đến nay việc chẩn đoán bệnh vẫn dựa chủ yếu trên các tiêu chuẩn lâm sàng và khía
cạnh quan trong này cần được truyền bá và huấn luyện kỹ lưỡng cho tất cả các bác sĩ ra
trường.
Cần tiếp tục có những khảo sát thêm về dịch tễ học của bệnh Parkinson ở thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh phía Nam, trong đó đặc biệt là tìm hiểu về tỷ lệ mắc bệnh toàn bộ
(prevalence) và tỷ lệ mắc bệnh mới (incidence). Các triệu chứng không thuộc rối loạn chức
năng vận động của bệnh này cũng là một lĩnh vực cần được nghiên cứu thêm vì sẽ rất giúp
ích cho việc điều trị và chăm sóc người mắc bệnh Parkinson.
Các phương thức điều trị và chăm sóc bệnh nhân Parkinson ở Việt Nam cũng là một
trong tâm nghiên cứu khác cần được lưu ý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Douglas J G, Eugene O, Sid G (1999), Diagnostic Criteria for Parkinson Disease, Arch Neurol; 56: 33-39.
2. Fahn S and Jankovic J (2007), Parkinsonism: Clinical features and differential diagnosis, in Principles and Practice of
Movement Disorders, Elsevier edition, pp 79-103.
3. Hughes AJ, Daniel SE, Blankson S, et al (1993), A clinicopathologic study of 100 cases of Parkinson’s disease, Arch
Neurol, 50:140–8.
4. Jankovic J, Rajput A H, McDermott M P, Perl D P (1997), The Evolution of Diagnosis in Early Parkinson Disease,
Arch Neurol, 57:369-372.
5. Jankovic J (2008), Parkinson’s disease: clinical features and diagnosis, J. Neurol. Neurosurg. Psychiatry;79;368-376.
6. Morgan J, Sethi KD (2007). Differential diagnosis. In Rajesh Pahwa and Kelly E Lyon editors Handbook of Parkinson’s
Disease, 4th edition, Informa Healthcare, p 29-47.
7. Rajput M, Rajput A, Rajput AH (2007). Epidemiology. In Rajesh Pahwa and Kelly E Lyon editors Handbook of Parkinson’s
Disease, 4th edition, Informa Healthcare, p 19-27.
8. Rijk M C et al (1997), A population perspective on diagnostic criteria for Parkinson’s disease, Neurology ; 48:1277–
1281.
9. Schrag A, Ben-Shlomo Y, Quinn N. How valid is the clinicaldiagnosis of Parkinson’s disease in the community? J Neurol
Neurosurg Psychiatry 2002; 73: 529–34.
10. Tan L C S et al (2004), Prevalence of Parkinson disease in Singapore, Neurology, 62:1999–2004.
Tolosa E, Wenning G, Poewe W (2006), The diagnosis of Parkinson’s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_lam_sang_ve_chuc_nang_van_dong_cua_benh_parkinson_v.pdf