Đặc điểm nền sọ của trẻ em ở độ tuổi 12 có hạng xương 1 và 2 trên phim sọ nghiêng

Trong hạng xương I, giữa trẻ nam và nữ, góc nền sọ Ba-S-N, chiều dài nền sọ trước S-N, chiều dài nền sọ sau S-Ba không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trong hạng xương II, chiều dài nền sọ sau S-Ba ở trẻ nam lớn hơn trẻ nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,01). So sánh góc nền sọ Ba-S-N, chiều dài nền sọ trước S-N, chiều dài nền sọ sau S-Ba giữa trẻ có hạng xương I và trẻ có hạng xương II Góc nền sọ Ba-S-N ở trẻ hạng xương II lớn hơn trẻ hạng xương I có ý nghĩa thống kê khi so sánh ở trẻ nam (p<0,01), ở trẻ nữ (p<0,05) và khi so sánh chung (p<0,001). Chiều dài nền sọ sau S-Ba ở trẻ nữ hạng xương II bé hơn hạng xương I có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm nền sọ của trẻ em ở độ tuổi 12 có hạng xương 1 và 2 trên phim sọ nghiêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 31 ĐẶC ĐIỂM NỀN SỌ CỦA TRẺ EM Ở ĐỘ TUỔI 12 CÓ HẠNG XƯƠNG I VÀ II TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG Nguyễn Bảo Trân*, Đống Khắc Thẩm* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả và so sánh một số đặc điểm hình thái nền sọ của trẻ em Việt Nam ở độ tuổi 12 có hạng xương I và II trên phim sọ nghiêng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 120 phim sọ nghiêng của trẻ ở độ tuổi 12 (60 trẻ có hạng xương I và 60 trẻ có hạng xương II), được lấy từ nguồn phim của bệnh nhân đến điều trị chỉnh hình tại khoa Răng Hàm Mặt – Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh từ năm 1996 đến năm 2006 và dự án nghiên cứu hình thái sọ mặt răng của trẻ từ 3-18 tuổi tại khoa Răng Hàm Mặt – Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Dựa vào bản vẽ nét của phim sọ nghiêng, đo đạc góc nền sọ (Ba-S-N), chiều dài nền sọ trước (S- N), chiều dài nền sọ sau (S-Ba). Các đặc điểm nghiên cứu được đo đạc số trung bình, độ lệch chuẩn và so sánh giữa nam và nữ, giữa hạng xương I và II. Kết quả và kết luận: Khi so sánh giữa nam và nữ, chiều dài nền sọ sau (S-Ba) ở nam lớn hơn nữ có ý nghĩa ở hạng xương II. Khi so sánh giữa hạng xương I và II, góc nền sọ (Ba-S-N) ở hạng xương II lớn hơn hạng xương I có ý nghĩa Từ khóa: nền sọ, hạng I, hạng II, phim sọ nghiêng. ABSTRACT CRANIAL BASE MORPHOLOGICAL CHARACTERISTICS OF 12-YEAR-OLD CHILDREN WITH SKELETAL CLASS I AND II ON LATERAL HEADFILM Nguyen Bao Tran, Dong Khac Tham * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 31 - 37 The objectives of this study were to describe and compare some morphological characteristics of cranial base between 12-year-old Vietnamese children with skeletal class I and II, based on their lateral headfilms. Materials and method: This descriptive cross-sectional study included 120 lateral headfilms of 12-year-old children (60 with skeletal class I and 60 with sketeral class II). Cephalometric tracing as well as measurements on the lateral headfilms were conducted by a calibrated examiner. Cranial base angle (Ba-S-N), the anterior cranial base length (S-N) and the posterior cranial base length (S-Ba) were measured. Independent sample t test was applied to compare the cranial base angle (Ba-S-N), the anterior cranial base length (S-N) and the posterior cranial base length (S-Ba) between male and female, skeletal class I and II. Results and conclusion: A statistically significant difference in S-Ba length was found between male and female with skeletal class II as well as in Ba-S-N angle between the two skeletal classes. Key words: cranial base, skeletal class I, skeletal class II, lateral headfilm. ĐẶT VẤN ĐỀ Nền sọ và khối sọ mặt có sự liên quan chặt chẽ về giải phẫu học và phát triển. Vì thế, trong quá trình phát triển và định hướng của khối sọ mặt, sự khác nhau về tương quan của nền sọ trước và nền sọ sau, thể hiện qua góc nền sọ, có thể liên quan đến sự khác nhau về *: Khoa RHM, Đại học Y dược TPHCM Tác giả liên lạc: TS. Đống Khắc Thẩm ĐT: 0913633840, Email: dongthamrhm@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 32 tương quan vị trí của xương hàm trên và xương hàm dưới, từ đó đưa đến độ nhô khác nhau cho khuôn mặt. Trên thế giới, nhiều tác giả đã nghiên cứu về hình thái nền sọ trên phim sọ nghiêng ở các hạng xương khác nhau. A. Bjork (1955)(2) đã sử dụng phim sọ nghiêng để chứng minh sự tồn tại mối liên hệ giữa hình thái nền sọ và tương quan giữa hai xương hàm. William Bacon và cộng sự (1992)(3) đã thực hiện nghiên cứu nhằm xác định những thay đổi của nền sọ ở hạng xương II so với hạng xương I. Tiếp theo sau, nhiều nghiên cứu khác của các tác giả tại Pháp, Đức, Anh, Iran cho thấy có sự thay đổi ở nền sọ giữa các hạng xương, tuy nhiên đôi khi có kết quả không tương đồng giữa các nghiên cứu. Những nghiên cứu trên lĩnh vực này còn là mối quan tâm của các nhà nhân chủng học về hình thái nền sọ của các dân tộc. Bằng phương pháp phân tích phim sọ nghiêng của trẻ em ở độ tuổi 12 có hạng xương I và II, chúng tôi thực hiện đề tài “Đặc điểm nền sọ của trẻ em ở độ tuổi 12 có hạng xương I và II trên phim sọ nghiêng” nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát về hình thái nền sọ và những thay đổi của nền sọ giữa hạng xương I và II. Từ đó ứng dụng trong thực tế, đặc điểm hình thái nền sọ trên phim sọ nghiêng có thể là một trong các giá trị tham khảo để chẩn đoán sớm các sai hình về xương và khớp cắn trong độ tuổi trẻ đang phát triển, cụ thể là xương hạng II. Mục tiêu nghiên cứu Xác định giá trị trung bình các đặc điểm nền sọ: góc nền sọ Ba-S-N, chiều dài nền sọ trước S-N và chiều dài nền sọ sau S-Ba ở trẻ có hạng xương I và II. So sánh sự khác biệt về các đặc điểm nền sọ giữa trẻ nam và nữ. So sánh sự khác biệt về các đặc điểm nền sọ giữa trẻ có hạng xương I và II. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mô thức nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Mẫu nghiên cứu Gồm 120 phim sọ nghiêng của trẻ em Việt Nam ở độ tuổi 12 có được lấy từ nguồn phim của bệnh nhân đến điều trị chỉnh hình tại khoa Răng Hàm Mặt – Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh từ năm 1996 đến năm 2006 và nhóm mẫu của dự án nghiên cứu hình thái sọ mặt răng của trẻ từ 3-18 tuổi tại khoa Răng Hàm Mặt – Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Mẫu nghiên cứu được chia thành 2 nhóm: - Nhóm 1: 60 trẻ có tương quan xương hàm trên và hàm dưới hạng I (30 trẻ nam, 30 trẻ nữ). - Nhóm 2: 60 trẻ có tương quan xương hàm trên và hàm dưới hạng II (30 trẻ nam, 30 trẻ nữ). Tiêu chuẩn chọn mẫu Trẻ em nam, nữ Việt Nam từ 11-13 tuổi, sức khỏe bình thường. Không có dị tật bẩm sinh hoặc bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển đầu mặt. Không có tiền sử chấn thương hàm mặt. Không có tiền sử phẫu thuật chỉnh hình hoặc phẫu thuật răng hàm mặt. Tiêu chuẩn chọn phim sọ nghiêng Phim có các điểm mốc cần thiết đều rõ ràng và không gây nhầm lẫn. Các phim được chia thành 2 nhóm: - Nhóm 1: góc A-N-B từ 0O- 4O. - Nhóm 2: góc A-N-B > 5O. Trang thiết bị Loại phim sử dụng: phim tia X hiệu Kodak Dental (T. MartTM Cat 2589852) (20.3x25.4) được tăng cường độ nhạy sáng với tia X bằng cassette hiệu Kodak Lanex regular screen 8x10 inch chứa mã số của đối tượng nghiên cứu. Máy chụp phim hiệu Panex-EX số hiệu X100 EC-9450, loại ống đầu dài 65kVp, 10mA trong thời gian 1/2-1½ giây. Khoảng cách từ đầu cone đến mặt phẳng dọc giữa của đối tượng nghiên cứu là 1,52 m. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 33 Kỹ thuật chụp phim Đối tượng nghiên cứu được chụp phim theo kỹ thuật đã được chuẩn hóa. Đối tượng được chụp ở tư thế đứng thẳng, đầu được giữ bằng giá giữ, bên trái mặt tiếp xúc với phim để làm giảm độ méo lệch. Hai môi tiếp xúc nhau khi răng ở tư thế cắn khít trung tâm. Chùm tia X đi qua tai ngoài vào thẳng góc với phim. Tất cả các phim được chụp bởi duy nhất một kỹ thuật viên bộ môn Tia X, khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Điều này giúp giảm thiểu sai số do kỹ thuật chụp phim. Vẽ nét phim tia X Phim được vẽ bởi cùng 1 người trên giấy vẽ chuyên dùng trong chỉnh hình răng mặt với bút chì kim đường kính nhỏ 0,5 mm. Các phim có 2 nét sẽ được vẽ thành 2 đường và vẽ lấy đường ở giữa. Các điểm chuẩn dùng trong nghiên cứu Điểm Nasion (N) Điểm trước nhất trên đường khớp trán – mũi; Điểm Sella Turcica (S): Điểm giữa của hố yên xương bướm; Điểm Basion (Ba): Điểm dưới nhất của bờ trước lỗ chẩm; Điểm Subspinale (A): Điểm sau nhất của xương ổ răng hàm trên; Điểm Submental (B): Điểm sau nhất của xương ổ răng hàm dưới Các số đo Góc A-N-B; Góc nền sọ Ba-S-N; Chiều dài nền sọ trước S-N; Chiều dài nền sọ sau S-Ba. Cách đo trên phim Dụng cụ Đối với các kích thước, dùng thước kẹp điện tử (Electronic Digital Caliper) có độ nhạy 0,01mm. Đối với các góc, dùng thước đo góc chuyên dụng (hiệu Ormco-Sybron) trong Chỉnh hình Răng Mặt. Các điểm mốc và số đo được xác định bởi cùng 1 người. Độ phóng đại Độ phóng đại của phim tia X là 9,5% được xác định bằng cách đặt 1 thước đo có chiều dài 90mm lên mặt phẳng dọc giữa đi qua đa số các điểm mốc giải phẫu đo đạc trước khi chụp phim. Sau đó đo lại chính xác chiều dài hình ảnh thước trên phim tia X. Độ phóng đại được tính là tỉ lệ % chiều dài trên phim so với chiều dài thật của thước. Do khoảng cách từ nguồn tia X đến mặt phẳng dọc giữa của bệnh nhân và từ mặt phẳng dọc giữa đến phim được chuẩn hóa cố định nên độ phóng đại trên phim được duy trì ở 9,5%. Tất cả số liệu đo đạc sẽ được trả về kích thước thật nếu trừ đi độ phóng đại. Số liệu trình bày trong luận văn là số liệu thô, chưa trừ đi độ phóng đại. Xử lý dữ liệu Nhập dữ liệu bằng excel và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Thống kê mô tả: đánh giá tất cả các số đo theo giới tính và hạng xương. Tính toán giá trị trung bình và độ lệch chuẩn cho mỗi biến số. Thống kê suy lý: kiểm định t-test để tìm ý nghĩa thống kê của sự khác biệt (nếu có) của các đặc điểm nghiên cứu giữa nam và nữ, giữa hạng xương I và II. Hình 1: Bảng vẽ nét: điểm chuẩn A, B, Ba, S, N KẾT QUẢ Ở hạng xương I, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các số đo góc nền sọ Ba-S-N, chiều dài nền sọ trước S-N, chiều dài nền sọ sau S-Ba của trẻ em nam và nữ, và kết quả so sánh các Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 34 giá trị trên giữa nam và nữ được trình bày trong bảng 1. Bảng 1: So sánh các đặc điểm nghiên cứu giữa trẻ nam và nữ hạng xương I. Tham số Nam Nữ Giá trị p Khác biệt M SD M SD Góc A-N-B 2,67 1,1 2,58 0,87 0,725 - Góc Ba-S-N 127,53 4,02 128,22 3,05 0,457 - Khoảng cách S-N 69,31 3,18 67,65 2,72 0,079 - Khoảng cách S-Ba 48,83 3,1 48,91 3,29 0,92 - Ở hạng xương II, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các số đo góc nền sọ Ba-S-N, chiều dài nền sọ trước S-N, chiều dài nền sọ sau S-Ba của trẻ em nam và nữ, và kết quả so sánh các giá trị trên giữa nam và nữ được trình bày trong bảng 2. Bảng 2: So sánh các đặc điểm nghiên cứu giữa trẻ nam và nữ hạng xương II. Tham số Nam Nữ Giá trị p Khác biệt M SD M SD Góc A-N-B 6,14 1,11 6,19 1,32 0,883 - Góc Ba-S-N 130,71 4,31 130,11 4,23 0,588 - Khoảng cách S-N 68,75 2,86 68,65 2,94 0,901 - Khoảng cách S-Ba 49,9 4,71 46,84 3,15 0,004 ** Kết quả so sánh các đặc điểm nghiên cứu giữa 2 hạng xương được trình bày lần lượt trong bảng 3 và bảng 4. Bảng 3: So sánh các đặc điểm nghiên cứu giữa trẻ nam có hạng xương I và II, và giữa trẻ nữ có hạng xương I và II. Tham số Hạng xương I Hạng xương II Giá trịp Khác biệtM SD M SD Góc A-N-B Nam 2,67 1,09 6,14 1,11 0,000 *** Nữ 2,58 0,87 6,19 1,32 0,000 *** Góc Ba-S-N Nam 127,53 4,02 130,71 4,31 0,004 ** Nữ 128,22 3,05 130,11 4,23 0,05 * Khoảng cách S-N Nam 69,31 3,18 68,75 2,86 0,47 - Nữ 67,95 2,72 68,65 2,94 0,34 - Khoảng cách S-Ba Nam 48,83 3,1 49,9 4,71 0,300 - Nữ 48,91 3,29 46,84 3,15 0,016 * Bảng 4: So sánh các đặc điểm nghiên cứu giữa trẻ (nam và nữ) có hạng xương I và II. Tham số Hạng xương I Hạng xương II Giá trị p Khác biệt M SD M SD Góc A-N-B 2,63 0,98 6,17 1,21 0,000 *** Góc Ba-S- N 127,88 3,56 130,41 4,24 0,001 *** Khoảng cách S-N 68,63 3,02 68,7 2,88 0,896 - Khoảng cách S-Ba 48,87 3,17 48,37 4,26 0,470 - ***: p<0.001 Khác biệt có ý nghĩa rất cao; **: p<0.01 Khác biệt có ý nghĩa cao; * p<0.05 Khác biệt có ý nghĩa BÀN LUẬN Giá trị trung bình góc nền sọ Ba-S-N, chiều dài nền sọ trước S-N, chiều dài nền sọ sau S-Ba Những giá trị về đặc điểm nền sọ của trẻ em ở độ tuổi 12 có hạng xương I và II trên đã phần nào đóng góp thêm những hiểu biết mang tính nhân chủng và hình thái học. Mỗi dân tộc có một đặc điểm riêng biệt, và đặc điểm nền sọ cũng có thể là một phần trong những nét đặc trưng về hình thái của người Việt Nam so với các dân tộc khác. Vấn đề này thiết nghĩ nên được làm sáng tỏ trong những nghiên cứu sâu rộng hơn. So sánh sự khác biệt về các đặc điểm nền sọ giữa nam và nữ Khi so sánh giữa trẻ nam và nữ, chỉ có chiều dài nền sọ sau S-Ba có sự khác biệt giữa 2 giới: S- Ba ở trẻ nam lớn hơn trẻ nữ có ý nghĩa thống kê ở hạng xương II. Như vậy, ở trẻ em Việt Nam, không có sự chênh lệch nhiều về đặc điểm hình thái nền sọ giữa 2 giới. P. Salehi và cộng sự (Iran, 2006)(20) trong một nghiên cứu so sánh về đặc điểm nền sọ giữa trẻ nam và trẻ nữ, đã cho thấy cả chiều dài nền sọ trước S-N và chiều dài nền sọ sau S-Ba ở trẻ nam đều lớn hơn trẻ nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tuy nhiên, nghiên cứu không so sánh nam và nữ trong từng hạng xương riêng biệt nhau nên kết quả không đặc trưng cho sự khác nhau về mặt giới tính trong từng hạng xương. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 35 So sánh sự khác biệt về các đặc điểm nền sọ giữa hạng xương I và II So sánh giữa trẻ nam hạng xương I và trẻ nam hạng xương II Góc nền sọ Ba-S-N ở trẻ nam hạng xương II lớn hơn trẻ nam hạng xương I có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Nghiên cứu trên trẻ nam của W. Kerr và cộng sự (Scotland, 1986)(17) và sau đó, của P. Salehi và cộng sự (Iran, 2006)(20) cũng ghi nhận một kết quả tương tự. Chiều dài nền sọ trước S-N ở trẻ nam hạng xương I và II không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nhưng nhận thấy S-N ở trẻ nam hạng xương II có giá trị trung bình bé hơn hạng xương I. W. Kerr và cộng sự (1986)(17), P. Salehi và cộng sự (2006)(20) cũng không tìm thấy khác biệt về chiều dài nền sọ trước S-N ở trẻ nam hạng xương I và II, nhưng 2 nghiên cứu trên lại ghi nhận S-N ở trẻ nam hạng xương II có giá trị trung bình lớn hơn hạng xương I. Chiều dài nền sọ sau S-Ba ở trẻ nam hạng xương I và II không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nhưng nhận thấy S-Ba ở trẻ nam hạng xương II có giá trị trung bình lớn hơn hạng xương I. Điều này tương tự nghiên cứu của W. Kerr và cộng sự (1986)(17). Tuy nhiên, nghiên cứu của P. Salehi và cộng sự (2006)(20) lại cho thấy sự lớn hơn có ý nghĩa thống kê của chiều dài nền sọ sau S-Ba ở trẻ nam hạng xương II so với hạng xương I. Những khác biệt giữa các nghiên cứu có thể do đặc điểm riêng của từng dân tộc. So sánh giữa trẻ nữ hạng xương I và trẻ nữ hạng xương II Góc nền sọ Ba-S-N ở trẻ nữ hạng xương II lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với trẻ nữ hạng xương I (p<0,05). Nghiên cứu của P. Salehi và cộng sự (2006)(20) trên trẻ nữ cũng có kết luận tương tự. Chiều dài nền sọ trước S-N ở trẻ nữ hạng xương I và II không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nhưng nhận thấy S-N ở trẻ nữ hạng xương II có giá trị trung bình lớn hơn hạng xương I. Theo P. Salehi và cộng sự (2006)(20), chiều dài nền sọ trước S-N ở trẻ nữ hạng xương II lớn hơn hạng xương I có ý nghĩa thống kê. Chiều dài nền sọ sau S-Ba ở trẻ nữ hạng xương II bé hơn hạng xương I có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, P. Salehi và cộng sự (2006) không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê và nhận thấy S-Ba ở trẻ nữ hạng xương II có giá trị trung bình lớn hơn hạng xương I. So sánh chung (nam và nữ) giữa trẻ hạng xương I và trẻ hạng xương II Góc nền sọ Ba-S-N ở trẻ hạng xương II lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với trẻ hạng xương I (p<0,001). Kết quả nghiên cứu về góc Ba-S-N trên cũng phù hợp với nghiên cứu của William Bacon và cộng sự (Pháp, 1992)(3), A. Dhopatkar và cộng sự (Anh, 2002)(6). Tuy nhiên theo nghiên cứu của Hildwein và cộng sự (1986)(10), và sau đó, của Polat ÖÖ và Kaya B (Thổ Nhĩ Kỳ, 2007)(18), góc nền sọ Ba-S-N không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trẻ hạng xương I và II. Bên cạnh đó, nhìn chung, giá trị trung bình góc Ba-S-N ở trẻ Việt Nam nhỏ hơn trẻ ở Anh, Pháp, nhưng lớn hơn trẻ ở Thổ Khĩ Kỳ. Chiều dài nền sọ trước S-N giữa 2 hạng xương không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của William Bacon và cộng sự (1992)(3) và nghiên cứu của Polat ÖÖ và Kaya B (2007)(18). Tuy nhiên, theo A. Dhopatkar và cộng sự (2002)(6), chiều dài nền sọ trước S-N ở trẻ hạng xương II lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với trẻ hạng xương I (p>0,05). Chiều dài nền sọ sau S-Ba giữa 2 hạng xương không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Polat ÖÖ và Kaya B (2007)(18). Nhưng bên cạnh đó, A. Dhopatkar và cộng sự (2002)(6) lại nhận thấy chiều dài nền sọ sau S-Ba ở trẻ hạng xương II gia tăng có ý nghĩa so với trẻ hạng xương I. Kết quả giữa các nghiên cứu không phải lúc nào cũng tương đồng, có thể do nhóm dân số được khảo sát khác nhau. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 36 Hình 2: Góc nền sọ Ba-S-N của trẻ hạng xương I và hạng xương II ▬ Hình trái: Hạng xương I, ▬ Hình phải: Hạng xương II Tóm lại, trong các đặc điểm nghiên cứu ở nền sọ của trẻ Việt Nam ở độ tuổi 12, góc nền sọ Ba-S-N là đặc điểm thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh chung giữa 2 hạng xương (nam và nữ) (p<0,001), và khi so sánh ở trẻ nam giữa 2 hạng xương (p<0,01), ở trẻ nữ giữa 2 hạng xương (p<0,05). Góc nền sọ Ba-S-N ở trẻ hạng xương II lớn hơn trẻ hạng xương I có ý nghĩa thống kê. Điều đó có nghĩa là, ở trẻ hạng xương II, góc nền sọ có khuynh hướng “tù” hơn, và ngược lại, ở trẻ hạng xương I, góc nền sọ có khuynh hướng “nhọn” hơn. Nói cách khác, nền sọ có vẻ “phẳng” hơn ở trẻ hạng xương II so với hạng xương I. Điều đó cho phép chúng tôi nghĩ đến sự tồn tại một mối liên hệ giữa sự gập góc của nền sọ và tương quan của 2 xương hàm. Chiều dài nền sọ sau S-Ba ở trẻ nữ hạng xương II bé hơn hạng xương I có ý nghĩa thống kê, nhưng khi so sánh chung (nam và nữ) giữa hạng xương I và II, không có sự khác biệt. Như vậy, các nghiên cứu cần so sánh sự khác biệt về đặc điểm nền sọ giữa các hạng xương ở trẻ nam riêng và ở trẻ nữ riêng vì ở từng giới có những đặc điểm riêng biệt. Nếu chỉ so sánh chung (nam và nữ) giữa hạng xương I và II, kết quả có thể không đầy đủ. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu, chúng tôi rút ra những kết luận chính như sau: Giá trị trung bình góc nền sọ Ba-S-N, chiều dài nền sọ trước S-N, chiều dài nền sọ sau S-Ba Trẻ em có hạng xương I Góc Ba-S-N có giá trị trung bình ở trẻ nam là 127,53O±4,02O; ở trẻ nữ là 128,22O±3,05O; chung (nam và nữ) là 127,88O±3,56O. Chiều dài nền sọ trước S-N có giá trị trung bình ở trẻ nam là 69,31 ± 3,18mm; ở trẻ nữ là 67,95±2,72mm; chung (nam và nữ) là 68,63±3,02mm. Chiều dài nền sọ sau S-Ba có giá trị trung bình ở trẻ nam là 48,83±3,1mm; ở trẻ nữ là 48,91±3,29mm; chung (nam và nữ) là 48,87±3,17mm. Trẻ em có hạng xương II Góc Ba-S-N có giá trị trung bình ở trẻ nam là 130,71O±4,31O; ở trẻ nữ là 130,11O±4,23O; chung (nam và nữ) là 130,41O±4,24O. Chiều dài nền sọ trước S-N có giá trị trung bình ở trẻ nam là 68,75±2,86mm; ở trẻ nữ là 68,65±2,94mm; chung (nam và nữ) là 68,7±2,88mm. Chiều dài nền sọ sau S-Ba có giá trị trung bình ở trẻ nam là S N Ba S Ba N128O 130.5O Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 37 49,9±4,71mm; ở trẻ nữ là 46,84±3,15mm; chung (nam và nữ) là 48,37±4,26mm. So sánh góc nền sọ Ba-S-N, chiều dài nền sọ trước S-N, chiều dài nền sọ sau S-Ba giữa trẻ nam và trẻ nữ Trong hạng xương I, giữa trẻ nam và nữ, góc nền sọ Ba-S-N, chiều dài nền sọ trước S-N, chiều dài nền sọ sau S-Ba không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trong hạng xương II, chiều dài nền sọ sau S-Ba ở trẻ nam lớn hơn trẻ nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,01). So sánh góc nền sọ Ba-S-N, chiều dài nền sọ trước S-N, chiều dài nền sọ sau S-Ba giữa trẻ có hạng xương I và trẻ có hạng xương II Góc nền sọ Ba-S-N ở trẻ hạng xương II lớn hơn trẻ hạng xương I có ý nghĩa thống kê khi so sánh ở trẻ nam (p<0,01), ở trẻ nữ (p<0,05) và khi so sánh chung (p<0,001). Chiều dài nền sọ sau S-Ba ở trẻ nữ hạng xương II bé hơn hạng xương I có ý nghĩa thống kê (p<0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anderson D, Popovitch F (1983), “Relation of cranial base flexure to cranial form and mandibular position”, Am J Phys Anthropol, 61:181-7. 2. Bjork A (1955), “Cranial base development”, Am J Orthod 1955; 41:198-225 3. Bacon W, Eiller V, Hildwein M, Dubois G (1992), “The cranial base in subject with dental and skeletal class II”, Eur J Orthod, 14:224-8. 4. Bộ môn Giải Phẫu Học, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh (2004), Giải phẫu học, Nhà xuất bản Y Học, Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 238-270. 5. Bộ môn Chỉnh Hình Răng Mặt, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh (2004), Chỉnh hình răng mặt – Kiến thức cơ bản và điều trị dự phòng, Nhà xuất bản Y Học, Thành Phố Hồ Chí Minh. 6. Dhopatkar A, Bhatia S, Rock P (2002), “An investigation into the relationship between the cranial base and malocclusions”, Angle Orthod, 72:456-63. 7. Dibbets J M H (1996), “Morphological associations between the Angle classes”, Eur J Orthod, 18:111-8. 8. Đống Khắc Thẩm, Hoàng Tử Hùng (2009), “Tương quan giữa chiều dài nền sọ trước với xương hàm trên, xương hàm dưới và chiều cao tầng mặt: nghiên cứu dọc trên phim đo sọ trẻ từ 3-13 tuổi”, Tạp chí Y Học TP.HCM, Đại Học Y Dược TP.HCM, phụ bản của tập 13 (2), tr.10-15. 9. Đống Khắc Thẩm, Hoàng Tử Hùng (2009), “Tương quan giữa góc nền sọ và xương hàm dưới: nghiên cứu dọc trên phim đo sọ trẻ từ 3-13 tuổi”, Tại chí Y Học TP.HCM, Đại Học Y Dược TP.HCM, phụ bản của tập 13 (2), tr.16-20. 10. Hildwein M, Bacon W, Turlot J C, Kuntz M (1986), “Spécificités et discriminants majeurs dans une population de Class II division 1 d’Angle”, Revue d’Orthopédie Dento-Faciale, 20, pp. 197-225. 11. Hopkin G B, Houston W J B, James G A (1968), “The cranial base as an aetiological factor in malocclusion”, Angle Orthod, 38:250-255. 12. Hồ Thị Thùy Trang, Hoàng Tử Hùng (1999), Những đặc trưng của khuôn mặt hài hòa qua ảnh chụp và phim sọ nghiêng. Luận văn thạc sĩ y học, 1999. 13. Ikumasa Hayashi (2003), “Morphological relationship between the cranial base and dentofacial complex obtained by reconstructive computer tomographic images”, Eur J Orthod, 25:385-391. 14. Jae Woo Park, Namkug Kim, Young Il Chang (2008), “Comparision of landmark position between conventional cephalometric radiography and CT scans projected to midsaggital plane”, Korean J Orthod, 38(6):427-436. 15. Järvinen S (1984), “Saddle angle and maxillary prognathism: a radiological analysis of the association between the NSAr and SNA angles”, Br J Orthod 1984; 11:209-13. 16. Kasai K, Moro T, Kanazawa E, Iwasawa T (1995), “Relationship between cranial base and maxillofacial morphology”, Eur J Orthod, 17:403-410. 17. Kerr W J S, Adams C P (1986), “Cranial base and jaw relationship”, Am J Anthropol, 77:213-22 18. Polat ÖÖ, Kaya B (2007), “Changes in cranial base morphology in different malocclusions”, Orthod Craniofacial Res 10, 216-221. 19. Quintero J C, Trosien A, Hatcher D, Kapila S (1999), “Craniofacial imagine in orthodontics: Historical perspective, current status, and future development”, Angle Orthod, 69:491-506. 20. Salehi P, Danaie M (2006), “Mandibular Size and Position in 8-13 Year Old Iranian Children with Class II Division 1 Malocclusion”, Journal of Dentistry of Tehran University of Medical Sciences, 3:92-99.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_nen_so_cua_tre_em_o_do_tuoi_12_co_hang_xuong_1_va_2.pdf