KẾT LUẬN Không có khác biệt về tỉ lệ SDD cấp và mạn ở các nhóm quận. Tỉ lệ trẻ mầm non nội thành TPHCM bị SDD cấp: 2-2,5%, tỉ lệ SDD mạn: 1,7-5,1%. Tỉ lệ sử dụng đa dạng sữa và chế phẩm sữa (sữa nước + sữa bột + chế phẩm sữa) là cao nhất ở tất cả các nhóm tuổi, hơn 50%. Nhóm 24 -36 th sử dụng sữa nước + sữa bột 24,5%. Nhóm 36 – 48 th sử dụng sữa nước + sữa bột là 16,7% và sữa nước là 15,6%. Nhóm > 48 th sử dụng sữa nước là 28,1%. Cả ba nhóm tuổi sử dụng lượng sữa phù hợp theo khuyến nghị dành cho trẻ 450 – 600ml là cao nhất (41,1% - 44,3% - 37,5%). Tỉ lệ sử dụng lượng sữa từ 700ml trở lên nhiều nhất ở trẻ nhỏ từ 24-36th (29,2%) và giảm dần khi trẻ càng lớn (19,8%). Nhóm 24 – 36 th sử dụng lượng sữa 700 – 900 ml là 29,2%. Nhóm 36 – 48 th sử dụng lượng sữa 250 – 400 ml là 21,4%; 700 – 900 ml là 24%. Nhóm > 48 th sử dụng lượng sữa 250 – 400 ml là 28,1%. Thói quen dùng sữa bột và chế phẩm sữa đối với nơi ở khác biệt có ý nghĩa thống kê . Thói quen dùng sữa nước và nơi ở không có sự khác biệt. Trẻ 24-36 th dùng 200 ml sữa mỗi ngày có chiều cao kém hơn, p=0,021. Trẻ 24-36 th có sử dụng sữa bột có chiều cao tốt hơn, p= 0,005. Trẻ > 48 th có sử dụng sữa bột có chiều cao kém hơn, p= 0,036.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm sử dụng sữa và chế phẩm sữa ở trẻ mầm non nội thành thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 49
7 ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG SỮA VÀ CHẾ PHẨM SỮA Ở TRẺ MẦM NON NỘI
THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nguyễn Hoàng Nhựt Hoa*, Phạm Thị Mãnh*, Nguyễn Hữu Lộc*, Phạm Văn Hậu*,
Lê Thị Hồng Hạnh*, Nguyễn Thị Thu Hậu*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định loại sữa và chế phẩm sữa, số lượng sử dụng trung bình mỗi ngày của trẻ lứa tuổi mầm
non ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan đến thói quen sử dụng sữa của trẻ.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang phân tích.
Kết quả: Không có khác biệt về tỉ lệ suy dinh dưỡng (SDD) cấp và mạn ở các nhóm quận, tỉ lệ béo phì >
60%. Hơn 50% sử dụng đa dạng sữa và chế phẩm sữa. Nhóm 24 ≤ 36 tháng (th) sử dụng sữa nước + sữa bột
24,5%. Nhóm 36 ≤ 48 th sử dụng sữa nước + sữa bột là 16,7% và sữa nước là 15,6%. Nhóm > 48 tháng sử
dụng sữa nước là 28,1%. Tỉ lệ sử dụng lượng sữa phù hợp theo khuyến nghị dành cho trẻ (450 – 600 ml) là cao
nhất (41,1% - 44,3% - 37,5%). Tỉ lệ sử dụng lượng sữa từ 700 ml trở lên nhiều nhất ở trẻ nhỏ từ 24-36 th
(29,2%) và giảm dần khi trẻ càng lớn (19,8%). Thói quen dùng sữa bột và chế phẩm sữa ở quận trung tâm cao
hơn, khác biệt có ý nghĩa thống kê . Thói quen dùng sữa nước và nơi ở không có sự khác biệt. Trẻ 24-36 th dùng
200 ml sữa mỗi ngày có chiều cao kém hơn, p=0,021. Trẻ 24-36 th có sử dụng sữa bột có chiều cao tốt hơn, p=
0,005. Trẻ > 48 tháng có sử dụng sữa bột có chiều cao kém hơn, p= 0,036.
Kết luận: Trẻ mầm non nội thành thành phố Hồ Chí Minh sử dụng sữa khá hợp lý. Trẻ có xu hướng sử
dụng sữa nước và chế phẩm sữa nhiều hơn khi lớn hơn. Trẻ 24-36th uống <200 ml sữa/ngày có chiều cao kém
hơn, cần bổ sung thêm chế phẩm sữa. Cần có biện pháp kiểm soát tình trạng thừa cân béo phì đang gia tăng
chóng mặt ở trẻ mầm non nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khóa: Sữa, chế phẩm sữa.
ABSTRACT
MILK AND DAIRY PRODUCTS INTAKE CHARACTERISTICS OF URBAN PRESCHOOL CHILDREN
IN HCM CITY AND ASSOCIATED FACTORS
Nguyen Hoang Nhut Hoa, Pham Thi Manh, Nguyen Huu Loc, Pham Van Hau, Le Thi Hong Hanh,
Nguyen Thi Thu Hau * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 49 - 55
Objective: To determine the kind of milk and dairy products, the daily average quantity intakes of urban
preschool children in Ho Chi Minh city and associated factors.
Method: Analysis cross sectional.
Results: There weren’t different of acute and chronic malnutrition prevalence in different areas groups,
prevalence of overweight and obesity was > 60%. More than 50% of children used many kinds of milk and dairy
products. The 24 ≤ 36 months age group consumed instant milk and powder milk together in 24.5%, while the 36
≤ 48 months age group consumed instant milk and powder milk together in 16.7%, and only instant milk in
15.6%. The > 48 months age consumed instant milk in 28.1%. The rate of children recommended adequate
quantity dairy intake group (450-600 ml) were highest (41.1% - 44.3% - 37.5%). The rate of dairy intake > 700
* Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Tác giả liên lạc: KTV Nguyễn Hoàng Nhựt Hoa, ĐT: 0838295723, Email: thuhaunt@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 50
ml was highest in 24-36 months age group (29.2%) and reduced in older group( 19.8%). Children living in
central areas consumed more powder milk and milk- origine products, the difference were mean. There weren’t
different in instant milk consumption habit among areas. The 24-< 36 months age children consuming < 200 ml
of milk were shorter, p=0.021. The 24-< 36 months age children still drinking powder milk had better height,
p=0.005. The > 48 months age children with powder milk consumption habit had worse height, p=0.036.
Conclusions: The intake of milk products in urban preschool children in HCM city were rather reasonable.
There was a trend of instant milk and dairy products intake when the child growing up. The ≤ 36 months age
children consuming < 200 ml of milk were shorter, they need more dairy products. Appropriate public health
policies are needed to deal with dramatic overweight and obesity trend of urban preschool children in Ho Chi
Minh city.
Key words: Milk, dairy products.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thói quen sử dụng sữa ở người Việt nam
nói riêng và các nước châu Á nói chung không
phổ biến như các nước Âu Mỹ. Để cải thiện tầm
vóc cho thế hệ sau, một trong những biện pháp
có hiệu quả cao là cung cấp đủ nhu cầu canxi
thông qua cung cấp sữa cho trẻ nhỏ. Việt nam
hiện nay được xếp trong nhóm 36 nước có tỉ lệ
thấp còi cao nhất thế giới cho dù tỉ lệ suy dinh
dưỡng cấp đã giảm đáng kể. Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay có tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và
béo phì ngang bằng với các nước phát triển (suy
dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi là 5,9% năm 2010,
thừa cân béo bì ở trẻ vị thànnh niên là 14% năm
2004), tuy nhiên tỉ lệ trẻ thấp còi vẫn còn khá cao
(khoảng gần 7%). Trước đây, đó là hậu quả của
tình trạng đói ăn, suy dinh dưỡng kéo dài,
nhưng ngày nay, khi điều kiện kinh tế khá hơn,
đó còn là hậu quả của nuôi dưỡng trẻ chưa hợp
lý.
Cho tới nay các nghiên cứu về sử dụng sữa
ở lứa tuổi mầm non chưa nhiều. Có 2 nghiên
cứu tại Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh về
khẩu phần ăn của các lứa tuổi. Trong đó, số liệu
lượng sữa trung bình trẻ lứa tuổi tiền học đường
Hà nội nhận được mỗi ngày là 93,2g ở thời điểm
2004. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
để đánh giá việc sử dụng sữa ở trẻ em tuổi mầm
non tại thành phố Hồ Chí Minh, một số yếu tố
liên quan với việc sử dụng sữa, từ đó có một cái
nhìn tổng quát về kiến thức chăm sóc trẻ của
người dân và có thể sử dụng kết quả nghiên cứu
để định hướng một số chương trình sức khỏe
nhằm giúp phát triển tốt thể lực của trẻ em.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định loại sữa và chế phẩm sữa, số lượng
sử dụng trung bình mỗi ngày của trẻ lứa tuổi
mầm non ở nội thành TP Hồ Chí Minh và các
yếu tố liên quan đến thói quen sử dụng sữa của
trẻ.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định loại sữa và chế phẩm sữa trẻ sử
dụng theo từng nhóm tuổi:
Xác định số lượng trung bình sữa và chế
phẩm sữa trẻ sử dụng theo từng nhóm tuổi.
Xác định các yếu tố liên quan đến thói quen
sử dụng sữa và chế phẩm sữa ở trẻ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Cắt ngang phân tích
Cỡ mẫu
Theo công thức Kiểm định một trung bình
của 1 dân số
Trong đó:
: trị số trung bình cần kiểm định, theo NC
tại HN là 93,2g sữa/ngày
: trị số trung bình thật trong dân
số, mong muốn đạt 200g sữa/ ngày
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 51
: độ lệch chuẩn, chênh lệch so với ước
muốn khảng 180g
α: mức ý nghĩa, sác xuất sai lầm loại 1, α=
0,05, Z 1- α= 1,64
β: sác xuất sai lầm loại 2, β = 0,1.
1- β: sức mạnh kiểm định, 1- β =0,90 , Z 1- β
=1,28
n: số mẫu cần lấy
Z: trị số từ phân phối chuẩn
n= 24. Như vậy mỗi trường khảo sát sẽ lấy
24 bé.
Phương pháp chọn mẫu
Theo kết quả điều tra dân số 2009, chia vùng
dân số nội thành TPHCM thành 3 khu vực:
Khu vực trung tâm: quận 1,3,5,10,11, Phú
Nhuận . Tổng số dân 1173964, chiếm 16%.
Khu vực gần trung tâm: quận 4, 7, 6, 8, Bình
thạnh, Tân Bình. Tổng số dân 1962443, chiếm
27%.
Khu vực gần ngoại thành: quận 2, 9, 12, Tân
Phú, Bình Tân, Gò Vấp, Thủ Đức . Tổng số dân
2744168, chiếm 38%.
Chọn trẻ theo 3 nhóm tuổi: 24-36th, 37-48th,
49-60th tại các trường mầm non của các quận
trong thành phố, lấy 24 trường với nhóm 1: 5
trường, nhóm 2: 9 trường và nhóm 3: 10 trường,
mỗi trường 24 bé/3 nhóm (576 bé).
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Trong chương trình khám sức khỏe, chọn 8
bé cho mỗi nhóm đến khám đầu tiên trong ngày
để đưa vào nghiên cứu
Thu thập và xử lý số liệu
- Thu thập bằng bảng câu hỏi, do bà mẹ tự
điền, sau đó nhân viên khoa dinh dưỡng đã
được huấn luyện trực tiếp phỏng vấn kiểm tra
thông tin.
- Số liệu được mã hóa và xử lý bằng phần
mềm SPSS 16.0 for windows.
KẾT QUẢ
Đặc điểm của dân số nghiên cứu
Bảng 1. Tình trạng dinh dưỡng cấp theo nơi ở
Tình trạng DD
Q. trung
tâm (%)
n= 120
Q. gần
Trung tâm
(%) n= 216
Q. gần ngoại
thành (%)
n= 240
SDD cấp 2,5 2,0 2,1
Dọa SDD cân
nặng 4,2 4,0 3,8
Bình thường 15,0 14,4 14,5
Béo phì 63,3 61,6 62,9
Béo phì nặng 15,0 18,1 17,1
Tổng cộng 100,0 100,0 100,0
Bảng 2. Tình trạng suy dinh dưỡng mạn theo nơi ở
Tình trạng
SDD mạn
Q.trung tâm
(%) n=120
Q. gần Trung
tâm (%) n=216
Q. gần ngoại
thành (%)
n=240
SDD mạn 1,7 5,1 4,2
Dọa SDD 5,8 6,5 18,8
Bình thường 92,5 88,0 75,8
Tổng cộng 100,0 100,0 100,0
Thay đổi cân nặng theo nơi ở
Nhóm 24 - 36th: không có sự khác biệt,
p=0,328.
Nhóm 36 - 48th: không có sự khác biệt,
p=0,570.
Nhóm > 48th: không có sự khác biệt, p=0,716.
Biểu đồ 1. Cân nặng trung bình theo từng lứa tuổi ở
các nhóm quận
*Nhận xét
Không có sự khác biệt nhiều về cân nặng ở
các nhóm tuổi đối với các khu vực khác nhau.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 52
Nhóm 24 – 36th cân nặng trung bình hơn 14
kg, ở giới hạn cao so với chuẩn tăng trưởng
WHO 2007 (12 – 14,3kg).
Nhóm 36 – 48th cân nặng trung bình 17 kg
cao hơn so với chuẩn tăng trưởng WHO 2007
(14,3 - 16,3kg).
Nhóm >48 cân nặng trung bình 21 kg cao
hơn nhiều so với chuẩn tăng trưởng WHO 2007
(16,3 - 18,3kg).
Thay đổi chiều cao theo nơi ở
Nhóm 24 - 36th: không có sự khác biệt,
p=0,174
Nhóm 36 - 48th: không có sự khác biệt,
p=0,095
Nhóm > 48th: : không có sự khác biệt, p=0,537
Biểu đồ 2. Chiều cao trung bình theo lứa tuổi
Số lượng sữa và chế phẩm sữa sử dụng
trung bình
Biểu đồ 3: Số lượng sữa và chế phẩm sữa sử dụng
trung bình theo lứa tuổi
*Nhận xét: Chúng ta có thể nhận thấy ở cả
ba nhóm tuổi tỉ lệ sử dụng lượng sữa cao nhất là
450 – 600 ml phù hợp với khuyến nghị dinh
dưỡng theo độ tuổi của bé. Tỉ lệ sử dụng lượng
sữa từ 700ml trở lên nhiều nhất ở trẻ nhỏ từ 24-
36th (29,2%) và giảm dần khi trẻ càng lớn (19,8%).
Loại sữa và chế phẩm sữa sử dụng theo lứa
tuổi
Biểu đồ 4. Loại sữa và chế phẩm sữa sử dụng theo
lứa tuổi
Các yếu tố liên quan đến sử dụng sữa
Loại sữa và nơi ở
Thói quen dùng sữa bột và nơi ở: khác biệt
có ý nghĩa thống kê, p=0,026.
Thói quen dùng sữa nước và nơi ở: không
khác biệt p=0,787.
Chế phẩm sữa và nơi ở: Khác biệt có ý nghĩa
thống kê, p=0.002.
Lượng sữa và chiều cao
Nhóm sử dụng tương đương < 200 ml/ngày:
tỉ lệ SDD mạn khác biệt không có ý nghĩa thống
kê, p= 0,081.
Chiều cao trung bình và lượng sữa sử dụng
< 200 ml và ≥ 200 ml:
Bảng 3. Lượng sữa và chiều cao
Nhóm tuổi Lượng sữa Tần số
Chiều cao
TB p
<200ml 9 87,333
24 – 36th
≥ 200ml 183 91,081
0,021
Khác biệt
có ý
nghĩa
<200ml 8 96,625
36 – 48th
≥ 200ml 184 99,169
0,128 Không khác biệt
<200ml 20 110,150
>48th
≥ 200ml 171 107,364
0,202 Không khác biệt
Bảng 4. Chiều cao trung bình và lượng sữa sử dụng
400 ml
Nhóm tuổi Chưa đủ sữa Tần số
Chiều cao
TB p
<400ml 36 90,931
24 – 36th
≥ 400ml 156 90,900
0,973 không khác biệt
<400ml 49 98,612
36 – 48th
≥ 400ml 143 99,217
0,431 Không khác biệt
>48th <400ml 74 108,838 0,160 Không
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 53
Nhóm tuổi Chưa đủ sữa Tần số
Chiều cao
TB p
≥ 400ml 117 106,908 khác biệt
*Nhận xét: Sử dụng lượng sữa < 400 ml hay
≥ 400 ml với chiều cao trung bình của trẻ không
có sự khác biệt. Ngoài sữa, trẻ vẫn có thể lấy
thêm canxi từ những thức ăn khác trong ngày.
Bảng 5. Chiều cao trung bình và thói quen sử dụng
sữa bột
Nhóm
tuổi Phân nhóm n
Chiều cao
TB p
Có dùng 170 91,252
24 – 36th
Không dùng 22 88,227
0,005 Khác biệt có ý nghĩa
Có dùng 150 99,157
36 – 48th
Không dùng 42 98,726
0,595 Không khác biệt
Có dùng 127 106,663
>48th
Không dùng 65 109,601
0,036 Khác biệt có ý nghĩa
*Nhận xét: Đối với trẻ nhóm tuổi 24 – 36th và
nhóm lớn hơn 48th thói quen dùng sữa bột có
ảnh hưởng đến chiều cao trung bình (khác biệt
có ý nghĩa thống kê). Với trẻ khoảng 2-3 tuổi,
những gia đình có điều kiện, chăm sóc con kỹ sẽ
có xu hướng sử dụng sữa bột vì quan niệm sữa
bột tốt hơn sữa nước, có thể đây là nguyên nhân
ảnh hưởng tốt đến chiều cao của trẻ. Ngược lại,
những trẻ lớn còn tiếp tục sử dụng sữa bột
thường là trẻ gầy hoặc kén ăn trong mắt cha mẹ,
do đó cha mẹ cố gắng duy trì cữ sữa bột buổi
tối, nhóm dễ uống sữa và tự nguyện uống sữa
thường sử dụng sữa nước cho tiện lợi, vì vậy
chiều cao tốt hơn. Như vậy với nhóm trẻ lớn, có
thể sử dụng sữa nước để giúp trẻ tăng trưởng
chiều cao tốt chứ không phải như quan niệm
bình thường là sữa bột mới đủ chất.
Biểu đồ 5. Sữa và tình trạng dinh dưỡng cấp
*Nhận xét: Ta thấy lượng sữa không ảnh
hưởng nhiều đến tình trạng dinh dưỡng cấp ở
trẻ nhỏ, ngoại trừ ở nhóm uống sữa 400-700
ml/ngày có xu hướng thừa cân và béo phì nhiều
nhất. Ở tuổi mầm non, trẻ uống sữa cùng với
chế độ ăn dặm, cả 2 chế độ này đều ảnh hưởng
đến sự phát triển thể chất và sự cân đối của cơ
thể trẻ. Ngoài ra, còn những yếu tố môi trường
tác động đến trẻ như đi học về chỉ thích xem
tivi, chơi game, lười vận động dẫn đến việc tỉ lệ
thừa cân béo phì trẻ tăng cao. Đây cũng là vấn
đề đáng lo ngại của xã hội. Vì vậy việc tư vấn
hướng dẫn cha mẹ hiểu rõ về cách nuôi dưỡng,
chăm sóc trẻ hợp lý, cả chế độ sữa và chế độ ăn
đặc là rất cần thiết.
BÀN LUẬN
Tình trạng dinh dưỡng cấp theo nơi ở
Qua phân tích ba khu vục trung tâm, gần
trung tâm và gần ngoại thành ta thấy tình trạng
dinh dưỡng của các bé tương tự nhau và tỉ lệ
thừa cân – béo phì đối với trẻ mầm non rất cao,
chiếm hơn 60%, tỉ lệ này tăng rất nhiều so với
nghiên cứu Tần suất thừa cân ở trẻ mẫu giáo nội
thành TP.HCM là 20,5% và béo phì là 16,3%. So
với kết quả nghiên cứu của tác giả Tống Thanh
Sơn năm 2005 ở 1 trường tiểu học trung tâm,
trong đó tỉ lệ thừa cân và béo phì của các khối
lớp khoảng 40 - 50%, thì tình trạng thừa cân béo
phì của trẻ em nội thành thành phố HCM đã trở
thành vấn đề khá nghiêm trọng đối với sức khỏe
cộng đồng. Tỉ lệ thừa cân/béo phì tương tự giữa
khu vực quận gần ngoại thành 35,9 % so với
khu vực trung tâm 38,9%. Điều này cho thấy các
gia đình ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh
ngày nay có cách chăm sóc và mức sống, sinh
hoạt không khác biệt nhiều. Các gia đình có
điều kiện kinh tế khá hơn, chăm sóc trẻ nhiều,
thậm chí quá mức nên tỉ lệ trẻ SDD rất ít, trong
khi thừa cân béo phì rất đáng báo động. Quan
điểm của nhiều gia đình hiện nay thích nhìn bé
bụ bẫm, mập mạp mới là khỏe nên lúc nào cũng
ép cho bé ăn, vì vậy tỉ lệ béo phì rất là cao, ảnh
hưởng nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 54
gây ra nhiều bệnh mạn tính không lây khác
cũng rất nguy hiểm.
Tình trạng suy dinh dưỡng mạn theo nơi ở
Qua phân tích ba khu vực trong thành phố
ta nhận thấy tỉ lệ trẻ thấp còi có chiều hướng
tăng dần từ quận trung tâm đến quận gần ngoại
thành. Tuy nhiên tỉ lệ trẻ thấp còi thấp hơn so
với thống kê tình trạng dinh dưỡng chung ở trẻ
dưới 5 tuổi của cả nước năm 2009: trong đó SDD
thể thiếu cân 18,9%, SDD thể thấp còi 31,1%,
SDD thể còi cọc 6,9%. Kết quả này có thể do
cách chăm sóc của gia đình cũng như vai trò
kiến thức chăm sóc trẻ của cha mẹ.
Cân nặng trung bình theo từng lứa tuổi ở
các nhóm quận
Trẻ càng lớn cân nặng trung bình so với
chuẩn càng cao hơn. Đó chính là hậu quả của
sự tích lũy dinh dưỡng quá mức và thiếu vận
động. Điều kiện kinh tế ở nội thành TPHCM
tốt hơn so với các tỉnh khác, trẻ có sẵn những
thức ăn nhiều năng lượng trong tầm tay nên
năng lượng đưa vào cơ thể dư thừa, nhưng do
đất chật, người đông, cha mẹ bận đi làm, đi
học về trẻ ngồi xem tivi không có điều kiện
cho trẻ vận động nhiều để tiêu hao bớt nên tỉ
lệ trẻ thừa cân béo phì tăng rất nhanh chóng.
Đây là mối nguy hại cho sức khỏe trẻ em cũng
như làm gia tăng nguy cơ các bệnh mạn tính
không lây chỉ trong một thời gian ngắn nữa
nếu không có chính sách can thiệp kịp thời.
Chiều cao trung bình theo lứa tuổi
Tuy chiều cao của khu vực trung tâm hơi
cao hơn khu vực gần ngoại thành nhưng
không có sự khác biệt nhiều về chiều cao ở
các nhóm tuổi đối với các khu vực khác nhau.
Điều này cho thấy người dân sống ở quận
trung tâm có điều kiện kinh tế khá hơn và
chăm sóc tăng trưởng chiều cao tốt hơn. Tỉ lệ
trẻ thấp còi giảm so với những năm trước đây
và thấp nhất so với cả nước.
Chiều cao này ở các nhóm quận đều tốt, phù
hợp so với chuẩn tăng trưởng WHO 2007
Nhóm 24 – 36th cao TB 90 cm: So với chuẩn
tăng trưởng WHO 2007 (87,8 – 96,1 cm).
Nhóm 36 – 48th chiều cao TB 98 cm so với
chuẩn tăng trưởng WHO 2007 (96,1 – 103,3 cm).
Nhóm > 48th chiều cao TB 106 cm: So với
chuẩn tăng trưởng WHO 2007 (103,3 – 110 cm).
Loại sữa và chế phẩm sữa sử dụng theo lứa
tuổi
Tỉ lệ sử dụng sữa nước tăng dần theo tháng
tuổi của trẻ (trẻ hơn 48th : 28,1%). Trẻ càng lớn,
cha mẹ sẽ có khuynh hướng sử dụng loại sữa
này vì dễ mua, dễ sử dụng, trẻ thích uống hơn
sữa pha và tiết kiệm thời gian. Tỉ lệ sử dụng sữa
bột giảm dần theo tháng tuổi của trẻ (cao nhất
trẻ 24 – 36th: 9,9%), tỉ lệ này thấp hơn nhiều so
với sữa nước.
Tỉ lệ sử dụng vừa sữa nước và sữa bột giảm
dần theo tháng tuổi của trẻ (cao nhất trẻ 24 –
36th: 24,5%). Đây có thể là kết quả về quan điểm
chọn sữa cho con của các bậc cha mẹ sống ở nội
thành TPHCM nói riêng và Việt nam nói chung.
Cha mẹ thường quan niệm sữa bột bổ và tốt hơn
sữa nước.Đối với trẻ nhỏ thì cha mẹ chăm sóc kỹ
hơn, ngoài giờ đi học về cha mẹ muốn bổ sung
dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nên pha sữa bột cho
trẻ uống trước khi ngủ. Tỉ lệ sử dụng kết hợp
đầy đủ sữa nước – sữa bột – chế phẩm sữa cho
trẻ là cao nhất cho cả ba nhóm tuổi hơn 50%.
Cha mẹ trẻ ngày nay cập nhật, bổ sung kiến
thức nhiều, điều kiện kinh tế tốt hơn ngày xưa
và ít con nên việc chăm sóc cho trẻ là ưu tiên
hàng đầu. Mặc dù trẻ đi học mầm non đã được
uống sữa, nhưng tâm lý phụ huynh lo trẻ bị
thiếu dinh dưỡng, nên trẻ về nhà cha mẹ bổ
sung sữa nước, phô mai, yaourt, váng sữavới
mong muốn con mình được khỏe mạnh hơn.
Điều này có thể góp phần cho trẻ cao hơn, giảm
tỉ lệ thấp còi so với những năm trước. Tuy nhiên
phụ huynh nên bổ dung dinh dưỡng hợp lý và
đúng cách giúp trẻ phát triển tối ưu về trí tuệ và
thể chất nhưng cũng không bị béo phì là tốt
nhất.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 55
Lượng sữa và chiều cao
Lượng sữa sử dụng < 200 ml có ảnh hưởng
đến chiều cao trung bình trẻ nhỏ 24 – 36th (khác
biệt có ý nghĩa thống kê). Bộ xương chủ yếu
được cấu tạo từ canxi, photpho, đạm. Lượng
canxi, photpho từ sữa đóng góp một phần rất
quan trọng sức khỏe con người, cung cấp phần
lớn nhu cầu canxi của cơ thể. Trong 200 ml sữa
có khoảng 250 mg canxi, trẻ từ 24th trở lên cần
khoảng 500mg/ngày (khoảng 400 ml sữa là phù
hợp). Trẻ sử dụng < 200 ml sữa/ngày có nguy cơ
dễ bị thiếu canxi nên ảnh hưởng đến sự phát
triển chiều cao tối ưu. Nhóm trẻ càng nhỏ thì tốc
độ tăng trưởng chiều cao càng nhanh, và những
thiếu hụt dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng rõ nét hơn
trong quá trình tăng trưởng của trẻ. Tuy nhiên,
sữa ít sắt và vitamin D, do đó việc sử dụng sữa
phải kết hợp chế độ ăn cân đối và đa dạng giúp
trẻ phát triển chiều cao tốt và sức khỏe ổn định.
KẾT LUẬN
Không có khác biệt về tỉ lệ SDD cấp và mạn
ở các nhóm quận.
Tỉ lệ trẻ mầm non nội thành TPHCM bị SDD
cấp: 2-2,5%, tỉ lệ SDD mạn: 1,7-5,1%.
Tỉ lệ sử dụng đa dạng sữa và chế phẩm sữa
(sữa nước + sữa bột + chế phẩm sữa) là cao nhất
ở tất cả các nhóm tuổi, hơn 50%. Nhóm 24 -36 th
sử dụng sữa nước + sữa bột 24,5%. Nhóm 36 –
48 th sử dụng sữa nước + sữa bột là 16,7% và sữa
nước là 15,6%. Nhóm > 48 th sử dụng sữa nước
là 28,1%.
Cả ba nhóm tuổi sử dụng lượng sữa phù
hợp theo khuyến nghị dành cho trẻ 450 – 600ml
là cao nhất (41,1% - 44,3% - 37,5%). Tỉ lệ sử dụng
lượng sữa từ 700ml trở lên nhiều nhất ở trẻ nhỏ
từ 24-36th (29,2%) và giảm dần khi trẻ càng lớn
(19,8%).
Nhóm 24 – 36 th sử dụng lượng sữa 700 –
900 ml là 29,2%. Nhóm 36 – 48 th sử dụng
lượng sữa 250 – 400 ml là 21,4%; 700 – 900 ml
là 24%. Nhóm > 48 th sử dụng lượng sữa 250 –
400 ml là 28,1%.
Thói quen dùng sữa bột và chế phẩm sữa
đối với nơi ở khác biệt có ý nghĩa thống kê .
Thói quen dùng sữa nước và nơi ở không có
sự khác biệt.
Trẻ 24-36 th dùng 200 ml sữa mỗi ngày có
chiều cao kém hơn, p=0,021.
Trẻ 24-36 th có sử dụng sữa bột có chiều cao
tốt hơn, p= 0,005.
Trẻ > 48 th có sử dụng sữa bột có chiều cao
kém hơn, p= 0,036.
KIẾN NGHỊ
Tiếp tục giáo dục cho cha mẹ về lợi ích của
sữa và chế phẩm sữa đối với trẻ.
Giáo dục việc sử dụng sữa hợp lý cho trẻ, tối
thiểu phải đạt > 200 ml/ngày và sử dụng hợp lý
để tránh dư cân, béo phì.
Sữa và chế phẩm sữa đều có vai trò tốt trong
phát triển chiều cao, trẻ có xu hướng sử dụng đa
dạng, nên kết hợp để trẻ uống sữa dễ dàng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huynh TTD, Dibley MJ, Sibbritt DW, Tran TMH (2007).
Prevalence of overweight and obesity in preschool chidrenand
associated socio-demographic factors in Ho Chi Minh city,
Vietnam. International Journal of pediatric Obesity,2: 40-50.
2. Huynh TTD, Dibley MJ, Sibbritt DW, Tran TMH. (2008).
Energy and macronutrient intakes in preschool children in urban
areas of Ho Chi Minh City, Vietnam. BMC Pediatr. Oct 18;8:44.
3. Lê Thi Kha Nguyên, Dương Công Hoàng Như Quỳnh, Nguyễn
Thị Thu Hậu (2010). Thói quen ăn uống, vận động, yếu tố gia
đình của trẻ béo phì. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh . 4(14),
trang 212-217.
4. Nguyễn Thị Thu Hậu (2011). Sữa và chế phẩm sữa. Vai trò của
sữa đối với sức khỏe trẻ em. Bí quyết dinh dưỡng giúp trẻ tăng
chiều cao tối ưu. NXB Phụ nữ. Tr 43-55.
5. Trần Thị Hồng Loan. (2003) Béo phì ở trẻ cấp 1, quận I, xu thế
đáng lo ngại. 2003. Hội nghị Tổng kết hoạt động 20 năm trung
tâm Dinh dưỡng thành phố HCM.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7_dac_diem_su_dung_sua_va_che_pham_sua_o_tre_mam_non_noi_tha.pdf