Về cận lâm sàng
Áp lực phổi tâm thu – PAPs
Theo y văn hầu hết các giá trị đều lớn hơn
39mmHg. TAP liên quan tim thì cao hơn nhiều
so với nhóm TAP không liên quan tim, đó là do
bất thường về cấu trúc tim, tuy nhiên trẻ không
có biểu hiện suy hô hấp nặng nề như nhóm
không liên quan tim, có lẽ trẻ đã thích nghi từ
trong bụng mẹ, trong khi đó ở nhóm TAP không
liên quan tim, áp lực phổi thấp hơn nhưng biểu
hiện lâm sàng cấp tính, nặng nề hơn.
Đường kính PDA
DPDA của nhóm liên quan tim rộng hơn
nhóm không liên quan tim (p<0,05), có thể là
liên quan tình trạng bất thường trên tim, đồng
thời với áp lực động mạch phổi trên nhóm
TAP liên quan tim lớn hơn nhiều so với nhóm
không liên quan tim. Tỷ lệ tự đóng PDA chiếm
tỷ lệ cao. Tỷ lệ tự đóng PDA càng cao khi trẻ
được cung cấp oxy đầy đủ và tình trạng
oxygen hóa máu được cải thiện.
PaO2, PaCO2, HCO3, pH, AaDO2, PaO2/FiO2
Chỉ số PaO2/FiO2 cả 2 nhóm đều giảm, chứng
tỏ tình trạng oxy hóa máu giảm và cần nồng độ
oxy cao để duy trì PaO2 không đổi. PaCO2 ở
nhóm liên quan tim có giá trị gần như bình
thường, ở nhóm không liên quan tim thì PaCO2
tăng vọt chứng tỏ có rối loạn thông khí. Ở nhóm
liên quan tim có pH giảm và PaO2 giảm nhưng
PaCO2 bình thường nói lên tình trạng thiếu oxy
hóa mô, ở nhóm không liên quan tim thì pH
máu giảm, PaO2 giảm kèm PaCO2 tăng nói lên
trẻ vừa thiếu oxy hóa mô, vừa có ứ khí CO2 cấp
do rối loạn thông khí – tưới máu. HCO3- giảm
phản ánh tình trạng toan chuyển hóa máu do
thiếu oxy hóa mô.
Chênh lệch giữa SpO2 tay và chân
Chênh lệch SpO2 tay và chân chứng tỏ có tồn
tại luồng thông từ phải qua trái, chứng tỏ áp lực
động mạch phổi lớn hơn áp lực toàn thân.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm tăng áp phổi ở trẻ sơ sinh được siêu âm tim tại bệnh viện Nhi đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Nhi Khoa 1
ĐẶC ĐIỂM TĂNG ÁP PHỔI Ở TRẺ SƠ SINH ĐƯỢC SIÊU ÂM TIM
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nguyễn Thế Quyền*, Hoàng Trọng Kim**
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của trẻ sơ sinh bị tăng áp phổi.
Phương pháp: tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: 61 trường hợp trẻ sơ sinh bị tăng áp phổi được chẩn đoán bằng siêu âm doppler màu tại bệnh viện
Nhi đồng 1 từ tháng 9-2007 đến tháng 7-2008 cho thấy: tỉ lệ TAP có liên quan tim là 36%, không liên quan tim
là 64%, nguyên nhân liên quan tim thường là thông liên thất, thông liên nhĩ. Tăng áp phổi đa số gặp ở trẻ đủ
tháng, trẻ trai gặp nhiều hơn trẻ gái, tuổi thai, CNLS, tiền căn sản khoa không liên quan với tăng áp phổi. Dị tật
bẩm sinh đi kèm thường gặp ở nhóm liên quan tim. Khởi phát bệnh sớm và biểu hiện suy hô hấp nặng ở nhóm
TAP không liên quan tim cao hơn nhóm TAP liên quan tim (56% so với 27%). Trong nhóm TAP liên quan tim
tỉ lệ viêm phổi/sepsis là 73%, trong nhóm không liên quan tim tỉ lệ này là 43%. Đa số trẻ phải hỗ trợ hô hấp với
nhiều mức độ: oxy qua canula, CPAP, thở máy với ghi nhận thông số thở máy ở nhóm TAP không liên quan tim
cao hơn.
Kết luận: Tăng áp phổi là bệnh hiếm gặp nhưng biểu hiện suy hô hấp sớm ở trẻ sơ sinh do đó cần phải có
thái độ đúng đắn để có can thiệp sớm và điều trị đặc hiệu.
ABSTRACT
CHARATERISTICS OF PULMONARY HYPERTENSION DIAGNOSED BY CARDIAC DOPPLER
ECHOGRAPHY IN NEONATES AT CHILDREN HOSPITAL NO 1, HCMC
Nguyen The Quyen, Hoang Trong Kim
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 51 - 57
Objective: to describe epidermiologic, clinical charateristics and results in management of pulmonary
hypertension in neonates.
Methods : prospective study and case series.
Results: Specimens of 61 neonates of pulmonary hypertension were diagnosed by color doppler
echocardiography showed that: the rate of pulmonary hypertension associated with congenital heart
disseases(PHCD) was 36%, and pulmonary hypertension non-associated with congenital heart disseases
(PHOCD) was 64%.The causes of congenital heart disseases were VSD, ASD. The majority of pulmonary
hypertension occured in male full-term neonates. Severe respiratory failure was observed on 56 % of PHOCD
and on 27 % of PHCD. The rate of pneumonia/sepsis was 73% on PHCD compared with 43% on PHNCD.
Most babies were treated by oxygen: CPAP, mechanical ventilation.
Conclusion: Early treatment is important.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng áp phổi ở trẻ sơ sinh là một vấn đề
tuy không mới nhưng là vấn đề cần phải quan
tâm trong suy hô hấp sơ sinh. Tỷ lệ tăng áp
phổi ở trẻ sơ sinh là khoảng 1/500 – 1/1500 trẻ
sơ sinh(2) chiếm 1% các ca nhập khoa sơ sinh,
hồi sức sơ sinh
Với mong muốn hiểu rõ hơn về vấn đề
này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả
những đặc điểm của tăng áp phổi ở trẻ sơ sinh
* Khoa Nhi, BV ĐK Cộng Hoà, TPHCM, ** Bộ môn Nhi, ĐH Y Dược TPHCM
Chuyên Đề Nhi Khoa 2
nhằm có được một bức tranh toàn cảnh về các
bệnh nhi này để việc chăm sóc, theo dõi, điều
trị được tốt hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng,
cận lâm sàng và điều trị của trẻ sơ sinh bị tăng
áp phổi đã được chẩn đoán trên siêu âm tại bệnh
viện nhi đồng 1 từ tháng 9-2007 đến tháng 7-
2008.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả trẻ sơ sinh bị tăng áp phổi được chẩn
đoán bằng siêu âm, điều trị tại bệnh viện Nhi
đồng 1 từ tháng 9-2007 đến tháng 7-2008 thoả
tiêu chí chọn bệnh và loại bệnh.
+ PAPS ≥ 25 mmHg cho trẻ ≥ 1,5 kg
+ PAPS ≥ 30 mmHg cho trẻ ≥ 3 kg (13,14).
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.
KẾT QUẢ
Có 61 ca đủ tiêu chuẩn đưa vào lô nghiên
cứu, trong đó có 22 ca trẻ sơ sinh có bất thường
về cấu trúc tim (gọi là TAP liên quan tim) và 39
ca trẻ không có bất thường về cấu trúc tim (gọi là
TAP không liên quan tim). Các bất thường về
cấu trúc tim được liêt kê, được xếp thành một
nhóm. 39 ca còn lại không tìm thấy bất kỳ bất
thường về cấu trúc tim được xếp trong một
nhóm (không liên quan tim).
Số trường hợp Tỷ lệ %
Thông liên nhĩ 7 32
Thông liên nhĩ+ Thông liên thất 6 27,3
Thông lien thất
5 22,7
Kênh nhĩ thất 1 4,5
Thông liên nhĩ+Hẹp van ĐM chủ 1 4,5
Hoán vị đại ĐM+Thông liên thất 1 4,5
Bất thường TM phổi đổ về tim 1 4,5
Đặc điểm về dịch tể học
Tuổi thai (tuần)
TAP chung (n = 61): 36,75 ± 3,03 (28 – 43)
TAP liên quan tim (n=22): 36,78 ± 2,6 (30 –
40,5).
TAP không liên quan tim (n=39): 36,71 ±
3,21(28 – 43)
Giới tính
TAP chung (n = 61) : Nam 70%
TAP liên quan tim (n=22): Nam 54%
TAP không liên quan tim (n=39) : Nam 79%
Nơi sinh
BV Tỉnh 46%, BV TP HCM 41%, BV quận
8%, Nhà bảo sanh 5%.
Đặc điểm lâm sàng
Cân nặng lúc sanh (CNLS)(kg) :
TAP chung (n = 61): 2,65 ± 0,72 (1,2 – 4,3)
TAP liên quan tim (n=22): 2,52 ± 0,64 (1,45 –
3,9)
TAP không liên quan tim (n=39) : 2,76 ± 0,80
(1,2 – 4,3)
Lý do nhập viện
90,1% là tuyến dưới chuyển đến.
9,9% là tự đến
Mổ bắt con
-TAP liên quan tim 7 ca (32%): Ngôi mông (3
ca),Vết mổ cũ (1 ca), Sanh đôi (1 ca), Đa ối (1 ca),
Ối vỡ sớm – sanh non (1 ca).
-TAP không liên quan tim 12 ca (30,7%): Ngôi
mông (2 ca),Vết mổ cũ (3 ca), Nhau tiền đạo (1
ca), thai già tháng (2 ca), Đa ối (2 ca), Ối vỡ sớm –
sanh non (2 ca).
Bệnh lý mẹ lúc mang thai
* Nhóm TAP liên quan tim 5 ca: Rubella (2 ca),
Sốt xuất huyết (1 ca), Chó cắn chích 6 mũi vaccin
dại (1 ca), Dọa sẩy phải dùng thuốc giảm cơn gò
(1 ca)
* Nhóm TAP không liên quan tim 4 ca: Rubella
(1 ca), Bướu máu mổ lúc thai 4 tuần (1ca), Viêm
gan B (1 ca), Tăng huyết áp (1ca).
Dị tật bẩm sinh đi kèm
* Nhóm TAP liên quan tim :Có 10 ca, 45%
Bệnh lý N
Thoát vị thành bụng 1
Dị tật tai, teo thực quản 1
Teo hỗng tràng, vô thận (T), xẹp não thất (P) 1
Chuyên Đề Nhi Khoa 3
Dị tật tai, chẻ vòm, chân tay khèo, không hậu môn 1
Dị dạng sinh dục, chẻ vòm, dị dạng bàn tay 1
Thừa ngón 1
Thoát vị rốn 1
Dị tật khớp háng, sứt môi, chẻ vòm, dị dạng thận 1
Hội chứng Pierre Robin, tay dị dạng 1
*Nhóm TAP không liên quan tim: có 8 ca, 20,5%
Bệnh lý N
Đục thủy tinh thể hai bên 1
Hội chứng Down 1
Không hậu môn 1
Thoát vị rốn 1
Teo thực quản 2
Tịt mũi sau 1
Tắc tá tràng 1
Giá trị trung bình Apgar 1 phút
TAP chung (n = 61): 5,12 ± 1,86
TAP liên quan tim (n=22): 7 ± 1,38 (4 – 8)
TAP không liên quan tim (n=39): 5 ± 2,14 (1 –
8)
Giá trị trung bình Apgar 5 phút
TAP chung (n = 61): 7,72 ± 1,43
TAP liên quan tim (n=22): 9 ± 1,14 (6 – 10)
TAP không liên quan tim (n=39): 7 ± 1,59 (4 –
9)
Ngày tuổi khởi bệnh (ngày)
TAP chung (n = 61) : 2,73 ± 3,47
TAP liên quan tim (n=22): 3,9 ± 5,74 (1 – 25)
TAP không liên quan tim (n=39): 2, 08 ± 2,22
(1 – 12)
Nhịp tim
TAP chung (n = 61) : 147 ± 22
TAP liên quan tim (n=22): 159 ± 17 (130 –
180)
TAP không liên quan tim (n=39): 141 ± 25
(110 – 190)
Giá trị trung vị chỉ số Silverman :
TAP chung (n = 61) : 7 (1 – 10)
TAP liên quan tim (n=22): 4 (1 – 9)
TAP không liên quan tim (n=39) : 7 (1 – 10)
Bệnh lý hô hấp đi kèm
*TAP chung: Không: 23%, Viêm phổi/sepsis:
54%, Bệnh màng trong: 9%, Thoát vị hoành: 9%,
Hít ối phân su: 5%
*TAP liên quan tim: Không: 27%,Viêm
phổi/sepsis: 73%
*TAP không liên quan tim: Không:
24%,Viêm phổi/sepsis: 43%, Bệnh màng trong:
13%, Thoát vị hoành: 13%, Hít ối phân su: 7%
Đặc điểm cận lâm sàng
Giá trị trung bình Áp lực phổi tâm thu
(mmHg)
TAP chung (n = 61): 43,75 ± 12,70 (30 – 85)
TAP liên quan tim (n=22): 51,3 ± 14,3 (42 – 85)
TAP không liên quan tim (n=39): 39,5 ± 11,8
(30 – 60)
Đường kính PDA (mm)
TAP chung (n = 61) : 2,80 ± 0,87 (1,4 – 4,1)
TAP liên quan tim (n=22): 3,33 ± 0,97 (2 – 4,1)
TAP không liên quan tim (n=39): 2,51 ± 0,79
(4–9)
PaO2 thấp nhất (mmHg)
TAP chung (n = 61) 62,79 ± 28,35: 2,80 ± 0,87
(21,4 – 153,8)
TAP liên quan tim (n=22): 69,1 ± 35,093,33 ±
0,97 (37 – 153,8)
TAP không liên quan tim (n=39): 59,24 ±
24,55 (21,4 – 100)
Giá trị trung bình PaCO2 tối đa (mmHg):
TAP chung (n = 61) : 50 ± 19,26 (21 – 134)
TAP liên quan tim (n=22): 39,79 ± 10,43 (21–
60,5)
TAP không liên quan tim (n=39): 55,75 ±
24,25 (28,4 – 134)
Giá trị trung bình HCO3 (mEq/l)
TAP chung (n = 61): 17,59 ± 5,55 (3,7 – 23,7)
TAP liên quan tim (n=22): 16,67 ± 6,13 (3,7–
23,7)
TAP không liên quan tim (n=39): 18,12 ± 5,2
(5,9 – 22,6)
Giá trị trung bình. pH
Chuyên Đề Nhi Khoa 4
TAP chung (n = 61): 7,25 ± 0,18 (6,54 – 7,4)
TAP liên quan tim (n=22): 7,29 ± 0,15 (6,83 –
7,4)
TAP không liên quan tim (n=39): 7,23 ± 0,2
(6,54 – 7,4)
Giá trị trung bình FiO2 tối đa:
TAP chung (n = 61) : 0,53 ± 0,317 (0,21 – 1)
TAP liên quan tim (n=22): 0,4 ± 0,314 (0,21-1)
TAP không liên quan tim (n=39): 0,6 ± 0,32
(0,4 – 1)
Giá trị trung bình PaO2 / FiO2
TAP chung (n = 61): 244 ± 142
TAP liên quan tim (n=22): 259 ± 184
TAP không liên quan tim (n=39) 236 ± 177
Giá trị trung bình AaDO2 (mmHg)
TAP chung (n = 61) : 225 ± 222
TAP liên quan tim (n=22): 230 ± 228
TAP không liên quan tim (n=39): 223 ± 219
Chênh lệch SpO2 tay và chân: có 8 ca
- 2 ca chênh lệch tay và chân trên 10% trong
TAP liên quan tim chiếm 9%.
+ Hoán vị đại động mạch: 1 ca
+ CIA + hẹp động mạch chủ: 1 ca
- 6 ca chênh lệch trong TAP không liên quan
tim chiếm 15,4%.
+ Thoát vị hoành: 3 ca
+ Hít ối phân su: 2 ca
+ Viêm phổi kèm tràn khí màng phổi: 1 ca.
Đặc điểm điều trị
Shock và sử dụng thuốc vận mạch:có 14 ca
shock chiếm 23%
*TAP liên quan tim: cả 4 ca shock đều sử
dụng thuốc vận mạch từ 2 loại trở lên, tất cả là
tử vong.
*TAP không liên quan tim có 10 ca shock,
trong đó 4 ca sử dụng 2 loại thuốc vận mạch trở
lên và 6 ca chỉ sử dụng 1 loại thuốc vận mạch, có
4 ca tử vong chiếm 40%.
Yêu cầu oxy
* TAP liên quan tim (n=22): không yêu cầu
28%, thở cannula 21%, thở CPAP 13%, thở máy
38%.
*TAP không liên quan tim (n=39): không yêu
cầu 28%, thở cannula 21%, thở CPAP 13%, thở
máy 38%.
**Trong nhóm thở máy (n = 23)
TAP liên quan
tim (n = 7)
TAP không liên
quan tim (n = 16)
PIP (mmHg)
Trung vị (khoảng)
17 (14 – 20) 26 (13 – 45)
OI (Trung vị) (khoảng) 20 (3 – 54) 28 (5 – 116)
FiO2(Trung
vị)(khoảng)
0,6 (0,6 – 1) 1 (0,99 – 1)
PEEP (mmHg)
Trung vị (khoảng)
5 (4 – 6) 6 (5 – 20)
Ngày tuổi thở máy
Trung bình ±SD
12,71± 11,05 1,4 ± 1,36
Thời gian thở máy
Trung bình ±SD
5,15 ± 4,20 8,10 ± 8,06
Tử vong ở trẻ thở máy
n (%)
5 (71) 4 (25)
Số ca tử vong (9 ca)
- TAP liên quan tim: 5 ca (55%)
- TAP không liên quan tim: 4 ca (45%).
BÀN LUẬN
Nếu xét tổng các ca thông liên thất gồm đơn
thuần và kết hợp thì số ca có thông liên thất
chiếm tới 54,5%.
*Về dịch tể học
Tuổi thai
Tỷ lệ trẻ trên 37 tuần trong nhóm TAP liên
quan tim chiếm 71,4%; nhóm TAP không liên
quan tim là 64% (p > 0,05). Ta có nhận xét là tăng
áp phổi xảy ra trên những trẻ có tuổi thai đủ
tháng hơn là non tháng.
Giới tính:
Tỷ lệ nam trong nghiên cứu của chúng tôi
chiếm tới 70%, trong đó TAP liên quan tim tỷ lệ
nam là 54% (nam/nữ = 1,2/1), TAP không liên
quan tim tỷ lệ nam tới 79% (nam/nữ = 3,8/1).
Nơi sanh
Trong 61 ca thì tỷ lệ trẻ sanh tại bệnh viện
tuyến tỉnh chiếm 46%, trẻ sinh tại bệnh viện
Chuyên Đề Nhi Khoa 5
tuyến thành phố Hồ Chí Minh là 41%, sanh tại
bệnh viện tuyến huyện/quận chiếm 8% và sanh
tại nhà bảo sanh tư chiếm 5%.
*Về lâm sàng
Cân nặng lúc sanh
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ trẻ
có CNLS ≤ 2,5kg ở nhóm TAP liên quan tim
chiếm tới 50%. Trong khi ở nhóm TAP không
liên quan tim thì tỷ lệ trẻ ≤ 2,5kg chỉ chiếm
37% (p >0,05).
Lý do nhập viện
Trong 61 ca thì hầu hết là tuyến dưới
chuyển (90,1%) chỉ có 9,9% là tự đến. Những ca
tự đến là những ca trẻ đã được cho xuất viện sau
sanh nhưng sau đó có bất thường về hô hấp và
được cho nhập viện trở lại.
Mổ bắt con
Tổng cộng có 19 ca (31,1%).Theo y văn thì tỉ
lệ này khá cao >40%. Mổ bắt con chứng tỏ có bất
thường lúc mẹ mang thai và sanh góp phần làm
trẻ bị ngạt lúc sanh.
Bệnh lý mẹ lúc mang thai
Có 9 trường hợp ghi nhận là có bất thường
lúc mang thai, những trường hợp còn lại hoặc
là không nhớ rõ hoặc không mắc bệnh gì. Bệnh
lý mẹ lúc mang thai là yếu tố góp phần lên trẻ
lúc sanh.
Dị tật bẩm sinh khác đi kèm
Dị tật bẩm sinh ở nhóm TAP liên quan tim
nhiều hơn chiếm 45% (n = 10). Dị tật bẩm sinh ở
nhóm TAP không liên quan tim ít hơn chỉ có 20,5
(p <0,05). Các trẻ sơ sinh bị bất thường bẩm sinh
thường đi kèm với đa dị tật, trong đó có tim và
những cơ quan khác. Ta nhận thấy trong nhóm
TAP liên quan tim, dị tật từ 2 trở lên, trong khi dị
tật trong nhóm TAP không liên quan tim thì dị
tật chỉ có 1 dị tật.
Apgar 1 phút
Nhận xét thấy trong nhóm TAP không liên
quan tim thì Apgar 1 phút thấp hơn, nhóm này
tỷ lệ trẻ có Apgar dưới 4 điểm chiếm 13%, Apgar
4 – 6 điểm chiếm 36% và Apgar > 6 điểm chiếm
51%. Trong khi đó ở nhóm TAP liên quan tim thì
hầu hết (77%) trẻ sanh ra không bị ngạt (Apgar >
6 điểm), ngạt nhẹ (4 – 6 điểm) chỉ có 23%. Nếu
xét tỷ lệ trẻ có Apgar 1 phút ≤ 6 điểm thì tỷ lệ
trong TAP không liên quan tim chiếm tới
49%.Theo y văn thì tỉ lệ ngạt chiếm khá cao.
Ngạt là một trong những nguyên nhân gây nên
TAP ở trẻ sơ sinh.
Apgar 5 phút
Trong nhóm TAP liên quan tim 95% Apgar
sau 5 phút là > 6 điểm, chỉ có 1 ca (5%) có Apgar
là 4 – 6 điểm. Trong nhóm TAP không liên quan
tim thì Apgar sau 5 phút 4 – 6 điểm chiếm tới
26% (p <0,05).
Ngày tuổi khởi bệnh
Nhóm TAP liên quan tim có tỷ lệ trẻ có
ngày tuổi ≤ 24h chiếm 45%, nhóm TAP không
liên quan tim chiếm tới 74% (p <0,05). Nhóm
tuổi từ 24 – 72h thì ở nhóm liên quan tim
chiếm 14%, nhóm không liên quan tim không
có ca nào. Nhóm tuổi ≥ 72h thì nhóm liên quan
tim chiếm 41%, nhóm không liên quan tim
chiếm 36%. Nhóm trẻ sơ sinh TAP không liên
quan tim có ngày tuổi khởi bệnh sớm hơn và
thường là dưới 24h. Trong khi nhóm liên quan
tim khởi bệnh trễ hơn.
Chỉ số Silverman
Nhóm TAP liên quan tim, tỷ lệ số ca có
Silverman > 5 là 27%, trong khi nhóm TAP
không liên quan tim thì chiếm tới 56% (p <0,05).
Như vậy nhóm bệnh TAP không liên quan tim
có biểu hiện suy hô hấp nặng hơn nhóm liên
quan tim.
Nhịp tim
Nhịp tim của nhóm TAP liên quan tim
nhanh hơn nhóm không liên quan tim, có thể là
do bất thường về tim nên ảnh hưởng đến huyết
động học, làm tim phải bù trừ, làm tăng nhịp tim
và sức co bóp cơ tim, đồng thời với tình trạng
tăng áp phổi làm tăng gánh lên tim.
Bệnh lý hô hấp đi kèm
Chuyên Đề Nhi Khoa 6
So sánh giữa 2 nhóm thì tỷ lệ viêm phổi hay
sepsis ở nhóm liên quan tim chiếm tỷ lệ cao hơn
(p<0,05). Rõ ràng nhận xét thấy tỷ lệ nhiễm
khuẩn viêm phổi/sepsis cao ở cả 2 nhóm. Nhiễm
khuẩn là một trong những nguyên nhân gây
TAP.
*Về cận lâm sàng
Áp lực phổi tâm thu – PAPs
Theo y văn hầu hết các giá trị đều lớn hơn
39mmHg. TAP liên quan tim thì cao hơn nhiều
so với nhóm TAP không liên quan tim, đó là do
bất thường về cấu trúc tim, tuy nhiên trẻ không
có biểu hiện suy hô hấp nặng nề như nhóm
không liên quan tim, có lẽ trẻ đã thích nghi từ
trong bụng mẹ, trong khi đó ở nhóm TAP không
liên quan tim, áp lực phổi thấp hơn nhưng biểu
hiện lâm sàng cấp tính, nặng nề hơn.
Đường kính PDA
DPDA của nhóm liên quan tim rộng hơn
nhóm không liên quan tim (p<0,05), có thể là
liên quan tình trạng bất thường trên tim, đồng
thời với áp lực động mạch phổi trên nhóm
TAP liên quan tim lớn hơn nhiều so với nhóm
không liên quan tim. Tỷ lệ tự đóng PDA chiếm
tỷ lệ cao. Tỷ lệ tự đóng PDA càng cao khi trẻ
được cung cấp oxy đầy đủ và tình trạng
oxygen hóa máu được cải thiện.
PaO2, PaCO2, HCO3, pH, AaDO2, PaO2/FiO2
Chỉ số PaO2/FiO2 cả 2 nhóm đều giảm, chứng
tỏ tình trạng oxy hóa máu giảm và cần nồng độ
oxy cao để duy trì PaO2 không đổi. PaCO2 ở
nhóm liên quan tim có giá trị gần như bình
thường, ở nhóm không liên quan tim thì PaCO2
tăng vọt chứng tỏ có rối loạn thông khí. Ở nhóm
liên quan tim có pH giảm và PaO2 giảm nhưng
PaCO2 bình thường nói lên tình trạng thiếu oxy
hóa mô, ở nhóm không liên quan tim thì pH
máu giảm, PaO2 giảm kèm PaCO2 tăng nói lên
trẻ vừa thiếu oxy hóa mô, vừa có ứ khí CO2 cấp
do rối loạn thông khí – tưới máu. HCO3- giảm
phản ánh tình trạng toan chuyển hóa máu do
thiếu oxy hóa mô.
Chênh lệch giữa SpO2 tay và chân
Chênh lệch SpO2 tay và chân chứng tỏ có tồn
tại luồng thông từ phải qua trái, chứng tỏ áp lực
động mạch phổi lớn hơn áp lực toàn thân.
*Về điều trị
Shock và sử dụng thuốc vận mạch
Trẻ ở nhóm liên quan có biểu hiện shock
nặng nề hơn, phải sử dụng 2 loại thuốc vận
mạch trở lên và tất cả đều tử vong.
Yêu cầu oxy
Tình trạng suy hô hấp ở trẻ TAP không liên
quan tim nặng nề hơn liên quan tim, yêu cầu oxy
để đưa PaO2 ≥ 60mmHg cao hơn, các chỉ số thở
máy hầu như cao hơn đáng kể so với nhóm liên
quan tim, nhưng tỷ lệ tử vong ở nhóm liên quan
tim khi thở máy lại cao hơn. Có thể là ở nhóm
không liên quan tim, bệnh lý nền chủ yếu là do
bệnh lý hô hấp nên khi đã khắc phục được tình
trạng hô hấp trẻ sẽ vượt qua được, còn ở nhóm
TAP liên quan tim bệnh lý nền hô hấp kết hợp
với bất thường tim mạch nên khi đã nặng rồi
hầu như là tử vong.
Số ca tử vong
5 ca tử vong của nhóm liên quan tim đều thở
máy và có shock phải sử dụng 2 loại thuốc vận
mạch trở lên, 4 ca tử vong của nhóm không liên
quan tim đều có thở máy và shock.
Kết luận
Tăng áp phổi là bệnh hiếm gặp nhưng biểu
hiện suy hô hấp sớm ở trẻ sơ sinh do đó cần phải
có thái độ đúng đắn để có can thiệp sớm và điều
trị đặc hiệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baquero Hernando (2006), “Oral sildenafil in infants with
persistant pulmonary hypertension of the new born : A pilot
randomized blinded study”, Pediatrics 2006 (117), p. 1077 –
1083
2. Bernstein Dianiel (2004), “Persistent pulmonary hypertension
of the neonate”, “Pulmonary hypertension”, Nelson’s textbook
of pediatrics, 17th edition, Saunder, p. 1481 – 1488
3. Cornfield David N. (1999), “Randomized controlled trial of
low dose inhaled nitric oxide in the treatment of term and
near-term infants with respiratory failure and pulmonary
hypertension”, Pediatrics 1999 (104), p. 1089 – 1094
4. Evans Nick (1998), “Range of echo cardiographic findings in
term neonates with high oxygen requirements”, Arch Dis.
Child. Fetal Neonatal, Edition 1998 (78), p. 105 – 111.
Chuyên Đề Nhi Khoa 7
5. Evans Nick (2005), “Which inotrope for which baby”, Arch
Dis. Child. Fetal Neonatal edition 2006 (91), p. 213 – 220.
6. Graves D.Ernest III et al (1993), “Persistent pulmonary
hypertension in the neonatal”, Chest 1993, p. 650 – 658
7. Hoàng Trọng Kim (2006),”Bệnh tim bẩm sinh”, Nhi khoa
chương trình Đại học, Nhà xuất bản Y học, tr. 9 – 68.
8. Pearson L Delinda. (2001), “Neonatal pulmonary
hypertension”, New England Journal of Medicine, Vol. 344, No.
21, edition 2001
9. Sehgal Arvind (2004), “Experience with inhaled nitric oxide
therapy in hypoxic respiratory failure of the new born”, The
Indian Journal of Chest Diseases 2005, Vol. 47, p. 245 – 248.
10. Satoshi Kusuda (1998), “Cerebral blood flow during treatment
for pulmonary hypertension”, Arch Dos Child fetal neonatal Ed
1999 (80), p. 30 – 33.
11. Sernich Steffan (2006), “Noninvasive assessment of the right
and left venticular function in neonates with congenital
Diaphragmatic Hernia with persistent pulmonary
Hypertension before and after surgical repair”, The Ochsner
journal, Vol. 6, No. 2, 2006, p. 48 – 53.
12. S.J.Clark (2001), “Measurement of right ventricular volume in
healthy term and preterm neonates”, Archives of disease in
childhood – Fetal and Neonatal, Edition 2002 (87), p. 89 – 93.
13. Verma Bela et al (2006), “Persistent pulmonary hypertension
among neonates with sepsis”, Indian Journal of Pediatrics (73),
p. 250 – 251.
14. Vermold Hans T. et al (1981), “Aortic blood pressure during
the first 12 hours of life in infants with birth weight 610 to
4,210 grs”, Pediatrics (67), p. 607 – 613.
Chuyên Đề Nhi Khoa 8
Chuyên Đề Nhi Khoa 9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_tang_ap_phoi_o_tre_so_sinh_duoc_sieu_am_tim_tai_ben.pdf