Quần xã tre, gỗ hỗn giao ở Khu BTTN Tây Yên Tử có cấu trúc hai tầng đó là tầng cây gỗ
và tầng tre. Tầng cây gỗ, mật độ cây gỗ có D1.3 ≥ 6cm là 725 cây/ha gồm các loài như trâm tía
(Syzygium cinereum), dẻ (Castanopsis indica), chẹo tía (Engelhardtia roxburghiana), trám chim
(Canarium tonkinense), thôi chanh (Euodia bodinieri), trâm trắng (Syzygium wightianum),
chay (Artocarpus tonkinensis), chò chỉ (Parashorea chinensis). Tầng tre, mật độ khá lớn
14800 cây/ha gồm các loài như giang đặc (Melocalamus compartiflorus), tre giàng
(Dendrocalamus patellaris), tre dựng nhà (Dendrocalamus sp.), tre ngà (Bambusa blumeana).
Quần xã tre, gỗ hỗn giao có cấu trúc 2 tầng, theo thời gian phục hồi mật độ cây gỗ tăng từ
425 cây/ha (4 năm) lên 1075 cây/ha (10 năm); mật độ tre: 8400 cây/ha (4 năm) lên 28125 cây/ha
(8 năm) sau đó giảm xuống còn 17500 cây/ha (10 năm); độ che phủ 80-100%. Theo thời gian
phục hồi tỷ lệ cây già tăng nhưng chất lượng giảm dần. Tỷ lệ cây tốt có sự biến động ở các tuổi
rừng khác nhau từ 66,0% (tuổi 4) xuống còn 54,8% tổng số cây (tuổi 10), trung bình tăng từ
23,4% (tuổi 4) lên 27,4% (tuổi 10) tổng số cây, xấu biến động từ 10,6% đến 19,4% tổng số cây
ở các tuổi khác nhau.
4 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm thảm thực vật tre gỗ hỗn giao ở khu bảo tồn thiên nhiên tây Yên tử tỉnh Bắc Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5
1359
Đ C ĐIỂM THẢM THỰC VẬT TRE GỖ HỖN GIAO Ở
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN TỬ TỈNH BẮC GIANG
NGUYỄN VĂN HOÀN
Trường i h ng-L ắ Giang
NGUYỄN THỊ YẾN
Trường i h T i ng yên v M i rường i
Các hệ sinh thái rừng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Tây Yên Tử có vị trí vô
cùng quan trọng đối với phòng hộ, môi trường và điều tiết khí hậu cho khu vực; bảo vệ nguồn
gen và tính đa dạng sinh học ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Do nằm ở vị trí có địa hình cao,
dốc, hiểm trở nên rừng tự nhiên ở Khu BTTN Tây Yên Tử có những khu vực rừng còn tương
đối nguyên vẹn, với một quần thể sinh vật phong phú, đa dạng, đặc trưng cho vùng Đông Bắc
Việt Nam. Rừng hỗn giao tre, gỗ ở Khu BTTN Tây Yên Tử phân bố ở nhiều địa hình khác
nhau, chủ yếu ở chân núi khu bảo vệ nghiêm ngặt, chân đồi thuộc phân khu phục hồi sinh thái
có độ cao dưới 300m, được hình thành chủ yếu sau khai thác. Đây là nguồn cung cấp măng
cho người dân, giúp người dân có thêm thu nhập, đồng thời cũng cung cấp nguồn nguyên liệu
cho người dân xây dựng nhà cửa. Tuy nhiên trong những năm gần đây rừng hỗn giao tre, gỗ
đã bị suy giảm nhiều do người dân vào rừng khai thác măng và chặt tre nứa bán ra thị tường.
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Các trạng thái thảm thực vật tre gỗ hỗn giao phục hồi tự nhiên ở Khu BTTN Tây Yên Tử
(Bắc Giang).
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp "lấy không gian bù thời gian" trong nghiên cứu diễn thế phục hồi rừng: Chọn
các thảm thực vật tương đồng về điều kiện lập địa theo thời gian phục hồi 2, 4, 6, 8 năm. Thu
thập số liệu, so sánh đánh giá cho từng chỉ tiêu.
Điều tra chi tiết các ô tiêu chuẩn: Sử dụng diện tích OTC điển hình 100m2 (10m × 10m) cho
cả 4 thời gian phục hồi. Cây gỗ đo, đếm, xác định tên loài những cây có D1.3 ≥ 6cm. Đo đếm
toàn bộ các loài tre ở vị trí D1.3.
- Đánh giá chất lượng tre, gỗ theo phẩm chất: Cây tốt (A): Cây mọc thẳng, có sinh lực tốt,
không sâu bệnh và không bị cây khác chèn ép. Cây xấu (C): Cây thân hình xấu hoặc nghiêng,
sâu bệnh, bị cây khác chèn ép. Cây trung bình (B): Cây còn lại.
- Cấp tuổi của tre được phân thành 3 cấp: Cây non: Cây dưới 1 năm tuổi, thân còn bẹ măng,
lá non; Cây bánh tẻ: Cây 1 đến 3 năm tuổi, thân không còn bẹ măng, lá định hình; Cây già: Cây
trên 3 năm tuổi, thân một số cây có phấn trắng, gõ vào thân cây có tiếng kêu đanh.
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Đặc điểm cấu trúc rừng tre, gỗ hỗn giao
Rừng hỗn giao tre, gỗ ở Khu BTTN Tây Yên Tử được hình thành chủ yếu từ rừng sau khai
thác trắng và sau nương rẫy, phân bố nhiều ở phân ban Thanh-Lục-Sơn và phân khu phục hồi
sinh thái Đồng Khao.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5
1360
ng 1
Cấu trúc rừng tre, gỗ hỗn giao
Chỉ tiêu
Hỗn giao tre gỗ
Tre Gỗ
Mật độ (cây/ha) 14800 725
Chất lượng
(%)
Tốt 42,65
Trung bình 35,29
Xấu 22,06
Đường kính (cm) 2,79
Chiều cao (m) 5,80
Tổ thành cây gỗ tầng cao
1. Trâm tía Syzygium cinereum 27,59
2. Chân hương Euodia bodinieri 10,34
3. Trâm trắng Syzygium wightianum 10,34
4. Chay Artocarpus tonkinensis 10,34
5. Trám chim Canarium tonkinense 6,90
4. Chẹo Engelhardtia roxburghiana 6,90
7. Dẻ Castanopsis indica 6,90
8. Chò chỉ Parashorea chinensis 6,90
Kết quả phân tích số liệu được trình bày ở bảng 1 cho thấy: Rừng có cấu trúc hai tầng, tầng
cây gỗ, mật độ cây gỗ có D1.3 ≥ 6cm là 725 cây/ha gồm các loài như trâm tía (Syzygium
cinereum), dẻ (Castanopsis indica), chẹo tía (Engelhardtia roxburghiana), trám chim
(Canarium tonkinense), chân hương (Euodia bodinieri), trâm trắng (Syzygium wightianum),
chay (Artocarpus tonkinensis), chò chỉ (Parashorea chinensis)... Quần hệ tre có mật độ khá lớn,
14800 cây/ha gồm các loài như giang đặc (Melocalamus compartiflorus), tre giàng
(Dendrocalamus patellaris), tre dựng nhà (Dendrocalamus sp.), tre ngà (Bambusa blumeana).
Tre có chiều cao trung bình 5,8m và đường kính 2,79cm. Cây tốt chiếm 42,65%, trung bình
35,29%, xấu 22,06%. Rừng hỗn giao tre gỗ cung cấp một lượng măng tre khá lớn, đã phần nào
cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân sống ở vùng đệm cũng như vùng lõi Khu Bảo tồn.
2. Sự thay đổi mật độ, độ che phủ trong các điều kiện cụ thể
Rừng hỗn giao tre, gỗ ở Khu BTTN Tây Yên Tử và vùng phụ cận chủ yếu được hình thành
sau nương rẫy và sau khai thác trắng. Kết quả phân tích 36 OTC ở các thời gian phục hồi của
thảm thực vật tre, gỗ hỗn giao phục hồi sau nương rẫy và sau khai thác ở phân khu phục hồi
sinh thái Đồng Thông và phân khu phục hồi sinh thái Đồng Khao về đặc điểm tái sinh theo thời
gian phục hồi từ 4 đến 10 năm được trình bày ở bảng 2.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5
1361
ng 2
Đặc điểm tái sinh của rừng tre, gỗ hỗn giao
Thời gian
(năm)
t độ
(cây/ha)
Đường kính
(cm)
Chiều cao
(m)
Độ che phủ
(%)
Cây gỗ
(cây/ha)
4 8400 2,12 3,85 80 425
6 19375 2,49 4,99 95 500
8 28125 2,55 5,47 100 650
10 17500 2,86 5,73 100 1075
Rừng có cấu trúc hai tầng, thời gian phục hồi 4 năm mật độ tre là 8400 cây/ha có đường
kính trung bình 2,12cm, chiều cao trung bình 3,85m, có độ che phủ 80%. Mật độ cây gỗ 425
cây/ha. Mật độ tre tăng dần khi thời gian phục hồi tăng: Ở thời gian 8 năm là 28125 cây/ha, có
chiều cao trung bình 5,47m, đường kính trung bình 2,55cm, mật độ cây gỗ là 650 cây/ha; ở
thời gian phục hồi 10 năm mật độ tre lại giảm đi đáng kể còn 17500 cây/ha, đường kính trung
bình là 2,86cm, chiều cao trung bình 5,73m, cây gỗ là 1075 cây/ha. Hiện tượng trên là do tre
sinh sản lan rộng chủ yếu bằng con đường vô tính, theo cách phân nhánh trên thân ngầm mọc
tản làm cho số lượng cây tăng nhanh liên tục. Khi thời gian phục hồi dài chất lượng của tre có
xu hướng giảm, đồng thời mật độ cây gỗ tăng cũng làm cho mật độ của tre có xu hướng giảm.
Theo Koichiro Ueda (1960) tre phát triển từ các chồi trên thân ngầm, kích thước của thân
ngầm được xem là nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của thân khí sinh. Trong cùng một loài
thân ngầm cùng tuổi như nhau thì có xu hướng là từ các thân ngầm to mập sẽ phát triển lên
những thân khí sinh kích thước lớn, còn từ thân ngầm bé, mảnh thì có thân khí sinh nhỏ. Giữa
các loài với nhau cũng có xu hướng như thế, các chồi ở gần cây tre mẹ mọc lên thành cây khí
sinh có kích thước lớn hơn so với các chồi nằm cách xa cây mẹ. Rừng sau khi khai thác trắng,
đốt nương thân ngầm vẫn còn trong đất, nên khi gặp điều kiện thuận lợi trên các đốt của thân
ngầm nảy mầm sinh trưởng và phát triển nên mật độ rất lớn. Ở thời gian phục hồi ngắn do
điều kiện đất đai còn nghèo dinh dưỡng nên thân ngầm có kích thước nhỏ dẫn đến kích thước
của thân tre khí sinh cũng nhỏ, theo thời gian tính chất lý hóa đất được cải thiện làm cho kích
thước của thân ngầm lớn dẫn đến kích thước đường kính, chiều cao cũng tăng theo. Vì vậy,
theo thời gian phục hồi sự sinh trưởng của tre về đường kính tương ứng với sự biến đổi tính
chất lý hóa của đất.
3. Chất lượng cây tái sinh
Tỷ lệ tre già, bánh tẻ, non phản ánh quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng. Kết quả
đánh giá chất lượng của tre được trình bày ở bảng 3 cho thấy: Cùng với sự tăng về đường kính,
chiều cao cây là sự biến đổi về thành phần cấu trúc theo tuổi của tre. Theo thời gian tỷ lệ cây già
tăng dần từ 25,5% tổng số cây ở thời gian phục hồi 4 năm lên 47,6% ở thời gian phục hồi 10
năm. Cây bánh tẻ, cây non giảm theo thời gian phục hồi, cây bánh tẻ từ 36,2% xuống còn
20,2%, cây non từ 38,3% xuống còn 32,2% tổng số cây. Cùng với sự biến đổi về tỷ lệ cây là sự
biến đổi về nhóm tuổi, khi thời gian phục hồi dài mật độ cây tăng lên, các cá thể trong loài cạnh
tranh nhau về dinh dưỡng. Theo Koichiro Ueda (1960) những cây có kích thước lớn nhiều lá sẽ
đồng hóa được nhiều chất dinh dưỡng, nên thân khí sinh mọc từ chồi có kích thước lớn hơn.
Theo thời gian phục hồi mật độ cây tăng, số lượng cây khí sinh mọc ra từ những cây bé, mảnh
nhiều và thiếu ánh sáng nên tỷ lệ cây tốt có sự biến động ở các tuổi rừng khác nhau từ 66,0%
(tuổi 4) xuống còn 54,8% tổng số cây (tuổi 10), trung bình tăng từ 23,4% (tuổi 4) lên 27,4%
(tuổi 10) tổng số cây, xấu biến động từ 10,6% đến 19,4% tổng số cây ở các tuổi khác nhau.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5
1362
ng 3
Tỷ lệ tre già, non, bánh tẻ và chất lượng tre tái sinh
Thời gian
(năm)
Tỷ lệ (%) tre Chất lượng (%) tre
Già Bánh tẻ Non Tốt Trung bình Xấu
4 25,5 36,2 38,3 66,0 23,4 10,6
6 38,8 25,5 35,7 56,1 24,5 19,4
8 42,2 23,0 34,8 64,4 23,0 12,6
10 47,6 20,2 32,2 54,8 27,4 17,9
III. KẾT LUẬN
Quần xã tre, gỗ hỗn giao ở Khu BTTN Tây Yên Tử có cấu trúc hai tầng đó là tầng cây gỗ
và tầng tre. Tầng cây gỗ, mật độ cây gỗ có D1.3 ≥ 6cm là 725 cây/ha gồm các loài như trâm tía
(Syzygium cinereum), dẻ (Castanopsis indica), chẹo tía (Engelhardtia roxburghiana), trám chim
(Canarium tonkinense), thôi chanh (Euodia bodinieri), trâm trắng (Syzygium wightianum),
chay (Artocarpus tonkinensis), chò chỉ (Parashorea chinensis)... Tầng tre, mật độ khá lớn
14800 cây/ha gồm các loài như giang đặc (Melocalamus compartiflorus), tre giàng
(Dendrocalamus patellaris), tre dựng nhà (Dendrocalamus sp.), tre ngà (Bambusa blumeana).
Quần xã tre, gỗ hỗn giao có cấu trúc 2 tầng, theo thời gian phục hồi mật độ cây gỗ tăng từ
425 cây/ha (4 năm) lên 1075 cây/ha (10 năm); mật độ tre: 8400 cây/ha (4 năm) lên 28125 cây/ha
(8 năm) sau đó giảm xuống còn 17500 cây/ha (10 năm); độ che phủ 80-100%. Theo thời gian
phục hồi tỷ lệ cây già tăng nhưng chất lượng giảm dần. Tỷ lệ cây tốt có sự biến động ở các tuổi
rừng khác nhau từ 66,0% (tuổi 4) xuống còn 54,8% tổng số cây (tuổi 10), trung bình tăng từ
23,4% (tuổi 4) lên 27,4% (tuổi 10) tổng số cây, xấu biến động từ 10,6% đến 19,4% tổng số cây
ở các tuổi khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Renato A.F. Lima, Débora C. Rother, Ana E. Muler, Igo F. Lepsch, Ricardo R. Rodrigues,
2012. Bamboo overabundance alters forest structure and dynamics in the Atlantic Forest hotspot,
Biological Conservation 147 (2012) 32-39.
2. Proyuth Ly, Didier Pillot, Patrice Lamballe, Andreas de Neergaard, 2012, Evaluation of bamboo
as an alternative cropping strategy in the northerncentral upland of Vietnam: Above-ground carbon
fixing capacity, accumulationof soil organic carbon, and socio-economic aspects, Agriculture,
Ecosystems and Environment 149 (2012) 80-90.
3. Benoit Mertens, Liu Hua, Brian Belcher, Manuel Ruiz-Pe´ rez, Fu Maoyi, Yang Xiaosheng,
2008, Spatial patterns and processes of bamboo expansionin Southern China, Applied Geography 28
(2008) 16-31.
4. Koichiro Ueda, 1960. Nghiên cứu sinh lý tre trúc, Vương Tấn Nhị dịch, NXB. Khoa học và Kỹ thuật
Hà Nội-1976.
CHARACTERISTICS OF BAMBOO-WOOD MIXED VEGETATION IN
WEST YEN TU NATURE RESERVE, BAC GIANG PROVINCE
NGUYEN VAN HOAN, NGUYEN THI YEN
SUMMARY
The bamboo-wood mixed vegetation has a 2-layer structure according to the recovery time. Tree
density increased from 425 trees/ha (4 years) to 1,075 trees/ha (10 years). Bamboo density also increased
from 8,400 plants/ha (4 years) to 28,125 plants/ha (8 years) and then decreased to 17,500 plants/ha (10
years). Cover rate increased from 80% to 100%. With the time, the number of old trees increased but plant
quality has declined.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1359_5887_2105301.pdf