Đặc san Tuyên truyền pháp luật - Chủ đề: Các tội phạm theo quy định của bộ luật hình sự (Phần 1)

Tội vi phạm quy định về quản lý rừng (Điều 233 BLHS) Người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý rừng. Theo đó, người phạm tội đã có hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong số các hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 233 với các mức định lượng được quy định cụ thể. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 4.19. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234 BLHS) Hành vi khách quan của tội phạm này là những hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 234 (như săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ ) các đối tượng tác động khác nhau với mức định lượng cụ thể. Cần chú ý phân biệt hành vi khách quan của tội phạm này với hành vi khách quan của Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242). Ngoài ra, đối tượng tác động là căn cứ để phân biệt giữa tội phạm này với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244); theo đó nếu động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp hoặc động vật hoang dã thông thường là đối tượng tác động của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã. Nếu đối tượng tác động là động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì sẽ phải định tội theo Điều 244 - với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng ; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

docx92 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc san Tuyên truyền pháp luật - Chủ đề: Các tội phạm theo quy định của bộ luật hình sự (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đích thu lời bất chính. Những hành vi khách quan này chỉ hoàn thành khi người phạm tội thực hiện với định lượng từng loại hàng cấm phù hợp quy định tại Điều 190 hoặc sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hànhvi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của BLHS năm 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm này có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Hình phạt bổ sung có thể là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 2.4. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191 BLHS). Khách thể và đối tượng tác động của tội phạm này giống với Tội buôn bán hàng cấm. Về hành vi khách quan của tội phạm là hành vi tàng trữ - cất giữ trái phép hàng cấm (ví dụ cất giữ để sử dụng, tặng) hoặc vận chuyển trái phép hàng cấm và điều kiện tội phạm hoàn thành tương tự Điều 190. Tuy nhiên cần chú ý, trong trường hợp mục đích của người tàng trữ hoặc vận chuyển là để sản xuất hoặc buôn bán thu lời thì phải định tội là Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm này có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Hình phạt bổ sung có thể là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 2.5. Nhóm tội phạm sản xuất, buôn bán các loại hàng giả: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú ý, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi (Điều 195). Các tội phạm liên quan đến hàng giả xâm phạm đến lợi ích của người tiêu dùng; trật tự, quản lí thị trường; chế độ lưu thông hàng hóa của Nhà nước. Đối tượng tác động của các tội phạm này là các loại hàng giả Xem: Điều3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ; theo đó có thể là hàng giả về hình thức hoặc giả về nội dung. Giả về hình thức là trường hợp hàng hóa có sự trùng lặp hoặc gần giống về tên gọi, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp hay xuất xử, nguồn gốc, chỉ dẫn địa lí đối với hàng hóa cùng loại đã có trên thị trường nhưng chất lượng, cộng dụng của hàng hóa đảm bảo bằng hoặc cao hơn hàng thật. Giả về nội dung tức là giả về chất lượng và công dụng của hàng hóa đã có mặt trên thị trường – tức là loại hàng hóa này không có chất lượng, công dụng như loại hàng hóa mà nó mang tê hoặc chất lượng, thành phần chính thấp hơn mức chất lượng, thành phần đã đăng kí (từ 70% trở xuống), ví dụ như sản phẩm ghi là mật ong nhưng thành phần không có mật ong mà là hỗn hợp từ các chất khác Các quan điểm hiện nay cho rằng chỉ hàng giả về nội dung mới là đối tượng tác động của các tội phạm này còn hàng giả về hình thức chủ yếu xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lí của hàng hóa nên thông thường sẽ bị xử lí theo Điều 226 – Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Hành vi khách quan của nhóm tội phạm này là hành vi buôn bán, sản xuất các loại hàng giả. Trong đó đối với các tội tại Điều 193 - Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và Điều 194 - Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thì chỉ cần người phạm tội có hàng vi sản xuất, buôn bán các loại hàng giả này thì tộ phạm đã hoàn thành. Còn các tội phạm khác tại Điều 192 và Điều 195 thì hành vi khách quan phải thỏa mãn thêm một trong số các điều kiện được quy định tại khoản 1 của các điều này. Về đường lối xử lí, hình phạt áp dụng cho cá nhân phạm tội có thể là phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt tù từ 01 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Hình phạt tử hình được quy định duy nhất tại Điêu 194 vì tính chất đặc biệt nguy hiểm của hành vi phạm tội. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tái sản. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội có thể phải chịu hình phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, pháp nhân thương mại phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 2.6. Tội đầu cơ (Điều 196 BLHS). Hành vi đầu cơ xâm phạm đến quan hệ lưu thông hàng hóa cũng như lợi ích của người tiêu dùng. Đối tượng của tội phạm này là hàng hóa thuộc danh mục hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá Xem: Luật giá năm 2012 và Nghị định số 177/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá và Nghị định số 149/2013/NĐ-CP sửa đổi,bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP. . Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi mua vét hàng hóa nhằm thu lợi bất chính. Hoàn cảnh phạm tội cũng là một dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này, đó là tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế. Người phạm tội đã lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả (như người kinh doanh cố ý giữ hàng không bán ra thị trường tạo sự khan hiếm giả) để phạm tội. Hành vi trên cấu thành tội phạm khi thỏa mãn một trong số các trường hợp: Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên; Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên. Về đường lối xử lý, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội này có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; ngoài ra còn có thể bị phạt tiền là hình phạt bổ sung từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 2.7. Tội quảng cáo gian dối (Điều 197). Hành vi khách quan của tội phạm này hành vi quảng cáo gian dối – đưa ra thông tin không đúng sự thật về nguồn gốc, xuất xứ, tính năng, công dụng của loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định. Hành vi trên chỉ cấu thành tội phạm nếu về nhân thân, người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Ngoài ra, hình phạt bổ sung đối với tội phạm này là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 2.8. Tội lừa dối khách hàng (Điều 198 BLHS) Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ gian dối, bao gồm các hành vi như cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc thủ đoạn gian dối như lắp con chíp vào cây xăng để bơm thiếu cho khách hàng mà không bị phát hiện Vậy làm thế nào để phân biệt thủ đoạn gian dối trong tội phạm này với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Theo quan điểm của chúng tôi, nếu chứng minh được mục đích của người phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản, xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu của người khác thì sẽ phải định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS năm 2015. Hành vi khách quan của tội phạm này chỉ cấu thành tội phạm khi thuộc một trong số các dấu hiệu sau: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng trở lên. Người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 2.9. Tội vi phạm quy định về cung ứng điện (Điều 199 BLHS) Chủ thể của tội phạm này là người có trách nhiệm trong cung ứng hoặc xử lí sự cố điện. Hành vi khách quan của chủ thể này là đóng điện, cắt điện không có căn cứ hoặc không thông báo; từ chối cung cấp điện không có căn cứ theo quy định pháp luật hoặc trì hoãn xử lí sự cố về điện không có lí do chính đáng gây ra một trong số các hậu quả sau thì cấu thành tội phạm: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Hoặc về nhân thân, người phạm tội đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 3. Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. 3.1. Tội trốn thuế (Điều 200 BLHS). Tội phạm trốn thuế xâm hại đến chính sách thuế của nhà nước. Trước đây, trong BLHS năm 1999 chỉ quy định hành vi khách quan của của tội phạm này là hành vi trốn thuế. Tuy nhiên, trong BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa với các hành vi này (khoản 1). Và những hành vi trên cấu thành tội phạm khi thỏa mãn một trong số các trường hợp: Trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng trở lên; Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, chưa hết thời hạn bị xem là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính lại tiếp tục vi phạm; Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn phạm tội. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cầm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Pháp nhân thương mại phạm tội có thể phải chịu hình phạt tiền từ 300.000.000 đồng 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt đồng có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc đình bị hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, pháp nhân thương mại phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 3.2. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (Điều 201 BLHS) Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự xâm phạm đến chế độ quản lý về tín dụng của nhà nước với hành vi cho vay thỏa mãn các dấu hiệu sau: Mức lãi suất cho vay gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 (cụ thể là từ 100%/ năm Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm. ). Dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm, theo đó, người phạm tội thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc về nhân thân, người đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cho vay lãi nặng, chưa hết thời hạn để được xem là chưa bị xử phạt mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Người phạm tội còn có thể phải chịu một số hình phạt bổ sung khác như phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. 3.3. Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả (Điều 202 BLHS) Tội phạm này xâm phạm đến chế độ quản lý tem, vé của nhà nước. Tem, vé được làm giả có thể là vé xổ sổ, tem bưu chính, tem chống hàng giả và những loại tem, vé này đang có giá trị lưu thông. Hành vi khách quan là hành vi làm – như vẽ, in, sao chụp hoặc hành vi buôn bán – mua đi bán lại các loại tem vé giả nhằm mục đích thu lợi bất chính. Hành vi làm hoặc buôn bán này thỏa mãn cấu thành tội phạm khi thuộc một trong số các trường hợp: Tem giả, vé giả không có mệnh giá có số lượng từ 15.000 đơn vị đến dưới 30.000 đơn vị; Tem giả, vé giả có mệnh giá có tổng trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng. Người phạm tội làm, buôn bán tem giả, vé giả có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 3.4. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203 BLHS) Khách thể của người phạm tội xâm phạm đến hoạt động quản lý ngân sách của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm là hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; các hóa đơn khác như tem, vé, thẻ hoặc lệnh thu nộp ngân sách nhà nước, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, bảng kê nộp thuế, biên lai thu ngân sách nhà nước và chứng từ phục hồi trong quản lý thu ngân sách nhà nước PGS. TS. Cao Thị Oanh, TS. Lê Đăng Doanh (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 (Thực hiện từ 01/7/2016), NXB. Lao động, trang 345. . Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi in, phát hành, mua bán không đúng pháp luật hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Hành vi này cấu thành tội phạm khi thỏa mãn một trong số các dấu hiệu: Hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số; Hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số; Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Pháp nhân thuwong mại phạm tội có thể phải chịu hình phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền là hình phạt bổ sung tối đa 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 3.5. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 204 BLHS) Khách thể và đối tượng tác động của tội phạm này tương tự quy định tại Điều 203; tuy nhiên có một số đặc điểm khác sau: Người phạm tội này phải là người có trách nhiệm bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Theo thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC thì hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hóa đơn chứng từ là: Lưu trữ, bảo quản hóa đơn không đúng quy định; Không báo cáo hoặc báo cáo không chính xác tình hình sử dụng, thanh toán, quyết toán hóa đơn; Làm hư hỏng, mất hóa đơn; Thực hiện hủy hóa đơn không đúng quy định của pháp luật; Xử lý việc mất, cháy, hỏng hóa đơn không đúng quy định của pháp luật. Tội phạm này có cấu thành vật chất, theo đó hành vi chỉ cấu thành tội phạm khi có hậu quả là thiệt hại cho ngân sách nhà nước hoặc cho người khác từ 100.000.000 đồng trở lên. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 3.6. Tội lập quỹ trái phép (Điều 205 BLHS) Tội phạm này có chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước. Người phạm tội đã có hành vi lập quỹ trái phép và sử dụng quỹ đó vào mục đích trái phép. Tội phạm này yêu cầu dấu hiệu hậu quả, theo đó hành vi phạm tội phải gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc về nhân thân, người đó đã bị xử lý kỉ luật về hành vi này mà còn vi phạm. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 10 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 3.7. Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng (Điều 206 BLHS) Hành vi khách quan của tội phạm này là những hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng hoặc hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng đã được liệt kê cụ thể trong cấu thành tội phạm. Tội phạm này quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc, theo đó hành vi phạm tội phải gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 3.8. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả (Điều 207 BLHS) Hành vi phạm tội xâm phạm đến chính sách quản lý tiền tệ của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm này là các loại tiền hoặc ngoại tệ đang được phép lưu hành và có giá trị thành toán tại Việt Nam. Tội phạm này có cấu thành tội phạm hình thức, theo đó chỉ cần người phạm tội có một trong số các hành vi khách quan sau: Làm như vẽ, sao chụp, chép hoặc các thủ đoạn khác làm tiền giả; Tàng trữ tiền giả là cất giữ trái phép tiền giả; Vận chuyển tiền già là chuyền tiền giả từ địa điểm này đến địa điểm khác; Lưu hành tiền giả là mua đi bán lại bằng tiền giả và đưa tiền giả vào thị trường. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 03 năm đến tù chung thân. Người có hành vi chuẩn bị phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 3.9. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá trị giả khác (Điều 208 BLHS) Khách thể của tội phạm này là chính sách quản lý tiền tệ của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm là công cụ chuyển nhượng – là các giấy tờ có giá ghi nhận mệnh lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định Điều 4 Luật Công cụ chuyển nhượng năm 2005. như séc, hối phiếu đòi nợ hoặc giấy tờ có giá – bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác Điểm 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010. . Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 3.10. Các tội phạm xâm phạm đến hoạt động chứng khoán: Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209); Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210); Tội thao túng thị trường chứng khoán (Điều 211); Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán (Điều 212). Người phạm tội đã có những hành vi khách quan: Công bố thông tin sai lệch; hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chào bán, niêm yết, giao định, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu lý, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán Khái niệm các thuật ngữ xem thêm tại Điều 6 Luật Chứng khoán năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010. (Điều 209); Sử dụng thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng (Điều 210); Có một trong số các hành vi thao túng thị trường chứng khoán (Khoản 1 Điều 211); Làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khóa (Điều 212). Những tội phạm trên có cấu thành vật chất, theo đó yêu cầu dấu hiệu hậu quả như gây thiệt hại cho nhà đầu tư hoặc thu lợi bất chính với giá trị được quy định trong từng cấu thành tội phạm hoặc đối với cấu thành tội phạm tại Điều 209, nhân thân người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm cũng là dấu hiệu của tội phạm này. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn và chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền hoặc cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 3.11. Các tội xâm phạm hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213); Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 214); Tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 215); Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216). Hành vi khách quan của các tội phạm này có thể là: Hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (gồm các hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 213); Hành vi gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (gồm các hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 214); Hành vi gian lận bảo hiểm y tế (gồm các hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 215); Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động với số tiền từ 50.000.000 đồng hoặc 10 người trở lên và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm (Điều 216). Ngoại trừ tội phạm tại Điều 216 có cấu thành tội phạm hình thức, còn những tội phạm khác trong nhóm này đều có cấu thành tội phạm vật chất, theo đó yêu cầu hậu quả của tội phạm là chiếm đoạt tiền bảo hiểm hoặc gây thiệt hại với giá trị được quy định trong từng điều luật. Người phạm tội trong nhóm tội này có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến tối đa là 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm phạt phạt tù từ 03 tháng đến 10 năm. Ngoài ra, hình phạt tiền còn có thể là hình phạt bổ sung hoặc người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể là chủ thể của tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động với mức phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng. 4. Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trong 18 điều luật trong mục này có 11 điều luật quy định các tội danh mới. Thực chất những tội danh này đã được quy định trong BLHS năm 1999 nhưng được cụ thể hóa hoặc tách hành vi trong BLHS năm 2015 như Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (Điều 217a) là một dạng hành vi của Tội kinh doanh trái phép – Điều 159 BLHS năm 1999 (đã bị bãi bỏ); Điều 217 đến Điều 224 và Điều 230 là sự cụ thể hóa hành vi khách quan của Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng – Điều 165 BLHS năm 1999 (đã bị bãi bỏ) và Điều 234 – Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã được tách một phần hành vi từ Tội vi phạm các quy định về động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 190 BLHS năm 1999). 4.1. Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217 BLHS) Tội phạm này xâm phạm đến chế độ quản lí của Nhà nước đối với hoạt động cạnh tranh của của các doanh nghiệp trên thị trường. Hành vi khách quan của tội phạm này có thể được thực hiện dưới dạng: Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh Xem thêm các khái niệm tại Điều 19 Nghị định 116/205/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh. ; Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận Xem thêm các khái niệm tại Điều 20 Nghị định định 116/205/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh. ; Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng. Tội phạm này là tội phạm có cấu thành vật chất, theo đó hậu quả của tội phạm phải gây thiệt hại cho người khác từ 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng trở lên. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng, phạt cải tọa không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm; có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 4.2. Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (Điều 217a BLHS). Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người trong mạng lưới cấp dưới Khoản 1 Điều 3 Dự thảo Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của Chính phủ. . Theo đó, người phạm tội có hành vi tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp và thỏa mãn một trong số các trường hợp: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại cho người khác từ 500.000.000 đồng trở lên. Người phạm tội này bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. 4.3. Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản (Điều 218 BLHS) Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ 02 người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được pháp luật quy định Xem: Luật đấu giá tài sản năm 2016. . Hành vi khách quan của tội phạm này có thể là một trong số các hành vi sau: Lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá; Lập hồ sơ khống, hồ sơ giả tham gia hoạt động bán đấu giá tài sản; Thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản. Hậu quả của hành vi khách quan trên đó là người phạm tội thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho người khác từ 50.000.000 đồng trở lên. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặt phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 4.4. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219 BLHS) Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, phải là người được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước. Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản và gây ra hậu quả là thất thoát, lãng phí tài từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chínhvề hành vi này mà còn vi phạm. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoạt phạt tù từ 01 năm đến 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 4.5. Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220 BLHS). Chủ thể của tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện một trong số các hành vi sau: Vi phạm quy định về quyết định chủ trương đầu tư; Vi phạm quy định về lập, thẩm định chủ trương đầu tư; Vi phạm quy định về quyết định đầu tư chương trình, dự án; Vi phạm quy định về tư vấn, thiết kế chương trình, dự án. Hành vi khách quan này phải gây ra hậu quả là thiệt hại từ 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 của Bộ luật này. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 4.6. Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221 BLHS) Chủ thể của tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến hoạt động kế toán của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao độngKhoản 8 Điều 3 Luật Kế toán năm 2015. . Hành vi khách quan của tội phạm này có thể là các dạng hành vi: Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán; Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật; Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán; Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật Kế toán; Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, theo đó hành vi phạm tội phải gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 đồng đồng thời về nhân thân, người đó đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 4.7. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222 BLHS) Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầy để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhàu đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tếKhoản 12 Điều 14 Luật Đấu thầu năm 2013. . Người phạm tội đã có một trong các hành vi: Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; Thông thầu; Gian lận trong đấu thầu; Cản trở hoạt động đấu thầu; Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu; Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu; Chuyển nhượng thầu trái phép. Các hành vi trên phải gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 4.8. Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 223 BLHS) Người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn trong thu thuế của Nhà nước đã thực hiện một trong số các hành vi sau: Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế không đúng quy định của Luật Quản lý thuế năm 2016 và các quy định khác của pháp luật về thuế; Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế không đúng quy định của Luật Quản lý thuế năm 2016 và quy định khác của pháp luật về thuế. Các hành vi trên phải gây thất thoát tiền thuế từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 4.9. Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 224 BLHS) Chủ thể thực hiện hành vi là người có chức vụ, quyền hạn trong đầu tư công trình xây dựng. Theo đó, người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đế thực hiện một trong số những hành vi sau: Quyết định đầu tư xây dựng không đúng quy định của Luật Xây dựng năm 2014; Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, điều chỉnh dự toán, nghiệm thu công trình sử dụng vốn của Nhà nước trái với quy định của Luật Xây dựng năm 2014; Lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng; Dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình. Các hành vi trên phải gây thất thoát tiền thuế từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 4.10. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225 BLHS) Hành vi phạm tội xâm phạm chế độ bảo hộ của nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan về các tác phần văn học, nghệ thuật, khoa học, biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. ; Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. . Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc hành vi xâm phạm quyền liên quan đến quyền tác giả, được biểu hiện dưới 02 dạng: Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình như ghi ra các đĩa CD từ bản gốc, sao chép tranh; Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao ghi âm, bản sao ghi hình như phát tán các tác phẩm khi chưa được phép lên mạng... Tội phạm chỉ hoàn thành khi hành vi đó xảy ra với quy mô thương mại – nghĩa là hành vi được thực hiện nhằm mục đích sinh lợi hoặc gây ảnh hưởng lớn đến quyền khai thác trí tuệ của chủ quyền; hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên; hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng trở lên; hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Pháp nhân thương mại phạm tội với mức định lượng thiệt hại lớn hơn so với cá nhân phạm tội có thể phải chịu hình phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 4.11. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS) Tội phạm này xâm phạm chế độ quản lí nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Theo đó quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnhKhoản Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. . Tuy nhiên, đối tượng tác động của tội phạm này chỉ là nhãn hiệu – là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. hoặc chỉ dẫn địa lý – là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ và quốc gia cụ thể Khoản 22 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. đang được bảo hộ tại Việt Nam. Người phạm tội có hành vi khách quan là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lí đang được bảo hộ, ví dụ như sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa đã đăng ký gây nhầm lẫn cho khách hàng dù chất lượng tương đương hoặc sản phẩm có nguồn gốc từ khu vưc mang chỉ dẫn địa lý nhưng không đáp ứng được chất lượng đặc thù của sản phẩm. Người phạm tội với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội với mức định lượng thiệt hại lớn hơn so với cá nhân phạm tội có thể phải chịu hình phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 4.12. Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên (Điều 227 BLHS). Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trờ của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau: Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 trở lên; Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng. Pháp nhân thương mại phạm tội với mức định lượng lớn hơn so với cá nhân phạm tội có thể phải chịu hình phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 4.13. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai (Điều 228 BLHS) Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai đồng thời về nhân thân đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Hình phạt áp dụng cho người phạm tội là hình phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm. Người phạm tội còn có thểphải chịu hình phạt bổ sung là hình phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 4.14. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 229 BLHS) Chủ thể của tội phạm này là người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý đất đai. Theo đó, chủ thể đã có hành vi khách quan là giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật. Những hành vi này cấu thành tội phạm khi thuộc một trong số các trường hợp sau: Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2); Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp; Người phạm tội đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 4.15. Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 230 BLHS) Chủ thể của tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Hành vi khách quan của tội phạm này có thể là: Vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư; Hoặc vi phạm quy định của pháp luật về bồi thường về tài sản, về sản xuất kinh doanh. Tội phạm này có cấu thành tội phạm vật chất, theo đó dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc. Hành vi phạm tội phải gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm mới cấu thành tội phạm này. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 tháng đến 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 4.16. Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ (Điều 231 BLHS) Chủ thể của tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn trong phân phối tiền, hàng cứu trợ. Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ. Dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm, theo đó hành vi phạm tội gây thiệt hại hoặc thất thoát tiền, hàng cứu trợ từ 100.000.000 đồng trở lên. Người phạm tội có thể phải chịu hình phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặt phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 4.17. Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (Điều 232 BLHS) Hành vi khách quan của tội phạm này là một trong các hành vi khai thác trái phép các loại rừng với định lượng được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 232 BLHS năm 2015. Tuy nhiên, cần phân biệt hành vi khách quan của tội phạm này với hành vi hủy hoại rừng tại Điều 243 với một số hành vi khác nhau cũng như đối tượng khác nhau. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.5000.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm này có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 4.18. Tội vi phạm quy định về quản lý rừng (Điều 233 BLHS) Người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý rừng. Theo đó, người phạm tội đã có hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong số các hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 233 với các mức định lượng được quy định cụ thể. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 4.19. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234 BLHS) Hành vi khách quan của tội phạm này là những hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 234 (như săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ) các đối tượng tác động khác nhau với mức định lượng cụ thể. Cần chú ý phân biệt hành vi khách quan của tội phạm này với hành vi khách quan của Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242). Ngoài ra, đối tượng tác động là căn cứ để phân biệt giữa tội phạm này với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244); theo đó nếu động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp hoặc động vật hoang dã thông thường là đối tượng tác động của Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã. Nếu đối tượng tác động là động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì sẽ phải định tội theo Điều 244 - với Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng ; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdac_san_tuyen_truyen_phap_luat_chu_de_cac_toi_pham_theo_quy.docx
Tài liệu liên quan