Đánh giá các tiêu chí của doanh nghiệp xã hội trong luật doanh nghiệp 2014 theo mô hình doanh nghiệp xã hội lý tưởng của mạng lưới nghiên cứu Châu Âu (EMES)

Hai là, cần hoàn thiện các quy định của LDN 2014 về DNXH theo gợi ý bộ ba các tiêu chí của EMES Như đã bình luận ở trên, khái niệm DNXH của EMES phản ánh sự đa chiều của ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và quản trị. Mặc dù các tiêu chí mà Mạng lưới này đưa ra không đòi hỏi mọi DNXH phải có đủ, nhưng khía cạnh quản trị được coi là gồm các tiêu chí phản ánh rõ nét bản chất của DNXH. Các chỉ số thuộc khía cạnh quản trị (nhất là chỉ số về bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan khác ngoài cổ đông) bảo đảm DNXH theo đuổi mục tiêu xã hội một cách thực chất, bền vững. Việc thiếu vắng những qui định thể hiện các tiêu chí của DNXH về khía cạnh quản trị trong LDN 2014 làm cho mô hình DNXH Việt Nam không khác với tổ chức phi lợi nhuận truyền thống- làm từ thiện chủ yếu bằng nguồn tiền được chi ra, chứ không gắn chặt các vấn đề xã hội, môi trường với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, mô hình DNXH Việt Nam không những khó đạt được mức độ lý tưởng như gợi ý của EMES mà còn phát triển thiếu bền vững bởi vì có thể “thả trôi” sứ mệnh xã hội. LDN 2014 cần bổ sung thêm tiêu chí thể hiện khía cạnh quản trị của DNXH Việt Nam. Cụ thể, LDN cần bổ sung tiêu chí của DNXH như: cam kết bảo vệ lợi ích của các bên liên quan và ghi vào trong điều lệ; hoặc/và các cơ quan quản lý của DNXH phải có sự tham gia của các bên liên quan. Đây là hướng hoàn thiện LDN mà tác giả cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá các tiêu chí của doanh nghiệp xã hội trong luật doanh nghiệp 2014 theo mô hình doanh nghiệp xã hội lý tưởng của mạng lưới nghiên cứu Châu Âu (EMES), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(2):767-776 Open Access Full Text Article Bài nghiên cứu Trường ĐH Tài chính – Marketing Liên hệ Tô Thị Đông Hà, Trường ĐH Tài chính – Marketing Email: toha774@gmail.com Lịch sử  Ngày nhận: 24/04/2019  Ngày chấp nhận: 11/07/2019  Ngày đăng: 30/6/2020 DOI : 10.32508/stdjelm.v4i2.628 Bản quyền © ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố mở được phát hành theo các điều khoản của the Creative Commons Attribution 4.0 International license. Đánh giá các tiêu chí của doanh nghiệp xã hội trong Luật Doanh nghiệp 2014 theomô hình doanh nghiệp xã hội lý tưởng củamạng lưới nghiên cứu Châu Âu (EMES) Tô Thị Đông Hà* Use your smartphone to scan this QR code and download this article TÓM TẮT Vài thập kỷ gần đây, DNXH nở rộ như là giải pháp cho các vấn đề xã hội, môi trường bằng phương thức kinh doanh; nhưng một số vấn đề lý luận cơ bản của DNXH, như định nghĩa và tiêu chí, lại chưa đạt được sự đồng thuận trên phạm vi toàn cầu. Trong số các quan niệm về doanh nghiệp xã hội, cách tiếp cận của Mạng lưới nghiên cứu Châu Âu được đánh giá là đã đặt những nền tảng đầu tiên về lý thuyết và thực nghiệm cho những phân tích về doanh nghiệp xã hội. Bằng phương pháp nghiên cứu phân tích- tổng hợp kết hợp với phương pháp so sánh, bài viết tập trung đánh giá các tiêu chí của doanh nghiệp xã hội trong Luật Doanh nghiệp 2014 theo mô hình doanh nghiệp xã hội ``hạng lý tưởng'' của Mạng lưới nghiên cứu Châu Âu. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng, so với 9 tiêu chí thuộc 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và quản trị của doanh nghiệp xã hội theo Mạng lưới nghiên cứu Châu Âu thì các tiêu chí của doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ đáp ứng hai khía cạnh là kinh tế và xã hội; thiếu vắng các tiêu chí thuộc khía cạnh quản trị - là các tiêu chí đảm bảo cho sự bền vững của DNXH. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất pháp luật Việt Nam cần thừa nhận hợp tác xã (có mục tiêu xã hội, môi trường) là hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội, vì thực thể này thể hiện đầy đủ 3 khía cạnh trên của doanh nghiệp xã hội. Đồng thời, bài viết cũng cho rằng hoàn thiện một số qui định của Luật Doanh nghiệp 2014 để đảm bảo tiêu chí quản trị có sự tham gia của các bên liên quan trong DNXH cũng là một hướng nghiên cứu cần quan tâm. Từ khoá: doanh nghiệp xã hội, Luật Doanh nghiệp 2014, loại lý tưởng, Mạng lưới nghiên cứu Châu Âu, tiêu chí TỔNGQUANNGHIÊN CỨU Trong một vài thập kỷ qua, phong trào doanh nghiệp xã hội (DNXH) đã phát triển mạnh mẽ ra khỏi biên giới quốc gia và trở thành mô hình kinh doanh vì xã hội, với quy mô và ảnh hưởng toàn cầu. Trong khi doanh nghiệp truyền thống đặtmục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, có đủ lợi nhuận rồi mới thực hiện mục tiêu xã hội hoặc thực hiện trách nhiệm xã hội như là một chiến lược phục vụ cho kinh doanh; và các tổ chức xã hội chỉ thực hiện mục tiêu xã hội (từ nguồn tài trợ, viện trợ, quyên góp...) mà không kinh doanh; còn thì DNXH dùng giải pháp kinh doanh để giải quyết các vấn đề xã hội cụ thể, từ sáng kiến xã hội của các doanh nhân. Tuy nhiên, khái niệm về DNXH được xác định khác nhau giữa các quốc gia và khu vực. Các tiêu chí của DNXH cũng khác nhau, tùy cách tiếp cận. Điều này được cho là bắt nguồn sâu sắc từ bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa và pháp lý của nơi mà DNXH hình thành1. Ở Châu Âu, quan niệm về DNXH phân chia thành hai trường phái tư tưởng. Trường phái thứ nhất nhấn mạnh đến động lực kinh doanh xã hội được phát triển bởi các công ty thúc đẩy sự tác động xã hội trong hoạt động sản xuất. Đối với trường phái này, các công trình nghiên cứu thường nhấn mạnh cách tiếp cận sáng tạo đối với việc nắm bắt nhu cầu xã hội như là một cơ hội kinh doanh, được thực hiện chủ yếu không chỉ bởi các tổ chức phi lợi nhuận mà còn ở cả khu vực vì lợi nhuận. Trường phái tư tưởng còn lại coi DNXH thuộc khu vực thứ ba (ngoài hai khu vực: doanh nghiệp thông thường và tổ chức xã hội), kể cả hợp tác xã (HTX) xã hội. Cách hiểu này được phát triển bởi các nhà nghiên cứu và học giả của các trường đại học, hợp thành Mạng lưới EMES. Nỗ lực nghiên cứu của tổ chức này là nhằm thiết kế ra một loại DNXH kiểumẫu, chứa đựng các đặc điểm lý tưởng của DNXH1 với 9 tiêu chí. Mặc dù, cách tiếp cận của Mạng lưới nghiên cứu Châu Âu (EMES) vẫn còn những hạn chế nhất định2 nhưng hầu hết các quan điểmđều cho rằng cách tiếp cận này tạo tác động sâu rộng nhất đến nhận thức và pháp luật về DNXH của nhiều nước ở Châu Âu- châu lục có phong trào Trích dẫn bài báo này: Hà T T D. Đánh giá các tiêu chí của doanh nghiệp xã hội trong Luật Doanh nghiệp 2014 theo mô hình doanh nghiệp xã hội lý tưởng của mạng lưới nghiên cứu Châu Âu (EMES). Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.; 4(2):767-776. 767 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(2):767-776 DNXH sớm nhất và mạnh mẽ nhất thế giới và cả các châu lục khác. Ở Việt Nam, mãi đến năm 2014, lần đầu tiên, DNXH được hợp pháp hóa bởi Luật Doanh nghiệp (LDN) 2014. LDN 2014 chỉ điều chỉnh DNXH bằng một điều (Điều 10) về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của DNXH. Những qui định này được tiếp tục cụ thể hóa tại Nghị định số 96/2015/ND-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 10 năm 2015 qui định chi tiết một số điều của LDN (sau đây gọi là Nghị định số 96/2015/NĐ- CP) và tại Thông tư số 01/2016/TT-BKHĐT ngày 17 tháng 5 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư qui định chi tiết các hình thức đăng ký của các DNXH. Những kết quả pháp lý ban đầu này là một tín hiệu tốt, mở đầu cho quá trình tạo ra khuôn khổ pháp lý và hệ sinh thái thuận lợi cho sự phát triển của DNXH Việt Nam. Tuy nhiên, các qui định của LDN 2014 về tiêu chí của DNXH vẫn chưa thực sự là bệ phóng cho sự phát triển của mô hình kinh doanh “vì một xã hội tốt đẹp” này. Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân của hiện tượng này. Các qui định của LDN 2014 được cho là xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà nước nhiều hơn là vì lợi ích của doanh nghiệp 3. Việc giới hạn hình thức pháp lý của DNXH chỉ trong các loại hình doanh nghiệp như qui định của LDN 2014, một mặt, không phản ảnh đúng bản chất của DNXH; mặt khác kìm hãm quyền tự do kinh doanh của doanh nhân4. DNXH rất cần được hỗ trợ về mô hình để phát triển 5. Tuy nhiên, chưa có công trình nào so sánh các tiêu chí của DNXH theo LDN 2014 với các tiêu chí dành cho một DNXH hạng lý tưởng như mô hình của EMES. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện bài viết này, tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu, đó là: “ Các tiêu chí của DNXH theo LDN 2014 đạt mức độ nào so với mô hình DNXH lý tưởng của EMES?” Để giải đáp câu hỏi chính trên, tác giả xác định cần phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu nhánh sau đây: Thứ nhất, mô hình DNXH lý tưởng của EMES gồm những tiêu chí gì? Chúng phản ánh quan niệm ra sao và các khía cạnh gì về DNXH ở Châu Âu? Trong đó, các tiêu chí nào thể hiện rõ nét nhất bản chất của DNXH? Thứ hai, Các tiêu chí của DNXH theo LDN 2014 có những điểm tương đồng và khác biệt như thế nào so với quan niệm của EMES? Tại sao có những tương đồng và khác biệt đó? Thứ ba, những tương đồng và khác biệt đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của DNXHViệt Nam? Giải pháp khắc phục các ảnh hưởng tiêu cực (nếu có)? Lý thuyết nghiên cứu Trong quá trình thực hiện mục tiêu nghiên cứu, bài viết dựa trên học thuyết cơ bản là Học thuyết giá trị các bên liên quan (Stakeholder ValueTheory). Theo quan điểm truyền thống về công ty, chỉ có cổ đông/thành viên/chủ sở hữu của công ty là quan trọng, và công ty có nghĩa vụ đặt lợi ích của cổ đông/thành viên/chủ sở hữu lên trên hết, nhằm tăng giá trị cho họ. Ngược lại, học thuyết giá trị các bên liên quan cho rằng, ngoài cổ đông/thành viên/chủ sở hữu, công ty có nghĩa vụ tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan khác, bao gồm nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, nhà tài trợ, cộng đồng, các cơ quan chính phủ, các nhóm chính trị, các hiệp hội thương mại, và các nghiệp đoàn. Bởi vì các chủ thể này cũng đóng góp vào sự thành công của công ty và có thể bị ảnh hưởng bởi các quyết định của công ty. Ngay cả đối thủ cạnh tranh đôi khi cũng được coi là các bên liên quan –bắt nguồn từ khả năng ảnh hưởng đến công ty và các bên liên quan khác. Bài viết vận dụng học thuyết giá trị các bên liên quan để khẳng định rằng DNXH chỉ có thể tồn tại đúng với bản chất của nó khi dựa trên nền tảng của học thuyết giá trị các bên liên quan, chứ không phải học thuyết giá trị cổ đông (Shareholder Value Theory). Bởi lẽ, bản chất của DNXH là dùng chiến lược thị trường để tạo ra doanh thu nhằmgiải quyếtmột/các vấn đề xã hội, môi trường chứ không nhằm làm giàu cho cổ đông/thành viên/chủ sở hữu. Nếu không tôn trọng học thuyết giá trị các bên liên quan, DNXH không còn là DNXH nữa. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt bài viết. Mục đích của phương pháp này là nhằm thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu lý luận và pháp lý về tiêu chí củaDNXH theo EMES vàViệtNamnhững công trình khảo sát liên quanđếnhoạt động của cácDNXHtrong thực tiễn, đặt nền móng cho phương pháp so sánh. - Phương pháp so sánh: được áp dụng chủ yếu khi nghiên cứu so sánh về các khái niệm, các tiêu chí của DNXH theo LDN 2014 với cách tiếp cận của EMES. Trên cơ sở đó, bài viết đánh giá thực trạng các qui định của LDN2014điều chỉnh về tiêu chí củaDNXHởViệt Nam; đồng thời tìm ra những điểm chung và khác biệt giữa hai cách tiếp cận, những ưu điểm và hạn chế của vấn đề nghiên cứu, để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện LDN 2014. - Phương pháp lịch sử: được sử dụng để nghiên cứu hoàn cảnh ra đời quan niệm về DNXH của EMES trong bối cảnh chung ở Châu Âu và nghiên cứu sự hình thành các tiêu chí DNXH trong bối cảnh pháp luật Việt Nam. 768 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(2):767-776 KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Khái niệm và tiêu chí của DNXH theo cách tiếp cận của EMES và của LDN 2014 Khái niệm của EMES về DNXH có hai bộ tiêu chí: một bộ bốn tiêu chí về kinh tế6 là: • Cóhoạt động sản xuất hàng hóa và/hoặc cung cấp dịch vụ liên tục (A continuous activity producing goods and/or selling services); • Có mức độ tự chủ cao (A high degree of auton- omy) • Có rủi ro kinh tế ởmức độ đáng kể ( A significant level of economic risk); • Có lượng tối thiểu công việc được trả lương (A minimum amount of paid work); và một bộ năm chỉ số xã hội6 là: • Có một mục tiêu cụ thể là làmlợi cho cộng đồng ( An explicit aim to benefit the community); • Có sáng kiến được đưa ra bởi một nhóm công dân hoặc các tổ chức xã hội dân sự (An initia- tive launched by a group of citizens or civil society organisations); • Có quyềnra quyết địnhkhông dựa trên vốn chủ sở hữu ( A decision-making power not based on cap- ital ownership) • Có sự tham gia của các bên khác nhaubị ảnh hưởng bởi hoạt động của DNXH (A participatory nature, which involves various parties affected by the activity) • Phân phối lợi nhuận hạn chế (A limited profit dis- tribution ). Sau đó, Borzaga và Defourny đã chia lại các tiêu chí trên thành ba bộ: một bộ gồm 3 tiêu chí về kinh tế, một bộ gồm 3 tiêu chí về xã hội và một bộ gồm 3 tiêu chí về quản trị, để làm nổi bật hình thức quản trị cụ thể cho các DNXH “hạng lý tưởng” (ideal-type) của EMES7. Theo đó, bộ 3 tiêu chí về kinh tế là; i) Có hoạt động sản xuất hàng hóa và/hoặc cung cấp dịch vụ liên tục; ii) Có rủi ro kinh tế ởmức độ đáng kể; iii) Có lượng tối thiểucông việc được trả lương. Bộ 3 chỉ số về xã hội gồm: i) Có một mục tiêu cụ thể là làmlợi cho cộng đồng; ii) Có sáng kiến được đưa ra bởi một nhóm công dân hoặc các tổ chức xã hội dân sự; iii) Phân phối lợi nhuận hạn chế. Và bộ 3 chỉ số: i) Có mức độ tự chủ cao; ii) Có quyềnra quyết địnhkhông dựa trên vốn chủ sở hữu; iii) Có sự tham gia của các bên khác nhau bị ảnh hưởng bởi hoạt động của DNXH thuộc khía cạnh quản trị. Từ các tiêu chí của EMES, có thể hiểu định nghĩa DNXH như sau: “DNXH làtổ chứctư nhânmà khônghoạt độngvìlợi nhuận(không-vì-lợi nhuận)vàcung cấp hàng hóa hoặc dịch vụcóliên quan trực tiếp đếnmục tiêu cụ thể để hoạt động vìlợi íchcủacộng đồng.Họdựa vào độnglực tập thểđược tạo ra bởi các bên liên quan trongcác cơ quan quản trịvà đề caoquyền tự chủ củacác doanh nghiệp nàyvàchịurủi ro kinh tế gắn liền vớihoạt độngcủa mình”8 (Nguyên văn: “Social enterprises are private organizations which do not operate for profit (not-for- profit) and provide goods or services that are directly related to their explicit goal to work for the benefit of the community. They rely on the collective dynamics created by serveral types of stakeholders in their gov- erning bodies, and which highly value the autonomy of these enterprises and bear the economic risks associated with their activities ”). Khi đưa ra khái niệm trên, EMES không coi khái niệm này là đại diện cho một bộ các điều kiện mà một tổ chức phải đáp ứng để trở thành một DNXH. Bằng cách tập trung vào mô tả những đặc điểm lý tưởng của một DNXH, EMES mong muốn tạo ra một công cụ, tương tự như một la bàn9, giúp các nhà phân tích xác định vị trí của các đối tượng quan sát được so sánh với nhau và cuối cùng xác định các tập cona của các DNXHmà họ muốn nghiên cứu xa hơn. Ở Việt Nam, mặc dù, các hoạt động sử dụng kinh doanh như một công cụ để phục vụ cho lợi ích cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng yếu thế, đã xuất hiện từ khá lâu10, nhưng đến khoảng năm 2008, khi một số tổ chức trung gian hỗ trợ các DNXH như CSIP (Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng) và Spark (Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Xã hội Tia Sáng) ra đời, khái niệm DNXH mới được giới thiệu một cách rộng rãi10. CSIP đưa ra một quan niệm về DNXH: ”DNXH là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các doanh nhân xã hội (DNhXH) dưới các hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và điều kiện của các hoạt động cụ thể. Các DNXH lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt được cả mục tiêu xã hội/môi trường và mục tiêu kinh tế ”. Khái niệm này: aNhững năm 1990, Châu Âu đã chứng kiến một loại hình DNXH chủ yếu đã chiếm ưu thế trên khắp châu lục này, đó là ”các DNXHhội nhập nghề nghiệp” (Work Intergrated Social Enterprises- WISEs). Mục tiêu chính của DNXH hội nhập nghề nghiệp là giúp những người thất nghiệp hội nhập vào công việc và xã hội thông qua hoạt động sản xuất. Điều này đã dẫn đến, ởmột số quốc gia, quan niệm về DNXH có liên quan đến các sáng kiến tạo việc làm. Ví dụ, theo Đạo luật về DNXH Phần Lan thông qua vào năm 2003, DNXH, không kể địa vị pháp lý của nó, là doanh nghiệp định hướng thị trường, được tạo ra cho người lao động khuyết tật hoặc thất nghiệp dài hạn.; hoặc đạo luật về HTX xã hội của Ba Lan thông qua vào năm 2006 cũng đặc biệt hướng đến việc hội nhập việc làm cho những nhóm người nghèo cụ thể (là người bị kết án, người thất nghiệp dài hạn, người khuyết tật, và người có tiền sử nghiện ma túy và rượu). Có thể nói, các loại DNXH tạo việc làm là tập hợp con của DNXH. 769 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(2):767-776 i) liên kết DNXH với các DNhXH để nhấn mạnh vai trò của những người sáng lập, hài hòa các sáng kiến xã hội và khởi nghiệp; ii) DNXH có các hình thức tổ chức và tư cách pháp lý khác nhau, phù hợp với tình hình phong phú của xã hội dân sự ở Việt Nam, được nhấn mạnh bởi vai trò đổi mới của các tổ chức phi chính phủ (Non-GovernmentalOrganization-NGO); iii) DNXH để theo đuổi cả mục tiêu xã hội (chính thống) và kinh tế một cách đồng thời. Tiêu chí quản trị dân chủ và vấn đề phân phối lợi nhuận không được đề cập trong định nghĩa này. Tuy nhiên, một khái niệm chính thức về DNXH vẫn không được đề cập trong pháp luật Việt Nam. Với quyết tâm thừa nhận địa vị pháp lý của mô hình DNXH nhằm thúc đẩy DNXH phát triển, LDN 2014 qui định tiêu chí để trở thànhDNXHnhư sau:“a)Được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;b)Hoạt động vì mục đích giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường vì lợi ích của cộng đồng;c) Sử dụng ít nhất 51 phần trăm tổng lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư cho các mục tiêu xã hội và môi trường như đã đăng ký” (Điều 10). Dù không trực tiếp đưa ra một định nghĩa pháp lý về DNXH nhưng những qui định về tiêu chí của DNXH đã phản ánh quan niệm DNXH trong pháp luật Việt Nam, về cơ bản tương đồng với quan niệm chung của thế giới: DNXH cũng là một mô hình kinh doanh nhưng khác với các doanh nghiệp truyền thống ở chỗ DNXH có mục tiêu chính là giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường; còn kinh doanh là phương tiện hỗ trợ, thể hiện qua việc phần lớn (ít nhất là 51%) tổng lợi nhuận được sử dụng cho các mục tiêu xã hội và môi trường đó. Vì lẽ đó, DNXH là một trong những thực thể thuộc khu vực kinh doanh tạo tác động xã hội11. Đánh giá các tiêu chí của DNXH trong Luật Doanhnghiệp 2014 so với cách tiếp cận của EMES Bộ ba tiêu chí về khía cạnh kinh tế và kinh doanh củaDNXH Có hoạt động sản xuất hàng hóa và/hoặc cung ứng dịch vụ liên tục Theo quan niệm của EMES, trong khi các tổ chức phi lợi nhuận truyền thống thường coi các khoản đóng góp, tài trợ và viện trợ như là nguồn thu nhập chính để thực hiện sứ mệnh xã hội của mình, thì DNXH phải trực tiếp tham gia sản xuất hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho con người một cách thường xuyên và liên tục. Kinh doanh không chỉ tạo ra một kênh tài chính lớn và ổn định cho các DNXH mà còn giúp họ hoàn thành các mục tiêu xã hội. Không tiến hành kinh doanh, DNXH chỉ đơn thuần là các tổ chức xã hội. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh là lý do chính cho sự tồn tại và phát triển của các DNXH. Theo LDN 2014, DNXH phải tồn tại dưới một trong các loại hình doanh nghiệp phù hợp với LDN 2014, gồmdoanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên), và công ty cổ phần. Tại Điều 4 khoản 7 LDN 2014 cũng giải thích, “doanh nghiệp là một tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo qui định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Trong đó, khái niệm kinh doanh được hiểu là “việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Điều 4 khoản 16 LDN 2014). Như vậy, một tổ chức là doanh nghiệp thì phải kinh doanh, tức là có hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ một cách liên tục. Do đó, tiêu chí “phải là doanh nghiệp” của DNXH theo luật pháp Việt Nam đáp ứng chỉ số ”sản xuất hàng hóa và/hoặc cung ứng dịch vụ liên tục” trong mô hình DNXH theo EMES. Tuy nhiên, không chỉ các doanh nghiệp mà cả các tổ chức phi lợi nhuận cũng được phép kinh doanh 12. Đây là một cơ sở pháp lý quan trọng để mở đường cho các tổ chức xã hội và từ thiện thực hiện một sứ mệnh xã hội dựa trên thị trường. Tuy nhiên, theo LDN 2014, để trở thànhDNXH, các tổ chức phi lợi nhuậnnày phải được chuyển đổi thành một trong những loại hình doanh nghiệp theo LDN 2014 13. Có rủi ro kinh tế ở mức độ đáng kể Đặc điểm này phái sinh từ tiêu chí đầu tiên: DNXH phải thực hiện các hoạt động kinh doanh để tồn tại và thực hiện sứ mệnh xã hội mà nó theo đuổi. Hoạt động kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro do các quy luật của nền kinh tế thị trường và cả những rủi ro chủ quan. So với các doanh nghiệp thông thường, DNXH đối mặt với mức độ rủi ro kinh tế cao hơn - ở mức đáng kể. Sở dĩ như vậy là do, các DNXH không chỉ phải cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp truyền thống mà còn phải đối mặt với những khó khăn khác (mà các doanh nghiệp truyền thống có thể không có), như: chi phí đào tạo nhân viên cao (do sử dụng lực lượng lao động là người yếu thế), kỹ năng và kinh nghiệm quản lý hạn chế, nguồn vốn ít... Do đó, khả năng tài chính của DNXH phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của các thành viên trong điều hành hoạt động kinh doanh để đảm bảo đủ nguồn lực thực hiện sứmệnh xã hội cao đẹp9. DNXHViệt Nam cũng không phải là ngoại lệ. 770 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(2):767-776 Có lượng tối thiểu công việc được trả lương Cũng giống như hầu hết các tổ chức phi lợi nhuận truyền thống, cácDNXHcó thể kết hợp các nguồn lực tiền tệ và phi tiền tệ, và có thể sử dụng nguồn nhân lực làm việc tự nguyện (không được trả lương) và được trả lương. Tuy nhiên, DNXH lấy doanh thu từ hoạt động kinh doanh làm nguồn lực tài chính chủ yếu và phần lớn nguồn lực này được đóng góp bởi lực lượng lao động có trả lương tham gia thị trường việc làm. Do đó, các DNXH phải tạo ra một số lượng tối thiểu việc làm được trả lương7. Tồn tại dưới hình thức là doanh nghiệp, DNXH Việt Nam tùy theo quy mô và loại hình doanh nghiệp sẽ có số lượng người lao động ít nhiều khác nhau; do đó, DNXH Việt Nam tất yếu tạo ra việc làm có trả công. Bộ ba tiêu chí về khía cạnh xã hội của DNXH Có mục tiêu cụ thể là mang lại lợi ích cho cộng đồng Tối đa hóa lợi nhuận không phải là mục tiêu hàng đầu và cơ bản của DNXH. Thành công của DNXH được đo lường thông qua những thay đổi hoặc tác động xã hội mà họ mang lại. Đây là tiêu chí thể hiện điểm khác biệt giữa DNHXH với các doanh nghiệp thông thường hoặc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đầu tư vào DNXH, các nhà đầu tư xã hội có thểmong muốn là đem lại một phần lợi ích vật chất cho mình nhưng động lực chính yếu của họ là DNXH sẽ hiện thực hóa các mục đích phúc thiện cho một hoặc một số nhóm cộng đồng mà DNXH đó hướng tới. Theo LDN 2014, DNXH chỉ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có mục đích hoạt động “nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng”. Điều này thể hiện qua Bản cam kết thực hiệnmục đích xã hội, môi trường củaDNXHkhi nộp hồ sơ đăng ký thành lập. Trong Bản cam kết này, DNhXHphải “miêu tả các vấn đề bất cập về xã hội, môi trường mà doanh nghiệp mong muốn giải quyết thông qua các hoạt động kinh doanh”, cùng với “cách thức, phương thức kinh doanh mà doanh nghiệp dự kiến tiến hành, như: sản phẩm, dịch vụ là gì, doanh thu đến từ đâu? Có thể nêu các chỉ số kinh tế, xã hội, môi trường (định tính/định lượng) dự kiến đạt được? Nêu nhóm đối tượng hưởng lợi. Lý giải tại sao hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường như miêu tả ” 14. Đồng thời, khi các cam kết này thay đổi, hoặc chấm dứt, DNXH phải thông báo bằng văn bản (theo mẫu14) đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Qui định “sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký” bảo đảm rằng lợi nhuận của DNXH không nhằm làm giàu cho các thành viên mà phần lớn chúng (từ 51% trở lên) được dùng đem lại lợi ích về xã hội, môi trường cho cộng đồng. Qui định này góp phần bảo đảm DNXH không để “trôi” (drift) nhiệm vụ xã hội của mình. Nếu DNXH được tài trợ hoặc viện trợ thì cũng phải dành nguồn tài chính này cho cácmục tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp (điểm b, c khoản 3 điều 10 LDN 2014). Có sáng kiến được đưa ra bởi một nhóm công dân hoặc các tổ chức xã hội dân sự Theo EMES, các DNXH là kết quả của động lực tập thể liên quan đến những người trong cộng đồng hoặc thuộc một nhóm có nhu cầu hoặc mục tiêu tương tự. Đặc điểm tập thể này phải được duy trì theo thời gian bằng cách này hay cách khác, mặc dù tầm quan trọng của lãnh đạo (bởi một cá nhân nhỏ hoặc nhóm lãnh đạo) không được bỏ qua 6. Như đã đề cập, EMES là mạng nghiên cứu DNXH ở Châu Âu và Châu Âu là châu lục có truyền thống xã hội dân sự phát triển, vì vậy tiêu chí này phản ánh tình trạng chung của các DNXH thường sinh ra từ các tổ chức dân sự, hoặc các nhómcông dân1. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi một trong những hình thức pháp lý phổ biến nhất của các DNXH ở châu Âu là HTX xã hội với các biến thể khác nhau15. So sánh tiêu chí này với pháp luật Việt Nam vềDNXH cho thấy: đăng ký thành lập theo LDN 2014, DNXH Việt Nam phải tồn tại dưới hình thức của một trong các doanh nghiệpmà LDN2014 qui định (gồmdoanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm với hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh). Việc thành lập các doanh nghiệp này xuất phát từ ý tưởng của một/một số cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân (vì tổ chức không có pháp nhân không thể thành lập doanh nghiệp). Tuy nhiên, chủ thể thành lập doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân và chủ thể thành lập công ty TNHH một thành viên là một cá nhân hoặc một tổ chức, chứ không phải là một nhóm công dân hoặc tổ chức xã hội dân sự. Do đó, DNXH được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Việt Nam thì không thỏa tiêu chí này của EMES. Hơn nữa, theo LDN 2014, các tổ chức không có tư cách pháp nhân thì không được thành lập doanh nghiệp (Điều 18 khoản 2 điểm đ LDN 2014) và do đó cũng không thể trở thành DNXH Việt Nam. Trong khi đó, EMES không đòi hỏi các tổ chức dân sự phải có tư cách pháp nhân mới được thành lập DNXH. Phân phối lợi nhuận hạn chế Tiêu chí hạn chế về phân phối lợi nhuận cho cổ đông/thành viên/chủ sở hữu phản ánh ưu tiên của 771 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(2):767-776 DNXH cho mục tiêu xã hội hơn là làm giàu cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, EMES chỉ yêu cầu DNXH “hạn chế” chứ không “cấm” phân phối lợi nhuận. Do đó, DNXH theo EMES bao gồm các tổ chức hoàn toàn không phân phối lợi nhuận và các tổ chức có thể phân phối lợi nhuận, nhưng chỉ ởmộtmức độ hạn chế (như các HTX xã hội). Tuy nhiên, EMES không đưa ra một tỷ lệ lợi nhuận cụ thể mà các DNXH được phân phối. LDN2014 cũng theo xu hướng giới hạnmột phần việc phân phối lợi nhuận (không cấm phân phối toàn bộ lợi nhuận). Tuy nhiên, LDN có qui định cụ thể mức tối thiểu số lợi nhuận hàng năm mà các DNXH phải dành để tái đầu tư vào lĩnh vực xã hội và môi trường đã đăng ký là 51% (Điều 10). Điều đó có nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận hàng năm mà các DNXH được phân phối cho các cổ đông hoặc thành viên từ 0% đến 49%. Quy định về tỷ lệ lợi nhuận được phân phối như vậy là khá cao, nhưng theo tác giả là phù hợp với thực trạng phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ hoặc siêu nhỏ16. Đồng thời qui địnhnày cũng gópphần khuyến khích DNhXH đầu tư vào DNXH trong giai đoạn đầu còn nhiều khó khăn như hiện nay. Trái ngược với các DNXH-được phânphối lợi nhuận- thì quỹ xã hội, quỹ từ thiện phải dành tất cả lợi nhuận từ doanh nghiệp cho các hoạt động phi lợi nhuận của mình 17. Bộba tiêu chí về khía cạnhquản trị củaDNXH Có mức độ tự chủ cao EMES cho rằng DNXH được tạo ra bởi một nhóm người trên cơ sởmột dự án tự trị, có thể phụ thuộc vào trợ cấp công cộng nhưng chắc chắn không được quản lý, trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi các cơ quan công quyền hoặc các tổ chức khác (hiệp hội, công ty tư nhân, v.v.). Các chủ sở hữu của DNXH có toàn quyền trong việc thành lập, tổ chức hoạt động và chấm dứt tồn tại của DNXH7. Trong khi đó, chỉ số này không được qui định thành tiêu chí của DNXH theo pháp luật Việt Nam. Điều đó có nghĩa là mức độ tự chủ của các DNXH được đòi hỏi giống như các loại hình doanh nghiệp thông thường. Do đó, các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước, hoặc của các tổ chức chính trị, xã hộicó thể trở thành DNXHViệt Nam nhưng lại không thỏa tiêu chí “có mức độ tự chủ cao” của EMES. Quyền quyết định không dựa trên quyền sở hữu vốn Tiêu chí này thường đề cập đến nguyên tắc ”một thành viên, một phiếu bầu” hoặc ít nhất là trong quá trình ra quyết định, quyền biểu quyết không được phân phối theo phần vốn của chủ thể có quyền ra quyết định cuối cùng. Các HTX xã hội ở Châu Âu phản ánh rõ ràng đặc điểm này của DNXH. Trong số loại hình doanh nghiệp mà LDN 2014 cho phép các nhà đầu tư đăng ký thành lậpDNXH, công ty cổ phần là loại công ty “đối vốn” điển hình, còn công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty “đối vốn” nhưng có yếu tố “trọng nhân”. Quyền quyết định của hai loại hình doanh nghiệp này dựa trên tỷ lệ vốn góp. Ví dụ, Điều 6 khoản 3 Nghị định 96/2015/NĐ-CP qui định:“Quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông về chấm dứt Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường phải được thông qua theo tỷ lệ biểu quyết quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 60 và Khoản 1 Điều 144 Luật Doanh nghiệp đối với doanh nghiệp xã hội hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần ”. Và tỷ lệ biểu quyết theo quy định tại Điều 60 khoản 3 điểm b và Điều 144 khoản 1 của LDN đều dựa trên phần vốn góp của các thành viên hoặc số cổ phần có quyền biểu quyết của cổ đông. Công ty hợp danh là một công ty “đối nhân”, về nguyên tắc, quyền lực và lợi ích của chủ sở hữu (thành viên hợp danh) phụ thuộc vào đóng góp về trình độ chuyên môn và uy tín cá nhân của mỗi người. Theo LDN 2014, mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác theo qui định tại Điều lệ công ty (Điều 176 khoản 1 LDN 2014). Còn quyền biểu quyết của thành viên góp vốn dựa vào tỉ lệ vốn góp trong vốn điều lệ của công ty (Điều 182 LDN 2014). Như vậy, mặc dù LDN 2014 có các điều khoản để bảo vệ thành viên/cổ đông thiểu số (như Điều 50 khoản 8, 9 LDN 2014; Điều 114 khoản 2, 3 LDN 2014; Điều 117, 118 LDN 2014), nhưng trong mọi loại hình doanh nghiệp, quyền biểu quyết không phải theo nguyên tắc ”một người, một phiếu”. Do đó, các DNXH của Việt Nam không thể đáp ứng tiêu chí “Quyền quyết định không dựa trên quyền sở hữu vốn” này. Ngược lại, HTX thỏa mãn tiêu chí bình đẳng trong bầu cử - không phụ thuộc vào số lượng và loại tài sản đóng góp, bởi vì đây là một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX (Điều 7 khoản 3 Luật HTX năm 2012). Có sự tham gia của các bên khác nhau bị ảnh hưởng bởi hoạt động của DNXH Sự tham gia của người lao động, người tiêu dùng, khách hàng, đối tác hoặc các bên liên quan khác nhau bị ảnh hưởng bởi quyết định của bộ máy quản lý của DNXH tạo thành các đặc điểm quan trọng của DNXH. Trong nhiều trường hợp, một trong những mục tiêu của các DNXH làmở rộng dân chủ ở cấp địa phương thông qua hoạt động kinh tế 7. Mục tiêu của cácDNXH là giải quyết các vấn đề xã hội cấp báchnhư tạo việc làm, giảmnghèo, bảo vệmôi trường, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, mang lại tác động tích cực cho xã hội. Do đó, người 772 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(2):767-776 hưởng lợi đầu tiên và quan trọng nhất từ hoạt động của các DNXH không phải là nhà đầu tư mà là đối tượng yếu thế của xã hội. Do đó, các DNXH được coi là mô hình kinh doanh vận dụng ”học thuyết giá trị các bên liên quan”, chứ không phải ”học thuyết giá trị cổ đông”. Vì DNXH Việt Nam phải là doanh nghiệp thành lập theo qui định của LDN 2014, cho nên để thỏa mãn chỉ số quản trị dân chủ của DNXH theo mô hình của EMES, đòi hỏi LDN 2014 phải theo đuổi “học thuyết giá trị các bên liên quan”. Tuy nhiên, LDN Việt Nam hiện hành không có qui phạm pháp luật nào quy định về mục đích của công ty cũng như trách nhiệm tương ứng của giám đốc và những người quản lý khác của công ty, cho nên rất khó xác định LDN Việt Nam lựa chọn học thuyết nào trong hai học thuyết trên. Mặt khác, có ý kiến cho rằng, vì nhiều lý do khác nhau, LDNViệt Nam khó có thể áp dụng ”học thuyết giá trị các bên liên quan” mà vẫn phải áp dụng ”học thuyết giá trị cổ đông”18. Với hiện trạng các qui định của LDN Việt Nam như thế, rõ ràng DNXH được thành lập theo đạo luật này không thể đạt được các chỉ số quản trị “có sự tham gia của các bên liên quan bị ảnh hưởng bởi hoạt động của DNXH”. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận So sánh các tiêu chí của DNXH trong LDN 2014 với các tiêu chí trong cách tiếp cận của EMES cho thấy, hai khía cạnh kinh tế và xã hội đã được thể hiện khá rõ nét trong LDN 2014 nhưng các khía cạnh quản trị không được đề cập. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của DNXH tại Việt Nam. Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về tiêu chí của DNXH Việt Nam Một là, c ần thừa nhận HTX giải quyết vấn đề xã hội, môi trường cũng là DNXH Kiến nghị này xuất phát từ chỗHTXgiải quyết các vấn đề xã hội, môi trường thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí cơ bản ở cả ba chiều kinh tế, xã hội và quản trị của một DNXH theo quan niệm của EMES; đồng thời cũng thỏa mãn các tiêu chí của DNXH Việt Nam đã được qui định tại điều 10 LDN 2014 (trừ tiêu chí về hình thức pháp lý). Cụ thể: Ở chiều kinh tế và kinh doanh, Luật HTX 2012 định nghĩa “HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX” (Điều 3 khoản 1). Như vậy, Luật HTX 2012 đã làm rõ bản chất HTX là tổ chức kinh tế thuộc thành phần kinh tế tập thể; quản lý dân chủ, tự chịu trách nhiệm, đồng sở hữu HTX. Mặc dù Luật không qui định HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, nhưng xác định HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cạnh tranh bình đằng với doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là hoạt động chủ yếu củaHTX là vẫn là kinh doanh trên cơ sở sản xuất, tiêu thụ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ một cách liên tục, đồng thời không hướng tới việc tìm kiếm thật nhiều lợi nhuận mà là tương trợ giúp đỡ thành viên HTX và phát triển HTX. Vì vậy, HTX thỏa mãn bộ 3 chỉ số về kinh tế là; i) Có hoạt động sản xuất hàng hóa và/hoặc cung cấp dịch vụ liên tục; ii) Có rủi ro kinh tế ởmức độ đáng kể; iii) Có lượng tối thiểu công việc được trả lương. Ở chiều xã hội, HTX thuộc thành phần kinh tế tập thể, được sinh ra nhằm tương trợ, giúp đỡ thành viên HTX là chính, chứ không đặt lợi nhuận lên trên hết. Mặc dù, phạm vi “tác động xã hội” của HTX thường không rộng như doanh nghiệp, nhưng đã được pháp luật xác định rõ là “chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, HTX thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào HTX trên qui mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế” (Điều 7 khoản 7 HTX 2012). Do đó, có thể nói HTX có thể i) có một mục tiêu cụ thể là làmlợi cho cộng đồng, ví dụ như các HTX tạo việc làm cho đối tượng yếu thế, HTX “xanh” tạo ra các sản phẩm, dịch vụ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực cho môi trườngMục tiêu hoạt động cụ thể của từng HTX sẽ được ghi trong điều lệ của HTX. Mặt khác, HTX được thành lập nhờ vào ý tưởng kinh doanh của ít nhất là 7 thành viên sáng lập (cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân). Các thành viên sáng lập này chịu trách nhiệm soạn thảo dự thảo điều lệ, vận động các thành viên khác gia nhập vào HTX. Do đó, HTX ii) có sáng kiến được đưa ra bởi một nhóm công dân hoặc các tổ chức xã hội dân sự. Hơn nữa, HTX thực hiện iii) phân phối lợi nhuận hạn chế. Bởi vì, theo qui định của Luật HTX hiện hành: một phần lợi nhuận trong HTX dùng để trích lập các quỹ (không thấp hơn tỉ lệ do pháp luật qui định), được phân chia cho việc đáp ứng nhu cầu giáo dục, huấn luyện, thông tin cho thành viên, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa – xã hội chung của cộng đồng dân cư địa phương; một phần lợi nhuận khác cần được phân phối lại cho thành viên theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc theo công sức lao động và vốn góp (Điều 46 Luật HTX 2012). Các qui định pháp luật này chứng tỏ HTX không nhằm làm giàu cho thành viên mà phân phối lợi nhuận hạn chế. Như vậy, HTX có cơ sở pháp lý để đáp ứng bộ 3 tiêu chí về khía cạnh xã hội. 773 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(2):767-776 Ở chiều quản trị, cũng giống như HTX xã hội ở Châu Âu, HTX Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo cấu trúc quản trị dân chủ, thể hiện qua nhiều qui định của Luật HTX 2012 như: thành viên, HTX thành viên “có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của HTX, liên hiệp HTX; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ” (Điều 7 khoản 3); “được ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của HTX, liên hiệp HTX” (Điều 14 khoản 6 Luật HTX 2012). Do đó, HTX có điều kiện để thực hiện bộ 3 chỉ số: i) Có mức độ tự chủ cao; ii) Có quyềnra quyết địnhkhông dựa trên vốn chủ sở hữu; iii) Có sự tham gia của các bên khác nhau bị ảnh hưởng bởi hoạt động của DNXH, thuộc khía cạnh quản trị của DNXH. Cần nói thêm rằng, việc thừa nhận HTX giải quyết vấn đề xã hội, môi trường là DNXH sẽ không trái với các tiêu chí mà EMES đã gợi ý. Bởi lẻ, EMES không đòi hỏi một hình thức pháp lý cụ thể cho DNXH. Nghĩa là, DNXH có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau (vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận) miễn là chúng thể hiện bản chất: cải tạo xã hội bằng chiến lược kinh doanh dựa vào thị trường. Hơn nữa, việc mở rộng hình thức pháp lý của DNXH sang các hình thức khác không phải là doanh nghiệp góp phần rút ngắn khác biệt trong quan niệm về DNXH giữa pháp luật và thực tiễnb. Về mặt lịch sử, Việt Nam vốn có truyền thống HTX từ rất sớm và các mô hình hoạt động như DNXH đầu tiên ở Việt Nam chính là HTX 10. Về mặt thực tiễn, một số công trình khảo sát trước và sau khi có LDN 2014, liên quan đến doanh nghiệp kinh doanh vì xã hội cho thấy, có một số lượng lớn các tổ chức, với các hình thức pháp lý khác nhau, tự nhận là DNXHmàkhông cần đăng ký theo quy định của LDN 201411. Đây là những “DNXH thực tế”, tạo ra tác động xã hội ở một mức độ nhất định và thu hút được tài trợ. Thậm chí số “DNXH thực tế” còn nhiều hơn số DNXH đăng ký theo LDN 2014. Việc tồn tại một lượng lớn “DNXH thực tế” này chứng tỏ LDN 2014 chưa thực sự hấp dẫn đối với các DNhXH trong việc tạo ra một địa vị pháp lý chính thức cho các DNXH. bNgày 22/3/2019, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Hội đồng Anh (British Council) và tổ chức Doanh nghiệp Xã hội Vương quốc Anh (SEUK) tổ chức hội thảo công bố Báo cáo nghiên cứu “Hiện trạng doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam”, thực hiện trong thời gian từ tháng 7/2018 đến tháng 3/2019. Trong báo cáo này có đoạn “Doanh nghiệp xã hội có hình thức pháp lý đa dạng. Một số được đăng ký là dưới hình thức hoạt động là doanh nghiệp xã hội trong khi những doanh nghiệp khác được coi như doanh nghiệp tư nhân thông thường. Một số hoạt động dưới hình thức hợp tác xã hoặc các hình thức khác”. Vì vậy, sự bó hẹp hình thức của DNXH trong các loại hình doanh nghiệp theo LDN 2014 cần được thay đổi để thu hút hơn nữa các nguồn đầu tư xã hội (social in- vestment) đồng thời thúc đẩyDNXHphát triểnmạnh mẽ. Hai là, cần hoàn thiện các quy định của LDN 2014 về DNXH theo gợi ý bộ ba các tiêu chí của EMES Như đã bình luận ở trên, khái niệmDNXH của EMES phản ánh sự đa chiều của ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và quản trị. Mặc dù các tiêu chímàMạng lưới này đưa ra không đòi hỏi mọi DNXH phải có đủ, nhưng khía cạnh quản trị được coi là gồm các tiêu chí phản ánh rõ nét bản chất của DNXH. Các chỉ số thuộc khía cạnh quản trị (nhất là chỉ số về bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan khác ngoài cổ đông) bảo đảm DNXH theo đuổi mục tiêu xã hội một cách thực chất, bền vững. Việc thiếu vắng những qui định thể hiện các tiêu chí của DNXH về khía cạnh quản trị trong LDN 2014 làm cho mô hình DNXH Việt Nam không khác với tổ chức phi lợi nhuận truyền thống- làm từ thiện chủ yếu bằng nguồn tiền được chi ra, chứ không gắn chặt các vấn đề xã hội, môi trường với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, mô hình DNXHViệt Nam không những khó đạt được mức độ lý tưởng như gợi ý của EMES mà còn phát triển thiếu bền vững bởi vì có thể “thả trôi” sứmệnh xã hội. LDN 2014 cần bổ sung thêm tiêu chí thể hiện khía cạnh quản trị của DNXH Việt Nam. Cụ thể, LDN cần bổ sung tiêu chí của DNXH như: cam kết bảo vệ lợi ích của các bên liên quan và ghi vào trong điều lệ; hoặc/và các cơ quan quản lý của DNXH phải có sự tham gia của các bên liên quan. Đây là hướng hoàn thiện LDN mà tác giả cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới. DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT EMES: là viết tắt của ”EMergence des Enterprises So- ciales en Europe” (tạm dịch là “Sự nổi lên của DNXH ở Châu Âu”), là tên tiếng Pháp của dự án lớn nghiên cứu về DNXH được thực hiện từ năm 1996 đến 2000 bởi Mạng lưới Nghiên cứu Châu Âu. Sau đó, các chữ EMES được giữ lại khi Mạng lưới này quyết định trở thành một hiệp hội quốc tế chính thức và thực hiện các dự án nghiên cứu khác về DNXH và rộng hơn là về khu vực thứ ba. Hiện nay, Mạng lưới này tập hợp 10 trung tâm nghiên cứu của các trường đại học và các nhà nghiên cứu cá nhân chuyên về các lĩnh vực này trên khắp châu Âu. DNXH: doanh nghiệp xã hội DNhXH: doanh nhân xã hội HTX: hợp tác xã LDN 2014: Luật Doanh nghiệp năm 2014 774 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(2):767-776 TUYÊN BỐ XUNGĐỘT Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo ĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ Toàn bộ nội dung bài viết chỉ do tác giả thực hiện TÀI LIỆU THAMKHẢO 1. Janelle AK. Social Enterprise in the United States and Europe: Understanding and Learning from the Differences. Springer. 2006;17:247–263. 2. Kerlin, Janelle A. Social enterprise: A global comparison. UPNE. 2009;p. 15–16. 3. Dung NT. Đánh giá khả năng thực thi pháp luật hiện hành về DNXH ở Việt Nam. Tạp chí Luật học. 2017;1:12–20. 4. Thủy PTT. Hình thức pháp lý của DNXH: Kinh nghiệm nước Anh vàmột số gợi mở cho Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội: Luật học. 2015;4:56–64. 5. Đông VP. Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam- cầnmộtmô hình để phát triển. Tạp chí Luật học. 2012;9. 6. Borzaga C, Defourny J. From third sector to social en- terprise. In The Emergence of Social Enterprise. London and New York: Routledge. 2001;p. 1–18. Available from: https://www.researchgate.net/publication/265141136-from- third-sector-to-social-enterprise/download. 7. Defourny J, Nyssens M. The EMES Approach of Social En- terprise in a Comparative Perspective. EMES Working Pa- pers;12(03). Available from: publications/EMES-WP-12-03_Defourny-Nyssens.pdf. 8. Matei L, Sandu C. The Social Enterprise: A Literature Review. National and European Values of Public administration in the Balkans. 2011;p. 269–278. Available from: https://ssrn.com/ abstract=1973992. 9. Defourny J, Nyssens M. Social enterprise in Europe: At the crossroads of market, public policies and third sector. Policy and Society. 2010;(3):231–242. 10. British Council, CIEM, CSIP. Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, bối cảnh và chính sách. Hà Nội. Truy cập ngày 30/3/2019. 2012;Available from: https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/dnxh-tai- viet-nam-khai-niem-boi-canh-chinh-sach.pdf. 11. Trường ĐH Kinh tế quốc dân, UNDP. Thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam. Hà Nội Truy cập ngày 18/12/2018. 2018;Available from: http: //www.vn.undp.org/content/dam/vietnam/docs/Publications/ Foster%20SIB%20Sector%20in%20Vietnam-V-ebook.pdf. 12. Thông tư số 02/2013/TT-BNV ngày 10/4/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 của chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;. 13. Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;. 14. Thông tư số 01/2016/TT-BKHĐT ngày 17 tháng 5 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết các mẫu đăng ký doanh nghiệp xã hội;. 15. Fici A. Recognition and legal Forms of Social Enterprise in Eu- rope: A Critical Analysis from a Comparative Law Perspective. Euricse Working Papers;p. 82/15. 16. Ngọc N. Quy mô doanh nghiệp ngày càng nhỏ hơn: Dấu hiệu tích cực và phù hợp với xu hướng. Tạp chí tài chính [online] 2017 Tham khảo ngày 26/3/2019;Available from: doanh-nghiep/quy-mo-doanh-nghiep-dang-nho-dan-dau- hieu-tich-cuc-va-phu-hop-voi-xu-the-133485.html. 17. Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;. 18. Phong LT, Vân VN. Các lý thuyết về mục đích của công ty và ứng dụng của chúng trong Luật Doanh nghiệp tại Việt Nam. Dân chủ và Pháp luật [online] Truy cập ngày 02/6/2019;Available from: Pages/phap-luat-kinh-te.aspx?ItemID=104. 775 Science & Technology Development Journal – Economics - Law and Management, 4(2):767-776 Open Access Full Text Article Research Article University of Finance – Marketing Correspondence To Thi Dong Ha, University of Finance – Marketing Email: toha774@gmail.com History  Received: 24/04/2019  Accepted: 11/07/2019  Published: 30/06/2020 DOI : 10.32508/stdjelm.v4i2.628 Copyright © VNU-HCM Press. This is an open- access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution 4.0 International license. Evaluating indicators of social enterprises under the Vietnam Enterprise Law 2014 based on the European Research Network (EMES) ideal-type social enterprise model To Thi Dong Ha* Use your smartphone to scan this QR code and download this article ABSTRACT In recent decades, social enterprises have flourished as a solution to social and environmental is- sues through their business models. However, basic theoretical issues of social enterprises, such as its definition and characteristics, have not attained a global consensus yet. Among the social enterprise concepts, that of the European Research Network (EMES) is supposed to lay the first the- oretical and empirical foundation for social enterprise analysis. Through analyzing, reviewing and comparing research methods, the article focuses on assessing the indicators of social enterprises under the Enterprise Law 2014 in relation to the "ideal-type" social enterprise model proposed by the EMES. The study shows that the indicators of social enterprises under the Enterprise Law 2014 only meet the economic and social dimensions as defined by the EMES while lacking the third di- mension of governancewhich is crucial to the sustainability of social enterprises. From the research results, the article suggests that Vietnam should recognize cooperatives (with social and environ- mental goals) as a legal form of social enterprises since they exhibit all of the three sets of indicators of social enterprises. The article also specifies the necessity of modifying some of the provisions in the Enterprise Law 2014 to ensure the participatory governance in social enterprises which is also a potential topic of research. Key words: Social enterprises, 2014 Enterprise Law, ideal-type, the European Research Network, indicators Cite this article : Ha T T D. Evaluating indicators of social enterprises under the Vietnam Enterprise Law 2014 based on the European Research Network (EMES) ideal-type social enterprise model . Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.; 4(2):767-776. 776

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_cac_tieu_chi_cua_doanh_nghiep_xa_hoi_trong_luat_doa.pdf
Tài liệu liên quan