Trong nghiên cứu của Cheung và cộng sự(3),
với cùng định nghĩa biến với chúng tôi, tỷ lệ
bệnh nhân XHN có hiệu ứng khối trong ba
nhóm kết cục tại thời điểm 30 ngày như sau: Tử
vong (83,9%), kết cục xấu (45,3%) và kết cục tốt
(8,5%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p< 0,001.
Nghiên cứu của Castellanos và cộng sự(2), có hiệu
ứng choán chỗ giữa hai nhóm kết cục 3 tháng
như sau: kết cục xấu (mRS > 2) 73,1% và kết cục
tốt (mRs ≤ 2) 47,7%, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê, p = 0,007.
Khi xét đến tỷ lệ điểm ICH trong hai nhóm
bệnh nhân tử vong và sống sót 30 ngày thì
nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận sự khác biệt
trong tỷ lệ điểm ICH có ý nghĩa thống kê, p <
0,001. Kết quả nghiên cứu của Mạc Văn Hòa(1)
ghi nhận: điểm ICH chiếm tỷ lệ cao nhất là điểm
0, tỷ lệ này giảm dần khi điểm ICH tăng lên,
điểm ICH bằng 0 – 4 dao động trong khoảng
30,4% đến 6,1%, chỉ có điểm 5 là thấp nhất
(1,4%), không có bệnh nhân điểm ICH bằng 6.
Tỷ lệ tử vong từ 0% với điểm ICH bằng 0 tăng
đến 100% đối với điểm ICH bằng 5. Sự phục hồi
của bệnh nhân xuất huyết não theo điểm mRs
sau 30 ngày cho thấy khả năng phục hồi của
bệnh nhân là rất kém nếu điểm ICH ≥ 3.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 40 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiện trạng bệnh nhân xuất huyết não tại bệnh viện nhân dân 115, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Thần Kinh 217
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT NÃO
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115
Nguyễn Thanh Tân*, Nguyễn Huy Thắng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: mô tả tỷ lệ và đặc điểm các yếu tố nguy cơ liên quan xuất huyết não (XHN); mô tả tỷ lệ tử vong
30 ngày đầu của bệnh nhân XHN và mối liên hệ giữa tỷ lệ tử vong 30 ngày và các yếu tố lâm sàng, hình ảnh học
và điểm ICH (IntraCerebral Hemorrhage score).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, mô tả 190 bệnh nhân XHN nhập vào khoa
Bệnh lý mạch máu não, bệnh viện Nhân Dân 115 từ 16/03/2014 đến 30/04/2014.
Kết quả: Tỷ lệ XHN trong tất cả các bệnh nhân đột quỵ là 17,13%, tuổi trung bình là 59,03 ± 13,003 (năm),
tỷ lệ nam/nữ là 3:2, tiền căn tăng huyết áp (THA) 72,1%, 26,1% bệnh nhân không biết huyết áp trước đó vì
không đi khám sức khỏe, tỷ lệ THA lúc nhập viện là 83,7%, hút thuốc lá 34,7%, uống rượu 36,8%; tỷ lệ tử vong
30 ngày là 13,2%, có 4 yếu tố liên quan đến tỷ lệ này là: điểm Glasgow Coma Scale (GCS) lúc nhập viện (p
<0,001), thể tích khối máu tụ (p <0,001), hiệu ứng choán chỗ trên phim CT scan (p < 0,001), điểm ICH (p <
0,001).
Kết luận: 4 yếu tố liên quan đến tỷ lệ tử vong 30 ngày đầu của bệnh nhân XHN là điểm GCS lúc nhập viện,
thể tích khối máu tụ, hiệu ứng choán chỗ trên phim CT scan và điểm ICH.
Từ khóa: xuất huyết não, yếu tố nguy cơ, tử vong 30 ngày.
ABSTRACT
THE INTRACEREBRAL HEMORRHAGE: PREVALENCE AND OUTCOMES OF PATIENTS –
A HOSPITAL BASED STUDY
Nguyen Thanh Tan, Nguyen Huy Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 217 - 222
Objective: Our study focuses on intracerebral hemorrhagic rate of all strokes, some common risk factors, the
30-day mortality and the related factors.
Methods: prospective, descriptive study of 190 patients with intracerebral hemorrhagic diagnosis admitted
in cerebrovascular disease department, 115 People Hospital from March 16th to April 30th, 2014
Results: Intracerebral hemorrhagic (ICH) rate was 17.13% all strokes, the mean age is 59.03 ± 13.003
(years), male/female ratio is 3:2, the hypertensive antecedents was reported in 72.1 % patients, hypertension on
admission 83.7%, approximately one fourth ICH patients did not know their hypertension because of few heath
examinations, current smoking and alcohol consumption 34.6% and 36.8%, respectively; The 30-day mortality
was 13,2% and the associated factors were GCS on admission (p < 0.001), ICH volume (p < 0.001), mass effect on
head CT scan (p < 0.001) and ICH score (p < 0.001).
Conclusion: There were four factors relating to the 30-day mortality of ICH patients. They were GCS on
admission, ICH volume, mass effect on head CT scan and ICH score.
Key words: intracerebral hemorrhage, risk factors, the 30-day mortality.
* Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ **Khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân Dân 115
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thanh Tân ĐT: 0939218721 Email: neo.neuron@outlook.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 218
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng
hàng thứ hai trên toàn thế giới, sau bệnh tim
thiếu máu cục bộ và là một trong những nguyên
nhân hàng đầu của tình trạng khuyết tật.
XHN chiếm khoảng 10 – 20% đột quỵ. Hơn
30% trường hợp XHN tử vong trong vòng 1
tháng, tỉ lệ này đặc biệt cao ở các nước có thu
nhập trung bình và thấp, có thể lên tới 48%, các
bệnh nhân sống sót phải chịu di chứng lâu dài,
ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và xã hội.
Ở Việt Nam, đã có nhiều đề tài nghiên cứu
về XHN, nhưng chủ yếu là từng khía cạnh riêng
biệt. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm khảo sát hiện trạng của bệnh XHN từ tần
suất, các yếu tố nguy cơ, tỉ lệ tử vong 30 ngày.
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại
bệnh viện Nhân Dân 115 vì đây là một trong
những bệnh viện hàng đầu thành phố Hồ Chí
Minh về điều trị đột quỵ não.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến cứu
Tất cả bệnh nhân XHN nhập viện khoa Bệnh
lý mạch máu não bệnh viện Nhân Dân 115 từ
ngày 16/03/2014 đến ngày 30/04/2014 thỏa mãn
các tiêu chuẩn chọn mẫu. Bệnh nhân được chẩn
đoán XHN dựa trên lâm sàng và CT scan sọ não
không cản quang cho thấy hình ảnh XHN. Tiêu
chuẩn loại trừ: Bệnh nhân xuất huyết dưới nhện
nguyên phát, nhồi máu chuyển dạng xuất huyết
và XHN do chấn thương.
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
Đây là công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỷ lệ.
Trong đó: n là cỡ mẫu, p là tỷ lệ mong muốn ước tính, d là
độ sai số của tỷ lệ (p = 0,329; d = 0,07). Áp dụng vào công
thức, chúng tôi tính được cỡ mẫu là 173 (bệnh nhân).
Phương pháp thống kê
Các biến định tính thì được tính tần số, tỷ lệ
phần trăm, so sánh bằng phép kiểm chi bình
phương hoặc kiểm định chính xác Fisher .
Các biến định lượng thì được tính giá trị lớn
nhất, nhỏ nhất, trung bình, độ lệch chuẩn, so
sánh bằng phép kiểm T-student độc lập hoặc
phép kiểm phi tham số Mann – Whitney. Biến
phụ thuộc là tỷ lệ tử vong 30 ngày. Các số liệu
thu thập sẽ được xử lý và phân tích bằng phần
mềm thống kê SPSS phiên bản 16.0.
KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu từ ngày
16/03/2014 đến 30/04/2014, tổng cộng có 1109
bệnh nhân nhập vào khoa Bệnh lý mạch máu
não, bệnh viện Nhân Dân 115, trong đó có 190
bệnh nhân XHN được đưa vào phân tích.
Trong đó, có 159 bệnh nhân có THA lúc
nhập viện (chiếm 83,7%) và 31 bệnh nhân không
có THA (chiếm 16,3%). Tỷ lệ bệnh nhân có tiền
căn THA chiếm 64,5% (20 bệnh nhân) trong số
các bệnh nhân không có THA lúc nhập viện.
Trong nhóm 50 bệnh nhân không có tiền căn
THA hoặc không biết huyết áp trước đó, có đến
42 bệnh nhân (chiếm 84%) có huyết áp cao lúc
nhập viện, chỉ có 8 bệnh nhân (16%) thực sự
không có THA.
Bảng 1: Tỷ lệ và yếu tố nguy cơ xuất huyết não
Các thông số
Tổng số (người) 190
Tỷ lệ xuất huyết não (%) 17,13
Giới nam (%) 60
Tuổi (năm) 59,03 ±13,003
Tiền căn tăng huyết áp (%) 72,1
Không biết huyết áp trước đó (%) 26,3
Tăng huyết áp lúc nhập viện (%) 83,7
Tiền căn uống rượu (%) 36,8
Tiền căn hút thuốc lá (%) 34,7
Đái tháo đường type 2 (%) 12,1
Tỷ lệ tử vong 30 ngày (%) 13,2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Thần Kinh 219
Bảng 2: Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tử vong 30 ngày:
Các yếu tố Tử vong 30 ngày p
Có (n=25) Không (n=165)
Lâm sàng Điểm GCS lúc nhập viện 8,92 ± 3,6 13,9 ± 1,9 < 0,001
HATTh lúc nhập viện 170 ± 35,2 164,48 ± 30,3 0,408
HATTr lúc nhập viện 94 ± 17,6 92,91 ± 15,3 0,745
Hình ảnh học Vị trí xuất huyết Trên lều 21 (84%) 141 (85,5%) 0,769
Dưới lều 4 (16%) 24 (14,5%)
Thể tích khối máu tụ 29,58 ± 20,5 12,71 ± 13 < 0,001
Có hiệu ứng choán chỗ 16 (64%) 31 (18,8%) <0,001
Điểm ICH 0 1 (4%) 69 (41,8%) < 0,001
1 3 (12%) 55 (33,3%)
2 6 (24%) 32 (19,4%)
3 7 (28%) 8 (4,8%)
4 8 (32%) 1 (0,6%)
Khi chúng tôi thử đưa các yếu tố trên vào
phân tích đa biến, thu được kết quả là có hai biến
có ý nghĩa tiên lượng tỷ lệ tử vong 30 ngày của
bệnh nhân XHN là điểm GCS lúc nhập viện và
điểm ICH.
BÀN LUẬN
Tỷ lệ XHN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 1109
bệnh nhân nhập vào khoa Bệnh lý mạch máu
não, bệnh viện Nhân Dân 115, có 190 bệnh
nhân được chẩn đoán là XHN, chiếm 17,13%.
Tỷ lệ XHN trong kết quả nghiên cứu của
chúng tôi không khác biệt so với kết quả của
Sacco và cộng sự(11) tại Italy cho kết quả rằng:
trong 4353 bệnh nhân đột quỵ lần đầu, có 588
bệnh nhân (chiếm 13,5%) bị XHN. Khan và
cộng sự(6) tiến hành nghiên cứu về tỷ lệ bệnh
nhân XHN và nhồi máu não thông qua phân
tích dữ liệu lâm sàng từ năm 2003 đến năm
2008. Tỷ lệ XHN của nhóm Đông Á (bao gồm
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,
Việt Nam và Lào) là 30%, cao hơn kết quả tỷ lệ
XHN của chúng tôi. Sự khác biệt này có thể do
số mẫu bệnh nhân của chúng tôi tương đối
nhỏ và thu thập trong thời gian ngắn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn
các nghiên cứu trong nước như Nguyễn Duy
Bách và cộng sự(9) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng
và hình ảnh học của đột quỵ cấp tại bệnh viện
hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới đưa ra kết
quả tỷ lệ XHN là 46,15%. Nguyên nhân có thể là
do tác giả đã loại trừ các bệnh nhân TIA nên
giảm thấp tỷ lệ nhồi máu não.
Các yếu tố nguy cơ của XHN
Giới
Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy XHN
xảy ra ở nam (60%) nhiều hơn ở nữ (40%). Tỷ lệ
nam/nữ (114/76) là 1,5. Kết quả này không khác
biệt với nghiên cứu của Ngô Thị Kim Trinh và
cộng sự(8) đưa ra tỷ lệ nam/nữ ở bệnh nhân XHN
nhân bèo là 1,49. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi tương đươngvới các nghiên cứu nước ngoài
như: Khan và cộng sự(6) cho tỷ lệ nam/nữ là 1,03;
Woo và cộng sự(13) là 1,02. Có lẽ, nam giới có
nhiều yếu tố nguy cơ XHN hơn nữ giới như hút
thuốc lá, nghiện rượu.
Tuổi
Chúng tôi ghi nhận tuổi trung bình trong
mẫu nghiên cứu của bệnh nhân XHN là 59,03
±13,003. Người lớn tuổi nhất là 100, nhỏ nhất
là 32 tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
không khác biệt so với các nghiên cứu của Hồ
Hữu Thật và cộng sự(4), tuổi trung bình của
bệnh nhân XHN do THA là 59,24 ±13,45 tuổi;
Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Phạm
Thị Ngọc Quyên(10) thì tuổi trung bình trong
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn (58,96
±13,009 so với 50,6 ± 16,7), lý do có thể do mẫu
nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Quyên là các
bệnh nhân XHN không do THA, trong đó bao
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 220
gồm nguyên nhân túi phình động mạch và vỡ
dị dạng mạch máu não, vốn là nguyên nhân
thường gặp của XHN người trẻ.
Tuổi trung bình của bệnh nhân XHN trong
nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả trong
các nghiên cứu nước ngoài. Theo nghiên cứu
Khan và cộng sự(6) cho kết quả là tuổi trung bình
của bệnh nhân XHN vùng Đông Á là 62 ±17,6
tuổi và nghiên cứu cuả Woo và cộng sự(13) là 64,8
± 16,1 tuổi.
Tiền căn THA
Tỷ lệ bệnh nhân XHN có tiền căn THA
không khác biệt khi so sánh với một số nghiên
cứu trong và ngoài nước. Nghiên cứu của Hồ
Hữu Thật và cộng sự(4), tỷ lệ bệnh nhân XHN có
tiền căn THA là 71%; nghiên cứu của Ngô Thị
Kim Trinh và cộng sự(8) trên bệnh nhân XHN
nhân bèo thì tỷ lệ này là 74,6%. Một số nghiên
cứu ngoài nước như nghiên cứu của Woo và
cộng sự(13) thì tỷ lệ tiền căn THA ở bệnh nhân
XHN là 63% và trong nghiên cứu của Sacco(11) thì
tỷ lệ này là 75,6%.
Một điểm đáng lưu ý là có đến 26,2% bệnh
nhân XHN không biết có THA trước đây hay
không, điều này cho thấy một sự thiếu quan tâm
chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân. Tỷ lệ này cao
hơn kết quả trong nghiên cứu của Ngô Thị Kim
Trinh(8) chỉ có 14,1%. Nghiên cứu của chúng tôi
ghi nhận có 83,7% số bệnh nhân có THA lúc
nhập viện và còn lại 16,3% bệnh nhân không có
THA lúc nhập viện. Trong số các bệnh nhân
không có tiền căn THA hoặc không biết huyết áp
trước đó, có đến 84% bệnh nhân có THA lúc
nhập viện, chỉ có 8 bệnh nhân thực sự không có
THA. THA không chỉ là yếu tố nguy cơ của
XHN mà còn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như
nhồi máu não, bệnh mạch vành và các bệnh
mạch máu. Qua đó, phản ánh thực trạng sự
quan tâm chăm sóc sức khỏe của người dân ta
còn rất kém.
Tiền căn hút thuốc lá
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh
nhân XHN đang hút thuốc lá là 65 bệnh nhân
(chiếm 34,6%) và tất cả đều là nam giới. Tác
giả Woo và cộng sự(13), tỷ lệ đang hút thuốc lá
ở tất cả bệnh nhân XHN là 23% và ở nhóm
bệnh nhân XHN thùy là 28%; kết quảnghiên
cứu của Thrift và cộng sự(12) thì tỷ lệ này là
16%. Tỷ lệ hút thuốc lá ở bệnh nhân XHN
trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều
so với các nghiên cứu trên thế giới. Điều này
có lẽ do người Việt Nam có thói quen hút
thuốc lá nhiều hơn người nước ngoài.
Tiền căn uống rượu
Kết quả của chúng tôi thấy rằng tỷ lệ bệnh
nhân XHN có uống rượu là 36,8% và tất cả đều
là nam giới. Kết quả này không khác biệt với
nghiên cứu của Hồ Hữu Thật(4) tỷ lệ bệnh nhân
XHN do THA có tiền căn uống rượu mỗi ngày là
30% và trong nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc
Quyên(10) thì tỷ lệ này là 27%. Tỷ lệ bệnh nhân
XHN có tiền căn uống rượu trong nghiên cứu
không khác biệt so với tác giả Woo(13), tỷ lệ bệnh
nhân XHN uống rượu trung bình và thường
xuyên là 32,4% nhưng cao hơn nghiên cứu của
Thrift(12) tỷ lệ này là 18,7%.
Bệnh lý đái tháo đường kèm theo
Tỷ lệ bệnh nhân xuất huyết não kèm bệnh
đái tháo đường type 2 là 12%, không có sự khác
biệt so với kết quả nghiên cứu trong nước là
8,3%; của tác giả Khan(6), tỷ lệ này vùng Đông Á
là 14,6%.
Tỷ lệ tử vong 30 ngày đầu
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
trong 190 bệnh nhân XHN, có 25 bệnh nhân
(chiếm 13,2%) tử vong trong 30 ngày đầu và 165
bệnh nhân sống sót (chiếm 86,9%). Với cùng thời
điểm đánh giá tỷ lệ tử vong 30 ngày sau khởi
phát triệu chứng, nghiên cứu của Khan và cộng
sự(6) vùng Đông Á là 32,9% và nghiên cứu ở
Hong Kong cho kết quả là 22%(3). Tuy nhiên kết
quả của chúng tôi không khác biệt so với một vài
nghiên cứu khác ở châu Á như nghiên cứu của
Inagawa và cộng sự(5) thực hiện ở Nhật tỷ lệ tử
vong 30 ngày là 14%, Kyu-Hong Kim và cộng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Thần Kinh 221
sự(8) nghiên cứu các bệnh nhân XHN trên lều
trên 40 tuổi ghi nhận tỷ lệ này là 15,9%.
Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tử vong 30 ngày
Khi xét giữa hai nhóm kết cục tử vong và
sống sót 30 ngày thì hai trung bình điểm GCS lúc
nhập viện của hai nhóm khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (13,9 ± 1,9 so với 8,92 ± 3,6; p <0,001).
Kết quả của chúng tôi tương đồng với kết quả
của Cheung và cộng sự(3) điểm GCS trung bình
của ba nhóm kết cục tại thời điểm 30 ngày lần
lượt là tử vong (7,6 ± 4,0), kết cục xấu (12,4 ± 3,2)
và kết cục tốt (14,3 ± 1,8) và sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p <0,001).
Tuy thể tích khối máu tụ trung bình của
chúng tôi là nhỏ hơn các nghiên cứu khác nhưng
khi chúng tôi ghi nhận trong hai nhóm bệnh
nhân tử vong và sống sót 30 ngày đầu thì thể tích
khối máu tụ trung bình khác nhau có ý nghĩa
thống kê (29,58 ± 20,5 ml và 12,7 ± 15,2 ml; p
<0,001). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả
của Cheung và cộng sự(3), thể tích khối máu tụ
trung bình trong ba nhóm kết cục lần lượt là: tử
vong (71,2 ± 50,6 ml), kết cục xấu (26,0 ± 24,6 ml)
và kết cục tốt (8,2 ± 9,0 ml), sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p <0,001).
Trong nghiên cứu của Cheung và cộng sự(3),
với cùng định nghĩa biến với chúng tôi, tỷ lệ
bệnh nhân XHN có hiệu ứng khối trong ba
nhóm kết cục tại thời điểm 30 ngày như sau: Tử
vong (83,9%), kết cục xấu (45,3%) và kết cục tốt
(8,5%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p< 0,001.
Nghiên cứu của Castellanos và cộng sự(2), có hiệu
ứng choán chỗ giữa hai nhóm kết cục 3 tháng
như sau: kết cục xấu (mRS > 2) 73,1% và kết cục
tốt (mRs ≤ 2) 47,7%, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê, p = 0,007.
Khi xét đến tỷ lệ điểm ICH trong hai nhóm
bệnh nhân tử vong và sống sót 30 ngày thì
nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận sự khác biệt
trong tỷ lệ điểm ICH có ý nghĩa thống kê, p <
0,001. Kết quả nghiên cứu của Mạc Văn Hòa(1)
ghi nhận: điểm ICH chiếm tỷ lệ cao nhất là điểm
0, tỷ lệ này giảm dần khi điểm ICH tăng lên,
điểm ICH bằng 0 – 4 dao động trong khoảng
30,4% đến 6,1%, chỉ có điểm 5 là thấp nhất
(1,4%), không có bệnh nhân điểm ICH bằng 6.
Tỷ lệ tử vong từ 0% với điểm ICH bằng 0 tăng
đến 100% đối với điểm ICH bằng 5. Sự phục hồi
của bệnh nhân xuất huyết não theo điểm mRs
sau 30 ngày cho thấy khả năng phục hồi của
bệnh nhân là rất kém nếu điểm ICH ≥ 3.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 190 bệnh nhân XHN trong
số 1109 bệnh nhân nhập vào khoa Bệnh lý mạch
máu não, bệnh viện Nhân Dân 115 từ ngày
16/03/2014 đến ngày 30/04/2014, chúng tôi ghi
nhận một số kết luận sau:
Tỷ lệ XHN trong tất cả các bệnh nhân đột
quỵ là 17,13%; Tuổi trung bình bệnh nhân XHN
là 59,03. Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới,
tỷ lệ nam/nữ là 1,5. Các yếu tố nguy cơ XHN
như sau: Tiền căn THA 72,1%, có 26,1% bệnh
nhân không biết huyết áp trước khi khởi phát, tỷ
lệ bệnh nhân có THA lúc nhập viện là 83,7% hút
thuốc lá 34,7%, uống rượu 36,8%, kèm theo bệnh
đái tháo đường type 2 là 12%.
Tỷ lệ tử vong 30 ngày của bệnh nhân XHN
là 13,2%. Có 4 yếu tố liên quan đến tỷ lệ này
là: Điểm GCS lúc nhập viện, thể tích khối máu
tụ, hiệu ứng choán chỗ trên phim CT scan và
điểm ICH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Phi Phong, Mạc Văn Hòa (2011). Nghiên cứu thang điểm
xuất huyết não trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết não tự
phát do tăng huyết áp. Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, 15: 596 -
602.
2. Castellanos M, Leira R, Tejada J (2005).Predictors of good
outcome in medium to large spontaneous supratentorial
intracerebral haemorrhages. J Neurol Neurosurg Psychiatry, 76:
691 - 695.
3. Cheung RT, Zou LY (2003). Use of the original, modified, or
new intracerebral hemorrhage score to predict mortality and
morbidity after intracerebral hemorrhage. Stroke, 34: 1717 -
1722.
4. Hồ Hữu Thật (2008). Đặc điểm của xuất huyết não do tăng
huyết áp. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược TP.
Hồ Chí Minh.
5. Inagawa T, Shibukawa M, Inokuchi F, et al (2000).Primary
intracerebral and aneurysmal subarachnoid hemorrhage in
Izumo City, Japan. Part II: management and surgical outcome.
J Neurosurg, 93: 967 - 975.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 222
6. Khan NA, Quan H, Hill MD, et al (2013). Risk factors, quality
of care and prognosis in South Asian, East Asian and White
patients with stroke. BMC neurology, 13: 74.
7. Kim KH (2009). Predictors of 30-Day mortality and 90-day
functional recovery after primary intracerebral hemorrhage:
Hospital based multivariate analysis in 585 patients. J Korean
Neurol Neurosurg Soc, 45: 341 - 349.
8. Ngô Thị Kim Trinh (2013). Các yếu tố liên quan đến sự gia
tăng thể tich khối máu tụ của xuất huyết não nhân bèo. Luận
án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Duy Bách, Bùi Văn Vĩ, Dương Thanh Bình (2009).
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi
tính sọ não bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn cấp
tại bệnh viện hữu nghị Việt Nam Cu Ba Đồng Hới. Tạp chí
khoa học Đại học Huế, 52: 5 - 12.
10. Phạm Thị Ngọc Quyên (2009). Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ
và nguyên nhân xuất huyết não không do tăng huyết áp. Luận
văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
11. Sacco S, Marini C, Toni D, et al (2009).Incidence and 10 - Year
Survival of Intracerebral Hemorrhage in a Population - Based
Registry. Stroke, 40: 394 - 399.
12. Thrift AG, McNeil JJ, Forbes A, et al (1998). Three Important
Subgroups of Hypertensive Persons at Greater Risk of
Intracerebral Hemorrhage. Stroke, 31: 1223 - 1229.
13. Woo D, Sauerbeck LS, Kissela BM, et al (2002).Genetic and
invironmental risk factors for intracerebral hemorrhage:
Preliminary Results of a population - based study. Stroke, 33:
1190 - 1196.
Ngày nhận bài báo: 14/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hien_trang_benh_nhan_xuat_huyet_nao_tai_benh_vien_n.pdf