Đánh giá hiệu quả bài tập môi của gibson trên đối tượng có nụ cười lộ nướu quá mức

Đường cười Điểm trung bình thẩm mỹ đường cười sau khi tập bài tập môi 2 tuần (3,50 ± 0,67), 4 tuần (3,78 ± 0,55) cao hơn trước khi tập luyện (3,26 ± 0,61). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điểm trung bình thẩm mỹ đường cười sau khi tập bài tập môi 4 tuần (3,78 ± 0,55) cao hơn ở thời điểm 2 tuần sau tập luyện (3,50 ± 0,67). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Vẻ đẹp nụ cười Điểm trung bình thẩm mỹ nụ cười tối đa sau khi tập bài tập môi 2 tuần (3,59 ± 0,65), 4 tuần (3,87 ± 0,65) cao hơn trước khi tập luyện (3,35 ± 0,63). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điểm trung bình thẩm mỹ nụ cười tối đa sau khi tập bài tập môi 4 tuần (3,87 ± 0,65) cao hơn ở thời điểm 2 tuần sau tập luyện (3,59 ± 0,65). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Vẻ đẹp khuôn mặt Điểm trung bình thẩm mỹ khuôn mặt khi cười tối đa sau tập bài tập môi 2 tuần (3,71 ± 0,47), 4 tuần (3,93 ± 0,52) cao hơn trước khi tập luyện (3,53 ± 0,44). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điểm trung bình thẩm mỹ khuôn mặt khi cười tối đa sau tập bài tập môi 4 tuần (3,93 ± 0,52) cao hơn ở thời điểm 2 tuần sau tập luyện (3,71 ± 0,47). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả bài tập môi của gibson trên đối tượng có nụ cười lộ nướu quá mức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 184 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BÀI TẬP MÔI CỦA GIBSON TRÊN ĐỐI TƯỢNG CÓ NỤ CƯỜI LỘ NƯỚU QUÁ MỨC Nguyễn Văn Quan* , Nguyễn Bích Vân** TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm so sánh mức độ lộ nướu, đường cười, vẻ đẹp nụ cười, vẻ đẹp khuôn mặt trước và sau khi tập bài tập môi 2 tuần và 4 tuần. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 20 sinh viên Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh tuổi từ 18 đến 25, có nụ cười không tự nhiên do lộ nướu quá mức. Các đối tượng được hướng dẫn tập bài tập môi của Gibson trong 4 tuần tại nhà. Hình nụ cười tối đa và khuôn mặt khi cười tối đa được chụp vào các thời điểm: trước và sau khi tập bài tập môi 2 tuần và 4 tuần. Điểm thẩm mỹ nụ cười và khuôn mặt được đánh giá bởi 5 nha sĩ có trình độ sau đại học. Mức độ lộ nướu được đo bằng phần mềm AutoCAD 2004. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy mức độ lộ nướu khi cười ở tuần thứ 2 và tuần thứ 4 thấp hơn trước khi tập luyện. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,017). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa tuần thứ 2 và tuần thứ 4 (p>0,017). Điểm trung bình thẩm mỹ đường cười, nụ cười, khuôn mặt ghi nhận ở tuần thứ 2 và thứ 4 cao hơn trước khi tập luyện. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,017). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tập luyện thường xuyên bài tập môi có thể giúp cho bệnh nhân cải thiện đường cười, vẻ đẹp nụ cười, vẻ đẹp khuôn mặt cũng như làm giảm bớt sự lộ nướu khi cười. Từ khóa: Bài tập môi, bài tập nụ cười, nụ cười lộ nướu. ABSTRACT A STUDY ON THE EFFECT OF GIBSON’S LIP EXERCISE ON PATIENTS WITH GUMMY SMILE Nguyen Van Quan, Nguyen Bich Van * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 185 - 191 Objectives: The aim of this study was to compare the gingival display, smile line, the aesthetic of the smile, the aesthetic of the face with a full smile between before and after 2 weeks and 4 weeks lip exercising. Methods: The study was performed on 20 students of the University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City aged from 18 to 25, with an unnatural smile due to excessive gum display. The patients were explained about Gibson’s lip exercise and they practiced this exercise during 4 weeks at home. Standardized portraits and full smile photographs were taken at regular intervals: before lip exercising, 2 weeks and 4 weeks after. Smile aesthetic scores and facial aesthetic scores were estimated by 5 dentists. Levels of gingival display were measured, using AutoCAD version 2004 software. Results: The averages of gingival display at the period of 2 weeks, 4 weeks after lip exercising were lower than before. The differences were a statistically significant (p<0.017). The difference was no statistically significant between 2 weeks and 4 weeks (p>0.017). The averages of smile line scores, smile aesthetic scores, facial aesthetic scores at the period of 2 weeks, 4 weeks after lip exercising were higher than before. The differences were a statistically significant (p<0.017). The differences were a statistically significant between 2 weeks and 4 weeks * Học viên Cao học 2011-2013- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM ** Bộ môn Nha Chu- Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Văn Quan ĐT: 0983841016 Email: nguyenvanquandds@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 185 (p<0.017). Conclusion: Gibson’s lip exercise can help improving the smile line, the aesthetic of smile, the aesthetic of the face, as well as decreasing gingival display on patients with gummy smile. Keywords: Lip exercise, smiling exercise, smile training, gummy smile. ĐẶT VẤN ĐỀ Đường cười được xác định là mối liên hệ của môi trên, dáng vẻ của răng cửa, răng nanh hàm trên và mô nướu của các răng này(4). Chính vì thế, nó là một trong những yếu tố xác định thẩm mỹ của nụ cười hay là một tiêu chuẩn đối với thẩm mỹ vùng răng trước(1,8), và rất quan trọng đối với phẫu thuật nha chu tiền phục hình. Ở các nước, nhiều tác giả đã nghiên cứu về đường cười. Nghiên cứu của Tjan và cộng sự(14) cho thấy tỉ lệ đường cười rất cao chiếm 10,57%, của Mikami I(7) là 32%, Zang J và cộng sự(16) là 15%, Liébart và cộng sự(6) là 22,22% Ở Việt Nam, nghiên cứu của Trần Thị Nguyên Ny (2004)(15) là 27,78%, của Nguyễn Thu Thủy(10) là 31%. Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy số người có đường cười rất cao (nụ cười lộ nướu quá mức) chiếm tỉ lệ không nhỏ (đặc biệt ở nụ cười tối đa) và nụ cười như thế được đánh giá là rất xấu(10). Vấn đề điều trị “nụ cười lộ nướu quá mức” đã được quan tâm từ lâu. Theo Allen EP(11), để khắc phục “nụ cười lộ nướu quá mức” thường phải sử dụng phẫu thuật tạo hình nướu, phẫu thuật làm dài thân răng lâm sàng hoặc kết hợp chỉnh nha nhưng ít ai quan tâm tới việc dùng các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện “nụ cười lộ nướu quá mức”. Việc tập luyện các cơ mặt để cải thiện vẻ đẹp của nụ cười và khuôn mặt đã được một số tác giả nghiên cứu như Howald H (1982), Gibson(2), Kim JH(5). Trong đó Gibson là người đóng góp đáng kể khi đưa ra nhiều bài tập cơ mặt. Nụ cười thật sự là một cử chỉ phức tạp. Tuy nhiên, cười là một phản xạ và do đó có thể thay đổi được bằng cách tập luyện (Hoàng Tử Hùng)(3). Như vậy, câu hỏi đặt ra là có khả năng ứng dụng vật lý trị liệu trong điều trị nụ cười lộ nướu quá mức hay không? Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả bài tập môi “lip exercise” của Gibson trên đối tượng có “nụ cười lộ nướu quá mức” với mục tiêu: - So sánh mức độ lộ nướu khi cười tối đa trước và sau tập bài tập môi 2 tuần và 4 tuần. - So sánh đường cười khi cười tối đa trước và sau tập bài tập môi 2 tuần và 4 tuần. - So sánh vẻ đẹp nụ cười tối đa trước và sau tập bài tập môi 2 tuần và 4 tuần. - So sánh vẻ đẹp khuôn mặt khi cười tối đa trước và sau tập bài tập môi 2 tuần và 4 tuần. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng. Đối tượng nghiên cứu 20 sinh viên đáp ứng tiêu chí chọn mẫu: tuổi từ 18 đến 25, có nụ cười lộ nướu quá mức (loại 1) theo phân loại của Liébart (2004), không có chấn thương hàm mặt, các dị hình hàm mặt do chấn thương hoặc do thói quen, không có chỉnh hình răng mặt hay phẫu thuật trước đó, không mang phục hình tháo lắp hoặc cố định, răng không nhiễm sắc tetracycline, không nhiễm fluor, không thiểu sản men, còn đủ 10 răng trước trên và dưới, không bị các chứng bệnh tâm thần hay di truyền khác như xơ cứng bì Phương pháp nghiên cứu Phương tiện nghiên cứu Máy ảnh kỹ thuật số Olympus, 8.0 Mega pixels, 8X Zoom, ED 8.9-71.2, f1/2.8 - 4.2 và hệ thống flash đi kèm. Phương pháp thực hiện - Khám và chọn những đối tượng có đường cười rất cao (nụ cười lộ nướu quá mức) theo phân loại của Liébart và cộng sự (2004). Giải thích, huấn luyện cho các đối tượng tập bài tập Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 186 môi của Gibson. Các đối tượng tham gia nghiên cứu tập bài tập môi 3 lần/ngày, mỗi lần 5 phút. Luyện tập trong một tháng. a b c Hình 1: Bài tập môi (a) Mở miệng nhẹ (b)Hai môi tiếp xúc nhau (c)Mím môi lại và thư giãn. Nguồn: Rufenacht, Claude R (1990). Fundamentals of esthetics. Quintessence Publishing Co Inc, Chicago. 211-220. Chụp ảnh Kỹ thuật chụp ảnh - Toàn bộ quy trình chụp ảnh được chuẩn hóa và giống nhau cho tất cả các lần chụp. - Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong phòng chụp và flash của máy ảnh. - Máy ảnh kỹ thuật số, máy được gắn trên giá đỡ, trục ống kính song song với mặt phẳng nằm ngang được xác định bằng thước thăng bằng. - Tốc độ chụp ảnh, khẩu độ của máy, độ phân giải của máy và khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng được chỉnh cố định. - Tất cả các đối tượng, các lần chụp ảnh đều do một người chụp. - Để tính độ phóng đại của ảnh, dùng một cây thước đặt thẳng đứng tại vị trí chụp đối tượng và kiểm soát độ thăng bằng nhờ thước thủy trục. Tư thế đối tượng - Tất cả các ảnh chụp ở tư thế ngồi, đối tượng ngồi trên ghế dựa, tư thế thoải mái. - Đầu được chỉnh cho mặt phẳng Frankfort song song với sàn nhà. - Mắt nhìn thẳng vào ống kính, hai tay buông thõng tự nhiên. - Mỗi đối tượng được chụp 2 kiểu, ảnh nụ cười tối đa và ảnh khuôn mặt khi cười tối đa. + Chụp ảnh nụ cười tối đa: khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng là 1 m, điểm ngắm lấy nét là tiếp điểm của hai răng cửa giữa hàm trên. + Chụp ảnh khuôn mặt khi cười tối đa: Khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng là 1,5m. Điểm ngắm lấy nét là điểm giữa đường thẳng qua hai đồng tử(10). - Mỗi đối tượng được chụp 3 lần vào ba thời điểm khác nhau: trước khi tập bài tập môi (tuần 0), 2 tuần sau khi tập bài tập môi (tuần 2), 4 tuần sau khi tập bài tập môi (tuần 4). - Trước và trong khi chụp ảnh, tạo không khí thoải mái, thân mật giữa người chụp ảnh và đối tượng được chụp. Các đối tượng được nghe nhạc thư giãn từ một máy vi tính đặt trong phòng chụp ảnh trong suốt quá trình chụp ảnh. Đánh giá Đo mức độ lộ mô nha chu khi cười tối đa - Dùng ảnh một phần cây thước có khắc mm được chụp tại vị trí chụp đối tượng nghiên cứu và chỉnh cân bằng nhờ thước thủy trục, dán lên tất cả các ảnh chụp nụ cười tối đa của đối tượng nghiên cứu bằng phần mềm Photoshop 8.0 - Tất cả các ảnh được đánh số từ 01 đến 60. - Một bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được tập huấn và có tính kiên định cao, đo mức độ lộ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 187 nướu trên tất cả các ảnh bằng phần mềm AutoCAD 2004. Độ lộ nướu trong ảnh nụ cười tối đa được tính từ đỉnh gai nướu giữa 2 răng cửa giữa hàm trên đến bờ dưới môi trên. Đánh giá thẩm mỹ nụ cười và khuôn mặt Các yếu tố ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười Đường cười (1), cung cười (cung Cupidon) (2), đường cong môi trên (3), quan hệ giữa răng trước hàm trên và môi dưới (4), mức độ lộ răng khi cười (5). Hình 2: Tiêu chuẩn của nụ cười đẹp. Các yếu tố tạo nên khuôn mặt hoàn hảo 1. Đường thẳng đi qua điểm giữa 2 con ngươi, đỉnh mũi, đường giữa hàm trên chia mặt làm 2 phần bằng nhau (đường A). 2. Mặt phẳng đứng dọc đi qua điểm giữa đồng tử sẽ đi qua khóe mép cùng bên (đường B). 3. Các đường C đi ngang qua chân tóc, 2 chân mày, 2 cánh mũi, cằm sẽ chia khuôn mặt làm 3 phần theo chiều ngang. 4. Đường thẳng đi qua bờ cắn răng cửa trên (đường D) chia tầng mặt dưới theo tỉ lệ 1:2. 5. Chiều rộng của một khuôn mặt bằng 5 lần chiều rộng của một con mắt. Cách đánh giá - Dữ liệu là ảnh kỹ thuật số chụp nụ cười tối đa và khuôn mặt khi cười tối đa. - Các ảnh được mã hóa bằng số. - Ghi chương trình đánh giá vào đĩa CD. Chương trình đánh giá gồm 3 phần Phần 1: Đánh giá thẩm mỹ khuôn mặt. Phần 2: Đánh giá thẩm mỹ nụ cười. Phần 3: Đánh giá thẩm mỹ của vị trí môi trên so với răng và nướu. Mỗi phần có 6 mức độ lựa chọn: rất đẹp (6 điểm), đẹp (5 điểm), trung bình (4 điểm), không đẹp (3 điểm), kém (2 điểm), rất kém (1 điểm). Người đánh giá 5 bác sĩ Răng Hàm Mặt đều là các bác sĩ chuyên khoa sau đại học, thuộc các chuyên ngành có liên quan nhiều đến thẩm mỹ trong nha khoa như chữa răng, chỉnh hình răng mặt, phục hìnhTất cả các bác sĩ đã được tập huấn và có tính kiên định cao. Bảng câu hỏi Sau 4 tuần tập luyện bài tập môi, một bảng câu hỏi đưa ra nhằm khảo sát sự quan tâm đến nụ cười, mức độ khó dễ của bài tập, sự hài lòng của bệnh nhân cũng như sự cảm nhận của bệnh nhân đối với sự thay đổi mức độ lộ nướu khi cười, vẻ đẹp của khuôn mặt và nụ cười khi cười tối đa. Xử lý và phân tích số liệu - Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel, SPSS. - Đánh giá sự thay đổi mức độ lộ nướu khi cười tối đa, sự thay đổi vẻ đẹp khuôn mặt khi cười tối đa, sự thay đổi vẻ đẹp nụ cười tối đa, sự thay đổi đường cười khi cười tối đa bằng phân tích ANOVA một yếu tố đo lường có lặp lại kết hợp phương pháp Sphericity Assumed, t test bắt cặp kết hợp với phương pháp Bonferroni trong đo lường một yếu tố có lặp. Công thức Bonferroni: C = K!/2!( K-2)! K: số lần đo lường lặp lại. Kiểm định thống kê có ý nghĩa khi p(T) < 0,05/C. Áp dụng vào nghiên cứu này: K = 3 (3 lần đo lường lặp lại: trước và sau khi tập bài tập môi 2 tuần và 4 tuần). C = 3!/2!(3-2)! = 3 Do đó kiểm định thống kê sẽ có ý nghĩa khi p(T) < 0,017. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 188 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Mức độ lộ nướu khi cười tối đa Bảng 1: Độ lộ nướu trung bình trước và sau khi tập bài tập môi 2 tuần và 4 tuần Thời gian N Độ lộ nướu trung bình (mm) p Trước khi tập bài tập môi 20 9,68 ± 1,35 0,003 0,121 0,000 2 tuần sau khi tập bài tập môi 20 8,70 ± 1,56 4 tuần sau khi tập bài tập môi 20 8,37 ± 1,59 Theo Allen EP(11), nụ cười lộ nướu quá mức do nhiều nguyên nhân như tăng quá mức xương hàm trên theo chiều dọc, môi trên quá ngắn, mọc răng thụ động, hoặc kết hợp các yếu tố trên. Điều này có thể khắc phục bằng cách sử dụng phẫu thuật tạo hình nướu, phẫu thuật làm dài thân răng lâm sàng, phục hình hoặc kết hợp chỉnh hình. Tuy nhiên theo Gibson(2), nướu lộ quá nhiều khi cười hầu hết có thể được sửa chữa bằng tập luyện cách kiểm soát môi khi cười. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả bài tập môi của Gibson trên đối tượng có nụ cười lộ nướu quá mức với kết quả như sau: Độ lộ nướu trung bình khi cười tối đa vào thời điểm sau tập bài tập môi 2 tuần (8,70 ± 1,56), 4 tuần (8,37 ± 1,59) thấp hơn trước khi tập (9,68 ± 1,35). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,001) (Bảng 1). Kết quả cho thấy việc tập luyện bài tập môi thường xuyên có khả năng làm giảm lộ nướu khi cười. Theo tác giả Gibson(2), việc tập luyện thường xuyên các bài tập như vậy sẽ giúp bệnh nhân hình thành một thói quen cười mới. Điều này cũng tương đồng với nhận định của Hoàng Tử Hùng: “Cười là một phản xạ và do đó có thể thay đổi bằng cách tập luyện”. Việc tập luyện thường xuyên sẽ tăng cường hoạt động các cơ mặt. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian, nhân lực và phương tiện nghiên cứu nên nghiên cứu này chưa đánh giá được sự thay đổi của trương lực và chiều dài các cơ mặt. Đường cười khi cười tối đa Bảng 2: Điểm trung bình thẩm mỹ đường cười trước và sau khi tập bài tập môi 2 tuần và 4 tuần Thời gian N Điểm trung bình thẩm mỹ đường cười p Trước khi tập bài tập môi 20 3,26 ± 0,61 0,003 0,000 0,000 2 tuần sau khi tập bài tập môi 20 3,50 ± 0,67 4 tuần sau khi tập bài tập môi 20 3,78 ± 0,55 Kết quả đánh giá thẩm mỹ đường cười cho thấy: điểm trung bình thẩm mỹ đường cười sau khi tập bài tập môi 2 tuần (3,50 ± 0,67), 4 tuần (3,78 ± 0,55) cao hơn trước khi tập (3,26 ± 0,61). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) (Bảng 2). Theo kết quả này, điểm thẩm mỹ đường cười tăng lên tương xứng với giảm lộ nướu. Điều đó cho thấy đa số các ý kiến đánh giá không thích nụ cười lộ nướu quá mức. Điều này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Tjan và cộng sự(14), Yoon và cộng sự(10), Trần Thị Nguyên Ny(15) và Nguyễn Thu Thủy(10). Vẻ đẹp nụ cười Bảng 3: Điểm trung bình thẩm mỹ nụ cười tối đa trước và sau khi tập bài tập môi 2 tuần và 4 tuần. Thời gian N Điểm trung bình thẩm mỹ nụ cười tối đa p Trước khi tập bài tập môi 20 3,35 ± 0,63 0,000 0,000 0,000 2 tuần sau khi tập bài tập môi 20 3,59 ± 0,65 4 tuần sau khi tập bài tập môi 20 3,87 ± 0,65 Nghiên cứu đánh giá vẻ đẹp nụ cười trong một tháng tập luyện bài tập môi cho thấy điểm trung bình thẩm mỹ nụ cười tối đa sau khi tập bài tập môi 2 tuần (3,59 ± 0,65), 4 tuần (3,87 ± 0,65) cao hơn trước khi tập bài tập môi (3,35 ± 0,63). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) (Bảng 3). Kết quả này cho thấy có sự tương đồng với kết quả đánh giá bài tập cười của Gibson do tác giả Kim JH(5) thực hiện trên 35 sinh viên Đại Học Wonkwnang Hàn Quốc. Các nghiên cứu gần đây như Tjan và cộng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 189 sự(14), Miller CJ(8), Mikami I(7), Yoon và cộng sự(10), Zhang J(16), Liébart và cộng sự(6) đều thống nhất ảnh hưởng của đường cười đối với vẻ đẹp nụ cười là rất lớn. Theo kết quả nghiên cứu này, sự tăng lên của điểm thẩm mỹ nụ cười tương ứng với sự tăng lên của điểm thẩm mỹ đường cười một lần nữa khẳng định quan điểm trên. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của Tjan và cộng sự(14), Yoon và cộng sự(10), Nguyễn Thu Thủy(10) vẻ đẹp nụ cười còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như cung cười, đường cong môi trên, quan hệ giữa răng trước hàm trên và môi dưới, mức độ lộ răng khi cười. Hơn nữa, theo Gibson bài tập môi còn có tác dụng làm mờ đi các nếp nhăn trên bờ môi, làm giảm các nếp gấp dọc của môi, làm tăng lưu lượng máu nuôi môi do đó góp phần tăng thêm sự tự nhiên và màu sắc của phần môi đỏ(12). Điều này có lẽ ảnh hưởng đáng kể đến vẻ đẹp nụ cười. Vẻ đẹp khuôn mặt khi cười tối đa Bảng 4: Điểm trung bình thẩm mỹ khuôn mặt khi cười tối đa trước và sau tập bài tập môi 2 tuần và 4 tuần Thời gian N Điểm trung bình thẩm mỹ khuôn mặt p Trước khi tập bài tập môi 20 3,53 ± 0,44 0,000 0,000 0,000 2 tuần sau khi tập bài tập môi 20 3,71 ± 0,47 4 tuần sau khi tập bài tập môi 20 3,93 ± 0,52 Theo Dong JK, một nụ cười đẹp rất quan trọng đối với vẻ đẹp của khuôn mặt(1). Nghiên cứu của Gibson(2) cho thấy khi chúng ta cười, hầu hết các cơ mặt tham gia hoạt động như một phản xạ. Như vậy, vẻ đẹp nụ cười phải gắn liền với vẻ đẹp khuôn mặt. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả của bài tập môi đối với vẻ đẹp khuôn mặt. Kết quả cho thấy điểm trung bình thẩm mỹ khuôn mặt khi cười sau khi tập luyện 2 tuần (3,71 ± 0,47), 4 tuần (3,93 ± 0,52) cao hơn trước khi tập bài tập môi (3,53 ± 0,44). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) (Bảng 4). Khi thực hiện bài tập môi, cơ vòng miệng đóng vai trò chủ đạo(13). Tuy nhiên, cơ vòng miệng lại được tạo bởi các cơ mặt hội tụ ở miệng và các sợi riêng(9). Như vậy trong suốt quá trình tập luyện, cười và mím môi trước gương sẽ giúp tăng cường hoạt động của các cơ mặt. Điều này đúng với nhận định của Gibson, khi luyện tập cơ mặt sẽ tăng cường hoạt động giúp cải thiện vẻ đẹp khuôn mặt thậm chí ngay cả khi không cười. Ý kiến đánh giá của bệnh nhân Với bảng câu hỏi về độ khó dễ của bài tập môi của Gibson thì cả 20 đối tượng được hỏi đều cho là dễ và đều hài lòng về bài tập, có 18 người có thể cảm nhận được hiệu quả của bài tập. Điều đó cho thấy bài tập môi không khó, bất kì ai cũng có thể tự tập luyện được. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy việc tập luyện bài tập môi có khả năng làm giảm lộ nướu khi cười, cải thiện vẻ đẹp nụ cười nói riêng và khuôn mặt nói chung. Nhiều nghiên cứu về thẩm mỹ nụ cười cho thấy “nụ cười lộ nướu quá mức” chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong dân số và là một trong những khiếm khuyết về răng miệng khiến bệnh nhân đến với nha sĩ. Việc chẩn đoán và điều trị thích hợp là cần thiết. Bài tập môi không phải là một phương pháp điều trị triệt để nguyên nhân của “nụ cười lộ nướu quá mức”. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng có thể ứng dụng bài tập môi như một bài tập vật lý trị liệu bổ sung cho phương pháp điều trị “nụ cười lộ nướu quá mức” hiện nay. KẾT LUẬN Nghiên cứu đánh giá hiệu quả bài tập môi của Gibson trên đối tượng có nụ cười lộ nướu quá mức. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách tiến hành chụp ảnh nụ cười và khuôn mặt khi cười tối đa vào 3 thời điểm trước và sau khi tập bài tập môi 2 tuần và 4 tuần. Quá trình nghiên cứu mang đến kết luận như sau: Mức độ lộ nướu Độ lộ nướu trung bình khi cười tối đa sau tập bài tập môi 2 tuần (8,70 ± 1,56), Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 190 4 tuần (8,37 ± 1,59) thấp hơn trước khi tập (9,68 ± 1,35). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Độ lộ nướu trung bình khi cười tối đa sau tập bài tập môi 4 tuần (8,37 ± 1,59) thấp hơn ở thời điểm 2 tuần sau tập luyện (8,70 ± 1,56). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Đường cười Điểm trung bình thẩm mỹ đường cười sau khi tập bài tập môi 2 tuần (3,50 ± 0,67), 4 tuần (3,78 ± 0,55) cao hơn trước khi tập luyện (3,26 ± 0,61). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điểm trung bình thẩm mỹ đường cười sau khi tập bài tập môi 4 tuần (3,78 ± 0,55) cao hơn ở thời điểm 2 tuần sau tập luyện (3,50 ± 0,67). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Vẻ đẹp nụ cười Điểm trung bình thẩm mỹ nụ cười tối đa sau khi tập bài tập môi 2 tuần (3,59 ± 0,65), 4 tuần (3,87 ± 0,65) cao hơn trước khi tập luyện (3,35 ± 0,63). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điểm trung bình thẩm mỹ nụ cười tối đa sau khi tập bài tập môi 4 tuần (3,87 ± 0,65) cao hơn ở thời điểm 2 tuần sau tập luyện (3,59 ± 0,65). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Vẻ đẹp khuôn mặt Điểm trung bình thẩm mỹ khuôn mặt khi cười tối đa sau tập bài tập môi 2 tuần (3,71 ± 0,47), 4 tuần (3,93 ± 0,52) cao hơn trước khi tập luyện (3,53 ± 0,44). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điểm trung bình thẩm mỹ khuôn mặt khi cười tối đa sau tập bài tập môi 4 tuần (3,93 ± 0,52) cao hơn ở thời điểm 2 tuần sau tập luyện (3,71 ± 0,47). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dong JK, Jin TH, Cho HW, Oh SC (1999). The Esthetics of the smile: A Review of some Recent Studies. The International Journal of prosthodontic, 12(1): 9 -19. 2. Gibson RM (1989). Smiling and facial exercise. Dental Clinics of North America, 33(2): 139-144. 3. Hoàng Tử Hùng (2003), Giải Phẫu Răng. Nhà Xuất Bản Y Học, tr.1 - 15. 4. Jensen J, Joss A, Lang NP (1999). The smile line of different ethnic groups in relation to age and gender. Acta Med dent Helve, 4: 28-36. 5. Kim JH, Jin TH, Dong JK (1995). A study on the effect of Gibson’s smile exercise. J Korean Acad Prosthodont, 33(1): 164-175. 6. Liébart et al (2004). Smile line and periodontium visibility. Perio 2004, 1(1): 17-25.s 7. Mikami I (1990). An evaluation of the function lip posture. Shigakum, 78(2) :339-76 (abstract). 8. Miller CJ (1989). The smile line as a guide anterior esthetics. Dent Clin North Am, 33(2): 157-164. 9. Nguyễn Quang Quyền (2001). Giải Phẫu Học. Nhà Xuất Bản Y Học, tập 1, tr. 269 - 95. 10. Nguyễn Thu Thủy (2005). Vẻ đẹp nụ cười và một số yếu tố ảnh hưởng. Tiểu luận tốt nghiệp Bác Sĩ Răng Hàm Mặt, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, tr. 22-33. 11. Robert A Levine, Michael McGuire (1997). The diagnosis and treatment of gummy smile. Compendium, 18(8): 757-766. 12. Rufenacht, Claude R (1990). Fundamentals of esthetics. Quintessence Publishing Co Inc, Chicago. 211-220. 13. Terry DA, Pirtle PL (2001). Learning to smile: The neuroanatomic basis for smile training. The Journal of esthetic and restaurative Dentistry, 13(1): 20-7. 14. Tjan AHL, Miller GD (1984). Some esthetic factors in a smile. The Journal of Prosthetics Dentistry, 51:24-28. 15. Trần Thị Nguyên Ny (2004). Đường cười trên 90 sinh viên Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. Tiểu luận tốt nghiệp Bác Sĩ Răng Hàm Mặt, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, tr.34-44 16. Zhang J, Chen Y, Zhou X (2002). Charateristics of lip-mouth region in smiling position from 80 persons with acceptable faces and individual normal occlusion. Chin Med Sci J, 17(3):189-192. Ngày nhận bài báo: 09/01/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/02/2014 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_bai_tap_moi_cua_gibson_tren_doi_tuong_co_n.pdf
Tài liệu liên quan