Các nội dung giáo dục nha khoa cần thực
hiện ở lứa tuổi sớm hơn và chỉ cần nhắc lại ở bậc
tiểu học
Nên thực hiện chương trình chải răng tại
trường ngay sau khi ăn trưa cho học sinh bán
trú kết hợp với đảm bảo các điều kiện của
chương trình (bồn chải răng, ánh sáng, hệ
thống nước cấp và nước thóat ).
Để phát huy tính tự lập của lứa tuổi học
sinh, chương trình chải răng cho học sinh bán
trú tại trường để học sinh tự giám sát, giáo viên
chỉ cần nhắc nhở.
Khuyến khích cá nhân tự kiểm soát tình
trạng vệ sinh răng miệng và sử dụng các biện
pháp phát hiện mảng bám.
Nên sử dụng rộng rãi chỉ số QHI đánh giá
tình trạng VSRM trong nghiên cứu thử nghiệm
hay theo dõi tình trạng VSRM của học sinh
trong trường học.
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả chải răng có theo dõi trên tình trạng vệ sinh răng miệng của học sinh một trường tiểu học TP.HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 272
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHẢI RĂNG CÓ THEO DÕI TRÊN TÌNH TRẠNG
VỆ SINH RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH
MỘT TRƯỜNG TIỂU HỌC TPHCM
Vũ Thị Kiều Diễm*
TÓM TẮT
Mở đầu: Thực hiện việc chải răng tại trường cho học sinh sau bữa ăn trưa tại trường là một nội dung của
Chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh (chương trình Nha Học đường - NHĐ), nhưng hiệu
quả làm sạch mảng bám còn hạn chế. Mục tiêu: xác định sự cần thiết phải giám sát và nhân lực giám sát việc
chải răng tại trường.
Đối tượng: 121 học sinh lớp 3 bán trú của trường Tiểu học Phú Thọ, quận 11 TPHCM, chia làm 3 nhóm:
nhóm A (cán sự lớp theo dõi), nhóm B (giáo viên theo dõi), nhóm C (tự theo dõi).
Kết quả: (1) Chải răng có theo dõi có hiệu quả đối với tình trạng vệ sinh răng miệng của học sinh sau 2
tháng (QHI : trước chải răng 2,82 và sau chải răng còn 1,9) (p<0,001), (2) Có sự khác biệt về hiệu quả việc chải
răng giữa 3 nhóm nghiên cứu, trong đó nhóm tự theo dõi có mức độ cải thiện tình trạng vệ sinh răng miệng tốt
nhất, tiếp theo là nhóm cán sự lớp theo dõi và sau cùng là nhóm có giáo viên theo dõi (p<0,001).
Kết luận: Đối với trường học có giáo dục sức khỏe răng miệng thường xuyên thì giám sát việc chải răng
tại trường của học sinh không nhất thiết phải là giáo viên, chỉ cần tạo điều kiện cho học sinh tự theo dõi việc
chải răng của chính các em.
Từ khóa: Vệ sinh răng miệng, Chương trình Chải răng ở trường học, Chương trình Nha Học đường
ABSTRACT
EVALUATION THE EFFECT OF MONITORED TOOTH-BRUSHING ON ORAL HYGIENE STATUS
OF PRIMARY SCHOOL PUPILS OF HCMC
Vu Thi Kieu Diem * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 272 - 277
Introduction : The tooth-brushing program after lunch for pupils is a part of Oral Health Care program at
primary schools, but the result is still limited. Aim : the necessity of overseeing and staffs for overseeing it.
Method : Tooth-brushing program applied for 121 pupils at PhuTho primary school (district 11, HCMC)
during two months, they divided into 3 groups: group A (monitored by heads of class), group B (monitored by
teacher), group C (self monitored). Examiner group with 92% agreement, Kappa 0.76.
Results : (1) monitored tooth-brushing affects oral hygiene status after 2 months (QHI was 2.82 and 1.9
before and after tooth-brushing) (p<0.001), (2) the effect of tooth-brushing in 3 groups was significantly diferent,
with group C showed best improvement of oral hygiene status, while group B had the worst results (p < 0.001).
Conclusion: We should give favorable conditions and teach primary school pupils to monitor their tooth-
brushing themselves.
Key words : oral hygiene, school base dental program, tooth-brushing school program
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng
cho học sinh (chương trình Nha Học đường -
NHĐ) đã thực hiện trong nhiều năm qua trong cả
nước và hiện vẫn là chương trình đang được
* Phòng Chỉ đạo tuyến BV Răng Hàm Mặt Trung Ương tại TPHCM
Tác giả liên lạc : ThS Vũ Thị Kiều Diễm ĐT: 0903969423 Email: kieudiemvt@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 273
quan tâm(1,5,8,15,16). Hiện nay, do nhu cầu gửi học
sinh theo học bán trú ngày càng nhiều, nhất là ở
các thành phố, nên có yêu cầu thực hiện việc chải
răng tại trường cho học sinh sau bữa ăn trưa tại
trường(17,7). Do nhân lực cán bộ NHĐ tại mỗi
trường không đủ để giám sát, đánh giá việc chải
răng của học sinh, giáo viên kiêm nhiệm quá
nhiều công việc nên hầu như các trường để tự học
sinh thực hiện chải răng mà không giám sát và
đánh giá. Để xác định việc chải răng tại trường
của học sinh cần phải có người giám sát hay
không và ai là người giám sát có hiệu quả,
nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu sau:
Đánh giá hiệu quả chương trình chải răng đối
với tình trạng vệ sinh răng miệng của học sinh.
So sánh hiệu quả chải răng giữa các nhóm có
sự theo dõi khác nhau (cán sự lớp, giáo viên, tự
theo dõi).
Nhận xét việc áp dụng 2 chỉ số OHI-S và QHI
trong đánh giá tình trạng vệ sinh răng miệng
trong nghiên cứu lâm sàng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Chọn ngẫu nhiên 3 lớp trong 4 lớp bán trú
khối lớp 3 tại trường Tiểu học Phú Thọ quận 11
TPHCM, gồm 121 học sinh khối lớp 3 bán trú có
độ tuổi 11, sống tại quận 11, TPHCM, chia làm 3
nhóm : (1) Nhóm A : Cán sự lớp theo dõi (40 học
sinh), (2) Nhóm B : Giáo viên theo dõi (41 học
sinh), (3) Nhóm C : Tự theo dõi (40 học sinh)
Phương pháp nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng cộng đồng so sánh,
phương pháp mù đơn
Nhóm thực hiện nghiên cứu
03 bác sĩ khám đánh giá tình trạng vệ sinh
răng miệng được tập huấn định chuẩn với độ
kiên định từng điều tra viên (100%, 100%, 97%),
tỉ lệ nhất trí 92% và chỉ số Kappa 0,76 và 03 y sĩ là
thư ký ghi chép.
Vật liệu và phương tiện nghiên cứu
Vật liệu
Kem đánh răng, bàn chải Colgate được cấp
cùng loại
Phương tiện nghiên cứu
Bảng câu hỏi, phiếu khám đánh giá tình
trạng vệ sinh răng miệng, bộ dụng cụ khám
(gương khám, kẹp gắp, thám trâm), chất phát
hiện mảng bám Erythrocine 127 (Oral-B)
Cách sử dụng chất phát hiện mảng bám
Học sinh đặt viên thuốc nhuộm mảng bám
vào miệng nhai nát, không nuốt, dùng lưỡi liếm
đều tất cả các mặt của các răng sao cho màu đỏ
của thuốc tiếp xúc đều các răng. Cho nhổ nước
miếng (không súc miệng) và thực hiện khám
ngay. Thời gian không quá 1 phút.
Các bước tiến hành nghiên cứu
Huấn định chuẩn nhóm đánh giá và giám
sát.
Giáo dục vệ sinh răng miệng, phương pháp
chải răng cho giáo viên và học sinh.
Tập huấn cho học sinh sử dụng chất phát
hiện mảng bám.
Thực hiện nghiên cứu
Đánh giá tình trạng vệ sinh răng miệng của 3
nhóm nghiên cứu trước và sau khi chải răng ở các
thời điểm
t0 : Trước khi thực hiện nghiên cứu t1 :
Thực hiện nghiên cứu 1 tháng
t2 : Thực hiện nghiên cứu 2 tháng
Chỉ số đánh giá (1,4,6,9,11)
Chỉ số mảng bám OHI-S (Oral Hygien Index-
Simple)
Chỉ số mảng bám QHI (Quigley-Hein Plaque
Index)
Thu thập và phân tích dữ liệu bằng phần
mềm SPSS 10.0, sử dụng test ANOVA, Mean
difference và test χ 2 để kiểm nghiệm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 274
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu theo dân tộc và
theo giới
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu theo dân tộc và
theo giới
Dân tộc Việt (Kinh) Hoa Tổng số
Giới
Nhóm
Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ
A SL 14 11 25 9 6 15 23 17
% 62,5 37,5 57,5 42,5
B SL 14 10 24 10 7 17 24 17
% 58,5
4
41,46 58,54 41,46
C SL 13 12 25 9 6 15 18
% 62,5 37,5 55 45
χ2 (dân tộc) = 0,54 p = 0,764 χ2 (giới) = 0,327 p =
0,849
Sự khác biệt về giới của 2 nhóm dân tộc
Kinh và Hoa giữa các nhóm nghiên cứu không
có ý nghĩa.
Đặc điểm mẫu nghiên cứu theo thành
phần gia đình
Bảng 2 : Đặc điểm mẫu nghiên cứu theo thành phần
gia đình
Thành phần GĐ Nhóm A Nhóm B Nhóm C
Lao động trí óc 39,02 28,21 28,21
Buôn bán nhỏ 17,07 10,26 10,26
Thất nghiệp 44 61,54 61,54
χ2 = 0,513 p = 0,774
Sự khác biệt về thành phần gia đình giữa các
nhóm nghiên cứu không có ý nghĩa
Tình trạng VSRM
Trong nghiên cứu, học sinh của ba nhóm
được giáo dục phương pháp chải răng và sử
dụng thuốc nhuộm mảng bám để đánh giá
trước và sau khi chải răng trong mỗi lần khám.
Bảng 3: Chỉ số OHI-S ở ba nhóm nghiên cứu
Thời điểm t0
X (SD)
t1
X (SD)
t2
X (SD)
p
Trước CR 2,01
(0,60)
2,1 (0,61) 1,6 (0,59) < 0,001 Nhóm A
(40)
Sau CR 1,61
(0,60)
1,66
(0,63)
1,19
(0,44)
< 0,01
Nhóm B Trước CR 2,04 1,92 1,74 > 0,05
Thời điểm t0
X (SD)
t1
X (SD)
t2
X (SD)
p
(0,75) (0,64) (0,66) (41)
Sau CR 1,62
(0,73)
1,52
(0,68)
1,25
(0,59)
> 0,05
Trước CR 2,11
(0,49)
2,11
(0,35)
1,54
(0,63)
> 0,05 Nhóm C
(40)
Sau CR 1,78
(0,43)
1,88
(0,36)
1,13
(0,53)
< 0,001
Trước CR > 0,05 > 0,05 < 0,05 P
Sau CR > 0,05 < 0,05 < 0,001
Trước CR 2,05
(0,62)
2,05
(0,65)
1,63
(0,63)
Trung
bình 3
nhóm
(121)
Sau CR 1,67
(0,60)
1,68
(0,59)
1,19
(0,52)
Bảng 4 : Chỉ số QHI ở ba nhóm nghiên cứu
Thời điểm t0
X (SD)
t1
X (SD)
t2
X (SD)
p
Trước
CR
3,54
(0,85)
3,64
(1,03)
2,93
(0,87)
< 0,01 Nhóm A
(40)
Sau CR
2,82
(0,96)
2,74
(1,06)
2,01
(0,71)
< 0,01
Trước
CR
3,45
(1,21)
3,13
(1,12)
2,88
(1,16)
> 0,05 Nhóm B
(41)
Sau CR
2,52
(1,33)
2,29
(1,20)
1,93
(1,02)
> 0,05
Trước
CR
3,58
(0,65)
3,36
(0,38)
2,65
(0,95)
> 0,05 Nhóm C
(40)
Sau CR
2,98
(0,54)
2,94
(0,45)
1,76
(0,91)
< 0,001
Trước
CR
> 0,05 0,05 P
Sau CR
> 0,05 > 0,05 < 0,001
Trước
CR
3,52
(0,93)
3,38
(0,92)
2,82 (1,0) Trung
bình
3 nhóm
(121)
Sau CR
2,77
(1,01)
2,65
(0,99)
1,9
(0,89)
Bảng 5: So sánh tình trạng VSRM giữa các thời
điểm cûa nhóm A
Giá trị so sánh
Chỉ số VSRM
t0 – t1 p t0 – t2 p t1 – t2 p t0 – t1 – t2
p
Trước
CR
1,0 ns 0,002** 0,001** 0,000*** OHI-S
Sau CR 1,0 ns 0,012* 0,001** 0,001***
Trước
CR
1,0 ns 0,015* 0,005** 0,003** QHI
Sau CR 0,815 ns 0,027* 0,003** 0,004**
ns : Sự khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05) * Sự khác biệt
có ý nghĩa (p < 0,05) ** Sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,01)
*** Sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,001)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 275
Tình trạng VSRM của nhóm A không khác
nhau trước và sau chải răng giữa 2 thời điểm t0 –
t1 (p > 0,05) và khác nhau có ý nghĩa giữa các
thời điểm t0 – t2, t1 – t2 (p < 0,05).
Bảng 6 : So sánh tình trạng VSRM giữa các thời
điểm cûa nhóm B
Giá trị so sánh
Chỉ số VSRM
t0 – t1 p t0 – t2 p t1 – t2 p t0 – t1 – t2
p
Trước CR 1,0 0,232 0,576 0,186 OHI-S
Sau CR 1,0 0,299 0,234 0,143
Trước CR 0,941 0,144 0,977 0,140 QHI
Sau CR 1,0 0,411 0,472 0,245
Sự khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05) ở
tất cả các so sánh
Bảng 7 : So sánh tình trạng VSRM giữa các thời
điểm cûa nhóm C
Giá trị so sánh t0 – t1 p t0 – t2 p t1 – t2 p t0 – t1 – t2
p
Trước
CR
0,222 ns 1,0 ns 1,0 ns 0,201 nsOHI-S
Sau CR 0,000*** 0,000*** 0,024* 0,000***
Trước
CR
1,0 ns 1,0 ns 0,82 ns 0,546 ns QHI
Sau CR 0,000*** 0,000*** 0,036* 0,000***
ns : Sự khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05) * Sự khác
biệt có ý nghĩa (p < 0,05); ** Sự khác biệt có ý nghĩa (p <
0,01) *** Sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,001)
Tình trạng VSRM của nhóm C giảm trước
chải răng không có ý nghĩa (p > 0,05), và sau chải
răng giảm có ý nghĩa (p < 0,05, < 0,001).
Như vậy, tình trạng VSRM của cả ba nhóm
có cải thiện sau 2 tháng nghiên cứu :
Nhóm A : tình trạng VSRM cải thiện rõ
rệt trước chải răng và sau chải răng (p < 0,01).
Nhóm B : tình trạng VSRM được cải
thiện nhưng sự thay đổi này không có ý nghĩa
(p > 0,05).
Nhóm C : tình trạng VSRM được cải
thiện khá tốt so với hai nhóm A và B. Sự thay
đổi tình trạng VSRM trước chải răng không có ý
nghĩa, và sau chải răng thì rất có ý nghĩa
(p<0,001).
Tình trạng VSRM giữa ba nhóm trước và sau
chải răng ở thời điểm ban đầu không khác nhau,
sau hai tháng nghiên cứu, tình trạng VSRM thay
đổi có ý nghĩa trước khi chải răng (p < 0,05) và
sau khi chải răng (p < 0,001).
Hiệu quả chương trình chải răng đối với
tình trạng VSRM
Tình trạng VSRM của học sinh lớp 3 bán
trú của trường Tiểu học Phú Thọ nhìn chung
cải thiện sau hai tháng, đặc biệt sau khi chải
răng (bảng 3 và 4). Điều này phù hợp với các
nghiên cứu trước đây: kiến thức, thái độ và
hành vi đều ảnh hưởng đến tình trạng VSRM
(1,2,9,14,17), và thực hành chải răng với giáo dục
VSRM lập lại cải thiện đáng kể tình trạng
VSRM(2,3,7,8,13,17). Vì học sinh ở các nhóm nghiên
cứu đều được giáo dục SKRM và thực hành
chải răng sau mỗi lần ăn trưa.
Bằng biện pháp cơ học sẽ giảm được bựa
bám và kiểm soát được tình trạng viêm nướu
(Logan và Coffman). Giáo dục nha khoa lập lại
và tăng cường hơn một năm cải thiện đáng kể
tình trạng VSRM (Emler vaø Windchy)(3).
Nghiên cứu thực hiện hai tháng đã ghi nhận
kết quả khá tốt, chúng tôi nghĩ nếu thực hiện
trong thời gian dài hơn thì tình trạng VSRM sẽ
được cải thiện tốt hơn.
Hiệu quả chương trình chải răng có theo
dõi đối với tình trạng VSRM
Ở thời điểm ban đầu tình trạng VSRM
không khác nhau giữa các nhóm vì đối tượng
nghiên cứu là học sinh cùng khối lớp, có cùng
điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Do đó, kết quả
khác nhau do các nhóm được theo dõi chải răng
với những người khác nhau. Tuy nhiên, tình
trạng VSRM của học sinh vẫn còn ở mức độ kém
(>3,5 – QHI, >2 – OHI-S) vậy chải răng do chưa
được theo dõi tốt hay kỹ năng chải răng chưa tốt
hay chưa hướng dẫn học sinh cách tự giám sát ?
Cần cung cấp cho học sinh kỹ thuật chải răng,
học sinh thực hành để tạo thói quen chải răng và
tạo điều kiện cho học sinh tự giám sát chải răng
(chải răng trước gương với ánh sáng tốt).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 276
Trong nghiên cứu đã thực hiện giáo dục
SKRM cho học sinh, cho thực hành chải răng
ngay sau khi ăn trưa tại bồn chải răng có
gương soi. Kết quả ghi nhận sau mỗi lần đánh
giá ở cả 2 chỉ số đều giảm ở cả 3 nhóm. Điều
này giúp khẳng định hiệu quả của giáo dục
SKRM, giúp hoc sinh có thái độ, hành vi tốt
trong việc chăm sóc SKRM(5,10,12,14).
Sau 2 tháng, tình trạng VSRM của học sinh
có cải thiện nhưng vẫn ở mức trung bình, nếu
nghiên cứu được thực hiện liên tục và lâu hơn
thì tình trạng VSRM sẽ cải thiện tốt hơn.
Nhóm A : Tình trạng VSRM có cải thiện, tuy
nhiên giữa 2 thời điểm t0 – t1 không khác nhau
và giữa các thời điểm t0 – t2, t1 – t2 trước và sau
chải răng khác nhau có ý nghĩa (p < 0,05, < 0,01,
< 0,001). Chúng tôi nghĩ rằng trong tháng đầu
do chưa ổn định nên việc chải răng chưa tốt
nhưng khi đã đi vào nề nếp thì đem lại hiệu quả
đáng kể. Chương trình này có hiệu quả đối với
nhóm A.
Nhóm B : Tình trạng VSRM mặc dù có cải
thiện nhưng ở mức độ ít hơn nhóm A và nhóm
C và sự thay đổi không có ý nghĩa. (p > 0,05)..
Vậy không nhất thiết giáo viên là người theo dõi
học sinh chải răng tại trường.
Nhóm C : Tình trạng VSRM có cải thiện
nhưng khác nhau giữa các nhóm thời điểm t0 –
t1, t0 – t2, t1 – t2 trước chải răng không có ý nghĩa,
khác nhau giữa các nhóm thời điểm t0 – t1, t0 – t2,
t1 – t2 sau chải răng có ý nghĩa (p < 0,05, < 0,001).
Giáo dục SKRM trước khi thực hiện nghiên
cứu không ảnh hưởng đến tình trạng VSRM của
nhóm C, sự cải thiện tình trạng VSRM sau chải
răng ở mỗi thời điểm được xem là rất có hiệu
quả (p < 0,001), điều này cũng hợp lỳ vì một
phần các lớp bán trú có vị trí lên tiếp nhau nên
có ảnh hưởng khi đánh giá, mặt khác do các em
ý thức được việc chải răng nên tình trạng VSRM
sau chải răng thay đổi có ý nghĩa.
Vậy có nên chọn nhóm tự theo dõi ở trường
khác hay ở vị trí xa các nhóm khác để không ảnh
hưởng đến kết quả nghiên cứu?.
Để xác định việc theo dõi chải răng của
nhóm nào có hiệu quả, tôi sử dụng mean
difference của ba nhóm để so sánh.
Bảng 8 : Mean difference của các nhóm nghiên cứu
Nhóm A B C
Mean difference (OHI-S) 0,42 0,37 0,65
Mean difference (QHI) 0,81 0,59 1,22
Hiệu quả chải răng của nhóm C tốt nhất và
sự thay đổi đều có ý nghĩa, nhóm A ít cải thiện
hơn nhưng có ý nghĩa, nhóm B ít cải thiện nhất
và không có ý nghĩa (bảng 3 và 4).
Vậy chương trình chải răng tại trường không
nhất thiết phải là giáo viên. Nên cung cấp kiến
thức cho học sinh, tập thực hành chải răng và
tạo điều kiện cho học sinh tự hoàn thiện kỹ năng
chải răng.
Bảng 7 cho thấy : Tình trạng vệ sinh răng
miệng của nhóm C cải thiện khá tốt so với nhóm
A và nhóm B. Chỉ số QHI cho kết quả chi tiết và
tình trạng VSRM cải thiện rõ hơn chỉ số OHI-S.
KẾT LUẬN
Các nội dung giáo dục nha khoa cần thực
hiện ở lứa tuổi sớm hơn và chỉ cần nhắc lại ở bậc
tiểu học
Nên thực hiện chương trình chải răng tại
trường ngay sau khi ăn trưa cho học sinh bán
trú kết hợp với đảm bảo các điều kiện của
chương trình (bồn chải răng, ánh sáng, hệ
thống nước cấp và nước thóat ).
Để phát huy tính tự lập của lứa tuổi học
sinh, chương trình chải răng cho học sinh bán
trú tại trường để học sinh tự giám sát, giáo viên
chỉ cần nhắc nhở.
Khuyến khích cá nhân tự kiểm soát tình
trạng vệ sinh răng miệng và sử dụng các biện
pháp phát hiện mảng bám.
Nên sử dụng rộng rãi chỉ số QHI đánh giá
tình trạng VSRM trong nghiên cứu thử nghiệm
hay theo dõi tình trạng VSRM của học sinh
trong trường học.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 277
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thị Hồng Quân, Chỉ số đo lường mảng bám và vôi răng,
1999 Giáo trình Nha khoa công cộng – tập 1, tr. 46 – 47.
2. Elliott. J.R, Bowers. G.M, Clemmer. B. A, Rovelstad. G.H,
Evaluation of an Oral Physiotherapy Center in the Reduction of
Bacterial Plaque and Periodontal Disease, 1972 April 7 Clinical
Periodontology, Glikman, pp. 929 – 938.
3. Emler. B.F, Windchy. A.M, Zaino. S.W, Feldman. S.M,
Scheetz. J.P, The value of repetition and reinforcement in
improving oral hygiene performance, 1980 Apr, J periodontal,
51(4): 228 – 34.
4. Fischman S.L, Cerrent status of indices of plaque., 1986 May J.
periodontal,, pp. 371 – 374.
5. Hui D, Zheng SG, Chu XY, Liu ZP () Efficacy of an Oral
Health Education Initiative-Bright smiles, Bright futures-
Among School children in China, 2000 Advances and
progress in Oral health through Oral care education,
Scientific proof effectiveness of a Global oral health
education initiative, An update, pp. 6 – 9.
6. Isman.B,E, Indices in dental epidemiology, 1998 Mosby’s
comprehensive review of dental hygien, 4th Edition,
Michele L.Darby, pp. 636 – 637.
7. Kawamura.M, Takase.N, Sasaharai.H, Okada.M, A causal
relationship between oral health behaviour and oral health status
in Japanese children aged 10 to 18 years, 2002, Journal of
Dental research, Volum 81, (special issue A) –, pp. 274.
8. Lê Thị Kim Oanh, Khảo sát kiến thức và tình trạng vệ sinh
răng miệng của học sinh Tiểu học tỉnh Long An (so sánh nhóm
có chải răng và không có chải răng tại trường), 2002, Luận
văn Thạc sĩ Y học, ĐHYD Tp. HCM.
9. Loe H, The gingival index, the plaque index.J.periodotol,
part II,1967, pp. 610 – 616.
10. Naioo.J, Wills.J, Health promotion - foundations for practice,
Baillière Tindall, 1994, pp. 188 – 202, 240 – 246.
11. National Institute of Dental and Craniofacial research.
Dental, oral and Craniofacial Data Resource
Center.Archive of procedures and methods used in oral
health surveys DRAFT, 2001, pp. 76 – 98.
12. Ngô Đồng Khanh, Tài liệu giáo dục sức khoẻ răng miệng cho
học sinh Tiểu học (tài liệu dành cho giáo viên), 1997, Viện Răng
Hàm Mặt TP.HCM
13. Nguyễn Thị Phương Uyên, Khảo sát hiệu quả làm sạch mảng
bám của phương pháp hướng dẫn chải răng tích cực trên học
sinh tiểu học, 2003, Tiểu luận tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm
Mặt, ĐHYD Tp.HCM
14. “Rich BA, Hill C, Jersey N, (1998): Oral-B Laboratories: “
Snack Smart for Healthy Teeth”, Fact Sheet, Academy Of
Dentistry, 3/1998.
15. Utoyo SAA, Carlsson P, Gennady Bratthall.DB, School-
based Primary preventive programme for children, 1998, World
Health Organization, Geneva.
16. Vũ thị Kiều Diễm, Lê Đình Giáp, Ngô Đồng Khanh, Đánh
giá mô hình quản lý sức khỏe răng miệng theo mục tiêu ở
trường tiểu học Phú Thọ – Q.11 – TP.HCM sau 5 năm (1993 –
1998), Kỷ yếu công trình khoa học Viện Răng Hàm Mặt
Tp. HCM,1994 – 2000, tr. 31 – 39.
17. Zufarov. AA, Shadiev KK, Leous PA, Alimova RG, Kazeko
LA, Tuchtabaeva. M.A, Youdina.N.A, Efficacy of supervised
toothbrushing school programme on oral hygiene in 7 years old
children, 2000, Ministry of Health Uzbekistan, J Dent Res
(IADR Abstracts: 299.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_chai_rang_co_theo_doi_tren_tinh_trang_ve_s.pdf