Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm quanh răng mạn tính toàn thể bằng phương pháp không phẫu thuật kết hợp với sử dụng Laser

5. Chỉ số chảy máu rãnh lợi (SBI) trước và sau điều trị. Bảng 4: Chỉ số SBI trước và sau điều trị. Mốc đánh giá Nhóm nghiên cứu (X ± SD) Nhóm chứng (X ± SD) p Trước điều trị (T0) 3,16 ± 0,69 3,00 ± 0,44 > 0,05 Sau điều trị 1 tuần (T1) 1,19 ± 0,77 1,29 ± 0,46 > 0,05 Sau điều trị 2 tuần (T2) 0,22 ± 0,42 0,64 ± 0,46 < 0,001 p p0-1, p0-2 < 0,001 p0-1, p0-2 < 0,001 Chỉ số SBI cải thiện với mức giảm mạnh trên cả 2 nhóm, đặc biệt sau 2 tuần điều trị. Trong đó, nhóm nghiên cứu giảm nhiều hơn nhóm chứng (giảm 93,03% và 78,67%) cho thấy, điều trị kết hợp với laser làm giảm chảy máu rãnh lợi, tốt hơn so với phương pháp thông thường. Caruso và CS (2008) [2] nghiên cứu việc điều trị kết hợp laser với phương pháp thông thường trong điều trị viêm quanh răng mạn tính, tại thời điểm đánh giá lại sau 8 tuần: nhóm chứng có 51% BN chảy máu khi khám, nhóm nghiên cứu là 5,2%, cho thấy sự khác biệt về hiệu quả điều trị ở 2 nhóm. 6. Chỉ số mảng bám trước và sau điều trị Bảng 5: Chỉ số mảng bám (PLI) trước và sau điều trị. Mốc đánh giá Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng p Trước điều trị (T0) 2,86 ± 0,35 2,93 ± 0,25 > 0,05 Sau điều trị 1 tuần (T1) 0,97 ± 0,0,50 1,12 ± 0,0,49 > 0,05 Sau điều trị 2 tuần (T2) 0,13 ± 0,34 0,49 ± 0,49 < 0,01 p p0-1, p0-2 < 0,001 p0-1, p0-2 < 0,001 Sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,01) sau 2 tuần điều trị, đồng nghĩa với lần điều trị laser thứ 2 với giá trị trung bình 0,13 ở nhóm nghiên cứu so với 0,49 ở nhóm chứng. Có thể thấy trước và sau điều trị 1 tuần (T1), PLI giữa hai nhóm chưa hoàn toàn khác biệt. Tuy nhiên, sau 2 tuần điều trị (T2), phương pháp laser kết hợp cho thấy hiệu quả rõ rệt so với chỉ dùng phương pháp truyền thống.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 15 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm quanh răng mạn tính toàn thể bằng phương pháp không phẫu thuật kết hợp với sử dụng Laser, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 106 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM QUANH RĂNG MẠN TÍNH TOÀN THỂ BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHÔNG PHẪU THUẬT KẾT HỢP VỚI SỬ DỤNG LASER Nguyễn Khang*; Nguyễn Trung Dũng**; Trương Xuân Quý*** TÓM TẮT Mục tiêu: xác định đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng đầu vào của bệnh nhân tham gia nghiên cứu và đánh giá đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng sau điều trị giữa nhóm nghiên cứu (nhóm kết hợp điều trị với laser diode) với nhóm xử lý bằng phương pháp thường quy (không phẫu thuật sử dụng kháng sinh), làm cơ sở nhận xét và đưa ra kết luận vai trò của laser diode. Đối tượng và phương pháp: 67 bệnh nhân có độ tuổi trung bình 46,00 ± 17,41 bị viêm quanh răng mạn tính toàn thể. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng. Nhóm chứng (n = 31) điều trị theo cách thông thường (lấy cao răng, làm nhẵn bề mặt chân răng, liệu pháp kháng sinh: cephalexin kết hợp alphachymotripsin). Nhóm nghiên cứu (n = 36) điều trị theo cách thông thường kết hợp laser diode (AMD laser, Mỹ, bước sóng 810 nm; công suất 7W; nguồn vào 110 - 240V. Kết quả: sau 2 tuần điều trị ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng, kết quả lần lượt: độ sâu túi răng: 0,33 ± 0,46/0,66 ± 0,47; mức mất bám dính: 2,49 ± 0,79/2,99 ± 0,72; chỉ số lợi: 0,22 ± 0,42/0,65 ± 0,46; chỉ số chảy máu rãnh lợi: 0,22 ± 0,42/0,64 ± 0,46; chỉ số mảng bám: 0,13 ± 0,34/0,49 ± 0,49; độ lung lay răng: 1,40 ± 0,59/1,61 ± 0,49. Sau 2 tuần điều trị, kết quả tốt: 72,2% ở nhóm nghiên cứu, 22,6% ở nhóm chứng. Kết luận: sau 2 lần kết hợp laser diode đã cải thiện tích cực các chỉ số răng lợi, hiệu quả rõ rệt hơn so với chỉ sử dụng phương pháp thông thường. Điều này mở ra hướng điều trị mới không đau, an toàn và dễ thao tác, có thể áp dụng rộng rãi trong các bệnh viện và cơ sở y tế. * Từ khóa: Viêm quanh răng; Laser diode; Túi quanh răng; Chỉ số lợi. Evaluation of Efficacy of Non-surgical Therapy Combined with Laser in the Treatment of Chronic Periodontitis Summary Objectives: To determine the clinical and sub-clinical characteristics of patients enrolling the study (before treatment); to evaluate clinical and subclinical characteristics of patients after treatment between conventional group (non-surgery) and the study group (laser diode), as a basis for commenting and concluding the role of laser diode. Subjects and methods: 67 patients with an average age of 46.00 ± 17.41 suffered from chronic periodontal disease. The study was conducted by Clinical Intervention Study Protocol (with controlled). The control group (n = 31) was treated in a common method (remove tartar, smoothing the tooth root surface and antibiotic therapy: * Bệnh viện Quân y 103 ** Bệnh viện Quân y 7A *** Bệnh viện Quân y 17 Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Khang (khangn6366@gmail.com) Ngày nhận bài: 08/05/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/06/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/06/2018 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 107 cephalexin combined with alphachymotripsin). The study group (n = 36) was treated in a common method with a combination of laser diode (AMD laser, USA, wavelength: 810 nm, capacity: 7W, input voltage: 110 - 240V). Results: After 2 weeks of treatment, the results in the study and control groups were recorded as follows: Average depth of pockets around the teeth: 0.33 ± 0.46/0.66 ± 0.47; average adhesion loss: 2.49 ± 0.79/2.99 ± 0.72; average gums index: 0.22 ± 0.42/0.65 ± 0.46; sulcus bleeding index: 0.22 ± 0.42/0.64 ± 0.46; plaque index: 0.13 ± 0.34/0.49 ± 0.49; the loose tooth index was 1.40 ± 0.59/1.61 ± 0.49. Good results after 2 weeks of treatment in the study group were 72.2% and 22.6% in the control group. Conclusion: It can be asserted that there has been a dramatic improvement in dental index scores just after combining with laser diode twice, which has significant efficacy of treatment compared to conventional method and opens a new direction of treatment with no pain, safety and easy procedure. This method can be widely applied in hospitals and medical facilities. * Keywords: Chronic periodontitis; Laser diode; Gums index. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viêm quanh răng mạn tính là một bệnh phổ biến trong các bệnh răng hàm mặt ở nước ta cũng như trên thế giới. Đây là bệnh viêm tổ chức chống đỡ quanh răng do một nhóm vi sinh vật gây bệnh, dẫn đến phá huỷ dây chằng quanh răng và xương ổ răng, tạo ra khuyết hổng xương ổ răng và hình thành túi quanh răng. Trong điều trị viêm quanh răng mạn tính, mặc dù lấy cao răng và xử lý bề mặt chân răng bằng phương pháp phẫu thuật hay không phẫu thuật đều nhằm mục đích loại bỏ cao răng và vi khuẩn bám trên bề mặt chân răng, nhưng thực tế chưa có một liệu pháp nào đạt được hiệu quả tối ưu. Việc phát minh ra tia laser là một thành tựu trong y học hiện đại, trong đó laser diode là loại laser được chứng minh có tác dụng kích thích sinh học với cơ thể sống và loại bỏ các tổ chức hoại tử, vi khuẩn, vì vậy nó giúp quá trình lành thương nhanh hơn [3]. Mặc dù việc lấy cao răng và làm nhẵn chân răng là tiêu chuẩn vàng trong điều trị viêm quanh răng mạn tính, ngày càng có nhiều bằng chứng thuyết phục cho thấy điều trị hỗ trợ với laser diode sẽ cho kết quả tốt hơn và kéo dài hơn. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về ứng dụng laser diode trong điều trị viêm quanh răng mạn tính, bước đầu thu được những kết quả tốt [8]. Tại Bệnh viện Quân y 103, đã sử dụng laser diode trong điều trị bệnh viêm quanh răng. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của phương pháp. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm: Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm quanh răng mạn tính toàn thể bằng phương pháp không phẫu thuật kết hợp sử dụng laser diode thông qua phân tích đặc điểm lâm sàng, X quang của nhóm BN viêm quanh răng mạn tính toàn thể tại Bệnh viện Quân y 103. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu và chọn mẫu. 67 BN > 20 tuổi được khám và chẩn đoán là viêm quanh răng mạn tính toàn thể tại Khoa Răng miệng, Bệnh viện Quân y 103, với các tiêu chuẩn: > 30% vùng răng trong miệng mất bám dính và T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 108 tiêu xương ổ răng, viêm lợi (lợi nề đỏ), túi lợi tăng tiết dịch, răng lung lay từ độ 1 đến độ 4, có túi lợi bệnh lý ≥ 3 mm, đang trong thời kỳ hoạt động (đang chảy máu chân răng). BN còn tối thiểu 20 răng và không sử dụng kháng sinh trước đó. 2. Phương pháp nghiên cứu. * Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện theo phương pháp can thiệp lâm sàng có đối chứng. Chia ngẫu nhiên BN thành 2 nhóm theo thứ tự đến khám: nhóm 1 (nhóm nghiên cứu): 36 BN bị viêm quanh răng mạn tính toàn thể, điều trị theo phương pháp thông thường (lấy cao răng, làm nhẵn bề mặt chân răng) kết hợp với điều trị 2 lần bằng laser diode (AMD laser, Mỹ, bước sóng 810 nm; công suất 7W; nguồn vào 110 - 240V) tại thời điểm sau lấy cao răng bằng máy siêu âm và sau lần thứ nhất 7 ngày. Nhóm 2 (nhóm chứng): 31 BN viêm quanh răng mạn tính toàn thể, điều trị theo phương pháp thông thường (lấy cao răng, làm nhẵn bề mặt chân răng, liệu pháp kháng sinh: cephalexin kết hợp alphachymotripsin). * Thu thập số liệu và đánh giá: BN của 2 nhóm được khám và đánh giá các thông số lâm sàng trước điều trị (T0), sau 1 tuần điều trị (T1) và sau 2 tuần điều trị (T2). Tiêu chuẩn đánh giá sau điều trị: giảm các thông số lâm sàng và cận lâm sàng: phục hồi mô quanh răng qua 2 biến số độ sâu túi răng (PD) và mất bám dính (CAL) quanh răng trên lâm sàng; mức độ cải thiện tình trạng lợi dựa vào 2 chỉ số lợi (GI - tham chiếu theo Loe và Silness, 1963), chỉ số chảy máu rãnh lợi (SBI - tham chiếu theo Muhleman và Son, 1971) và chỉ số mảng bám (PLI - tham chiếu theo Löe và Silness, 1967); độ lung lay răng (phương pháp Gary C, 1990) và phim X quang kỹ thuật số hoặc Panorama đánh giá thay đổi mức độ tổn thương tại các thời điểm trước và sau điều trị. * Xử lý và phân tích số liệu: Số liệu thu được xử lý theo phương pháp thống kê y học bằng phần mềm Stata 10. Sử dụng thống kê mô tả và kiểm định t ghép cặp hoặc Mann-Whitney test, kiểm định Wilcoxon ghép cặp. Kết quả có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. * Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: BN tham gia nghiên cứu được giải thích rõ mục đích nghiên cứu, tự nguyện tham gia và có quyền rút khỏi nghiên cứu. Tất cả thông tin về người bệnh được đảm bảo bí mật, luôn tôn trọng sự riêng tư cá nhân của mỗi người bệnh. Nghiên cứu chỉ với mục đích phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân với tiêu chí muốn có phương pháp tối ưu nhất trong điều trị lâm sàng. Đảm bảo quy định về đạo đức trong nghiên cứu y học đã quy định. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Phân bố độ tuổi và giới tính của mẫu nghiên cứu. Trong số 67 BN, nam mắc bệnh (42 người) nhiều hơn nữ (25 người) (62,7% so với 37,3%). Nhóm tuổi 35 - 59 có tỷ lệ cao nhất (41,7%). Tuổi trung bình 46,00 ± 17,41; cao nhất 84 tuổi, thấp nhất 20 tuổi. BN nhập viện do chảy máu chân răng tự nhiên hay khi đánh răng và hôi miệng, tương tự kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc của Trần Văn Trường và CS (2002) [2], tỷ lệ viêm quanh răng ở nam 51,4% và nữ 48,6%. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 109 Số liệu điều tra của Brown và CS (1996) [4] ở Mỹ cho biết tỷ lệ viêm quanh răng có túi lợi sâu 4 - 5 mm ở nữ là 25% và nam 33%. Tác giả cho rằng, trên thực tế nam có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn do có tính phổ biến và thường xuyên tiếp xúc các chất kích thích như đồ uống có cồn, thuốc lá, ma túy/ma túy tổng hợp. 2. Độ sâu túi răng trước và sau điều trị. Xét về thời điểm điều trị (sau 1 tuần và 2 tuần), độ sâu túi quanh răng của cả hai nhóm đều cải thiện rõ rệt, độ sâu túi quanh răng giảm (p < 0,001), ở mỗi nhóm mức độ giảm PD sau 2 tuần nhiều hơn sau 1 tuần (p < 0,001). Bảng 1: PD trước và sau điều trị. Mốc đánh giá Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng p Trước điều trị (T0) 3,24 ± 0,40 3,21 ± 0,40 > 0,05 Sau điều trị 1 tuần (T1) 1,48 ± 0,67 1,52 ± 0,52 > 0,05 Sau điều trị 2 tuần (T2) 0,33 ± 0,46 0,66 ± 0,47 < 0,01 p p0-1, p0-2 < 0,001 p0-1, p0-2 < 0,001 Nhìn chung, kể cả điều trị kết hợp laser và điều trị thông thường, độ sâu túi quanh răng đều giảm rõ rệt theo thời gian so với trước điều trị. So sánh độ sâu túi quanh răng giữa 2 nhóm thấy: trước và sau điều trị 1 tuần (T1), độ sâu túi quanh răng giữa 2 nhóm không có sự khác biệt (p > 0,05). Tuy nhiên, sau 2 tuần điều trị (T2), độ sâu túi quanh răng ở nhóm nghiên cứu thấp hơn nhóm chứng với p < 0,01. Kết quả này phù hợp với Yilmaz (2002) [10] khi nghiên cứu hiệu quả điều trị của galium arsenide (một laser diode) đối với túi quanh răng sâu 4 mm về vi sinh học và thông số lâm sàng. Về thông số lâm sàng, kết quả tương đương nghiên cứu của chúng tôi: độ sâu túi quanh răng giảm sau 3 tuần nhóm SRP là 0,5 ± 0,3 mm; nhóm SRP + laser 0,7 ± 0,4 mm. Nghiên cứu của Kreisler trên 246 túi quanh răng (2005) [4], sau điều trị 12 tuần, nhóm điều trị bằng SRP từ 4,3 ± 1,26 mm còn 2,7 ± 0,73 mm; trong khi nhóm điều trị bằng SRP + laser từ 4,2 ± 1,15 mm còn 2,4 ± 0,67mm. Với kết quả này, nhóm chứng có giá trị cao hơn của chúng tôi, nhưng ở nhóm thử nghiệm, kết quả tương đồng. Điều này cho thấy việc kết hợp điều trị viêm quanh răng bằng laser diode có hiệu quả hơn nhiều so với phương pháp thông thường trong cải thiện độ sâu túi răng. 3. Mức mất bám dính (CAL) trước và sau điều trị. Bảng 2: Mức mất bám dính trước và sau điều trị. Mốc đánh giá Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng p Trước điều trị (T0) 5,59 ± 0,69 5,49 ± 0,48 > 0,05 Sau điều trị 1 tuần (T1) 3,80 ± 0,83 3,96 ± 0,65 > 0,05 Sau điều trị 2 tuần (T2) 2,49 ± 0,79 2,99 ± 0,72 < 0,05 p p0-1, p0-2 < 0,001 p0-1, p0-2 < 0,001 Tại thời điểm sau điều trị 1 và 2 tuần, chúng tôi thấy mức mất bám dính của 2 nhóm đều cải thiện rõ rệt, mức mất bám dính giảm (p < 0,001). Sau 2 tuần điều trị (T2), T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 110 mức mất bám dính ở nhóm nghiên cứu (2,49) thấp hơn nhóm chứng (2,99) (p < 0,01). Kết quả cho thấy việc kết hợp điều trị viêm quanh răng bằng laser diode có hiệu quả hơn so với phương pháp thông thường trong cải thiện mức mất bám dính (p < 0,05). Theo công bố của Kreisler và CS (2005) [6], có sự khác biệt giữa nhóm điều trị bằng laser và nhóm điều trị thông thường sau 12 tuần: ở nhóm điều trị thông thường từ 5,5 mm giảm còn 4,2 mm; ở nhóm laser, độ mất bám dính từ 5,5 mm giảm còn 3,9 mm. Tác giả cho biết thêm 12% trong nhóm laser bị tái bám dính > 3 mm, so với 7% của nhóm chứng; tái bám dính 2 - 3 mm là 24% ở nhóm laser và 18% ở nhóm chứng. Điều này cho thấy tái bám dính tốt hơn ở nhóm nghiên cứu. Tác giả cũng cho rằng áp dụng laser diode điều trị làm giảm lung lay và độ sâu túi lợi không những giảm số lượng vi khuẩn trong túi lợi bệnh lý mà còn loại bỏ các tế bào biểu mô tạo bám dính mới. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Romanos và CS (2009) [9] khi sử dụng laser diode 980 nm trong loại bỏ các lớp lót túi quanh răng và đánh giá bằng kính hiển vi thấy: khi điều trị theo phương pháp thông thường (các dụng cụ bằng tay), việc loại bỏ tế bào biểu mô vẫn còn sót, trong khi điều trị bằng laser, tế bào biểu mô được loại bỏ hoàn toàn. Vì vậy, điều trị bằng laser ngoài việc loại bỏ vi khuẩn còn loại bỏ các yếu tố cản trở sự tái tạo quanh răng. Ngay sau khi điều trị quanh răng, đã có hoạt động tái tạo ngăn ngừa. 4. Chỉ số lợi (GI) trước và sau điều trị. Bảng 3: Chỉ số GI trước và sau điều trị. Mốc đánh giá Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng p Trước điều trị (T0) 2,83 ± 0,38 2,90 ± 0,30 > 0,05 Sau điều trị 1 tuần (T1) 1,20 ± 0,77 1,28 ± 0,45 > 0,05 Sau điều trị 2 tuần (T2) 0,22 ± 0,42 0,65 ± 0,46 < 0,001 p p0-1, p0-2 < 0,001 p0-1, p0-2 < 0,001 Sau khi điều trị, cả hai nhóm đều có cải thiện rõ rệt, chỉ số GI giảm (p < 0,001), trong đó mức giảm chỉ số GI sau 2 tuần nhiều hơn sau 1 tuần (p < 0,001). Sau 1 tuần, sự khác biệt chưa rõ rệt, nhưng tại thời điểm sau 2 tuần điều trị (T2), GI ở nhóm nghiên cứu (0,22) thấp hơn nhóm chứng (0,65), p < 0,001. Có thể khẳng định, sau điều trị kết hợp viêm quanh răng bằng laser diode lần thứ hai, GI đã cải thiện rõ so với phương pháp thông thường. Nghiên cứu của Trần Thị Nga Liên (2015) [8]: sau điều trị 2 tuần, ở nhóm chứng còn 0,9 ± 0,6, ở nhóm nghiên cứu 0,8 ± 0,7. Tại thời điểm này, mức giảm ở nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng (1,2 ± 0,6 và 0,9 ± 0,6). Sau 4 tuần điều trị, nhóm chứng chỉ số GI giảm 1,2 ± 0,6 và nhóm nghiên cứu là 1,7 ± 0,5. Điều này là T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 111 do vi khuẩn giảm mạnh trong túi quanh răng. Theo nghiên cứu của Moritz (1998), số lượng vi khuẩn Actinobacillus actinomycetecomitans và Prevotela giảm ở lần 1 tương ứng 58,8% và 41,2%, ở lần 2 giảm 35,2% [7], chứng tỏ điều trị bằng liệu pháp laser diode đã làm giảm lượng vi khuẩn trong túi quanh răng nhiều hơn so với phương pháp điều trị thông thường, đồng nghĩa viêm lợi giảm ở nhóm điều trị bằng laser nhiều hơn nhóm chứng, giảm độ sâu túi quanh răng. Tác giả kết luận laser diode có hiệu quả trên vi khuẩn, từ đó giúp giảm viêm nhiễm túi quanh răng. 5. Chỉ số chảy máu rãnh lợi (SBI) trước và sau điều trị. Bảng 4: Chỉ số SBI trước và sau điều trị. Mốc đánh giá Nhóm nghiên cứu (X ± SD) Nhóm chứng (X ± SD) p Trước điều trị (T0) 3,16 ± 0,69 3,00 ± 0,44 > 0,05 Sau điều trị 1 tuần (T1) 1,19 ± 0,77 1,29 ± 0,46 > 0,05 Sau điều trị 2 tuần (T2) 0,22 ± 0,42 0,64 ± 0,46 < 0,001 p p0-1, p0-2 < 0,001 p0-1, p0-2 < 0,001 Chỉ số SBI cải thiện với mức giảm mạnh trên cả 2 nhóm, đặc biệt sau 2 tuần điều trị. Trong đó, nhóm nghiên cứu giảm nhiều hơn nhóm chứng (giảm 93,03% và 78,67%) cho thấy, điều trị kết hợp với laser làm giảm chảy máu rãnh lợi, tốt hơn so với phương pháp thông thường. Caruso và CS (2008) [2] nghiên cứu việc điều trị kết hợp laser với phương pháp thông thường trong điều trị viêm quanh răng mạn tính, tại thời điểm đánh giá lại sau 8 tuần: nhóm chứng có 51% BN chảy máu khi khám, nhóm nghiên cứu là 5,2%, cho thấy sự khác biệt về hiệu quả điều trị ở 2 nhóm. 6. Chỉ số mảng bám trước và sau điều trị Bảng 5: Chỉ số mảng bám (PLI) trước và sau điều trị. Mốc đánh giá Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng p Trước điều trị (T0) 2,86 ± 0,35 2,93 ± 0,25 > 0,05 Sau điều trị 1 tuần (T1) 0,97 ± 0,0,50 1,12 ± 0,0,49 > 0,05 Sau điều trị 2 tuần (T2) 0,13 ± 0,34 0,49 ± 0,49 < 0,01 p p0-1, p0-2 < 0,001 p0-1, p0-2 < 0,001 Sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,01) sau 2 tuần điều trị, đồng nghĩa với lần điều trị laser thứ 2 với giá trị trung bình 0,13 ở nhóm nghiên cứu so với 0,49 ở nhóm chứng. Có thể thấy trước và sau điều trị 1 tuần (T1), PLI giữa hai nhóm chưa hoàn toàn khác biệt. Tuy nhiên, sau 2 tuần điều trị (T2), phương pháp laser kết hợp cho thấy hiệu quả rõ rệt so với chỉ dùng phương pháp truyền thống. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 112 7. Độ lung lay răng trước và sau điều trị. Bảng 6: Thời điểm đánh giá Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng p Trước điều trị (T0) 2,86 ± 0,71 2,74 ± 0,57 > 0,05 Sau điều trị 1 tuần (T1) 2,03 ± 0,73 2,09 ± 0,43 > 0,05 Sau điều trị 2 tuần (T2) 1,40 ± 0,59 1,61 ± 0,49 < 0,05 p p0-1, p0-2 < 0,001 p0-1, p0-2 < 0,001 So sánh độ lung lay răng giữa 2 nhóm, có thể thấy trước và sau điều trị 1 tuần (T1), độ lung lay răng giữa 2 nhóm khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên, sau 2 tuần điều trị (T2), độ lung lay răng ở nhóm nghiên cứu thấp hơn nhóm chứng với p < 0,01. 8. Kết quả điều trị chung. Bảng 7: Nhóm nghiên cứu (n = 36) Nhóm chứng (n = 31) Chung (n = 67) Kết quả điều trị n % n % n % p Tốt 26 72,2 7 22,6 33 49,3 Khá 0 0,0 4 12,9 4 6,0 Trung bình 10 27,8 20 64,5 30 44,7 Kém 0 0,0 0 0,0 0 0,0 < 0,001 Tổng 36 100 31 100 67 100 Ở nhóm nghiên cứu, tỷ lệ điều trị tốt 72,2%, cao hơn nhóm chứng (22,6%). Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). 9. Biến chứng sau điều trị. Sau 2 tuần điều trị, không gặp biến chứng nào; không có biểu hiện giảm thị lực ở nhân viên y tế khi tham gia nghiên cứu. KẾT LUẬN Dựa trên đánh giá kết quả các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng, kết hợp tham khảo, so sánh với luận cứ khoa học đã chứng minh được hiệu quả của laser diode trên BN viêm quanh răng mạn tính toàn thể. Mặc dù cả hai nhóm BN đều có phục hồi tích cực sau điều trị, nhưng nhóm điều trị kết hợp laser đã cải thiện đáng kể và rõ rệt trên tất cả thông số so với điều trị theo phương pháp thông thường. Đây là một phương pháp điều trị mới không đau, dường như vô hại, là kỹ thuật dễ thao tác, có thể áp dụng rộng rãi trong các bệnh viện. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Nga Liên. Đánh giá hiệu quả điều trị viêm quanh răng mạn tính bằng phương pháp laser diode. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2015. 2. Trần Văn Trường và CS. Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc. NXB Y học. Hà Nội. 2002. 3. Brown L.J, Brunell J.A, Kingman A. Periodontal status in United States 1988 - 1991: Prevalence, extent and demographic variation. J Dent Res. 1996, 75, pp.672-683. 4. Caruso U et al. Use of diode laser 980 nm as adjunctive therapy in the treatment of chronic periodontitis. A randomized controlled clinical trial. New Microbiol. 2008, 31 (4), pp.513-518. 5. Castro G.L et al. Histological evaluation of the use of diode laser as an adjunct to traditional periodontal treatment. Photomed Laser Surg. 2006, 24 (1), pp.64-68. 6. Kreisler M, Al Haj H, d'Hoedt B. Clinical efficacy of semiconductor laser application as an adjunct to conventional scaling and root planing. Lasers Surg Med. 2005, 37 (5), pp.350-355. 7. Moritz A et al. Treatment of periodontal pockets with a diode laser. Lasers Surg Med. 1998, 22 (5), pp.302-311. 8. Niemz, Markolf H. Interaction mechanisms. Laser - tissue interactions: Fundamentals and applications. Springer Berlin Heidelberg, Berlin, Heidelberg. 2007, pp.45-150. 9. Romanos G.E et al. Removal of epithelium in periodontal pockets following diode (980 nm) laser application in the animal model: An in vitro study. Photomed Laser Surg. 2004, 22 (3), pp.177-183. 10. Yilmaz S et al. Effect of gallium arsenide diode laser on human periodontal disease: A microbiological and clinical study. Lasers Surg Med. 2002, 30 (1), pp.60-66.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_dieu_tri_benh_viem_quanh_rang_man_tinh_toa.pdf
Tài liệu liên quan