Trong nghiên cứu này mẫu được chọn thuận
tiện trong số sinh viên Răng Hàm Mặt năm thứ
năm. Những sinh viên này mới chỉ học mô
phỏng gây tê lẫn nhau và chưa thực hiện trên
bệnh nhân. Mặt khác, trước khi thực hiện những
mũi tiêm mô phỏng, họ được nhắc nhở “bơm
chậm”. Do đó, khi thực hiện động tác bơm thuốc
tê, có thể cả sinh viên nam và nữ đều chú ý để
đạt được lời yêu cầu “bơm chậm”. Vì vậy, không
có sự khác biệt về thời gian trung bình bơm 0,1
ml thuốc tê. Hơn nữa, sau khi được huấn luyện
kỹ thuật bơm cải tiến, ở cả sinh viên nữ và sinh
viên nam đều có trung bình số mũi tiêm tạo tia ít
hơn so với trước huấn luyện (P<0,05 ở nữ và
P=0,002 ở nam; bảng 6). Do vậy, kỹ thuật bơm cải
tiến đã giúp cho sinh viên nam và sinh viên nữ
kiểm soát được áp lực khi bơm thuốc tê và bơm
thuốc tê ở dạng giọt.
Vậy, qua kết quả của nghiên cứu này nhận
thấy, giới tính không ảnh hưởng đến việc kiểm
soát tốc độ và áp lực bơm thuốc tê.
8 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả kiểm soát tốc độ và áp lực bơm thuốc tê với kỹ thuật cải tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 165
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT TỐC ĐỘ VÀ ÁP LỰC
BƠM THUỐC TÊ VỚI KỸ THUẬT CẢI TIẾN
Lương Phạm Hạnh Nguyên*, Phan Ái Hùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả kiểm soát tốc độ và áp lực bơm thuốc tê theo kỹ thuật thường quy và kỹ thuật
bơm thuốc tê cải tiến (đề xuất của Bộ Môn Răng Trẻ Em, Khoa Răng Hàm Mặt, Đai học Y Dược TP Hồ Chí
Minh); trong đó nhấn mạnh mối liên quan giữa tốc độ bơm thuốc tê và sự tạo thành tia thuốc tê do áp lực mạnh.
Phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm mô phỏng ex vivo, mù đơn. Mẫu chọn thuận tiện, gồm 100 người
(60 sinh viên và 40 bác sĩ) chia thành hai nhóm. Nhóm sinh viên được đánh giá ở hai thời điểm trước và sau khi
huấn luyện kỹ thuật bơm thuốc tê cải tiến. Nhóm bác sĩ chỉ đánh giá một lần và không được huấn luyện kỹ thuật
này. Mỗi người tham gia thực hiện liên tiếp ba mũi tiêm mô phỏng với cùng một loại thuốc tê và ống chích. Mỗi
mũi tiêm được ghi lại bằng máy video và được phân tích bởi hai quan sát viên độc lập.
Kết quả: không có sự khác biệt về thời gian trung bình bơm hết 0,1 ml thuốc tê giữa nhóm bác sĩ và nhóm
sinh viên trước khi huấn luyện (P=0,22); cũng như ở nhóm sinh viên giữa hai đợt đánh giá (P=0,09). Trước khi
được huấn luyện, nhóm sinh viên tạo ra trung bình số mũi tiêm có tia thuốc tê nhiều hơn nhóm bác sĩ (P=0,03) và
nhiều hơn sau khi được huấn luyện (P<0,05).
Kết luận: Kỹ thuật bơm thuốc tê cải tiến có thể giúp nguời thực hiện kiểm soát được áp lực khi bơm thuốc tê.
Từ khóa: Áp lực bơm thuốc tê, tốc độ bơm thuốc tê, gây tê không đau
ABSTRACT
EFFECTIVENESS OF SPEED AND PRESSURE INJECTION, USING THE ALTERNATIVE TECHNIQUE
INJECTION
Luong Pham Hanh Nguyen, Phan Ai Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 165 - 172
Objectives: assess pressure and flow rate injection of the alternative technique (suggested by Pediatric
Dentistry Department, Faculty of Odonto-Stomatology), with an emphasis on injection speed and the generation
of flow pulsations.
Method: This study design was ex vivo, single-blind. A total of 100 operators were assigned into two groups:
the student group (60 students) and the doctor group (40 doctors). While the doctor group was assessed only once,
the student group was rated twice, by the pre-training and the post training assessment of the alternative
producer. Operators performed three consecutive ex vivo simulated injections. Each simulated injection was
filmed and evaluated by an independent evaluator. The results were analyzed by 2 persons.
Results: In the average time to inject entirely 0.1 ml alternative: there is no significant difference between the
student group and the doctor group; between the pre and post training in the student group. In the average pulses
injection: there are significant differences between the student group and the doctor group; between the pre and
post training in the student group.
Conclusion: Performers can control the pressure injection by the alternative technique injection.
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Lương Phạm Hạnh Nguyên, ĐT: 0917 667 899, Email: ts_enamel@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 166
Key words: injection pressure, injection speed, pain-less injection, flow pulsation
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nhiều bệnh nhân cho thấy, gây tê là lý do
chính làm mọi người né tránh và từ chối điều trị
nha khoa do đã trải qua những lần điều trị từ
thời thơ ấu(1,3). Ngày nay, đã dần có sự thay đổi
quan niệm “gây tê chắc chắn phải đau” bằng
việc tìm ra các biện pháp để giảm một phần đến
không còn cảm giác đau cho bệnh nhân. Trong
quá trình gây tê, trẻ có thể đau do đâm kim hay
do nha sĩ không kiểm soát được tốc độ khi bơm
thuốc tê. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cách
thức bơm thuốc tê nhanh tạo ra áp lực lớn
thường dẫn tới sự thất bại trong quá trình gây
tê(7,10,11). Do đó, để giảm đến mức tối đa sự đau
đớn và cảm giác khó chịu trên bệnh nhân, khi
bắt đầu quá trình gây tê nha sĩ phải bơm thuốc tê
chậm với áp lực tối thiểu(7).
Hiện nay, trong y văn chỉ có lời khuyên nên
bơm thuốc tê chậm để hạn chế biến chứng có thể
xảy ra khi gây tê(8); nhưng chưa có một chỉ dẫn
cụ thể cách thức thực hiện “bơm thuốc tê chậm”.
Thật khó để kiểm soát tốc độ và áp lực bơm
thuốc tê khi sử dụng ống chích kim loại thông
thường và với kỹ thuật gây tê truyền thống(15).
Điều này chỉ được thực hiện khi sử dụng Máy
gây tê có vi tính hỗ trợ (Computer Control Local
Anesthesia Delivery Systems-CCLADS)(6,15,16).
Trên thế giới tuy đã có những mô hình mô
phỏng vùng miệng giúp sinh viên thực tập xác
định chính xác vị trí tiêm thuốc, nhưng vẫn chưa
có mô hình để luyện tập kỹ năng kiểm soát áp
lực và tốc độ bơm thuốc tê. Mặt khác, tại những
nơi không có mô hình mô phỏng thực hành gây
tê, sinh viên Răng Hàm Mặt thường thực tập mô
phỏng gây tê lẫn nhau trước khi thực hiện trên
bệnh nhân. Do đó, cần thiết để hoàn thiện kỹ
năng bơm thuốc tê chậm để tạo cảm giác thoải
mái cho bệnh nhân.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả kiểm soát tốc độ bơm
thuốc tê với kỹ thuật bơm thuốc tê cải tiến do Bộ
môn Răng Trẻ Em đề xuất, gồm:
- So sánh thời gian trung bình bơm hết 0.1 ml
thuốc tê ở nhóm bác sĩ và nhóm sinh viên trước
huấn luyện cũng như ở nhóm sinh viên trước và
sau khi huấn luyện.
- So sánh trung bình số mũi tiêm tạo tia ở
nhóm bác sĩ và nhóm sinh viên trước huấn luyện
cũng như ở nhóm sinh viên trước và sau khi
huấn luyện.
- So sánh thời gian trung bình bơm 0.1 ml
thuốc tê và trung bình số mũi tiêm tạo tia ở nam
và nữ sinh viên.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô thức nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm mô phỏng ex vivo
(thử nghiệm trong môi trường nhân tạo bên
ngoài cơ thể), mù đơn.
Đối tương nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn thuận tiện, chia
thành hai nhóm. Nhóm sinh viên gồm 60 sinh
viên Răng Hàm Mặt năm thứ năm (30 nam, 30
nữ) đang học tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học
Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh; nhóm bác sĩ
Răng Hàm Mặt gồm 40 học viên Sau Đại Học (8
nam và 32 nữ) đã thực tập ở Bộ môn Răng Trẻ
Em qua các năm 2008, 2009, 2010 và 2011. Tất cả
các thành viên được mời tham gia nghiên cứu.
Nhóm sinh viên được đánh giá hai lần độc lập ở
hai thời điểm khác nhau: trước và sau khi được
huấn luyện kỹ thuật bơm thuốc tê cải tiến. Nhóm
bác sĩ không được huấn luyện kỹ thuật này và
chỉ đánh giá một lần.
Vật liệu
Ống thuốc tê chích lidocaine 2% có adrenalin
1/100000; kim 27G, dài 16mm; ống chích sắt loại
thông thường, có nút chặn ở pit-tông để giới hạn
lượng thuốc tê bơm ra là 0,1ml; mô hình; miếng
đê cao su có đánh dấu vị trí sẽ đâm kim xuyên
qua; găng tay, gương khám; máy ghi hình.
Phương pháp nghiên cứu (Dựa theo nghiên
cứu của Tzafalia M, Sixou JL (2011)(15))
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 167
Những người tham gia nghiên cứu thực
hiện tiêm mô phỏng tương tự như trên bệnh
nhân với ống thuốc tê dung tích 1,8 ml
(Lidocaine 2% có adrenalin 1/100000). Toàn bộ
nghiên cứu được thực hiện với cùng một loại
ống chích (loại ống chích thông thường không
rút ngược), có nút chặn ở pit-tông để chỉ bơm
ra một lượng thuốc tê cố định là 0,1ml. Mỗi
người thực hiện liên tiếp 3 mũi tiêm, với cùng
một loại kim ngắn cỡ 27, dài 16mm. Họ phải
tiêm xuyên qua vị trí đã đánh dấu tại miếng
đê cao su được gắn trên mô hình. Miếng đê
này có vai trò không để người thực hiện nhìn
thấy đầu kim và giọt thuốc tê được bơm ra.
Lần khảo sát đầu tiên, trước khi huấn luyện
kỹ thuật bơm thuốc tê cải tiến, mỗi người thực
hiện sẽ tiêm theo thói quen và được yêu cầu
“bơm thuốc tê chậm đến mức có thể”.
Lần khảo sát thứ hai, sau khi nhóm sinh viên
được huấn luyện kỹ thuật bơm thuốc tê cải tiến
theo đề xuất của Bộ môn Răng Trẻ Em.
Mỗi mũi tiêm được dùng máy quay video để
ghi lại. Ống kính của máy quay tập trung chủ
yếu ở phía đầu kim, tại đó thuốc tê được bơm ra
ngoài. Những hình ảnh trên video được phân
tích bởi hai quan sát viên độc lập. Hai người này
không biết ai đang thực hiện bơm thuốc tê trong
đoạn phim, cũng như đang ở giai đoạn trước
hay sau khi huấn luyện kỹ thuật bơm thuốc tê
cải tiến. Trong một vài trường hợp có thể thấy
một phần của ngón tay người thực hiện nhưng
không đủ để nhận ra là ai.
Số liệu được ghi nhận cho mỗi mũi tiêm: thời
gian cần thiết để bơm hết 0,1ml thuốc tê ; số lần
và thời điểm xuất hiện thuốc tê được bơm ra
mạnh tạo thành tia. Thuốc tê bơm ra thành tia
được tính khi thuốc tê tiếp tục bắn ra thành một
dòng liên tục. Mặc dù không có cách xem xét đặc
biệt nào nhằm đánh giá chiều dài hay cường độ
của tia thuốc tê, để từ đó xác định rõ ràng hoặc
phân biệt chúng. Tuy nhiên, tất cả các tia thuốc
tê có chiều dài tối thiểu là 1cm.
Hình 1: Thuốc tê ở dạng giọt Hình 2: Thuốc tê ở dạng tia Hình 3: Ống chích có nút chặn ở pit-tông.
Kỹ thuật bơm thuốc tê cải tiến
Với kỹ thuật thường quy, khi bơm thuốc tê
nha sĩ dùng ngón cái hoặc lòng bàn tay để đẩy
pit-tông và thực hiện động tác bơm thuốc tê,
trong khi ngón trỏ và ngón giữa tựa lên thân ống
chích (hình 4). Họ càng căng ngón cái thì bơm
thuốc tê càng nhanh nhưng sẽ tạo ra áp lực
mạnh. Do đó, rất khó để có thể kiểm soát tốc độ
bơm thuốc tê ở ngón cái, nhất là trong giai đoạn
khi bắt đầu gây tê.
Mục đích của kỹ thuật bơm thuốc tê cải tiến
là giúp người thực hiện kiểm soát được tốc độ và
áp lực bơm thuốc tê. Trong những giây đầu tiên,
thuốc tê phải được bơm ra ở dạng giọt chậm để
giảm cảm giác đau cho bệnh nhân. Do đó, khi
bơm thuốc tê phải sử dụng mô đàn hồi ở đầu
ngón cái với tác dụng cản áp lực sinh ra từ phần
mô đẩy pit-tông; và người thực hiện sẽ sử dụng
mô cái và mô út để đẩy pit-tông, thay vì dùng
lòng bàn tay như thông thường.
Kỹ thuật bơm thuốc tê cải tiến đề nghị 2 cách
thức cầm ống chích, phù hợp với kích thước bàn
tay và ngón tay để có thể thoải mái thực hiện
thao tác bơm thuốc tê.
Cách 1: Đối với người có kích thước bàn tay
và ngón tay dài: đặt 3 ngón: trỏ, giữa và áp út
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 168
tựa vào thân ống chích, tựa ngón cái dọc theo
pit-tông, dùng mô đàn hồi ở đầu ngón cái để
kiểm soát tốc độ bơm và đẩy pit-tông bằng mô
cái (hình 5A).
Cách 2: Đối với người có kích thước bàn tay và
ngón tay ngắn: cầm ống chích bằng 3 ngón: giữa,
áp út và ngón út; trong khi ngón cái và ngón trỏ
tựa vào thân ống chích, đẩy pi-tông tới bằng mô
út (hình 5B).
Hình 4: Cách cầm ống chích theo
cách thường quy
Hình 5: Cách cầm ống chích theo kỹ thuật cải tiến
KẾT QUẢ
Mô tả mẫu nghiên cứu
Tuổi trung bình của sinh viên: 23 ± 2 tuổi;
tuổi trung bình của bác sĩ: 29 ± 3, với số năm kinh
nghiệm 5 ± 3 năm.
Thời gian trung bình bơm hết 0,1 ml thuốc
tê ở các nhóm
Bảng 1: So sánh thời gian trung bình bơm hết 0,1ml
thuốc tê (tính theo giây) ở nhóm sinh viên trước và
sau huấn luyện
Nhóm sinh viên Thời gian bơm trung bình
(giây) (TB ± SD)
Trước huấn luyện 20,75 ± 6,32
Sau huấn luyện 22,75 ± 6,51
P=0,09 (phép kiểm T-test bắt cặp), sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 2: So sánh thời gian trung bình bơm 0,1ml
thuốc tê (tính theo giây) giữa nhóm sinh viên trước
huấn luyện và nhóm bác sĩ
Nhóm Thời gian bơm trung bình
(giây) (TB ± SD)
Nhóm bác sĩ 20,62 ± 4,37
Nhóm sinh viên 20,75 ± 6,32
P=0,22 (phương sai một yếu tố- one way
ANOVA), khác biệt không có ý nghĩa.
Bảng 3: So sánh thời gian trung bình bơm 0,1 ml
thuốc tê giữa nữ và nam sinh viên
Thời gian bơm trung bình (giây) TB ± SD
Trước huấn luyện Sau huấn luyện
Nữ 21,17 ± 6,27 23,70 ± 6,51
Nam 20,33 ± 6,45 21,73 ± 6,47
P P=0,61 P=0,24
T-test độc lập, khác biệt không có ý nghĩa
giữa nữ sinh viên và nam sinh viên.
Trung bình số mũi tiêm tạo tia thuốc tê ở
các nhóm
Bảng 4: So sánh trung bình số mũi tiêm tạo tia ở
nhóm sinh viên trước và sau huấn luyện
Nhóm sinh viên Trung bình số mũi tiêm có tia
(mũi tiêm) (TB ± SD)
Trước huấn luyện 0,57 ± 0,67
Sau huấn luyện 0,07 ± 0,25
P=0,00*, (*) P<0,05 (phép kiểm T-test bắt cặp),
khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 5: So sánh trung bình số mũi tiêm tạo tia ở
nhóm sinh viên trước huấn luyện và nhóm bác sĩ
Nhóm Trung bình số mũi tiêm có tia (mũi
tiêm) (TB ± SD)
Nhóm sinh viên 0,57 ± 0,67
Nhóm bác sĩ 0,35 ± 0,48
P=0,03 (phương sai một yếu tố-one way
Anova), khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 169
Bảng 6: So sánh trung bình số mũi tiêm tạo tia ở nữ
và nam sinh viên
Nhóm sinh
viên
Trung bình số mũi tiêm có tia
(mũi tiêm)
P
Trước huấn
luyện
Sau huấn luyện
Nữ sinh viên 0,5 ± 0,63 0,07 ± 0,25 0,00*
Nam sinh viên 0,63 ± 0,71 0,07 ± 0,25 0,002*
P 0,44 0,5
P=0,00*; P=0,002* (*) P<0,05 (T-test bắt cặp),
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trước và sau
huấn luyện, ở cả nam và nữ. P=0,44; P=0,5 (T-test
độc lập), khác biệt không có ý nghĩa thống kê
giữa nam và nữ, ở cả trước và sau huấn luyện.
BÀN LUẬN
Thời gian trung bình bơm 0,1 ml thuốc tê
Nhóm sinh viên trước huấn luyện và nhóm
bác sĩ đều tiến hành bơm thuốc tê sau khi được
nhắc nhở “bơm chậm”. Kết quả là sinh viên có
thời gian bơm thuốc tê gần như tương đương
với nhóm bác sĩ, những người có ít nhất 2 năm
kinh nghiệm. Hơn nữa, sau khi được hướng dẫn
kỹ thuật bơm thuốc tê cải tiến, sinh viên có thời
gian bơm trung bình 22,75±6,51 giây, tăng thêm 2
giây so với trước đó (bảng 1). Như thế, nếu chú ý
tới thao tác, cũng như được chỉ dẫn kỹ thuật
bơm thuốc tê hợp lý thì người thực hiện có thể
kiểm soát tốt tốc độ bơm thuốc tê. Vì vậy, kinh
nghiệm lâm sàng có lẽ không đóng vai trò chính
trong việc giúp người thực hiện kiểm soát thời
gian và tốc độ bơm thuốc tê. Thời gian trung
bình bơm thuốc tê ở nhóm sinh viên trước và sau
huấn luyện kỹ thuật bơm thuốc tê cải tiến lần
lượt là 20,75 giây và 22,75 giây. Như vậy tốc độ
bơm thuốc tê ở nhóm sinh viên trước huấn luyện
là 0,29 ml/phút và sau huấn luyện là 0,26
ml/phút, chậm hơn so với tốc độ thấp nhất được
ghi nhận trong y văn và một vài nghiên cứu
khác (bảng 7). Tuy nhiên, những tốc độ được ghi
nhận chỉ là tốc độ bơm trung bình trong cả ống
thuốc tê 1,8 ml; còn tốc độ cụ thể trong những
giây đầu tiên khi bắt đầu gây tê thì chưa được
ghi nhận.
Bảng 7: Ghi nhận một vài tốc độ trung bình thấp
nhất khi bơm 1,8 ml thuốc tê.
STT Tác giả Tốc ñộ trung bình (ml/phút)
1 Jastak JT (1995)(5) 0,5-1
2 Malamed (1997)(8) 1,8
3 Kudo M (2004)(7)] 0,38
4 Hochman M và cs
(2006)(4)
0,3
5 Tzafalia và Sixou
(2011)(15)
1,4
Qua nghiên cứu của Kudo M (2004)(7) và
Hochman (2005)(4) với máy gây tê có vi tính hỗ
trợ (CCLADS) có thể đạt được vận tốc chậm, đều
là 0,3 ml/phút hay 0,38 ml/phút cũng như vận tốc
1,4 ml/ (theo nghiên cứu của Tzafalia và Sixou
(2011)(15) là tốc độ bơm thuốc tê tạo sự dễ chịu và
an toàn cho bệnh nhân. Theo nghiên cứu lâm
sàng mù ba, có nhóm chứng của Phan Ái Hùng
(2012)(12) chứng minh với việc kiểm soát tốc độ
bơm thuốc tê, nghĩa là bơm chậm với tốc độ từ
0,02-0,06 ml/phút trong những giây đầu tiên khi
gây tê có thể làm giảm cảm giác đau tối đa trên
bệnh nhân. Do đó, trong nghiên cứu này nhóm
sinh viên đạt được vận tốc từ 0,26-0,29 ml/ phút,
đây là vận tốc có thể góp phần “gây tê không
đau” nếu thực hiện trên bệnh nhân. Cần phải nói
thêm, trong nghiên cứu này, bước đầu người
thực hiện chỉ bơm 0,1ml thuốc tê để tiện cho việc
đánh giá. Đây là một lượng thuốc tê tương đối ít
và phù hợp với giai đoạn đầu tiên khi bắt đầu
bơm thuốc tê ở lâm sàng, giai đoạn ảnh hưởng
rất lớn đến cảm nhận đau của bệnh nhân trong
suốt mũi tiêm. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác
tốc độ bơm thuốc tê cần những nghiên cứu sâu
hơn và thực hiện trên thể tích thuốc tê lớn hơn.
Trung bình số mũi tiêm tạo tia
Nhóm sinh viên trước và sau huấn luyện
Theo kết quả bảng 4: sau khi được huấn
luyện, sinh viên tạo ra trung bình số mũi tiêm
tạo tia ít hơn so với trước khi được huấn luyện
và sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê
(0,57±0,67 và 0,07±0,25; P<0,05). Trong đợt khảo
sát đầu tiên, khi chưa được chỉ dẫn kỹ thuật bơm
thuốc tê cải tiến, hầu hết những người thực hiện
đều cầm ống chích và bơm thuốc tê như kiểu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 170
“bóp cò”, nghĩa là dùng lòng bàn tay hay ngón
cái để đẩy pit-tông và bơm thuốc tê, họ càng
căng ngón cái, ép và đẩy pit-tông nhanh thì bơm
thuốc tê càng nhanh. Có thể ống chích đang sử
dụng hiện nay trên lâm sàng phù hợp với kích
thước bàn tay của người Châu Âu hơn là người
Việt. Chính vì thế, người thực hiện sẽ không
thoải mái trong việc cầm ống chích và khó có thể
đạt được tốc độ bơm thuốc tê như mong muốn.
Khi được huấn luyện kỹ thuật bơm thuốc tê cải
tiến, sinh viên được chỉ dẫn cách tận dụng mô
đàn hồi ở đầu ngón cái để kiểm soát tốc độ và áp
lực bơm thuốc tê. Hơn nữa, họ được lựa chọn
một trong hai cách cầm ống chích để phù hợp
với kích thước tay, giúp thao tác bơm thuốc tê
được dễ dàng. Do đó, sau huấn luyện, sinh viên có
số trung bình mũi tiêm tạo tia ít hơn so với trước
huấn luyện. Như vậy, qua kết quả của nghiên cứu
có thể nhận thấy với kỹ thuật bơm thuốc tê cải tiến
có thể giúp cho người thực hiện kiểm soát tốt áp lực
bơm thuốc tê, thông qua việc lựa chọn cách cầm
ống chích với tư thế tay thích hợp.
So sánh giữa nhóm sinh viên trước huấn luyện
và nhóm bác sĩ
Theo kết quả bảng 5: sinh viên trước khi
được huấn luyện kỹ thuật bơm thuốc tê cải tiến
có trung bình số mũi tiêm tạo tia nhiều hơn
nhóm bác sĩ (0,57±0,67 và 0,35±0,48; P=0,03) khác
biệt có ý nghĩa thống kê. Nhóm sinh viên chưa
được gây tê trên bệnh nhân, chỉ mới được học
mô phỏng tiền lâm sàng gây tê lẫn nhau; trong
khi nhóm bác sĩ là những người có nhiều kinh
nghiệm hơn. Do đó, nhóm bác sĩ kiểm soát được
áp lực bơm thuốc tê tốt hơn nên có trung bình số
mũi tiêm tạo tia ít hơn so với sinh viên. Tuy
nhiên theo kết quả nghiên cứu gần đây của
Tzafalia và Sixou (2011)(15), nhóm bác sĩ, có ít nhất
5 năm kinh nghiệm, là những người có thời gian
bơm thuốc tê nhanh và tạo nhiều tia thuốc tê hơn
nhóm sinh viên, đặc biệt những người càng có
nhiều kinh nghiệm thì tốc độ bơm thuốc tê cành
nhanh và tia thuốc tê tạo ra càng nhiều. Có lẽ,
những kỹ năng kiểm soát tốc độ và áp lực bơm
thuốc tê giảm dần cùng với sự tăng số năm kinh
nghiệm của các bác sĩ. Theo ghi nhận của
Malamed (1997), những sinh viên mới ra trường
khi thực hiện gây tê cho bệnh nhân, đạt được
100% “gây tê không đau”. Tuy nhiên, tỷ lệ này
lại giảm xuống ở những bác sĩ lâu năm(8). Tại Việt
Nam, đa số những sinh viên mới ra trường
thường quan tâm đến hiệu quả “tê” hơn là thực
hiện “gây tê không đau”. Tại Bộ Môn Răng Trẻ
Em, học viên Sau Đại Học đạt tỷ lệ “gây tê
không đau” chỉ chiếm 1-2% và có đến 98%-99%
các mũi tiêm gây đau hay khó chịu cho trẻ (theo
ghi nhận của Bộ Môn Răng Trẻ Em năm 2006).
Qua kết quả của nghiên cứu này cho thấy, trong
những mũi tiêm mô phỏng của nhóm bác sĩ, có
14 mũi tiêm có ít nhất một lần tạo tia chiếm
11,67% trong tổng số 120 mũi tiêm mà nhóm bác
sĩ đã thực hiện. Như đã nói ở phần trên, tia thuốc
tê được ghi nhận khi thuốc tê tiếp tục bắn ra
thành dòng liên tục sau khi nó xuất hiện ở đầu
kim. Mặc dù chưa có những bằng chứng rõ ràng
để chứng minh tia thuốc tê sẽ gây đau cho bệnh
nhân, nhưng tia lại là kết quả khi bác sĩ dùng áp
lực mạnh và bơm thuốc tê với tốc độ nhanh, nhất
là trong những giây đầu tiên. Chính điều này sẽ
làm cho bệnh nhân đau. Như vậy, tỷ lệ “gây tê
không đau” ở nhóm học viên Sau Đại Học có thể
đã cao hơn so với năm 2006. Tuy nhiên, khi thực
hiện gây tê trên trẻ em thì vấn đề cảm nhận đau
không chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật của bác sĩ mà
còn là những yếu tố khác như môi trường xung
quanh trẻ, kinh nghiệm của những lần điều trị
trước... Chính những yếu tố này góp phần làm
tăng cảm nhận đau và phản ứng ở trẻ em. Do đó,
để mang lại cảm giác dễ chịu cho trẻ khi đến
điều trị răng miệng thì nhóm bác sĩ cần phải
củng cố và hoàn thiện kỹ năng kiểm soát áp lực
khi bơm thuốc tê.
Ảnh hưởng của giới tính lên việc kiểm soát tốc
độ và áp lực bơm thuốc tê
Theo kết quả bảng 3: trước và sau khi được
huấn luyện kỹ thuật bơm thuốc tê cải tiến, không
có sự khác biệt giữa nam sinh viên và nữ sinh
viên về thời gian trung bình bơm 0,1 ml thuốc tê
(P=0,61 và P=0,24). Theo như kết quả bảng 6,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 171
trước huấn luyện, nam sinh viên có trung bình
số mũi tiêm tạo tia nhiều hơn nữ sinh viên
(0,63±0,71 và 0,5±0,63), nhưng sự khác biệt này
không có ý nhĩa thống kê (P=0,44). Cần lưu ý
hơn ở nam sinh viên, khi thực hiện gây tê trên
người, nhất là những vùng mô có kháng lực cao,
họ có thể tăng nguy cơ tạo thành áp lực lớn lên
mô mềm và dễ gây ra đau cho bệnh nhân. Kết
quả của nghiên cứu này khác với nghiên cứu của
Tzafalia và Sixou (2011)(15). Khi so sánh thời gian
trung bình bơm hết một ống thuốc tê 1,8 ml và
số mũi tiêm tạo tia giữa nam và nữ sinh viên
nhận thấy: nam sinh viên có thời gian bơm thuốc
tê nhanh hơn và có số mũi tiêm tạo tia nhiều hơn
nữ sinh viên. Những nghiên cứu trước đây cũng
ghi nhận trong khi tiêm vào dây chằng nha chu
nam sử dụng áp lực lớn hơn so với nữ(15). Sinh
viên nữ thường có thái độ khác nhau với việc
gây tê, họ dễ bị căng thẳng hơn sinh viên nam(9).
Thêm vào đó, nha sĩ nữ thường ái ngại về vấn đề
đau của bệnh nhân nên khi gây tê có thể họ sẽ
thận trọng hơn và bơm thuốc tê chậm hơn(14).
Trong nghiên cứu này mẫu được chọn thuận
tiện trong số sinh viên Răng Hàm Mặt năm thứ
năm. Những sinh viên này mới chỉ học mô
phỏng gây tê lẫn nhau và chưa thực hiện trên
bệnh nhân. Mặt khác, trước khi thực hiện những
mũi tiêm mô phỏng, họ được nhắc nhở “bơm
chậm”. Do đó, khi thực hiện động tác bơm thuốc
tê, có thể cả sinh viên nam và nữ đều chú ý để
đạt được lời yêu cầu “bơm chậm”. Vì vậy, không
có sự khác biệt về thời gian trung bình bơm 0,1
ml thuốc tê. Hơn nữa, sau khi được huấn luyện
kỹ thuật bơm cải tiến, ở cả sinh viên nữ và sinh
viên nam đều có trung bình số mũi tiêm tạo tia ít
hơn so với trước huấn luyện (P<0,05 ở nữ và
P=0,002 ở nam; bảng 6). Do vậy, kỹ thuật bơm cải
tiến đã giúp cho sinh viên nam và sinh viên nữ
kiểm soát được áp lực khi bơm thuốc tê và bơm
thuốc tê ở dạng giọt.
Vậy, qua kết quả của nghiên cứu này nhận
thấy, giới tính không ảnh hưởng đến việc kiểm
soát tốc độ và áp lực bơm thuốc tê.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cho thấy, kỹ thuật bơm
thuốc tê cải tiến, cũng như kinh nghiệm lâm
sàng có hiệu quả trong việc giúp người thực hiện
kiểm soát áp lực khi bơm thuốc tê. Họ có thể
bơm thuốc tê ở dạng giọt, chậm và đều, nhất là
trong những giây đầu tiên gây tê. Điều này rất
quan trọng và quyết định thành công cho việc
thực hiện “gây tê không đau”. Nghiên cứu này
được thực hiện với mong muốn huấn luyện sinh
viên kỹ năng bơm thuốc tê, một trong những
yếu tố quyết định khả năng thực hiện “gây tê
không đau”. Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn trong
việc đánh giá thực tập mô phỏng nhằm giúp
sinh viên, học viên kiểm soát triệt để tốc độ bơm
thuốc tê. Vì vậy, mô hình thực tập này có thể
được ứng dụng giảng dạy để tạo tiền đề giúp
sinh viên tự kiểm soát và tự đánh giá trong rèn
luyện và thực hành trên người. Kỹ năng bơm
thuốc tê chậm phải được xem là một bước đệm
phải có và phải đạt được trước khi bắt đầu thực
tập mô phỏng và tiền lâm sàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Asarch T, Allen K, Petersen B, Beiraghi S (1999). Efficacy of
computerized local anesthesia device in pediatric dentistry.
Pediatric dentistry, 21(7): 421-424.
2. Flanagan T, Wahl MJ, Schmitt MM, Wahl JA (2007). Size
doesn’t matter: needle gauge and injection pain. Gen Dent,
55:216-217.
3. Gibson RS, Allen K, Hutfless S, Beiraghi S (2000). The Wand
vs. traditional injection, a comparison of pain related
behaviors. Pediatric dentistry, 22(6): 458-462.
4. Hochman M, Freidman M, William W, Hochman C (2006),
Interstitial tissue pressure associated with dental injection: a
clinical study. Quintessence Int, 37:469-476.
5. Jastak JT, Yagelia JA, Donaldson D (1995). Local anesthesia of
the oral cavity. Philadenphia: Saunder.
6. Koyuturk AE, Avsar A, Sumer M (2009). Efficacy of dental
practitioners in injection techniques: Computerized device
and traditional syringe. Quintessence Int, 40(1):73-77.
7. Kudo M (2005). Initial injection pressure for dental local
anesthesia: effects on pain and anxiety. Anesth Prog, 52: 95-
101.
8. Malamed SF (1997). Handbook of local anesthesia, 4th. Ed St.
Louis; Mosby.
9. Meechan JG (2005). Differences between men and women
regarding attitude toward dental local anesthesia among
junior students at a United Kingdom dental school. Anesth
Prog 52:50-55.
10. Meechan JG (2009). Pain control in local analgesia. Eur Arch
Paediatr Dent, 10(2):71.
11. Nagasawa I, Masuda R, Maeda M, Tsuruoka M, Yoshimura S,
Inoue T (2003). Relationship between the injection rate of
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 172
infiltration anesthesia and the painful sensation. J Jpn Dent
Soc Anesthesiol; 31:497-502.
12. Phan Ái Hùng (2012), “Phản ứng đau với thuốc tê có và
không có chất co mạch”, Tạp Chí Y Học, Chuyên đề Răng
Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, tập 16,
phụ bản 2, trang 228-232.
13. Rankin JA, Harris MB (1990). Comparision of stress and
coping in male and female dentists. J Dent Pract Adm, 7:166-
172.
14. Rosenberg M, Orr DL 2nd, Jensen DR (2008). Student-to-
student local anesthesic injections in dental education: moral,
ethetical, and legal issues. J Dent Educ, 73(1):127-132.
15. Tzafalia M, Sixou JL (2011). Administration of anesthetic using
metal syringes, an ex vivo study. Anesth Prog, 58(2): 61-65.
16. Versloot J, Veerkamp JS, Hoogstraten J (2005). Computerzied
anesthesia delivery system vs tradition syringe: comparing
pain and pain-related behavior in children. Eur J Oral Sci,
113(6):488-493.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_kiem_soat_toc_do_va_ap_luc_bom_thuoc_te_vo.pdf