Khi so sánh với các nghiên cứu khác
Tác giả Gossot (2004) với 185 bệnh nhân có
biến chứng chung sau mổ là 8,1% (15/185), dò
khí kéo dài có 8 bệnh nhân (4,3%), hai bệnh nhân
bị tràn dịch màng phổi (1,1%), một bệnh nhân tụ
máu thành ngực ngoài màng phổi (0,5%), một
nhiễm trùng thành ngực (0,5%), một xẹp phổi
(0,5%), tràn máu màng phổi có 2 bệnh nhân
(1,1%) và phải nội soi trở lại ñể cầm máu; chưa
kể một bệnh nhân chảy máu lúc mổ phải mở
ngực. Thời gian ở lại bệnh viện sau mổ là từ 2
ñến 17 ngày (trung bình 5 ngày). Dẫn lưu màng
phổi ñể 1 ñến 16 ngày (trung bình 3,8 ngày).
Theo dõi tái phát tràn khí chỉ ñược 111/185 bệnh
nhân trong trung bình là 36,5 tháng có 4 bệnh
nhân tái phát tràn khí (3,6%) nhưng không cần
mổ lại[6].
Nghiên cứu của Chen (2004) có 313 bệnh
nhân ñược xử trí cắt bỏ kén khí, chà dính lá thành
và thêm làm dính màng phổi bằng minocycline.
Thời gian mổ trung bình là 90,3 phút. Tỉ lệ biến
chứng chung là 9,6% (30/313). Dò khí kéo dài
hơn 5 ngày là 22 bệnh nhân (7%) trong ñó một
bệnh nhân ñược mổ lại ngày thứ 10 ñể cắt bỏ
ñỉnh phổi và lột bỏ màng phổi thành ở ñỉnh phổi
(apical pleurectomy), các bệnh nhân còn lại ñược
ñiều trị bảo tồn. Tràn máu màng phổi sau mổ 2
trường hợp (0,6%) trong ñó một phải mở ngực
nhỏ lại ñể cầm máu và trường hợp kia sau mổ 10
ngày thì chỉ xử trí dẫn lưu màng phổi. Bốn bệnh
nhân bị tràn khí sau rút dẫn lưu (1,3%). Có 9
bệnh nhân tái phát tràn khí (2,9%) trong ñó 1
bệnh nhân tái phát trong vòng 6 tháng), các bệnh
khác thời gian tái phát trung bình là 13,3 tháng.
Thời gian dẫn lưu màng phổi sau mổ là 4,2 ngày
và lưu lại bệnh viện sau mổ là 5,8 ngày(1,7,6).
Báo cáo của Cardilo (2000) có 432 trường
hợp. Ông không làm chà dính mà chỉ cắt bỏ
màng phổi thành hoặc làm dính bằng bột talc.
Một trường hợp chảy máu trong mổ do phạm
ñộng mạch liên sườn 4 ñược ñốt cầm máu ñơn
cực (monopolar) nội soi. Có 2 trường hợp chuyển
mổ hở do xì khí không xử trí ñược ở cuối cuộc
mổ nội soi. Biến chứng sau mổ nói chung là
4,16% (18/432). Bốn trường hợp tràn khí dưới
da. Năm ca tràn dịch màng phổi khu trú thì bốn
trường hợp và 1 ca máu tụ vùng ñỉnh xảy ra ở
bệnh nhân cắt bỏ màng phổi, ca tràn dịch còn lại
là ở bệnh nhân làm dính bằng bột talc; tất cả
ñược xử trí chọc hút màng phổi. Sáu trường hợp
dò khí hơn 5 ngày chỉ xử trí bảo tồn ổn. Một
trường hợp tràn khí sau rút dẫn lưu cũng hết tự
nhiên, và 1 bị hội chứng Bernard-Horner thoáng
qua do dốt ñiện ñơn cực các dây dính ở ñỉnh
phổi. Thời gian rút dẫn lưu sau mổ là 5,4 ngày
(từ 4-11 ngày). Thời gian nằm viện sau mổ trung
bình là 6,1 ngày. Tái phát tràn khí nói chung là
4,4% với thời gian theo dõi trung bình là 38
tháng
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả mổ nội soi lồng ngực khâu kén khí trong điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Phẫu Thuật Nội Soi BV. Nhân Dân Gia Định - Năm 2010 33
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỔ NỘI SOI LỒNG NGỰC KHÂU KÉN KHÍ TRONG ĐIỀU TRỊ
TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TỰ PHÁT NGUYÊN PHÁT
Vũ Quang Việt*, Trịnh MinhTranh*, Nguyễn Thị Ngọc Thủy**
TÓM TẮT
Mục ñích: ñánh giá hiệu quả khâu kén khí ñơn thuần qua nội soi lồng ngực ñể xử trí tràn khí màng
phổi tự phát nguyên phát.
Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả. Từ tháng 01/2008 ñến tháng 05/2010 có 21 bệnh nhân
tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định ñược chẩn ñoán tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát, ñã dẫn lưu
màng phổi nhưng thất bại, ñược mổ nội soi lồng ngực khâu kén khí. Sau ñó ghi nhận biến chứng hậu
phẫu và mức ñộ tái phát tràn khí sau 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng. So sánh với phẫu thuật vừa khâu
kén khí kèm làm dính màng phổi trong y văn.
Kết quả: 21/21 bệnh nhân không có biến chứng sau mổ. Không có tái phát tràn khí.
Kết luận: khâu kén khí ñơn thuần cho kết quả tốt. Tuy nhiên, cần số lượng nhiều hơn ñể khẳng
ñịnh.
Từ khóa: tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát, cắt màng phổi thành vùng ñỉnh, chà làm dính
màng phổi thành
ABSTRACT
ELEVATING THE RESULTS OF VIDEO-ASSISTED THORACOSCOPIC SUTURING OF APICAL
BULLAE FOR PRIMARY SPONTANEOUS PNEUMOTHORAX
Vu Quang Viet, Trinh MinhTranh, Nguyen Thi Ngoc Thuy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 33 - 37
Objectives: evaluating the results of video-assisted thoracoscopic suturing of apical bullae for
primary spontaneous pneumothorax.
Methods and patients: Retrospective comparative study with medical literature. From January
2008 to May 2010, 21 patients in Nhân Dân Gia Định with primary spontaneous pneumothorax treated
with thoracostomy tube. They were indicated with video-assisted thoracoscopic suturing of apical
bullae for persistent air leak. Postoperative complications and pneumothorax recurrence after 6, 12,
and 24 months have been noticed and compared with medical literature.
Results: No postoperative complications and no pneumothorax recurrence.
Conclusion: video-assisted thoracoscopic suturing of apical bullae is excellent. However, another
huge study is necessary to determine the results.
Key word: primary spontaneous pneumothorax, apical pleurectomy, parietal abrasion
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát là
bệnh lý thường gặp ở bệnh nhân trẻ cho ñến 40
tuổi và không có bệnh phổi nền. Bệnh ñược gọi
là nguyên phát khi tràn khí xảy ra không do chấn
thương ngực và thủ phạm thường là những kén
khí nhỏ nằm dưới mặt lá tạng bị vỡ ra(2,3). Xử trí
thường là dẫn lưu màng phổi và nếu dẫn lưu thất
bại, phổi vẫn không nở trọn trên phim xquang
phổi hoặc CT scan ngực và dẫn lưu còn ra bọt
khí, thì ñược chỉ ñịnh mổ. Phẫu thuật thường
dùng là khâu kén khí qua nội soi lồng ngực kèm
theo làm dính màng phổi bằng cách lột bỏ hoặc
chà rướm máu lá thành màng phổi(2). Phương
pháp này thường làm hậu phẫu nặng nề và thời
gian nằm viện lâu. Mục ñích nghiên cứu của
chúng tôi là chỉ phẫu thuật khâu kén khí ñơn
thuần mà không làm dính màng phổi; ñánh giá
hiệu quả của phương pháp và so sánh với y văn.
* Khoa Ngoại Lồng Ngực Mạch Máu - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
** Bộ môn Lồng ngực- Mạch máu ĐHYD TP HCM
Địa chỉ liên lạc: BS. Vũ Quang Việt ĐT: 0908105444 Email: vqviet1959@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Phẫu Thuật Nội Soi BV. Nhân Dân Gia Định - Năm 2010 34
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ tháng 01/2008 ñến tháng 05/2010, tất cả
bệnh nhân tại khoa ngoại lồng ngực mạch máu
bệnh viện Nhân Dân Gia Định ñược chẩn ñoán
tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát thất bại
với dẫn lưu màng phổi, có chụp CT scan ngực
hoặc không, ñược chỉ ñịnh mổ nội soi lồng ngực
khâu kén khí.
Tràn khí màng phổi ñược chẩn ñoán dựa vào
x quang ngực thẳng-ñứng và ñược dẫn lưu kín
xoang màng phổi. Bệnh nhân ñược theo dõi bằng
x quang phổi/ngày trong 2 ngày ñầu và 2-3
ngày/lần sau ñó, ñược hút dẫn lưu màng phổi liên
tục với áp lực âm 10cm nước nếu phổi chưa nở
tốt trên xquang phổi. Sau ñó, nếu xquang phổi
cho thấy phổi nở không hoàn toàn và/hoặc còn xì
khí liên tục ở bình dẫn lưu thì chỉ ñịnh mổ nội soi
ngực khâu kén khí. CT scan ñược chụp trong một
số trường hợp giúp xác ñịnh kén khí trước mổ.
Bệnh nhân ñược gây mê một phổi. Lỗ vào
camera là lỗ dẫn lưu màng phổi, thường ở liên
sườn 5 ñường nách giữa. Hai lỗ thao tác ở phía
trên, tạo thành hình tam giác, cách nhau ít nhất
10cm(9). Lỗ trocar vào cho tay thuận rộng 10mm
ñể dùng ñưa vào kẹp kim và lỗ kia 5mm.
Kén khí ñược xác ñịnh thường ở ñỉnh phổi và
ñược khâu bằng chỉ vicryl 2-0. Sau ñó, kiểm tra
xì khí bằng cách cho bệnh nhân nằm ñầu thấp, ñổ
nước ngập phổi và bóp bóng.
Hậu phẫu, bệnh nhân ñược chụp xquang phổi
sau mổ và rút ống dẫn lưu màng phổi khi phổi nở
trọn trên xquang phổi và dẫn lưu không ra bọt
khí. Ghi nhận biến chứng tràn khí, tràn máu, số
ngày lưu ống dẫn lưu và thời gian nằm viện sau
mổ. Tiếp ñó, liên lạc bệnh nhân qua ñiện thoại ñể
theo dõi tràn khí tái phát theo thời gian 6 tháng,
12 tháng, và 24 tháng(8,10).
KẾT QUẢ
Từ tháng 01/2008 ñến tháng 05/2010, tại
bệnh viện Nhân Dân Gia Định TPHCM có 21
bệnh nhân, 19 nam và 2 nữ, tuổi từ 18 ñến 36,
nhập viện cấp cứu với chẩn ñoán tràn khí màng
phổi tự phát nguyên phát, không có bệnh phổi
nền. Tất cả bệnh nhân ñược dẫn lưu màng phổi
cấp cứu bằng ống Argyl 28-32 F và ñược hút
màng phổi liên tục từ ngày thứ 2 khi thấy phổi nở
chưa tốt. Số bệnh nhân bị tràn khí lần ñầu là 19
bệnh nhân và ñã tràn khí hơn 1 lần là 2 bệnh
nhân. Khi ñược chỉ ñịnh mổ, có 3 bệnh nhân
ñược dẫn lưu chưa ñược 7 ngày, và ña số ñã hơn
7 ngày. Thời gian mổ ña số là từ 60-90 phút có
12 bệnh nhân, có 7 bệnh nhân mổ dưới 60 phút,
và chỉ 2 bệnh nhân kéo dài hơn 90 phút. Hậu
phẫu không có bệnh nhân nào bị tràn khí hoặc
tràn dịch màng phổi. Có 12 bệnh nhân ñược rút
dẫn lưu màng phổi trong vòng 24 giờ sau mổ và
9 bệnh nhân ñược rút vào ngày thứ hai sau mổ.
Theo dõi tái phát có 5 bệnh nhân ñược hơn 24
tháng, 12 bệnh nhân ñược hơn 1 năm, và 4 bệnh
nhân chưa ñược 12 tháng, tất cả ñều không có
tràn khí màng phổi tái phát.
Bảng 1:
Số bệnh nhân
Nam 19
Nữ 2
Số lần tràn khí lần ñầu
hơn 1 lần 19 bệnh nhân
2 bệnh nhân
Bảng 2: Thời gian ñặt dẫn lưu màng phổi
Dưới 7 ngày Hơn 7 ngày
3 bệnh nhân 18 bệnh nhân
Thời gian mổ
Dưới 60 phút 60 - 90 phút hơn 90 phút
7 bệnh nhân 12 bệnh
nhân
2 bệnh nhân
Hậu phẫu tràn khí và tràn dỊch
tràn khí màng phổi 0/21
tràn dỊch màng phổi 0/21
rút dẫn lưu sau mổ
rút dẫn lưu trong vòng 24 giờ
sau mổ
12/21 bệnh
nhân
rút dẫn lưu trong vòng 24 – 48
giờ sau mổ
9/21 bệnh
nhân
Theo dõi tái phát tràn khí
tái phát sau 24 tháng 0/5
tái phát sau 12 tháng 0/12 bệnh
nhân
tái phát dưới 12 tháng 0/4 bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Phẫu Thuật Nội Soi BV. Nhân Dân Gia Định - Năm 2010 35
nhân
BÀN LUẬN
Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát vẫn
còn nhiều bàn cãi trong cách xử trí(2,3,9). Một
trong các bàn cãi là cách xử trí phẫu thuật trong
trường hợp ñã có chỉ ñịnh mổ do dẫn lưu màng
phổi thất bại. Hiện nay, phần lớn hướng dẫn xử
trí ñều nhắm ñến mổ nội soi lồng ngực cắt bỏ kén
khí bằng stapler và làm dính màng phổi bằng chà
xát lá thành ñể gây dính hoặc lột cắt bỏ màng
phổi thành.
Chúng tôi chỉ khâu kén khí ñơn thuần qua
nội soi lồng ngực bằng chỉ vicryl 2-0 và không
làm dính màng phổi vì thực sự không thấy
nguyên nhân nào khác ngoài kén khí hoặc
chùm kén tìm ñược ở ñỉnh (thấy trong 100%
trường hợp).
Khi so sánh với các nghiên cứu làm dính
bằng chà lá thành hoặc cắt bỏ lá thành, chúng tôi
thấy kết quả của chúng tôi như sau: tỉ lệ biến
chứng nói chung trong và sau mổ là 0%. Không
có dò khí sau mổ. Thường bệnh nhân chỉ có ra
chút khí do ñuổi khí chưa hết trong lúc ñóng
ngực và ña số rút dẫn lưu trong vòng 24 giờ sau
mổ (12/21 trường hợp). Một số ít hơn (9/21)
ñược rút vào ngày thứ hai thường do ngày lễ và
chậm trễ trong ñọc phim xquang phổi kiểm tra
trước khi rút. Không có tràn dịch màng phổi sau
mổ ñược kiểm tra bằng xquang phổi và dịch ra ở
bình dẫn lưu. Chưa thấy tái phát tràn khí khi theo
dõi lâu nhất là 28 tháng.
Khi so sánh với các nghiên cứu khác
Tác giả Gossot (2004) với 185 bệnh nhân có
biến chứng chung sau mổ là 8,1% (15/185), dò
khí kéo dài có 8 bệnh nhân (4,3%), hai bệnh nhân
bị tràn dịch màng phổi (1,1%), một bệnh nhân tụ
máu thành ngực ngoài màng phổi (0,5%), một
nhiễm trùng thành ngực (0,5%), một xẹp phổi
(0,5%), tràn máu màng phổi có 2 bệnh nhân
(1,1%) và phải nội soi trở lại ñể cầm máu; chưa
kể một bệnh nhân chảy máu lúc mổ phải mở
ngực. Thời gian ở lại bệnh viện sau mổ là từ 2
ñến 17 ngày (trung bình 5 ngày). Dẫn lưu màng
phổi ñể 1 ñến 16 ngày (trung bình 3,8 ngày).
Theo dõi tái phát tràn khí chỉ ñược 111/185 bệnh
nhân trong trung bình là 36,5 tháng có 4 bệnh
nhân tái phát tràn khí (3,6%) nhưng không cần
mổ lại[6].
Nghiên cứu của Chen (2004) có 313 bệnh
nhân ñược xử trí cắt bỏ kén khí, chà dính lá thành
và thêm làm dính màng phổi bằng minocycline.
Thời gian mổ trung bình là 90,3 phút. Tỉ lệ biến
chứng chung là 9,6% (30/313). Dò khí kéo dài
hơn 5 ngày là 22 bệnh nhân (7%) trong ñó một
bệnh nhân ñược mổ lại ngày thứ 10 ñể cắt bỏ
ñỉnh phổi và lột bỏ màng phổi thành ở ñỉnh phổi
(apical pleurectomy), các bệnh nhân còn lại ñược
ñiều trị bảo tồn. Tràn máu màng phổi sau mổ 2
trường hợp (0,6%) trong ñó một phải mở ngực
nhỏ lại ñể cầm máu và trường hợp kia sau mổ 10
ngày thì chỉ xử trí dẫn lưu màng phổi. Bốn bệnh
nhân bị tràn khí sau rút dẫn lưu (1,3%). Có 9
bệnh nhân tái phát tràn khí (2,9%) trong ñó 1
bệnh nhân tái phát trong vòng 6 tháng), các bệnh
khác thời gian tái phát trung bình là 13,3 tháng.
Thời gian dẫn lưu màng phổi sau mổ là 4,2 ngày
và lưu lại bệnh viện sau mổ là 5,8 ngày(1,7,6).
Báo cáo của Cardilo (2000) có 432 trường
hợp. Ông không làm chà dính mà chỉ cắt bỏ
màng phổi thành hoặc làm dính bằng bột talc.
Một trường hợp chảy máu trong mổ do phạm
ñộng mạch liên sườn 4 ñược ñốt cầm máu ñơn
cực (monopolar) nội soi. Có 2 trường hợp chuyển
mổ hở do xì khí không xử trí ñược ở cuối cuộc
mổ nội soi. Biến chứng sau mổ nói chung là
4,16% (18/432). Bốn trường hợp tràn khí dưới
da. Năm ca tràn dịch màng phổi khu trú thì bốn
trường hợp và 1 ca máu tụ vùng ñỉnh xảy ra ở
bệnh nhân cắt bỏ màng phổi, ca tràn dịch còn lại
là ở bệnh nhân làm dính bằng bột talc; tất cả
ñược xử trí chọc hút màng phổi. Sáu trường hợp
dò khí hơn 5 ngày chỉ xử trí bảo tồn ổn. Một
trường hợp tràn khí sau rút dẫn lưu cũng hết tự
nhiên, và 1 bị hội chứng Bernard-Horner thoáng
qua do dốt ñiện ñơn cực các dây dính ở ñỉnh
phổi. Thời gian rút dẫn lưu sau mổ là 5,4 ngày
(từ 4-11 ngày). Thời gian nằm viện sau mổ trung
bình là 6,1 ngày. Tái phát tràn khí nói chung là
4,4% với thời gian theo dõi trung bình là 38
tháng(4,5).
Biến chứng tràn máu sau mổ là biến chứng
nặng. Số liệu của chúng tôi không có và các báo
cáo so sánh trên cũng không nhiều. Tuy nhiên,
theo tác giả Cardilo biến chứng chảy máu màng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Phẫu Thuật Nội Soi BV. Nhân Dân Gia Định - Năm 2010 36
phổi là 2—3% sau chà dính và có thể ñến 10%
nếu cắt bỏ màng phổi ñược làm kèm với khâu
kén khí nội soi(4).
Chúng tôi theo dõi bệnh nhân nhiều nhất chỉ
29 tháng. Trong ñó, chỉ có 5 bệnh nhân ñược
theo hơn 24 tháng, 12 bệnh nhân sau 12 tháng, và
4 bệnh nhân chưa ñược 12 tháng thì không có
trường hợp tái phát so với 4,4% của Cardilo
(2.000) không có chà dính, chỉ cắt bỏ lá thành
hoặc làm dính bằng bột talc; 3,6% của Gossot
(2.004) và 2,9% Chen (2004) cả hai tác giả sau
ñều làm chà dính.
Do ñó, có thể thấy khâu kén khí nội soi ñơn
thuần trong tràn khí màng phổi tự phát có hiệu
quả nhất ñịnh và không gây biến chứng cho bệnh
nhân. Chúng tôi nghĩ không cần làm chà dính vì
gây biến chứng hậu phẫu và thời gian mổ kéo dài
không cần thiết, và thật sự cũng thấy ñã giải
quyết ñược nguyên nhân gây tràn khí là kén khí
thấy ñược trong lúc mổ ở tất cả các bệnh nhân.
Một ñiều quan trọng khác có lẽ là kỹ thuật khâu
kén khí. Chúng tôi dùng chỉ vicryl 2-0 khâu chữ
U nếu ñáy kén nhỏ 1cm, còn nếu rộng hơn thì
khâu mũi Finney và lấy vừa vào mô phổi lành.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Phẫu Thuật Nội Soi BV. Nhân Dân Gia Định - Năm 2010 37
Bảng 3: So sánh mổ nội soi tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát
Tác giả Số ca Có kén
khí
Khâu máy Khâu
tay
Chà dính Dò khí Tràn
máu,
dịch
Ngày
nằm
viện
Số tháng
theo dõi
Tái
phát
(%)
Cardilo
(2000)
432 78% 235 104 Cắt lá thành
hoặc bột talc
1,4%
(>5
ngày)
1,16% 6 38 4,4%
Gossot
(2004)
185 88% 163 0 100% 4,3% 1,1% 5 36,5 3,6%
Chen
(2004)
313 95% 313 (hoặc
cắt ñỉnh
phổi; +
minocyclin
e)
0 100% 7% 0,6% 5.8 39 2,9%
BV Gia
Định
21 100% 0 21 0 0% 0% 3 1-29 0%
KẾT LUẬN
Khâu kén khí ñơn thuần qua nội soi ngực có vai trò nhất ñịnh trong ñiều trị tràn khí màng
phổi tự phát. Đây là phương pháp ñơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả tốt và bước ñầu chưa
thấy tái phát. Tuy nhiên, do số liệu còn ít và thời gian theo dõi chưa ñủ lâu, cần thêm dữ liệu
nữa ñể khẳng ñịnh mạnh mẽ hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ayed AK, Al-Din HJ (2000). The results of thoracoscopic surgery for primary spontaneous
pneumothorax. Chest; 118:235–8
2. Baumann MH, Strange C, Heffner JE, et al (2001): Management of spontaneous pneumothorax.
An American College of Chest Physicians Delphi Consensus Statement. Chest;119:590–602
3. Cardillo G (2000): Videothoracoscopic treatment of primary spontaneous pneumothorax: a 6-
year experience. Ann Thorac Surg; 69:357-361.
4. Cardillo G. (2007) Long-term lung function following videothoracoscopic talc poudrage for
primary spontaneous recurrent pneumothorax. European Journal of Cardio-thoracic Surgery 31:
802—805
5. Chan P, Clarke P, Daniel FJ, et al. (2001): Efficacy study of video-assisted thoracoscopic surgery
pleurodesis for spontaneous pneumothorax. Ann Thorac Surg;71:452–4
6. Chen JS, Hsu HH, Kuo SW, et al. (2004) Effects of additional minocycline pleurodesis after
thoracoscopic procedures for primary spontaneous pneumothorax. Chest;125:50–5.
7. Gossot D, Galetta D, Stern JB, et al. (2004): Results of thoracoscopic pleural abrasion for
primary spontaneous pneumothorax. Surg Endosc 2004;18:466–71
8. loCiero III J (1996), Glenn's thoracic and cardiovascular surgery. 2nd edition 1996: 540-543
9. Ng CSH, Lee TW, Wan S, Yim APC (2006). Video-assisted thoracic surgery in the management
of spontaneous pneumothorax: the current status. Postgrad Med J;82:179–185
10. Sahn SA, Heffner JE. Primary care: spontaneous pneumothorax. N Engl J Med: 2000; 342:868–
74
11. Weisberg D, Refaely Y (2000). Pneumothorax: experience with 1,199 patients. Chest;117:1279–
85
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hieu_qua_mo_noi_soi_long_nguc_khau_ken_khi_trong_di.pdf