Đánh giá hiệu quả và an toàn trong chiếu đèn và truyền máu trẻ vàng da tán huyết tại bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn

Qua nghiên cứu về hiệu quả và an toàn trong chiếu đèn vàng da tán huyết tại Bệnh Viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn, chúng tôi nhận thấy vấn đề phòng chống nhiễm trùng mắt và an toàn cho trẻ sơ sinh trong kỹ thuật truyền máu luôn luôn được chú trọng. 100% điều dưỡng rửa tay trước và sau khi chăm sóc bệnh nhi. Đã thực hiện đúng kỹ thuật chiếu đèn cho trẻ sơ sinh bị vàng da, tán huyết(Error! Reference source not found.). Để nâng cao hiệu quả và an toàn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, Khoa Nhi- Sơ sinh đã lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cầm tay chỉ việc cho từng điều dưỡng, huấn luyện cho điều dưỡng cũ và ca điều dưỡng mới hàng tuần, hàng tháng và tổ chức thi tay nghề hàng năm. Luôn luôn giám sát chặt chẽ từng kỹ thuật thao tác điều dưỡng nhi và đặt 100% an toàn cho trẻ sơ sinh mới sinh ra hoặc điều trị tại BV(2,Error! Reference source not found.) Đây cũng là một trong những tiêu chí của BV (theo tiêu chuẩn ISO) “Vì sự an toàn của bệnh nhân là trên hết, vì khách hàng mà phục vụ“.

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả và an toàn trong chiếu đèn và truyền máu trẻ vàng da tán huyết tại bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 1 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN TRONG CHIẾU ĐÈN VÀ TRUYỀN MÁU TRẺ VÀNG DA TÁN HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN QUỐC TẾ SÀI GÒN Bùi Thị Bạch Huệ*, Nguyễn Thanh Đại* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả bệnh nhân sơ sinh chiếu đèn vàng da và truyền máu an toàn cho các bé sơ sinh tại Khoa Nhi Sơ Sinh Bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Kết quả: 95% điều dưỡng thực hiện đúng y lệnh chiếu đèn, 100% điều dưỡng thực hiện đúng qui trình an toàn truyền máu của Bộ Y Tế cho các bé vàng da có thiếu máu tán huyết bất đồng nhóm máu OAB. Có một tỉ lệ thấp điều dưỡng (5%) chưa nhận thức được mối nguy cơ cao khi trẻ vàng da sớm cần phải được chiếu đèn liên tục. Kết luận: Trong quá trình chiếu đèn, điều dưỡng phải bảo vệ mắt cho bé, chống nhiễm trùng mắt và an toàn trong kỹ thuật truyền máu. Khoa có kế hoạch huấn luyện đào tạo và giám sát, nhắc nhở thường xuyên. Do thời gian nghiên cứu ngắn, số lượng bệnh nhân ít nên nghiên cứu tiếp theo cần thời gian dài hơn và số bệnh nhi nhiều hơn. Từ khóa: Vàng da, thiếu máu, chiếu đèn, truyền máu. ABTRACT EVALUATION OF THE EFFICACY AND SAFETY BY PHOTOTHERAPY AND TRANSFUSION FOR SEVERE NEONATAL JAUNDICE AT SIHOSPITAL Bui Thi Bach Hue, Nguyen Thanh Dai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 234 – 238 Objective: Evaluation of efficacy and safety phototherapy and blood transfusion in newborn at Neonatal department - Sihospital. Material & Methods: prospective descriptive trial. Results: 95% nurses carry out exact medical instruction, 100% nurses perform right process blood transfusion of Ministry of health. 5% nurses haven not conscious risk complication jaundice for phototherapy 2 sides uninterrupted. Conclusions: Nurses have to protect baby′s eyes and anti-infection eyes during phototherapy, make sure safe in blood transfusion. Neonatal department have a plan of training and supervision for nurses regularly. However, time of study is short and low patients so, in the future we should need long time of study and more patients. Key words: Jaundice, anemia, phototherapy, blood transfusion. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo một nghiên cứu của các Bác sĩ thuộc trung Tâm Đào Tạo Và Bồi Dưỡng Cán Bộ Y Tế Thành Phố Hồ Minh. Nhiều bà mẹ thiếu kiến thức và xử trí không đúng tình trạng vàng da sơ sinh. Các bà mẹ chăm sóc bé quan sát màu da của con mỗi ngày nhưng rất ít người nhận biết trẻ bị vàng da. ¾ các bà mẹ nhận thức sai về bệnh lý này. Một số bà mẹ cảm thấy không cần đưa con đi khám sớm, * Bệnh viện Phụ sản Quốc tế sài Gòn Tác giả liên lạc: CN Bùi Thị Bạch Huệ, ĐT: 0908117238, Email: thaosihospital@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 2 thay vào đó họ cho con phơi nắng, uống nước đường hoặc không làm gì cả(Error! Reference source not found.). Vàng da xuất hiện trong tuần đầu sau sinh là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp là bệnh lý nên trẻ cần phát hiện kịp thời và điều trị sớm. Nếu không trẻ bị vàng da nhân, là biến chứng của vàng da sơ sinh, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng bại não(Error! Reference source not found.). Để đề phòng tình trạng này ngoài việc hướng dẫn đầy đủ cho các bà me, các cơ sở y tế cũng phải theo dõi, phát hiện sớm vàng da và điều trị tốt. Không chỉ đặt mục tiêu cải thiện tình trạng vàng da mà kỹ thuật truyền máu phải an toàn, góp phần nâng cao chất lượng điều trị trong chăm sóc trẻ vàng da tán huyết(2). Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục đích đánh giá vai trò điều dưỡng (ĐD) trong chăm sóc sơ sinh vàng da tán huyết và an toàn trong truyền máu, nhằm đưa ra những sáng kiến thích hợp cải thiện chăm sóc bệnh nhi. Một trong những biện pháp quan trọng cho điều trị và cứu sống bệnh nhi. Tuy nhiên nếu việc truyền máu không an toàn có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhi ,khi điều trị chiếu đèn cho trẻ vàng da sơ sinh bất đồng nhóm máu. Ngoài việc thực hiện đúng kỹ thuật truyền máu và theo dõi an toàn, vấn đề chiếu đèn bảo vệ mắt bé cũng phải được chú trọng và quan tâm đúng mức. Đây là mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá hiệu quả và sáng tạo mức độ an toàn cho bệnh nhi trong chiếu đèn vàng da có truyền máu ở trẻ sơ sinh(2). Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát an toàn trong chăm sóc sơ sinh vàng da tán huyết có hỗ trợ truyền máu và chiếu đèn vàng da. Mục tiêu chuyên biệt Xác định tỷ lệ % điều dưỡng thực hiện đúng thao tác bịt mắt chiếu đèn vàng da ở trẻ sơ sinh tại Khoa Nhi Sơ Sinh Bệnh Viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn. Xác định tỉ lệ % các chỉ số an toàn khi bé sơ sinh được truyền máu. Xác định tỉ lệ % các thao tác làm phản ứng chéo phúc hợp, phản ứng chéo đầu giường đúng kỹ thuật. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả hàng loạt ca (chiếu đèn). Đối tượng nghiên cứu Chiếu đèn vàng da tất cả các bé sơ sinh bị vàng da nhập viện tại khoa Khoa Nhi Sơ Sinh Bệnh Viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn từ tháng 1- 6/2008. - Trẻ có chỉ định chiếu đèn. - Trẻ sơ sinh được truyền máu. - Trẻ suy hô hấp nặng (thở NCPAP). - Trẻ có bệnh lý ngạt nhẹ sau sanh – vàng da. - Hội chứng Down – sứt môi chẻ vòm – dị tật tai. Phân tích số liệu (đánh giá việc thực hiện qui trình) Từ tháng 01-06/08 tổng cộng có 116 ca chiếu đèn vàng da, trong đó có 1 ca thiếu men G6PD và 1 vàng da thiếu máu có truyền máu. Bảng 1. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2008 - tháng 6/2008 Thời gian nghiên cứu 1/1 - 1/6/2008 Trai Gái Cân nặng Sơ sinh non tháng 23 ca 18 05 1900g - 2500g Sanh mổ 57 ca 42 15 2500g - 4800g Sanh hút 11 ca 07 03 3200g - 3600g Sanh thường 25 ca 19 06 3000g - 3500g Chiếu đèn liên tục: thời gian 2 -> 3 ngày bằng đèn chiếu 2 mặt, theo dõi To bé, hô hấp, có bị dị ứng đèn không, màu sắc nước tiểu, che bộ phận sinh dục bé. Chiếu đèn ngắt quảng hoặc liên tục. Khi chiếu đèn phải bịt mắt bé, điều dưỡng sáng kiến dùng khẩu trang tiệt trùng có lót miếng cản Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 3 quang ở giữa ( kỹ thuật diều dưỡng chiếu đèn vàng da BVNĐ1), dùng khẩu trang tiệt trùng. Bảng 2. Lượng giá kỹ thuật chiếu đèn vàng da của ĐD Có Không Qui trình thực hiện Số ĐD Tỉ lệ % Số ĐD Tỉ lệ % Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ 15 100 0 0 Soạn dụng cụ ñầy ñủ 15 100 0 0 Vệ sinh thân thể bé, cởi bỏ áo mặc, tả giấy, che bộ phận sinh dục 15 100 0 0 Bịt mắt bé chọn mẫu che mắt phù hợp 15 100 0 0 Ghi ngày giờ bịt mắt, ghi chú ñầy ñủ vào HSBA 15 100 0 0 Nhận xét: Kết quả bảng lượng giá cho thấy: 15 ĐD được đánh giá 100% thực hiện đúng qui trình kỹ thuật chiếu đèn vàng da, ghi phiếu chăm sóc vào hồ sơ bệnh án, thực hiện y lệnh Bác sĩ. Bảng 3. Đánh giá mức độ an toàn cho bé qua bịt mắt chiếu đèn: ĐD thực hiện ĐD không thực hiện Ca ñạt Tỉ lệ % Ca không ñạt Tỉ lệ % Kiểm tra vị trí bịt mắt trước khi chiếu ñèn 116 100 0 0 Kiểm tra màu da bé trước và sau khi chiếu ñèn (5 ñiểm vàng da) 116 100 0 0 Kiểm tra thời gian bịt mắt bé, thay miếng bịt mắt bé mỗi ngày, ghi ngày giờ bịt mắt,tên ĐD 116 100 0 0 Điều chỉnh khoảng cách ñèn ñến bệnh nhân ñúng quy ñịnh 116 100 0 0 Kiểm tra hạn dùng ñèn 116 100 0 0 Theo dõi lượng xuất nhập(sữa-nước-tiêu tiểu) trong khi chiếu ñèn và sau khi kết thúc 116 100 0 0 Nhận xét: 100% bệnh nhân đều được theo dõi sát an toàn trong qui trình thực hiện chiếu đèn vàng da 2 mặt. Bảng 4. Đánh giá hiệu quả an toàn của chiếu đèn vàng da liên tục và ngắt quãng cho bé tại Bệnh Viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn: Chiếu ñèn liên tục Chiếu ñèn ngắt quãng Số ca Tỉ lệ % Số ca Tỉ lệ % Màu da có bớt vàng 116 100 110 95 Mắt có ghèn 04 3,4 0 0 Da mẫn ñỏ 02 1,7 0 0 Hăm ñỏ vùng mông 05 4,3 0 0 Rơi miếng che mắt 0 0 0 0 Sụt cân 02 1,7 0 0 Thân nhiệt bé tăng hoặc giảm 04 3,4 0 0 Nhận xét: Qua bảng liệt kê trên giữa 2 phương pháp chiếu đèn liên tục và chiếu đèn ngắt quãng không có sự khác biệt lớn. Các bé vàng da sớm điều dưỡng thực hiện tốt y lệnh chiếu đèn liên tục điều dưỡng tuân thủ khi bịt mắt chiếu đèn đã ghi ngày giờ tên thực hiện trên miếng che mắt, ghi chép hồ sơ tình trạng bé rõ ràng vào bệnh án (da bị dị ứng, nhiệt độ bé tăng không, bé được truyền dịch hỗ trợ ) Thời gian giảm vàng da nhanh, tỉ lệ nằm viện về sớm. Kỹ thuật chăm sóc truyền máu –vàng da chiếu đèn Báo cáo 1 Trường hợp chiếu đèn kèm truyền máu là Bé Đào Thị Thanh Hòa, con lần 2, sanh hút, cân nặng 3200g lúc 23h40’ ngày 24/6/2008, Apgar 6/8, bé bị ngạt nhẹ sau sanh. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 4 Ngày Diễn tiến bệnh Y lệnh ñiều trị Ngày 1 (25/6/2008) 0h30’-7h30’ Đầu có bướu huyết thanh to, ñỉnh chẫm (P) Bé tỉnh, môi tái Thở co lỏm Nằm ñầu cao 300 xoay trở nhẹ nhàng Thở oxy Cannulla 0.5 l/p Ngày 2 (26/6/2008) 8h Bé da niêm hồng vừa mắt có ghèn Vàng da nhẹ (+) Xét nghiệm: máu CTM - CRP, nhóm máu bilirubin Bịt mắt chiếu ñèn 3 giờ nghỉ 1 giờ CTM: HC 2 – 92 M/ml, Hb 10.0g, HCT 31.8%, WBC 11.3K/ul Tạm ngưng chiếu ñèn Truyền dịch: Glucose 10%: 100ml CalCl2 10%: 1 ml Tiêm thuốc CLAFORAN 1g, 160mg TTM 14g - 24g 13h 13h30 16h30 16h45 17h 19 - 21h : sanh hút – ngạt sau sanh, TD thiếu máu – vàng da bất ñồng ABO Mẹ: O Rh (+), con B Rh (+) Lấy máu bé ñăng ký Thực hiện y lệnh Tạm ngưng truyền dịch TO: 37o3, tim ñều, môi hồng SPO2 100% TO: 37o TO: 37o2, tim ñều, môi hồng TO: 37o2, tim ñều, môi hồng Hết máu, kết thúc truyền máu an toàn Mạch rõ, tim ñều, môi hồng, tiểu nhiều (+), tiêu nhiều (+++) Truyền máu Đăng ký 1 ñơn vị máu tươi toàn phần nhóm O, Rh (+) Thực hiện ñúng 4 bước an toàn: Bước 1 [1]: Kiểm tra phiếu máu và tên bé trước khi lấy máu xét nghiệm Bước 2 [1]: Đối chiếu mẫu máu với phiếu máu, bảo quản mẫu máu ñúng gửi phòng ngân hàng máu Bước 3 [1]: Nhận máu về từ phòng xét nghiệm máu, ñiều dưỡng trực tiếp ñi lãnh máu không phải hộ lý nên chất lượng máu ñúng không thay ñổi Bước 4 [1]: Truyền máu Kiểm tra tên họ trước khi truyền máu phản ứng an toàn tại giường Làm phản ứng thuận hợp 50 hồng cầu lắng – PERFUSOR 5ml / h 40 hồng cầu lắng – PERFUSOR 10ml / h 25 hồng cầu lắng – PERFUSOR 15ml / h Thêm thuốc AMPICILLIN 160 mg TTM Thử CTM, kiểm tra Kết quả: HC 4.68 m/uL, Hb 16.2g %, HCT: 40.1% Ngày 3 27/6/2008 Chiếu ñèn 3 giờ nghỉ 3 giờ Truyền dịch 6ml/h Glucose 10%: 150ml CalCl2 10%: 1 ml Tiêm thuốc CLAFORAN 1g, 160mg TTM 14 - 24g KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trên 95% ĐD đã nhận thức được vấn đề cần bảo vệ mắt khi chiếu đèn. Tuy nhiên khoa Nhi Sơ Sinh cũng thường xuyên giám sát các ĐD thận trọng theo dõi sát các bé trong thời gian chiếu đèn theo dõi nhiệt độ, mắt có ghèn hoặc bị loét mắt. Trong kỹ thuật truyền máu tỉ lệ 100% điều dưỡng thực hiện đúng qui trình kỹ thuật 4 bước đúng an toàn truyền máu. Tỉ lệ an toàn 100% điều dưỡng trực tiếp đi nhận máu, quan trọng nhất và giữ cho chất lượng máu không thay đổi (vận chuyển nhẹ nhàng và giữ lạnh 100%). Từ năm 2005–2008 BVPSQTSG có 7 ca truyền máu do vàng da tán huyết, không có sai sót trong kỹ thuật truyền máu. Trong đó trẻ từ 2 ngày - 3 ngày tuổi, trẻ nhỏ nhất 2 ngày tuổi, lớn nhất 15 ngày tuổi, đa số ở tỉnh, chủ yếu vàng da sơ sinh sớm. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 5 BÀN LUẬN Trong nghiên cứu này khi tiến hành lượng giá kỹ thuật chiếu đèn vàng da ở trẻ sơ sinh. Chúng tôi nhận thấy nhận thức về vấn đề (vàng da) bảo vệ mắt của điều dưỡng đã được chú trọng. Xuất phát từ tình hình các bé chiếu đèn vàng da hay bị đỏ mắt, ghèn mắt, do bịt mặt bằng vải che màu đen (các bé sơ sinh chỉ quấy khóc khi đói và tiêu tiểu ướt, chứ khi bịt mắt chiếu đèn, mắt bị ghèn che kín, bé vẫn không có biểu hiện gì). Các ĐD Khoa Nhi Sơ Sinh chúng tôi có sáng kiến dùng khẩu trang giấy được tiệt trùng và kết hợp miếng cản quang bảo vệ (phim X Quang) để che mắt các bé rất hiệu quả. Công dụng của khẩu trang là vô trùng và dễ sử dụng thay mỗi ngày cho bé. Hướng dẫn và thuyết phục các cha mẹ đồng ý cho bé nhập dưỡng nhi chiếu đèn, và Bác sĩ điều trị hướng dẫn kỹ lưỡng ích lợi chiếu đèn và biến chứng của vàng da nhân, cho các bà mẹ sinh tại Bệnh Viện Phụ sản quốc Tế Sài Gòn. Qua đó phát những tờ bướm trước khi bé về nhà. Vấn đề an toàn cho bé sơ sinh khi truyền máu chúng tôi nhận thấy 100% bệnh nhi đảm bảo an toàn khi truyền máu. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu về hiệu quả và an toàn trong chiếu đèn vàng da tán huyết tại Bệnh Viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn, chúng tôi nhận thấy vấn đề phòng chống nhiễm trùng mắt và an toàn cho trẻ sơ sinh trong kỹ thuật truyền máu luôn luôn được chú trọng. 100% điều dưỡng rửa tay trước và sau khi chăm sóc bệnh nhi. Đã thực hiện đúng kỹ thuật chiếu đèn cho trẻ sơ sinh bị vàng da, tán huyết(Error! Reference source not found.). Để nâng cao hiệu quả và an toàn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, Khoa Nhi- Sơ sinh đã lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cầm tay chỉ việc cho từng điều dưỡng, huấn luyện cho điều dưỡng cũ và ca điều dưỡng mới hàng tuần, hàng tháng và tổ chức thi tay nghề hàng năm. Luôn luôn giám sát chặt chẽ từng kỹ thuật thao tác điều dưỡng nhi và đặt 100% an toàn cho trẻ sơ sinh mới sinh ra hoặc điều trị tại BV(2,Error! Reference source not found.). Đây cũng là một trong những tiêu chí của BV (theo tiêu chuẩn ISO) “Vì sự an toàn của bệnh nhân là trên hết, vì khách hàng mà phục vụ“. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kỹ thuật điều dưỡng nhi khoa Bệnh Viện Nhi Đồng I năm 2008. 2. Nguyễn Thị Lệ Bình và cộng sự (2008). Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về vàng da sơ sinh của bà mẹ có con bị vàng da sơ sinh ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2. Hội Nghị Sản Phụ Khoa Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần thứ VII Đại Học Y dược TP HCM. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 6 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_va_an_toan_trong_chieu_den_va_truyen_mau_t.pdf
Tài liệu liên quan