Đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu thuật trong bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em tại bệnh viện trung ương huế và trung tâm Ncyhls Đại học y Huế

Thoát vị bẹn là 1 bệnh khá phổ biến ở trẻ em, trong thực tế đã có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Theo Develin và Kingsnorth: “Ở trẻ em thoát vị bẹn, trung thực mà nói nên tiến hành phẫu thuật” [2]. Đúng vậy nếu bệnh nhi không được chẩn đoán và điều trị sớm, đúng phương pháp thoát vị bẹn có thể có các biến chứng như: nghẹt, nghẽn, tắc ruột, hoại tử ruột đưa đến viêm phúc mạc dẫn đến tử vong hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Trong đề tài này chúng tôi thấy có những điểm nổi bật sau: * Thoát vị bẹn ở trẻ em nam nhiều hơn nữ chiếm tỉ lệ nam/nữ là 7/1. Thoát vị bẹn bên phải nhiều hơn bên trái điều này phù hợp với ghi nhận của Scorrer, Farrington và của Grosfield [1], [4]. * Lứa tuổi 1- 6 tuổi chiếm tỉ lệ 77,4%. Do độ tuổi này cổ thoát vị có khuynh hướng hẹp lại và trẻ bắt đầu biết đi, chạy, nhảy nên khi ruột thoát vị tụt xuống không tự lên để trở vào ổ bụng được, rất nhanh chóng trở thành thắt nghẹt. * Thời gian bệnh nhi kể từ khi mắc bệnh đến khi được can thiệp phẫu thuật cấp cứu là 32 trường hợp chiếm tỉ lệ 38,1%. Theo Tintinualli trong bệnh lý thoát vị bẹn, dù biến chứng nặng hay nhẹ trong phẫu thuật cấp cứu là điều cần được xem xét và hạn chế tối đa [3]. * Tỉ lệ tái phát trong 2 nhóm có sự khác biệt rõ rệt. Đối với nhóm cột, cắt cao cổ túi thoát vị kèm khâu hẹp lỗ bẹn sâu chúng tôi đã thực hiện 47 trường hợp, tái phát có 2 trường hợp chiếm tỉ lệ 4,3%, đối với nhóm cột, cắt cao cổ thoát vị đơn thuần chúng tôi đã thực hiện 37 trường hợp, tái phát có 5 trường hợp chiếm tỉ lệ 13,5%. Điều đáng quan tâm nhất đối với phẫu thuật viên trong những bệnh nhi có khối thoát vị lớn, lỗ bẹn sâu rộng tốt nhất nên tiến hành cột, cắt cao cổ thoát vị kèm khâu hẹp lỗ bẹn sâu.

doc6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu thuật trong bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em tại bệnh viện trung ương huế và trung tâm Ncyhls Đại học y Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 15, 2003 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG PHẪU THUẬT TRONG BỆNH THOÁT VỊ BẸN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN TW HUẾ VÀ TRUNG TÂM NCYHLS ĐẠI HỌC Y HUẾ Nguyễn Văn Liễu Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thoát vị bẹn ở trẻ em là một bệnh lý bẩm sinh, tần suất thoát vị bẹn cao nhất trong những năm đầu của đời sống. Đây là một bệnh khá phổ biến xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi với tỉ lệ 1- 3%, ở trẻ đẻ non tỉ lệ này từ 3 - 4,8% [5], [6]. Trong đó, có khoảng 1/3 trẻ em bị thoát vị bẹn dưới 6 tuổi. Trong thực tế, bệnh lý thoát vị bẹn ở trẻ em có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khoẻ và mọi sinh hoạt của bệnh nhi. Hiện nay, theo quan điểm của nhiều tác giả trên thế giới, thoát vị bẹn ở trẻ em cần được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật sớm nhằm giảm thiểu các biến chứng thường gặp như: nghẽn, nghẹt, tắc ruột, hoại tử ruột gây viêm phúc mạc...dẫn đến tử vong cũng như ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Trong điều trị phẫu thuật bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em chủ yếu có hai phương pháp: cột, cắt cao cổ túi thoát vị đơn thuần và cột, cắt cao cổ túi thoát vị kèm với khâu hẹp lỗ bẹn sâu. Vấn đề quan trọng trong khi mổ nên chọn phương pháp nào nhằm giảm tỉ lệ tái phát và một số biến chứng khác thường gặp. Trong thời gian qua tại Khoa Ngoại, Bệnh viện Trung ương Huế và Trung tâm Nghiên cứu Y học Lâm sàng Đại học Y Huế đã tiến hành điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn ở 84 bệnh nhi với 2 phương pháp nêu trên. Do đó, việc đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu thuật trong bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em là điều cần thiết. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Gồm 84 bệnh nhi dưới 15 tuổi được chẩn đoán thoát vị bẹn nghẹt hoặc thoát vị bẹn thường và đã được điều trị tại Khoa Ngoại Bệnh viện Trung ương Huế (gồm 48 bệnh nhi) và Trung tâm Nghiên cứu Y học Lâm sàng Đại học Y Huế (gồm 36 bệnh nhi). Từ tháng 7 năm 1998 đến tháng 4 năm 2001. Chúng tôi đã áp dụng 2 phương pháp phẫu thuật cột, cắt cao cổ túi thoát vị đơn thuần và cột, cắt cao cổ túi thoát vị kèm với khâu hẹp lỗ bẹn sâu. Mổ cấp cứu trong những trường hợp nghẽn, nghẹt, tắc ruột..., và các trường hợp còn lại mổ theo chương trình. Tiến hành ghi nhận những biến chứng sớm sau mổ, đánh giá kết quả sớm sau mổ và tiến hành tái khám trực tiếp tại nhà hoặc gửi thư mời tới bệnh viện để khám hoặc gửi thư kèm với phiếu kiểm tra sức khỏe sau mổ thoát vị bẹn nhờ nhân viên y tế địa phương hướng dẫn trả lời ở các bệnh nhi đã được mổ tại Bệnh viện Trung ương Huế và Trung tâm Nghiên cứu Y học Lâm sàng từ 03 tháng tới 32 tháng. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua 84 bệnh nhi được khám, mổ và theo dõi sau mổ thoát vị bẹn từ tháng 7/1998 đến tháng 4/2001 chúng tôi có kết quả cụ thể như sau. Bảng 1: Phân bố theo tuổi, giới và địa dư Tuổi bệnh nhân (năm) Giới tính Địa dư Lứa tuổi <1 1 - 6 > 6 Nam Nữ Nông thôn Thành phố Sô úca 7 65 12 72 12 51 33 Tỉ lệ % 8,3 77,4 14,3 85,7 14,3 60,7 39,3 - Tuổi nhỏ nhất 8 tháng tuổi. - Tuổi lớn nhất 15 tuổi. Trẻ em thoát vị bẹn xảy ra trong độ tuổi biết đi, chạy, nhảy và đi học mẫu giáo chiếm ưu thế. - Chủ yếu gặp ở nam giới. Tỉ lệ nam/nữ là 7/1. - Trẻ em sống ở nông thôn mắc bệnh nhiều hơn thành thị. Bảng 2: Thời gian trẻ mắc bệnh đến khi vào viện để can thiệp phẫu thuật Thời gian Số ca Tỉ lệ <1 năm 09 10,8 1-3 năm 45 53,6 3-5 năm 17 20,2 >5 năm 13 15,4 Tổng số 84 100% Số bệnh nhi mắc bệnh thoát vị bẹn trong thời gian kéo dài từ 1 - 5 năm chiếm 62 trường hợp (73,8%). Bảng 3: Phân loại thoát vị bẹn của bệnh nhi khi vào viện để phẫu thuật Loại thoát vị Thoát vị thường Thoát vị nghẹt Tổng số Số cas 49 35 84 Tỉ lệ 58,3 41,7 100% Thoát vị bẹn thường chiếm tỉ lệ cao hơn thoát vị bẹn nghẹt. Trong các biến chứng thường gặp ở trẻ em thoát vị bẹn khiến trẻ phải nhập viện để can thiệp phẫu thuật là biến chứng tắc ruột có 32 trường hợp chiếm tỉ lệ 38,1%. Thoát vị bẹn bên phải ở trẻ em xảy ra 62 trường hợp chiếm tỉ lệ 61,9%, xảy ra bên trái 25 trường hợp chiếm tỉ lệ 29,8%, thoát vị bẹn cả hai bên 7 trường hợp chiếm 8,3%. Trong số 84 bệnh nhi vào điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn. Phẫu thuật lần đầu có 75 trường hợp (89,3%), tái phát 1 lần có 7 trường hợp (8,3%), tái phát phải mổ lần hai có 1 trường hợp (1,2%) và mổ tái phát lần 3 có 1 trường hợp (1,2%). Phương pháp điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em tại Khoa Ngoại Bệnh Viện Trung ương Huế và Trung tâm Nghiên cứu Y học Lâm sàng. Chúng tôi đã áp dụng cột, cắt cao cổ túi thoát vị 84 trường hợp chiếm tỉ lệ 100%, cột, cắt cao cổ thoát vị đơn thuần 37 trường hợp (44%) và cột, cắt cao cổ thoát vị kèm khâu hẹp lỗ bẹn sâu 47 trường hợp (56%). Những biến chứng sớm sau mổ như: tử vong, chảy máu vết mổ, nhiễm trùng vết mổ, tụ máu vùng bìu, áp xe thành bụng chúng tôi không gặp. Tỉ lệ tái phát được theo dõi và tái khám: - Nhóm được tái khám sau mổ từ 3-8 tháng: Có 1 trường hợp - Nhóm được tái khám sau mổ từ 8-16 tháng: Có 2 trường hợp - Nhóm được tái khám sau mổ từ 16-32 tháng: Có 4 trường hợp . Như vậy tỉ lệ tái phát chung là 7 trường hợp trong đó có 5 trường hợp cho phương pháp điều trị cột, cắt cao cổ thoát vị đơn thuần chiếm tỉ lệ 13,5% và có hai trường hợp cho phương pháp điều trị cột, cắt cao cổ thoát vị kèm với khâu hẹp lỗ bẹn sâu chiếm tỉ lệ 4,3%. Ngoài những biến chứng muộn sau phẫu thuật là tái phát được nêu trên. Các biến chứng khác như đau dai dẳng vết mổ, teo tinh hoàn, nhiễm trùng kéo dài, tê vùng bẹn bìu... Chúng tôi không gặp. Các biến chứng trong quá trình gây mê không có trường hợp nào xảy ra tai biến trong và sau gây mê. IV. BÀN LUẬN Thoát vị bẹn là 1 bệnh khá phổ biến ở trẻ em, trong thực tế đã có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Theo Develin và Kingsnorth: “Ở trẻ em thoát vị bẹn, trung thực mà nói nên tiến hành phẫu thuật” [2]. Đúng vậy nếu bệnh nhi không được chẩn đoán và điều trị sớm, đúng phương pháp thoát vị bẹn có thể có các biến chứng như: nghẹt, nghẽn, tắc ruột, hoại tử ruột đưa đến viêm phúc mạc dẫn đến tử vong hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Trong đề tài này chúng tôi thấy có những điểm nổi bật sau: * Thoát vị bẹn ở trẻ em nam nhiều hơn nữ chiếm tỉ lệ nam/nữ là 7/1. Thoát vị bẹn bên phải nhiều hơn bên trái điều này phù hợp với ghi nhận của Scorrer, Farrington và của Grosfield [1], [4]. * Lứa tuổi 1- 6 tuổi chiếm tỉ lệ 77,4%. Do độ tuổi này cổ thoát vị có khuynh hướng hẹp lại và trẻ bắt đầu biết đi, chạy, nhảy nên khi ruột thoát vị tụt xuống không tự lên để trở vào ổ bụng được, rất nhanh chóng trở thành thắt nghẹt. * Thời gian bệnh nhi kể từ khi mắc bệnh đến khi được can thiệp phẫu thuật cấp cứu là 32 trường hợp chiếm tỉ lệ 38,1%. Theo Tintinualli trong bệnh lý thoát vị bẹn, dù biến chứng nặng hay nhẹ trong phẫu thuật cấp cứu là điều cần được xem xét và hạn chế tối đa [3]. * Tỉ lệ tái phát trong 2 nhóm có sự khác biệt rõ rệt. Đối với nhóm cột, cắt cao cổ túi thoát vị kèm khâu hẹp lỗ bẹn sâu chúng tôi đã thực hiện 47 trường hợp, tái phát có 2 trường hợp chiếm tỉ lệ 4,3%, đối với nhóm cột, cắt cao cổ thoát vị đơn thuần chúng tôi đã thực hiện 37 trường hợp, tái phát có 5 trường hợp chiếm tỉ lệ 13,5%. Điều đáng quan tâm nhất đối với phẫu thuật viên trong những bệnh nhi có khối thoát vị lớn, lỗ bẹn sâu rộng tốt nhất nên tiến hành cột, cắt cao cổ thoát vị kèm khâu hẹp lỗ bẹn sâu. KẾT LUẬN - Các biến chứng thường gặp trong và sau khi phẫu thuật bệnh lý thoát vị bẹn ở trẻ em ở công trình này nổi bật nhất là tỉ lệ tái phát của phương pháp phẫu thuật cột, cắt cao cổ thoát vị đơn thuần khá cao (13,5%) so với phương pháp phẫu thuật cột, cắt cao cổ thoát vị kèm với khâu hẹp lỗ bẹn sâu (4,3%). Điều này đã khuyến cáo cho phẫu thuật viên trong quá trình phẫu thuật cần đánh giá một cách chính xác để áp dụng từng phương pháp phẫu thuật cho từng bệnh nhi, mặc dù đều là bệnh lý thoát vị bẹn. - Cần tuyên truyền rộng rãi loại bệnh này để tránh những trường hợp khi có biến chứng xảy ra mới đưa đến bệnh viện mổ cấp cứu. Bệnh nhi đến mổ còn quá muộn 62 trường hợp (73,8%), số bệnh nhi bị thoát vị bẹn có biến chứng nghẹt mới đến mổ có 32 trường hợp (38,1%). Chính với những lý do này có thể đưa đến những hậu quả tỉ lệ biến chứng sau mổ cao và nhất là có khi dẫn đến tử vong. TÀI LIỆU THAM KHẢO C. G. Scorer, G. H. Farrington. Congenital Deformities of the Testis and Epididymis. London, Butter Worths (1971) H. B. Develin and A. Kingsnorth. Groin Hernias in Babies and Children. Management of Abdominal Hernias. Chapman and Hall Medical, 9, (2) 126 (1998). J. E. Tintimalli. Emergency Medecin. A Comprehensive Study Guide. Third Edition. Mc Graw Hill, Inc. Health Professions Division (1992) 326-327 J. L. Grosfield. Current Concepts in Inguinal Hernias in Infants and Children. World Journal of Surgery, 13, 506-515 (1989). K. J. Pecvy, C. J. Hoff. Epidemiology of Inguinal Hernias in Pre-term Neonates. Pediatrics 77 (1986) 246-247 R. Witherington. Cryptorchism and Approaches to Its Surgical Management. Surgical Clinics of North America, 64 (1984) 367-384 TÓM TẮT Mổ thoát vị bẹn ở trẻ em, là một phẫu thuật thường xuyên được thực hiện ở lĩnh vực phẫu thuật nhi khoa. Từ tháng 7/1998 đến tháng 4/2001. Chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật cho 84 bệnh nhi bị thoát vị bẹn. Chúng tôi đã áp dụng hai phương pháp để điều trị mổ thoát vị bẹn ở trẻ em: Cột, cắt cao cổ thoát vị đơn thuần và cột, cắt cao cổ thoát vị kèm với khâu hẹp lỗ bẹn sâu. Kết quả của công trình này cho thấy: - Tỉ lệ mắc bệnh nam/nữ là 7/1. - Lứa tuổi thường gặp là 1-6 tuổi. - Số bệnh nhi bị thoát vị bẹn có biến chứng nghẽn, nghẹt ruột mới đến mổ chiếm tỉ lệ 38,1%. - Tỉ lệ tái phát đối với phương pháp cột, cắt cao cổ thoát vị đơn thuần là 13,5%. - Tỉ lệ tái phát đối với phương pháp cột, cắt cao cổ thoát vị kèm với khâu hẹp lỗ bẹn sâu là 4,3%. EVALUATING THE EFFECTIVENESS OF SURGICAL TREATMENT INGUINAL HERNIOTOMY IN THE CHILDREN AT HUE CENTRAL HOSPITAL AND CLINICAL RESEARCH CENTER OF THE HUE MEDICAL COLLEGE Nguyen Van Lieu College of Medicine, Hue University SUMMARY Inguinal Herniotomy in the children is the operation most frequently performed in paediactric practice. From Jul.1998 to Apr.2001. We have made 84 operations Inguinal Hernia in the children. We have been used two methods: The sac is ligated circumferentially and the sac is ligated circumferentially associated with the internal ring is suture narrower. The results of these cases are as follows: - The incidence of Inguinal Hernia, boy to girl is about 7/1. - The incidence of Inguinal Hernia is higher in 1 to 6 years (77.4%). - 38.1% of children with Inguinal Hernia present as emergencies with incarceration or strangulation. - The recurrence rate of the method the sac is ligated circumferentially is 13.5% - The recurrence rate of the method the sac is ligated circumferentially associated with the internal ring is suture narrower is 4.3%.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdanh_gia_ket_qua_dieu_tri_bang_phau_thuat_trong_benh_thoat_v.doc
Tài liệu liên quan