Tỷ lệ tử vong của nghiên cứu là 15,2%,
tương đương với nghiên cứu của Ngô Kim Thơi
(15,5%)(13), nhưng thấp hơn nhiều so với Nguyễn
Thị Phượng (31%)(14). Điều này cho thấy tỷ lệ tử
vong đã giảm đáng kể trong thời gian gần đây
tại BV Nhi đồng 1.
Nếu như nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu theo Ngô Kim Thơi(13) là nhiễm trùng huyết
thì nghiên cứu chúng tôi lại ghi nhận là cao áp
phổi, mặc dù tỷ lệ nhiễm trùng huyết cũng còn
khá cao, có lẽ nhờ vào kháng sinnh. Chúng tôi
ghi nhận cao áp phổi chiếm 57,1% nguyên nhân
gây tử vong, kết quả này phù hợp với những
nghiên cứu ngoài nước (7,2)
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị hoành sau bên ở trẻ sơ sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 364
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
THOÁT VỊ HOÀNH SAU BÊN Ở TRẺ SƠ SINH
Nguyễn Anh Tuấn*, Hồ Trần Bản**, Trương Nguyễn Uy Linh**, Lê Tấn Sơn**
TÓM TẮT
Mục đích: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và điều trị thoát vị hoành sau bên ở sơ sinh.
Số liệu và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các trường hợp thoát vị hoành khe sau bên ở sơ sinh tại
bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/07/2004 đến 30/06/2008.
Kết quả: 8,7% trường hợp được chẩn đoán trước sinh bằng siêu âm. 60,9% có biểu hiện suy hô hấp trong
vòng 24 giờ sau sanh. 17,4% có cao áp phổi trước mổ với tử vong là 50%. AaDO2 trên 400 mmHg trong 10,9%
với tỷ lệ tử vong là 60%. 37% có dị tật phối hợp, thường gặp nhất là dị tật tim mạch 32,6%. Thời gian ổn định
trước mổ là 82,96 giờ. Biến chứng sớm thường gặp nhất sau mổ là viêm phổi 30,4%, nhiễm trùng huyết 23,9%.
Tử vong 15,2% với nguyên nhân thường gặp nhất là cao áp phổi 57,1%, kế đến là nhiễm trùng huyết (28,6%).
Kết luận: Trẻ có biểu hiện suy hô hấp gặp trong đa số trường hợp. Các yếu tố tiên lượng xấu là suy hô hấp
trong vòng 24 giở đầu sau sanh, cao áp phổi và AaDO2 trên 400 mmHg.Thời gian ổn định trước mổ trung bình
82,96 giờ.
Từ khóa: Thoát vị hoành sau bên, sơ sinh, phẫu thuật.
ABSTRACT
SURGICAL MANAGEMENT OF THE NEWBORN
WITH CONGENITAL POSTEROLATERAL DIAPHRAGMATIC HERNIA
Nguyen Anh Tuan, Ho Tran Ban, Truong Nguyen Uy Linh, Le Tan Son
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 364 - 370
Purpose: To study the clinical features and the treatment of congenital posterolateral diaphragmatic hernia
in newborns.
Methods: From 01/07/2004 to 30/06/2008, newborns with CDH through foramen of Bochdalek were
evaluated retrospectively at Children Hospital No1 HCMC.
Results: There were 46 patients with prenatal diagnosis (8.7%), respiratory failure in 24 hours after
delivery (60.9%), pulmonary hypertension (17.4%) and 50% of them died. 10.9% had an AaDO2 greater than
400 mmHg. 37% of associated anomalies, especially congenital heart disease. Mean preoperative stabilization
time was 82.96 hours. Early complication: pneumonia (30.4%), sepsis (23.9%). The overall mortality rate in our
group of patients was 15.2%, especially pulmonary hypertension (57.1%), sepsis (28.6%).
Conclusion: Almost patients had respiratory failure. The bad prognoses were respiratory failure in 24 hours
after delivery, pulmonary hypertension and AaDO2 greater than 400 mmHg. Mean preoperative stabilization
time was 82.96 hours.
Key words: Congenital posterolateral diaphragmatic hernia, neonatal, newborn, operation.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoát vị hoành bẩm sinh là một dị tật bẩm
sinh, biểu hiện bởi sự khiếm khuyết của cơ
hoành và qua đó, các tạng trong ổ bụng thoát vị
vào trong lồng ngực.
Thoát vị hoành bẩm sinh không chỉ là sự
* Bệnh viện Nhi Đồng 2 ** Bộ Môn Ngọai Nhi - ĐHYD TpHCM
Địa chỉ liên hệ: Bs Hồ Trần Bản ĐT: 0989037074 Email: hotranban@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Ngọai Nhi 365
khiếm khuyết đơn thuần của cơ hoành mà còn
phối hợp với giảm sản phổi với cơ chế bệnh
sinh chưa được hiểu đầy đủ. Tùy theo từng
mức độ, giảm sản phổi đã làm tăng mức độ
nặng nề của bệnh, đưa đến một tỷ lệ tử vong
rất cao: từ 30% đến 62%(1,5,17).
Tỷ lệ tử vong thoát vị hoành bẩm sinh đã
được cải thiện đáng kể trong ba thập niên qua,
từ trên 60% trong những năm đầu thập niên 80
xuống còn từ 10%-30% trong 10 năm gần đây(4) ,
tuy nhiên tử vong trong nhóm có biểu hiện suy
hô hấp sớm, trước 24 giờ sau sinh, đặc biệt trong
nhóm trước 6 giờ sau sinh vẫn còn rất cao, vì
vậy, điều trị thoát vị hoành cho đến nay vẫn
luôn là một thách thức đối với những phẫu
thuật viên nhi và bác sĩ sơ sinh.
Qua khảo sát y văn trong nước, chúng tôi
ghi nhận có vài công trình nghiên cứu về thoát
vị hoành bẩm sinh(7,10,14,13), nhưng chưa có công
trình nào đánh giá kết quả điều trị thoát vị
hoành khe sau bên bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Do đó
qua nghiên cứu này, chúng tôi muốn:
- Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng của
thoát vị hoành khe sau bên bẩm sinh ở trẻ sơ
sinh.
- Đánh giá kết quả điều trị.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tất cả trẻ sơ sinh được chẩn đoán thoát vị
hoành khe sau bên bẩm sinh và được phẫu thuật
tại khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ
01/07/2004 đến 30/06/2008.
Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu mô tả hàng loạt ca liên tiếp.
Kết quả điều trị được đánh giá:
- Tốt: Trẻ sống, không biến chứng trong thời
gian nằm viện và tái khám.
- Khá: Trẻ sống, có biến chứng trong thời
gian nằm viện nhưng đáp ứng điều trị nội khoa,
xuất viện trong tình trạng ổn định về hô hấp.
- Xấu: Trẻ tử vong.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: các
số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê
SPSS Statistics 17.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Có 46 trường hợp thoát vị hoành khe sau
bên bẩm sinh được điều trị phẫu thuật trong
giai đoạn sơ sinh, đủ tiêu chuẩn đưa vào diện
nghiên cứu.
Đặc điểm lâm sàng
Chẩn đoán trước sinh
Biểu đồ 1: Phân bố yếu tố chẩn đoán trước sinh
Chẩn đoán của tuyến trước
Bảng 1: Các chẩn đoán của tuyến trước (n = 46).
Chẩn đoán Tần số Tỷ lệ (%)
Thoát vị hoành 42 91,3
Suy hô hấp 2 4,3
Viêm phổi hít 1 2,2
Nhiễm trùng sơ sinh 1 2,2
Thời điểm xuất hiện triệu chứng suy hô hấp
Thời điểm xuất hiện triệu chứng suy hô hấp
trung bình 2,79 ± 4,62 ngày, sớm nhất là trong 1
giờ sau sinh, muộn nhất là 18 ngày.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 366
Biểu đồ 2: Phân bố bệnh theo thời điểm xuất hiện
triệu chứng suy hô hấp.
Cao áp phổi
Biểu đồ 3: Phân bố cao áp phổi trong hai nhóm sống
và chết
Tỷ lệ tử vong trong hai nhóm có cao áp phổi
và không cao áp phổi khác biệt có ý nghĩa thống
kê, χ2(1) = 6,11 (p < 0,05).
Bên thoát vị
Thoát vị hoành trái gặp trong 40 trường hợp
(87%), bên phải trong 6 (13%).
Rối loạn khí máu
Bảng 2: Kết quả khí máu
Các thông số Trung bình Cao nhất Thấp nhất
pH 7,32 ± 0,14 7,64 7,10
PCO2
(mmHg)
49,83 ±
121,00
121,00 20,10
PO2 (mmHg) 100,35 ±
43,94
173,00 34,10
AaDO2
(mmHg)
168,71 ±
144,43
600,00 20,70
pH máu
Tỷ lệ tử vong giữa hai nhóm pH trên và
dưới 7,30 khác nhau không có ý nghĩa thống kê,
χ2(1) = 2,91 (p > 0,05).
Biểu đồ 4: Phân bố bệnh theo pH máu giữa hai nhóm
sống và chết.
- PO2
Biểu đồ 5: Phân bố bệnh theo PO2 giữa hai nhóm
sống và chết
Tỷ lệ tử vong giữa hai nhóm PO2 trên và
dưới 60 mmHg không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê, χ2(1) = 0,63 (p > 0,05).
- PCO2
Biểu đồ 6: Phân bố bệnh theo PCO2 giữa hai nhóm
sống và chết
Tỷ lệ tử vong giữa hai nhóm PCO2 trên và
dưới 40 mmHg không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê, χ2(1) = 0,005 (p > 0,05).
- AaDO2
Tỷ lệ tử vong giữa hai nhóm AaDO2 trên và
dưới 400 khác biệt có ý nghĩa thống kê, χ2(1) =
5,26 (p < 0,05).
Biểu đồ 7: Phân bố bệnh theo AaDO2 giữa hai nhóm
sống và chết
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Ngọai Nhi 367
Dị tật phối hợp
Dị tật phối hợp gặp trong 17 trường hợp
(37%).
Bảng 3. Tần suất các dị tật phối hợp (n = 46).
Các loại dị tật Tần số Tỷ lệ (%)
Thông liên nhĩ 10 21,7
Thông liên thất 7 15,2
Còn ống động mạch 7 15,2
Hở van 3 lá 2 4,3
Chẻ vòm hầu 2 4,3
Tim 1 thất có thất phụ bên
phải
1 2,2
Giảm sản tiểu não 1 2,2
Không hậu môn 1 2,2
Hemophillie A 1 2,2
Biểu đồ 8: Phân bố bệnh theo dị tật tim mạch giữa
hai nhóm sống và chết
Tỷ lệ tử vong giữa hai nhóm có và không có
dị tật tim mạch không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê, χ2(1) = 1,14 (p > 0,05).
Thời gian ổn định trước mổ
Trung bình là 82,96 ± 39,1 giờ (24 – 144 giờ).
Kết quả phẫu thuật
Thời gian hồi sức sau mổ
Trung bình là 9,26 ± 10,74% ngày (1 - 67
ngày).
Thời gian nằm viện
Trung bình là 17,91 ± 11,17 ngày (4 - 70 ngày).
Biến chứng sớm sau mổ
Bảng 4: Tần suất biến chứng sau mổ (n = 46).
Biến chứng Tần số Tỷ lệ (%)
Viêm phổi 14 30,4
Nhiễm trùng huyết 11 23,9
Biến chứng Tần số Tỷ lệ (%)
Tràn dịch màng phổi 5 10,9
Tràn khí màng phổi 4 8,7
Xẹp phổi 4 8,7
Nhiễm trùng vết mổ 2 4,3
Tỷ lệ tử vong: 15,2% (7/46).
Nguyên nhân tử vong
Biểu đồ 9: Phân bố nguyên nhân tử vong
Kết quả chung của điều trị
Bảng 5: Kết quả điều trị chung (n = 46).
Kết quả Tần số Tỷ lệ (%)
Tốt 21 45,7
Khá 18 39,1
Xấu 7 15,2
BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng
Chẩn đoán trước sinh
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 4 trường
hợp (8,7%) được chẩn đoán trước sinh bằng siêu
âm. Cả 4 trường hợp này đều được chuyển đến
BV Nhi Đồng 1 ngay sau sinh, và đều được cứu
sống. Phải chăng việc chẩn đoán trước sinh giúp
chúng ta chuẩn bị tốt hơn, từ đó nâng cao kết
quả điều trị? Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng
tôi có phần hạn chế về số liệu, vì vậy, chúng tôi
không thể thực hiện so sánh tỷ lệ tử vong giữa
hai nhóm có và không có chẩn đoán trước sinh
để chứng minh nhận định trên.
So với nghiên cứu của Nguyễn Thị
Phượng(14), chỉ có 1/43 trường hợp (2,3%) cũng
như nghiên cứu của Ngô Kim Thơi(13), tỷ lệ chẩn
đoán trước sinh là 1,9% (1/53), tỷ lệ chẩn đoán
trước sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao
hơn, chứng tỏ chẩn đoán thoát vị hoành bẩm
sinh trước sinh bằng siêu âm ngày càng được
chú ý nhiều hơn nhưng vẫn chưa đáng kể so với
trên thế giới. Theo K. Lally, tỷ lệ chẩn đoán trước
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 368
sinh hiện nay từ 40% đến 60%(8,9). Mặt khác, tất
cả các trường hợp được chẩn đoán trước sinh
bằng siêu âm đều từ TP Hồ Chí Minh, chứng tỏ
vấn đề này đến nay vẫn chưa được chú ý ở các
tuyến tỉnh, một phần có lẽ do hạn chế về trình
độ chuyên môn của các bác sĩ siêu âm sản khoa
ở tuyến tỉnh.
Chẩn đoán của tuyến trước
Có 42 trường hợp (91,3%) được chẩn đoán
chính xác từ các tuyến trước, chỉ có 4 trường
hợp (8,7%) không được chẩn đoán thoát vị
hoành. Điều đó cho thấy hầu hết các trường
hợp thoát vị hoành bẩm sinh đều được chẩn
đoán chính xác. Tỷ lệ không chẩn đoán được
thoát vị hoành của tuyến trước được lý giải bởi
một số hình ảnh X quang không điển hình,
những trường hợp này sau khi chuyển đến BV
Nhi Đồng 1 đều được đặt thông dạ dày, chụp
lại X quang ngực-bụng, kết hợp siêu âm ngực-
bụng để chẩn đoán xác định.
Thời điểm xuất hiện triệu chứng suy hô hấp
Phần lớn các trường hợp của nghiên cứu
(60,9%) có biểu hiện suy hô hấp trong 24 giờ
đầu sau sanh và chúng tôi thấy có sự khác biệt
có ý nghĩa về tỷ lệ tử vong giữa hai nhóm suy
hô hấp trước và sau 6 giờ, chứng tỏ đây là yếu
tố tiên lượng xấu. Điều này cũng phù hợp với
các nghiên cứu của Nguyễn Thị Phượng(14) và
Arora(3).
Cao áp phổi
Granholm cho rằng nguyên nhân gây cao
áp phổi là do giảm sản phổi gây nên suy hô
hấp, dẫn đến thiếu O2 và tăng CO2 máu, làm
co mạch phổi và hậu quả là tăng áp động
mạch phổi. Tỷ lệ cao áp phổi trong nghiên cứu
của chúng tôi là 17,4% và có sự khác biệt có ý
nghĩa về tử vong của hai nhóm có và không có
cao áp phổi(12). Như vậy cao áp phổi gián tiếp
thể hiện tình trạng thiểu sản phổi và là một
yếu tố tiên lượng xấu.
Rối loạn khí máu
Arora(3) cho rằng pH, PCO2 máu có giá trị
tiên lượng: nếu pH > 7,2 thì sống sót là 100%,
nếu < 7,2 thì chỉ còn 10-50%; nếu PCO2 trong 6
giờ < 40mmHg thì tỷ lệ sống là 97% và chỉ còn
10% nếu > 40mmHg.
Nghiên cứu của chúng tội không ghi nhận
sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ tử vong giữa
những nhóm này. Điều này khác với ghi nhận
của Nguyễn Thị Phượng(14) và Ngô Kim Thơi(13).
Có lẽ do tiến bộ của hồi sức sơ sinh mà các yếu
tố này không còn ý nghĩa tiên lượng nữa. Trái lại
AaDO2 > 400mmHg vẫn là yếu tố tiên lượng xấu
với tỷ lệ tử vong cao hơn rõ rệt ở nhóm này so
với nhóm < 400 mmHg. Kết quả này tương tự
như nghiên cứu của Nguyễn Thị Phượng(14),
Ngô Kim Thơi(13).
Dị tật phối hợp
Chúng tôi ghi nhận dị tật phối hợp gặp với
tỷ lệ khá cao (37%), trong đó dị tật tim mạch là
32,6% cao hơn hẳn so với nghiên cứu của
Migliazza và Paola Midrio là 5,4% và 27,6%.
Một số tác giả cho rằng dị tật tim mạch sẽ làm
tăng gấp ba lần tỷ lệ tử vong cho bệnh. Nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ tử vong ở
nhóm có dị tật tim mạch cao hơn so với nhóm
không có dị tật này (26,7% so với 9,8%) nhưng
khác biệt này chưa có ý nghĩa, có lẽ do số liệu
chưa nhiều hay một số trường hợp dị tật tim
nặng đã chết trước mổ(4,5,2).
Phẫu thuật
Thời gian ổn định trước mổ
Thời gian này tùy thuộc từng trung tâm và
vẫn còn được tranh luận, theo Clack(6) là 73 giờ
(1 - 445 giờ), theo Ngô Kim Thơi(13) là 72,8 giờ.
Mục tiêu ổn định nhằm đảm bảo pH trên 7,3,
PO2 trên 60%, SaO2 trước ống động mạch trên
85% với FiO2 dưới 40-50%. Việc giảm FiO2 phải
được thực hiện từ từ để tránh cao áp phổi
bùng phát(2,5,15,16). Nghiên cứu chúng tôi ghi
nhận thời gian này là 82,96 giờ (24-144 giờ),
tương tự các tác giả khác(13).
Thời gian hồi sức sau mổ và nằm viện
Thời gian hồi sức sau mổ trung bình là 9,26 ±
10,74 ngày (1-67 ngày). Thời gian nằm viện trung
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Ngọai Nhi 369
bình là 17,91 ± 11,17 ngày (4 – 70 ngày), ngắn hơn
so với kết quả của Baird(5) (24,4 ± 18,2 ngày).
Biến chứng sớm sau mổ
Thường gặp nhất là nhiễm trùng sau mổ,
trong đó nhiều nhất là viêm phổi (30,4%), kế đến
là nhiễm trùng huyết với 23,9%. Vấn đề nhiễm
trùng sau mổ thường liên quan thời gian nằm
viện kéo dài, trẻ phải trải qua nhiều thủ thuật
xâm lấn trong môi trường luôn quá tải của bệnh
viện. Trong khi đó nghiên cứu của Crankson(11,12)
chỉ ghi nhận nhiễm trùng sau mổ là 24%.
Tràn khí màng phổi, thường liên quan đến
chấn thương khí áp do thông khí quá mức gặp
trong 8,7% và đều là những trường hợp từ
tuyến tỉnh chuyển đến. Điều này cho thấy vấn
đề thông khí chưa được nhận thức đầy đủ ở
tuyến tỉnh.
Tử vong
Tỷ lệ tử vong của nghiên cứu là 15,2%,
tương đương với nghiên cứu của Ngô Kim Thơi
(15,5%)(13), nhưng thấp hơn nhiều so với Nguyễn
Thị Phượng (31%)(14). Điều này cho thấy tỷ lệ tử
vong đã giảm đáng kể trong thời gian gần đây
tại BV Nhi đồng 1.
Nếu như nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu theo Ngô Kim Thơi(13) là nhiễm trùng huyết
thì nghiên cứu chúng tôi lại ghi nhận là cao áp
phổi, mặc dù tỷ lệ nhiễm trùng huyết cũng còn
khá cao, có lẽ nhờ vào kháng sinnh. Chúng tôi
ghi nhận cao áp phổi chiếm 57,1% nguyên nhân
gây tử vong, kết quả này phù hợp với những
nghiên cứu ngoài nước (7,2).
Kết quả điều trị chung
Tỷ lệ bệnh nhi đạt kết quả tốt là 45,7%, có
39,1% có kết quả khá với những biến chứng
sớm sau mổ nhưng đều đáp ứng với điều trị
nội khoa. Tỷ lệ bệnh nhi có biến chứng xấu (tử
vong) là 15,2%. Như vậy, kết quả này tương
đối tốt và có cải thiện so với những nghiên cứu
trước đây(14,13).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 46 trường hợp thoát vị
hoành bẩm sinh tại bệnh viện Nhi đồng 1 chúng
tôi có một số ghi nhận sau
Đặc điểm lâm sàng
Tỷ lệ chẩn đoán đúng từ tuyến dưới khá cao
Trẻ có biểu hiện suy hô hấp trong 24 giờ đầu
chiếm đa số trường hợp.
Các yếu tố tiên lượng xấu là suy hô hấp
trong vòng 6 giờ sau sanh, cao áp phổi và
AaDO2 trên 400 mmHg.
Dị tật tim mạch chiếm 1/3 trường hợp.
Kết quả phẫu thuật
Tỷ lệ sống còn gần 85%.
Biến chứng thường gặp sau mổ là viêm phổi
và nhiễm trùng huyết.
Nguyên nhân tử vong chủ yếu là cao áp
phổi, sau đó là nhiễm trùng huyết.
Kết quả điều trị đã cải thiện so với trước đây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anthony S, Anh Tuan Dinh-Xuan (2009), “Congenital
diaphragmatic hernia: current status and review of the
literature”, Eur J Pediatr 168, pp. 393-406.
2. Arensman RM, Bambini DA, Chiu B (2005), “Congenital
Diaphragmatic Hernia and eventration”, Pediatric Surgery,
4th ed, Elsevier Saunders, pp. 304-323.
3. Arora M, Bajpai M, Soni TR, Sai Drasad TR (2000), “
Congenital Diaphragmatic Hernia”, Indian Journal of
Pediatric 67, pp. 665-669.
4. Baird R, Ying CM, Skarsgard ED (2008), “Mortality prediction
in congenital diaphragmatic hernia”, J Pediatr Surg 43, pp.
783-787.
5. Bohn DJ(2006), “Diaphragmatic hernia - Pre and postnatal”,
Paediatric Respiratory Reviews 7s, pp. S249-S250.
6. Clark RH, Hardin WD, Hirschl RB, Jaksic T (1998), “Current
surgical management of congenital diaphragmatic hernia: A
report from the congenital diaphragmatic hernia study
group”, J Pediatr Surg 33, pp. 1004-1009.
7. Đào Trung Hiếu, Huỳnh Công Hiếu, Phan Ngọc Duy Cần,
Nguyễn Thanh Trúc (2007), “Thoát vị hoành bẩm sinh: Nên
tiếp cận qua nội soi bụng hay ngực”, Hội nghị khoa học ngoại
nhi lần 2, tr. 5-7.
8. Lally KP (2005), “Congenital Diaphragmatic Hernia”,
Principles and Practice of Pediatric Surgery, 4th ed, Lippincott
Williams & Wilkins, pp. 898-908.
9. Lally KP, Tom J, Jay MW, Reese HC (2000), “Estimating
disease severity of congenital diaphragmatic hernia in the first
5 minutes of life”, J Pediatr Surg 36, pp.141-145.
10. Lô Quang Nhật, Tô Mạnh Tuân, Nguyễn Thanh Liêm (2007),
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 370
điều trị thoát vị cơ hoành bẩm sinh bên phải”, Hội nghị khoa
học ngoại nhi lần 2, tr. 166-172.
11. Losanoff JE, Sauter ER (2004), “Congenital posterolateral
diaphragmatic hernia in an adult”, Hernia 8, pp. 83-85.
12. Lucia M, Cristina B, Daniele A, Antonietta A (2007),
“Retrospective study of 111 cases of congenital diaphragmatic
hernia treated with early high-frequency oscillatory
ventilation and presurgical stabilization”, J Pediatr Surg 42,
pp. 1526-1532.
13. Ngô Kim Thơi (2003), “Chọn thời điểm phẫu thuật thoát vị
hoành khe sau bên bẩm sinh ở sơ sinh”, Luận văn tốt nghiệp
bác sĩ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Thị Phượng (2000), “Các yếu tố tiên lượng trong
thoát vị hoành bẩm sinh”, Luận văn Thạ c Sĩ Y học, Trường
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Prem Puri (2006), “Congenital Diaphragmatic Hernia and
eventration”, Pediatric Surgery, 1st ed, Springer, pp. 115-124.
16. Somaschini M, Locatelli G, Salvoni L, Bellan C (1999), “
Impact of new treatment for respiratory failure on oucome of
infant with congenital diaphragmatic hernia”, Eur J Padiatr
158, pp.780-784
17. Tina G, Craig TA, Micheal RH (2003), “Congenital
Diaphragmatic Hernia”, Newborn Surgery, 2nd ed, Hodder
Arnold, pp. 309-314
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_dieu_tri_phau_thuat_thoat_vi_hoanh_sau_ben.pdf