Viện phí và phương pháp tán sỏi
Viện phí của TSNCT thấp hơn hẳn viện phí
của TSNS ngược dòng Laser (6,753 ± 1,272 so với
3,478 ± 0,444 triệu đồng, p = 0,001). Lê Kim Lộc(7)
có kết quả chi phí điều trị như sau: 5,1 triệu
đồng/ TH TSNSND laser và 4,57 triệu đồng/ TH
TSNCT. Cui Y.(4) qua nghiên cứu 80 TH TSNSND
laser và 80 TH TSNCT, nhận thấy chi phí
TSNSND laser cao hơn nhiều so với TSNCT
(1180 ± 258 vs 120 ± 25 USD) Như vậy, TSNSND
laser có chi phí điều trị cao hơn TSNCT. Điều
này dễ hiểu vì TSNCT có thời gian nằm viện
ngắn, không phải dùng thuốc nội trú nhiều,
không phải sử dụng rọ, guide wire, ống thông
DJ, ống thông tiểu góp phần làm tăng viện phí
như trong TSNSND laser.
Mức độ hài lòng và phương pháp tán sỏi
TSNCT có mức độ hài lòng cao hơn TSNS
ngược dòng Laser (93,82% so với 88,89%). Tuy
nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p = 0,46). Thời gian nằm viện ngắn, viện phí
thấp, thủ thuật rất ít xâm hại theo chúng tôi là
những yếu tố tác động tích cực đến sự hài
lòng của BN về TSNCT. Loại trừ các yếu tố nói
trên, TSNSND laser cũng rất đáng được chú ý
khiến BN hài lòng.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 104 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản đoạn lưng: So sánh giữa tán sỏi nội soi ngược dòng bằng Laser và tán sỏi ngoài cơ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 99
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU QUẢN ĐOẠN LƯNG:
SO SÁNH GIỮA TÁN SỎI NỘI SOI NGƯỢC DÒNG BẰNG LASER
VÀ TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ
Nguyễn Văn Truyện*, Cao Chí Viết*, Nguyễn Văn Mạnh*, Trương Hồng Ngân*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Sỏi niệu quản là một bệnh phổ biến trong niệu khoa. Các phương pháp điều trị sỏi
niệu quản đoạn lưng thường được đề cập là tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser (TSNSND laser) hoặc tán sỏi
ngoài cơ thể (TSNCT) vì ít xâm hại. Tuy nhiên, đứng trước một bệnh nhân bị sỏi niệu quản đoạn lưng thì nên
chọn phương pháp nào đầu tay vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục
tiêu đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản đoạn lưng: so sánh giữa TSNSND laser và TSNCT.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tất cả các bệnh nhân bị sỏi niệu quản đoạn lưng có kích thước sỏi
từ 6 mm – 12 mm, đơn thuần, niệu quản dưới sỏi thông, thận không ứ nước hoặc chỉ ứ nước độ 1 hoặc 2, có chỉ
định điều trị ngoại khoa được đưa vào nghiên cứu. Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, có so sánh giữa hai phương
pháp TSNSND laser và TSNCT, thực hiện tại bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai từ tháng 01/2014 đến
tháng 9/2014.
Kết quả: 126 BN (45 TSNSND laser và 81 TSNCT) được đưa vào nghiên cứu bao gồm 80 nam (63,49%)
và 46 nữ (36,51%). Tuổi trung bình 40,64 ± 11,86 (thấp nhất 18 tuổi, cao nhất 77 tuổi). Sỏi có kích thước trung
bình 10,40 ± 1,25 mm ở nhóm TSNSND laser và 9,92 ± 1,46 mm ở nhóm TSNCT. Tỉ lệ sạch sỏi của nhóm
TSNSND laser và của nhóm TSNCT tương ứng là 91,11% và 93,83%, p > 0,05. Viện phí của nhóm TSNSND
laser cao hơn nhóm TSNCT (6,753 ± 1,272 so với 3,478 ± 0,444 triệu đồng, p < 0,05). Ngày nằm viện của nhóm
TSNSND laser cao hơn nhóm TSNCT (3,86 ± 1,60 ngày so với 1,11 ± 0,41 ngày, p < 0,05). Sự hài lòng của bệnh
nhân tương đương giữa hai phương pháp (88,89% TSNSND laser so với 93,82% TSNCT, p = 0,46).
Kết luận: TSNSND laser và TSNCT điều trị sỏi niệu quản đoạn lưng đều là các phương pháp điều trị ít
xâm hại, an toàn và hiệu quả. Trong cùng điều kiện thuận lợi như nhau: kích thước sỏi ≤ 12 mm, niệu quản dưới
sỏi thông, nên chọn phương pháp TSNCT vì ít xâm hại hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn, viện phí thấp hơn mà
vẫn đạt tỉ lệ sạch sỏi và sự hài lòng tương đương TSNSND laser.
Từ khóa: Sỏi niệu quản đoạn lưng, Tán sỏi nội soi ngược dòng laser, Tán sỏi ngoài cơ thể.
Từ viết tắt: BN: bệnh nhân, TH: trường hợp, XQ KUB: X quang bụng không sửa soạn, Laser Holmium
YAG: Laser Holmium Yttrium - Aluminum – Garnet. TSNSND: Tán sỏi nội soi ngược dòng. TSNCT: tán sỏi
ngoài cơ thể.
ABSTRACT
EVALUATING THE RESULTS OF MANAGEMENT OF LUMBAR URETERAL STONES:
COMPARISON BETWEEN URETEROSCOPIC HOLMIUM LASER AND ESWL
Nguyen Van Truyen, Cao Chi Viet, Nguyen Van Manh, Truong Hong Ngan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 99 - 104
Background and objectives: The Urologists have had many options to treat lumbar ureteral stones that
range from 6mm to 12mm, including ureteroscope holmium laser lithotripsy (URS) and ESWL. While both
* Khoa Ngoại Niệu, Bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai
Tác giả liên lạc: BS CKII. Nguyễn Văn Truyện ĐT: 0919006593 Email: bsnguyenvantruyen@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
Chuyên Đề Thận – Niệu 100
ureteroscope and ESWL are effective and minimally invasive procedures, there is still controversy which one is
more suitable for lumbar ureteral stones. So, we performed a prospective study with objectives to determine the
efficiency, safety, costs and satisfaction of the two procedures.
Materials and Methods: Prospective description study and comparison of the two procedures. All patients
with lumbar ureteral stones that underwent URS or ESWL were included in the study and followed up with KUB
after 4 weeks of treatment. Stone clearance, costs, satisfaction were compared.
Results: Between January 2014 and September 2014, 126 patients who underwent URS or ESWL at Thong
Nhat Dong Nai General Hospital for a single radiopaque lumbar ureteral stone (the size 6 – 12mm) were
evaluated. Similarity in stone clearance rate (91.11% URS vs. 93.83% ESWL, p > 0.05) and satisfaction between
the two procedures (88.89% URS vs. 93.82% ESWL, p > 0.05). Total cost (6.753 ± 1.272 millions VND URS vs.
3.478 ± 0.444 millions VND ESWL, p < 0.05) and hospital stay time (3.86 ± 1.60 days URS vs. 1.11 ± 0.41 days
ESWL, p < 0.05) were significantly different. Both procedures used for lumbar ureteral stones ranging from 6 to
12mm were safe and invasive.
Conclusions: ESWL remains first line therapy for lumbar ureteral stones while ureteroscope holmium laser
lithotripsy costs more. To determine which one is preferable depends on not only stone characteristics but also
patient acceptance and treatment costs.
Key words: Lumbar ureteral stone, URS holmium laser Lithotripsy (URS): ureteroscope holmium laser
lithotripsy, ESWL: Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp trong
niệu khoa. Trong nhóm bệnh sỏi đường tiết niệu,
sỏi niệu quản chiếm tỉ lệ khá cao, chỉ sau sỏi
thận. Điều trị sỏi niệu quản, có nhiều phương
pháp tùy theo kích thước và vị trí sỏi(1,13). Sỏi niệu
quản bao gồm sỏi niệu quản đoạn lưng và sỏi
niệu quản đoạn chậu. Trong điều trị sỏi niệu
quản đoạn chậu, TSNSND laser là tiêu chuẩn
vàng đã được y học công nhận(1,13). Tuy nhiên,
khác với sỏi niệu quản đoạn chậu, trong các
phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi niệu quản
đoạn lưng, TSNSND laser hay TSNCT còn nhiều
bàn cãi(1,4). Cả hai phương pháp đều đang được
áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng như tại Việt
Nam(4,5,6,7,8,12,14). Nhược điểm của TSNS ngược
dòng sỏi niệu quản đoạn lưng là do sỏi nằm cao,
khó tiếp cận, dễ chạy ngược vào bể thận hoặc có
khi mất hút trong các đài thận khi tán nên các
phẫu thuật viên niệu khoa thường ngần ngại khi
chỉ định. Tán sỏi ngoài cơ thể tránh được các
nguy cơ này nhưng phải có điều kiện là đường
tiết niệu dưới sỏi phải thông giúp cho việc đào
thải các mảnh sỏi vỡ sau tán theo đường tự
nhiên được thuận lợi. Hiện nay, các thế hệ máy
TSNCT ngày càng được cải tiến cho hiệu quả cao
và tiện lợi hơn khiến chỉ định TSNCT ngày càng
rộng rãi vì ít xâm hại(2,5,8,14). Như vậy, đứng trước
một BN bị sỏi niệu quản đoạn lưng, lựa chọn
giữa hai phương pháp TSNSND laser hay
TSNCT không phải dễ dàng. Vì thế, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị
sỏi niệu quản đoạn lưng: so sánh giữa TSNS
ngược dòng bằng Laser Holmium YAG và
TSNCT với mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá kết quả sạch sỏi, viện phí, ngày
nằm viện, mức độ hài lòng có so sánh giữa hai
phương pháp TSNSND laser và TSNCT trong
điều trị sỏi niệu quản đoạn lưng.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định tỉ lệ sạch sỏi, viện phí trung bình,
ngày nằm viện trung bình, tỉ lệ hài lòng của BN
trong điều trị sỏi niệu quản đoạn lưng của
phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng laser
hoặc phương pháp TSNCT.
- Xác định và so sánh các yếu tố liên quan
đến hai phương pháp: kết quả sạch sỏi, viện phí,
ngày nằm viện, mức độ hài lòng của BN.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 101
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả các bệnh nhân bị sỏi niệu quản đơn
thuần, có kích thước từ 6 - 12 mm, sỏi cản quang
thấy được trên phim chụp KUB, đường niệu
quản dưới sỏi thông, thận không ứ nước hoặc
chỉ ứ nước độ 1 hoặc 2. BN được chia thành hai
nhóm: Nhóm cần khảo sát là nhóm TSNSND
laser. Nhóm chứng là nhóm TSNCT. BN được
chọn ngẫu nhiên theo bốc thăm với tỉ lệ nhóm
cần khảo sát: nhóm chứng = 1:2. Cứ 01 BN
TSNSND laser tương ứng với 02 BN TSNCT. BN
đồng ý, tự nguyện tham gia nghiên cứu sau khi
được giải thích.
Tiêu chuẩn loại trừ
- BN không hợp tác, không theo dõi được.
- Sỏi không cản quang hoặc kém cản quang,
không thấy hoặc thấy không rõ ràng trên phim
chụp KUB mặc dù được xác định trên siêu âm.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả hàng loạt ca có phân ra 2
nhóm để so sánh.
Cỡ mẫu
Do thiết kế nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, có
so sánh giữa 2 nhóm, nên chúng tôi không tính
cỡ mẫu. Như vậy, mặc dù thiết kế nghiên cứu
mô tả hàng loạt ca không có quy định về cỡ mẫu
nhưng chúng tôi vẫn quyết định chọn tối thiểu
30 TH cho TSNS ngược dòng Laser và 60 TH cho
TSNCT sao cho bảo đảm tỉ lệ TSNSND laser:
TSNCT = 1: 2
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả
Đối với TSNS ngược dòng bằng Laser
- Sạch sỏi: khi sỏi được tán nhỏ thành các
mảnh sỏi ≤ 2mm, tự đào thải ra qua đường tự
nhiên. Kiểm tra sạch sỏi qua phim chụp XQ KUB
sau tán sỏi khi BN được hẹn tái khám sau 1
tháng trước khi rút ống thông DJ.
- Thất bại: đối với TSNSND laser khi
không thể tiếp cận được sỏi, thủng niệu quản
khi tán sỏi phải chuyển phương pháp điều trị
khác như mổ nội soi hông lưng hoặc mổ mở;
sỏi chạy lên thận khi tán; sỏi còn lớn phải đặt
DJ và chuyển TSNCT.
Đối với TSNCT
- Sạch sỏi: khi không còn hình ảnh sỏi cản
quang trên phim chụp KUB vào thời điểm sau
tán sỏi 04 tuần khi tái khám so sánh với phim
chụp KUB trước tán sỏi.
- Thất bại: khi sỏi không vỡ, không thay đổi
hình ảnh trên phim KUB chụp kiểm tra khi tái
khám vào tuần thứ năm sau tán sỏi.
Thu thập số liệu và xử lý số liệu thống kê
- Phần mềm Epidata 3.1 được dùng để nhập
số liệu. Phần mềm Stata 10 được dùng để xử lý
số liệu thống kê.
- Các biến định lượng được kiểm định
bằng phép kiểm t hoặc Mann – Whitney theo
tiêu chuẩn quy định. Các biến định tính, biến
thứ tự được kiểm định bằng phép kiểm Chi
bình phương hoặc Fisher’ exact theo điều kiện
quy ước.
- P < 0,05 được xác định có ý nghĩa thống kê.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 01/2014 – tháng 09/2014 tại bệnh
viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai.
KẾT QUẢ
Có 126 BN được đưa vào nghiên cứu. Trong
đó 45 TSNSND laser và 81 TSNCT.
Giới tính và phương pháp tán sỏi
Nam nhiều hơn nữ: 80(63,49%) so với
46(36,51%). Trong nghiên cứu này, nữ có tỉ lệ
TSNSND laser nhiều hơn nam (45,65% so với
30%) nhưng TSNCT ít hơn (54,35% so với 70%).
Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (Chi bình phương, p = 0,08).
Tuổi và phương pháp tán sỏi
Tuổi trung bình chung 40,64 ± 11,86 tuổi
(thấp nhất 18 tuổi, cao nhất 77 tuổi). Tuổi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
Chuyên Đề Thận – Niệu 102
trung bình TSNSND laser 43,68 ± 11,89.
TSNCT 38,95 ± 11,58.
Kích thước sỏi và phương pháp tán sỏi
Sỏi có kích thước trung bình 10,09 ± 1,40mm
(nhỏ nhất 6mm, lớn nhất 12mm). Sỏi của
TSNSND laser 10,40 ± 1,25mm. TSNCT 9,92 ±
1,46mm. Sự khác biệt về kích thước sỏi giữa các
phương pháp tán sỏi không có ý nghĩa thống kê
(Mann – Whitney, p = 0,09).
Đau nhiều phải dùng thuốc giảm đau
NSAID và phương pháp tán sỏi
Có 05 TH đau nhiều sau tán sỏi phải dùng
thuốc giảm đau NSAID. Trong đó, 3/45 TH
(6,67%) TSNSND laser và 2/81 TH (2,47%)
TSNCT (Fisher’s exact, p = 0,34).
Nhiễm trùng niệu và phương pháp tán sỏi
Có 03/45 TH (6,67%) nhiễm trùng niệu sau
TSNS ngược dòng Laser.
Kết quả sạch sỏi và phương pháp tán sỏi
Tỉ lệ sạch sỏi giữa 2 phương pháp tương
đương nhau với p = 0,72 (bảng 1)
Bảng 1. Kết quả sạch sỏi và phương pháp tán sỏi
Kết quả sạch sỏi * Phương pháp
tán sỏi
Kết quả sạch sỏi
Tổng cộng Kiểm định, giá trị p
Có Không
TSNSND laser 41 (91,11%) 4 (8,89%) 45 (100,00%)
Fisher’s exact, p =
0,72
TSNCT 76 (93,83%) 5 (6,17%) 81 (100,00%)
Tổng cộng 117 (92,86% 9 (7,14%) 126 (100,00%)
Ngày nằm viện
Trung bình 3 ± 1,23 ngày (ngắn nhất 2 ngày, dài nhất 13 ngày) (bảng 2)
Bảng 2. Ngày nằm viện và phương pháp tán sỏi
Ngày nằm viện & Phương pháp tán sỏi Ngày nằm viện trung bình (ngày) Kiểm định, giá trị p
TSNSND laser 3,86 ± 1,60
Mann – Whitney, p = 0,001
TSNCT 1,11 ± 0,41
Viện phí
Chi phí điều trị của TSNSND laser cao hơn chi phí điều trị của TSNCT (bảng 3)
Bảng 3. Viện phí và phương pháp tán sỏi
Viện phí & Phương pháp tán sỏi Viện phí trung bình (1000 đồng) Kiểm định, giá trị p
TSNSND laser 6.753 ± 1.272
Mann – Whitney, p = 0,001
TSNCT 3.478 ± 444
Sự hài lòng bệnh nhân và phương pháp tán sỏi
Tương đương giữa hai phương pháp 88,89% so với 93,82%, p = 0,46 (bảng 4)
Bảng 4. Mức độ hài lòng và phương pháp tán sỏi
Mức độ hài lòng *
PP tán sỏi
Mức độ hài lòng
Tổng cộng
Kiểm định, giá
trị p Không hài lòng Chấp nhận được Hài lòng Rất hài lòng
TSNSND laser 4 (8,89%) 1 (2,22%) 28 (62,22%) 12 (26,67%) 45 (100%)
Fisher’s exact, p
= 0,46
TSNCT 2 (2,47%) 3 (3,70%) 51 (62,96%) 25 (30,86%) 81 (100%)
Tổng cộng 6 (4,76%) 4 (3,17%) 79 (62,70%) 37 (29,37%) 126 (100%)
BÀN LUẬN
Giới tính, tuổi và phương pháp tán sỏi
Sỏi niệu quản thường gặp ở nam hơn nữ
(63,49% so với 36,51%). Trong nghiên cứu, có sự
phân bố tương đối đồng đều về giới tính ở cả hai
phương pháp (p = 0,08). Tuổi trung bình trong
nhóm TSNSND laser 43,68 ± 11,89 hơi cao hơn
nhóm TSNCT 38,95 ± 11,58. Tuổi trung bình
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 103
trong nghiên cứu của Lê Kim Lộc(7) tương ứng
với hai nhóm là 44,12 ± 11,64 và 43,03 ± 10,62.
Kích thước sỏi và phương pháp tán sỏi
Trong phương pháp TSNSND laser, sỏi có
kích thước trung bình 10,40 ± 1,25mm tương
đồng với kích thước sỏi trong phương pháp
TSNCT 9,92 ± 1,46mm (p = 0,09). Kích thước sỏi
trung bình trong nghiên cứu TSNCT của Lê
Đình Nguyên(6) 10,86 ± 2,31 mm.
Đau sau tán sỏi và phương pháp tán sỏi
Thường BN ít đau sau TSNS ngược dòng
bằng Laser hoặc TSNCT vì đây là các phẫu thuật
ít xâm hại nên sau tán sỏi chỉ cần dùng thuốc
giảm đau và chống co thắt thông thường như
Paracetamol và Alverine Citrate. Có 05 trường
hợp đau nhiều phải sử dụng thuốc NSAID như
Diclofenac chích. Trong 05 trường hợp này, có 03
trường hợp của TSNSND laser và chỉ 02 trường
hợp của TSNCT. Không có sự khác biệt về đau
phải dùng thuốc giảm đau NSAID giữa hai
nhóm.
Nhiễm trùng niệu sau tán sỏi và phương
pháp tán sỏi
Theo quy định, tất cả các trường hợp phẫu
thuật về niệu khoa trước khi phẫu thuật, BN
phải được điều trị nhiễm trùng niệu cho ổn và
khi thực hiện phẫu thuật phải tuân thủ nguyên
tắc vô trùng. Tất cả các trường hợp mổ chương
trình của chúng tôi đều phải tôn trọng các
nguyên tắc cơ bản này. Tuy nhiên, vẫn có 03
trường hợp của nhiễm trùng niệu sau TSNSND
laser. Có thể do bơm nước áp lực cao khi tán sỏi,
thận ứ nước do sỏi là những yếu tố thuận lợi
khiến nhiễm trùng niệu đã xảy ra.
Kết quả sạch sỏi và phương pháp tán sỏi
TSNSND laser và TSNCT đều cho kết quả
sạch sỏi cao (91,11% so với 93,83%), không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với sỏi ≤ 12
mm, đơn thuần, thận không ứ nước hoặc chỉ ứ
nước độ 1 hoặc 2, niệu quản dưới sỏi thông,
thuốc còn qua được (p = 0,34). Về tỉ lệ sạch sỏi
niệu quản đoạn lưng khi TSNSND laser, Nguyễn
Hoàng Đức(9) 95%. Nguyễn Kim Cương(11) 88,3%.
Nguyễn Khoa Hùng(7) 88,5%. Về tỉ lệ sạch sỏi
niệu quản đoạn lưng khi TSNCT, Nguyễn Việt
Cường(12) 81,3%. Lê Đình Nguyên(6) 88,2%.
Matsuoka(8) có 1024 TH sỏi niệu quản đoạn lưng
được chỉ định TSNCT, tỉ lệ sạch sỏi sau 1 tháng
98,7% và tác giả rất cổ vũ cho phương pháp này.
Wing(14) báo cáo tỉ lệ sạch sỏi khi TSNCT 87,7%.
Do đó, theo chúng tôi, nếu cả hai phương pháp
đều có thể áp dụng trên BN với cơ hội sạch sỏi
như nhau thì nên chọn phương pháp TSNCT vì
đây là phương pháp rất ít xâm hại.
Ngày nằm viện và phương pháp tán sỏi
Ngày nằm viện trung bình của TSNCT ngắn
hơn hẳn ngày nằm viện của TSNSND laser: 1,11
± 0,41 ngày so với 3,86 ± 1,60 ngày (p = 0,001).
Ngày nằm viện trung bình trong nghiên cứu của
Lê Kim Lộc(7) tương ứng với TSNSND laser và
TSNCT là 3,96 ngày và 2,81 ngày. Do TSNCT là
thủ thuật ít xâm hại hơn hẳn TSNSND laser, BN
không phải gây mê, chỉ cần thuốc giảm đau
Diclofenac trước tán 30 phút, nên BN thường
được xuất viện ngày hôm sau. Đây chính là ưu
điểm vượt trội của TSNCT so với TSNS ngược
dòng Lasser.
Viện phí và phương pháp tán sỏi
Viện phí của TSNCT thấp hơn hẳn viện phí
của TSNS ngược dòng Laser (6,753 ± 1,272 so với
3,478 ± 0,444 triệu đồng, p = 0,001). Lê Kim Lộc(7)
có kết quả chi phí điều trị như sau: 5,1 triệu
đồng/ TH TSNSND laser và 4,57 triệu đồng/ TH
TSNCT. Cui Y.(4) qua nghiên cứu 80 TH TSNSND
laser và 80 TH TSNCT, nhận thấy chi phí
TSNSND laser cao hơn nhiều so với TSNCT
(1180 ± 258 vs 120 ± 25 USD) Như vậy, TSNSND
laser có chi phí điều trị cao hơn TSNCT. Điều
này dễ hiểu vì TSNCT có thời gian nằm viện
ngắn, không phải dùng thuốc nội trú nhiều,
không phải sử dụng rọ, guide wire, ống thông
DJ, ống thông tiểu góp phần làm tăng viện phí
như trong TSNSND laser.
Mức độ hài lòng và phương pháp tán sỏi
TSNCT có mức độ hài lòng cao hơn TSNS
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
Chuyên Đề Thận – Niệu 104
ngược dòng Laser (93,82% so với 88,89%). Tuy
nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p = 0,46). Thời gian nằm viện ngắn, viện phí
thấp, thủ thuật rất ít xâm hại theo chúng tôi là
những yếu tố tác động tích cực đến sự hài
lòng của BN về TSNCT. Loại trừ các yếu tố nói
trên, TSNSND laser cũng rất đáng được chú ý
khiến BN hài lòng.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 126 trường hợp sỏi niệu
quản đoạn lưng được điều trị bằng TSNSND
laser hoặc TSNCT, chúng tôi nhận thấy cả hai
đều là những phương pháp điều trị ít xâm hại,
an toàn và hiệu quả.
- Tỉ lệ sạch sỏi, sự hài lòng BN tương đương
giữa hai phương pháp.
- Viện phí, ngày nằm viện của TSNCT tốt
hơn hẳn TSNSND laser.
- Trong cùng điều kiện thuận lợi như nhau:
sỏi đơn thuần, kích thước sỏi ≤ 12 mm, thận
không ứ nước hoặc chỉ ứ nước độ 1, độ 2, niệu
quản dưới sỏi thông, nên chọn phương pháp
TSNCT vì ít xâm hại hơn, thời gian nằm viện
ngắn hơn, viện phí thấp hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bader M. J., Eisner B., Porpiglia F., Preminger G. M,. Tiselius
H. G. (2012). Contemporary Management of Ureteral Stones.
European Urology, vol 61, pp. 764 – 772.
2. Bhojani N., Lingeman J. E. (2013). Shockwave Lithotripsy –
New Concepts and Optimizing Treatment Parameters.
Multidisciplinary Management of Urinary Stone Disease,
Urologic Clinics of North America, pp 59-66.
3. Borofsky M. S., Shah O. (2013). Advances in Ureteroscopy.
Multidisciplinary Management of Urinary Stone Disease,
Urologic Clinics of North America, pp 67-78.
4. Cui Y., Cao W. et al. (2014). Comparison of ESWL and
Ureteroscopic Holmium Laser lithotripsy in Management of
Ureteral Stones, PLOS ONE, vol. 9(2): e87634. doi:
10.1371/journal. Pone. 0087634.
5. Jenkins A. D. (2010). Extracorporeal shock wave treatment of
ureteral stones. Stone Surgery, Churchill Livingstone, pp 35-
47.
6. Lê Đình Nguyên, Trần Đức (2012) Kết quả điều trị sỏi niệu
quản 1/3 trên bằng phương pháp TSNCT tại Bệnh viện TƯQĐ
108. Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 16(3), tr. 313 – 317.
7. Lê Kim Lộc và cộng sự (2011). Đánh giá kết quả điều trị sỏi
niệu quản đoạn bụng bằng TSNCT và TSNS ngược dòng. Y
học thực hành, số 769 + 770, VUNA – Hội Tiết Niệu Thận Học
Việt Nam, tr. 190 – 195.
8. Matsuoka Y., Ishizaka K., Machida T. et al. (2002). Treatment
of 2019 cases with upper urinary calculi using a piezoelectric
lithotripter ESW – 500A, Nippon Hinyokika Gakkai Zasshi,
vol 93(3), pp. 476 – 482.
9. Nguyễn Hoàng Đức và cộng sự (2009). Kết quả bước đầu áp
dụng Holmium:YAG Laser điều trị sỏi niệu quản đoạn trên. Y
học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 13, tr. 65-85.
10. Nguyễn Khoa Hùng và cộng sự (2014). Điều trị sỏi niệu quản
đoạn bụng bằng soi niệu quản tán sỏi bằng Laser. Tạp chí y
dược học, Trường Đại Học Y Dược Huế, số 21, tr. 167-171.
11. Nguyễn Kim Cương (2012). Đánh giá kết quả điều trị nội soi
tán sỏi niệu quản đoạn trên bằng Holmium Laser tại Bệnh
viện Việt Đức. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2,
Đại học Y Hà Nội.
12. Nguyễn Việt Cường (2008). Nhận xét kết quả điều trị sỏi niệu
quản đoạn lưng bằng phương pháp TSNCT tại Bệnh viện
Bình Dân. Y học thực hành, số 661 - 632, tr. 324 – 330.
13. Türk C, Knoll T, Petrik A, Sarica K, Straub M & Seitz C, Straub
M, Traxer O (2010). Management of patients with stones in the
ureter. Guidelines on Urolithiasis, European Association of
Urology.
14. Wing SL et al. (2000). In – situ Extracorporeal Shock Wave
Lithotripsy (ESWL) – The treatment of choice for ureteric
calculi, The fifth Asian Congress on Urology, Beijing, China,
pp. 137 – 138.
Ngày nhận bài báo: 10/05/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2015
Ngày bài báo được đăng: 05/08/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_dieu_tri_soi_nieu_quan_doan_lung_so_sanh_gi.pdf