Về đánh giá biến chứng xạ trị trong nghiên cứu
của mình chúng tôi đánh giá 2 biến chứng chính là
bỏng miệng và khô miệng. Về vấn đề bỏng miệng
trong quá trình xạ trị chủ yếu là bỏng miệng độ 2
chiếm 54,8%, bỏng miệng độ 3 chiếm 32,3%, bỏng
miệng độ 1 chiếm 12,9%.So sánh với nghiên cứu
của tác giả Chao khi xạ trị bằng kỹ thuật IMRT cho
12 bệnh nhân ung thư khoang miệng thì có 42%
trường hợp bỏng miệng độ 3 [5]. Còn so sánh với
nghiên cứu của tác giả Valentina Krstevska khi xạ
hóa đồng thời bằng kỹ thuật 3D cho 36 bệnh nhân
ung thư amydale tiến triển tại chỗ và tại vùng thì có
58,3% trường hợp bỏng miệng độ 3 [6].
Không khô miệng sau 12 tháng, sau 24 tháng
và sau 36 tháng điều trị lần lượt là 14,3%, 27,8% và
41,7%. Khô miệng độ 2 sau 3 tháng, sau 6 tháng,
sau 12 tháng, sau 24 tháng và sau 36 tháng điều trị
lần lượt là 67,7%, 25,8%, 12,9%, 9,5%, 5,5% và
0%. Sau 3 tháng không còn khô miệng độ 3.So sánh
với nghiên cứu của tác giả Jeremy Setton và cộng
sự khi xạ trị bằng kỹ thuật IMRT cho 408 bệnh nhân
ung thư khoang miệng thì nghiên cứu của chúng
tôi có kết quả gần như tương đương về đánh giá
tình trạng khô miệng sau 3 tháng, sau 6 tháng, sau
12 tháng, sau 24 tháng và sau 36 tháng điều trị [8].
Còn so sánh với nghiên cứu của tác giả Valentina
Krstevska khi xạ hóa đồng thời bằng kỹ thuật 3D
cho 36 bệnh nhân ung thư amydale tiến triển tại chỗ
và tại vùng thì nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả
tốt hơn [6].
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ tái phát u
sau 6 tháng, sau12 tháng và sau 24 tháng lần lượt
là 3,2%, 14,3% và 16,7%. Tỷ lệ tái phát hạch sau 6
tháng, sau12 tháng và sau 24 tháng lần lượt là 3,2%,
9,5% và 22,2% và tỷ lệ di căn xa sau 6 tháng, sau12
tháng và sau 24 tháng lần lượt là 6,5%, 14,3% và
16,7%. So sánh với nghiên cứu của tác giả Jeremy
Setton và cộng sự khi xạ trị bằng kỹ thuật IMRT cho
408 bệnh nhân ung thư khoang miệng thì nghiên
cứu của chúng tôi có kết quả gần như tương đương
[8].Còn so sánh với nghiên cứu của tác giả Valentina
Krstevska khi xạ hóa đồng thời bằng kỹ thuật 3D
cho 36 bệnh nhân ung thư amydale tiến triển tại chỗ
và tại vùng thì có 27,8% trường hợp tái phát u, 36%
trường hợp tái phát hạch sau 24 tháng [6].
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả xạ trị ung thư Amydale bằng kỹ thuật xạ trị điều biến liều tại bệnh viện trung ương Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020 43
Nghiên cứu
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XẠ TRỊ UNG THƯ AMYDALE BẰNG KỸ
THUẬT XẠ TRỊ ĐIỀU BIẾN LIỀU TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Hoàng Nguyễn Hoài An1*, Phạm Nguyên Tường1, Phan Cảnh Duy1,
Nguyễn Viết Giáp1, Lê Thành Nguyên1
DOI: 10.38103/jcmhch.2020.65.7
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trong nghiên cứu này, các tác giả đã trình bày kết quả điều trị ung thư amydale bằng kỹ
thuật xạ trị điều biến liều tại bệnh viện trung ương Huế.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứ và tiến cứu trên 31 bệnh nhân ung thư
amydale được điều trị liên tục bằng kỹ thuật xạ trị điều biến liều từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 5 năm
2020. Tuổi trung bình 62,32,5± 14,7 tuổi (từ 40-92 tuổi), 80,6% là nam.
Kết quả: Khối u T3 (90,3%) và hạch N1 (58,1%), hạch N2 (25,8%) chiếm ưu thế. Giai đoạn bệnh III và
IVA chiếm đa số với tỷ lệ 96.8%. Độ biệt hóa mô học tốt và trung bình chiếm 81,7%. Tỷ lệ tái phát u sau
6 tháng, sau12 tháng và sau 24 tháng lần lượt là 3,2%, 14,3% và 16,7%.Tỷ lệ tái phát hạch sau 6 tháng,
sau12 tháng và sau 24 tháng lần lượt là 3,2%, 9,5% và 22,2%.Tỷ lệ di căn xa sau 24 tháng là 16,7%. Bỏng
miệng độ 2 và độ 3 lần lượt là 54,8% và 32,3% trong quá trình điều trị. Không khô miệng sau 12 tháng, sau
24 tháng và sau 36 tháng điều trị lần lượt là 14,3%, 27.8% và 41.7%.
Kết luận: Kỹ thuật xạ trị điều biến liều của chúng tôi cho kết quả tốt. Nên được áp dụng trong điều trị
ung thư amydale.
ABSTRACT
OUTCOMES ASSESSMENT OF TONSIL CANCER TREATMENTBY INTENSITY
MODULATED RADIATION THERAPY (IMRT) TECHNIQUE AT HUE CENTRAL HOSPITAL
Hoang Nguyen Hoai An1*, Pham Nguyen Tuong1, Phan Canh Duy1,
Nguyen Viet Giap1, Le Thanh Nguyen1
Introduction: In this study, the authors present the results in application of IMRT technique for tonsil
cancer at Hue central hospital.
Materials and methods: Prospective study and retrospective study on 31 patients with tonsil cancer
from March 2015 to May 2020 by IMRT technique. Mean age was 62,32 ± 14,31 years old (range: 40-92
years old), 80.6% were male.
Results: The predominant T and N stage was T3 (90,3%), N1 (58,1%) and N2 (25,8%), and well and
moderate histological differentiation of the tumor were 81,7%.The predominant stages were III and IVA
1 Trung tâm Ung bướu, BVTW Huế - Ngày nhận bài (Received): 1/10/2020; Ngày phản biện (Revised): 06/10/ 2020;
- Ngày đăng bài (Accepted): 04 /12 /2020
- Người phản hồi (Corresponding author): Hoàng Nguyễn Hoài An
- Email: hoaian6789@gmail.com; ĐT: 0935 612 389
Bệnh viện Trung ương Huế
44 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều trị bằng xạ trị đối với ung thư biểu mô vảy
amydale cho một tỷ lệ thành công cao [4].
Những người bị ung thư amiđan hoặc các ung thư
ở vị trí khác trong ung thư đầu mặt cổ thường cần
xạ trị rộng rãi, điều này dẫn đến có nhiều tác dụng
phụ, đặc biệt là tình trạng khô miệng lâu dài và rất
khó chịu. Khô miệng không chỉ là một tác dụng phụ
rất phiền toái của xạ trị mà nó có thể dẫn đến các
vấn đề nghiêm trọng về dinh dưỡng, nha khoa, truyền
nhiễm, và các vấn đề tâm lý xã hội. Trong trường hợp
xấu nhất, khô miệng có thể dẫn đến hoại tử xương
hàm dưới do tia xạ, một tình trạng hiếm gặp nhưng đe
dọa tính mạng nếu xương hàm bị phá hủy [2].
Kỹ thuật IMRT ra đời thực sự đã làm giảm đáng
kể các vấn đề khô miệng. Có thể cho rằng, các cơ
quan quan trọng nhất đối với sản xuất nước bọt là
hai tuyến mang tai. Những tuyến đang bị tàn phá bởi
xạ trị thông thường. Với IMRT, liều xạ nhận được
bởi các tuyến mang tai có thể được giảm 50-75%.
Đồng thời, liều xạ vào khối u và hạch bạch huyết là
tương tự hoặc cao hơn so với liều xạ thông thường.
Điều này sẽ cho kết quả tốt trong việc bảo tồn của
một số hoặc hầu hết các chức năng của ít nhất một
tuyến mang tai, đủ để giữ miệng ẩm[2].
Hiện nay, IMRT (xạ trị điều trị biến liều) thực sự
là một cuộc cách mạng trong điều trị xạ trị ung thư
và nên được chỉ định cho hầu hết các ung thư đầu
mặt cổ. Có một vài tình huống mà IMRT nên được
coi là bắt buộc như ung thư vòm, ung thư amidan
điển hình [2].
Từ tháng 3/2015 tại khoa xạ trị trung tâm ung
bướu bệnh viện Trung Ương Huế đã triển khai và
ứng dụng kỹ thuật IMRT trong điều trị xạ trị ung thư
amydale với tỷ lệ thành công nhất định. Tuy nhiên
tại cơ sở chưa có nghiên cứu đánh giá kết quả của
kỹ thuật này một cách đầy đủ.
Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài ‘‘ Đánh giá
kết quả xạ trị ung thư amydale bằng kỹ thuật xạ
trị điều biến liều tại bệnh viện trung ương Huế
’’nhằm hai mục tiêu sau:
- Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
ung thư amydale.
- Đánh giá kết quả xạ trị ung thư amydale bằng
kỹ thuật xạ trị điều biến liều tại Bệnh viện Trung
ương Huế.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Từ tháng 3/2015 đến 5/2020, chúng tôi đã điều
trị xạ trị và theo dõi tái khám cho 31 bệnh nhân
ung thư amydale bằng kỹ thuật IMRT tại khoa xạ trị
trung tâm ung bướu BVTW Huế.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Chẩn đoán xác định ung thư biểu mô vảy amydale
dựa vào thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh
(CT, MRI, PET/CT, siêu âm), nội soi hạ họng thanh
quản, mô bệnh học.
Phân độ TNM (theo UICC): T1 đến T3, N0 đến
N2, M0
Chức năng gan thận bình thường.
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân vi phạm một trong các tiêu chuẩn lựa
chọn ở trên.
Bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu.
stages (96.8%). The rate of tumour recurrence was3.2% after 6 months treatment, 14.3% after 12 months
treatment, 16.7% after 24 months treatment.The rate of lymph node recurrence was3.2% after 6 months
treatment, 9.5% after 12 months treatment, 22.2% after 24 months treatment.The rate of metastatic was
16.7% after 24 months treatment. Grade 2 mucositis occurred in 54.8% of patients due to treatment.Grade
3 mucositis occurred in 32.3% of patients due to treatment.Normal xerostomia was revealed in 14.3% of
patients after 12 months treatment, 27.8% of patients after 24 months treatment, 41.7% of patients after 36
months treatment.
Conclusions: The results indicate that IMRT technique provides satisfactory results and should be ap-
plicated in treatment of tonsil cancer.
Đánh giá kết quả xạ trị ung thư amydale bằng kỹ thuật xạ trị...
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020 45
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp
mô tả hồi cứu và tiến cứu.
2.2.1. Cỡ mẫu
Lấy toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào
nghiên cứu.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
Thăm khám bệnh nhân trước điều trị: Ghi
nhận các thông số về quản lý bệnh nhân bao
gồm tên, tuổi, giới, lí do vào viện. Đánh giá giai
đoạn TNM ( theo UICC)[7], vị trí, độ biệt hóa
mô bệnh học.Đánh giá hai biến chứng chính là
bỏng miệng và khô miệng trong quá trình điều
trị, khô miệng sau 3 tháng, sau 6 tháng, sau 12
tháng, sau 24 tháng, sau 36 tháng (dựa vào phân
độ bỏng miệng theo WHO[1]và phân độ khô
miệng theo NCI CTCATE)[3]. Đánh giá đáp ứng
của u, hạch và di căn xa sau 3 tháng,sau 6 tháng,
sau 12 tháng, sau 24 tháng, sau 36 tháng dựa
vào thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận
lâm sàng (CT, nội soi hạ họng thanh quản, siêu
âm cổ, MRI, PET CT...) theo tiêu chuẩn đánh giá
đáp ứng Recist.
2.3. Phương pháp điều trị
Bệnh nhân được xạ trị bằng kỹ thuật IMRT có
colbeam CT hàng ngày.
Đối với các bệnh nhân có T3 và/hoặc N+ chúng
tôi sử dụng phương pháp xạ hóa đồng thời.
Hình 1: Thể tích bia bắn và phân bố liều xạ trị
2.4. Xử lý số liệu
Số liệu được nghiên cứu, mã hóa trên máy tính
và xử lý theo phương pháp thống kê y học bằng
phần mềm SPSS 20.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm bệnh nhân
3.1.1. Tuổi
- Tuổi trung bình: 62,32 ± 14,31 tuổi
Bệnh viện Trung ương Huế
46 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020
- Nhỏ nhất: 40 tuổi
- Lớn nhất: 92 tuổi
3.1.2. Giới
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Giới Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Nam 25 80,6
Nữ 6 19,4
Tổng 31 100
Tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm đa số với tỷ lệ 80,6%.
3.1.3. Lý do vào viện
Bảng 2: Lý do vào viện
Lý do vào viện Số bệnh nhân Tổng
Nuốt vướng 21 67.7
Hạch cổ 10 32.3
Tổng 31 100.0
Lý do vào viện chủ yếu là nuốt vướng chiếm tỷ
lệ 67,7%.
3.2. Đặc điểm ung thư amydale
3.2.1. Vị trí u
Bảng 3: Phân bố vị trí u
Vị trí u Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Phải 15 48,4
Trái 16 51,6
Tổng 31 100
Tỷ lệ u bên trái và bên phải là gần như tương
đương không có nhiều sự khác biệt.
3.2.2. Độ biệt hóa mô bệnh học
Bảng 4: Độ biệt hóa
Độ biệt hóa Số bệnh nhân Tổng
Tốt 7 22,6
Trung bình 18 58,1
Kém 6 19,3
Tổng 31 100
Độ biệt hóa mô học trung bình và tốt chiếm đa
số với tỷ lệ 81,7%.
3.2.3. Kích thước khối u
Bảng 5: Kích thước khối u
Kích thước khối u Số bệnh nhân Tổng
(0 – 2cm] 1 3.2
[2 – 4cm] 24 77.5
> 4cm 6 19.3
Tổng 31 100.0
Kích thước u từ 2 -4cm chiếm đa số với tỷ lệ
77,5%
3.2.4. Đặc điểm khối u
Bảng 6: Đặc điểm khối u
Khối u Số bệnh nhân Tổng
T1 1 3.2
T2 2 6.5
T3 28 90.3
Tổng 31 100.0
Khối u T3 chiếm đa số với tỷ lệ 90,3%.
3.2.5. Đặc điểm hạch
Bảng 7: Đặc điểm hạch
Đặc điểm hạch Số bệnh nhân Tổng
N0 5 16.1
N1 18 58.1
N2 8 25.8
Tổng 31 100.0
Hạch N1 và N2 chiếm đa số với tỷ lệ 83,9%.
3.2.6. Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn bệnh
Bảng 8: Phân bố theo giai đoạn bệnh
Giai đoạn Số bệnh nhân Tổng (%)
I 0 0
II 1 3.2
III 22 71
IVA 8 25.8
Tổng 31 100.0
Giai đoạn III và IVA chiếm đa số với tỷ lệ 96.8%.
3.3. Đặc điểm xạ trị
3.3.1. Bỏng miệng trong quá trình xạ trị
Bảng 9: Bỏng miệng trong quá trình xạ trị
Bỏng miệng trong quá
trình xạ trị
Số bệnh
nhân
Tổng
Độ 1 4 12.9
Độ 2 17 54.8
Độ 3 10 32.3
Tổng 31 100.0
Bỏng miệng độ 2 và độ 3 chiếm đa số với tỷ lệ
87,1%.
Đánh giá kết quả xạ trị ung thư amydale bằng kỹ thuật xạ trị...
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020 47
3.3.2. Khô miệng
Bảng 10: Khô miệng
Khô miệng
Trong quá
trình xạ trị
(n=31) (%)
Sau 3 tháng
(n =31) (%)
Sau 6 tháng
(n =31) (%)
Sau 12 tháng
(n =21) (%)
Sau 24 tháng
(n =18) (%)
Sau 36 tháng
(n =12) (%)
Không khô
miệng
0 (0) 2 (6.5) 4 (12.9) 3 (14.3) 5 (27.8) 5(41.7)
Độ 1 4 (12.9) 21 (67.7) 23 (74.2) 16 (76.2) 12(66.7) 7(58.3)
Độ 2 21 (67.7) 8 (25.8) 4 (12.9) 2 (9.5) 1 (5.5) 0 (0)
Độ 3 6 (19.4) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) (0)
Không khô miệng sau 12 tháng, sau 24 tháng và sau 36 tháng điều trị lần lượt là 14,3%, 27,8% và
41,7%. Khô miệng độ 2 sau 3 tháng, sau 6 tháng, sau 12 tháng, sau 24 tháng và sau 36 tháng điều trị lần
lượt là 67,7%, 25,8%, 12,9%, 9,5%, 5,5% và 0%. Sau 3 tháng không còn khô miệng độ 3.
4. Đánh giá đáp ứng
4.1 Đánh giá đáp ứng u
Bảng 11: Đánh giá đáp ứng u
Đánh giá đáp ứng u
Sau 3tháng
(n=31) (%)
Sau 6 tháng
(n=31) (%)
Sau 12 tháng
(n=21) (%)
Sau 24 tháng
(n=18) (%)
Sau 36 tháng
(n=12) (%)
Tái phát u 0 (0) 1 (3.2) 3 (14.3) 3 (16.7) 2 (16.7)
Tỷ lệ tái phát u sau 6 tháng, sau12 tháng và sau 24 tháng lần lượt là 3,2%, 14,3% và 16,7%.
4.2 Đánh giá đáp ứng hạch
Bảng 12: Đánh giá đáp ứng hạch
Đánh giá đáp
ứng hạch
Sau 3tháng
(n=31) (%)
Sau 6 tháng
(n=31) (%)
Sau 12 tháng
(n=21) (%)
Sau 24 tháng
(n=18) (%)
Sau 36 tháng
(n=12) (%)
Tái phát hạch 0 (0) 1 (3.2) 2 (9.5) 4 (22.2) 3(25)
Tỷ lệ tái phát hạch sau 6 tháng, sau12 tháng và sau 24 tháng lần lượt là 3,2%, 9,5% và 22,2%.
4.3. Đánh giá di căn xa
Bảng 13: Đánh giá di căn xa
Đánh giá di căn
xa
Sau 3tháng
(n=31) (%)
Sau 6 tháng
(n=31) (%)
Sau 12 tháng
(n=21) (%)
Sau 24 tháng
(n=18) (%)
Sau 36 tháng
(n=12) (%)
Di căn xa 1 (3.2) 2 (6.5) 3 (14.3) 3 (16.7) 3 (25)
Tỷ lệ di căn xa sau 6 tháng, sau12 tháng và sau 24 tháng lần lượt là 6,5%, 14,3% và 16,7%.
IV. BÀN LUẬN
Về đặc điểm bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi tuổi trung bình là 62,32 ± 14,31 tuổi(thấp
nhất là 40 tuổi, cao nhất là 92 tuổi), nam giới chiếm
đa số với tỷ lệ 80,6%, nữ giới chiếm tỷ lệ 19,4%.
Có 2 lý do vào viện thường gặp là nuốt vướng và
hạch cổ trong đó nuốt vướng là lí do chủ yếu với tỷ
lệ 67,7%. Phù hợp với đặc điểm dịch tể của bệnh.
Về đặc điểm bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi tỷ lệ ung thư amydale ở vị trí bên phải và
bên trái là gần như tương đương không có nhiều sự
khác biệt. Về độ biệt hóa mô bệnh học độ biệt hóa
trung bình chiếm đa số với tỷ lệ 58,1%, độ biệt hóa
tốt chiếm tỷ lệ 22,6%, độ biệt hóa kém chiếm tỷ lệ
Bệnh viện Trung ương Huế
48 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020
thấp nhất 19,3%.So sánh với nghiên cứu của tác giả
Valentina Krstevska khi xạ hóa đồng thời bằng kỹ
thuật 3D cho 36 bệnh nhân ung thư amydale tiến
triển tại chỗ và tại vùng thì có 77,8% trường hợp độ
biệt hóa mô bệnh học tốt và trung bình [6].
Trong nghiên cứu của chúng tôi về giai đoạn
khối u chủ yếu là khối u T3 chiếm tỷ lệ 90,3%, khối
u T2 chiếm 6,5%, khối u T1 chiếm 3,2%. Về giai
đoạn hạch đa số hạch sờ thấy trên lâm sàng, chủ
yếu hạch N1 chiếm 58,1%, hạch N2 chiếm 25,8%,
không có hạch chiếm 16,1%. Giai đoạn III và IVA
chiếm đa số với tỷ lệ 96,8%. Sở dĩ như vậy là do ung
thư ở Việt Nam thường phát hiện muộn.
Về đánh giá biến chứng xạ trị trong nghiên cứu
của mình chúng tôi đánh giá 2 biến chứng chính là
bỏng miệng và khô miệng. Về vấn đề bỏng miệng
trong quá trình xạ trị chủ yếu là bỏng miệng độ 2
chiếm 54,8%, bỏng miệng độ 3 chiếm 32,3%, bỏng
miệng độ 1 chiếm 12,9%.So sánh với nghiên cứu
của tác giả Chao khi xạ trị bằng kỹ thuật IMRT cho
12 bệnh nhân ung thư khoang miệng thì có 42%
trường hợp bỏng miệng độ 3 [5]. Còn so sánh với
nghiên cứu của tác giả Valentina Krstevska khi xạ
hóa đồng thời bằng kỹ thuật 3D cho 36 bệnh nhân
ung thư amydale tiến triển tại chỗ và tại vùng thì có
58,3% trường hợp bỏng miệng độ 3 [6].
Không khô miệng sau 12 tháng, sau 24 tháng
và sau 36 tháng điều trị lần lượt là 14,3%, 27,8% và
41,7%. Khô miệng độ 2 sau 3 tháng, sau 6 tháng,
sau 12 tháng, sau 24 tháng và sau 36 tháng điều trị
lần lượt là 67,7%, 25,8%, 12,9%, 9,5%, 5,5% và
0%. Sau 3 tháng không còn khô miệng độ 3.So sánh
với nghiên cứu của tác giả Jeremy Setton và cộng
sự khi xạ trị bằng kỹ thuật IMRT cho 408 bệnh nhân
ung thư khoang miệng thì nghiên cứu của chúng
tôi có kết quả gần như tương đương về đánh giá
tình trạng khô miệng sau 3 tháng, sau 6 tháng, sau
12 tháng, sau 24 tháng và sau 36 tháng điều trị [8].
Còn so sánh với nghiên cứu của tác giả Valentina
Krstevska khi xạ hóa đồng thời bằng kỹ thuật 3D
cho 36 bệnh nhân ung thư amydale tiến triển tại chỗ
và tại vùng thì nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả
tốt hơn [6].
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ tái phát u
sau 6 tháng, sau12 tháng và sau 24 tháng lần lượt
là 3,2%, 14,3% và 16,7%. Tỷ lệ tái phát hạch sau 6
tháng, sau12 tháng và sau 24 tháng lần lượt là 3,2%,
9,5% và 22,2% và tỷ lệ di căn xa sau 6 tháng, sau12
tháng và sau 24 tháng lần lượt là 6,5%, 14,3% và
16,7%. So sánh với nghiên cứu của tác giả Jeremy
Setton và cộng sự khi xạ trị bằng kỹ thuật IMRT cho
408 bệnh nhân ung thư khoang miệng thì nghiên
cứu của chúng tôi có kết quả gần như tương đương
[8].Còn so sánh với nghiên cứu của tác giả Valentina
Krstevska khi xạ hóa đồng thời bằng kỹ thuật 3D
cho 36 bệnh nhân ung thư amydale tiến triển tại chỗ
và tại vùng thì có 27,8% trường hợp tái phát u, 36%
trường hợp tái phát hạch sau 24 tháng [6].
V. KẾT LUẬN
Điều trị xạ trị ung thư amydale bằng kỹ thuật
IMRT chúng tôi nhận thấy cho kết quả tốt. Các cơ
quan nguy cấp trong đó có tuyến nước bọt mang tai
sẽ nhận liều xạ thấp hơn so với liều xạ tối đa có thể
nhận do đó khả năng giữ được chức năng và phục
hồi sau điều trị, do đó làm giảm biến chứng khô
miệng sau điều trị. Đồng thời, liều xạ vào khối u và
hạch bạch huyết là tương tự hoặc cao hơn so với liều
xạ thông thường nên làm tăng khả năng kiểm soát
u và hạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. D Fliss, “Complications from radiation therapy to
the head and neck”. The International Federation
of Head and Neck Oncologic SocietiesCurrent
Esophageal Pathology in Patients After Treat-
ment for Head and Neck Cancer, 2012
2. Mitchell Machtay, MD, “ IMRT for squamous
cell carcinoma of the tonsil”, Last Modified:
January 1, 2003
Đánh giá kết quả xạ trị ung thư amydale bằng kỹ thuật xạ trị...
Bệnh viện Trung ương Huế
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 65/2020 49
3. Ava Hatcher, RN BN CON(c), “Symptom
Management Guidelines:XEROSTOMIA”,
Date of Print: Revised: October, 2013, Cre-
ated: January, 2010
4. Anamaria Reyna Yeung, “ Ipsilateral Radia-
tion For Squamous Cell Carcinoma Of The
Tonsil”, National library of medicine, 2012
May;34(5):613-6. doi: 10.1002/hed.21993
5. K.S. Clifford Chao, M.D, “Intensity-modulated
radiation therapy for head and neck cancer”,
Current Treatment Options in Oncology volume
5, pages3-9(2004)
6. Valentina Krstevska, “Concurrent radiochemo-
therapy in locally-regionally advanced oropha-
ryngeal squamous cell carcinoma: analysis of
treatment results and prognostic factors “, Radia-
tion Oncology, 2012 May 28. doi: 10.1186/1748-
717X-7-78.
7. Ann Barrett, “Practical Radiotherapy Planning”,
2009; Fourth Edition;pp: 122–134
8. Jeremy Setton, B.A,“Intensity-Modulated Ra-
diotherapy In The Treatment Of Oropharyn-
geal Cancer: An Update Of The Memorial
Sloan-Kettering Cancer Center Experience”,
Int.J.Radiation Oncology Biol.Phys., Vol.82,
No.1, pp.291-298, 2012.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
danh_gia_ket_qua_xa_tri_ung_thu_amydale_bang_ky_thuat_xa_tri.pdf