Đánh giá tình trạng loãng xương, mối tương quan giữa mật độ xương và hormone giới tính ở bệnh nhân nam ≥ 50 tuổi tại khoa nội cơ xương khớp bệnh viện chợ Rẫy

BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu trên cho thấy tỉ lệ bệnh nhân nam ≥ 50 tuổi có bệnh lý cơ xương khớp bị loãng xương là khá cao 27,4% nếu đo BMD ở cổ xương đùi và 33,3% đo BMD ở cột sống thắt lưng. Kết quả này có phần cao hơn các nghiên cứu về tỉ lệ loãng xương nam giới trong cộng đồng ở một số nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới(2,4), điều này có thể giải thích được là do nghiên cứu này thực hiện trên các bệnh nhân nhập viện có bệnh lý cơ xương khớp và đây là những đối tượng có nguy cơ loãng xương cao. Phân tích các yếu tố nguy cơ về loãng xương thì ở nhóm bệnh nhân này cho thấy việc sử dụng corticoide kéo dài làm ảnh hưởng rõ ràng đến loãng xương. Trong nghiên cứu này khi phân tích mối tương quan giữa BMD và nồng độ các hormone sinh dục thì cho thấy việc thay đổi nồng độ hormone sinh dục và BMD là chưa rõ ràng. Có thể nghiên cứu này mẫu còn nhỏ và việc phân tích trên bệnh nhân nhập viện có rất nhiều yếu tố nguy cơ loãng xương khác ảnh hưởng lên BDM của bệnh nhân. Việc cần nghiên cứu thêm với số lượng bệnh nhân đủ lớn để xác định rõ hơn mối tương quan này là cần thiết. KẾT LUẬN Tỉ lệ bệnh nhân nam ≥ 50 tuổi có bệnh lý cơ xương khớp bị loãng xương là khá cao 27,4%. Các yếu tố liên quan đến loãng xương ở nhóm bệnh nhân này là do tình trạng sử dụng corticoid kéo dài, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, ít vận động. Mặc dù tình trạng suy giảm hormone sinh dục ở đối tượng nghiên cứu này là rất cao 48,8% nhưng mối tương quan giữa nồng độ testosterone và nồng độ estradiol với mật độ xương ở cả hai vị trí cột sống thắt lưng và cổ xương đùi là không rõ ràng.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 25 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tình trạng loãng xương, mối tương quan giữa mật độ xương và hormone giới tính ở bệnh nhân nam ≥ 50 tuổi tại khoa nội cơ xương khớp bệnh viện chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 170 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG LOÃNG XƯƠNG, MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ HORMONE GIỚI TÍNH Ở BỆNH NHÂN NAM ≥ 50 TUỔI TẠI KHOA NỘI CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Huỳnh Văn Khoa*, Lê Anh Thư* TÓM TẮT Cơ sở nghiên cứu và mục tiêu: Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có 6% - 10 % nam giới trên 50 tuổi có biểu hiện loãng xương và có khoảng 1/5 nam giới trên 50 tuổi có khả năng bị gãy xương do loãng xương trong suốt thời gian còn lại của đời sống. Hormone giới tính đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và duy trì khối lượng xương. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở bệnh nhân nam ≥ 50 tuổi có bệnh lý cơ xương khớp với mục tiêu: xác định tần suất loãng xương, đánh giá các yếu tố liên quan gây loãng xương nam giới và tìm hiểu mối tương quan giữa các hormone giới tính với mật độ xương ở nhóm đối tượng nghiên cứu này. Đối tượng, Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang được thực hiện trên các bệnh nhân nam ≥ 50 tuổi có bệnh lý cơ xương khớp tại khoa nội Cơ Xương Khớp, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2011. Đo nồng độ testosterone và estradiol bằng phương pháp electrochemiluminescence immunoassay trên máy Licence của Italy. Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA trên máy Hologic ở hai vị trí cột sống thắt lưng và cổ xương đùi. Đánh giá tình trạng suy giảm hormone sinh dục dựa vào tiêu chuẩn nồng độ testosterone < 3ng/ml (300 ng/dL) và chẩn đoán loãng xương dựa vào tiêu chuẩn của WHO. Kết quả: Có 84 bệnh nhân nam ≥ 50 tuổi có bệnh lý cơ xương khớp được nghiên cứu, tỉ lệ loãng xương là 27,4% và 63,1% bị thiếu xương. Bước đầu cho thấy các yếu tố liên quan đến loãng xương ở nhóm bệnh nhân ở nghiên cứu này là: tình trạng sử dụng corticoid kéo dài (22,6%), lạm dụng rượu bia (16,7%), hút thuốc lá, kém vận động. Nồng độ testosterone trung bình 3,04 ± 1,21 ng/ml và nồng độ estradiol trung bình 38,14 ± 13,00 pg/ml. Bệnh nhân có biểu hiện suy giảm hormone sinh dục với nồng độ testosterone < 3ng/ml (300ng/dl) chiếm tỉ lệ khá cao 48,80% và tỉ lệ bệnh nhân có nồng độ estradiol thấp < 31pg/ml là 23,80% (nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ estradiol dưới ngưỡng này thì ảnh hưởng đến mật độ xương). Xác định mối tương quan giữa nồng độ testosterone và nồng độ estradiol với mật độ xương ở cột sống thắt lưng và cổ xương đùi bằng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến ở nhóm đối tượng nghiên cứu này chưa thấy có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân nam ≥ 50 tuổi có bệnh lý cơ xương khớp bị loãng xương là khá cao 27,4%. Các yếu tố liên quan đến loãng xương ở nhóm bệnh nhân này là do tình trạng sử dụng corticoid kéo dài, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, ít vận động. Mặc dù tình trạng suy giảm hormone sinh dục ở đối tượng nghiên cứu này là rất cao 48,8% nhưng mối tương quan giữa nồng độ testosterone và nồng độ estradiol với mật độ xương ở cả hai vị trí cột sống thắt lưng và cổ xương đùi là không rõ ràng. Từ khóa: loãng xương; hormone giới tính ABSTRACT ASSESSEMENT THE CONDITION OF OSTEOPOROSIS, THE CORRELATION BETWEEN BONE MINERAL DENSITY AND SEX HORMONES IN MALE PATIENT ≥ 50 YEAR OF AGE IN DERPARTMENT OF RHEUMATOLOGY – CHO RAY HOSPITAL Huynh Van Khoa, Le Anh Thu* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 170 - 174 * Khoa Nội Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: ThS.BS Huỳnh Văn Khoa, ĐT: 0989023485, Email: khoa_hv@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 171 Studies worldwide show a 6% - 10 % of men over age 50 have osteoporosis and about 1/5 of men over age 50 is likely to fracture due to osteoporosis during the remaining period of life. Sex hormone play an important role in developing and maintaining bone mass. We conduct research in male patient ≥ 50 years of age with musculoskeletal pathology objectives: determine the frequency of osteoporosis and assessment of relevant factors in osteoporosis men and find out the correlation between the sex hormones with bone mineral density in the study groups. Research methods: Prospective study, cross –section is done on male patients ≥ 50 years old with musculoskeletal diseases in department of rheumatology, Cho Ray hospital from April to July 2011. Testosterone and estradiol levels measured by electrochemiluminescence immunoassay method on Italy’s License. Measurement of bone density by DEXA on a Hologic method at two positions of lumbar spine and femoral neck. Assess impairment based on the sex hormone testosterone standards < 3ng/ml (300ng/dl) and diagnosis of osteoporosis based on WHO criteria. Results: There are 84 male patients ≥ 50 years of age with musculoskeletal disease were studied, prevalence of osteoporosis was 27.4% and 64.1 had osteopenia. Initially showed factors associated with osteoporosis in patients in this study are: the use of prolonged corticosteroid (22.6%), alcohol abuse (16.7%), smoking, poor motor. The average concentration of testosterone 3.4 ± 1,1 ng/ml and average estradiol concentration 38.14 ± 13.00 pg/ml. Patients with reduced expression of sex hormone testosterone concentration < 3ng/ml is 23.8% (multiple studies showed relationship between testosterone and estradiol levels the threshold then affect bone density). Determining the relationship between testosterone and estradiol levels with bone mineral density at lumbar spine and femoral neck by linear regression analysis in multivariate research groups have not found meaningful statistics Conclusion: The proportion of patients ≥ 50 years old male with musculoskeletal disease osteoporosis is relatively high 27.4%. Factors associated with osteoporosis in this patient group is due to prolonged corticosteroid use, alcohol abuse, smoking, physical inactivity. Although the decline in sex hormone research subjects is very high 48.8% but the relationship between testosterone and estradiol levels with bone density in both position of the lumbar spine and femoral neck is not clear. Keywords: osteoporosis; sex hormone ĐẶT VẤN ĐỀ Loãng xương nam giới cũng đóng vai trò quan trọng như loãng xương ở nữ giới. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có 6% - 10 % nam giới trên 50 tuổi có biểu hiện loãng xương và có khoảng 1/5 nam giới trên 50 tuổi có khả năng bị gãy xương do loãng xương trong suốt thời gian còn lại của đời sống(3,5). Có đến 50 – 70% loãng xương nam giới có liên quan đến các nguyên nhân gây loãng xương thứ phát như: lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, ít vận động, sử dụng thuốc có chứa corticoid kéo dài, bệnh lý mạn tính đường tiêu hóa, suy giảm tuyến sinh dục(2,5) Do vậy việc tầm soát các yếu tố nguy cơ gây loãng xương thứ phát ở nam giới rất quan trọng. Hormone giới tính đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và duy trì khối lượng xương. Ở nữ mối tương quan giữa mật độ xương và estrogen là rất rõ ràng và phụ nữ sau mãn kinh việc suy giảm nồng độ estrogen đã làm gia tăng tỉ lệ bệnh loãng xương. Ở nam giới nhất là trên 50 tuổi việc suy giảm testosterone tăng lên theo thời gian, tuy nhiên mối tương quan giữa testosterone và mật độ xương là không rõ ràng bằng estrogen (một hormone sinh dục nữ cũng có ở nam giới)(1,5). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở bệnh nhân nam ≥ 50 tuổi có bệnh lý cơ xương khớp với mục tiêu: xác định tần suất loãng xương, đánh giá các yếu tố liên quan gây loãng xương nam giới và tìm hiểu mối tương quan giữa các hormone giới tính với mật độ xương ở nhóm đối tượng nghiên Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 172 cứu này. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang được thực hiện trên các bệnh nhân nam ≥ 50 tuổi có bệnh lý cơ xương khớp tại khoa nội Cơ Xương Khớp, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2011. Các bệnh nhân được hỏi bệnh tiền sử, bệnh sử và làm các xét nghiệm đánh giá các yếu tố liên quan đến loãng xương bằng mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất. Chú ý đến các yếu tố nguy cơ LX thứ phát như: - Tiền sử dụng corticoide kéo dài (tương đương ≥ prednisolone 5mg/ngày > 3 tháng) - Lạm dụng rượu bia (tương đương ≥ 3 đơn vị/ngày) - Hút thuốc lá ≥ 10 gói/năm - Bất động kéo dài ≥ 2 tháng hoặc ít vận động - TS cá nhân hoặc gia đình bị gãy xương do LX - Giảm năng tuyến sinh dục - Tăng năng tuyến cận giáp Đo nồng độ testosterone và estradiol bằng phương pháp electrochemiluminescence immunoassay trên máy Licence của Italy. Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA trên máy Hologic ở hai vị trí cột sống thắt lưng và cổ xương đùi. Đánh giá tình trạng suy giảm hormone sinh dục dựa vào tiêu chuẩn nồng độ testosterone < 3ng/ml (300 ng/dL) và chẩn đoán loãng xương dựa vào tiêu chuẩn của WHO (Tscore < -2,5 loãng xương; -2,5 ≤ Tscore ≤ -1, thiếu xương; Tscore > -1, bình thường)(4,5). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm nhóm nghiên cứu (n = 84) Phân bố bệnh nhân theo tuổi (n=84) Tuổi Tần số % 50 – 59 17 20 60 – 69 32 38 70 – 79 24 29 ≥ 80 11 13 Tuổi TB của nhóm NC là 68,38 ± 9,95 (50 tuổi – 89 tuổi) Đặc điểm nghề nghiệp (n=84) Nghề nghiệp Tần số % Nông dân 35 42 Công nhân 18 21 Buôn bán 9 11 Văn phòng 1 1 Nghề khác 21 25 Vận động thể lực (n=60) Hoạt động thể lực Tần số % Nhiều ≥ 14h/tuần 7 12 Trung bình 7- 14h/tuần 37 62 Ít < 7h/tuần 16 26 Đặc điểm BMI (n=84) Chỉ số BMI trung bình của nhóm nghiên cứu là 20,72 ± 1,97 Chỉ số BMI Tần số % BMI > 25 2 2,38 18,5 – 25 71 84,52 < 18,5 11 13,10 Chỉ số sinh hóa Chỉ số sinh hóa Trung bình Độ lệch chuẩn Trung vị Khoảng tứ phân vị Creatinine (mg/dl) 1,17 0,31 1,10 1,00 – 1,30 Calcium (mmol/l) 2,04 0,22 2,10 2,00 – 2,10 Phosphorus (mg/dl) 36,95 6,73 38,00 36,00 – 40,00 P. kiềm 250,04 92,03 231,00 201,00 – 280,00 Testosterone (ng/ml) 3,05 1,22 3,10 2,10 – 3,70 Estradiol (pg/ml) 38,14 13,00 36,00 30,70 – 48,20 Sự khác biệt về nồng độ hormone và BMD theo nhóm tuổi Tuổi Nồng độ Testosterone (n=83) Nồng độ Estradiol (n=79) BMD đùi (n=81) BMD thắt lưng (n=81) 50 – 59 2,88/3,35/3,80 31,2/34,2/46,3 0,59 ± 0,08 0,87 ± 0,12 60 – 69 2,83/3,49/4,25 33,00/38,95/49,00 0,67 ± 0,11 0,92 ± 0,13 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 173 Tuổi Nồng độ Testosterone (n=83) Nồng độ Estradiol (n=79) BMD đùi (n=81) BMD thắt lưng (n=81) 70 – 79 1,79/2,52/3,25 28,00/33,00/52,20 0,59 ± 0,10 0,82 ± 0,19 > 80 1,75/2,04/2,10 31,50/32,05/35,70 0,62 ± 0,15 0,81 ± 0,13 p <0,001 0,206 0,022 0,078 Tỷ lệ bệnh nhân bị suy giảm testosterone <3ng/ml và tỷ lệ có estradiol <31pg/nl (n=84) Chỉ số BMI Tần số % Testosterone <3ng/ml 41 49 Estradiol <31pg/l 20 24 Sự khác biệt về BMD ở cổ xương đùi và BMD ở thắt lưng giữa nhóm có giảm testosterone < 3ng/ml với nhóm không giảm testosterone và giữa nhóm có estradiol <31pg/l Tuổi Giảm testosterone Không giảm testosterone p Estradiol <31pg/l Estradiol ≥31pg/l p BMD đùi 0,61 ± 0,10 0,63 ± 0,12 0,344 0,58 ± 0,10 0,64 ± 0,11 0,030 BMD TL 0,83 ± 0,16 0,90 ± 0,13 0,049 0,83 ± 0,17 0,88 ± 0,14 0,259 Tỉ lệ loãng xương ở CSTL T Score Tần số % Tscore < -2,5 28 33,3 -2,5 ≤ Tscore ≤ -1 31 36,9 Tscore > -1 25 29,8 Tỉ lệ loãng xương ở cổ xương đùi T Score Tần số % Tscore < -2,5 23 27,4 -2,5 ≤ Tscore ≤ -1 53 63,1 Tscore > -1 8 9,5 Các yếu tố nguy cơ loãng xương Yếu tố nguy cơ Tần số % Dùng corticoide kéo dài 19 22,71 Rượu 14 16,7 Thuốc lá 18 21,42 Kém vận động 10 12 Suy giảm hormone sinh dục 41 48,8 Nguy cơ tương đối của các yếu tố trên BMD Yếu tố nguy cơ RR % 95 conf. intervan P Dùng corticoide kéo dài 2,275 1,43- 3,6 0,0021 Rượu 1,06 0,54 – 2,08 0,859 Thuốc lá 0,78 0,36 – 1,31 0,363 Kém vận động 1,23 0,32 – 0,40 0,84 Suy giảm hormone sinh dục 1,53 0,89 – 2,62 0,11 Chỉ có yếu tố sử dụng cortocoide kéo dài là có ảnh hưởng trên BMD có ý nghĩa thống kê ở nhóm đối tượng nghiên cứu này. Tương quan giữa nồng độ hormone và BMD Tương quan giữa nồng độ hormone và BMD Tương quan Hệ số tương quan p Phương trình hồi quy Giữa BMD ở cổ xương đùi và testosterone 0,14 0,222 BMD đùi = 0,58 + 0,01*testosterone Giữa BMD ở cổ xương đùi và estradiol 0,15 0,205 BMD đùi = 0,58 + 0,001*estradiol Giữa BMD ở thắt lưng và testosterone 0,23 0,046 BMD thắt lưng = 0,78 + 0,03*testosterone Giữa BMD ở thắt lưng và estradiol 0,24 0,049 BMD thắt lưng = 0,76 + 0,003*estradiol Chưa thấy rõ mối tương quan giữa nồng độ hormone sinh dục với BMD ở nhóm đối tượng nghiên cứu này. BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu trên cho thấy tỉ lệ bệnh nhân nam ≥ 50 tuổi có bệnh lý cơ xương khớp bị loãng xương là khá cao 27,4% nếu đo BMD ở cổ xương đùi và 33,3% đo BMD ở cột sống thắt lưng. Kết quả này có phần cao hơn các nghiên cứu về tỉ lệ loãng xương nam giới trong cộng đồng ở một số nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới(2,4), điều này có thể giải thích được là do nghiên cứu này thực hiện trên các bệnh nhân nhập viện có bệnh lý cơ xương khớp và đây là những đối tượng có nguy cơ loãng xương cao. Phân tích các yếu tố nguy cơ về loãng xương thì ở nhóm bệnh nhân này cho thấy việc sử dụng corticoide kéo dài làm ảnh hưởng rõ ràng đến loãng xương. Trong nghiên cứu này khi phân tích mối tương quan giữa BMD và nồng độ các hormone sinh dục thì cho thấy việc thay đổi nồng độ hormone sinh dục và BMD là chưa rõ ràng. Có thể nghiên cứu này mẫu còn nhỏ và việc phân Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 174 tích trên bệnh nhân nhập viện có rất nhiều yếu tố nguy cơ loãng xương khác ảnh hưởng lên BDM của bệnh nhân. Việc cần nghiên cứu thêm với số lượng bệnh nhân đủ lớn để xác định rõ hơn mối tương quan này là cần thiết. KẾT LUẬN Tỉ lệ bệnh nhân nam ≥ 50 tuổi có bệnh lý cơ xương khớp bị loãng xương là khá cao 27,4%. Các yếu tố liên quan đến loãng xương ở nhóm bệnh nhân này là do tình trạng sử dụng corticoid kéo dài, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, ít vận động. Mặc dù tình trạng suy giảm hormone sinh dục ở đối tượng nghiên cứu này là rất cao 48,8% nhưng mối tương quan giữa nồng độ testosterone và nồng độ estradiol với mật độ xương ở cả hai vị trí cột sống thắt lưng và cổ xương đùi là không rõ ràng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Araujo AB, Travison TG, Leder BZ, and McKinlay JB (2008) Correlation between serum testosterone, estradiol, and sex hormone-binding globulin and bone mineral density in a diverse sample if men. J clin Endocrinol Metab 93: 2135-2141. 2. Behre HM, Kliesch S, Leifke E, Link TM and E Nieschlag (1997). Long –term effect of testosterone therapy on bone mineral density in hypogonadal men. J clin Endocrinol Metab 82. pp.2386-2390. 3. Clapauch R, Mattos TM, Silva P, Marinheiro LP, Buksman S, Schrank Y (2009). Total estradiol, rather than testosterone levels, predicts osteoporosis in aging men. Arq bras Endocrinol Metab; 53/8:1020-1025. 4. Fink HA, Ewing SK, Ensrud KE, Barrett-Connor E, Taylor BC, Cauley JA, Orwoll ES. (2006). Association of testosterone and estradiol deficiency with osteoporosis and rapid bone loss in older men. J clin Endocrinol Metab 91. pp.3908-3915. 5. Kelly JJ, Moses AM (2005). Osteoporosis in men: the role of testosterone and other sex-related factors. Curr Opin Endocrinol Dialetes; 12(6):452-458.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_tinh_trang_loang_xuong_moi_tuong_quan_giua_mat_do_x.pdf
Tài liệu liên quan