Nhiễm khuẩn huyết là biến chứng nặng nếu
có xảy ra trong quá trình điều trị hóa trị liệu theo
phác đồ chuẩn cho NB. Vì vậy, khi NB quyết
định điều trị hóa trị liệu theo phác đồ chuẩn, cần
xem xét ưu tiên loại phòng NB nằm, lưu thông
không khí trong phòng bệnh, công tác điều trị,
chăm sóc và theo dõi các dấu hiệu bất thường
của NB để xử trí kịp thời, vệ sinh và hấp phòng
theo định kì hoặc khi có yêu cầu nhằm đạt được
mục tiêu giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết.
9 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tình trạng nhiễm trùng huyết sau hóa trị liệu tại khoa huyết học trẻ em 2 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 291
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG NHIỄM TRÙNG HUYẾT SAU HÓA TRỊ LIỆU
TẠI KHOA HUYẾT HỌC TRẺ EM II NĂM 2013
Hà Hữu Lộc*, Nguyễn Thị Thái Huyền*, Đặng Thị Hồng Thúy*, Phạm Thị Ngọc Ánh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: “Đánh giá tình trạng nhiễm trùng huyết sau hóa trị liệu tại Khoa Huyết học Trẻ em II năm 2013
và các yếu tố liên quan”.
Đối tượng : Tất cả các người bệnh nhập khoa HHTE 2, được điều trị hóa trị liệu theo phác đồ chuẩn và có
cấy máu trong thời gian nghiên cứu.
Kết quả : có 37 NB được điều trị theo phác đồ chuẩn với 249 lượt cấy máu, tỉ lệ nhiễm trùng huyết trên kết
quả cấy máu dương tính là 10%. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết đa số là Gram âm (92%), thường gặp
nhất là vi khuẩn Stenotrophomonas maltophilia và E.coli (24%). Không có ý nghĩa thống kê giữa tuổi, ngày nằm
viện, loại phòng NB nằm.
Kết luận : Nhiễm trùng huyết là triệu chứng lâm sàng xảy ra trong quá trình NB điều trị hóa trị liệu
thường xuất hiện ở giai đoạn suy tủy sâu. Vì vậy, trong quá trình điều trị và chăm sóc, NB cần được theo dõi sát
các diễn tiến để xử trí kịp thời.
Từ khóa : Nhiễm trùng huyết, hóa trị liệu
ABSTRACT
TO ASSESS THE CHARATERISTIS OF BLOOD INJECTION THE RELATED FACTORS
AFTER USING CHEMOTHERAPY AT THE CHILDREN DEPARTMENT NO 2
IN THE BLOOD TRANFUSION AND HEMATOLOGY HOSPITAL IN 2013
Ha Huu Loc, Nguyen Thi Thai Huyen, Dang Thi Hong Thuy,
Pham Thi Ngoc Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 291 ‐ 299
Subjects: All patients who treated by chemotherapy regimen and blood cultures during the research period.
Results: 37 patients were treated according to standard protocols with 249 turns blood cultures,
sepsis rate on positive blood culture results was 10%. The bacterial sepsis predominantly Gram‐
negative (92%), the most common bacteria Stenotrophomonas maltophilia and E. coli (24%). No
statistically significant between age, length of stay hospital and room type
Conclusion: Blood’s sepsis is the symptom of clinical occurs during the time of patient’s chemotherapy
myelosuppression deep stage. So, in the course of treatment and care, the patient should be closely monitored to
treat of incident timely
Key word: blood infection, chemotherapy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển y học, ngày
càng nhiều thủ thuật xâm lấn, nhiều dụng cụ,
nhiều loại thuốc kháng sinh, thì tình hình nhiễm
trùng bệnh viện cũng trở thành một thử thách
liên quan đến sức khỏe của người bệnh. Nhiễm
trùng bệnh viện đã tác động và ảnh hưởng đến
mọi mặt: tăng thời gian nằm viện, tăng tỉ lệ bệnh
nặng, tỷ lệ vi khẩn kháng thuốc kháng sinh tăng,
* Bệnh viện Truyền máu ‐ Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CN. Phạm Thị Ngọc Ánh ĐT: 0127.488.2692 Email: anhtrang198116@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 292
chi phí điều trị tăng, tỷ lệ tử vong tăng,
Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực còn
nhiều hạn chế, cùng với sự xuất hiện các tác
nhân gây bệnh phức tạp, đã khiến nguy cơ
nhiễm trùng bệnh viện trên các người bệnh có
sử dụng các thủ thuật xâm lấn như nhiễm trùng
huyết liên quan đến tiêm truyền qua các đường
tĩnh mạch, viêm phổi liên quan đến thở máy
cũng ngày càng tăng.
Nhiễm trùng huyết mắc phải trong bệnh
viện là một trong những nhiễm trùng bệnh
viện quan trọng. Tại khoa Huyết Học Trẻ Em 2
Bệnh viện truyền máu huyết học, tình hình
bệnh đa dạng và phức tạp, nguy cơ lây nhiễm
qua tiếp xúc, qua thực hiện các thủ thuật, nguy
cơ cao hơn do người bệnh có điều trị hóa trị
liệu. Hàng tháng, theo số liệu báo cáo, tỉ lệ
nhiễm khuẩn huyết tại khoa khoảng 15% đến
18%, câu hỏi nghiên cứu là các yếu tố và nguy
cơ nào làm tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết tại
khoa. Vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài này với
các mục tiêu sau
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tình trạng nhiễm trùng huyết tại
Khoa Huyết học Trẻ em II sau hóa trị liệu và các
yếu tố liên quan.
Mục tiêu chuyên biệt
+ Xác định tỉ lệ nhiễm trùng huyết với cấy
máu dương tính sau hoá trị liệu.
+ Xác định tỉ lệ các vi khuẩn trong trường
hợp nhiễm trùng huyết sau hoá trị liệu.
+ Khảo sát các yếu tố liên quan đến tình
trạng nhiễm trùng huyết sau hoá trị liệu bao
gồm: Vị trí – đường vào nhiễm trùng, môi
trường phòng người bệnh nằm.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Đại cương về nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một tập hợp
những biểu hiện lâm sàng của một tình trạng
nhiễm trùng ‐ nhiễm độc toàn thân nặng, có
nguy cơ chết nhanh do choáng (shock) và suy
các cơ quan do vi khuẩn từ một ổ nhiễm trùng
khởi đầu phóng vào máu nhiều lần, liên tiếp và
sinh sôi phát triển trong máu.
Có thể nói ʺNhiễm khuẩn huyết là một biến
chứng của một quá trình nhiễm khuẩn từ một
nơi lan ra toàn thân khi sức đề kháng của cơ thể
giảm sútʺ.
Mọi vi khuẩn bất kể độc tính mạnh hay yếu
đều có thể gây nhiễm khuẩn huyết trên cơ địa
suy giảm sức đề kháng, suy giảm miễn dịch.
Đường vào, điều kiện thuận lợi, cơ địa bệnh nhân và cơ chế hình thành nhiễm khuẩn
huyết
Đường vào Vi khuẩn
Da Mụn nhọt
Bỏng
Tụ cầu
Trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu
Hô hấp Họng, xoang
Viêm tai xương chũm
Răng
Liên cầu, phế cầu, não mô cầu
Tạp khuẩn
Tạp khuẩn, vi khuẩn kỵ khí
Phổi Phế cầu, tụ cầu, vi khuẩn gram (-)
Tim Viêm nội tâm mạc Liên cầu, tụ cầu, cầu khuẩn đường ruột, trực khuẩn gram
(-)
Gan mật Sỏi, nhiễm trùng đường mật Trực khuẩn gram(-),VK kỵ khí
Tiết niệu Sỏi, viêm tiết niệu Trực khuẩn gram (-), TK mủ xanh
NT ổ bụng Viêm phúc mạc Trực khuẩn gram (-), VK kỵ khí
Đường ruột Viêm ruột Trực khuẩn gram(-), VK kỵ khí Salmonella
Tử cung Nạo phá thai, sót rau sau đẻ Tụ cầu, trực khuẩn gram (-), VK kỵ khí
Máu Tiêm chích Tụ cầu, trực khuẩn gram (-) cầu khuẩn đường ruột v.v
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 293
Điều kiện thuận lợi
Catheter tĩnh mạch Tụ cầu, Enterobacteracae
Mở khí quản
Trực khuẩn mủ xanh, Enterobacteracae, tụ cầu Nội khí quản
Thở máy
Sonde tiểu Enterobacteracae, trực khuẩn gram (-)
Phẫu thuật tiêu hoá Enterobacteracae, trực khuẩn mủ xanh
Enterobacteracae, vi khuẩn kỵ khí
Thông tim
Tụ cầu, vi khuẩn gram (-)
Phẫu thuật tim
Bộ phận giả (van giả, điện cực trong buồng tim, cầu nối) Trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu trắng, nấm
Nạo phá thai Tụ cầu, vi khuẩn gram (-), vi khuẩn kỵ khí
Nhổ răng Tạp khuẩn, vi khuẩn kỵ khí
Trích áp xe, nhọt Tụ cầu
Cơ địa suy giảm sức đề kháng
Giảm bạch cầu hạt: Suy tuỷ, Leucémie, giảm
sinh tuỷ, hoá chất chống ung thư, tia xạ, thuốc.
Suy giảm miễn dịch: Suy giảm miễn dịch
bẩm sinh, thuốc triệt miễn dịch, điều trị corticoid
kéo dài, ung thư, nhiễm HIV/AIDS, nghiện ma
tuý, suy dinh dưỡng
Các bệnh mãn tính: Xơ gan, nghiện rượu, đái
tháo đường, cắt lách, hôn mê nằm viện lâu, viêm
phế quản mãn tính.
Người già, phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh.
Lâm sàng nhiễm khuẩn huyết
Triệu chứng của ổ nhiễm trùng khởi đầu
Bao gồm các dấu hiệu viêm tắc tĩnh mạch,
liên quan trực tiếp đến các ổ nhiễm trùng khởi
đầu mà sự thăm khám thực tế có thể phát hiện
được. Trừ trường hợp ổ nhiễm trùng khởi đầu ở
nội tạng sâu khó phát hiện thấy.
Triệu chứng do vi khuẩn phóng vào máu
Sốt cao, rét run:
‐ Rõ như một cơn sốt rét: mặt xám lạnh, run
bắp thịt, da gai gai, đau mình mẩy. Rét run kéo
dài trong suốt cả thời gian tăng nhiệt độ đã đến
đỉnh cao nhất.
‐ Hạ nhiệt độ: Gặp trong các trường hợp
nặng trầm trọng, cơ thể bệnh nhân không còn
sức đáp ứng lại quá trình viêm. Người xanh tái,
mệt lả, rét run liên miên, mạch nhanh, huyết
áp hạ.
* Các dấu hiệu triệu chứng khác do hậu quả
của quá trình đáp ứng viêm.
Tim mạch: Mạch nhanh nhỏ, không đều,
loạn nhịp; Huyết áp: Thấp hoặc hạ
Triệu chứng thần kinh: Trạng thái kích thích:
mê sảng, thao cuồng hoặc trạng thái ức chế: lơ
mơ, li bì, bán mê, hôn mê
Hô hấp: thở nhanh, nông, suy hô hấp
Tiêu hoá: lưỡi khô bẩn và hơi thở hôi
Da: tái, có khi ban, xuất huyết, vàng da
Sốc nhiễm khuẩn
Trong quá trình diễn biến nhiễm trùng
huyết thường xảy ra sốc nhiễm khuẩn nhất là
nhiễm trùng huyết gram (‐), nhiễm trùng kỵ khí.
Các biểu hiện của sốc nhiễm khuẩn:
‐ Mạch nhanh, nhỏ, khó bắt
‐ Huyết áp hạ: HA tối đa < 90mmHg hoặc
giảm 30mmHg so với bình thường.
‐ Chân tay lạnh, nhớp mồ hôi, nếu giai đoạn
muộn có vân tím trên da.
‐ Tiểu ít hoặc vô niệu, nước tiểu < 500ml/24h
+ Triệu chứng do tổn thương di bệnh khu
trú nội tạng
‐ Tất cả các bộ phận trong cơ thể đều có thể
bị tổn thương di bệnh.
‐ Tổn thương di bệnh ít gặp trong nhiễm
khuẩn huyết đường bạch huyết và viêm nội tâm
mạc tiềm tàng. Trái lại, gặp nhiều ổ di bệnh ở
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 294
các nơi trong cơ thể trong nhiễm khuẩn huyết
đường tĩnh mạch và viêm nội tâm mạc cấp.
‐ Ổ di bệnh có khi ở mức độ rất nhỏ khó
phát hiện. Phương tiện và kỹ thuật càng cao có
điều kiện phát hiện ổ di bệnh tốt hơn.
Chẩn đoán xác định
Dựa vào lâm sàng
Triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng
vứi những cơn sốt cao rét run liên tiếp.
Tìm các ổ di bệnh ở các nơi trong cơ thể.
Tìm ổ nhiễm khuẩn khởi đầu.
Dựa vào xét nghiệm
Cấy máu: cần làm có hệ thống ngay khi
bệnh nhân sốt cao hoặc hạ thân nhiệt trước khi
dùng kháng sinh. Nếu mọc vi khuẩn, xác định
chẩn đoán và làm kháng sinh đồ. Nếu không
mọc vi khuẩn cũng không loại được nhiễm
khuẩn huyết.
Cấy các dịch như: dịch não tuỷ, dịch màng
tim, màng phổi, màng bụng, mủ ổ áp xe.
Bạch cầu tăng cao hoặc kiệt bạch cầu.
X‐quang, siêu âm xác định các ổ nhiễm
trùng tiên phát và ổ di bệnh.
Tiên lượng
Nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào một số yếu tố
sau đây:
‐ Loại vi khuẩn gây bệnh nơi ổ nhiễm khuẩn
đầu và sự phát triển của viêm tắc tĩnh mạch.
Mức độ nhiễm độc – nhiễm trùng.
‐ Tuổi và cơ địa của bệnh nhân
+ Di bệnh nhiều hay ít
+ Các triệu chứng thần kinh, xuất huyết và
tình trạng choáng suy thở có hay không?
+ Điều trị sớm hay muộn và mức độ kháng
thuốc kháng sinh của vi khuẩn.
Phòng nhiễm khuẩn huyết
+ Điều trị sớm ổ nhiễm trùng khởi đầu.
+ Tránh trích, nặn non mụn nhọt, đinh râu.
+ Nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
+ Điều trị tốt các bệnh có sẵn, như đái đường.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
+ Đối tượng: tất cả người bệnh được tiến
hành cấy máu sau hóa trị liệu theo phác đồ
chuẩn từ tháng 01/2013 đến tháng 06/2013
+ Tiêu chuẩn chọn mẫu: tất cả người bệnh
nhập khoa HHTE II, được điều trị hóa trị liệu
theo phác đồ chuẩn và có cấy máu trong thời
gian nghiên cứu.
+ Tiêu chuẩn loại trừ: người bệnh không
điều trị hóa trị liệu đặc hiệu theo phác đồ chuẩn,
có hóa trị liệu đặc hiệu nhưng không có cấy
máu.
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 01/2013 đến hết tháng 06/2013.
Phương pháp nghiên cứu
+ Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca.
+ Phương pháp thu thập số liệu
Theo bảng thu thập số liệu cho từng người
bệnh khi có cấy máu.
+ Phương pháp tiến hành
Xác định các đặc điểm dịch tễ (tuổi, giới tính,
thời gian nằm viện, chẩn đoán, loại phòng),
người bệnh điều trị hóa trị liệu đặc hiệu theo
phác đồ chuẩn.
Có nhiệt độ > 37°C hoặc nhiệt độ < 36,5°C
kèm theo lạnh run
Được tiến hành xét nghiệm cấy máu trung
ương, ngoại biên cho các kết quả:
‐ Kết quả cấy máu âm tính
‐ Kết quả cấy máu dương tính : xem xét các
yếu tố liên quan :
+ Loại vi khuẩn
+ Loại phòng người bệnh nằm.
+ Thủ thuật thực hiện trên người bệnh: tĩnh
mạch trung ương, tĩnh mạch ngoại biên.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 295
+ Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập, phân tích và xử lý
bằng phần mềm SPSS 18.0.
KẾT QUẢ
Từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2013, tại khoa
HHTE 2 – Bệnh viện Truyền máu – Huyết học
TPHCM có 37 người bệnh được điều trị theo
phác đồ chuẩn của bệnh viện và với 249 lượt cấy
máu, chúng tôi có những kết quả sau:
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Phân bố theo giới tính
‐ Nam : 23 NB(62%)
‐ Nữ : 14 NB(38%)
Tỉ lệ Nam trong lô nghiên cứu nhiều hơn Nữ
Phân bố theo nhóm tuổi
Bảng 1: phân bố theo nhóm tuổi
Stt Nhóm tuổi Số người bệnh Tỉ lệ (%)
1 0 – 5 tuổi 14 38
2 6 – 10 tuổi 10 27
3 >10 tuổi 13 35
TỔNG CỘNG 37 100
Nhận xét: Người bệnh tham gia nghiên cứu có thể gặp ở
mọi lứa tuổi nhưng nhóm tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất là từ
0‐>5 tuổi chiếm 38%.
Phân bố theo nơi cư trú
Tp Hồ Chí Minh : 20 NB(54%)
Tỉnh : 17 NB(46%)
Chẩn đoán bệnh
Bạch cầu cấp dòng tủy : 9 NB(24%)
Bạch cầu cấp dòng lympho : 28 NB(76%)
Tỉ lệ người bệnh bạch cầu cấp dòng
lympho nhiều hơn bạch cầu cấp dòng tủy
trong nghiên cứu gấp 3 lần
Tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết
Tỉ lệ cấy máu dương tính
Tỉ lệ lượt cấy máu dương tính chiếm 10%;
dương giả chiếm 1,2%; ngoại nhiễm chiếm 0,4%.
Biểu đồ 1 : Tỉ lệ cấy máu dương tính
Tỉ lệ vị trí cấy máu dương tính
Biểu đồ 2 : Tỉ lệ vị trí cấy máu dương tính
Nhận xét : tỉ lệ cấy máu trung ương và
ngoại biên gần tương đương nhau.
Tỉ lệ lần cấy máu dương tính
Bảng 2: tỉ lệ lần cấy máu dương
Stt Lần cấy Số ca Tỉ lệ (%)
1 Cấy máu trung ương lần 1 08 32
2 Cấy máu trung ương lần 2 04 16
3 Cấy máu trung ương lần 3 02 8
4 Cấy máu ngoại biên lần 1 07 28
5 Cấy máu ngoại biên lần 2 02 8
6 Cấy máu ngoại biên lần 3 02 8
TỔNG CỘNG 25 100
Nhận xét: tỉ lệ lần cấy máu dương tính lần
1 cao nhất ở cả 2 vị trí với vị trí trung ương là
32%, ngoại biên là 28%.
Các tác nhân gây nhiễm khuẩn
Tỉ lệ vi khuẩn gây bệnh
Tỉ lệ vi khuẩn gram âm thường gặp nhất,
chiếm 92%; vi khuẩn gram dương chiếm 8%.‐
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 296
Trong thời gian nghiên cứu không có trường
hợp bị nhiễm nấm huyết.
Biểu đồ 3 : Tỉ lệ vi khuẩn gây bệnh
Vi khuẩn gây bệnh
Biểu đồ 4: Vi khuẩn gây bệnh
Nhận xét: tỉ lệ vi khuẩn Stenotrophomonas
maltophilia và Escherichia coli thường gặp nhất,
chiếm 24%.
Nhóm tuổi trong kết quả cấy máu dương
Bảng 3: Tỉ lệ nhóm tuổi trong kết quả cấy máu
dương
Stt Nhóm tuổi Số cas Tỉ lệ (%)
1 0->5 tuổi 11 44
2 5->10 tuổi 4 16
3 >10 tuổi 10 40
TỔNG CỘNG 25 100
Nhận xét: người bệnh trong nhóm 0‐>5 tuổi
có kết quả cấy máu dương là cao nhất (44%).
Ngày nằm viện
Người bệnh nằm viện > 30 ngày chiếm tỉ lệ
cao nhất là 69%.
Bảng 4: Tỉ lệ ngày nằm viện
Stt Ngày nằm viện Số lượt Tỉ lệ (%)
1 < 15 ngày 26 10
2 Từ 15 đến 30 ngày 53 21
3 > 30 ngày 170 69
TỔNG CỘNG 249 100
Thời gian nằm viện trung bình
37 ngày.
Sự tương quan của một số yếu tố nguy cơ
và nhiễm khuẩn huyết
Liên quan giữa nhóm tuổi với nhiễm khuẩn
huyết
Bảng 5: Liên quan giữa nhóm tuổi với nhiễm khuẩn
huyết
Stt Nhóm tuổi
Nhiễm khuẩn
dương
tính âm tính
dương
giả
ngoại
nhiễm
số
ca %
số
ca %
số
ca %
số
ca %
1 0->5 tuổi 11 44 82 37 3 100 0 0
2 5->10 tuổi 4 16 59 27 0 0 0 0
3 >10 tuổi 10 40 79 36 0 0 1 100
Tổng cộng 25 10 220 88,4 3 1,2 1 0,4
Nhận xét: Người bệnh nhóm tuổi từ 0‐>5
tuổi có tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết là 44%, cao
hơn các nhóm khác, không có ý nghĩa thống kê
với p >0,05.
Liên quan giữa giường bệnh với nhiễm khuẩn
Bảng 6: Liên quan giữa giường bệnh với nhiễm
khuẩn
Stt giường bệnh
Nhiễm khuẩn
dương
tính âm tính
dương
giả
ngoại
nhiễm
số
ca %
số
ca %
số
ca %
số
ca %
1 Phòng 2 giường 15 60 116 53 3 100 0 0
2 Phòng 4 giường 9 36 95 43 0 0 1 100
3 Phòng 6 giường 1 4 9 4 0 0 0 0
Tổng cộng 25 10 220 88,4 3 1,2 1 0,4
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 297
Nhận xét: Người bệnh nằm phòng 2
giường bệnh có tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết là
61,3%, không có ý nghĩa thống kê với p >0,05.
Liên quan giữa ngày nằm viện với nhiễm
khuẩn
Bảng 7: Liên quan giữa ngày nằm viện với nhiễm
khuẩn
Stt Ngày nằm viện
Nhiễm khuẩn
dương
tính âm tính
dương
giả
ngoại
nhiễm
số
ca %
số
ca %
số
ca %
số
ca %
1 < 15 ngày 1 4 25 11 0 0 0 0
2 Từ 15 đến 30 ngày 1 4 47 22 0 0 1 100
3 > 30 ngày 23 92 148 67 3 100 0 0
TỔNG CỘNG 25 10 220 88,4 3 1,2 1 0,4
Nhận xét: Người bệnh nằm viện > 30 ngày, tỉ lệ nhiễm
khuẩn huyết là 92%, không có ý nghĩa thống kê với
p>0,05.
BÀN LUẬN
Tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết với kết quả cấy
máu dương
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy trong 37
người bệnh nhập khoa Huyết học trẻ em 2
được điều trị hóa trị liệu theo phác đồ chuẩn
với 249 lượt cấy máu thì tỉ lệ nhiễm trùng
huyết trên kết quả cấy máu dương tính là 10%.
Điều này có thể được giải thích là do hầu hết
người bệnh nhập khoa huyết học trẻ em 2 khi
có quyết định điều trị hóa trị liệu theo phác đồ
chuẩn thì trong quá trình điều trị và chăm sóc,
cơ thể người bệnh sẽ tiếp nhận những đợt điều
trị thuốc hóa chất, được duy trì liên tục đến
khi đạt lui bệnh. Trong những đợt hóa trị liệu,
người bệnh sẽ có các giai đoạn điều trị vào suy
tủy sâu dẫn đến sức đề kháng của cơ thể bị
suy giảm và nguy cơ rất dễ nhiễm trùng cơ
hội. Tỉ lệ nhiễm trùng hàng năm của khoa
HHLS trẻ em dao động trong khoảng 9‐14%.
Tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết
Trong nghiên cứu này, hầu hết các kết quả
cấy máu dương tính đều phân lập được vi
khuẩn gây bệnh. Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn
huyết đa số là vi khuẩn Gram âm chiếm 92% ,
mà thường gặp nhất là Stenotrophomonas
maltophilia và Escherichia coli (24%), đứng hàng
thứ 2 là Klebsiella pneumonia (16%), tiếp theo là
Salmonella spp. (12%), Burkholderia cepacia (8%), 2
nhóm vi khuẩn khác là Campylobacter spp. và
Chryseomonas luteola mỗi nhóm chiếm 4%. Các
kết quả về vi khuẩn cũng tương đồng với các
nghiên cứu trong nước(11,9,17), có tỉ lệ khác biệt với
các nghiên cứu nước ngoài(4,5,14,15).
Vị trí nhiễm khuẩn huyết
Hầu hết, người bệnh điều trị hóa trị liệu theo
phác đồ chuẩn đều đặt đường truyền tĩnh mạch
trung ương (95%). 2 trường hợp không có
đường truyền tĩnh mạch trung ương. Tuy nhiên,
kết quả cấy máu ở 2 vị trí trung ương (60%) và
ngoại biên (40%) không có khác biệt nhiều.
Chúng tôi ghi nhận 2 trường hợp cấy máu
dương tính 3 lần ở cả 2 vị trí ngoại biên và trung
ương trong 1 đợt điều trị cùng 1 loại vi khuẩn
(Stenotrophomonas maltophilia và Escherichia coli),
1 trường hợp cấy máu dương tính 2 lần với 2
loại vi khuẩn khác nhau (Chryseomonas luteola,
Klebsiella pneumonia).
Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn
huyết
Tuổi, ngày nằm viện của người bệnh
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết xảy ra cao nhất ở nhóm
tuổi 0‐>5 tuổi (44%), nhưng không có ý nghĩa
thống kê với p >0,05.
Nhiễm khuẩn huyết cũng xảy ra cao hơn ở
nhóm nằm viện >30 ngày (92%). Người bệnh
nằm viện càng lâu càng có nguy cơ tiếp xúc với
các tác nhân gây bệnh, được tiến hành nhiều thủ
thuật, kỹ thuật xâm lấn, do đó cũng dễ bị nhiễm
khuẩn huyết hơn.
Loại phòng người bệnh nằm
Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết xảy ra cao nhất
ở loại phòng 2 giường bệnh (60%), và không
có ý nghĩa thống kê với p >0,05. Điều này, có
thể giải thích vì nhóm bệnh nhân thuộc nhóm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 298
nguy cơ cao, điều trị hóa trị mạnh nên nguy
cơ suy tủy sâu, bên cạnh đó có một số bệnh
nhân bị sốt cao ở các phòng khác được
chuyển đến khu vực 2 giường nên kết quả
thống kê chưa được chính xác.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cắt ngang tình trạng nhiễm
khuẩn huyết tại khoa Huyết học trẻ em 2 sau
hóa trị liệu theo phác đồ chuẩn năm 2013, chúng
tôi rút ra một số kết luận như sau:
+Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết với cấy máu
dương tính là 10%, âm tính là 88.4%, dương tính
giả 1,2% và ngoại nhiễm là 0.4% trên những
người bệnh điều trị hóa trị liệu theo phác đồ
chuẩn trong khoảng thời gian từ 01/01/2013 đến
30/06/2013.
+ Trong những trường hợp cấy máu dương
tính thì vi khuẩn Gram âm chiếm đa số là 92%.
Trong đó :
Stenotrophomonas maltophilia và Escherichia
coli mỗi loại chiếm 24%
Klebsiella pneumonia chiếm 16%
Salmonella spp. chiếm 12%
Burkholderia cepacia và S. aureus chiếm 8%
Campylobacter spp. và Chryseomonas luteola
mỗi loại chiếm 4%.
Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn
huyết
Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết ở nhóm tuổi 0‐>5
tuổi cao nhất (44%), kế tiếp là nhóm tuổi >10 tuổi
(40%) với p > 0,05.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết xảy ra cao nhất ở
thời gian nằm viện >30 ngày là 92% với p > 0,05.
Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết xảy ra cao nhất ở
loại phòng 2 giường bệnh là 60%, với p >0,05.
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Nhiễm khuẩn huyết là biến chứng nặng nếu
có xảy ra trong quá trình điều trị hóa trị liệu theo
phác đồ chuẩn cho NB. Vì vậy, khi NB quyết
định điều trị hóa trị liệu theo phác đồ chuẩn, cần
xem xét ưu tiên loại phòng NB nằm, lưu thông
không khí trong phòng bệnh, công tác điều trị,
chăm sóc và theo dõi các dấu hiệu bất thường
của NB để xử trí kịp thời, vệ sinh và hấp phòng
theo định kì hoặc khi có yêu cầu nhằm đạt được
mục tiêu giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Allegranzi B, Pittet D, “Healthcare‐associated infection in
developing countries: simple solutions to meet complex
challenges”, Infect Control Hosp Epidemiol 2007; 28:1323‐27.
2. Arabi Y, Al‐Shirawi N, Memish Z, Anzueto A, “Ventilator‐
associated pneumonia in adults in developing countries: a
systematic review”, Int J Infect Dis 2008; 12:505‐12.
3. Bộ Y tế (2003), “Tài liệu hướng dẫn Quy trình chống nhiễm
khuẩn bệnh viện”, Tập I, Nhà xuất bản Y học.
4. Edwards JR, Peterson KD Andrus ML, Dudeck MA, Pollock
DA, Horan TC (2008) “National Healthcare Safety Network
(NHSN) Report, data summary for 2006 through 2007”, issued
November 2008, Am J Infect Control 2008; 36(9):609‐26.
5. European Centre for Disease Prevention and Control (2008),
“Annual epidemiological report on communicable diseases in
Europe 2008”, Report on the state of communicable diseases in
the EU and EEA/EFTA countries, Copenhagen: European
Centre for Disease Prevention and Control,
www.ecdc.europa.eu/.../0910_SUR_Annual_Epidemiological_R
eport_on_Communicable_Diseases_in_Europe.pdf
6. Hà Mạnh Tuấn (2005), “Các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh
viện tại khoa hồi sức cấp cứu nhi bệnh viện Nhi Đồng 1”, Tạp
chí Y học thực hành.
7. HELICS. SSI Statistical Report (2006), “Surgical Site Infections
2004: Hospital in Europe Link for Infection Control through
Surveillance”,
8. Klevens RM, Edwards JR, Richards CL, Jr., et al (2007),
Estimating health care‐associated infections and deaths in U.S.
hospitals”, Public Health Rep 2007; 122:160‐66.
9. Lý An Bình và cộng sự, (2011) “Đánh giá tình hình sử dụng
kháng sinh kinh nghiệm trên bệnh nhân sốt nhiễm khuẩn tại
khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Truyền máu huyết học”. Y học
Thành Phố Hồ Chí Minh. Tập 15, số 4.
10. Mai Thị Tiết, (2011) “Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và các
yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai năm 2011”.
11. Ngô Ngọc Ngân Linh và cộng sự, (2011) “Tình hình nhiễm
khuẩn trên bệnh nhân điều trị đặc hiệu bệnh bạch cầu cấp tại
khoa lâm sàng người lớn, bệnh viện Truyền máu ‐ Huyết học,
TP.Hồ Chí Minh”. Tập 15, số 4.
12. Nguyễn Hồng Hà (2011), “Nhiễm khuẩn huyết 1”, Thư viện y
học: nhiễm khuẩn huyết.
13. Phạm Đức Mục (2005), “Nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố
liên quan tại 19 bệnh viện của Việt Nam 2005”.
14. Rosenthal VD, Maki DG, Mehta A, et al (2008), “International
Nosocomial Infection Control Consortium report, data
summary for 2002‐2007”, Am J Infect Control 2008; 36:627‐37.
15. Shears P, “Poverty and infection in the developing world:
healthcare‐related infections and infection control in the
tropics”, J Hosp Infect 2007; 67:217‐24.
16. Stone PW, Braccia D, Larson E (2005), “Systematic review of
economic analyses of health care‐associated infections”,
American Journal of Infection Control, 33:501–509.
17. Trần Đình Bình và cs (2010) “Nghiên cứu tình hình nhiễm
khuẩn bệnh viện và sử dụng kháng sinh tại bệnh viện trường
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 299
đại học y dược Huế”, Tài liệu hội nghị kiểm soát nhiễm khuẩn
2010, Hội kiểm soát nhiễm khuẩn TP. Hồ Chí Minh, Tr. 27.
18. WHO (2010), Safe Surgery Saves Lives. The Second Global
Patient Safety Challenge. Geneva: World Health Organization,
(accessed
April 21, 2010).
19. Zaidi AK, Huskins WC, Thaver D, et al (2005). “Hospital‐
acquired neonatal infections in developing countries”, Lancet;
365:1175‐88.
Ngày nhận bài báo 17 tháng 9 năm 2013
Ngày phản biện 20 tháng 9 năm 2013
Ngày bài báo được đăng: 22 tháng 10 năm 2013
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_tinh_trang_nhiem_trung_huyet_sau_hoa_tri_lieu_tai_k.pdf