Để hạn chế tình trạng nặng cũng như tỷ lệ tử
vong của phản vệ cần chẩn đoán sớm và điều trị
kịp thời. Chỉ cần chậm trễ một vài phút có thể dẫn
đến thiếu oxy, thiếu máu não hoặc tử vong. Hầu hết
các hướng dẫn điều trị trong vòng 30 năm qua đều
nhấn mạnh vai trò của adrenalin (epinephrine), là
thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị phản
vệ [4]. Việc lựa chọn đường dùng của adrenalin
cũng rất quan trọng, theo khuyến cáo mới nhất của
EAACI năm 2014, adrenalin nên được tiêm bắp vào
1/3 giữa của đùi, có thể sử dụng adrenalin đường
tĩnh mạch hoặc khí dung. Việc sử dụng adrenalin
theo đường hít và tiêm dưới da không được khuyến
cáo [5]. Nghiên cứu so sánh thời gian nồng độ cao
nhất của adrenalin có trong huyết tương sau khi
dùng adrenalin tiêm bắp và tiêm dưới da thì người
ta thấy rằng dùng adrenalin tiêm bắp thời gian đạt
nồng độ cao nhất ngắn hơn (8 phút) so với tiêm
dưới da (34 phút) và kỹ thuật tiêm cũng đơn giản
và nhanh hơn [6]. Trong nghiên cứu của chúng tôi,
trong nhóm bệnh nhân được sử dụng adrenalin thì
có 87,5% bệnh nhân được sử dụng adrenalin đường
tiêm bắp, cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy
Ninh (58,5%) [7] và có 12,5% bệnh nhân được sử
dụng adrenalin đường tĩnh mạch, không có bệnh
nhân nào sử dụng adrenalin đường tiêm dưới da
và khí dung. Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu chiếm
4,6%, cao hơn với tỷ lệ phản vệ chung (1%). Trong
4 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp bị phản
vệ với thuốc paracetamol đường truyền tĩnh mạch
và 3 trường hợp bị phản vệ do ong vò vẹ đốt, và
tất cả 4 trường hợp này đều không được sử dụng
adrenalin ở tuyến dưới trước khi chuyển vào khoa
Cấp cứu.
Có rất nhiều nguyên nhân gây phản vệ nhưng hay
gặp nhất là thuốc, thức ăn, nọc côn trùng. Tỷ lệ giữa
các loại nguyên nhân gây phản vệ giữa các vùng là
khác nhau, phụ thuộc vào tập quán sinh sống, trình
độ, sự phát triển giữa các vùng. Trong nghiên cứu
của chúng tôi nguyên nhân gây phản vệ nhiều nhất
là thuốc (48,3%), kết quả này tương ứng với nghiên
cứu của Nguyễn Thị Thùy Ninh (49,5%) [7]. Nguyễn
Văn Đoàn (62,3%) [8], nhưng khác với nghiên cứu
của Beyer ở Đức, thức ăn là nguyên nhân chính gây
phản vệ (32,2%) [9], hay theo nghiên cứu ở Trung
tâm Châu Âu của Worm M và cộng sự, phản vệ do
nọc côn trùng lại là nguyên nhân phổ biến nhất [10].
Nguyên nhân làm cho tình hình dị ứng thuốc ngày
càng tăng có thể do hiện nay có nhiều loại thuốc đưa
vào sử dụng, việc tự điều trị, tự kê đơn hay chính
người bán thuốc kê đơn vẫn chưa được kiểm soát.
Bên cạnh đó, vẫn còn những thầy thuốc chỉ định
thuốc chưa đúng, không lưu ý đến vấn đề tương
tác giữa các thuốc, phản ứng chéo giữa các thuốc,
không khai thác tiền sử dị ứng cá nhân.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tình trạng phản vệ ở khoa cấp cứu bệnh viện hữu nghị Đa khoa Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
26
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 2 - tháng 4/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG PHẢN VỆ Ở KHOA CẤP CỨU
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Nguyến Đức Phúc , Trần Bá Biên, Nguyễn Hữu Tân
Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An
Tóm tắt
Mục đích: Nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình phản vệ ở khoa Cấp Cứu – Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa
( BV HNĐK) Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện
trên 87 bệnh nhân được chẩn đoán phản vệ điều trị tại khoa Cấp Cứu – BV HNĐK Nghệ An từ 01/01/2016 –
31/08/2016. Kết quả: Kết quả cho thấy trong nhóm nghiên cứu tỷ lệ nam và nữ lần lượt là 31% và 69% - Tỷ lệ
phản vệ là 0,31%. Biểu hiện ở da và niêm mạc hay gặp nhất (97,7%), tim mạch (75,9%), hô hấp (72,4%), tiêu
hóa (41,4%) và thần kinh là ít nhất (27,6%). Có 4 trường hợp tử vong trong nghiên cứu (4,6%). Tỷ lệ sử dụng
adrenalin là 82,8%, trong đó đường tiêm bắp dùng nhiều nhất (87,5%). Kết luận: Nguyên nhân gây phản vệ
hay gặp là thuốc, thức ăn và nọc côn trùng.
Từ khóa: phản vệ
Abstract
TO ASSESS THE ANAPHYLAXIS IN THE NGHE AN FRIENDSHIP
GENERAL HOSPITAL’ EMERGENCY DEPARTMENT
Nguyen Duc Phuc, Tran Ba Bien, Nguyen Huu Tan
Nghe An Friendship General Hospital
Aim: To assess the anaphylaxis in the Nghe An Friendship General Hospital’ Emergency Department during
the period from 01/01/2016 to 31/08/2016. Materials and Methods: A cross-sectional descriptive study
was performed on 87 patients who were diagnosed with anaphylaxis at the Nghe An Friendship General
Hospital’s Emergency Department from 01/01/2016 to 31/08/2016. Results: Male and female rates were
31% and 69% respectively - the incidence of anaphylaxis was 0.31%. The most common symptoms are skin
and mucosal manifestations (97.7%), cardiovascular (75.9%), respiratory (72.4%), gastrointestinal (41.4%),
and neurological symptoms were the least (27.6%). There were 4 deaths in the study (4.6%). The use of
adrenaline was 82.8% of cases, of which intramuscular use was the most common route (87.5%). Conclusion:
The most common causes of anaphylaxis in our study are medications, food and insect venoms.
Keywords: anapbylaxis
-----
- Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Đức Phúc, Email: drnguyenhuutan1984@gmail.com
- Ngày nhận bài: 14/12/2016; Ngày đồng ý đăng: 12/4/2017; Ngày xuất bản: 20/4/2017
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phản vệ là tình trạng dị ứng đặc biệt nghiêm
trọng có thể đe dọa đến tình mạng nếu không được
chẩn đoán và điều trị kịp thời. Phản vệ có thể xảy ra
trong vòng vài giây đến vài phút sau khi tiếp xúc với dị
nguyên. Những năm gần đây, vấn đề phản vệ ngày càng
được quan tâm nhiều hơn và người ta cũng nhận thấy
tỷ lệ phản vệ ngày càng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân
gây ra phản vệ nhưng hay gặp là thuốc, thức ăn và nọc
côn trùng. Tỷ lệ thay đổi theo từng nghiên cứu. Ước
tính, khoảng 1 – 2 % dân số toàn thế giới có ít nhất 1
lần phản vệ trong đời, riêng ở Châu Âu là 4 -5 trường
hợp phản vệ/ 10.000 dân mỗi năm, ở Mỹ những năm
gần đây là 58,9 trường hợp/ 100.000 dân hàng năm. Tỷ
lệ tử vong của phản vệ ước tính là 1% [1,2,8]. Có nhiều
yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mức độ nặng và tỷ lệ
tử vong của phản vệ như: tuổi, các bệnh phối hợp, các
thuốc đang dùng kèm theo, tiền sử cá nhânViệc xác
định những yếu tố này sẽ giúp làm giảm tỷ lệ tử vong do
phản vệ. Có khoảng 75 -80% bệnh nhân phản vệ nhập
viện ở khoa Cấp Cứu. Đặc biệt trong quá trình làm việc
tại khoa Cấp Cứu Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An
chúng tôi thấy rằng tình trạng phản vệ ngày càng gặp
nhiều hơn, với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá tình trạng
phản vệ ở khoa Cấp Cứu bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa
Nghệ An” với mục tiêu sau:
Đánh giá tình trạng phản vệ ở khoa Cấp Cứu
27
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 2 - tháng 4/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
bệnh viện Hữu Nghị đa Khoa Nghệ An.
Xác định nguyên nhân gây phản vệ.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
87 bệnh nhân vào khoa Cấp Cứu – Bệnh viện Hữu
nghị đa khoa Nghệ An (BVHNĐK) từ 01/01/2016 đến
31/08/2016 đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán phản
vệ của Tổ chức Dị ứng Thế giới (WAO) 2013 [3].
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán phản vệ khi
có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau (theo Hướng dẫn chẩn
đoán và điều trị của hội Dị ứng thế giới năm 2013):
1. Các triệu chứng xuất hiện cấp tính (trong vài
phút đến vài giờ) ở da, niêm mạc và ít nhất 1 trong
2 triệu chứng sau:
a. Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran
rít, giảm lưu lượng đỉnh, giảm ôxy máu)
b. Tụt HA hoặc các hậu quả của tụt HA như ngất,
đại tiểu tiện không tự chủ.
2. Ít nhất 2 trong 4 triệu chứng sau xuất hiện
trong vòng vài phút – vài giờ sau khi người bệnh tiếp
xúc với thuốc:
a. Biểu hiện ở da, niêm mạc
b. Các triệu chứng hô hấp
c. Tụt HA hoặc các hậu quả của tụt HA
d. Các triệu chứng tiêu hoá kéo dài (nôn, đau
bụng do co thắt)
3. Tụt huyết áp xuất hiện vài phút đến vài giờ sau
khi tiếp xúc với 1 dị nguyên mà người bệnh đã từng
bị dị ứng
a. Trẻ em: giảm ít nhất 30% HA tâm thu hoặc tụt
HA tâm thu so với tuổi.
b. Người lớn: HA tâm thu < 90 mm Hg hoặc giảm
30% giá trị HA tâm thu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Loại trừ những trường hợp sốc do các nguyên
nhân khác:
- Sốc do giảm thể tích tuần hoàn
- Sốc tim
- Nhồi máu phổi
- Phình tách động mạch chủ
- Tràn dịch màng ngoài tim gây ép tim cấp
- Sốc nhiễm khuẩn
- Sốc do suy tuyến thượng thận cấp
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô
tả cắt ngang
Các chỉ số đánh giá:
- Tuổi
- Giới
- Nguyên nhân
- Tiền sử
- Triệu chứng lâm sàng
- Các chỉ số liên quan đến việc xử trí phản vệ:
các thuốc được sử dụng và cách dùng, theo dõi, kết
quả điều trị,...
2.3. Xử lý số liệu : nhập, quản lý, làm sạch số liệu
và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 với
độ tin cậy > 95%.
2.4. Đạo đức nghiên cứu
Tất cả hoạt động tiến hành trong nghiên cứu này
đều tuân thủ quy định và nguyên tắc chuẩn mực
về đạo đức nghiên cứu y sinh học của Việt Nam và
quốc tế. Toàn bộ số liệu thu thập được trong nghiên
cứu là hoàn toàn trung thực. Việc tiến hành nghiên
cứu này không gây nguy hại gì đến các đối tượng
nghiên cứu và tất cả các đối tượng nghiên cứu đều
tự nguyện tham gia nghiên cứu. Toàn bộ thông tin
cá nhân của các đối tượng tham gia nghiên cứu đều
được giữ bí mật.
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân
nghiên cứu
- Tỷ lệ giới tính: bệnh nhân nữ chiếm 69%, bệnh
nhân nam chiếm 31%.
- Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên
cứu: 47,55 ± 20,33 tuổi.
3.2. Tình hình phản vệ
3.2.1. Tỷ lệ phản vệ : 0,31%
Biểu đồ 1. Số ca phản vệ trong 5 năm (2011 – 2016)
28
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 2 - tháng 4/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Biểu đồ 2. Tỷ lệ triệu chứng phản vệ
Triệu chứng phản vệ hay gặp nhất là triệu chứng trên da và niêm mạc, sau đó là tim mạch, hô hấp.
3.2.3. Tỷ lệ dùng adrenalin và cách dùng
Biểu đồ 3. Tỷ lệ sử dụng adrenalin Biểu đồ 4. Cách sử dụng adrenalin
Tỷ lệ sử dụng adrenalin là 82,8%, chủ yếu sử dụng bằng đường tiêm bắp, không có trường hợp nào dùng
đường tiêm dưới da.
3.2.4. Các thuốc khác sử dụng trong điều trị
phản vệ
Biểu đồ 5. Tỷ lệ sử dụng các thuốc trong điều trị
phản vệ
Truyền dịch và Corticoid được sử dụng phổ
biến trong điều trị phản vệ (100%). Kháng histamin
H1 (92%).
3.3. Kết quả điều trị
87 bệnh nhân phản vệ vào khoa Cấp Cứu BV
HNĐK Nghệ An từ 01/01/2016 – 31/08/2016 được
chẩn đoán và xử trí kịp thời, tỷ lệ bệnh nhân phản vệ
được cứu sống là 95,4%, tỷ lệ tử vong là 4,6%.
3.4. Nguyên nhân gây phản vệ
Biểu đồ 6. Tỷ lệ nguyên nhân gây phản vệ
Nguyên nhân phản vệ hay gặp nhất là thuốc
(48,3%), thức ăn (33,3%) và nọc côn trùng (10,3%).
3.2.2. Triệu chứng phản vệ
Thần kinh
Tiêu hóa
Hô hấp
Tim mạch
Da - niêm mạc
n = 87
27.6%
41.4%
72.4%
75.9%
97.7%
0 20 40 60 80 100 120
n=87
Có dùng
adrenalin
Không dùng
adrenalin
100
50
0
87.5%
12.5%
Tiêm bắp Tĩnh mạch Tiêm dưới
da
0%
n=72
Truyền dịch
100% 100% 92%
86.2%
11.5% 5.8% 4.6%
n=87
150
100
50
0
Kháng
histamin H1
Corticoid Kháng
histamin H2
Hồi sức tin
phổi
Thở oxy Kích thích
Beta - 2
giao cảm
29
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 2 - tháng 4/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
4. BÀN LUẬN
Nghiên cứu 87 bệnh nhân phản vệ, chúng tôi ghi
nhận được 69% bệnh nhân nữ và 31% bệnh nhân
nam. Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 13 tuổi, bệnh nhân
lớn tuổi nhất là 89 tuổi, tuổi trung bình của nhóm
bệnh nhân nghiên cứu là 47,55 ± 20,33 tuổi. Trong
đó, tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nam là
49,07 ± 20,43, nhóm bệnh nhân nữ là 46,87 ± 20,42,
không có sự khác biệt về độ tuổi trung bình giữa
nhóm nam và nữ.
Những năm gần đây, số người mắc bệnh dị ứng
tăng lên đáng kể trong đó số người mắc phản vệ ngày
càng nhiều. Theo nghiên cứu của chúng tôi số bệnh
nhân được chẩn đoán phản vệ nhập vào khoa Cấp
Cứu – BV HNĐK Nghệ An có xu hướng ngày càng tăng
từ 14 ca năm 2011, 28 ca năm 2014 và 87 ca (0,31%)
8 tháng đầu năm 2016. Cùng với sự phát triển của các
ngành công nghiệp, nông nghiệp, thủy hải sản xuất
hiện nhiều loại chế phẩm trên thị trường cũng làm gia
tăng tình trạng dị ứng cũng như phản vệ.
Biểu hiện lâm sàng của phản vệ rất đa dạng bao
gồm nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, những
bệnh nhân khác nhau có biểu hiện lâm sàng khác
nhau có bệnh nhân triệu chứng chỉ xuất hiện ở da,
niêm mạc nhưng có bệnh nhân triệu chứng ở mức
độ nặng (IV), thậm chí tử vong. Những biểu hiện
đầu tiên thường ở da hoặc đường hô hấp. Các triệu
chứng này có thể thay đổi, không có sự tham gia bắt
buộc của tất cả các cơ quan hệ thống. Những biểu
hiện ở da giúp phân biệt phản vệ với những tình
trạng khác như nhồi máu cơ tim hay cơn hoảng loạn.
Những triệu chứng ở hô hấp và tim mạch thường
liên quan đến các tình trạng nặng, đe dọa tính mạng
của sốc phản vệ và tử vong.
Để hạn chế tình trạng nặng cũng như tỷ lệ tử
vong của phản vệ cần chẩn đoán sớm và điều trị
kịp thời. Chỉ cần chậm trễ một vài phút có thể dẫn
đến thiếu oxy, thiếu máu não hoặc tử vong. Hầu hết
các hướng dẫn điều trị trong vòng 30 năm qua đều
nhấn mạnh vai trò của adrenalin (epinephrine), là
thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị phản
vệ [4]. Việc lựa chọn đường dùng của adrenalin
cũng rất quan trọng, theo khuyến cáo mới nhất của
EAACI năm 2014, adrenalin nên được tiêm bắp vào
1/3 giữa của đùi, có thể sử dụng adrenalin đường
tĩnh mạch hoặc khí dung. Việc sử dụng adrenalin
theo đường hít và tiêm dưới da không được khuyến
cáo [5]. Nghiên cứu so sánh thời gian nồng độ cao
nhất của adrenalin có trong huyết tương sau khi
dùng adrenalin tiêm bắp và tiêm dưới da thì người
ta thấy rằng dùng adrenalin tiêm bắp thời gian đạt
nồng độ cao nhất ngắn hơn (8 phút) so với tiêm
dưới da (34 phút) và kỹ thuật tiêm cũng đơn giản
và nhanh hơn [6]. Trong nghiên cứu của chúng tôi,
trong nhóm bệnh nhân được sử dụng adrenalin thì
có 87,5% bệnh nhân được sử dụng adrenalin đường
tiêm bắp, cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy
Ninh (58,5%) [7] và có 12,5% bệnh nhân được sử
dụng adrenalin đường tĩnh mạch, không có bệnh
nhân nào sử dụng adrenalin đường tiêm dưới da
và khí dung. Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu chiếm
4,6%, cao hơn với tỷ lệ phản vệ chung (1%). Trong
4 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp bị phản
vệ với thuốc paracetamol đường truyền tĩnh mạch
và 3 trường hợp bị phản vệ do ong vò vẹ đốt, và
tất cả 4 trường hợp này đều không được sử dụng
adrenalin ở tuyến dưới trước khi chuyển vào khoa
Cấp cứu.
Có rất nhiều nguyên nhân gây phản vệ nhưng hay
gặp nhất là thuốc, thức ăn, nọc côn trùng. Tỷ lệ giữa
các loại nguyên nhân gây phản vệ giữa các vùng là
khác nhau, phụ thuộc vào tập quán sinh sống, trình
độ, sự phát triển giữa các vùng. Trong nghiên cứu
của chúng tôi nguyên nhân gây phản vệ nhiều nhất
là thuốc (48,3%), kết quả này tương ứng với nghiên
cứu của Nguyễn Thị Thùy Ninh (49,5%) [7]. Nguyễn
Văn Đoàn (62,3%) [8], nhưng khác với nghiên cứu
của Beyer ở Đức, thức ăn là nguyên nhân chính gây
phản vệ (32,2%) [9], hay theo nghiên cứu ở Trung
tâm Châu Âu của Worm M và cộng sự, phản vệ do
nọc côn trùng lại là nguyên nhân phổ biến nhất [10].
Nguyên nhân làm cho tình hình dị ứng thuốc ngày
càng tăng có thể do hiện nay có nhiều loại thuốc đưa
vào sử dụng, việc tự điều trị, tự kê đơn hay chính
người bán thuốc kê đơn vẫn chưa được kiểm soát.
Bên cạnh đó, vẫn còn những thầy thuốc chỉ định
thuốc chưa đúng, không lưu ý đến vấn đề tương
tác giữa các thuốc, phản ứng chéo giữa các thuốc,
không khai thác tiền sử dị ứng cá nhân.
5. KẾT LUẬN
Tỷ lệ phản vệ có xu hướng ngày càng tăng. Triệu
chứng của phản vệ đa dạng biểu hiện ở nhiều cơ
quan trong cơ thể, đứng hàng đầu là các triệu chứng
trên da – niêm mạc, tim mạch và hô hấp. Tỷ lệ sử
dụng adrenalin cao 82,8%, trong đó tiêm bắp chiếm
87,5%, không có trường hợp nào dùng adrenalin
đường tiêm dưới da và khí dung. Tỷ lệ tử vong còn
cao 4,6%, đây là những trường hợp đều không được
sử dụng adrenalin ở tuyến dưới trước khi chuyển
vào khoa Cấp Cứu. Nguyên nhân gây phản vệ thường
gặp là thuốc, thức ăn và nọc côn trùng.
30
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 2 - tháng 4/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Decker WW, Campbell RL, Manivannan V et al
(2008). The etiology and incidence of anaphylaxis in Roch-
ester, Minnesota: a report from the Rochester Epidemiol-
ogy Project. The Journal of allergy and clinical immunol-
ogy 2008; 122: 1161-5.
2. Simons FE, Ardusso LR, Bilo MB et al (2011). World
allergy organization guidelines for the assessment and
management of anaphylaxis. The World Allergy Organiza-
tion journal 2011; 4: 13-37.
3. Simons FE, Ardusso LR, Dimov V, Ebisawa M, El-Ga-
mal YM, Lockey RF, Sanchez-Borges M et al (2013). World
Allergy Organization Anaphylaxis Guidelines: 2013 update
of the evidence base. International Archives of Allergy and
Immunology 2013; 162(3):193-204.
4. Kemp SF, Lockey RF, Simons FE, World Allergy
Organization ad hoc Committee on Epinephrine in A
(2008). Epinephrine: the drug of choice for anaphylaxis.
A statement of the World Allergy Organization. Allergy;
63: 1061-1070.
5. Koplin JJ, Martin PE, Allen KJ (2011). An update on
epidemiology of anaphylaxis in children and adults. Cur-
rent opinion in allergy and clinical immunology; 11: 492-6.
6. Andrew P C McLean-Tooke, Claire A Bethune, Ann C
Fay, Spickett GP (2003). Adrenaline in the treatment of ana-
phylaxis: what is the evidence? Available from: bmj.com.
7. Nguyễn Thị Thùy Ninh (2014), “ Nghiên cứu tình
trạng sốc phản vệ ở Bệnh viện Bạch Mai”, luận văn thạc sỹ
y hoc, Đại học Y Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Đoàn (2004). Tìm hiểu nguyên
nhân và đặc điểm lâm sàng dị ứng thuốc tại Khoa Dị
ứng -MDLS bệnh viện Bạch Mai. Y học thực hành ;6: 25-28.
9. Beyer K, Eckermann O, Hompes S et al (2012).
Anaphylaxis in an emergency setting - elicitors, therapy
and incidence of severe allergic reactions. Allergy; 67:
1451-1456.
10. Worm M, Edenharter G, Rueff F et al (2012).
Symptom profile and risk factors of anaphylaxis in Central
Europe. Allergy; 67: 691-698.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_tinh_trang_phan_ve_o_khoa_cap_cuu_benh_vien_huu_ngh.pdf