Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một là, tăng cường việc tự học, tự nghiên cứu của học viên bằng cách giao các nhiệm vụ cụ thể (viết thu hoạch theo một hồ sơ vụ án cụ thể, viết tiểu luận ngắn về một chủ đề nào đó, tập viết các bản án, soạn thảo các văn bản tố tụng, soạn thảo hợp đồng ) để học viên thực hiện đồng thời có biện pháp kiểm tra, giám sát nhằm khuyến khích các học viên tích cực và xử lý các học viên không hoàn thành nhiệm vụ học tập ở nhà. Hai là, nâng cao hiệu quả của giờ học trên lớp bằng cách áp dụng triệt để phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, tạo điều kiện cho học viên phát hiện vấn đề và nêu vấn đề trước lớp, tăng cường trao đổi giữa giảng viên và học viên. Ba là, chú trọng việc xây dựng thư viện nhiều đầu sách, dễ dàng truy cập các thông tin và tài liệu, phòng đọc rộng rãi và tiện nghi để thu hút học viên tự làm việc tại thư viện. Bốn là, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập để thay đổi cách truyền đạt và tiếp nhận thông tin truyền thống. Năm là, giảm bớt số lượng học viên trong mỗi lớp học để phù hợp với tính chất của lớp học đào tạo nghề (mỗi lớp không nên vượt quá 25 học viên)./.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÀO TẠO CHUNG NGUỒN THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN VÀ LUẬT SƯ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Đồng Thị Kim Thoa1 Lê Thị Thúy Nga2 Tóm tắt: Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư là mô hình đào tạo mới ở Việt Nam với mục tiêu đào tạo để học viên có năng lực tư duy pháp lý, phân tích và xử lý tình huống, áp dụng pháp luật, trau dồi kỹ năng hành nghề, khả năng làm việc độc lập trong môi trường công việc áp lực cao. Để triển khai mô hình đào tạo này cần có những đánh giá trên nhiều khía cạnh trong đó có việc tham khảo kinh nghiệm đào tạo chung tại một số nước trên thế giới. Bài viết đề cập tới kinh nghiệm đào tạo chung các chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình triển khai mô hình đào tạo này. Từ khóa: Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, mô hình Nhận bài: 10/12/2017; Hoàn thành biên tập: 15/01/2018; Duyệt đăng: 26/01/2018 Abstract: Jointly training of Judges, prosecutors, lawyers is the new training model in Vietnam with the aim to train trainees with capacity of legal thinking, analyzing and solving cases, applying law, exchanging skills, ability of working independently in the high pressure working environment. To implement this kind of training model, it requires assessment on different aspects including understanding experience of jointly training of the above legal professionals in some countries in the world. This article mentions the experience of jointly training judges, prosecutors, lawyers in some countries and lesson for Vietnam in the process of implementing this training model. Keywords: Jointly training of judges, prosecutors, lawyers, model Date of receipt: 10/12/2017 ; Date of revision: 15/01/2018; Date of approval: 26/01/2018 Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư là hoạt động đào tạo được thực hiện trong một chương trình đào tạo cho cùng một đối tượng học viên nhằm trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của cả ba chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Đây là mô hình đào tạo mới trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực tư pháp ở nước ta bên cạnh mô hình đào tạo riêng từng chức danh truyền thống. Mô hình đào tạo này được kỳ vọng là góp phần tăng cường chất lượng, hiệu quả đào tạo thông qua việc trang bị mặt bằng chung về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của ba chức danh, đồng thời bảo đảm hợp lý tính chuyên sâu về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi chức danh cho một người học; giúp người học dễ tiếp cận và thực hiện tốt hoạt động tranh tụng sau khi 1 Tiến sỹ, Giảng viên chính, Phó Giám đốc Trung tâm liên kết đào tạo Luật sư thương mại quốc tế-Học viện Tư pháp 2 Thạc sỹ, Giảng viên, Phó trưởng Khoa Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư-Học viện Tư pháp 34 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP hoàn thành chương trình đào tạo, làm cơ sở để thực hiện chủ trương mở rộng tranh tụng tại toà án đã được nhấn mạnh trong các Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp và đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Việc đào tạo Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư theo một chương trình chung cũng đã được triển khai ở một số quốc gia trên thế giới. Ở các nước theo truyền thống thông luật (common law), pháp luật của Hoa Kỳ, Canada và một số nước xây dựng mô hình đào tạo luật (ứng dụng J.D-Juris Doctor) cho những người đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác để tạo nguồn Luật sư và đến lượt mình, Luật sư là nguồn để bổ nhiệm Thẩm phán và Công tố viên (tương đương chức danh Kiểm sát viên ở Việt Nam). Như vậy, đào tạo của các nước theo mô hình thông luật về thực chất cũng là đào tạo chung. Ở các nước theo truyền thống dân luật (civil law), điển hình là Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Âu, mô hình đào tạo chung ba chức danh thẩm phán, công tố viên, luật sư hay hai chức danh thẩm phán, công tố viên khá phổ biến3. Theo quan điểm của các quốc gia này, việc đào tạo chung nhằm tạo ra mặt bằng chung về kiến thức và kỹ năng hành nghề luật, có sự hiểu biết về nghề nghiệp của nhau giữa các chức danh. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này, trên cơ sở nghiên cứu của bản thân cũng như kế thừa, sử dụng tư liệu của Học viện Tư pháp trong nhiều năm qua, chúng tôi trình bày một số nội dung cơ bản trong kinh nghiệm đào tạo chung các chức danh Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư của một số quốc gia tiêu biểu và bài học kinh nghiệm có thể tham khảo trong quá trình Việt Nam xây dựng, triển khai mô hình đào tạo này. 1. Đào tạo chung thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư ở một số nước trên thế giới 1.1. Cộng hòa Liên bang Đức Hệ thống chức danh tư pháp ở Đức có một số điểm đặc trưng. Phần lớn Thẩm phán ở CHLB Đức là Thẩm phán bang, trừ các Thẩm phán của Tòa án liên bang và Tòa án Hiến pháp liên bang. Luật về thẩm phán của Liên bang trước hết có giá trị bắt buộc đối với các Thẩm phán liên bang và những vấn đề cốt yếu của nghề Thẩm phán như thi cử và đào tạo. Công tố viên ở Đức là một ngành thuộc hệ thống các cơ quan hành pháp. Công tố viên liên bang tối cao là nhân viên nhà nước và chịu sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp liên bang. Hệ thống Viện công tố cũng được tổ chức tương đương với hệ thống Tòa án. Luật sư là nghề tự do, chỉ được phép hành nghề sau khi nhận được giấy phép hành nghề do Bộ trưởng Bộ Tư pháp của bang sở tại cấp với ý kiến của đoàn Luật sư sở tại và sau khi đã tuyên thệ trước Tòa án cấp vùng sở tại. Sau khi tuyên thệ, Luật sư sẽ được ghi tên vào Đoàn Luật sư. Đặc trưng cơ bản trên dẫn đến đặc thù công tác đào tạo các chức danh tư pháp của Đức: không có những thiết chế cố định dưới hình thức Trường hay Viện đào tạo nghề cho Thẩm phán, Luật sư, Công tố viên 3 Theo một nghiên cứu của Học viện Tư pháp trong Dự án xây dựng dự thảo Pháp lệnh đào tạo các chức danh tư pháp tháng 11/năm 2014, trong số 21 nước có đào tạo thẩm phán và công tố viên được chọn nghiên cứu, có 15 nước đào tạo chung hai chức danh này (Albania, Áo, Marcedonia, Moldova, Pháp, Đức, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Đài Loan, Đông Timor, Hàn Quốc, Nhật Bản), có 06 nước đào tạo riêng thẩm phán, công tố viên (Armenia, Kyrgyzstan, Mexico, Phần Lan, Singapore, Trung Quốc). 35 Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển mà do Bộ Tư pháp bang thực hiện thống nhất trong một chương trình chung. Sau khi tốt nghiệp đại học luật và đỗ kỳ thi tư pháp quốc gia của từng bang, học viên sẽ được đào tạo tư pháp tại từng bang. Để trở thành Thẩm phán, Luật sư, Công tố viên, những người đã đỗ kỳ thi tư pháp quốc gia lần thứ nhất phải đăng ký học một khóa đào tạo nghề thời gian khoảng hai năm rưỡi. Sau khi đỗ kỳ thi tư pháp quốc gia lần thứ hai (của từng bang), học viên sẽ có bằng hành nghề luật, trở thành Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư. Hệ thống nội dung và chương trình đào tạo các chức danh tư pháp ở Đức tương đối thống nhất, trong đó giới thiệu cả kỹ năng nghề nghiệp của Thẩm phán, Luật sư, Công tố viên dưới sự hướng dẫn và giám sát của cán bộ tư pháp tại Tòa án, Viện Công tố và Văn phòng luật; chú trọng đào tạo kỹ năng thực tế chuyên sâu bởi giảng viên là những người hoạt động thực tiễn (Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư, Công chứng viên hoặc công chức cấp cao từ các cơ quan tư pháp và các cơ quan hành chính Chương trình đào tạo được chia thành giai đoạn bắt buộc và một giai đoạn tự chọn. - Các giai đoạn bắt buộc: + Tư pháp: 06 tháng thực tập tại một Tòa dân sự và 03 tháng thực tập tại một Tòa hình sự hoặc Viện công tố, trong đó học viên phải làm quen với mọi hoạt động tố tụng dân sự hoặc hình sự tại Tòa án từ công việc điều tra, chuẩn bị bản cáo trạng (hình sự), việc chuẩn bị và điều khiển phiên tòa (dân sự hoặc hình sự) và việc chuẩn bị các phán quyết, bản án. + Hành chính: 05 tháng thực tập tại một cơ quan hành chính cấp huyện hoặc cũng có thể là cấp quận có ít nhất một công chức có bằng Thẩm phán và 02 tháng thực tập tại cơ quan chính phủ bang, tỉnh, Tòa án hành chính hoặc Viện công tố bang; trong đó học viên làm quen với công việc pháp lý trong cơ quan hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính, soạn thảo các quyết định, hành vi hành chính, các thủ tục hành chính từ giai đoạn khiếu nại hành chính đến chấm dứt vụ án bằng các phán quyết hoặc bản án hành chính + Văn phòng Luật sư: 04 tháng làm việc tại một văn phòng Luật sư, không chỉ tham gia soạn thảo các công văn nghiệp vụ (các thư từ giao dịch với thân chủ, đối phương, các cơ quan tư pháp, Tòa án) mà còn có thể đại diện cho thân chủ thực hiện các thủ tục tố tụng tố tụng trước Tòa án. - Giai đoạn tự chọn: 04 tháng thực tập tại một hay hai cơ quan khác nhau trong các lĩnh vực có thể lựa chọn gồm: Tư pháp (Tòa án, nhà giam, Văn phòng công chứng, Văn phòng Luật sư), hành chính, kinh tế, luật lao động và xã hội, Luật quốc tế và châu Âu, luật thuế. Khóa học kết thúc với kỳ thi quốc gia do cơ quan đặc trách về vấn đề thi cử của Bộ Tư pháp bang (Vụ thi cử) tổ chức, gồm 02 phần: Thi viết và thi vấn đáp. Kỳ thi viết gồm 11 bài thi trong 11 ngày liên tiếp (05 bài thi trong lĩnh vực luật dân sự gồm luật thương mại và luật công ty, luật lao động, luật tố tụng; 02 bài thi trong lĩnh vực luật hình sự và tố tụng hình sự; 04 bài thi với trọng tâm trong lĩnh vực luật công bao gồm cả luật hình thức, tố tụng và luật thuế). Học viên thi vấn đáp trước hội đồng gồm 04 giám khảo, các câu hỏi được giới hạn trong các lĩnh vực quy định chung cho cả kỳ thi, mỗi thí sinh sẽ được hỏi trong thời gian 50 phút từ đó nhận được 04 36 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP điểm thi cho các lĩnh vực luật dân sự, lao động, hình sự, luật công và lĩnh vực tự chọn của thí sinh. 1.2. Nhật Bản Hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp (Thẩm phán, Công tố viên và Luật sư) của Nhật Bản đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với những thay đổi quan trọng. Hiện nay, cơ quan có nhiệm vụ đào tạo các chức danh tư pháp là Trường đào tạo và nghiên cứu tư pháp thuộc Toà án tối cao - được thành lập năm 1947 với chức năng đào tạo nghề nghiệp cho những người sẽ được bổ nhiệm Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư và bồi dưỡng (đào tạo lại) cho những người đã được bổ nhiệm Thẩm phán4. Mô hình các cơ quan đào tạo, bồi dưỡng này giúp cho việc đào tạo nghề tập trung về một mối nhằm trang bị kỹ năng nghề nghiệp với mặt bằng chung ban đầu cho những người sẽ được bổ nhiệm Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư. Ứng viên muốn theo học tại Trường Đào tạo và nghiên cứu tư pháp phải trúng tuyển kỳ thi tư pháp quốc gia (National Bar Examination) do Uỷ ban quản lý kỳ thi tư pháp quốc gia5 tổ chức. Kỳ thi tư pháp quốc gia là kỳ thi tuyển khó khăn bậc nhất của Nhật Bản, vì số lượng người trúng tuyển là rất ít so với số người dự thi. Những năm gần đây, Nhật Bản đã có nhiều thay đổi trong hoạt động thi tuyển tư pháp, trong đó có việc thành lập hệ thống các trường luật (Law school) nhằm trang bị kiến thức luật pháp và kiến thức nghề nghiệp cơ sở (thời gian 2-3 năm) cho những người chuẩn bị đăng ký vào kỳ thi tư pháp quốc gia6. Chương trình đào tạo chung Thẩm phán, Công tố viên và Luật sư ở Trường Đào tạo và nghiên cứu tư pháp nhằm trang bị cho khoá sinh nền kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp chung, hạn chế được những bất đồng quan điểm không cần thiết khi các chức danh này tham gia vào cùng một vụ việc. Chương trình đào kéo dài 18 tháng, phân thành 03 giai đoạn: (i) Giai đoạn 1: Học tập trung tại Trường đào tạo và nghiên cứu tư pháp kéo dài 03 tháng, trang bị các kỹ năng nghề nghiệp Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư với các môn học cơ bản gồm: Xét xử dân sự, xét xử hình sự, công tố, biện hộ dân sự và biện hộ hình sự. (ii) Giai đoạn 2: Đào tạo nghề thực tế kéo dài 12 tháng, là nội dung trọng tâm trong chương trình đào tạo, thực tập tại Toà án, Viện Công tố, Văn phòng Luật sư ở các địa phương (tương đương đơn vị hành chính tỉnh của Việt Nam) do Toà án tối cao, Viện kiểm sát tối cao và Hội liên hiệp Luật sư Nhật Bản là các cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện. Có 03 giai đoạn nhỏ: i) 06 tháng 4 Ở Nhật Bản, hoạt động bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho Công tố viên (đã được bổ nhiệm) được thực hiện bởi một trường riêng của Bộ Tư pháp Nhật Bản, hoạt động bồi dưỡng cho Luật sư đang hành nghề do Hiệp hội Luật sư tiến hành. 5 Uỷ ban này gồm các thành viên là đại diện của Toà án tối cao, Bộ Tư pháp và Hội liên hiệp Luật sư Nhật Bản. Giúp việc cho Uỷ ban này là một Ban thư ký do Bộ Tư pháp đứng ra thành lập. Các giám khảo là những Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư, do các cơ quan sử dụng cán bộ đề cử. Ngoài ra, tham gia làm giám khảo còn có các giáo sư luật có uy tín đang làm việc trong những cơ sở đào tạo luật lớn của Nhật Bản. 6 Với hệ thống Law school kiểu Nhật này, Nhật Bản hy vọng sẽ tăng được số lượng luật gia nói chung và số lượng chức danh tư pháp nói riêng, đồng thời cải thiện một cách đáng kể chất lượng chuyên môn của đội ngũ này. Sau khi tham gia học tại các law school, thời gian học tại Trường đào tạo tư pháp sẽ rút ngắn xuống còn 01 năm. 37 Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển thực tập xét xử dân sự và xét xử hình sự tại các toà án khu vực (District Courts); ii) 03 tháng thực tập tại Viện kiểm sát khu vực; iii) 03 tháng thực tập tại các văn phòng luật trực thuộc các Hội luật sư địa phương theo 04 nội dung: Xét xử dân sự, xét xử hình sự, kiểm sát và biện hộ. Học viên có thể được giao thực hiện một số công việc của Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư như soạn thảo một số văn bản tố tụng, tham gia hội đồng xét xử, viết một số nội dung của phán quyết, tham gia thu thập, đánh giá chứng cứ, soạn thảo quyết định truy tố, cáo trạng, tiếp đương sự, soạn thảo bản biện hộ hay thực hiện một số hoạt động tư vấn pháp luật. (iii) Giai đoạn 3: Sau thời gian thực tập, kéo dài trong 03 tháng cuối cùng của khoá đào tạo, với các môn: Xét xử dân sự, xét xử hình sự, công tố, biện hộ dân sự và biện hộ hình sự, nội dung đào tạo được thiết kế theo hướng nâng cao và bổ khuyết những kiến thức mà học viên còn thiếu và chuẩn bị cho việc thi tốt nghiệp của học viên. (iv) Thi tốt nghiệp: Kỳ thi tốt nghiệp được điều hành bởi Hội đồng thi tốt nghiệp do Toà án tối cao thành lập, tiến hành dưới 02 hình thức: Thi viết và thi vấn đáp, tập trung vào 05 nội dung: Xét xử hình sự, xét xử dân sự, công tố, biện hộ dân sự và biện hộ hình sự. Học viên thi đỗ kỳ thi tốt nghiệp có thể được lựa chọn để trở thành Thẩm phán (phụ thẩm), Công tố viên hoặc Luật sư (với thứ tự ưu tiên trước hết dành cho Thẩm phán, sau đó là Công tố viên – thông thường tỷ lệ là 10% thẩm phán, 10% công tố viên, 80% luật sư). Để trở thành Thẩm phán hoặc Công tố viên, người tốt nghiệp khoá đào tạo nghề tư pháp phải nộp đơn xin việc tại Toà án tối cao (trường hợp muốn làm Thẩm phán) hoặc Bộ Tư pháp (trường hợp muốn làm Công tố viên). Để hành nghề Luật sư, người tốt nghiệp ra trường phải đăng ký tên vào danh sách của Hội liên hiệp Luật sư Nhật Bản thông qua Hội Luật sư địa phương, nơi Luật sư dự định đặt Văn phòng của mình. Do việc đào tạo Thẩm phán, Công tố viên và Luật sư theo chỉ tiêu chặt chẽ hàng năm và nhu cầu sử dụng cán bộ tư pháp rất cao mà những người tốt nghiệp Trường đào tạo và nghiên cứu tư pháp không gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm và tạo chỗ đứng của mình trong xã hội. 1.3. Hàn Quốc Ở Hàn Quốc, người muốn trở thành thẩm phán phải vượt qua kỳ thi tư pháp quốc gia và hoàn thành khóa học 02 năm tại Viện Nghiên cứu và đào tạo tư pháp (JRTI) để được cấp giấy phép hành nghề luật tại Hàn Quốc. Viện Đào tạo các viên chức tòa án (Training Institute for Court Officials – TICO) được thành lập năm 1979 là nơi cung cấp chương trình đào tạo và phát triển thư ký tòa án, cảnh sát viên và các nhân viên tư pháp khác. Viện trưởng của TICO thực hiện công việc theo chỉ đạo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Về đào tạo nâng cao, Viện Nghiên cứu và đào tạo tư pháp (JRTI) xây dựng khóa đào tạo thẩm phán nâng cao từ năm 1978, với mục đích tăng cường kiến thức pháp luật chuyên ngành và kỹ năng thực tế cho các thẩm phán đương nhiệm. Năm 1988, JRTI tổ chức các khóa đào tạo cho thẩm phán mới được bổ nhiệm (tập sự). Sau khi hoàn thành khóa học này, các thẩm phán tập sự tham gia khóa đào tạo thực tế 02 năm dưới sự hướng dẫn của các thẩm phán cấp 38 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP cao. Sau khi kết thúc kỳ học này, thẩm phán tập sự chính thức được bổ nhiệm. Các thẩm phán mới được bổ nhiệm phải hoàn tất chương trình kéo dài một tuần với mục tiêu giúp họ nắm bắt được bí quyết xử lý các vụ án thực tế tại phòng xử án. Từ năm 1992, JRTI tổ chức đào tạo định kỳ cho các thẩm phán ít nhất 05 năm một lần sau khi họ được bổ nhiệm, gồm 04 khóa đào tạo cho thẩm phán ở tất cả các cấp nhằm cập nhật thông tin và các vấn đề pháp luật liên quan. Ngoài ra, Tòa án tối cao còn tổ chức chương trình đào tạo ở nước ngoài để giúp các thẩm phán có thêm kỹ năng làm việc tiên tiến, kiến thức chuyên môn và động lực trong công việc. Các chương trình đào tạo nước ngoài cho thẩm phán được phân loại như sau: i) đào tạo dài hạn tại một trường đại học, viện giáo dục hoặc trung tâm nghiên cứu nước ngoài; ii) đào tạo quốc tế hóa nhằm gia tăng hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau với môi trường toàn cầu đồng thời phát triển những ý tưởng và sức sống mới cho môi trường tư pháp. Về đào tạo chung Công tố viên, Luật sư, Thẩm phán, từ năm 1973, Hàn Quốc áp dụng mô hình của Nhật Bản tại JRTI. Điểm trọng tâm trong mô hình Nhật Bản – Hàn Quốc là i) đào tạo rộng rãi sinh viên luật và cung cấp sinh viên tốt nghiệp đảm trách nhiều công việc trong doanh nghiệp và chính phủ; ii) Kỳ thi chuyên ngành tuyển sinh vào JRTI để đào tạo Công tố viên, Luật sư và Thẩm phán. Theo truyền thống, trở thành Thẩm phán và Công tố viên được xem là danh giá hơn Luật sư. Tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều sinh viên thủ khoa gia nhập các công ty luật đang có xu hướng phát triển mạnh tại Hàn Quốc. Kỳ thi tư pháp và giáo dục nghề luật tại Hàn Quốc tập trung vào 06 ngành truyền thống gồm: luật hiến pháp, luật dân sự, luật thương mại, luật hình sự, luật tố tụng dân sự và luật tố tụng hình sự. Kỳ thi gồm hai phần: thi viết và vấn đáp. Chỉ tiêu đầu vào là dưới 100 người trúng tuyển/năm, vừa đủ để đáp ứng nhu cầu của Bộ Tư pháp và Tòa án. Số luật sư ở Hàn Quốc tính trên đầu người có lẽ là ít nhất so với bất kỳ xã hội công nghiệp nào. Vì số ít luật sư được gia nhập đoàn được đảm bảo thu nhập cao nên áp lực vượt qua kỳ thi là rất lớn. Trung bình thí sinh phải thi bảy lần mới đậu và như vậy họ bước chân vào nghề khi đã gần hết độ tuổi ba mươi. Giới hàn lâm luật học Hàn Quốc đã đề xuất áp dụng cách giáo dục pháp luật của Hoa Kỳ - các trường luật sau đại học (cao học) đào tạo sinh viên cho kỳ thi vào đoàn luật sư được tổ chức ở cấp quốc gia. Giới thẩm phán – những người kiểm soát JRTI cũng như Bộ Tư pháp thì phản đối. Đầu thế kỷ 21, các nhà cải cách đã tiến hành một hệ thống mới (law schools) khi tháng 6/2003 Bộ Giáo dục chấp thuận các trường luật sau đại học (được xác nhận trong báo cáo của Ủy ban Tổng thống về cải cách tư pháp tháng 10/2004). Trên thực tế, một số sinh viên Hàn Quốc lấy bằng thạc sỹ luật (LLM) tại Hoa Kỳ và nếu vượt qua được kỳ thi gia nhập đoàn luật sư tại một tiểu bang Hoa Kỳ có thể quay về Seoul làm việc với tư cách chuyên viên tư vấn pháp luật tại các hãng luật. Hầu hết các hãng luật hiện nay đều có một đội ngũ ổn định các chuyên gia tư vấn được đào tạo ở nước ngoài. 2. Một số bài học kinh nghiệm cho hoạt động đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư tại Việt Nam 39 Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển Nghiên cứu kinh nghiệm đào tạo Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư của một số nước trên thế giới như trình bày trên đây cho thấy các quốc gia, dù khác nhau về thể chế chính trị, chế độ tư pháp, hệ thống các chức danh tư pháp nhưng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp đều có một số nét tương đồng. Theo đó, các nước đều rất coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật nói chung và đào tạo nghề cho các chức danh tư pháp nói riêng. Việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho Thẩm phán, Luật sư, Công tố viên có thể được tiến hành trong cùng một cơ sở hoặc trong các cơ sở riêng biệt. Một số nước áp dụng chương trình đào tạo thống nhất cho các chức danh Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư, một số nước khác đào tạo Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư riêng biệt nhưng trong chương trình đào tạo cho từng chức danh có nhiều nội dung giới thiệu kỹ năng chung của tất cả các chức danh. Chương trình đào tạo chung các chức danh tư pháp thường kéo dài từ 1,5 năm đến 03 năm và được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau; mỗi giai đoạn đề ra mục đích đào tạo riêng và có cách thức tổ chức thực hiện riêng. Thông thường các chương trình đào tạo được thiết kế gồm 03 giai đoạn: (i) Giai đoạn đào tạo chung tại cơ sở đào tạo; (ii) Giai đoạn đào tạo trong thực tế tại Toà án, Viện công tố hay các Văn phòng Luật sư và (iii) Giai đoạn đào tạo nâng cao học tập trung tại cơ sở đào tạo. Trong chương trình đào tạo các chức danh tư pháp, nội dung đào tạo nghề thực tế (thực tập nghề nghiệp) rất được coi trọng. Thời gian dành cho đào tạo nghề thực tế luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng quỹ thời gian dành cho khoá học. Việc tổ chức đào tạo nghề thực tế cũng hết sức chu đáo và chặt chẽ, từ xây dựng chương trình thực tập, phân bổ học viên về các cơ quan tiếp nhận đến phân công những người có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn và phối hợp quản lý học viên trong thời gian thực tập. Nghiên cứu bước đầu về hoạt động đào tạo 03 chức danh Thẩm phán, Công tố viên và Luật sư ở các nước trong bối cảnh cải cách tư pháp cho thấy còn nhiều quan điểm khác biệt trong việc thống nhất mô hình đào tạo chung hay riêng các chức danh này. Ví dụ: Hàn Quốc đã từng xây dựng cơ chế đào tạo chung như Nhật Bản, song thời gian gần đây nước này đã và đang xem xét việc giảm thiểu và thay đổi, bởi một số yếu tố trong hệ quả của mô hình đào tạo chung (sự lo ngại đào tạo chung sẽ tạo ra, duy trì mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa các học viên và sau khi tốt nghiệp được bổ nhiệm chức danh tư pháp thì mối quan hệ đó sẽ chi phối, ảnh hưởng đến tính khách quan, vô tư của nghề nghiệp khi họ cùng tham gia hoạt động tố tụng). Nhật Bản, trong xu hướng cải cách tăng dần sự tiếp cận của người dân và doanh nghiệp với nền tư pháp thông qua sự hỗ trợ của luật sư và Chính phủ phải loại bỏ dần kỳ thi tư pháp quốc gia (vốn rất ngặt nghèo với tỷ lệ đỗ rất thấp) để thay thế bằng hệ thống trường luật (law schools). Như vậy, mô hình đào tạo chung nghề luật đang đứng trước những thách thức không nhỏ mặc dù người ta đã thừa nhận tất cả những ưu điểm của nó trong việc tạo ra chất lượng của các chức danh tư pháp đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của nghề luật trong bối cảnh hiện nay. Ở Việt Nam, Học viện Tư pháp đang trong bước khởi đầu ứng dụng, triển khai mô hình đào tạo chung ba chức danh Thẩm phán, Kiểm 40 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP sát viên và Luật sư. Chương trình khung, chương trình chi tiết đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư đã được chính thức phê duyệt vào cuối năm 2016 và Học viện đang tiến hành các bước chuẩn bị, tuyển sinh cho khóa đào tạo chung đầu tiên. Từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới nêu trên, chúng tôi cho rằng có một số điểm có thể tham khảo, vận dụng cho mô hình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư tại Việt Nam. Cụ thể là: Thứ nhất, cần khẳng định và ghi nhận những lợi ích tích cực có thể đạt được từ chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư. Từ góc độ kinh nghiệm quốc tế, có thể thấy rằng mặc dù không phải tất cả các quốc gia đều tiến hành mô hình đào tạo chung các chức danh tư pháp (Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư) nhưng nhiều nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với Việt Nam đã và đang duy trì mô hình này với những hiệu quả không thể phủ nhận. Những xu hướng và lý do hạn chế hay từ bỏ cơ chế đào tạo chung đều không phải là chủ đạo và nếu có tái hiện ở Việt Nam thì chúng ta đều có thể khắc phục, giải quyết được để không ảnh hưởng đến tính bền vững của mô hình này. Lấy trường hợp của Hàn Quốc và Nhật Bản làm ví dụ. Vấn đề mối quan hệ gần gũi giữa các học viên tham gia đào tạo chung có thể chi phối, ảnh hưởng đến tính khách quan, vô tư của nghề nghiệp sau này hoàn toàn không phải là lý do cơ bản để từ bỏ mô hình đào tạo chung, bởi chúng ta có thể đảm bảo tính khách quan, vô tư trong hoạt động nghề nghiệp bằng các công cụ và chế tài pháp lý. Tương tự như vậy, vấn đề tính ngặt nghèo của việc sát hạch “đầu vào” trong mối liên hệ với điều kiện đảm bảo cho chương trình đào tạo chung ba chức danh quan trọng nhất của thiết chế tư pháp có thể giải quyết được bằng cách cải tiến nội dung của kỳ thi tư pháp quốc gia sao cho phù hợp với điều kiện và yêu cầu của hoạt động đào tạo và bổ nhiệm cán bộ tư pháp ở Việt Nam. Thứ hai, từ góc độ xây dựng chương trình đào tạo, cần chú trọng việc xây dựng chương trình đào tạo linh hoạt, thích ứng với nhiều đối tượng. Theo đó, chương trình đào tạo nên chia thành “phần cứng” (bắt buộc mọi học viên đều phải học) và “phần mềm” (học viên được tự lựa chọn một số môn học phù hợp với khả năng, sở thích và lĩnh vực hoạt động tương lai). Thời gian đào tạo cũng nên chia thành nhiều giai đoạn khác nhau để học viên có thể chủ động tích lũy kiến thức và bố trí thời gian theo học. Thứ ba, cần tăng cường vai trò của thực tập nghề nghiệp đối với hoạt động đào tạo kỹ năng nghề nghiệp. Điều này không chỉ thể hiện ở tỉ trọng đáng kể về mặt thời gian trong chương trình đào tạo dành cho thực tập nghề nghiệp mà còn cần xây dựng đồng bộ nội dung, chương trình thực tập; giám sát hoạt động thực tập; đánh giá kết quả thực tậpmà giải pháp trọng tâm là tăng cường hiệu quả phối hợp giữa cơ sở đào tạo với cơ sở tiếp nhận học viên thực tập. Thứ tư, về phương pháp đào tạo, hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp ở Việt Nam tuy bước đầu đã chú trọng đến phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm nhưng thực tế còn nhiều vướng mắc, bất cập. Để khắc phục tình trạng trên đối với tất cả các chương trình đào tạo, trong đó có chương trình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, cần lưu ý một số vấn đề sau: (Xem tiếp trang 43) 41 Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển HỌC VIỆN TƯ PHÁP - MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT Nguyễn Thị Thủy1 Tôi vẫn nhớ như in mùa thu năm 2000 - tôinhận lời mời của Học viện Tư pháp giảng bài cho lớp đào tạo thẩm phán. Thời gian ấy kinh nghiệm giảng dạy của tôi là 05 năm giảng dạy tại trường Đại học Luật Hà Nội. Một chút lo lắng khi em trợ lý Phòng Đào tạo gửi cho tôi tập hồ sơ phục vụ cho buổi lên lớp. Đó là hồ sơ về vụ án hành chính với tình huống đánh giá điều kiện khởi kiện vụ án hành chính. Tuy nhiên, khi đọc hồ sơ vụ án tôi bắt đầu bị cuốn hút bởi các tình tiết, sự kiện có thật mà tôi chưa từng được đọc khi giảng cho các em sinh viên chính quy. Tôi đã dành hai ngày và 3 giờ buổi tối để đọc và nghiên cứu hồ sơ, đưa ra phương thức giảng bài cho buổi học ấy. Tâm thế chuẩn bị buổi lên lớp đầu tiên tại Học viện được chuẩn bị khá kỹ lưỡng, từ văn bản pháp luật, phương pháp triển khai, cách đặt vấn đề... ấy vậy mà tôi vẫn có cảm giác lo lắng... Rồi buổi học ấy cũng đến, 13giờ chiều ngày. tôi có mặt tại Học viện Tư pháp, gửi xe máy lên tầng 3 nhà A và tìm đến lớp học. Ngó vào lớp tôi đã thấy có một thầy giáo, áo sơ mi trắng, quần tây, tóc cắt ngắn gọn gàng đang đứng trên bục giảng. Nhìn xuống lớp khoảng 40 học viên cả nam lẫn nữ. Bất chợt tôi nghĩ phải chăng người trên bục giảng là lớp trưởng hoặc cán bộ đào tạo đang điểm danh. Tôi đang phân vân thì chính thầy giáo mời tôi vào lớp. Tôi liền nói: Tôi là giảng viên được phân công dạy lớp hôm nay. Thầy cười thật tươi và nói: “Vậy thì chúng ta là đồng nghiệp rồi. Tôi là thẩm phán của Tòa án tỉnh NT, giảng viên thực hành kết hợp với cô giáo giảng lý thuyết buổi học hôm nay”. Tôi đã vô cùng bất ngờ bởi việc kết hợp song giảng như vậy. Buổi học đã trôi nhanh với sự hào hứng của học viên, với việc giảng say sưa của thầy giáo cũng là thẩm phán, với những lời tâm huyết của tôi. Hồ sơ giảng dạy hôm ấy đã được tôi và thầy giáo là thẩm phán hướng dẫn cho học viên khá tỉ mỉ, tôi đã học được khá nhiều kiến thức thực tiễn từ người thầy giáo thẩm phán ấy. Và dĩ nhiên tôi tin, thầy giáo ấy cũng khá chăm chú với những thông tin và cách thức chuyển tải của tôi. Buổi học đầu tiên tôi lên lớp ở Học viện Tư pháp đã ấn tượng trong tôi và bất giác tôi mỉm cười: Học viện Tư pháp tạo nên sự khác biệt bởi chính cách thức triển khai giảng dạy từ những năm học ấy; đó là cách giảng dạy và đào tạo khá ấn tượng; kết hợp tốt cả lý thuyết và thực hành và dĩ nhiên luôn tạo ra tính hấp dẫn mới mẻ cho học viên. 1 Tiến sỹ, Trưởng Bộ môn Hành chính, Khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội. 42 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP Tôi trở thành giảng viên thỉnh giảng của Học viện từ ngày đó. Mỗi buổi lên lớp ở Học viện với mỗi hồ sơ càng khiến tôi đam mê thích thú với vụ án hành chính, với kỹ năng của luật sư tham gia giải quyết vụ án hành chính. Tôi đã yêu quý Học viện Tư pháp như chính ngôi trường Đại học Luật của tôi. Bởi ở môi trường ấy tôi ngày càng trưởng thành hơn trong nghề nghiệp. Tôi được giảng cùng với khá nhiều thẩm phán, luật sư, ở họ đều có những phương pháp chuyển tải ấn tượng và đặc biệt kiến thức thực tiễn từ các thầy cô giáo song giảng đã cho tôi nhìn nhận trở lại những kiến thức lý luận của môn học kỹ năng giải quyết vụ án hành chính. Học viện Tư pháp đã thu thập nhiều bộ hồ sơ ấn tượng, rất hay và khá linh hoạt để giảng dạy. Mỗi bộ hồ sơ lại khiến tôi say mê nghiên cứu, tìm tòi những phương án tối ưu. Dần dà, tôi đã yêu môn học kỹ năng giải quyết vụ án hành chính rất nhiều và lúc nào cũng mong có nhiều cơ hội được giảng tại Học viện. Có lẽ với cách đào tạo từ những ngày đầu ấn tượng như vậy nên Học viện ngày càng có nhiều học viên tham gia từ những lớp đào tạo thẩm phán, lớp đào tạo luật sư, lớp đạo tạo chấp hành viên, lớp đào tạo công chứng viên....cho đến những lớp đào tạo chuyên đề đều khá thành công và để lại nhiều kết quả rất tuyệt vời. Tôi, ngày ngày luôn đồng hành cùng Học viện qua mỗi buổi lên lớp, qua mỗi buổi tham gia họp chuyên môn và tham dự các ngày lễ kỷ niệm của Học viện, cảm nhận Học viện ngày càng phát triển và ngày càng thành công với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực tư pháp chất lượng cao. Học viện Tư pháp giờ đã khang trang, đóng trụ sở tại địa điểm rộng và thoáng đãng. Đội ngũ giảng viên và cán bộ của Học viện đã phát triển lên rất nhiều; tôi đã trở thành giảng viên có tuổi tại Học viện.... vậy mà tôi vẫn có cảm giác thời gian song hành cùng Học viện mới chỉ mới bắt đầu. Có lẽ, chừng nào Học viện còn cần đến những giảng viên như tôi thì hẳn tôi vẫn đủ đam mê, đủ tình yêu để đến lớp với những trang án hồ sơ và phương pháp nghiên cứu hồ sơ đầy sáng tạo và nhiệt huyết. Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Học viện, chúc Học viện phát triển hơn nữa, chúc tập thể thày cô giáo, cán bộ của Học viện sức khỏe, hạnh phúc và thành công! Một là, tăng cường việc tự học, tự nghiên cứu của học viên bằng cách giao các nhiệm vụ cụ thể (viết thu hoạch theo một hồ sơ vụ án cụ thể, viết tiểu luận ngắn về một chủ đề nào đó, tập viết các bản án, soạn thảo các văn bản tố tụng, soạn thảo hợp đồng) để học viên thực hiện đồng thời có biện pháp kiểm tra, giám sát nhằm khuyến khích các học viên tích cực và xử lý các học viên không hoàn thành nhiệm vụ học tập ở nhà. Hai là, nâng cao hiệu quả của giờ học trên lớp bằng cách áp dụng triệt để phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, tạo điều kiện cho học viên phát hiện vấn đề và nêu vấn đề trước lớp, tăng cường trao đổi giữa giảng viên và học viên. Ba là, chú trọng việc xây dựng thư viện nhiều đầu sách, dễ dàng truy cập các thông tin và tài liệu, phòng đọc rộng rãi và tiện nghi để thu hút học viên tự làm việc tại thư viện. Bốn là, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập để thay đổi cách truyền đạt và tiếp nhận thông tin truyền thống. Năm là, giảm bớt số lượng học viên trong mỗi lớp học để phù hợp với tính chất của lớp học đào tạo nghề (mỗi lớp không nên vượt quá 25 học viên)./. ĐÀO TẠO CHUNG NGUỒN THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN ... (Tiếp theo trang 41) 43 Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdao_tao_chung_nguon_tham_phan_kiem_sat_vien_va_luat_su_o_mot.pdf
Tài liệu liên quan