Đề án Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU - Thực trạng và giải pháp

Ngành dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu sản xuất và xuất khẩu của nước ta. Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu của ngành đã đạt được những thành tựu to lớn, kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua từng năm. Từ một còn số hết sức khiêm tốn 238,8 triệu USD năm 1993 và đến năm 1996 kim ngạch xuất khẩu đã vượt qua con số 1 tỷ USD. Và đến năm 2000 đã đạt gần 2 tỷ USD, năm 2002 là 2,3 tỷ USD. Hiện nay, ngành dệt may đang đứng thứ 2 trong danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và có nhiều triển vọng vươn lên vị trí dẫn đầu trong vài năm tới. Đạt được những thành tựu to lớn ấy, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp dệt may trong nước và chính phủ Việt Nam cần phải kể tới thiện chí hợp tác song phương của các bạn hàng, đặt biệt là thị trường EU. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu dệt may cũng gặp không ít khó khăn cả khách quan và chủ quan đang và sẽ cản trở kim ngạch đạt tới mức tiềm năng của ngành. Trong giai đoạn tới, với những nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu của mình, ngành dệt may Việt Nam nhất định sẽ tìm ra những giải pháp tối ưu nhất để vượt qua những khó khăn để đạt dược mục tiêu phát triển của ngành đến năm 2010 : “hướng vào xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoài tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng, đáp ứng nhu cầu trong nước, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm thực hiện đường lối CNH – HĐH đất nước”.

doc34 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu trong nền kinh tế quốc dân Thương mại quốc tế diễn ra tất yếu khi có sự phân công lao động quốc tế và việc phân phối tài nguyên không đồng đều giữa các quốc gia trên thế giới. Lợi ích từ thương mại quốc tế rất to lớn và ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của các quốc gia. Là một mặt của ngoại thương, xuất khẩu có những vai trò quan trọng nhất định : - Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu để phát triển kinh tế, phục vụ CNH – HĐH đất nước. CNH là con đường tất yếu và đúng đắn để khắc phục nghèo nàn lạc hậu. Nhưng nó lại đòi hỏi phải có lượng vốn lớn, vốn ở mỗi quốc gia có thể là từ viện trợ, vay nợ, thu hút đầu tư từ nước ngoài dưới nhiều hình thức và vốn thu từ công ty xuất khẩu. Trong đó xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ đã tạo nguồn vốn quan trọng thể hiện sự phát huy nội lực của quốc gia, nó quyết định đến quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế. - Xuất khẩu đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Có thể nhìn nhận tác động của xuất khẩu tới sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo quan điểm : coi thị trường trong nước và thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển. Hơn nữa nó còn tạo khả năng mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho việc cung cấp đầu vào cho sản xuất. Khi xuất khẩu hàng hoá luôn vấp phải sự cạnh tranh của hàng hoá cùng loại của quốc gia khác đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá và hoàn thiện công tác quản trị sản xuất kinh doanh. - Xuất khẩu tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. - Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại. Nhận thức được vai trò to lớn của xuất khẩu, Việt Nam đã coi đẩy mạnh xuất khẩu là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Điều đó đã dược khẳng định trong mục tiêu phát triển kinh tế đến 2010 là hướng vào xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện CNH – HĐH đất nước. 2.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp Đối với mỗi doanh nghiệp, sự tồn tại của nó là việc tiêu thụ được nhiều sản phẩm không chỉ trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài thông qua xuất khẩu hàng hoá của mình. Các khoản lợi ích của doanh nghiệp thu được từ xuất khẩu : - Thu ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị, vật phẩm tiêu dùng. - Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp tăng cường đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý về hoạt động xuất khẩu, hoạt động bán hàng, sau bán hàng, thiết lập các kênh phân phối. - Khi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán, hợp tác đôi bên cùng có lợi, đồng thời doanh nghiệp tiếp nhận được thông tin phản hồi để có thể điều chỉnh chiến lược sản phẩm và giá cả cho phù hợp. - Khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu các doanh nghiệp đòi hỏi phải đổi mới công nghệ để nâng cao hơn nữa về chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất cho phù hợp. II. Cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt Nam đối với thị trường EU Những cơ hội của ngành dệt may Việt Nam Lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt Nam Việt Nam là một nước nằm trên rìa bán đảo Đông Dương, có vị trí địa lý thuận tiện cho việc phát triển thương mại qua đường biển và đường sắt. Việt Nam còn có nguồn lực lao động dồi dào với giá nhân công rẻ. Mức lương nhân công trung bình hiện nay khá thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới 0,48 USD/giờ, Thái Lan 0,87 USD/giờ, Anh 10,16 USD/giờ Nguồn lao động dồi dào như vậy rất phù hợp với đặc điểm của ngành dệt may là ngành sử dụng nhiều nhân công. Thêm vào đó, Việt Nam còn có rất nhiều vùng có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với việc phát triển cây bông, đay và các loại cây khác dùng làm nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, từ đó đã ít phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Một lợi thế nữa phải kể đến là các chính sách hỗ trợ của Chính phủ (những chính sách đổi mới tích cực của Chính phủ tạo điều kiện mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho các doanh nghiệp) như Nghị định số 02/1998/NĐ-CP, số 57/1998/NĐ-CP. Bên cạnh đó còn luật đầu tư nước ngoài (sửa đổi) theo Nghị định số 07/1998/NĐ-CP và 03/1998/NĐ-CP, luật đầu tư nước ngoài (sửa đổi) số 10/1998/NĐ-CP đã qui định về các chế độ ưu đãi đầu tư Cùng với các dự án sản xuất phụ liệu may, các dự án có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao đã tháo gỡ phần nào khó khăn về tài chính của doanh nghiệp cũng như khó khăn đầu tư vào ngành dệt may. Mặt khác, ngành dệt may đòi hỏi khối lượng vốn đầu tư ban đầu cho từng công đoạn không lớn. Trong điều kiện thiếu vốn như nước ta hiện nay có thể coi đây là một lợi thế của ngành. 1.2. Vị trí hàng dệt may của Việt Nam trên thị trường EU : * Tiềm năng của thị trường EU : Từ năm 1968, EU đã là một thị trường thống nhất về hải quan, có mức thuế hải quan áp dụng chung cho tất cả các nước thành viên. Năm 1992 đã có hiệp ước về sự thống nhất chính trị, kinh tế, xã hội giữa các nước thành viên. Cho đến nay, EU là một thị trường rộng lớn bao gồm 15 quốc gia với 386 triệu người tiêu dùng. Trong tương lai không xa, EU còn kết nạp thêm 10 thành viên ở Trung và Tây Âu. Thị trường EU sẽ gồm 25 thị trường quốc gia, nó thực sự là một cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt nam. EU là một trung tâm kinh tế hùng mạnh, có vai trò to lớn đối với nền kinh tế thế giới. Liên minh Châu Âu không chỉ lớn về quy mô (thường xuyên có GDP chiếm 20% GDP toàn cầu) mà còn mạnh về cơ cấu, tăng trưởng ổn định (bình quân GDP theo đầu người vào loại cao của thế giới, khoảng 23.543 USD). Từ những đặc điểm về kinh tế như trên của EU, có thể nhận thấy rằng EU là một thị trường tiêu thụ lớn về hàng hoá. EU tăng cường mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại đặc biệt trong chiến lược Châu á mới. EU và các nước ASEAN quan hệ lâu dài trên cơ sở hiệp định hợp tác dựa trên cơ sở chủ nghĩa khu vực, tạo điều kiện cho quan hệ thương mại Việt nam – EU được mở rộng. Hơn nữa quan hệ song phương VN – EU được dựa trên cơ sở dành cho nhau những ưu đãi về xuất nhập khẩu, Việt Nam có điều kiện thuận lợi đẩy mạnh XNK, trao đổi hàng hoá với nước ngoài, đặc biệt là hàng dệt may. Và với thị trường tiềm năng EU thì hàng dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển cao hơn cả về số lượng và chất lượng. Việt Nam đã tham gia hội nghị cao cấp á -Âu lần thứ 2 ở London (2-4/4/1998) đã tạo cơ hội mới cho quan hệ hợp tác song phương và đa phương. Một nhân tố khác nữa là sự ra đời đồng tiền chung Châu Âu (EURO) đã góp phần giảm được chi phí chuyển đổi ngoại tệ khi xuất nhập khẩu hàng hoá sang thị trường EU. Nó là cơ hội mới để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này. 1.3. Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của EU Tuy với những tiềm năng lớn về xuất khẩu, nhưng EU vẫn có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may tương đối cao. Hàng năm, EU nhập khẩu khoảng 63 tỷ USD quần áo các loại và trên 46 tỷ USD hàng dệt may. Với tốc độ bình quân hàng năm đối với hàng may mặc chiếm gần 50% trong tổng giá trị nhập khẩu của cả thế giới, hàng dệt may chiếm 36 – 37 %, song so với toàn thế giới có xu hướng giảm. Những năm gần đây, do tăng cường hình thức gia công nên tỷ lệ nhập khẩu hàng gia công của EU càng tăng. Đây chính là biện pháp nhằm tận dụng nguồn lao động rẻ, dồi dào từ các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Với Việt Nam, đây là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu vào EU. 2. Những thác thức lớn đối với hàng dệt may Việt Nam Trước hết, phải kể đến những bất lợi của ngành dệt may khi Việt Nam nằm ngoài WTO. WTO là một tổ chức thương mại quốc tế lớn nhất hiện nay, chi phối trên 90% khối lượng buôn bán trên thế giới. Gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho mỗi quốc gia thành viên có cơ hội bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong khuôn khổ các cuộc đàm phán đa phương của WTO. Hiệp định về hàng hoá dệt may ATC (Agreement on Textile and Clothing) là một trong những thành tựu chủ yếu của vòng đàm phán Urugoay trong khuôn khổ WTO. Như vậy theo ATC, sau 10 năm nhập khẩu hàng dệt may áp dụng hạn ngạch với các nước đang phát triển (1995 -2005) hạn ngạch sẽ được cắt bỏ. Bắt đầu từ năm 2005 hạn ngạch đối với hàng dệt may sẽ không còn áp dụng với những nước thành viên của WTO. Như vậy, những nước nằm ngoài WTO như Việt Nam tiếp tục bị hạn chế về hạn ngạch theo các hiệp định song phương, kể cả sau năm 2004 và phải chịu thuế suất nhập khẩu và xuất khẩu cao hơn thị trường EU. Hơn nữa, những thuận lợi có được của các nước thành viên của WTO sẽ làm tăng những bất lợi của Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng dệt may. Đến cuối năm 2004, EU sẽ chấm dứt thực hiện giai đoạn 2 của quá trình ưu đãi thuế quan phổ cập và xoá bỏ hạn ngạch với hàng dệt may của các nước là thành viên của WTO. Từ nay đến hết năm 2004, nếu Việt Nam chưa trở thành thành viên của WTO thì nhiều khả năng sẽ vẫn bị áp dụng hạn ngạch, trong khi các nước thành viên được tự do xuất khẩu. EU là thị trường gồm các nước có nền kinh tế phát triển mà họ sẽ tăng cường áp dụng các hàng rào phi thuế quan như các yêu cầu về nhãn mác, môi trường, điều kiện lao động, các yêu cầu về chống bán phá giá Như vậy, sức cạnh tranh và thâm nhập vào thị trường EU của hàng Việt Nam sẽ giảm một cách tương đối so với các nước khác. Vì vậy, nó đòi hỏi Việt Nam phải chủ động phát huy nội lực của mình. Ngoài ra, còn phải kể đến đó là hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết 14/07/2000 và đã được Chính phủ hai bên phê chuẩn sẽ tạo điều kiện, mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại song phương, hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ sẽ được hưởng tối huệ quốc. Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn, có nhu cầu lớn về hàng hóa lại không khó tính như thị trường EU. Mỹ trái với thị trường EU là chất lượng không đóng vai trò quyết định, giá cả là yếu tố quyết định tiêu dùng. Các doanh nghiệp Mỹ không quan tâm nhiều đến mẫu mã mà vấn đề hàng đầu họ đặt lên là giá thành. Do đó, việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam hơn là xuất sang thị trường EU. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để EU vẫn là thị trường đầy hấp dẫn, tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU vẫn ngày càng được đẩy mạnh. Đây thực sự là một thách thức với các nhà quản lý, nhà hoạch định chiến lược trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU. Những yếu tố phát sinh từ phía nước ta cũng là một trong những thách thức không nhỏ của việc xuất khẩu hàng dệt may sang EU : - Nguy cơ “tụt hậu” xa hơn về kinh tế so với cá nước trong khu vực và trên thế giới do xuất phát điểm của Việt Nam quá thấp nên để thực hiện được những yêu cầu về chất lượng hàng hoá khắt khe là rất khó khăn vì thiếu vốn đầu tư công nghệ cao. - Việt Nam không tránh khỏi ảnh hưởng của xu thế “Tự do hoá thương mại”, ảnh hưởng của sự biến động giá cả quốc tế và lãi suất ngân hàng. Tình hình cung cầu và vốn đầu tư nó đã gây nên nhưng thách thức cho Việt Nam trong hoạch định chiến lược cũng như điều hành quản lý. Vì thế, mà nó đòi hỏi kinh tế Việt Nam phải phát triển vượt bậc, trưởng thành để đủ sức đỡ những ảnh hưởng trên. - Sự nhất thể, đồng bộ của luật pháp Việt Nam và sự phù hợp của nó với các thông lệ quốc tế cũng đang là vấn đề cản trở hợp tác song phương Việt Nam – EU. Chương II : thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU I. Khái quát chung về sản phẩm dệt may Việt Nam 1. Sự vận động của ngành dệt may thế giới Dệt may là ngành sản xuất và cung ứng mọi chủng loại sản phẩm đáp ứng trước tiên nhu cầu cơ bản của con người, ngoài ra sản phẩm dệt may còn đáp ứng yêu cầu khác của con người trong sinh hoạt và sản xuất. Ngành dệt may gắn liền với từng giai đoạn phát triển của xã hội. Ngành công nghiệp dệt may đã hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Thực tế, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, tiến trình công nghiệp hoá của các nước từ Anh, Pháp, ý là các nước phát triển đến các nước Nics như Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan nõ đã chứng minh vị trí tiên phong và quan trọng của ngành dệt may nói riêng và của ngành công nghiệp nhẹ nói chung. Ngành dệt may có những lợi thế cơ bản trong thời kỳ công nghiệp hoá và đặc biệt là với các nước có nguồn lao động dồi dào vì nó không cần vốn đầu tư ban đầu lớn, sử dụng nhiều lao động, tốc độ quay vòng vốn nhanh, có điều kiện mở rộng thương mại quốc tế. Tuy nhiên, khi nền công nghiệp của một nước đạt tới tình độ nhất định thì lợi thế của ngành dệt may giảm dần và có xu hướng chuyển dịch sang các nước có trình độ công nghiệp thấp hơn, nhường chỗ cho các ngành khác có lợi thế và hiệu quả hơn. Trong quá trình phát triển, ngành dệt may thế giới đã trải qua hai giai đoạn chuyển dịch. Lần thứ nhất nó diễn ra từ năm 1969 tới năm 1980. Giai đoạn này, ngành chuyển từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước công nghiệp mới với 4 cường quốc dệt may là Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore. Riêng 4 nước này đã chiếm 1/3 sản lượng dệt may của thế giới và hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Giai đoạn hai, từ năm 1985 đến nay, chuyển dịch từ các nước Nics sang các nước có nguồn lao động dồi dào và rẻ hơn như : ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia Hiện nay, hơn 60% khối lượng hàng hoá dệt may xuất khẩu trên thế giới có xuất xứ từ các nước đang phát triển, trong đó từ các nước đang phát triển ở Châu á chiếm 32%. Nguyên nhân gây ra hai sự chuyển dịch lớn về công nghiệp dệt may như vậy do có sự chênh lệch về trình độ phát triển công nghiệp. Đối với các nước có nền công nghiệp phát triển thì lợi thế của ngành dệt may giảm xuống, không còn phù hợp nữa và lợi nhuận do ngành dệt may mang lại không bằng so với cùng lượng vốn đầu tư do đem đầu tư vào ngành công nghiệp khác. Chính vì vậy, các nước có nền công nghiệp phát triển đã bằng mọi hình thức chuyển giao máy móc, thiết bị, công nghệ cho các nước có nền công nghiệp chủ phát triển và có nhu cầu. Các nước Châu á đã nhanh chóng tiếp nhận công nghệ dệt may của các nước phát triển và tận dụng tốt lợi thế của người đi sau đã không ngừng nâng cao chất lượng và số lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm dệt may của thế giới và khu vực (chỉ riêng Trung Quốc, với sự nhanh nhạy và ưu thế về lao dộng và tài nguyên sẵn có đã chiếm gần 13% lượng xuất khẩu của thế giới). Mặc dù ngành công nghiệp dệt may đã có sự dịch chuyển mạnh mẽ theo kiểu làn sóng như trên song cũng không thể loại bỏ vị thế của ngành công nghiệp dệt may các nước phát triển, mà họ đã đưa công nghiệp dệt may lên một tầm cao mới, vượt trội hơn trước cả về số lượng, chất lượng, mẫu mã thời trang và giá cả. Đi cùng với sự phát triển của kinh tế, các trung tâm thời trang lớn càng xuất hiện như một số trung tâm ở các nước thuộc EU và Mỹ Với Châu Âu, từ xưa đến nay vẫn được coi là kinh đô thời trang của thế giới với các trung tâm thời trang nổi tiếng như Pháp, ý chuyên sản xuất các mẫu mã thời trang cao cấp nổi tiếng thế giới. Tuy có sự chuyển dịch, song ngành công nghiệp dệt may Châu Âu vẫn luôn dẫn đầu về khối lượng và đặt biệt là chất lượng. Từ năm 1992, các nước EU xuất khẩu 48,390 tỷ USD hàng dệt may chiếm 41% tổng khối lượng mậu dịch của Đức, 5,3% của Bỉ, 2,7% của Pháp Song song với sản phẩm chất lượng cao thì giá cả của nó cũng khá cạnh tranh. Do vậy, hàng nhập khẩu vẫn có cơ hội lớn để thâm nhập thị trường các nước có nền công nghiệp phát triển đó, đáp ứng nhu cầu số đông dân cư. 2. Đánh giá chung về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Việt Nam là nước có nền kinh tế phát triển và hiện tại đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, nên cũng không thể tách rời xu hướng chung của thế giới. Và ngành công nghiệp dệt may nói riêng và công nghiệp nhẹ nói chung là những ngành mũi nhọ góp phần đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu tạo nguồn tích luỹ làm cơ sở để đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH đất nước. Tuy nằm trong tình trạng chung của một nền công nghiệp nhỏ bé nhưng xét trong mối quan hệ với tổng thể nền kinh tế quốc dân thì ngành dệt may vẫn có ưu thế nổi trội, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (từ 8 – 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Trong giai đoạn hiện nay, ngành dệt may đã giải quyết phần nào nhiệm vụ tạo công ăn việc làm cho người dân (hiện nay ngành thu hút khoảng 400.000 lao động chính và nhiều lao động phụ khác). Ngoài ra, ngành dệt may còn đem lại nhiều lợi ích khác cho nền kinh tế quốc dân như : tạo nguồn vốn bằng ngoại tệ, kích thích phát triển các ngành nghề khác có liên quan. Ngành dệt may là ngành đã đóng góp vào công cuộc HĐH – CNH đất nước rất to lớn. Cụ thể là gần đây ngành dệt may Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 9%, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng từ 133,9 triệu USD vào năm 1991 đến 1.600 triệu USD năm 1999 và đến năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đã đạt tới 2750 triệu USD (Bảng 1) Bảng 1 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước Đơn vị : triệu USD Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng kim ngạch dệt may 1150 1502 1450 1747 1892 1975,4 2750 Nguồn : Tổng công ty xuất khẩu dệt may Việt Nam (2003) Mặt hàng dệt may trong nhiều năm luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đóng góp cho xuất khẩu và nâng cao sản lượng toàn bộ ngành công nghiệp Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may bắt đầu tăng vọt từ năm 1993, là năm bắt đầu thực hiện hiệp định may mặc giữa Việt Nam với EC (ngày nay là EU). Hiệp định này đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng và thị trường của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. Nếu năm 1993, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam mới đạt 283,8 triệu USD chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước thì năm 1994 đã tăng lên 475,6 triệu USD chiếm khoảng 12,21%. Đến năm 1995, với sự ra đời của tổng công ty dệt may Việt Nam trên cơ sở thống nhất liên hiệp các xí nghiệp dệt và Liên hiệp các xí nghiệp may đã phát huy được sực mạnh tổng hợp đưa hàng dệt may Việt Nam vững bước đi lên. Từ năm 1995 đến nay, kim ngạch dệt may không ngừng tăng lên và đứng ở vị trí thứ hai sau dầu thô và luôn nằm trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Mặc dù chỉ đứng thứ hai, song dệt may luôn được coi là có lợi thế so sanh và có nhiều khả năng phát triển cao. Năm 1997, tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu chiếm 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, sang năm 1998 tỷ lệ này tăng lên 15,5% mặc dù phải chịu ảnh hưởng không nhỏ của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và thế giới. Đến năm 2000, với sự nỗ lực của toàn ngành, kim ngạch xuất khẩu đạt tới 1,892 tỷ USD tăng 8,29% so với năm trước. Cùng năm 2000, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã được ký kết vào tháng 7/2000 đã góp phần không nhỏ làm tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Do chưa khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Mỹ và EU và cũng như chưa khia thác hết thế mạnh của ngành nên kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2001 chỉ đạt 1,975 tỷ USD tăng 4,41% so với năm trước nhưng vẫn chiếm tỷ tọng xuất vào thị trường phi hạn ngạch 67,76% và thị trường có áp dụng hạn ngạch 31,23%. Nhưng tính đến hết năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước có mức tăng mạnh 2,75 tỷ USD tăng 38,21% so với năm 2001. Bước sang năm 2003, hàng dệt may vẫn tiếp tục khẳng định được thế mạnh xuất khẩu của mình. Tính đến hết tháng 6 năm 2003, kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước sang các thị trường đạt 1,840 tỷ USD tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. II. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU 1. Kết quả đạt được từ việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua. Liên minh Châu Âu cũng như từng quốc gia thành viên đã có mối quan hệ thương mại với Việt Nam ở từng mức độ khác nhau. Nhưng phải đến mấy năm gần đây, quan hệ này mới được củng cố mà điểm đột phá là hiệp định về hàng dệt may được ký kết vào năm 1992 và có hiệu lực chính thức vào ngày 1/1/1993. Quan hệ thương mại Việt Nam – EU không ngừng phát triển đã mở ra triển vọng lớn về thị trường cho sản phẩm dệt may Việt Nam. Cho đến nay, Việt Nam và EU đã bốn lần ký hiệp định bổ sung tăng thêm hạn ngạch và giảm bớt các mặt hàng xuất sang EU chịu sự quản lý bằng hạn ngạch vào tháng 8/1995, 11/1997, 3/2000 và đầu năm 2003. Hiệp định về hàng dệt may cùng với những ưu đãi thuế quan phổ cập GSP mà EU dành cho Việt Nam đã mở ra cơ hội phát triển lớn ngành dệt may Việt Nam. 1.1. Về kim ngạch xuất khẩu (1996 – 2002) Nguồn : Tổng công ty dệt may Việt Nam 2003. Thị trường EU được coi là thị trường xuất khẩu trọng điểm cả nước ta và đang được tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng của thị trường này. Hàng năm, EU nhập khẩu trên 63 tỷ USD quần áo các loại. Từ năm 1980, Việt Nam đã xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước EU như Pháp, Đức, Nga nhưng do thay đổi về chính trị thế giới nên quan hệ buôn bán đã bị hạn chế. Từ năm 1991, quan hệ thương mại Việt Nam - EU có nhữnh bước tiến mới. Kể từ khi hiệp định buôn bán hàng dệt may được ký kết và có hiệu lực từ ngày1/1/1993.Từ đó, kim ngạnh xuất khẩu hàng dệt may VN sang EU liên tục với mức tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 30% mỗi năm trong giai đoạn 1993 -1997. Nhìn vào biểu đồ về kim ngạch xuất khẩu thấy rõ kim ngạch tăng qua các năm và đỉnh điểm của kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là năm 2001 với 617 triệu USD chiếm 31,23% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bước sang năm 2002, do chịu ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ nên kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đã bị giảm sút và chỉ đạt 533 triệu USD chiếm 20,11% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và giảm 11,12% so với năm 2001. Tính đến hết tháng 6/2003, kim ngạch xuất khẩu sang EU mới chỉ đạt 195 triệu USD, giảm 31,3% so với cùng kỳ năm 2002. Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU có xu hướng giảm mạnh kể từ năm 2002, mặc dù những năm 2001 trở về trước thì kim ngạch không ngừng tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước. Số liệu được thể hiện rõ từng năm qua bảng 2 (1996 -2002) Bảng 2 : xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU Đơn vị : triệu USD Năm Kim ngạch XK DM sang EU Tăng so với năm trước Kim ngạch XK DM của cả nước Tăng so với năm trước Tỷ trọng XK vào EU 1996 233 17,45% 1150 35,29% 19,39% 1997 366 64,13% 1520 30,61% 24,37% 1998 504 37,70% 1450 -3,46% 34,76% 1999 555 10,12% 1747 20,48% 31,77% 2000 609 9,73% 1892 8.29% 32,19% 2001 617 1,31% 1975,4 4,41% 31,23% 2002 533 -10,37% 2750 38,21% 20,11% Nguồn : Tổng công ty dệt may Việt Nam (2003) 1.2. Cơ cấu mặt hàng XK Trong các chủng loại hàng may mặc xuất khẩu sang EU, hầu hết các doanh nghiệp may mới chỉ tập trung vào 1 số sản phẩm dễ làm, các mã hàng nóng như áo Jacket hai hay ba lớp, áo sơmi, váy Đặc biệt áo Jacket luôn giữ vị trí hàng đầu trong cơ cấu hạn ngạch xuất khẩu sang EU. Bảng 3 : Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang EU lớn năm 2002 Đơn vị tính : triệu USD Mặt hàng Jacket Sơmi nam T.Shirt Quần áo lót nhỏ CAT 21 8 4 6 31 Đứng thứ 1 2 3 4 5 Số lượng 157,573 141,933 120,750 54,897 46,133 Nguồn : Tổng công ty dệt may Việt Nam (2003) Theo hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam – EU, trong giai đoạn đầu (1993 – 1995) số mặt hàng còn quản lý bằng hạn ngạch là 106 cat. Hai năm tiếp theo giảm xuống còn 54 cat và giai đoạn 1998 – 2002 chỉ còn 9 cat. Theo qui định 30% hạn ngạch từng chủng loại được giành cho các doanh nghiệp ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng là nhà công nghiệp Châu Âu, do Uỷ Ban Châu Âu giới thiệu. Ngoài ra, một tỷ lệ hạn ngạch khoảng 5% (riêng T.Shirt, PoloShirt-Cat 4 là 10%) để ưu tiên và thưởng khuyến khích cho các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước. Năm 2002, việc thực hiện hạn ngạch đã được đẩy mạnh và còn rất ít các mặt hàng chưa sử dụng hết hạn ngạch. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải có các giải pháp để khai thác triệt để hạn ngạch mà EU giành cho Việt Nam, để gần nhất là hết năm 2003 có thể phục hồi được mức kim ngạch bị giảm sút trong năm 2002. Bảng 4 : Danh mục các mặt hàng dệt may xuất khẩu vào EU chịu sự quản lý bằng hạn ngạch và tình hình thực hiện (2002) STT Tên hàng CAT Năm 2001 Năm 2002 H.ngạch (nghìn cái) Th.hiện (nghìn cái) Tỷ lệ % H.ngạch (nghìn cái) Th.hiện (nghìn cái) Tỷ lệ % 1 T.Shirt 4 9800 3051.35 31.14 10397 12075.1 116.14 2 áo len, áo nỉ 5 329 565.66 17.4 3946 4163.31 120.75 3 Quần 6 500 2410.16 48.2 5305 5989.72 112.9 4 Sơ mi nữ 7 275 520.242 18.9 2917 3161.57 115.24 5 Sơ mi nam 8 1300 2430.53 18.7 13792 14193.2 102.9 6 Khăn bông 9 0.921 0.075 8.17 958 273.279 28.53 7 Bít tất 10 5320 430.189 8.09 5886 1268.21 21.62 8 Găng tay 12 2918 0 0 3036 14.920 4.91 9 Quần lót 13 8469 1031.85 12.2 8984 3955.55 44.03 10 áo khoác nam 14 443 16.052 3.6 475 183.925 38.73 11 áo khoác nữ 15 475 61.744 13 524 572.604 109.7 12 Pysama 18 0.885 0.134 15 939 983.090 104.7 13 Khăn tr.giường 20 0.234 0.026 11 248 99.628 40.13 14 Jacket 21 21960 1925.07 8.7 19845 15757.3 79.4 15 áo dài nữ 26 11500 168.529 14.7 122 884.471 72.5 16 Quần dệt kim 28 3551 382.944 10.7 3798 2823.91 74.94 17 Bộ quần áo nữ 29 350 120.013 34.2 371 39.585 105.01 18 áo lót 31 4000 1406.14 35.1 4244 4613.29 108.7 19 Vải tổng hợp 35 0.579 0.291 50 638 536.492 84.09 20 Khăn trải bàn 39 0.224 40.243 17.8 237 197.625 83.39 21 Sợi 41 0.707 0.013 34.4 773 773.378 100.05 22 Quần áo trẻ em 68 0.425 98.569 5.3 456 481.920 105.88 23 Bộ Q.áo th.thao 73 1000 0.195 9.8 1103 966.163 87.59 24 Quần áo BHLA 76 1.088 0.228 17.9 1199 954.377 80.43 25 Quần áo khác 78 1.200 0.041 18.9 1273 1398.18 109.83 26 Quần áo dệt kim 83 0.400 0.029 10.3 424 451.398 101.46 27 Lưới các loại 97 0.200 0.018 14.3 216 229.075 106.05 28 Khăn tr. bàn lanh 118 0.250 0.068 7.28 268 49.479 18.46 29 Quần áo vải thô 151 0.226 0.150 29.8 241 227.415 94.36 Nguồn : Bộ thương mại 2003 1.3. Cơ cấu hình thức xuất khẩu Hiện nay, trên thế giới có nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau, mỗi một hình thức có đặc điểm riêng, kỹ thuật riêng về tiến hành. Các hình thức thường gặp là : xuất khẩu trực tiếp, buôn bán đối lưu, xuất khẩu gia công uỷ thác Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU được thực hiện chủ yếu qua hai hình thức là xuất khẩu trực tiếp và gia công uỷ thác. 1.3.1. Gia công xuất khẩu theo hiệp định (gia công uỷ thác) Hiện nay, hơn 70% hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU dưới hình thức này. Một thực tế có thể thấy ngay là qua trung gian, các nhà sản xuất và gia công phải chấp nhận giá công rất thấp. Trung bình các nhà sản xuất chỉ nhận được khoảng 20% tính trên giá thành xuất khẩu, còn 80% thuộc về người đặt hàng và các công ty cung cấp nguyên phụ liệu và mẫu mã. Ngoài ra, người nhận gia công còn bị mất quyền chủ dộng trong kinh doanh. Mặc dù vậy, hình thức gia công xuất khẩu vẫn là phương thức quan trọng để hàng dệt may Việt Nam tham gia vào thị trường EU. Vốn đầu tư ban đầu không đòi hỏi nhiều. Hơn nữa, do nhu cầu giải quyết việc làm, nên ngành dệt may vẫn khuyến khích thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu phù hợp với việc phân bổ hạn ngạch. 1.3.2. Xuất khẩu trực tiếp ở hình thức này thì Việt Nam hiện sử dụng xuất khẩu theo giá FOB. Trong phương thức này, giá trị gia tăng tạo ra cao hơn : gồm chi phí nhân công, chi phí nguyên phụ liệu. Các nhà sản xuất Việt Nam có thể thoả thuận với chủ đặt hàng về việc sử dụng nguyên phụ liệu trong nước có thể sản xuất ra. Thời gian gần đây, tỉ lệ xuất khẩu hàng dệt may vào EU theo hình thức này còn quá bé, chỉ chiếm 20-30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường này. Việc tăng lượng xuất khẩu theo giá FOB là mục tiêu của ngành bởi nó đem lại lợi nhuận cao. 1.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu Hiện tại, sản phẩm dệt may Việt Nam có mặt ở thị trường hơn 30 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có các bạn hàng Nhật Bản, Ôxtraylia, Canada, HồngKông, Đài Loan, Mỹ, EU Điều đó đã chứng tỏ hàng dệt may Việt Nam đã có uy tín trên thị trường thế giới và có thể cạnh tranh được ở các thị trường khác nhau, kể cả những thị trường khó tính như EU, Nhật, Pháp, Hồng Kông Với kim ngạch 2,75 tỷ USD của Việt Nam hiện nay dường như đã bão hoà với khả năng cạnh tranh của hàng dệt may trên các thị trường truyền thống. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng dệt may Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản. Hình 1 : Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2002 Vào Mỹ : 975 triệu USD, EU : 533 triệu USD, Nhật : 485 triệu USD Vào các nước khác 751 triệu USD, tổng kim ngạch : 2,751 tỷ USD Nguồn : Tổng công ty dệt may Việt Nam. Đối với thị trường EU, nếu như năm 1993 hàng dệt may xuất khẩu sang chỉ tập trung ở 3 nước chủ yếu là Đức, Hà Lan, Pháp thì đến năm 1998, hàng dệt may Việt Nam có mặt hầu hết các nước thuộc EU, trong đó Đức vẫn là thị trường lớn nhất (trên 40%) tiếp đó là Pháp (trên 12%), Hà Lan (trên 8%), Bỉ (trên 4%) Đây là kết quả khá lớn của hàng dệt may Việt Nam trong việc thâm nhập vào thị trường EU. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường đa quốc gia này là mục tiêu của ngành trong giai đoạn tới. Bảng 5 : Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào các nước chủ yếu của EU (1997 – 2002) Đơn vị tính : Kim ngạch – triệu USD, tỷ trọng tt-% STT Q.Gia Năm Đức Pháp H.Lan Anh Italia TBNha Bỉ T.Điển 1 1997 KN 164 56.4 43 32.2 27.1 13.4 18 10.8 TT 35.8 12.3 9.3 7 5.9 2.9 3.9 2.3 2 1998 KN 236 68.4 51.1 47.1 30.3 25 24.3 12.7 TT 43.3 12.5 9.4 8.6 5.5 4.6 4.5 2.3 3 1999 KN 267 89.5 52 48.9 32.3 22.4 25.8 14.9 TT 44.2 14.8 8.6 8.1 5.3 3.7 4.3 2.5 4 2001 KN 280 100 54.7 52.1 33.1 23.8 31.5 16.2 TT 43.1 15.4 8.4 8 5.1 3.7 4.8 2.5 5 2002 KN 245 85 45.1 43.2 25.3 17.6 27.1 11.7 TT 44.3 16.2 8.5 8.2 5.3 3.8 4.9 2.7 Nguồn : Bộ Kế hoạch và đầu tư 2003 Năm 2002. tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường 1 số nước thuộc EU có phần tăng lên. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU nói chung và từng quốc gia nói riêng lại giảm. Do đó, tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU năm 2002 chỉ đạt 533 triệu USD so với 617 triệu USD năm 2001, và 6 tháng đầu năm 2003 mới chỉ đạt được 195 triệu USD. III. Những ưu điểm và tồn tại của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU 1. Những ưu điểm Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nhanh kể từ khi hiệp định buôn bán về hàng dệt may Việt Nam với EU có hiệu lực 1/1/1993. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 190 triệu USD năm 1993 đến năm 2001 là 617 triệu USD. Năm 2002, mặc dù kim ngạch có giảm vài chục triệu so với năm 2001 (533 triệu USD) nhưng đó vẫn là con số đáng tự hào. Bước sang năm 2003, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU nhìn chung là thấp do ảnh hưởng của nhiều tác động bên ngoài. Hy vọng trong những năm tới kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU sẽ tăng lên. Sản phẩm dệt may Việt Nam ngày càng đa dạng chủng loại và phong phú về mẫu mã, chất lượng ngày càng cao. Vì việc EU ưu tiên trong đàm phán mở rộng thị trường và tăng hạn ngạch với Việt Nam cho thấy EU ngày càng đánh giá cao hàng hoá dệt may Việt Nam. Chủng loại hàng dệt may xuất khẩu đã nhiều hơn trước. So với năm 2001, mặt hàng T.Shirt tăng từ 9,8 triệu chiếc lên 10,397 triệu chiếc, áo len từ 3,250 triệu chiếc lên 3,446 triệu chiếc Quy mô xuất khẩu được mở rộng, công nghệ hiện đại hơn trước, ngành dệt may hiện nay đã đổi mới được 95% máy móc, thiết bị hiện có. Do đó, có thể cạnh tranh được với hàng hoá cùng loại trong khu vực. Hiện qui mô ngành được mở rộng với 750 doanh nghiệp, trong đó có 149 doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đã có 277 doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang thị trường EU, có trên 60 máy may công nghiệp. Cơ cấu thị trường ngày càng được mở rộng. Trong những năm gần đây, sản phẩm dệt may Việt Nam đã xuất hiện ở hầu hết các nước thuộc EU. EU ngày càng dành cho Việt Nam những ưu đãi về hạn ngạch, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao trung bình trên 20%/năm. Sau cuộc đàm phán đầu năm 2003, EU đã dành cho Việt Nam hạn ngạch hàng dệt may khoảng 800 – 850 triệu USD và nâng mức CAT nóng lên 50 – 70%. 2. Những tồn tại trong xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU Bên cạnh những mặt tích cực với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU, vẫn còn những tồn tại cần nhanh chóng khắc phục để đem lại ưu điểm đối với hoạt động này. Một số mặt hàng dệt may bị hạn chế xuất khẩu vào EU vì những sản phẩm yêu cầu kỹ thuật cao còn bị bỏ trống hạn ngạch được cấp. Trong số các hình thức xuất khẩu, phần lớn hoạt động xuất khẩu được thực hiện qua trung gian (70%) và phần kim ngạch may gia công xuất khẩu (hàng năm chiếm trên 80% so với kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành) nên lợi nhuận thực tế thu được từ xuất khẩu không cao so với kim ngạch xuất khẩu (chỉ nhận được 18 - 20% giá trị hàng hóa xuất khẩu). Bên cạnh sự cạnh tranh của các đối thủ mạnh như : Trung Quốc, Thái Lan, thị trường EU đặt ra những tiêu chuẩn về sản phẩm cao đòi hỏi phải có máy móc hiện đại, công nhân lành nghề và tay nghề cao nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được. Mặt khác, quan điểm của EU hiện chưa coi Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, nên hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vẫn chịu sự phân biệt đối xử so với hàng hoá của các nước khác khi EU xem xét các biện pháp chống bán phá giá. 3. Nguyên nhân của những tồn tại 3.1. Nguyên nhân khách quan Mặc dù trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU tăng lên nhanh chóng và ổn định, nhưng năm 2002 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU đi ngược lại xu thế đó. Vậy nguyên nhân của tình trạng đó là : Quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam với EU còn chưa bình đẳng như các nước trong khu vực. Mặc dù EU đã dành cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc và chế độ ưu đãi phổ cập GSP, nhưng điều kiện mà EU áp dụng với Việt Nam còn quá chặt. Đặc biệt năm 2002, các hàng hoá xuất sang EU phải dán nhãn xanh (hàng đủ tiêu chuẩn về môi trường theo thông lệ quốc tế). Việt Nam bị hạn chế bởi hạn ngạch và chịu thuế nhập khẩu cao đồng thời phải chịu những đòi hỏi khắt khe về mẫu mã của người tiêu dùng nên tỷ trọng hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào EU chỉ đạt 43% tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may và chiếm 0,5% giá trị nhập khẩu hàng dệt may của EU. Có thể khẳng định có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thâm nhập thị trường EU của hàng dệt may Việt Nam trong đó có những nguyên nhân phát sinh từ phía EU như : chính sách thương mại và qui chế nhập khẩu rất chặt chẽ, thị hiếu tiêu dùng khắt khe. Đặc biệt thị trường EU đang loại bỏ quota nhường Trung Quốc (1 nước mạnh về dệt may) cho nên làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Các Cat còn đang áp dụng hạn ngạch 4,5,6,8,15,9,31,78. 3.2. Nguyên nhân chủ quan * Về phía nhà nước Cơ chế quản lý kinh tế cũng như quản lý xuất khẩu nói riêng còn nhiều bất cập. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp, thể hiện quy định thiếu nhất quán, thủ tục phiền hà (thủ tục miễn giảm thuế quan và thủ tục hoàn thuế nhập khẩu) Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là theo hạn ngạch nhưng cơ chế phân bổ hạn ngạch hiện nay còn bất hợp lý. Dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp thừa, trong khi một số doanh nghiệp lại thiếu hạn ngạch, nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc cân đối thị trường, do hiện tượng mua bán hạn ngạch giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra, phương thức phân bổ còn chưa hợp lý cũng kìm hãm tính năng động sáng tạo của hàng dệt may. Hoạt động xúc tiến thương mại hoạt động với hiệu quả chưa cao, các thông tin về thị trường không thực sự cập nhật và đầy đủ. Hiện giờ mới chỉ có cơ quan xúc tiến thương mại là phòng thương mại công nghiệp Việt Nam và cơ quan tham tán thương mại của Bộ thương mại. Chế độ quản lý nhập khẩu của EU rất phức tạp nên việc thu thập thông tin và phổ biến thông tin là hết sức quan trọng. Cũng chỉ vì thiếu thông tin mà các doanh nghiệp Việt Nam mất đi những khách hàng quen thuộc tại thị trường EU. Chi phí sản xuất chưa phù hợp gây lãng phí không nhỏ, do máy móc thiết bị của ngành cũ kỹ lạc hậu, không đồng bộ so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Việt Nam chưa có hệ thống đào tạo chuyên sâu cho lực lượng lao động, cũng như đội ngũ quản lý nên trình độ tay nghề công nhân dệt may còn thấp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Do chưa chú ý đúng mức và thiếu qui hoạch tổng thể cho các khu trồng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, nên ngành dệt may và ngành may đang gặp không ít khó khăn do phải tập trung tìm kiếm nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng dệt may xuất khẩu dẫn đến tăng giá sản phẩm may và làm suy yếu sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới nói chùng và EU nói riêng. *Về phía doanh nghiệp uy tín của các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam còn thấp, các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được hình ảnh và thương hiệu riêng của mình trên thị trường thế giới. Có 90% doanh nghiệp may mặc hiện nay vẫn chấp nhận thiệt thòi khi thực hiện các hợp đồng gia công là để dựa vào các hãng nổi tiếng để từng bước đưa sản phẩm của mình vào EU. Hơn nữa, với đặc trưng qui mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp dệt may nói riêng không đủ tài chính, thông tin để chấp nhận rủi ro cao khi tự mình bước vào thị trường thế giới. Hình thức xuất khẩu giản đơn, hiệu quả kinh tế thấp (chỉ nhận được khoảng 20% tính trên giá thành xuất khẩu còn 80% thuộc về người đặt hàng và các công ty trung gian cung cấp nguyên phụ liệu và mẫu mã) Chương III : những giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục hạn chế và tăng cường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU I. Các giải pháp vĩ mô Trong quá trình xuất khẩu và mở rộng thị trường, ngành dệt may Việt Nam gặp phải không ít vấn đề khó khăn mà bản thân ngành khó và không thể tự giải quyết được mà cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước. 1. Cải thiện môi trường đầu tư và môi trường thương mại 1.1. Chính sách đầu tư Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010 (Báo cáo của BCH TW Đảng khoá VIII tại ĐHĐB toàn quốc lần thứ IX của Đảng) đã chỉ rõ :”Tiếp tục cải thiện môi trường hoàn thiện các hình thức đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; giảm mạnh, tiến tới xoá bỏ sự phân biệt về chính sách và pháp luật đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Cải tiến nhanh các thủ tục hành chính để đơn giản hoá việc cấp phép đầu tư, thực hiện từng bước cơ chế đăng ký đầu tư. Chú trọng thu hút đầu tư của các công ty nắm công nghệ nguồn và có thị phần lớn trên thế giới”. Cải thiện môi trường đầu tư cần có sự hoàn thiện các văn bản luật và dưới luật, cần có sự điều chỉnh kịp thời các qui định không còn phù hợp hay chưa rõ ràng. Với chính sách đầu tư trong nước, nhà nước nên tập trung đầu tư một số các doanh nghiệp nhà nước có năng lực, có khách hàng, làm ăn có hiệu quả. Tiến hành cổ phần hoá, tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, trước hết là các doanh nghiệp may Việt Nam cần được cổ phần hoá không chỉ thu hút nguồn vốn đầu tư từ trong nước mà còn là giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đẩy nhanh cổ phần hoá ngành may, cần phải giải quyết 1 số vướng mắc là chậm tiến trình này như bất cập trong đánh giá lại tài sản, trong đối xử với các đối tượng mua cổ phần. Với chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cần có chính sách khuyến khích đầu tư dưới mọi hình thức như doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần hay doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tập trung đầu tư vào các mặt hàng mới, phức tạp mà doanh nghiệp chưa có khả năng sản xuất, ưu tiên dành hạn ngạch cho sản xuất trong nước, khuyến khích các nhà đầu tư tìm thị trường phi hạn ngạch. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, tăng cường khai thác quĩ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của liên minh Châu Âu để phát triển các doanh nghiệp dệt may. Cải thiện môi trường thương mại phải bắt đầu từ các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục hải quan và thời gian làm thủ tục đó, áp dụng các công nghệ tin học vào tính thuế hàng hoá xuất khẩu. Đồng thời, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đây cũng là giải pháp tạo điều kiện cho đầu tư. 1.2. Chính sách về thuế Thuế quan là một trong các công cụ được chính phủ sử dụng để điều chỉnh những mất cân đối trong cung – cầu hàng hoá. Và hiện nay chính phủ đã sử dụng thuế để áp dụng cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá, nếu với mức thuế quan thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hoá thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước. Với những đặtc điểm riêng của mình, ngành dệt may phải nhập phần lớn nguyên phụ liệu cho sản xuất xuất khẩu, chủ yếu là may gia công hàng xuất khẩu. Vì thế mà chính phủ nên có những chính sách ưu đãi về thuế : - áp dụng thuế suất 0% với những nguyên liệu chính như bông, vải, sợi và áp dụng thuế suất ưu đãi cho các nguyên phụ liệu khác. - Xây dựng mức thuế nhập khẩu chi tiết cho các loại nguyên liệu nhập khẩu. Xoá bỏ tình trạng một loại nguyên liệu với các thông số kỹ thuật khác nhau, định mức tiêu hao cùng nhiều chức năng khác nhau được áp dụng cùng loại thuế suất, điều này gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp. - Doanh nghiệp dệt may sử dụng lợi tức để tái đầu tư thì được miễn thuế lợi tức với phần tái đầu tư đó. - áp dụng thuế VAT 5% cho các sản phẩm sợi, vải trong vòng 5 năm (2001 – 2005). Miễn thuế VAT đối với mặt hàng phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm 1.3. Chính sách tài chính tín dụng Hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đều có qui mô vừa và nhỏ nên khả năng sản xuất xuất khẩu không cao. Vì vậy, để đẩy mạnh hơn nữa sản xuất xuất khẩu hàng dệt may sang EU cần có sự hỗ trợ của nhà nước về vốn đối với các doanh nghiệp qua một số biện pháp sau : - Sử dụng hiệu quả quĩ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp để giải quyết những khó khăn về vốn lao động và vốn để đổi mới trang thiết bị hoặc thực hiện lãi suất ưu đãi với các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất xuất khẩu sang EU có hiệu quả. - Đảm bảo quan hệ tín dụng thực sự bình đẳng trên cơ sở pháp luật giữa các thành phần kinh tế. Đơn giản hoá thủ tục vay vốn và yêu cầu về thế chấp tài sản của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. - Thông qua các ngân hàng linh hoạt hạ mức lãi suất chiết khấu để đẩy mạnh xuất khẩu sang EU. Ngân hàng thực hiện chiết khấu các kỳ phiếu, hối phiếu chưa đến kỳ hạn thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nhưng thiếu vốn. 2. Cải tiến công tác quản lý hạn ngạch hàng dệt may vào EU Hiện nay, hàng dệt may Việt Nam vẫn chịu sự quản lý bằng hạn ngạch khi xuất sang thị trường EU. Điều này hạn chế rất lớn đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam vào EU và không tương xứng với năng lực sản xuất hàng dệt may của nước ta. Việc cải cách phân bổ và quản lý hạn ngạch cũng là biện pháp rất cơ bản. - Tránh tình trạng quản lý hạn ngạch như hiện nay, phân bổ hạn ngạch hàng dệt may còn phức tạp cồng kềnh, chia cắt, phân tán. Thậm chí, có những mặt hàng có tới ba cơ quan phân bổ hạn ngạch đó là : liên bộ TM – CN – KHĐT, Sở TM Hà nội, sở TM TP HCM. Tiếp tục tăng cường hình thức thưởng hạn ngạch với các doanh nghiệp có sử dụng nguyên liệu trong nước để sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu theo giá FOB và các doanh nghiệp ở vùng kinh tế khó khăn. - Cần hình thành trung tâm giao dịch hạn ngạch công khai giữa các doanh nghiệp để cho doanh nghiệp sử dụng hết hạn ngạch lựa chọn kế hoạch ký kết có hiệu quả hơn. 3. Tổ chức cung cấp thông tin Nhà nước cần tổ chức và thiết lập mạng thông tin cơ bản giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế. Các thông tin liên quan tới thị trường, giá cả, kiểu dáng, chất liệu và xu thế mới của sản phẩm dệt may trên thế giới, đặc biệt là thị trường EU. Thông tin có yêu cầu cần thiết phải chính xác, kịp thời, đầy đủ và phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính phủ nên thành lập cục xúc tiến TM, nơi chuyên cung cấp thông tin về thị trường thế giới trong đó có EU. Cơ quan này sẽ đóng vai trò cung cấp thông tin cho cả hai bên. II. Các giải pháp ở tầm vi mô 1. Doanh nghiệp cần chủ động đổi mới công nghệ và đào tạo cán bộ Để chủ động trong sản xuất kinh doanh, từng bước chuyển từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam cần phải chú trọng hơn nữa đến đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, thay thế máy móc, thiết bị lạc hậu để nâng cao năng lực sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng được thị hiếu của các thị trường mà các doanh nghiệp muốn xuất khẩu. Phương án thích hợp với các doanh nghiệp dệt may muốn xuất khẩu sang EU là nhập khẩu thiết bị công nghệ từ các nước phát triển của EU. Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị chính từ EU không chỉ giải quyết được vấn đề hiện đại hoá phương tiện sản xuất mà còn đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe về chất lượng từ phía EU. Cùng với việc đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư để đào tạo công nhân kỹ thuật cao nhằm sử dụng công nghệ hiện đại đó. Đồng thời, để sản phẩm dệt may đứng vững được trên thị trường EU cần phải thường xuyên chú trọng phát triển đội ngũ các nhà tạo mẫu giỏi để hàng Việt Nam theo kịp với ngành tạo mẫu của thế giới. 2. Tăng cường áp dụng ISO 9000, ISO 14000 để vượt rào cản kỹ thuật của thị trường EU Thị trường EU có hệ thống quản lý chất lượng hàng hoá nhập khẩu khá chặt chẽ để bảo vệ người tiêu dùng. Những yêu cầu về chất lượng kỹ thuật được cụ thể hoá thành 4 tiêu chuẩn : tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, chất lượng, vệ sinh môi trường và an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, hàng dệt may Việt Nam cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn : Đối với tiêu chuẩn chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và ISO 9002 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang EU thuộc các nước đang phát triển. ISO 9000, ISO 9002 có thể coi như “ngôn ngữ” để xác định chữ tín giữa các oanh nghiệp và giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Thực tế cho thấy, ở các nước Châu á và Việt Nam, hàng hoá của các doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO xâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng của các doanh nghiệp không có giấy này. Đối với tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, ký mã hiệu đã trở nên quan trọng hàng đầu khi lưu thông hàng hoá trên thị trường EU. Và đây cũng là yếu tố bắt buộc đối với hàng hoá nhập khẩu vào EU. Chứng chỉ ISO 14000 sẽ là phương tiện và thước đo để khách hàng EU có thể yên tâm về phương diện bảo vệ môi trường của sản phẩm. Việc thừa nhận và cam kết áp dụng ISO 14000 đã trở thành một tiêu chí để duy trì sức cạnh tranh tại thị trường EU. Một điều cần quan tâm của các doanh nghiệp đó chính là đăng ký thương hiệu cho sản phẩm của mình trên thị trường EU để tránh các vụ kiện và rủi ro thương mại trên thị trường này. Bằng các phương pháp trên, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng khả năng cạnh tranh và uy tính trên thị trường EU. 3. Tăng cường khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn Việt Nam là nước nghèo về kinh tế nên có nguồn vốn hạn hẹp để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp, chính các doanh nghiệp cần phải áp dụng các biện pháp sau : - Huy động các nguồn lực tự có như khấu hao cơ bản, vốn có được do bán, cho thuê tài sản không sử dụng, giải phóng hàng tồn kho, vốn do lợi nhuận không chia - Các doanh nghiệp hoạt động tốt cần nghiên cứu khả năng phát hành trái phiếu, cổ phiếu nhằm huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển. - Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa. (Trong thời gian qua chính sách đầu tư Việt Nam đã khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài) - Xin phép sử dụng vốn ngân sách cho các trường đào tạo và nghiên cứu chuyên ngành như các trường công nghiệp kỹ thuật may, viện tạo mẫu, các trung tâm đào tạo chuyên gia tạo mẫu mốt - Cần chú trọng tới lợi nhuận của vồn và khả năng thu hồi vốn. Kết luận Ngành dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu sản xuất và xuất khẩu của nước ta. Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu của ngành đã đạt được những thành tựu to lớn, kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua từng năm. Từ một còn số hết sức khiêm tốn 238,8 triệu USD năm 1993 và đến năm 1996 kim ngạch xuất khẩu đã vượt qua con số 1 tỷ USD. Và đến năm 2000 đã đạt gần 2 tỷ USD, năm 2002 là 2,3 tỷ USD. Hiện nay, ngành dệt may đang đứng thứ 2 trong danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và có nhiều triển vọng vươn lên vị trí dẫn đầu trong vài năm tới. Đạt được những thành tựu to lớn ấy, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp dệt may trong nước và chính phủ Việt Nam cần phải kể tới thiện chí hợp tác song phương của các bạn hàng, đặt biệt là thị trường EU. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu dệt may cũng gặp không ít khó khăn cả khách quan và chủ quan đang và sẽ cản trở kim ngạch đạt tới mức tiềm năng của ngành. Trong giai đoạn tới, với những nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu của mình, ngành dệt may Việt Nam nhất định sẽ tìm ra những giải pháp tối ưu nhất để vượt qua những khó khăn để đạt dược mục tiêu phát triển của ngành đến năm 2010 : “hướng vào xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoài tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng, đáp ứng nhu cầu trong nước, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm thực hiện đường lối CNH – HĐH đất nước”. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình KTQT – Trường ĐH KTQD Hà Nội_NXB lao động xã hội 2002 2. Giáo trình TMQT – Trường ĐH KTQD Hà Nội – PGS – TS Nguyễn Duy Bột chủ biên 3. Giáo trình QTKDTMQT – Trường ĐH KTQD Hà Nội – PGS – TS Trần Chí Thanh chủ biên. 4. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Châu Âu – Thực trạng và triển vọng – Trần Lê Giang. NC Châu Âu số 5 năm 1999. 5. Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam – Kinh tế và phát triển số 41 năm 2000. 6. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU – Lê Văn Đạo. Thời báo kinh tế số 86 tháng 7/2000 7. Ngành dệt may Việt Nam với thách thức mới – TS Nguyễn Thu Thuỷ – Những vấn đề kinh tế thế giới số 3 năm 2000. 8. Bản tin nội bộ của công XNK dệt may các số năm 2001 – 2002 9. Hàng dệt may Việt Nam – thực trạng và giải pháp. Kinh tế phát triển số 3 năm 1999. 10. Báo kinh tế và phát triển số 58 năm 2002 , TM số 23 năm 2001, TM số 3+4 năm 2002.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV488.doc
Tài liệu liên quan