Đề tài Chất lượng sản phẩm thủy sản và một số giải pháp đối với ngành thủy sản Việt Nam hiện nay

LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào nhiều tổ chức thương mại, kinh tế thế giới và đặc biệt là WTO- tổ chức thương mại thế giới- một sân chơi mới mà Việt Nam vừa trở thành thành viên thứ 150. Tham gia vào các sân chơi chung, đặc biệt là WTO, chúng ta không những có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mà còn được tiếp cận với những công nghệ tiên tiến, tiếp thu và ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, học hỏi những kinh nghiệm quản lý của các tập đoàn kinh tế lớn nhằm rút ngắn khoảng cách giữa nước ta với các nước phát triển trong khu vực. Đồng thời người tiêu dùng sẽ được hưởng một thị trường đa dạng về sản phẩm, phong phú về chủng loại. Mặt khác các doanh nghiệp Việt Nam không những phải đọ sức với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị trường, sản phẩm không chỉ được tiêu thụ trương nước mà còn có xu hướng xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới. Để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp cần phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí, chấp nhận cạnh tranh tạo thêm giá trị cho sản phẩm, mở rộng thị phần nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới. Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, có tốc độ tăng trưởng cao, có tỷ trọng trong GDP ngày càng lớn, ngành thủy sản ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế với hơn 80 nước và vùng lãnh thổ, ngành thủy sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để Việt nam tham gia hội nhập vào khu vực và thế giới. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập hóa hiện nay, để tồn tại và phát triển, ngành thủy sản cần khẳng định hơn nữa vị trí của ngành trong nền kinh tế. Với đặc điểm chính của ngành là cung cấp những sản phẩm thực phẩm cho người tiêu dùng do vậy sản phẩm của ngành phải có chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây cũng là điều kiện thiết yếu nhất để sản phẩm thủy sản có được thị trường chấp nhận hay không. Từ những yêu cầu đặt ra cần phải quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản. Quản lý chất lượng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho mọi người là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Sản phẩm sạch sẽ làm tăng khả năng xuất khẩu cho doanh nghiệp khi mà các thị trường nhập khẩu thủy sản ngày càng “khó tính” hơn về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt là dư lượng kháng sinh và các tạp chất hóa học có trong thực phẩm thủy sản. Nếu không, vô hình dung các doanh nghiệp đã dựng lên những rào cản trên con đường thâm nhập của những con tôm, con cá vào thị thường thế giới. Qua nghiên cứu về thực trạng chất lượng sản phẩm thủy sản ở Việt Nam hiện nay, em đã chọn đề tài: “Chất lượng sản phẩm thủy sản và một số giải pháp đối với ngành thủy sản Việt Nam hiện nay” nhằm đưa ra một số kiến nghị để nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản. Nội dung của đề tài gồm 3 phần: Phần I: Lý luận chung về chất lượng sản phẩm. Phần II: Thực trạng chất lượng sản phẩm thuỷ sản Việt Nam hiện nay. Phần III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng thuỷ sản Việt Nam.

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chất lượng sản phẩm thủy sản và một số giải pháp đối với ngành thủy sản Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của chất lượng sản phẩm Trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay, cạnh tranh trở thành một yếu tố tất yếu mang tính quốc tế, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại sân nhà. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình mà chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những giải pháp trong môi trường hội nhập hiện nay. Bởi chất lượng sản phẩm có vai trò rất quan trọng. Chất lượng sản phẩm tạo ra sức hấp hẫn thu hút khách hàng. Mỗi sản phẩm đều có những thuộc tính chất lượng khác nhau và vai trò của chúng trong con mắt người tiêu dùng cũng khác nhau, nó tạo nên sự khác biệt sản phẩm của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào sở thích và điều kiện tiêu dùng mà khách hàng quyết định lựa chọn cho mình một sản phẩm thích hợp về đặc tính kỹ thuật, màu sắc, mùi vị hay tính tiện lợi khi sử dụng sản phẩm. Nâng cao chất lượng các thuộc tính sản phẩm sẽ tạo niềm tin, ấn tượng tốt cho khách hàng về sản phẩm. Nhờ đó uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp sẽ được nâng cao, tạo ra sức hấp dẫn thu hút người tiêu dùng. Trên thị trường có rất nhiều người bán, mỗi doanh nghiệp chỉ cho một thị phần nhỏ, do vậy mong muốn nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm mở rộng thị phần là nhu cầu tất yếu của mỗi doanh nghiệp. Để làm được điều đó mỗi doanh nghiệp cần tạo cho mình một chỗ đứng trên thị trường. Một sản phẩm có chất lượng ổn định, đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ tạo ra một biểu tượng tốt trong tâm lý người tiêu dùng. Hơn nữa, khi đã tạo được ấn tượng tốt cho một khách hàng thì đó không phải là một mà là mười lăm khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp. Chất lượng tốt tạo nên niềm tin, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. II. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG HACCP Tùy vào từng loại sản phẩm mà yêu cầu về chất lượng sản phẩm là khác nhau nhưng với bất kì một sản phẩm nào thì chỉ tiêu chất lượng: độ an toàn của sản phẩm và mức độ gây ô nhiễm môi trường cũng đều rất quan trọng. Đặc biệt là thực phẩm tiêu dùng độ an toàn của sản phẩm quyết định đến việc sản phẩm đó có được thị trường chấp nhận hay không. Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng đồng thời sẽ ảnh hưởng tới cả sức khỏe của cộng đồng. Đó không chỉ là yêu cầu từ phía thị trường mà đó còn là cái tâm của nhà sản xuất thực phẩm. Để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm khi cung ứng ra thị trường, yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp là phải quản lý chất lượng sản phẩm cho tốt từ khâu nguyên liệu đầu vào tới khi sản phẩm hoàn thành được phân phối trên thị trường. Hệ thống HACCP “Hazard Alalysis and Critical Control Point” - hệ thống phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát tới hạn - sẽ là một trong những công cụ tốt nhất đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp. HACCP là khái niệm được hình thành vào những năm 1960 bởi công ty Pillsbury. Cùng với Viện Quản lý Không gian và Hàng không quốc gia (NASA) và Phòng Thí Nghiệm Quân đội Mỹ ở Natick, họ đã phát hiện ra hệ thống này để bảo đảm an toàn thực phẩm cho các phi hành gia trong chương trình không gian. Về sau, việc phát triển kế hoạch liên quan khắp thế giới về an toàn thực phẩm bởi những người có thẩm quyền sức khoẻ cộng đồng, công nghiệp thực phẩm và người tiêu dùng đã thúc đẩy chủ yếu trong việc áp dụng hệ thống HACCP trong những năm gần đây. Việc áp dụng HACCP sẽ tạo ra những thực phẩm không bệnh tật trên thế giới và gia tăng nhận thức về hiệu quả kinh tế và sức khoẻ của thực phẩm không bệnh tật. HACCP đã được tiếp nhận bởi người điều chỉnh và người mua chủ yếu tại các quốc gia châu ÂU, Mỹ, Úc, Canada… Nhiều tổ chức như Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, Uỷ ban Tư vấn Quốc gia về Tiêu chuẩn Vi trùng học cho Thực phẩm, và Uỷ ban Thực phẩm Codex WHO/FAO đã chứng nhận HACCP là hệ thống có hiệu quả kinh tế nhất cho bảo đảm an toàn thực phẩm. HACCP là một hệ thống các văn bản, các quan điểm kiểm tra để nhận biết các mối nguy, các biện pháp phòng ngừa, các điểm kiểm soát quan trọng và xây dựng một hệ thống giám sát. Mối nguy ở đây được định nghĩa là tác nhân hoặc điều kiện sinh học, hoá học hoặc vật lý, thực phẩm có khả năng gây ra hậu quả có hại cho sức khoẻ. Như mối nguy của thực phẩm là các mảnh kim loại (thuộc vật lý), thuốc trừ sâu (thuộc hoá học) và chất gây ô nhiễm thuộc vi trùng học như khuẩn pathogenic (thuộc sinh học). Nguy cơ đáng kể hơn đối đầu với công nhiệp thực phẩm ngày nay là các chất ô nhiễm thuộc vi trùng học như khuẩn Salmonelia, E.coli 0157:H7, lysteria, … 2.1. Mục đích và phạm vi áp dụng của HACCP Mục đích của HACCP là cung cấp một công cụ đơn giản, thực tế để áp dụng các phương pháp của hệ HACCP và thúc đẩy một sự đảm bảo về an toàn thực phẩm trên toàn Châu Âu. Những yêu cầu về an toàn thực phẩm được nhận biết rất rõ rằng và được thống nhất chung về cơ bản trên toàn thế giới. Các nguyên lý của HACCP có khả năng áp dụng cho tất cả các ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống, trong việc phân phối và bán sản phẩm. Chúng có thể được áp dụng cho các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như những sản phẩm mới. 2.2. Các nguyên lý của HACCP HACCP là một hệ thống nhận biết các mối hiểm nguy và các biện pháp cụ thể để kiểm soát chúng. Hệ thống này có 7 nguyên lý cơ bản: Nguyên lý 1: Nhận biết các mối hiểm nguy tiềm tàng liên quan đến quá trình sản xuất thực phẩm trong rất cả các giai đoạn từ nuôi trồng, chế biến, sản xuất và phân phối đến các địa điểm tiêu thụ. Đách giá khả năng xuất hiện các mối hiểm nguy và nhận biết các biện pháp phòng ngừa để kiểm soát chúng. Nguyên lý 2: Xác định các vị trí, quy trình, công đoạn có thể kiểm soát để loại bỏ các mối hiểm nguy hoặc làm giảm khả năng xuất hiện của chúng. Một “công đoạn” nghĩa là một giai đoạn trong sản xuất thực phẩm bao gồm các hoạt động nông nghiệp, thu mua nguyên liệu, phân loại, chế biến, bao gói, vận chuyển và bán cho người tiêu dùng. Nguyên lý 3: Thiết lập các giới hạn nguy hiểm, và các giới hạn đó phải phù hợp để đảm bảo rằng mỗi điểm kiểm soát quan trọng đề nămg dưới sự kiểm soát. Nguyên lý 4: Thiết lập một hệ thống giám sát để đảm bảo các điểm kiểm soát quan trọng được kiểm soát bởi một lịch trình kiểm tra và theo dõi. Nguyên lý 5: Các hoạt động khắc phục được đưa ra khi sự kiểm soát chỉ ra rằng một điểm kiểm soát quan trọng không nằm dưới sự kiểm soát. Nguyên lý 6: Thiết lập các qui trình kiểm tra bao gồm các bài kiểm tra và các thủ tục kiểm tra để chứng tỏ rằng hệ thống HACCP làm việc có hiệu quả. Nguyên lý 7: Thiết lập các tài liệu liên quan đến tất cả các qui trình, thiết lập các hồ sơ phù hợp với các nguyên lý này và sự áp dụng của chúng. Đó là một quy trình logic gồm 14 bước. Việc áp dụng quy trình của hệ thống HACCP trong sản xuất cũng như được cấp chứng nhận phù hợp HACCP đặc biệt là với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm sẽ giúp đem lại lờng tin cho khách hàng thông qua dấu hiệu chứng nhận. Đồng thời nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiêp trên thị trường. PHẦN II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY I. VAI TRÒ CỦA NGÀNH THỦY SẢN Ở VIỆT NAM. I.1. Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu, ngành thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có tốc độ tăng trưởng cao, có tỷ trọng trong GDP ngày càng lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nếu như trong những năm 60 của thế kỉ XX, tổng sản lượng thủy sản ở miền Bắc đạt trên dưới 200.000 tấn thì đến năm 1976- tổng sản lượng thủy sản đạt 840.000 và đến năm 2001 là 2.434.700 tấn. Tổng sản phẩm thủy sản hiện chiếm 21% trong nông- lâm- ngư nghiệp và chiếm hơn 4% GDP trong nền kinh tế quốc dân. Năm 2005 tổng sản lượng đạt 3.408.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD tính tới ngày 5/12/2005. Theo số liệu đã công bố của Tổng cục thống kê, GDP của ngành thủy sản giai đoạn 1995- 2003 tăng từ 6.664 tỷ lên 24.125 tỷ đồng. Trong các hoạt động của ngành, khai thác thủy sản giữ một vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991- 1995) và 10% giai đoạn (1996- 2003). Nuôi trồng thủy sản ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác thủy sản cả về số lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Biểu 1: Sản lượng thủy sản thời kì 2001-2005 ( đơn vị: 1000 tấn) Năm Sản lượng thủy sản Chia ra Nuôi trồng Khai thác 2001 2.434,7 709,9 1.742,8 2002 2.647,4 844,8 1.802,6 2003 2.859,2 1.003,1 1.856,1 2004 3.142,5 1.155,6 1.992,9 2005 3.408,0 1.403,0 2.005,0 Nguồn: Niên giám Thống kê Nông- Lâm- Thuỷ sản. Theo số liệu trên, sản lượng thủy sản khai thác có tăng nhưng tốc độ tăng không đều và thấp hơn sản lượng thủy sản nuôi trồng. Năm 2001, tăng 3,8%, năm 2002 tăng 4,5%, năm 2003 tăng 3% , năm 2004 tăng 3,6%. Nét nổi bật trong hoạt động khai thác thủy sản thời kì 2001-2005 là sự chuyển biến mạnh từ phương thức khai thác nhỏ lẻ, cá thể trong các vùng biển gần bờ sang nghề cá thương mại mang tính công nghiệp, quy mô lớn, tàu thuyền công suất cao, trang bị hiện đại để khai thác vùng biển xa bờ dài ngày, gắn khai thác với bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên biển. Do tăng trưởng cao và khá bền vững nên vị trí của thủy sản nuôi trồng trong tổng sản lượng thủy sản đã tăng nhanh từ 20,6% năm 2001 lên 37,5% năm 2004 và 41% năm 2005. Việt Nam có tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thủy sản trong đó đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465ha. Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiền năng mới được xác định có hể sử dụng để nuôi trồng thủy sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản… Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành thủy sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, trai ngọc… với các hình thức nuôi lồng, bè. Ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành thủy sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% năm 1995 lên 3,4% năm 2000 và đạt 3,93% năm 2003. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thủy sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hóa. Biểu 2: Giá trị xuất khẩu toàn quốc giai đoạn 1996- 2001 GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU (triệu USD) Năm Toàn quốc Công nghiệp -Xây dựng - Dịch vụ Nông- Lâm- Thủy sản Tổng số Riêng thủy sản 1996 7.255,9 4.214,1 3.041,8 670,0 1997 9.185,0 5.952,0 3.233,0 776,5 1998 9.360,3 6.036,0 3.324,3 858,6 1999 11.540,0 8.627,8 2.912,2 976,1 2000 14.308,0 10.186,8 4.121,2 1.478,5 2001 15.100,0 10.090,4 5.009,6 1.816,4 Tốc độ tăng trưởng bình quân(%) 13,0 14,9 9,5 14,6 Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - lâm - Thủy sản. I.2. Cung cấp những sản phẩm thực phẩm quý cho tiêu dùng của dân cư, cung cấp nguyên liệu để phát triển một số ngành khác. Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng đã khẳng định hầu hết các loại thủy sản đều là loại thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Càng ngày thủy sản càng được tin tưởng như một loại thực phẩm ít gây bệnh tật (tim mạch, béo phì, ung thư…) và ít chịu ảnh hưởng của ô nhiễm hơn. Trong thịt bò, tỷ lệ tính theo phần trăm của đạm là 16,2 – 19,2%. của mỡ là 11- 28%, khoáng chất là 0,8 – 1%, cũng tương tự như trên trong cá thu tỷ lệ thứ tự là 18,6% - 0,4% - 1,2%; ở cá muối là 16,4%- 1,6% - 2,3%; ở cá hồng là 17,8% -5,9% - 1,4%. Sản phẩm của thủy sản rất đa dạng như tôm, cá, ốc, nghêu, rong, trong đó tôm lại có rất nhiều loại như: tôm sứ, tôm chân trắng, tôm càng xanh; cá thì có cá basa, ca tra, cá rô phi… và có thể chế biến thành rất nhiều món ăn phù hợp với từng lứa tuổi đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho người tiêu dùng. Thủy sản cung cấp một phần cho chăn nuôi, đặc biệt là cho chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thủy sản chế biến la nguồn thức ăn giàu đạm được sử dụng làm thức ăn hoặc để chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngành thủy sản cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và một số ngành công nghiệp khác. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến thực phẩm gồm: tôm, cá, nhuyễn thể, rong biển… Các nguyên liệu thủy sản còn được sử dụng là mguyên liệu cho ngành công nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ… I.3. Tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo Ngành thủy sản với sự phát triển nhanh chóng của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Số lao động của ngành thủy sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người năm 1996 lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001, như vậy mỗi năm tăng thêm 100 nghìn người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thủy sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (2%/năm). Cụ thể lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thủy sản đã ngày càng thu hút được nhiều người lao động, nhiều ngư dân trong vùng tham gia do các hoạt động này chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình. Đến năm 2003, cả nước có trên 230,9 nghìn hộ ngư dân được tranh bị 7150 tàu thuyền đánh cá cơ giới với tổng công suất 1,76 triệu CV, đóng mới 253 chiếc với tổng công suất 4287 CV đưa tổng số tàu khai thác xa bờ lên 6258 chiếc. Với số tàu đánh cá xa bờ đưa vào hoạt động, hàng năm đã tạo ra trên 20 nghìn chỗ làm cho người lao động ven biển (khoảng 10 nghìn lao động trực tiếp đi biển và 10 nghìn lao động dich vụ trên bờ) nhờ đó đã giảm bớt được tình trạng căng thẳng do thiếu việc làm, tạo thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo cho ngư dân và nhân dân vùng biển nói chung. Do lao động có việc làm mới, thu nhập và đời sống ổn định nên các tệ nạn xã hội, nhất là hoạt động tiêu cực trong khai thác thủy hải sản như: vô tổ chức, tự phát, hủy hoại nguồn lợi thủy sản và tài nguyên môi trường các vùng ven biển giảm dần, xu hướng khai thác bền vững đã đi vào cuộc sống của nhân dân vùng biển. I.4. Ngành thủy sản tham gia vào hoạt động xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước Từ đầu những năm 1980, ngành thủy sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực, thị trường mới trên thế giới và có những đóng góp quan trọng vào hoạt động xuất khẩu của cả nước. Năm 1980, sản lượng thủy sản cả nước đạt 558,66 nghìn tấn trong đó xuất khẩu 2,72 nghìn tấn, đạt kim ngạch 11,3 tỷ USD. Năm 1996 ngành thủy sản mới chỉ có quan hệ với 30 nước và vùng lãnh thổ. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ trong đó sản lượng xuất khẩu là 358,833 nghìn tấn, giá trị kim ngạch XKTS đạt 1,76 tỷ USD. Năm 2002 Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đứng thứ 7 trên thế giới. Năm 2003, vượt qua những rào cản thương mại của một số nước, những diễn biến phức tạp của thị trường thế giới, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 2,3 tỷ USD và có quan hệ với 75 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD và dự kiến đến năm 2006 sẽ là 2,8 tỷ USD. Như vậy có thể khẳng định, ngành thủy sản đã tạo dựng được uy tín lớn trên trường quốc tế, ngay cả những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, hay các nước trong khối liên minh EU cũng đã làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành thủy sản. Hơn nữa, giá trị xuất khẩu thủy sản trên các thị trường này chiếm tới 75% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trên các thị trường lớn này, nhiều doanh nghiệp Việt đã chứng tỏ được bản lĩnh trên trường quốc tế và vững vàng vượt qua các thử thách bởi đây là những thị trường khó tính nhất về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thủy sản. Sự mở rộng quan hệ thương mại quốc tế của ngành thủy sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập hơn và khu vực và thế giới. II. TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THỦY SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY II.1. Những quy định chung về chất lượng thủy sản Thủy sản là một ngành kinh tế cung cấp các sản phẩm thực phẩm cho người tiêu dùng nên điều kiện quan trọng về sản phẩm khi cung ứng ra thị trường là sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Theo điều 2 quyết định số 07/2005/QĐ-BTS của Bộ trưởng Bộ thuỷ sản về việc ban hành danh mục hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản quy định: “Không được phép trộn lẫn quá 02 loại hoạt chất kháng sinh trong 01 sản phẩm thuốc, hóa chất; không cho phép trộn lẫn các hoạt chất cùng nhóm Fluoquinolone với nhau. Trong trường hợp một sản phẩm có chứa 02 loại hoạt chất kháng sinh, cơ sở sản xuất phải có đủ bằng chứng khoa học và thực tiễn để đảm bảo việc trộn lẫn không làm giảm tính năng tác dụng của từng loại và không làm phát sinh tác dụng xấu đối với động vật nuôi và môi trường….”. Tại khoản a điều 6 chỉ thị số 03/2005/CT- BTS ban hành ngày 07/03/2005 của Bộ trưởng Bộ thuỷ sản về việc tăng cường kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh có hại trong hoạt động thuỷ sản có ghi: “Các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần tăng cường kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm. Tuân thủ nghiêm túc các quy định của Bộ thủy sản về kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản, đặc biệt là kiểm sóat dư lượng các loại hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng”. Tuy nhiên, thuỷ sản là ngành tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia nên ngoài việc đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước thì sản phẩm thuỷ sản còn phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng khi xuất khẩu sang thị trường bạn. Đặc biệt là thị trường EU, Canada, Mỹ, Nhật- những thị trường được cho là “kỹ tính” về an toàn thực phẩm. Điều 6 chỉ thị số 03/2005/CT- BTS có quy định: - Tại khoản b: “Tuyệt đối không được sử dụng nguyên liệu thuỷ sản không rõ nguồn gốc vào chế biến các lo hàng xuất khẩu vào EU, Canada và những thị trường có yêu cầu tương đương. Từng lô nguyên liệu nhập vào nhà máy phải có phiếu kiểm tra hoá chất, kháng sinh. Trong trường hợp chưa có phiếu kiểm tra, phải lấy được mẫu kiểm tra để biết chắc lô nguyên liệu đó không chứa kháng sinh cấm (đặc biệt là Malachite Green)”. - Tại điều c: “Các lô hàng thuỷ sản nuôi xuất khẩu vào EU, Canada, và các thịt rường có yêu cầu tương đương phải được chứng nhận không nhiễm dư lượng hoá chất, kháng sinh, đặc biệt là Malachite Green, Leucomalachite Green”. Đó là một vài yêu cầu, quy định của Bộ thuỷ sản, của Chính phủ … về các tạp chất, kháng sinh,… không được lẫn trong sản phẩm thủy sản. Còn về phía các thị trường nhập khẩu, họ có những yêu cầu rất cao về chất lượng thuỷ sản nhập khẩu. Với Mỹ, luật pháp Mỹ quy định: thực phẩm sạch và tươi, an toàn khi sử dụng, được sản xuất trong các điều kiện về sinh tốt, được ghi nhãn và đóng gói đúng, đầy đủ thông tin và không gây nhằm lẫn cho người tiêu dùng. Các nhà sản xuất phải có và đăng ký thực hiện kế hoạch HACCP, phải đăng ký với Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ… Còn để được vào thị trường EU, các nhà sản xuất, chế biến phải tuân thủ các quy định bắt buộc và tự nguyện của EU, và của từng thành viên EU. Để đảm bảo an toàn cho người tiêu dung EU quy định “cấm” dử dụng 16 loại hoá chất trong đó có chloramphenicol và nitrofuran trong thực phẩm tức là “dư lượng kháng sinh bằng 0”, thực tế EU cho phép dư lượng đó dưới 0,3 là đạt yêu cầu…. II.2. Thực trạng chất lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam hiện nay Trong những năm qua, ngành thủy sản đã có những bước chuyển biến hết sức căn bản về công tác quản lý an toàn vệ sinh trong khu vực chế biến để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm thủy sản của các thị trường. Số lượng nhà máy chế biến thuỷ sản được cấp chứng nhận HACCP cũng như số doanh nghiệp được phép xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường tăng lên. Số lượng các lô hàng bị nhiễm hoá chất, dư lượng kháng sinh đã giảm đi rất nhiều so với các năm trước đây. Có lẽ các doanh nghiệp đã dần ý thức được rằng “chừng nào các doanh nghiệp còn muốn bán hàng ở thị trường Châu Âu, Mỹ… thì không thể có sự nhân nhượng nào đối với vấn đề dư lượng kháng sinh, dù chỉ là lượng nhỏ nhất”. II.2.1. Thành tựu Chế biến thủy sản là lĩnh vực có nhiều thay đổi, các nhà máy chế biến của Việt Nam đạt trình độ khu vực và được phép cung cấp sản phẩm vào các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Mỹ… Lĩnh vực an toàn vệ sinh thủy sản được cải thiện nhiều qua các hoạt động hỗ trợ quốc tế với nhiều nước mà trước tiên là Chương trình quản lý chất lượng thủy sản HACCP được giới thiệu và áp dụng thành công ở Việt Nam từ những năm đầu của thấp kỉ 90. Nhiều phòng thí nghiệm ở địa phương, trong đó có 6 trung tâm vùng thuộc NAFIQAVED- Cục Quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản Việt Nam- cũng được hỗ trợ trang thiết bị tiên tiến để kiểm tra chất lượng theo HACCP, đồng thời tạo điều kiện để áp dụng Quy trình phân tích dư lượng kháng sinh và hóa chất. Các thỏa thuận về công nhận hệ thống kiểm tra chất lượng song phương với Hàn Quốc, Trung Quốc đã chứng tỏ uy tín của hệ thống kiểm tra chất lượng hàng thủy sản của Việt Nam. Đặc biệt, nhiều cán bộ của Việt Nam đã được đào tạo về các phương pháp kiểm tra chất lượng, phân tích dư lượng kháng sinh…. Đến nay cả nước có 439 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó có 171 doanh nghiệp được xếp vào danh sách 1 xuất khẩu vào EU, 300 doanh nghiệp áp dụng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, 222 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Hàn Quốc, 295 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Trung Quốc… Trong những mặt hàng xuất khẩu của VN thì thủy sản luôn đứng ở vị trí cao. Trong số các nước có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn thì VN là nước có tốc độ tăng nhanh nhất. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình thời kỳ 1992- 2003 là 20,4%, mức tăng bình quân năm đạt 9,97%. Đến năm 2003, VN đứng thứ 7 trong số các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Năm 1992 xuất khẩu thủy sản đạt 308 triệu USD, nhưng tới năm 2003 là 2,2 tỷ USD; năm 2005 vượt mức 2,5 tỷ USD và dự tính đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2,8 tỷ USD. Biểu 3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản VN qua các thời kỳ (đơn vị: triệu USD) Năm 1992 1996 2000 2001 2002 2003 2005 KNXK 308 697 1479 1778 2023 2200 2500 % tăng so với năm trước 126,3 112,2 20,2 13,8 8,7 13,6 Nguồn: Trung tâm tin học- Bộ Thuỷ sản. Biểu 4: Xuất khẩu thủy sản của VN vào thị trường EU Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Kim ngạch (triệu USD) 71,8 90,7 73,7 116,7 231,5 367,3 Khối lượng(tấn) 20.290.8 26.659,1 28.612,8 38.186,8 73.459,2 110.911,2 Nguồn: Trung tâm tin học- Bộ Thuỷ sản. Trong 3 tháng đầu năm 2006, thuỷ sản xuất khẩu qua kiểm tra chất lượng đạt 84.800 tấn, tăng 15% so với cùng kì năm trước trong đó khối lượng hàng kiểm tra chứng nhận chất lượng các chỉ tiêu dư lượng kháng sinh, hoá chất là 54.400 tấn, chiếm 62,27%. Hàng xuất khẩu qua kiểm tra chiếm tỷ trọng lớn vẫn là thị trường EU (30%), Nhật Bản (17%), Mỹ (12%). Các trung tâm vùng cũng đã cấp 25 giấy chứng nhận xuất khẩu cho 337,35 tấn tôm xuất khẩu vào Mỹ, 17 giấy chứng nhận tôm không thu hoạch cho xuất khẩu tôm vào thị trường Oxtraylia. Chất lượng hàng thuỷ sản qua kiểm tra chất lượng chứng nhận ổn định. Trong 6 tháng đầu năm 2006, tổng sản lượng đạt 1.697.300 tấn bằng 49,34% kế hoạch năm nay và 108,1% so với cùng kì năm trước, xuất khẩu đạt 1,409 tỷ USD, bằng 50,32% so với kế hoạch, và tăng 29,03% so với cùng kì năm trước trong đó thị trường Nhật Bản chiếm 23,31%; EU: 23,26%; Mỹ: 18,21%, hai sản phẩm chính là tôm và cá trong đó tôm chiếm 38,3% và cá chiếm 37,4% tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản. Nhờ các biện pháp tăng cường kiểm soát của Bộ thuỷ sản, tình trạng nhiễm dư lượng kháng sinh cấm đã giảm mạnh (từ 42 lô hàng trong 9 tháng đầu năm 2005 xuống còn 3 lô trong 3 tháng cuối năm 2005 và 6 lô trong 3 tháng đầu năm 2006). Đến tháng 6 năm nay, Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản Việt Nam- NAVIQAVED- thông báo, Mỹ và Canada vừa dành cho Việt Nam một ngoại lệ là công nhận vô điều kiện chứng thư kiểm tra chất lượng sản phẩm do Naviqaved cấp cho thuỷ sản xuất khẩu. Với ưu tiên này, hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Canada sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian do chỉ cần kiểm tra một lần. Chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều và đang dần ngang tầm với các nước lớn trên thế giới. Đó là sự cố gắng của toàn ngành thuỷ sản, từ các cơ quan quản lý chất lượng thuỷ sản tới các nhà máy chế biến và ở thành tựu đó có một phần không nhỏ của những người nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản. Họ đã tạo ra nguồn nguyên liệu thuỷ sản sạch cho công tác chế biến rồi từ đó cung ứng sản phẩm sạch ra thị trường. Tất cả tạo nên một hệ thống chất lượng thuỷ sản ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được của ngành thủy sản về sản lượng sản xuất, giá trị thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thì hiện nay ngành thủy sản còn tồn tại những yếu kém chất lượng sản phẩm thủy sản II.2.2. Những tồn tại về chất lượng sản phẩm thủy sản ở Việt Nam Chất lượng và an toàn vệ sinh nguyên liệu thủy sản vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của thị trường, công tác quản lý đối với khu vực sản xuất và thương mại ở khâu trước chế biến thể hiện nhiều bất cập. Hậu quả là chất lượng sản phẩm thủy sản của Việt Nam chưa ngang tầm với thế giới, xuất khẩu tuy vẫn tăng hàng năm nhưng tỷ lệ tăng trưởng không ổn định và tiềm ần nhiều nguy cơ. Các doanh nghiệp khi xuất khẩu thủy sản còn lo lắng khi mà không biết sản phẩm thủy sản của doanh nghiệp mình có đáp ứng được yêu cầu cầu của thị trường nhập khẩu hay không. Chất lượng thuỷ sản xuất khẩu luôn là mối quan tâm trong công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh của ngành. Hiện nay vấn đề lớn nhất đối với chất lượng sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đó là nguyên liệu thuỷ sản có lẫn tạp chất hoá học và việc sử dụng các loại hoá chất, kháng sinh trong nguyên liệu thuỷ sản. Về thực trạng thuỷ sản nhiễm tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản. Đã xuất hiện hoạt động gian lận thương mại nhằm kiếm lời bất chính từ năm 1983- 1995, bắt đầu từ việc đưa đinh hoặc chì vào thân tôm tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu. Vào những năm 1996- 1997 tình trạng bơm các loại chất lỏng vào nguyên liệu tôm bắt đầu xuất hiện và lan nhanh đến mức trở thành phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trước tình hình đó, Thanh tra các bộ, Vụ kỹ thuật và trung tâm KCS đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát rất chặt chẽ. Nhưng chỉ được một thời gian thì tình trạng trên lại tiếp tục và ngày càng phát triển tinh vi hơn, có tổ chức riêng và sử dụng những chất khó phát hiện hơn. Trên thực tế, cũng đã nảy sinh hiện tượng các tổ liên ngành của địa phương lợi dụng quyền hành làm sai hoặc thông đồng kiềm lợi nên đã gây phiền hà và thiệt hại kinh tế cho các đại lý nguyên liệu, mặt khác do công tác đấu tranh chống tệ nạn này đạt hiệu quả không cao, không kiểm soát liên tục nên vấn nạn trên chưa được khắc phục. Về việc sử dụng hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong nguyên liệu thuỷ sản. Việc sử dụng hoá chất kháng sinh để phòng bệnh cho vật nuôi là yêu cầu của nghề nuôi thuỷ sản. Cùng với sự phát triển của khoa học và sự gia tăng mối quan tâm về bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng thực phẩm, ngày càng có nhiều loại hoá chất kháng sinh được các nước phát triển đưa vào danh sách cấm và hạn chế sử dụng, điển hình là chính sách “dư lượng bằng không” của EU. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, Bộ thuỷ sản đã ban hành nhiều văn bản quy định các hoá chất kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng, xuất Thủ tướng Chính phủ họp để thống nhất giải pháp quản lý việc nhập khẩu, buôn bán và sử dụng hoá chất kháng sinh. Tháng 3 năm 2005, Bộ thuỷ sản đã ký chỉ thị số 03/2005/CT-BTS về việc tăng cường kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh có hại cho hoạt động thuỷ sản. Đồng thời, Bộ cũng đã ban hành Quyết định số 07/2005/ QĐ- BTS về danh mục 17 hoá chất kháng sinh cấm sử dụng và 34 hoá chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thuỷ sản. Mặc dầu vậy, tình trạng sử dụng hoá chất, kháng sinh bị cấm và hạn chế sử dụng vẫn còn dai dẳng, gây nhiều bức xúc trong dư luận và đã tác động xấu đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản. Đầu năm 2005, thị trường EU đã phát hiện 30 lô hàng bị nhiễm malachite green và leucomalachite green, 2 lô hàng nhiễm fluoroquinolone; thị trường Canada phát hiện 48 lô hàng nhiễm malachite green và leucomalachite, 5 lô hàng nhiễm fluoroquinolone. Tại thị trường Hoa Kì, qua kiểm tra của Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho thấy hàng thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam có tỷ lệ nhiễm hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng. Đến tháng 11/2005 đã có 9 lô hàng nhiễm chloramphenicol, 7 lô hàng nhiễm malachite green và leuco -malachite green, 7 lô hàng nhiễm fluoroquinolone. Từ khi Nhật Bản áp dụng lệnh kiểm tra 100% đối với mặt hàng mực của Việt Nam cừ cuối tháng 7/2005, chỉ trong vòng tháng 8, Bộ Y tế và Lao động Nhật Bản lại liên tiếp phát hiện thêm gần 10 trường hợp khác của 7 doanh nghiệp có lô hàng có dư lượng chloramphenicol và có vi trùng đường ruột, những chất không được phép có trong thực phẩm theo Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật. Điều này đồng nghĩa với việc buộc các doanh nghiệp xuất khẩt Việt Nam phải thu hồi hoặc tiêu huỷ tại chỗ các lô hàng này. Tổng cộng là 20 tấn mực đông lạnh. Đến cuối năm 2005, chất lượng các lô hàng xuất khẩu đã được cải thiện. Tuy nhiên, số lô hàng đi EU vẫn được duy trì kiểm soát dư lượng kháng sinh chloramphenicol (CAP), nitrfurans (NTRs) và malachite Green (MR), leucoma- lachite green (LMG). Tại thị trường Hoa Kì, thông qua hoạt dộng kiểm tra chứng nhận đối với các lô hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Mỹ, NAFIQAVED đã thực hiện kiểm tra 995 lô hàng (14.473 tấn) phát hiện 12 lô không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm xuất khẩu, chủ yếu do bị phát hiện dư lượng MG, LMG,CAP, trong đó có 3 lô cá basa, 9 lô tôm đông lạnh. Tại thị trường Canada, NAFIQAVED đã thực hiện kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đẻ xuất khẩu vào Canada cho 191 lô hàng (2,739 tấn) và phát hiện 1 lô tôm đông lạnh có chứa dư lượng CAP. Thức ăn, thuốc, hoá chất cung ứng cho nuôi trồng thủy sản ngày càng phong phú về chủng loại, đã có nhiều cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi lựa chọn. Tuy nhiên, việc quản lý đối với các cơ sở sản xuất thức ăn, cơ sở kinh doanh thuốc, hoá chất còn nhiều bất cập. Tình trạng người nuôi trồng thuỷ sản tuỳ tiện sử dụng thuốc, hóa chất bị cấm vẫn xảy ra gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sản phẩm thuỷ sản. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sản phẩm thuỷ sản bị nhiễm hoá chất, kháng sinh. II.2.3. Đánh giá chất lượng sản phẩm thuỷ sản Việt Nam Là một mặt hàng tiêu thụ trên thị trường, sản phẩm thuỷ sản chủ yếu được dùng làm thực phẩm, chất lượng của sản phẩm thuỷ sản được đáng giá trên cả hai phương diện người tiêu dùng và cả nhà sản xuất. Người tiêu dùng đánh giá chất lượng thuỷ sản thông qua việc tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản trong đó chất lượng “tin tưởng” thường được dùng làm chỉ tiêu đánh giá. Thực tế người tiêu dùng cũng không am hiểu nhiều về các thành phần có trong thực phẩm tiêu dùng, họ không biết nhiều về các chất có hại cho sức khoẻ có thể lẫn trong thực phẩm do vậy khi tiêu dùng khách hàng chủ yếu dựa vào danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm trên thị trường. Còn việc cung cấp sản phẩm sạch như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào “cái tâm của nhà sản xuất”. Sản phẩm thuỷ sản sạch, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng sẽ đem lại lòng tin, độ tin cậy cho người tiêu dùng. Đó là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng thuỷ sản. Đứng trên góc độ của nhà sản xuất, chất lượng thuỷ sản được đáng giá qua các chỉ tiêu: độ tin cậy, độ an toàn khi tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản và mức độ gây ô nhiễm môi trường. Qua thực trạng về chất lượng thuỷ sản nói trên có thể thấy chất lượng thuỷ sản Việt Nam nhìn chung chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng của các thị trường tiêu thụ, thuỷ sản cung cấp chưa đem lại lòng tin với các nhà nhập khẩu. Đó là còn tồn tại nhiều lô hàng còn dư lượng kháng sinh, hoá chất… những chất được coi là ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Tuy thực trạng trên đã giảm nhưng các nhà nhập khẩu vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng thuỷ sản Việt Nam nên vẫn kiểm tra các lô hàng nhập khẩu. Đến tháng 10/2006 Nhật công vố tăng cường biện pháp kiểm tra tôm nhập khẩu từ phía Việt Nam với mức độ kiểm tra 50% thay vì trước đó chỉ có 5%, Mỹ và Canada chỉ công nhận thuỷ sản được nhập khẩu sau khi đã qua kiểm tra tại Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản Việt Nam- Naviqaved,… Tuỳ theo từng thị trường khác nhau mà những quy định về dư lượng kháng sinh là khác nhau. Với EU họ quy định dư lượng kháng sinh trong thực phẩm thuỷ sản là bằng 0, trên thực tế đó là con số 0.3, đó là một trong những yêu cầu khá cao đối với các doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu thuỷ sản vào một thị trướng lớn như EU. Thuỷ sản Việt Nam từ chỗ yếu kém nay đã trở thành ngành xuất khẩu lớn, thu ngoại tệ lớn cho đất nước chiếm hơn 4% GDP nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên đây cũng là ngành đang gây áp lực lớn cho môi trường do việc đánh bắt cá có tính huỷ diệt và ô nhiễm từ nuôi trồng hải sản. Một số lượng tàu thuyền đánh bắt thuỷ sản của ta có tính chất huỷ diệt như chất nổ, hoá chất (cyanua), xung điện, ánh sáng quá mạnh làm suy giảm số lượng sinh vật biển và môi trường sống của chúng ta. Số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng và cạn kiẹt ngày càng tăng, năng suất đánh bắt và kích cỡ các loài cá đều bị giảm, tỷ lệ loài có giá trị cao như cá song, cá chim… giảm mạnh và thay vào đó là những loài các tạp, cá kém chất lượng. Không những vậy, việc sử dụng hoá chất trong trong đánh bắt thuỷ sản sẽ tích luỹ độc tố gây ô nhiễm môi trường và gây nguy hiểm cho người khi ăn phải. Hậu quả là ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Và như vậy, nuôi trồng được xem là giải pháp nhằm giảm bớt sức ép từ việc khai thác. Song do sự thiếu quy hoạch và phát triển tự phát, phương thức nuôi trồng không được cải tiến làm tăng diện tích đất ngập nước ven bờ, hơn nữa thức ăn thừa và nước thải không được xử lý mà đem đổ thẳng ra vùng nước. Như thế đã làm ảnh hưởng đến động vật hoang dã mà còn mất cân bằng hẹ thực vật ven biển, từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Như vậy, thông qua tiêu chí mức độ gây ô nhiễm môi trường, thì chất lượng thuỷ sản nhìn chung chưa được tốt, còn nhiêu bắt cập. Một số nước còn quy định: họ sẽ không chấp nhận tiêu thụ sản phẩm khi họ biết được sản phẩm đó làm từ những nguyên liệu không sạch hay đã làm gây ô nhiễm môi trường. Thiệt hại sẽ rất lớn đối với các doanh nghiệp khi chất lượng sản phẩm thuỷ sản không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng lớn đến toàn ngành thuỷ sản và với nền kinh tế quốc dân. Một lô hàng bị phát hiện không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì tất cả các lô hàng sẽ bị kiểm tra tuỳ thuộc vào từng thị trường. An toàn vệ sinh thực phẩm là một vấn đề rất nhạy cảm đối với các nước nhập khẩu, đặc biệt là đối với các địa bàn được xem là kỹ tính như EU, Canada, Mỹ… Tuy có những ý nghĩa khác nhau về vần đề dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng do các nước nhập khẩu thuỷ sản nêu ra, nhưng sẽ không thể có cách chọn lựa nào khác nếu muốn xuất khẩu thuỷ sản vào các thị trường đó, ngoại việc chúng ta phải đảm bảo thoả mãn yêu cầu về an toàn thực phẩm của họ. PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỦY SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY I. Định hướng phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2010- 2020 Ngành thuỷ sản nước ta mang đặc tính của một ngành kinh tế có hoạt động sản xuất đa dạng, tập trung sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển dựa vào nền tảng nguồn lợi tự nhiên. Do vậy kinh tế thuỷ sản nước ta thường chịu nhiều rủi ro cả về mặt thị trường và môi trường trong quá trình phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế hội nhập hiện nay. Để ổn định mức tăng trưởng kinh tế của ngành cần phát triển bền vững, đặc biệt là trong các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và sản xuất giống. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, ngành thuỷ sản phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn, tiếp tục phát triển vừa nhanh vừa bền vững. Phát triển bền vững ngành thuỷ sản phải là: tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, thay đổi mô hình sản suất và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, an sinh xã hội và an toàn sinh thái. Do đó, mục tiêu của ngành là nguồn lợi thuỷ sản phải được sử dụng lâu dài để vừa thoả mãn nhu cầu tăng thị phần xuất khẩu và mức tiêu thụ thuỷ sản nội địa trước mắt, vừa duy trì nguồn lợi cho các kế hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản trong tương lai và cho các thế hệ mai sau. Định hướng chung của ngành đến năm 2020 nhằm đưa ra 3 mục tiêu lớn: thứ nhất là phát triển nghề cá thương mại theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hóa với quy mô tập trung, sản xuất hàng hoá lớn và liên hoàn, cùng với việc hình thành các tụ điểm nghề cá lớn ở những khu vực có tiềm năng và triển vọng như ở dải ven biển, đồng bằng Nam Bộ và một số cụm đảo; thứ hai: đảm bảo chất lượng và tính cạnh tranh cao của hàng hoá thuỷ sản thông qua đa dạng hoá cấu sản phẩm, đầu tư xây dựng thương hiệu với các mặt hàng chủ lực; tạo tiền đề để từng bước chuyển từ quan điểm coi trọng “tổng sản lượng” sang coi trọng “giá trị gia tăng” của các sản phẩm thuỷ sản, giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao; thứ ba: tiếp tục chuyển dịch cơ cấu theo hướng ổn định khai thác ở vùng biển ven bờ, phát triển khai thác xa bờ hợp lý, phát triển mạnh nuôi trồng cả trên đất liền lẫn trên biển, đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu; đa dạng hình thức nuôi, đối tượng nuôi và cơ cấu giống nuôi… Để đạt được mục tiêu trên thì nhiệm vụ chủ yếu của từng lĩnh vực sản xuất và quản lý của ngành thuỷ sản là: Về sản lượng khai thác đến năm 2010 phải giữ ở mức từ 1,5- 1,8 triệu tấn để bảo đảm ngưỡng bền vững tối đa; số lượng tàu thuyền đánh cá đến năm 2010 là 50.000 chiếc, trong đó tàu trên 75 CV khoảng 6.000 chiếc, từ 45- 75 CV là 14.000 chiếc… Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2010 đạt khoảng 2 triệu tấn trong đó nuôi nước ngọt đạt 0,98 triệu tấn, nước lợ 1 triệu tấn và nuôi biển đạt 0,2 triệu tấn. Trong chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, phấn đấu đến năm 2010 nâng tổng công suất lên 3.500- 4000 tấn/ngày và các cơ sở chế biến thuỷ sản theo phương thức công nghiệp đều đạt tiêu chuẩn ngành về điều kiện sẽ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế đưa sản lượng chế biến xuất khẩu lên 891.000 tấn với giá trị kim ngạch đạt 4 tỷ USD. Chú trọng phát triển thuỷ sản theo các vùng kinh tế sinh thái nhằm phát huy thế mạnh kinh tế vùng, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao và phong phú của thị trường thuỷ sản nội địa và xuất khẩu. II. Giải pháp với ngành thuỷ sản Việt Nam hiện nay. Trong xu thế hội nhập hiện nay, thị trường được mở rộng, người tiêu dùng có quyền lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp trong một thị ttrường đa dạng về sản phẩm, phong phú về chủng loại. Sản phẩm được phục vụ cả trong nước lẫn xuất khẩu bởi vậy sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với thị trường tiêu thụ. Để tồn tại và phát triển trên thị trường mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành kinh tế đều có chiến lược phát triển riêng. Thuỷ sản là ngành cung cấp sản phẩm thực phẩm cho người tiêu dùng, hơn nữa sản phẩm thuỷ sản không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn tham gia xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Các thị trường nhập khẩu thuỷ sản ngày càng có yêu cầu cao về an toàn thực phẩm nhằm bảo về sức khoẻ người tiêu dùng. Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, ngành thuỷ sản cần khẳng định hơn nữa vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế. Mục tiêu của ngành thuỷ sản Việt Nam trong những năm tới là tăng trưởng và phát triển bền vững, cung cấp những sản phẩm sạch cho người tiêu dùng và ngày càng đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm với các nước nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản. Để đạt được các mục tiêu đề ra, một số giải pháp với ngành thuỷ sản nước ta: Thứ nhất: Năng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản bằng các biện pháp: - Đầu tư nâng cao thiết bị máy móc ở ngay khâu đánh bắt, bảo quản sản phẩm ở khâu chế biến. - Phổ biến giống và công nghệ nuôi trồng thuỷ sản tiến tiến để đảm bảo sản phẩm thuỷ sản đạt tiêu chuẩn vệ sinh san toàn thực phẩm, kinh nghiệm nuôi trồng cho thấy sử dụng nguồn nước ô nhiễm, sử dụng các chất kích thích đều làm khó các doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu. - Các công ty thuỷ sản nên lập các phòng phát triển sản phẩm, phòng này có chức năng tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị trường đồng thời kiểm tra được chất lượng sản phẩm. - Đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu theo hướng chế biến sao để tăng giá trị xuất khẩu. - Liên doanh đầu tư với nước ngoài nhằm tăng nguồn vốn đầu, cải thiện kỹ thuật tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị trường. - Trong chế biến thủy sản: + Cần kiểm tra chất lượng nguyên liệu thuỷ sản đầu vào nhằm đảm bảo ngay từ đầu chất lượng sản phẩm. Xây dựng hệ thống HACCP trong quá trình sản xuất nhằm giảm chi phí, đồng thời giảm giá sản phẩm nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường và làm tăng khả năng xuất khẩu khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận HACCP. + Áp dụng tiêu chuẩn vùng nuôi an toàn, mô hình nuôi sạch và hướng dẫn người nuôi thục hiện quản lý chất lượng sản phẩm. Tăng cường kiểm tra chất lượng, kiểm dịch giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh cho tôm cá. Đối với các hộ nuôi trồng thuỷ sản, nghiên cứu các mô hình tổ chức hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nuôi trồng theo cộng đồng để cùng nhau quản lý tốt về thức ăn, chế phẩm sinh học, sử dụng thuốc kháng sinh, quản lý môi trường… Thứ hai: Nâng cao tính cạnh tranh về giá cả sản phẩm. - Tổ chức bảo quản sản phẩm ngay sau khâu thu hoạch để giảm lượng hàng thuỷ sản bị mất phẩm chất, bị trả lại khi xuất khẩu. - Nâng cao hiệu quả, sử dụng công xuất của các nhà máy chế biến ổn định. - Phối hợp tổ chức sản xuất phụ từ phế liệu của ngành hải sản làm kèm: nước mắm, mắm,… đây cũng là biện pháp làm giảm giá thành sản phẩm. - Tận dụng giá nhân công rẻ để tạo ra những sản phẩm tinh chế có thể sử dụng được ngay. Thứ ba: Quản lý an toàn nguyên liệu thuỷ sản nhằm cung cấp nguyên liệu sạch cho chế biến - Chủ động hơn với những yêu cầu của các nước nhập khẩu thuỷ sản nhằm cung cấp những thông tin kịp thời cho các công ty chế nbiến cũng như người nuôi trồng thuỷ sản để khi xuất khẩu hàng các doanh ngiệp không phải lo lắng: “Không biết sản phẩm của doanh nghiệp mình có đáp ứng được tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu không?”. - Quản lý, kiểm tra chặt chẽ quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm cũng như trong kiểm tra nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến, tránh kiểm tra sản phẩm ở khâu cuối cùng - thực hiện tốt quan điểm kiểm soát hệ thống. - Bên cạnh việc xây dựng các vùng nuôi đạt tiêu chuẩn, cần chuyển sang thực hiện kiểm tra và chứng nhận an toàn vệ sinh đối với nguyên liệu thuỷ sản trước khi đưa vào chế biến hoặc tiêu thụ nội địa. Tổ chức các chợ bán buôn thuỷ sản tại các trọng điểm và đầu mối giao lưu giao thông. - Thực hiện đăng ký kinh doanh đối với toàn bộ các hộ sản xuất kinh doanh nguyên liệu, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn quy định để đảm bảo an toàn về sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Nhanh chóng phân cấp thẩm quyền, tập trung xây dựng năng lực các cơ quan kiểm soát địa phương để đủ sức đảm nhận việc quản lý toàn bộ các khâu sản xuất và kinh doanh nguyên liệu thuỷ sản khu vực trước chế biến. - Huy động các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn từng tỉnh và vận động, giáo dục đấu tranh chống các hành bi gian lận, bơm chích tạp chất hoặc vi phạm các tiêu chuẩn, quy định về an toàn thực phẩm. - Xây dựng các tiêu chuẩn, các quy định về trình tự thủ tục kiểm tra công nhận để đưa vào hướng đẫn thực hiện, sớm cửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về sử phạt hành chính phù hợp với thực tiễn. KẾT LUẬN Thuỷ sản là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, ngang tầm với các ngành công nghiệp- dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu tăng tiên tục, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, tạo việc làm cho lao động làm giảm áp lực thất nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân đặc biệt là ngư dân. Ngành thuỷ sản đang dần khẳng định vị trí của ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay có nhiều dự án được nghiên cứu, đầu tư phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm thuỷ sản trên thị trường. Bên cạnh đó còn tồn tại một thực trạng đó là dư lượng kháng sinh có lẫn trong sản phẩm thuỷ sản làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, gây thiệt hại cho nền kinh tế và ảnh hưởng lớn tới uy tín của ngành. Do vậy, nâng cao chất lượng thuỷ sản là điều cần thiết hiện nay để các doanh nghiệp thuỷ sản có thể đưa sản phẩm của mình tới các thị trường tiêu thụ trên thế giới vượt qua các rào cản thương mại kĩ thuật kể các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Canada…Tuy nhiên hiện nay thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường có tốc độ tăng tưởng nhanh nhưng vẫn vô danh. Trong điều hiện hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp cần có chiến lược xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp mình để các bạn hàng, người tiêu dùng biết đến doanh nghiệp; và khi đó các doanh nghiệp sẽ không còn bị ép giá khi bán sản phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. SÁCH 1. Chủ biên: GS.TS. Nguyễn Đình Phan - Giáo trình Quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nxb Lao Động- Xã Hội 2004, từ trang 5 đến trang 40. 2. Chủ biên: GS.TS. Nguyễn Thành Độ- TS. Nguyễn Ngọc Huyền: Giáo trình Quản trị kinh doanh (Nguyên lý chung cho các loại hình doanh nghiệp), Nxb Lao Động- Xã Hội- 2004, từ trang 273- 322. 3. Chủ biên: TS. Lưu Thanh Tâm: Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh- 2003, từ trang 223- 227. 5. Giáo trình Kinh tế thuỷ sản, từ trang 6-14. II. Báo- tạp chí- mạng. TS. Nguyễn Thị Xuân Hương - Một số biện pháp thúc đẩu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển số 83, tháng 5/2004, trang 11-12. Tuấn Anh - Nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng thuỷ sản xuất khẩu, Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam, số tháng 8/2004, trang 34-35. Bùi Hoài Nam - Hoạt động khai thác Thuỷ sản thực trạng và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Con số và sự kiện, số 6/2004. Tuấn Anh - Chất lượng và thương hiệu cá tra, cá basa Việt Nam, Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam, số tháng 2/2005, trang 13. Duy Tuấn - Thương hiệu điều cần thiết cho Thuỷ sản Việt Nam, Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam, số tháng 2/2005, trang14-15. Phan Tâm Tình - HACCP lời giải cho bài toán an toàn vệ sinh thực phẩm- Tạp chí Nhà quản lý số 23, tháng 5- 2005, trang 46- 48. Lê Minh - Sản xuất và xuất khẩu Thuỷ sản 2001 - 2005, Tạp chí Con số và sự kiện, số tháng 10/2005. Đỗ Đức Hạnh - Lại chuyền Thuỷ sản sản xuất khẩu nhiễm hoá chất, kháng sinh bị cấm và hạn chế sử dụng, Tạp chí Thuỷ sản số tháng 11/2005, trang 36-37 Hà Châu- Xuất khẩu Thuỷ sản vượt 2,5 tỷ USD, Tạp chỉ thuỷ sản số 12/2005, trang 5 - 6. Nguyễn Văn Thành - Kết quả thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2000- 2005,Tạp chỉ thuỷ sản tháng 12/2005, trang 7-10. Trần Thị Hằng, phó vụ trưởng Vụ Thương mại - Dịch vụ và Giá cả- Xuất nhập khẩu trong nửa chặng đường thực hiện chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2001- 2010, Tạp chí Con số và sự kiện, số1+2/2006. Nguyễn Tấn Trị - Nguyên Bộ Trưởng Bộ Thuỷ sản- 25 năm đổi mới - hộ nhập- phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam, Tạp chí Thuỷ sản số 1/2006. Nguyễn Thi Hồng Minh- Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản- Công tác quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh nguyên liệu Thuỷ sản, Tạp chí Thuỷ sản số tháng 4/2006, trang 7 - 10. Ban chỉ đạo chương trình phát triển bền vững ngành thuỷ sản - Về định hướng Chiến lược phát triển bền vững Ngành Thuỷ sản Việt Nam, Tạp chí Thuỷ sản số tháng 5/2006, trang 9-13. Nguyễn Tử Cương- Trần Duy Minh- Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản- Tình hình chất lượng sản phẩm Thuỷ sản sản xuát khẩu 3 tháng đầu năm 2006, Tạp chí Thuỷ sản số tháng 5/2006, trang 39-40-42. Hồng Minh - Sản xuất thuỷ sản 5 tháng đầu năm- Khó khăn không ít nhưng vẫn lạc quan - Tạp chí Thuỷ sản số 6/2006 Trần An - Đồng Bằng sông Cửu Long thiếu nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản, Tạp chí Thương mại số 15/2006. Nguyễn Anh Tuấn - Thập niên chất lượng và công nghệ “ Chìa khoá” phát triển và hội nhập của doanh nghiệp, Tạp chí Tiêu chuẩn đo lường chất lượng số 5+6/2006. Trần Mạnh - Chất lượng chìa khoá mở cửa thị trường xuất khẩu thuỷ sản, Tạo chí Tiêu chuẩn đo lường chất lượng số 5+6/2006. Lương Mạnh Hùng - Phó cục trưởng Cục CNĐP- Một số giải pháp đẩy mạnh chế biến nông - lâm, thuỷ sản tới năm 2010, Tạp chí Công nghiệp kì 1, tháng 10/2006. Chỉ thị số 37/2005/ CT- TTg, chỉ thị Về một số biện pháp tăng cường quản lý hoá chất, kháng sinh dùng cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm - Công báo số 07-11-2005, công báo số 9-07-11-2005. Chỉ thị số 03/2005/CT- BTS ngày 07/03/2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc tăng cường kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh có hại trong hoạt động thuỷ sản – Công báo số 13-16-3-2005. Quyết định số 07/2005/QĐ- BTS ngày 24/02/2005 của Bộ Thuỷ sản về việc ban hành danh mục hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh Thuỷ sản- Công báo số 3-04-2005. Phan Anh - Thuỷ sản vào Mỹ được miễn kiểm tra chất lượng - ngày 15/6/2006 - Trang Web: www.Vnexpress.vn. Thuận An - Suy thoái môi trường từ nghề thuỷ sản - trang Web: www.fistenet.gov.vn. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111157.doc