LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu vấn đề ruộng đất là chiếc chìa khoá để mở cánh cửa phương Đông, và Việt Nam là một bộ phận của vùng đất phương Đông rộng lớn đó. Thông qua chính sách ruộng đất của các triều đại sẽ cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam, từ khi hình thành Nhà nước đầu tiên (Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc) cho đến khi chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ (vào nửa đầu thế kỷ XIX) và cho đến tận ngày nay, khi nền kinh tế nông nghiệp vẫn giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Chính sách ruộng đất sẽ góp phần, phản ánh tình hình kinh tế xã hội của nước ta qua các triều đại khác nhau, từ đời sống của nhân dân cũng như của giai cấp địa chủ phong kiến, cho đến tình hình văn hoá xã hội diễn ra và biến đổi như thế nào. Sở dĩ ruộng đất có tầm quan trọng đặc biệt như vậy là vì Việt Nam và các quốc gia có chung điều kiện về vị trí và điều kiện tự nhiên tức là cùng chịu sự chi phối chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển, nền tảng hình thành Nhà nước và nền kinh tế của đất nước chính là dựa trên cơ sở của sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp với cây lúa nước là chính. Tất nhiên, trong giai đoạn hiện nay từ sau khi nước ta tiến hành thực hiện chính sách đổi mới, đưa đất nước phát triển theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bên cạnh việc ưu tiên cho phát triển công nghiệp và dịch vụ để đưa đất nước nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, vì vai trò và vị trí của nền kinh tế công nghiệp, trong đó có các chính sách về ruộng đất luôn giữ vững vị trí của mình trong suốt quá trình đó.
Nghiên cứu về ruộng đất là một vấn đề vô cùng to lớn, do vậy với khả năng còn hạn chế của mình tôi chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nghiên cứu chính sách ruộng đất dưới thời Lê Sơ (1428-1527). Có thể nói Lê Sơ là một trong những triều đại phong kiến khá phát triển thịnh đạt ở nước ta, dưới sự trị vì của các vị vua thời Lê Sơ, Đại Việt đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về mọi mặt (chính trị, kinh tế - xã hội). Thông qua chính sách ruộng đất dưới triều đại này sẽ là một minh chứng cụ thể, sắc nét phản ánh tình hình kinh tế - xã hội, vai trò của Nhà nước đối với nông dân, đồng thời cũng cho thấy bản chất bóc lột mang tính triệt để của giai cấp phong kiến và sự bần cùng hoá của người nông dân. Đó là toàn bộ nội dung mà tôi muốn đề cập đến trong bài viết này. Song với trình độ còn hạn chế bài viết sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết đạt được kết quả tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Bố cục của bài viết được chia làm 4 phần:
Phần I: Tình hình kinh tế - xã hội của nước ta dưới thời Lê Sơ
Phần II: Chính sách ruộng đất của nhà Lê Sơ
Phần III: Vai trò và tác dụng của chính sách ruộng đất nhà Lê Sơ
Phần IV: Kết luận chung
MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
PHẦN I: TÌNH HÌNH XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XV 3
PHẦN II: CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA NHÀ LÊ SƠ (1428 – 1527 ) 7
I - Chính sách của nhà Lê sơ đối với bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu trực tiếp của nhà nước 8
II - Chính sách của nhà Lê sơ đối với ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước 9
1.1. Ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lí, (ruộng quốc khố) 10
1.2. Chính sách ban thưởng ruộng đất cho các công thần 12
1.2.1. Chính sách ban thưởng ruộng đất cho các công thần khai quốc 12
1.2.2. Chính sách ban thưởng ruộng đất ở các triều vua sau: 14
1.3 Chính sách ban cấp ruộng lộc 17
1.4 Ruộng đồn điền và khai hoang 20
1.4.1Chính sách ruộng đồn điền của nhà Lê sơ 20
1.4.2Chính sách khẩn hoang của nhà Lê sơ 21
2. Ruộng đât công làng xã, chế độ quân điền thời Lê sơ. 23
2.1 Ruộng đất công làng xã. 23
2.2 Chế độ quân điền thời Lê sơ. 25
2.2.1 Chính sách quân điền dưới thời Lê Thái Tổ 26
2.2.2 Chính sách quân điền dưới thời Lê Thánh Tông 26
3. Sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất 30
3.1. Những chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ đối với ruộng đất tư hữu 30
3.1.1. Về mua bán ruộng đất 31
3.1.2 Về ruộng đất bán lại cho con cháu 32
3.1.3. Về ruộng đất của vợ và chồng 34
3.2 Về ruộng đất địa chủ 34
3.3Tình hình điền trang 36
3.4.Ruộng đất nhà chùa 37
PHẦN III VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA NHÀ LÊ SƠ 38
1. Vai trò của chính sách ruộng đất của nhà Lê Sơ 38
PHẦN IV 41
KẾT LUẬN CHUNG 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5538 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p lộc điền là một bước tiến có lợi cho sản xuất và phát triển xã hội.
Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, nhà nước trung ương ban hành một quy chế đầy đủ về việc cấp được ruộng lộc cho các quý tộc quan lại. Chính sách tỏ ra rất ưu hậu, đặc biệt là đối với các hoàng tử, công chúa. Những người này không những được cấp rất nhiều ruộng đất ân tứ mà còn được cấp hang trăm mấu ruộng thế nghiệp, chứ không phải hai ba chục mẫu như thời Trần. Lệ ban tuớc vinh phong trở thành hết sức quan trọng. tuy nhiên chính sách này cũng mắc phải một số hạn chết nhất định, mà truớc hết là khó có thể thực hiện chính sách triệt để trên một diện tích rộng nhà lê sơ phải quản lí. Chẳng hạn như gia phả họ Bùi ở Thanh Trì (Hà Nội ) Thượng thư thời Lê sơ là Bùi Xương Trạch hầu như không được cấp lộc điền hoặc nếu có cũng không dùng lệ nên không thấy ghi lại.
Nói tóm lại, chính sách ban cấp lộc điền của nhà lê sơ, thực chất là một sự cướp đoạt ruộng đất công làng xã của nhân dân để chia cho các quan lại quý tộc và đặt ách bóc lột mới lên đầu nguời nông dân vừa bùng lên trong cuộc chiến tranh giả phóng. Đó là ý nghĩa sâu xa của chế độ lôc điền thời Lê sơ.Phải chăng do diện tích công làng xã khi ấy còn nhiều, trong đó phần đất đem ban cấp làm ruộng lộc được phếp cày cấy ( nghĩa là được quyền chiếm hữu) chiếm tỷ lệ không lớn nên ảnh hưởng của nó đến phần ruộng đất chia cho nhân dân không quan trọng.
Chế độ lộc điền là chế độ quyền lợi căn bản của tầng lớp quan lại cao cấp thời Lê số với chế độ thực phong thời Lý Trần thì chế độ lộc điền là một bước tiến quan trọng trong quan hệ sở hữư ruộng đất. Với chế độ thực phong nhà nước ban cấp ruộng đất và cấp cho cả người nong dân trên ruông đất ấy, đưa đến sự hình thành những đại điền trang to lớn thời Lý Trần. Chế độ thực phong gắn liền với chế độ đại điền trang tồn tại trong xã hội phong kiến còn nhiều tính chất phân tán còn chế độ lộc điền là sản phẩn của thời kỳ phong kiến tập quyền cao độ. Cấp lộc điền chỉ là cấp ruông đất (không cấp cả nông dân trên ruộng đất ấy) người được cấp có quyền được hưởng dụng thu tô làm lộc, còn nông dân cày ruộng vẫn là thần dân của nhà nứơc phong kiến. Do đó chế độ lộc điền không đưa tới sự hình thành những đại điền trang biệt lập. Chế độ phong kiến từ gia đoạn còn nhiều yuế tố phan tán chuyển sang gai đoạn tập quyền hoàn toàn, thì chết độ thực phong, thái ấp cũng nhường chố cho chế độ lộc điền. Đây là mặt tiến bộ của chính sách ban cấp lộc điền của nhà nước phong kiến thời Lê sơ so với những triều đại trước.
Thực chất của chế độ lộc điền là việc chia nhau quyền lợi giữa tầng lớp trên của giai cấp thống trị sau khi vẫn dựa vào nhân dân để chiến thắng quân Minh. Chế độ lộc điền nhằm củng cố quyền lợi của tầng lớp quý tộc quan liêu cao cấp, củng cố bộ máy quan liêu và phát triển giai cấp địa chủ. Trừ một phần ruộng đất thế nghiệp, lộc điền trên nguyên tắc vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nhưng đã giao cho hộ tư nhân hưởng dụng nên cũng mang tính chất tư hữu và người được cấp thường dùng mọi cách để chấp chiếm thành ruộng đất tư hữu. Đây là ý nghĩa căn bản của chế độ lộc điền thời Lê sơ nhưng cũng là hậu quả tất yếu khi một giai cấp bóc lột dựa vào lực lượng dân hoàn thành nhiệm vụ giải phóng đất nước và quay lại xây dựng, củng cố bộ máy bóc lột, đàn áp nhân dân.
1.4 Ruộng đồn điền và khai hoang
1.4.1Chính sách ruộng đồn điền của nhà Lê sơ
Đồn điền là loại ruộng do nhà nước trực tiếp quản lí đứng đầu là các quan chánh, phó đồn điền sứ.Các quân sĩ, tù binh, phạm nhân tội đồ, dân lưu tán, được chiêu mộ tham gia cày cấy canh tác là chủ yếu.Năm 1481 Lê Thánh Tông cho lập 43 sở đồn điền, vùng Bắc Bộ có 30 sở. Chung quanh Hà Nội có các sở đồn điền ở Dịch Vọng, Quán La, Thịnh Quang… Ruộng đồn điền của nhà nước phong kiến thời Lê sơ chiếm một diện tích quan trọng. Những sở điền này một phần bao gồm một số ruộng đất công sẵn có của nhà nước. Nhưng chủ yếu là ruộng đất do nhà nước mới tổ chức khai phá thêm, hoặc ở các miền biên ải. Ruộng đồn điền các sứ được chia làm 3 hạng: hạng thượng, trung và hạ, trong đó mỗi sở đồn điền có 2 viên chánh phó đồn điền sứ trông nom và trực thuộc vào triều đình trung ương. Trong triều nhà Lê sơ có lục bộ, lục khoa và lục tự, trong lục tự có thái bộc tự trông nom các nha môn và các sở, trong các sở ấy có sở đồn điền, sở nuôi tằm và sở chăn nuôi. Các viên chánh phó đồn diền sứ trực thuộc các cơ quan thái bộc ấy, họ có quyền được mộ dân và sử dụng lực lượng tù binh trong việc khai phá ruộng đồn điền, những chiến tù và tội nhân bị tội đò, tội lưu kinh dinh khai khẩn, gọi là đồn điền binh hay thực điền binh, họ dược tổ chức thành đội ngũ do các viên đồn điền sứ cai quản. Họ phải khai thác và sản xuất như thân phận nông nô, thạn chí là thành lập làng xóm sau khi ruộng đát đã khia khẩn thành thục thành ruộng đồng thì cũng có một phần ruộng đất đó dược phát canh thu tô.Nhiệm vụ của đồn điền sứ là trông nom công việc khai khẩn kinh dinh đồn điền, phân phối ruộng đất và thu tô cho nhà nước. Theo “Vĩnh lộc huyện phong thổ chí lược” thì quận công thời Lê Và Lê Thọ vực người đại phương đã được sai đem tù binh về Vĩnh Lộc lập đồn điền (năm 1947 sau cuọc chiến tranh với Champa ) Bên cạnh việc khai phá những đồng ruộng mới, chính sách đồn điền có nhiệm vụ biếm những vùng đất khai hoá ở các làng lân cận đất có thể sủ dụng được. Như đã nói ở trên, các sở đồn điền thuộc sở hữu và quản lí trực tiếp của nhà nứơc trung ương, nhà lê sơ sơ đã kế thừa và phát huy hình thức khai hoang này từ thời Lý Trần. Trong giai đoạn đầu khi lập các sở đồn điền của nhà Lê sơ mà trực tiếp là Lê Thái Tổ đã sử dụng chính tù binh của nhà Minh mà quân khởi nghĩa đã bắt đựoc trong cuộc đấu tranh cùng với những tù binh và gian than của nhà Lê, đưa họ đến những vùng đất khai hoang, vùng biên ải để khai phá ruộng đất lập làng xóm. Có thể nói đây là một chính sách mang nhiều tính chất tích cực, với các chính sách lập các sở đồn điền nhà Lê sơ đã thành công trong việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác, lập thêm các làng xóm và tạo ra các mối liên hệ giữa làng với làng làng với nước. Quan trọng hơn đối với nhà Lê sơ đây còn là nguồng thu nhập quan trọng của nhà nước. Chính vì vậy nhà trung ương không dùng ruộng đất đồn điền để ban cấp cho tầng lớp quan lại hay công thần mà cố gắng bảo vệ lấy nó, giữ nó cho riêng mình. Thậm chí cho đến cuối thế kỉ XVIII ruộng đất làng Quán La và các khu đồn điền ở đây vẫn hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà nước. Như vậy chính sách đồn điền của nhà Lê sơ rõ ràng có tác dụng thiết thực trong việc mở rộng diện tích đất canh tác, do đó có ý nghĩa tích cực.
1.4.2Chính sách khẩn hoang của nhà Lê sơ
Cùng với việc thiết lập các sở đồn điền, nhà Lê sơ còn ban hành chính sách khẩn hoang, nhằm khai khác triệt để ruộng đất bị bỏ hoá.Bởi vậy nếu như tù binh, phạm tội là thành phần chính lập nên các sở đồn điền thì thì đối với chính sách khẩn hoang lại hoàn toàn khác, người tham gia khẩn hoang phần nhiều là nông dân, nông dân nghèo ít ruông đất, trong đó có cả giai cấp địa chủ phong kiến. Tuy đây cũng là loại ruộng đất thuộc quyền quản lý của nhà nước, song nhà nước lại không đứng ra phát canh thu tô mà với sự cho phép của nhà nước người nông dân trực tiếp đứng ra khai thác và tổ chức sản xuất, do đó họ cũng là người trực tiếp được hưởng những thành quả của mình, chứ không phục vụ lợi ích của nhà nước. Thông qua chính sách khẩn hoang đã hình thành nên hai loại ruộng đất chính là ruộng đất thông cáo và ruộng chiếm xạ.
Ruộng thông cáo là ruộng bỏ hoá ở các làng xã được nhà nước cho phep khai phá cày cấy sau khi đã báo lên. Họ được hưởng quyền cày câyc số ruộng này và truyền lại cho con cháu,song không được biến thành ruộng tư hữu mà vẫn thuộc sở hữu nhà nước.
Ruộng chiếm xạ cũng là một loại ruộng khẩn hoang nộp thuế. Thấy được tình trạng hoang hoá ruộng đất trong nước còn quá lớn các vị vua thời Lê sơ, mà nhất là Lê Thánh Tông mới lệnh cho người khai hoang, với chính sách làm được bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Với chính sách này nhà Lê đã khuyến khích được đông đảo nông dân và các thế gia tham gia khẩn hoang. Sau khi biến đất hoang hoá thành ruộng đồng thì khai lên Bộ Hộ làm ruộng tư. Như vậy, ruộng công của làng xã vốn là ruộng vĩnh nghiệp tô thuế chỉ nộp bằng tiền, thuộc quyền sở hữu tư nhân, do vậy loại ruộng đất này được phép đem mua bán. Tuy nhiên, khác với loại ruộng đất tư hữu thông thường, ruộng chiếm xạ có thể bị nhà nước công hữu hoá, nhưng không có nghĩa là có quyền bắt làng phải làm theo quy chế quân điền đã đặt ra với ruộng đất công làng xã. Những người cày ruộng chiếm xạ, ngoài việc nộp thuế, phải chụi các nghĩa vụ đối với nhà nuớc. Nhà nước bảo vệ loại ruộng chiếm xạ này như bảo vệ ruộng đất công làng xã, chủ yếu nhằm giữ thu nhập.
Không dừng lại ở việc khẩn hoang ruộng đất hoang hoá các vùng lân cận làng xã, đồng ruộng mà chính sách đó của nhà Lê sơ còn được áp dụng và mở rộng đến các vùng biên giới.
Như vậy, chính sách khẩn hoang của nhà Lê đã có tác dụng quan trọng trong việc công hữu một phần ruộng đất khẩn hoang được trong nhân dân, mở rộng diện tích sở hữu của nhà nước nhân đó tăng thêm thu nhập, vì nhà nước không đánh thuế ruộng tư. Nói tóm lại cho đên thế kỉ XV bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước vẫn giữ một vai trò quan trọng trong chế độ ruông dất chung. Đó vẫn là cơ sở kinh tế chủ yếu của nhà nước trung ương tập quyền và là nguồn sống quan trọng của người nông dân ở làng xã. Để giữ vững cơ sở đó nhà nước đã tìm mọi cách bảo vệ nó, chống lại nạn tư hữu hoá, nhà nước cũng tang hơn nữa quyền chi phối của mình. Thống nhất cách sử dụng và phân phối ruộng đất công làng xã, mở rộng việc khẩn hoang trên cơ sở điều hoà quyền lợi giữa nhà nước và tư nhân , củng cố lại hệ thống đồn điền…
Nhưng thế kỉ XV cũng là thời điểm quan trọng của sự phát triển chế độ tư hữu, vốn đã được khuyến khích thhúc đẩy từ những thế kỉ XIII – XIV. Xu hướng ngày càng thu hẹp của bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu nhà nứoc từng bước phát triển mặc mọi cấm đoán hạn chế của nhà nước.
2. Ruộng đât công làng xã, chế độ quân điền thời Lê sơ.
2.1 Ruộng đất công làng xã.
Ruộng đất công làng xã hay xã dân công điền là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong ruộng đất quốc hữu. Bộ phận ruộng đát này có một lịch sử lâu dài trước thời Lê sơ nó đã tồn tại và sau thời Lê sơ nó vẫn được duy trì và kéo dài cho đến cuộc cải cách ruộng đất mới bị tiêu diệt hoàn toàn, đồng thời bộ phận ruộng đất này còn thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nước phong kiến, bởi vậy nhà nước có quyền thu tô. Các khác biệt lớn nhất giữa ruộng đát công làng xã với ruộng đất quốc hữu là nó còn mang tính chất công hữu của từng thôn xã, tức lảtuộng đất công của xã nào chỉ chia cho dân xã ấy được cày cấy, bộ phận ruộng đất này còn gọi là xã dân công điền. Đến thời Lê sơ, tuy ruộng tư đã phát triển nhưng ruộng công vẫn chiếm ưu thế, biểu hiện là diện tích công điền,công thổ của thoon xã còn chiếm một phạm vi khá lớn, với phần lớn là ruộng đất công trước kia duy trì lại và một phần do nhà nước cấp thêm. Số ruộng đất nhà Lê sơ tịch thu sau khi chiến thắng quân Minh một phần cũng được sáp nhập vào ruộng đất công làng xã, mặc dù số ruộng đất đó không nhiều ( phần lớn được ban cấp lộc điền và làm ruộng quốc khố). Số ruộng đất này được nhà nước đặt các xã trưởng, người đại diện cho chính quyền trung ương vào trong bộ máy quản lý xã thôn. Mặt khác ruộng đất công làng xã nào vẫn thuộc sỏ hữu làng ấy chia cấp và quản lý, quan lại làng nào vẫn nhận ruộng khẩu phần làng ấy theo tỉ lệ với số ruộng đất tại đấy… Vậy hai thứ sở hữu ruộng đất và sở hữu công xã đã thâm nhập vào nhau nhưng vẫn trên thế cân bằng, không bên nào thôn tính hẳn bên nào. Cho nên đây là một hình thức sở hữu kép nhà nước – công xã, là hình thức tối đa mà nhà nước phong kiến có thể làm và chấp nhận được. Như vậy, các kết cấu đồng tâm thời trước phải thay đổi bằng sự thu hẹp khoảng cách giữa hai thứ sở hữu nhà nước và công xã, để tiến sang một kết cấu vừa đồng tâm vừa trùng lặp, sở hữu làng xã phong kiến. Nhưng cần chú ý rằng bên cạnh sởt hữu làng xã phong kiến vẫn còn sở hứu làng xã và sở hữu công xã, sở hữu nhà nước bao gồm các loại ruộng đất sung công, đồn điền, tịch điền, lộcc điền. Còn sở hữu công làng xã gồm loại ruộng đất thuộc toàn quyền của làng xã, nhà nước không thể động chạm đến được. Trước kia, thời Lý và Trần sở hữư công xã có tính chất quá độ. Nếu tất cả ruộng đất của công xã đều phân chia hết thành các chiếm hữu tư nhân cả thì sớm muộn công xã không thể tồn tại được nữa. Trên thực tế lại không diễn ra như thế, vậy vấn đề đặt ra là trên cơ sở nào đã duy trì được công xã? Chắc chắn công xã còn duy trì một thứ quỹ chung để dung cho mọi sinh hoạt công cộng. Quỹ chung này không thể ngoài ruộng đất chung và lao động chung của các xã dân. Đến tận thế kỉ XIX và XX sau này vẫn còn tồn tại một loại ruộng gọi lạ bản thôn điền thổ, loại ruộng này hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của hội đồng kỳ mục làng, nhà nước không có ảnh hưởng gì tới loại ruộng này. Như vậy khố đòng tâm của nhà nước và sở hữu công xã đã chuyển thành một khối có ba thành phần: sở hữu làng xã phong kiến hay sở hữu kép nhà nước – công xã.
2.2 Chế độ quân điền thời Lê sơ.
Để thống nhất việc phân chia ruộng công trong phạm vi cả nước các vị vua nhà Lê sơ đã đặt ra phép quân điền. Năm 1424 sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ ban hành chế độ quân điền. Có thể nói trong lịch sử Việt Nam, ít nhất cũng là lịch sử thành văn thì đây là lần đầu tiên thi hành chế độ quân điền. Đến thời Lê Thánh Tông chế độ quân điền mới được quy định cụ thể. Theo chế độ quân điền thì các ruộng đất của công làng xã đem phân cấp cho mọi người trong thôn xã, cứ 6 năm thì ruộng công lại đem quân cấp một lần, đến kì hạn thì quân cấp lại. Tất cả mọi người trong xã đều được quân cấp từ quan viên cho đến vợ con bọn phạm nhân đều được quân cấp ruộng đất, tuỳ theo thứ bậc mà cấp, quan viên thì được nhiều, các hạng dưới thì khẩu phần ruộng sẽ ít hơn. Vấn đề đặt ra là: tại sao các vua thòi Lê sơ lại định ra chế độ quân điền? Trong lời dụ về phép quân điền Lê Thái Tổ có nói: “ kẻ chơi bời nhớn nhác thì chiếm nhiều ruộng đất, còn người lính chiến đấu vì đất nước thì một tấc, một thước cũng không có, giàu nghèo không công bằng …” Như chúng ta đã biết cuộc kháng chiến chống quân Minh sở dĩ đi đến thắng lợi vẻ vang, chủ yếu là do những hi sinh to lớn của tầng lớp nô tỳ và nông dân tự do, hai tầng lớp lao động đông đảo nhất trong xã hội. Khi cầm vũ khí họ đứng lên theo nghĩa quân Lam Sơn, nô tỳ đã tự thủ tiêu chế độ đại điền trang và chế độ nô tỳ. Trong kháng chiến chống quân Minh và ngay sau khi cuộc kháng chiến giành được thắng lợi rất có thể nô tỳ và nông dân ở các địa phương đã chủ động đứng lên giành lấy ruộng đất của quý tộc, nhất là của quý tộc đầu hàng Minh để cày cấy. Nhà Lê sơ vẫn thưà nhận thực tế ấy cho đến năm 1429, Lê Thái Tổ đã cải biến tình hình ấy thành một chế độ mới gọi là chế độ quân điền.
2.2.1 Chính sách quân điền dưới thời Lê Thái Tổ
Khi ban hành chính sách quân điền, Lê Thái Tổ có chủ ý dành nhiều ruộng nhiều ruộng cho quân lính là những người đã hi sinh nhiều trong cuộc đấu tranh đánh đuổi quân Minh đưa nhà Lê lên ngôi báu năm 1429 sở dĩ được đưa ra chủ yếu là do yêu cầu về ruộng đất của nô tỳ và nông dân bằng cách ban hành chế độ quân điền. Phải nói rằng, Lê Thái Tổ là nhà “kinh bang tế thế” sáng suốt, ông đã nhìn thấy yêu cầu bức thiết của xã hội, và ông đã đề ra biện pháp giải quyết nhằm thoả mãn yêu cầu chính đáng ấy. Trong điều kiện của xã hội Việt nam hồi thế kỉ XV khi chế độ đại điền trang đã tan rã trên thực tế, chế độ quân điền có lợi cho sản xuất của xã hội. Tác dụng tích cực của chế độ quân điền là làm cho nhân dân tích cực sản xuất để khôi phục kinh tế sau 20 năm chiến tranh xâm lược đã tàm phá đất nước. Chế độ quân điền có tác động tích cực trong việc thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp Việt nam ở thế kỉ này phát triển, khi nền kinh tế đại điền trang của thời trước không còn nữa. Với chế độ quân điền, tầng lớp nô tỳ đã biến thành tiểu nông, họ có một số ruộng đất tối thiểu để tự ý cày cấy và hưởng toàn bộ hoa lợi sau khi đã nộp đủ tô cho nhà nứơc. Chế độ quân điền đã thực tế thay thế chế độ đại điền trang và được nhân dân hoan nghênh. Đó là một bước tiến của xã hội trong điều kiện chế độ đại điền trang đã cản trở sự phát triển của sức sản xuất.
2.2.2 Chính sách quân điền dưới thời Lê Thánh Tông
Chính sách quân điền của thời Lê sơ phải đến thời Lê Tánh Tông mới thực sự hoàn thành các quy chế về quân điền. Năm 1477 cùng với chế độ lộc điền, Lê Thánh Tông đã sai các triều thần bàn định và ban bố chế độ quân điền. Quy chế quân điền thời Hồng Đức được xem là mẫu mực cho cách thức quân điền trong thời nhà Lê. Các triều đại phong kiến vào cuối thời nhà Lê sau này cũng dựa vào quy chế Hồng Đức, châm chước thay đổi ít nhiều để thi hành. Nội dung của chế độ quân điền thời Lê sơ được thể hiện qua quy định năm 1481 còn chép trong Dư hạ tập. Cụ thể như sau:
Nói chung,tất cả mọi người trong xã từ quan viên đến các hạng cô quả, tàn tậi vợ con những phạm nhân đều được chia ruộng đất công làng xã. Phạm vi chia tuy rộng rãi như vậy nhưng mức độ chia lại rất chênh lệch tuỳ theo phẩm tước và thứ hạng xã hội. Mỗi lần chia ruộng đất, quan phủ huyện phải đo đạc lại ruộng đất thống kê dân số trong xã sắp xếp thành từng hạng, mỗi hạng như vậy có phần ruộng bằng nhau, nhưng trên thực tế vẫn có sự chênh lệch. Chẳng hạn như quan viên tam phẩm được 11 phần, xuống đến dân thuộc loại cố hạng ( làm thuê) chỉ còn 3 và đến hạng tàn tật, quả phụ, cô nhi … chỉ còn 3 phần.
Ruộng quan viên từ tứ phẩm trở lên đã được cấp lộc điền của nhà nước rồi thì theo nguyên tắc không cấp thêm ruộng đất công của xã. Quan viên hào lý trong xã không những được nhiều phần ruộng đất, mà còn dung uy quyền chiếm giữ những loại ruộng đất tươi tồt nhất, màu mở nhất.
Ruộng đất công của xã nào chỉ chia cho xã ấy nhưng đầu thời Lê sơ do hậu quả của cuộc thống trị tàn bạo của nhà Minh có nhiều xã dân cư phiêu tán, đồng ruộng bị bỏ hoang nhiều nên nhà nước qui định những xã nào dân ít, ruộng công nhiều thì có thể chia bớt cho xã bên cạnh thiếu ruộng.
Thời gian quân cấp là 6 năm 1 lần, mỗi lần đến kì cấp quân quan phủ huyện phải xuống khám đạt lại ruộng đát và định việc phân cấp. Việc đo đạc và phân cấp phải tiến hành váo lúc đồng áng thong thả hay vào lúc nông nhàn và đảm bảo hoàn thành trước vụ cày cấy để không gây trở ngại đến sản xuất nông nghiệp. Pháp luật thời bấy giờ qui định ruộng vụ mùa ( thu điền) thì đo vào mùa xuân, chia vào mùa thu; ruộng vụ chiêm ( hạ điền) thì đo vào mùa thu năm nay và phải chia vào mùa xuân năm sau Điều 346 trong Lê triều hình luật
Đến kì hạn 6 năm mọi người phải trả lại ruộng khẩu phần cũ để phân phố lại, người nào chiếm quá hạn đều bị trừng phạt nặng Điều 342 qui định: ngưòi nào chiếm quá hạn 1 mẫu bị 80 trượng, 10 mẫu bị biến một tư và bồi thường hoa lợi cho nhà nước
. Nhưng trong kì hạn 6 năm nếu có trường hợp quan viên thăng hay giáng, những dân chết hay hết tang hoặc chưa đến tuổi được chia thì xã trưởng có quyền lấy bớt hay tạm cấp thêm ruộng đất.
Nói chung, những người cày ruộng khẩu phần đều phải nộp tô cho nhà nước. Riêng quan viên từ tứ phẩm trở lên nếu được cấp them ruộng công ở xã thì phần ruộng cấp thêm này không phải nộp tô. Vì vậy trên thực tế phần ruộng cấp thêm ấy có tính chất như lộc điền và có thể coi thêm như phần bổ sung của lộc điền. Đất làm vườn thì quan viên được trừ 80 thứơc, quân dân được trừ 50 thước, người tàn tật cô quả thì được trừ 25 thước, còn ngoài ra đều phải trưng tô như thường dân. Nhưng mức độ ruộng khẩu phần này nhẹ hơn so với mức tô các loại ruộng khác, nên cày loại ruộng này bị nộp tô vẫn là một quyền lợi, thực tế người nông dân nhận ruộng cày cấy trở thành tá điền cho nhà nước. Còn tầng lớp quan viên, địa chủ nhận ruộng thường không phải để tự cày cấy mà là phát canh lại cho nông dân để thu tô nhiều hơn mức tô của nhà nước quy định. Những người này thực tế đã trở thành một tầng lớp bóc lột đứng trung gian thu tô của nông dân rồi nạp một phần cho nhà nứơc , phần còn lại thì chiếm giữ lấy.
Có thể nói, chính sách quân điền thời Hồng Đức đã thể hiện ý đồ thống nhất cách chia ruộng và định kỳ chia ruộng công làng xã của nhà Lê sơ. Đó là sự phủ định quyền chi phối theo tục lệ của làng xã đối với ruộng đất công, mặc nhà nước vẫn công nhận và duy trì nguyên tắc “ ruộng công làng nào vẫn chia cho dân làng ấy cày cấy” . Không những thế trong khi thống nhất thể lệ chia ruộng, nhà nước trung ương còn ràng buộc làng xã phải tuân theo những quy định về phân loại và hưởng thụ của mình. Theo những quy định này, các quan lại chức sắc, binh sĩ của nhà nước được xếp lên trên và được ưu ái rõ rệt, được thể hiện qua việc họ được ban cấp ruộng lộc, nếu không được cấp đủ số ruộng này họ được cấp thêm ruộng khẩu phần.
Ruộng đất công làng xã vẫn thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nước trung ương do đó loại ruộng đất này không được đem ra mua bán hay chuyển nhượng. Ngoài nhà vua ra, không ai, không một thế lực nào được quyền dùng một phần đất công để ban cấp hay làm một việc gì. Nếu vi phạm những nguyên tắc đó đều phải chiụ phạt, nhưng trên thực tế, hệ thống chính quyền từ vua cho đến người nông dân là cả một bộ máy đồ sộ, với hang loạt các tầng cấp thứ bậc chức sắc của các hạng quan viên, tương ứng với nó là hệ thộng ruộng đất được phân chia phù hợp, bởi vậy chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ dù có quy mô triệt để đến đâu, thì cũng không tránh khỏi sự sai lạc trong quá trình thực hiện. Thậm chí, còn không tôn trọng cả các nguyên tắc về chính sách ruộng đất, trong đó có chính sách về ruộng đất công làng xã và chính sách quân điền. Một lần nữa, nhà Lê sơ lại gián tiếp góp phần mở rộng giai cấp địa chủ phong kiến. Chính sách quân điền đã thể hiện rõ tính giai cấp của nhà nước trung ương ở nửa sau thế kỉ XV. Nó là biện phấp khẳng định quyền sở hữu trực tiếp của nhà vua đối với ruộng đất công làng xã. Chính sách quân điền ít nhiều đưa lại ruộng đất cho mọi tầng lớp nhân dân, trừ những làng xã không có ruộng công (các xã tư điền), tạo điều kiện làm ăn sinh sống cho tất cả mọi người, giải quyết yêu cầu ruộng đất của nông dân nghèo. Bên cạnh đó, chính sách quân điền thời Lê sơ còn khắc sâu thêm sự phân hoá xã hội ngày càng sâu sắc, sự phân biệt đẳng cấp trong những người được chia. Đồng thời, góp phần củng cố quyền sở hữu của nhà nước về ruộng đất công làng xã, trói buộc người nông dân ngày càng gắn chặt với nông thôn, trong khi đó chính nền kinh tế tiêủ nông lại tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất hàng hoá. Phải chăng đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chính sách quân điền nhanh chóng mất hết tác dụng tích cực, và ngày càng trở thành ghánh nặng của nhân dân.
3. Sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất
3.1. Những chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ đối với ruộng đất tư hữu
Bên cạnh ruộng công, ruộng tư thời Lê sơ cũng đã phát triển, một số là của địa chủ quan liêu và đại bộ phận là của địa chủ bình dân. Ruộng tư không phải nộp tô cho nhà nước, nhà nước thừa nhận nhưng không khuyến khích loại ruộng này. Bộ luật nhà Lê, nhất là chương Điền sản đã nói đến các thủ tục làm văn tự khế ước trong vấn đề chuyển nhượng, tranh chấp, kiện tụng hoặc kế thừa về ruộng đất.
Sự phát triển của ruộng tư thời Lê sơ phản ánh xu thế phát triển khách quan về ruộng đất trong lịch sử Việ nam, xác lập quan hệ sản xuất phong kiến phổ biến địa chủ - tá điền trong xã hội. Tuy nhiên, đây là một quá trình tư hữu hóa không tự nhiên, không được nhà nước khuyến khích, nên đã dẫn đến những tệ nạn như chiếm công vi tư, chấp chiếm ruộng đất…dẫn đi tới tình trạng khủng hoảng ruộng đất.
Ruộng đất tư hữu: phát triển từ những thế kỉ trứơc, đến thế kỉ XV, có điều kiện ngày càng mở rộng. Trong bộ phận này có ba loại:
Ruộng của nông dân tư hữu
Ruộng của địa chủ
Một số ít điền trang
Sự gia tăng của hàng ngũ quan lại góp phần làm cho bộ phận ruộng tư hữu của địa chủ ngày càng phát triển, trong lúc đó các điền trang ngày càng thu hẹp lại. Theo đà phát triển chung, ruộng đất tư hữu của giai cấp địa chủ ngày càng lấn át ruộng đất công. Giai cấp địa chủ nhân đó lũng đoạn quyền hành ở làng xã, ra sức bóc lọt đối với nông dân, những người trực tiếp tham gia sản xuất. Còn chế độ sở hữu ruộng đất công của nông dân tiểu tư hữu chỉ có tính chất nhỏ bé của những người nông dân lao động.
3.1.1. Về mua bán ruộng đất
Việc mua bán ruộng đât có hai hình thức cơ bản là bán đợ và bán đứt
Bán đợ ( hay bán điển) là một hình thức cầm ruộng có điều kiện, trong khoảng thời gian 30 năm đối với người than thuộc trong họ và 20 năm đối với người nước ngoài, người bán có quyền đem đủ số tiền bán chuộc lại ruộng. Trong thời gian ấy, mà người bán không chuộc lại thì chủ mua có quyền sở hữu như là mua đứt.
Bán đứt ( hay bán đoạn) là bán vĩnh viễn, nhường hẳn quyền sở hữu ruộng đất cho người mua, người bấn không có quyền đối với thửa ruộng ấy nữa Xem chương điền sản và tăng bố điền sản trong Lê triều hình luật
.
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, việc mua bán ruộn đát ấy là mối manh của biết bao nhiêu việc tranh chấp kiện cáo, là những thủ đoạn của những người giàu có, thế lực ức hiếp dân nghèo. Khế ước mua bán cầm cố cũng được pháp luật quy định chặt chẽ, được hệ thống lại như sau:
- Ruộng đất công làng xã, ruộng đất hương hoả của các dòng họ thuộc loại không được mua bán, những người vi phạm quy định sẽ bị xử phạt rất nặng (đánh 80 trượng, đồ làm khao đinh hay sung làm quân bản phủ).
- Ruộng đất đã bán đoạn ( tức là bán hẳn) thì không được quyền đòi chuộc ( trừ trường hợp là ruộng đát hương hoả)
-Nếu làm giấy tờ giả mạo để bán ruộng đát hương hoả thì bị xử theo tội bất hiếu, người ngoài mua thì cho chuộc, người than trong họ mua thì mất tiền. Người bán bị phạt 100 trượng.
- Con cái bán trộm ruộng đất của cha mẹ thì bị xử phạt 50 trượng, biếm 2 tư. Chồng chết con cái còn nhỏ, mà vợ bán của cải, ruọng đất thì bị phạt 50 roi, truy tiền trả lại người mua
- Ruộng đất bán đợ thì cho chuộc,. Nhưng nếu chủ bán xin chuộc mà không cho chuộc hoặc không xin chuộc mà cưỡng bức phải chuộc đều bị phạt 80 trượng. Nếu đẻ quá niên hạn ( 30 năm đối với người trong họ, 20 năm đối với người ngoài họ) thì không được chuộc nữa. Hàng năm có một thời gian chuộc ruộng đát nhất định ( ruộng mùa lấy ngày 15/3 làm mốc cuối, ruộng chiêm lấy ngày 15/9 ) không đúng hạn thì không được chuộc Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất Việt nam từ thế kỉ XI _ XVII, NxbCTQG, Hà Nội 2004, tr 236,237
Như vậy đến thế kỷ XV việc mua bán ruộng đất ngày càng phát triển, nhà Lê sơ đã theo luật của các triều đại trước khẳng lại lệ giữ đất và hạn chuộc ruuộng. Điều đó có nghĩa là bằng cánh chiếm giữ lâu năm, giai cấp địa chủ có thể mua ruộng đất của nông dân nghèo với một giá rẻ mạt – theo chế độ bán đợ.
3.1.2 Về ruộng đất bán lại cho con cháu
Chế đọ kế thừa ruộng đất nhất là kế thừa hương hoả từ thời lê sơ cũng đựoc quy định rất chặt chẽ. Trong thời Thiệu Hoà (1443 – 1454 ) Nhân Tông ban bố 14 điều luật về tư hữu ruộng đất thì trong đó có 8 điều dành cho việc kế thừa ruộng đất, theo Phan Huy Chú thì: “từ đó về sau các vụ tranh kiện về phân chia tài sản trong dân giân mới có tiêu chuẩn”. Trong luật Hồng Đức còn dành riêng 13 điều quy định việc kế thừa hương hoả. Theo những điều luật ban hành gồm những điểm lớn sau đây:
- Theo điều lệ chung, khi cha mẹ chết phải trích ra 1/20 tài sản ruộng đất để làm ruộng hương hoả, phần ruộng này được giao cho người con trai cả trông coi, cày cấy để lấy hoa lợi chi tiêu vào ngày giỗ tết. Trường hợp cha mẹ chết không kịp viết trúc thư các con cũng phải làm đúng theo lệ này. Nếu cha mẹ là trưởng tộc thì ruộng hương hoả được gộp vào của chủngồi mới được trích ra 1/20để làm ruộng hương hoả. Trong trường hợp ruộng ít, anh em đông thì nhà nước châm chước cho anh em được thoả thuận với nhau mà để ruộng hương hoả. Nếu không còn con trai cả thì phần ruộng hương hoả được giao cho người con gái trưởng (Điều 390). Trường hợp con trai cả chết mà không có cháu trai thì phần ruộng hương hoả cũng giao cho người con gái kế tiếp. Tuy nhiên khi người con gái này chết thì ruộng hương hoả lại giao cho người con gái đầu của người con trai trưởng đã chết (Điều 396).
Điều đáng chú ý là người con trai cả hư hỏng hay bị phế tật, cha mẹ có thể giao phần ruộng hương hoả cho người con trai thứ, nhằm mục đích làm “sang tỏ sự bất tuyệt của dòng dõi” (Điều 391,392). Trường hợp con trai trưởng và cháu trai trưởngphiêu cư nơi khác, lâu ngày bỏ việc thờ cúng thì họ hàng cáo với quan ty, gioa ruộng hương hảo cho người trong họ trông nom, chờ khi những người trong đó trở về thì trả lại.
Sau 5 đời thờ cúng, theo quy định là đã Hết phục, hết tình số ruộng này được chuyển thành ruộng tế, người trong họ không được chia nhau thừa hưởng” Sđd, tr238
.
Nhà nước thừa nhận sự tồn tại của tục lên chia tài sản, việc phân chia đó không phân biệt con trai, con gái; đối với con của vợ lẽ, con nuôi thì phân chia không được quá chênh lệch. Trên thực tế chính sách của nhà nứơc đặt ra đối với các loại ruộng đất này chỉ là việc luật pháp hoá các tục lệ của nhân dân.
Như vậy có thể thấy rằng, nh à Lê s ơ tuy không được hưởng hoa lợi từ các loại ruộng đất tư này, song điều đó không có nghĩa là các vị vua nhà lê sơ không quan tâm đến tình trạng ruộng đất tư, mà ngược lại nhà nước đã đưa ra những luật lệ quy định cách rõ ràngo về việc mua bán ruộng đất, về ruộng hương hoả cùng với các cách phân chia. Từ đó có thể thấy rằng, nhà nước Lê sơ đang cố gắng đi sâu hơn nữa vào đời sống cụ thể của nông dân, đồng thời ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình đói với làng xã.
3.1.3. Về ruộng đất của vợ và chồng
Với những quy định về loại ruộng đất này, một lần nữa nhà Lê sơ khẳng định quyền thế bao trùm của mình. Đó là loại ruộng đất của vợ, của chồng và thuộc sở hữu của họ, như trong chính sách ban cấp ruộng đất công làng xã như gia đình nào đã có đủ ruộng đất cày cấy thì không được ban cấp nữa. Trong trường hợp vợ hay chồng chết trước thì ruộng đất riêng của người đó đựoc phân chia mà không được biết thành ruộng đất riêng. Nếu người chồng hoặc ngưòi vợ đi bước nữa thì họ sẽ mất quyên được chia ruộng đất đó, và phải trả lại ruộng đất đó cho gia đình chồng hoặc vợ.
Trường hợp vợ chồng tuyệt tự thì toàn bộ ruộng đất của gia đình được chia làm 2 phần: một phần cho họ nội để lo việc tế tự, phần còn lại cho họ ngoại để phụng sự gia đường.
Trường hợp chồng chết con còn nhỏ, vợ cải giá và bán ruộng đất của cải thì bị phạt 50 roi truy tiền trả lại cho chủ. ruộng đất trả cho con cái. Sđd, tr240
Tóm lại toàn bộ điều luật nói trên về vấn đề ruộng đất thể hiện rõ sự phát triển của tư tưởng pháp lý của nhà Lê, đồng thời cũng phản ánh sự phát triển của chế đọ tư nhân về ruộng đất.
3.2 Về ruộng đất địa chủ
Ngay t ừ thời hình thàh nhà nước Lê sơ, tức là ngay từ vị vua đầu tiên là Lê Thái Tổ, nhà Lê sơ đã ban hành hang loạt các chính sách ban thưởng ruộng đất rất hậu cho các công thần, sau đó đến thời Lê Thánh Tông với những quy định cụ thể, rõ ràng về chính sách lộc điền ban thưởng ruộng đất cho tầng lớp quý tộc quan lại ( từ tứ phẩm trở lên) nhà nước Lê sơ đã từng bức tạo điều kiện và mở rộng giai cấp địa chủ trong xã hội. Mặc dù ruộng lộc điền mang tính chất là ruộng thế nghiệp nó vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nhưng lại chụi sự quản lý trực tiếp của địa chủ phong kiến. Bên cạnh đó tình trạng tranh giành, chiếm đoạt ruộng đất tư hữu của công làng xẫngỳ càng phát triển mạnh mẽ,với đủ các hình thức chiếm đoạt (như: làm văn khế giả …). Cùng với những hoạt động mua bán ruộng đất, địa chủ phong kiến ngày càng khẳng địnhvị thế và tiềm lực nhất là về kinh tế của mình trong xã hội. Phải chăng đây chính là mặt trái của các chính sách mà nhà Lê sơ đã ban bố và thực hiện, nhưng đông thời cũng chính nhà nước lại phải ban bố hang loạt các biện pháp tình trạng chiếm đoạt, biến ruộng đất công thành ruộng đất tư hữu và để ổn định tình hình xã hội. Trong điều 369 có quy định : “ nhà quyền quý chiếm đoạt ruộng đất của lương dân, một mẫu trở lên thì sử phạt, 5 mẫu trở lên thì xử biếm, quan từ tam phẩm trở lên thì thì xử gia 2 bậc. Đều phải bồi thường nhu luật.” hoặc theo điều 352: “những ruộng đất không ghi ở sở nhà nướ, do dân chiếm đã lâu năm có người kiện bậy hay có người lấy văng bằng từ lâu đời ra để tranh hưởng thì đều xử biếm 2 tư. Nếu lấy ruộng đất của người khác mà dâng nộp bậy thì bị xử biếm 3 tư, đòi tiền địa sản trả lại.” Có thể thấy bộ máy quan liêu thời Lê sơ, mặc mọi cố gắng chấn chỉnhcủa bộ máy thống trị, vẫn ngày càng xa đoạ, hướng vào con đường mưu lợi làm giàu, bất chấp luật phápnghiêm ngặt của nhà nứoc, bọn này đã tìm mọi cách “ chiếm công quá hạn không trả”, “lạm chiếm ruộng công không theo điều chế”..tình hình phát triển đến mức, ngay cả ở Lam Sơn, quê hương của nhà Lê mà bọn quan lại, thế gia cũng gia tay chấp chiếm hầu hết ruộng công. Ở quê hương của nhà vua bọn này còn hoành hành như vậy thì ở những nơi khác chúng có sợ gì. Luật pháp nhà nước chỉ có tác dụng răn đe, ngăn ngừa hạn chế phần nào, chứ không thể cấm hẳn được Đạo luật năm 1430 viết : “cấm bao chiếm ruộng đất để bỏ hoang” nhưng không có tác dụng bao nhiêu, sau đó nhà nước phải khẳng định: “nếu các hào gia chiếm giữ cày cấy ( số đất hoang giữa làng), bản huyện sợ tránh không giám thi hành quân cấp cho người nghèo, thiếu thì cho phép người bản xá cáo lên Hiến ty theo lệ trị tội. Nếu Hiến Ty không trấn át đượcthì cho phép cáo lên giám sát ngự sử để tâu, tra, xét hỏi” Thiên nam dư hạ tập
Dường như những biện pháp đó chẳng có tác dụng gì, cho đến những năm 80 của thế kỉ XV thì sự phát triển của chế độ sở hữu lớn đại địa chủ về ruộng đất đã trở thành một nguy cơ đối với nhà nước trung ương, đồng thời ruộng tư phát triển còn làm cho các làng xã càng phân hoá sâu sắc. Sau đời Lê Thánh Tông, tình hình càng trở nên căng thẳng hơn, chế độ sở hữu địa chủ về ruộng đất đã thắng thế, khi tình trạng này phát triển lên đến đỉnh cao cũng là lúc nhà Lê sơ tan rã, phải chăng đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của một triều đại lớn.Và trong xã hội với sự phân cực xã hội diễn ra ngày càng mạnh mẽ đó thì giai cấp phải gánh chịu những hậu quả đó không phải bộ máy chính quyền trung ương, cũng không phải hệ thống quan lại, mà chính là người dân, những người trực tiếp tham gia vào việc khai khẩn và canh tác.
3.3Tình hình điền trang
Nhà Lý Trần sụp đổ kéo theo nó là sự tan dã của các điền trang, thái ấp, sau khi lên ngôi Lê Lợi bằng quyền lực của mình đã tịch thu toàn bộ số ruộng đất cũng nhu số tài sản của quý tộc Lý Trần, nhằm xoá bỏ hoàn toàn các loại điền trang, nhưng trên thực tế, các điền trang vấn cồn tồn tại và tồn tại dai dẳng trong long xã hội Lê sơ suốt thế kỷ XV.
Điền trang của nhà Lê sơ được lập ra bởi chính địa chủ và đại địa chủ, với sự giàu có của mình họ đã cho xây dựng các điền trangvà chứa chấp dân lưu vong. Tuy nhiên dưới thời nhà Trần nền kinh tế điền trang thường gắn với chế độ nông nô và nô tỳ, mà ở nhà lê sơ nguồn nô tỳ đã cạn dần, do sự hạn chế cấm đoán của nhà nước và do cuộc đấu tranh của nô tỳ và những ngưòi sản xuất trực tiếp đã gây ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn tại của nó. Trước tình trạng điền trang được xây dựng lại và ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhằm ngăn ngừa hiện tượng này nhà Lê sơ đã áp dụng một số biện pháp nhưng không mang lại kết quả gì to lớn.tuy nhiên, sự phát triển của chế độ điền tranổơ thế kỉ XV là không phù hợp, do các điền trang được xây dựng một cách ồ ạt, không theo một hệ thống nào, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà Lê.
3.4.Ruộng đất nhà chùa
Bên cạnh các loại ruộng tư của nông dân, địa chủ, trong bộ phận ruông đất công làng xã còn có ruộng đất nhà chùa. Nếu nhu trong thời Lý Trần Phật giáo trở thành quốc giáo, các tăng ni phật tử của Phật giáo được kính trọng kiêng nể, hang loạt chùa triền được xây dựng, nhà nước hànho năm đều ban thưởng chu cấp cho nhà chùa, thâm chí đích than nhà vua, mỗi năm vào đầu mùa xuân cũng phải than chinh đi cày, gọi là ruộng tịch điềnthì đến nhà Lê sơ, đạo Phật đã mất đi vị trí độc tôn của mình, do đó ruộng đất của nhà chùa cũng bị cắt giảm nghiêm trọng, chỉ còn lại một số ruộng do các chủ thí cúng.Như vậy cho đến thế kỉ XV chế độ sở hữu ruộng đất của nhà chùa về cơ bản đã chấm dứt.
Nói tóm lại cho đến cuối thế kỉ XV chế độ ruộng đất của nhà Lê sơ đã phát triển theop con đường không mong muốn của nhà nước trung ương, sở hữu của địa chủ về ruộng đất ngày càng phát triển lớn mạnh. Sự suy yếu của nhà nứoc trung ương ngày càng rõ rệt, đã tạo điều kiện thuận lợi cho bọn quan lại ra sức đục khoét, vơ vét của cải của nhân dân để làm giàu. Sự quan tâm của nhà nước đến nông nghiệp yếu dần, cung với đó là sự tàn phá của thiên tai, mất mùa liên tiếp xảy ra. Bộ phận thuộc sở hữu nhà nứơc ngày càng thu hẹp dần, từng bước nhường chỗ chochế độ sở hữu tưi nhân.
PHẦN III
VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA NHÀ LÊ SƠ
1. Vai trò của chính sách ruộng đất của nhà Lê Sơ
Chính sách ruộng đất của nhà Lê Sơn nói chung là sản phẩm của nhà nước tập quyền với chế độ phong kiến Trung Hoa, lấy hệ tư tuởng Nho giáo làm tư tưởng chính thống trong xã hội, nhà nước vận hành và phát triển theo tư tưởng đó. Bên cạnh đó, nó còn là sản phẩm chủ quan của nhà nước Lê Sơ với hang loạt các chính sách áp dụng cho từng loại đối tượng tương ứng là các loại ruộng đất phù hợp được ban bố và thực thi nhằm giải quyết những vấn đề dặt ra của xã hội mà nhà nước do vua dứng đầu phải quan tâm với nghĩa vụ “ thay trời trị dân” theo quan điểm Nho giáo. Chính sách ruộng đất của nhà Lê Sơ về cơ bản có lien quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, trứoc hết nhằm giải quyết vấn đề “dân cày” cho nông dân, sau nữa là ổn định tình hình kinh tế xã hội đât nước, đưa đất nước ngày càng phát triển.
Hẩu hết các chính sách được đặt ra dưới thời Lê là do vua Lê Thái Tổ “đặt viên gạch đầu tiên, được hoàn thiện ở các triều đạt vua nối nghiệp”, kế tục , bổ sung và hoàn thiện, nhất là dưới thời Lê Thánh Tông - vị vua đã đưa nhà Lê sơ phát triển thịnh đạt nhất. Nội dung các chính sách về sau về cơ bản không thay đổi nhiều lắm, có khác chăng chỉ là ở mức độ.
Về chính sách quân cấp ruộng đất, bước đầu còn hạn chế cho đến thời Lê Thánh Tông mới đi vào quy cũ, nề nếp và được triển khai mạnh mẽ. Vai trò cơ bản của chính sách này là nhằm giải quyết tình trạng lãng phí ruộng đất trong làng xã, ruộng hoang hoá không được sử dụng. Trong quá trình thực hiện các chính sách này không tránh khỏi những hạn chế tiêu cực, nhưng xét về một khía cạnh nào đó thì chính sách quân cấp đã hoàn thành nhiệm vụ đặt ra của mình.
Chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ không chỉ dừng lại ở việc ban hành các chiếu dụ, lệnh dụ của nhà vua mà đã được quy định một cách chặt chẽ thành luật pháp mà điển hình là bộ luật Hồng Đức, được ban bố duối thời Lê Thánh Tông. Có thể thấy rằng pháp luật thời Lê Sơ đã quy định khá rõ rang, cụ thể về quyền hạn, nghĩa vụ, năm tháng cấp đất và thu hồi ruộng đất… qua đó còn thấy được nhà nước trung ương có vai trò rất to lớn với toàn bộ các chính sách của mình.
Chính sách của nhà Lê Sơ được ban hành nhằm mục tiêu nhanh chóng ổn định tình hình xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Mặt khăc để dảm bảo vai trò quan trọng của nó, để các chính sách được kịp thời và phù hợp, phát huy tác dụng tích cực trong xã hội, nhà nước Lê Sơ còn ý thức theo dõi, giám sát việc thực hiện của các cấp của nhà nước còn mạnh thì có thể dễ dàng quản lý đất nước, nhưng khi đất nước bất đầu có biểu hiện của sự suy yếu, sẽ nhanh chóng dẫn đến tình trạng cát cứ, phân phong quyền lực và nhanh chóng đi đến sụp đổ (điều này đã được lịch sử chứng minh vào giữa thế kỷ XV nhà Lê sơ sụp đổ). Chế độ ban thưởng và phân phong ruộng đất của nhà Lê sơ cho các công thần và quý tộc có phần rất hậu, với chính sách này nhà Lê nhà Lê sơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho giai cấp phong kiến mở rộng và phát triển mạnh mẽ, song song với quá trình này là tình trạng mua bán ruộng đất diễn ra ồ ạt, tư hữu ngà càng phát triển, phát sinh nhiều hiện tượng tieu cực trong xã hội, gây nên tình trạng bất ổn định, đất nước phát triển vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Nhiều mâu thuẫn mới nảy sinh, đặc biệt tình tình trạng phân hoá xã hội diễn ra ngày càng mạnh mẽ, người giàu thì càng giàu hơn còn người nghèo và giai cấp nông dân - lực lượng sản xuất chính, nuôi sống cả xã hội thì ngày càng bị bần cùng hoá, đời sống bấp bênh. Khi tình trạng này phát triển lên đến đỉnh cao thì tất yếu phải xảy ra đó là những cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền thống trị, thiết lập một xã hội mới.
Nói tóm lại, chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ tuy còn nhiều hạn chế, nhưng chủ yếu tập trung ở giai đoạn về sau khi nhà nước bắt đầu có những dấu hiệu biểu hiện của sự suy tàn; song chúng ta cũng không thể phủ nhận những tác dụng tích cực mà nhà Lê sơ đã đạt được trong thời gian tồn tại của mình. Những chính sách đó phần nào đã nói lên sự cố gắng đổi mới đất nước ttheo chiều hướng tích cực của các vị vua thời Lê sơ.
PHẦN IV
KẾT LUẬN CHUNG
Chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ trứoc tiên là sự kế thừa và phát huy các chính sách về ruộng đất của các triều đại trước, trên nền tảng đó nhà Lê sơ đã phát huy nhừng mặt tích cực, cố gắng sửa đổi mặt tiêu cực và đặt ra nhiều chính sách mới trước hết nhằm củng cố bộ máy chính quyền quan lieu, sau đó là phát triển đất nước. Bao trùm lên toàn bộ tiến trình phát triển đó, đó là chế độ sở hữu của nhà nước về ruộng đất luôn luôn giữ vị trí thống trị. Đương thời nó là cơ sở kinh tế chủ yếu, nguồn bóc lột chủ yếu của nhà nước trung ương, cũng là cái gốc tạo nên sức mạnh và sự bền vững chính trị của nhà nước. Chính trên cơ sở thống trị của chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất nhà nước trung ương đã ban hành những chính sách, biện pháp cần thiết có lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nhà nước phong kiến thời Lê sơ đã tiến them một bước, gia tăng hiệu lực thực tế của chế độ sở hữu nhà nước, trực tiếp can thiệp vào vào cách chia, hướng ruộng đất công làng xã nhằm đạt tới một sự chi phối thực tế bộ phận ruộng đât thuộc sở hữu của mình. Tuy nhiên, dù đạt đến mức đó, nhà nước vẫn phải chấp nhận sự hưởng thụ trọn vẹn của dân làng đối với ruộng đất công của làng.
Cùng với chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất, sự tồn tại dai dẳng và bền vững của những tàn dư công xã nông thôn đã tạo nên tính châu Á của phương thức sản xuất ở Việt Nam các thế kỷ XI – XV. Vì vậy việc duy trì chế độ chiếm hữu làng xã về ruộng đất công ở các thế kỷ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Dưới ảnh hưởng của xu thế tư hữu hoá, phong kiến hoá ngày càng mạnh, chế độ sở hữu nhà nước mới tiến công mạnh mẽ vào chế độ chiếm hữu làng xã, đẩy làng xã xuống địa vị người quản lý ruộng đất công của nhà nước. Làng xã mất quyền đo đạc, khai báo, mất cả quyền phân phối theo tục lệ.
Sự tồn tại và phát triển của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất là một đặc trưng nổi bật của thế kỷ XV nói riêng và của toàn bộ thế kỷ XI- XV nói chung. Sự tồn tại và phát triển của chế độ sở hữu nhỏ của nông dân trongh suốt thời kỳ là một đặc điểm rất đáng chú ý của chế độ ruộng đất với quan hệ địa chủ tá điền và chế độ bóc lột địa tô là hình thứch sở hữu tương đối tiến bộ của chế độ phong kiến làm thành đặc trưng của chế độ ruộng đất phong kiến Việt Nam.
Trong thế kỷ XV, do nhiều nguyên nhân, chế độ sở hữu lớn về ruộng đất của nhà chùa hầu như hoàn toàn phá sản. Rải rác đây đó còn một vài chùa lớn với vài trăm hay vài chục mẫu ruộng.
Khai hoang mở rộng diện tích canh tác, lập làng là một hoạt động được tiến hành thường xuyên, liên tục không chỉ trong thời nhà Lê sơ mà trước đó đã có và nó còn tồn tại phát triển trong các giai đoạn về sau nữa. Có thể nói rằng, trong những điều kiện phát triển thấp kém và chậm chạp cuả lực lượng sản xuất, khai hoang mở rộng diện tích là một biện pháp tích cực, có tác dụng giải quyết những mâu thuẫn xã hội quan trọng.
Chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ còn giữ một vị trí then chốt trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy có thấy bức tranh ruộng đất ở thế kỷ XV phát triển theo chiều hướng khá phức tạp ( sự phức tạp này được bắt đầu từ ngay những năm đầu thế ký XI ). Chế độ ruộng đất không phát triển nhanh theo một hướng nhất định, mà dưới sự chi phối của các thế lực phong kiến, quá trình phong kiến hoá và chế độ sở hữu làng xã đã làm phức tạp hoá tình các vấn đề ruộng đất. Cho đến cuối thế kỷ XV phương thức sản xuất phong kiến đã được xác lập về cơ bản. Bằng chính sách quân điền và lộc điền nhà nước đã thực hiện quyến sở hữu ruộng đất công trong cả nước một cách chặt chẽ làm cho nhà vua trở thành người đứng đầu của đẳng cấp phong kiến, chiếm hữu lớn về ruộng đất, làng xã phần nào bị mất đi quyền lực về ruông đất của mình, thay vào đó là sự lệ thuộc chặt chẽ vào nhà nước. Nhà nước biến những nông dân cày ruộng công thành tá điền thực sự, chế độ thuế ruộng công trở thành một hình thưc tô - thuế hợp nhất của nhà nước còn mạnh thì có thể dễ dàng quản lý đất nước, nhưng khi đất nước bất đầu có biểu hiện của sự suy yếu, sẽ nhanh chóng dẫn đến tình trạng các cứ, phân phong quyền lực và nhanh chóng đi đến sụp đổ (điều này đã được lịch sử chứng minh vào giữa thế kỷ XV nhà Lê sơ sụp đổ). Chế độ ban thưởng và phân phong ruộng đất của nhà Lê sơ cho các công thần và quý tộc có phần rất hậu, với chính sách này nhà Lê nhà Lê sơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho giai cấp phong kiến mở rộng và phát triển mạnh mẽ, song song với quá trình này là tình trạng mua bán ruộng đất diễn ra ồ ạt, tư hữu ngà càng phát triển, phát sinh nhiều hiện tượng tieu cực trong xã hội, gây nên tình trạng bất ổn định, đất nước phát triển vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Nhiều mâu thuẫn mới nảy sinh, đặc biệt tình tình trạng phân hoá xã hội diễn ra ngày càng mạnh mẽ, người giàu thì càng giàu hơn còn người nghèo và giai cấp nông dân - lực lượng sản xuất chính, nuôi sống cả xã hội thì ngày càng bị bần cùng hoá, đời sống bấp bênh. Khi tình trạng này phát triển lên đến đỉnh cao thì tất yếu phải xảy ra đó là những cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền thống trị, thiết lập một xã hội mới.
Nói tóm lại, chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ tuy còn nhiều hạn chế, nhưng chủ yếu tập trung ở giai đoạn về sau khi nhà nước bắt đầu có những dấu hiệu biểu hiện của sự suy tàn; song chúng ta cũng không thể phủ nhận những tác dụng tích cực mà nhà Lê sơ đã đạt được trong thời gian tồn tại của mình. Những chính sách đó phần nào đã nói lên sự cố gắng đổi mới đất nước ttheo chiều hướng tích cực của các vị vua thời Lê sơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Ngọc Tạo, Các chính sách về xã hội của nhà nước thời Lê sơ (1428 – 1527), luận án tiến sĩ lịch sử, Hà Nội 2001.
Đỗ Đức Hung, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến; Việt Nam những sự kiện lịch sử từ khởi thuỷ đến 1885, NXB Giáo Dục.
Nguyễn Quang Ngọc, (Cb), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo Dục
Học viện chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, phân viện Hà Nội, khoa lịch sử, Một số chuyên đề về lịch sử Việt Nam, tập bài giảng, NXB Chính trị Quốc Gia.
Nguyễn Khắc Đạm, Góp mấy ý kiến về vấn đề ruộng tư trong lịch sử Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lịch sử.
Phan Huy Lê, Chế độ ban cấp ruộng đất thời Lê sơ và tính chất sở hữu của loại ruộng đất thế nghiệp, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 4/1981, trang 15.
Phan Huy Lê, lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 2
Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 3, (Khoa mục chí, Quốc Dụng chí, Hình luật chí), NXB Sử học, Hà Nội 1961
Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Văn hoá.
Vũ Huy Phúc, tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam ( nửa đầu thế kỷ XIX) NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1979.
Văn Tân, Sự khác biệt về chất: Giữa xã hội thời Trần và xã hội thời Lê sơ, tạp chí nghiên cứu lịch sử.
Lê Ngọc Tạo, Các chính sách về xã hội của nhà nước thời Lê sơ (1428 – 1527), luận án tiến sĩ lịch sử, Hà Nội 2001.
Đỗ Đức Hung, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị Yến; Việt Nam những sự kiện lịch sử từ khởi thuỷ đến 1885, NXB Giáo Dục.
Nguyễn Quang Ngọc, (Cb), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo Dục
Học viện chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, phân viện Hà Nội, khoa lịch sử, Một số chuyên đề về lịch sử Việt Nam, tập bài giảng, NXB Chính trị Quốc Gia.
Nguyễn Khắc Đạm, Góp mấy ý kiến về vấn đề ruộng tư trong lịch sử Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lịch sử.
Phan Huy Lê, Chế độ ban cấp ruộng đất thời Lê sơ và tính chất sở hữu của loại ruộng đất thế nghiệp, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 4/1981, trang 15.
Phan Huy Lê, lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 2
Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 3, (Khoa mục chí, Quốc Dụng Chí, Hình luật chí), NXB Sử học, Hà Nội 1961
Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Văn hoá.
Vũ Huy Phúc, tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam ( nửa đầu thế kỷ XIX) NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1979.
Văn Tân, Sự khác biệt về chất: Giữa xã hội thời Trần và xã hội thời Lê sơ, tạp chí nghiên cứu lịch sử.
MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
PHẦN I: TÌNH HÌNH XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XV 3
PHẦN II: CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA NHÀ LÊ SƠ (1428 – 1527 ) 7
I - Chính sách của nhà Lê sơ đối với bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu trực tiếp của nhà nước 8
II - Chính sách của nhà Lê sơ đối với ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước 9
1.1. Ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lí, (ruộng quốc khố) 10
1.2. Chính sách ban thưởng ruộng đất cho các công thần 12
1.2.1. Chính sách ban thưởng ruộng đất cho các công thần khai quốc 12
1.2.2. Chính sách ban thưởng ruộng đất ở các triều vua sau: 14
1.3 Chính sách ban cấp ruộng lộc 17
1.4 Ruộng đồn điền và khai hoang 20
1.4.1Chính sách ruộng đồn điền của nhà Lê sơ 20
1.4.2Chính sách khẩn hoang của nhà Lê sơ 21
2. Ruộng đât công làng xã, chế độ quân điền thời Lê sơ. 23
2.1 Ruộng đất công làng xã. 23
2.2 Chế độ quân điền thời Lê sơ. 25
2.2.1 Chính sách quân điền dưới thời Lê Thái Tổ 26
2.2.2 Chính sách quân điền dưới thời Lê Thánh Tông 26
3. Sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất 30
3.1. Những chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ đối với ruộng đất tư hữu 30
3.1.1. Về mua bán ruộng đất 31
3.1.2 Về ruộng đất bán lại cho con cháu 32
3.1.3. Về ruộng đất của vợ và chồng 34
3.2 Về ruộng đất địa chủ 34
3.3Tình hình điền trang 36
3.4.Ruộng đất nhà chùa 37
PHẦN III VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA NHÀ LÊ SƠ 38
1. Vai trò của chính sách ruộng đất của nhà Lê Sơ 38
PHẦN IV 41
KẾT LUẬN CHUNG 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TL Linh (ruong dat).docx