Phần I: Đánh giá chung
- Năm 2006
- Năm 2007
- Năm 2008
Phần II: Đánh giá quá trình thực hiện KH chuyển dịch trong nội bộ các ngành GĐ 2006-2008 và dự báo thực hiện trong 2 năm còn lại của KH 2006-2010
I. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
A. Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006-2010.
B. Đánh giá tình hình thực hiện
II. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp giai đoạn 2006-2008:
A. Kế hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp giai đoạn 2006-2010 như sau:
B.Tình hình thực hiện:
III. Ngành dịch vụ
A. Mục tiêu và nhiệm vụ chung ngành dịch vụ GĐ 2006-2010
B. Tình hình thực hiện .
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế GĐ 2006-2008
Phần I: Đánh giá chung
Tổng quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội 3 năm 2006-2008, cho thấy nền kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá trong điều kiện giá cả tăng cao, quy mô tổng sản phẩm trong nước không ngừng tăng lên.
Tốc độ tăng GDP bình quân trong ba năm 2006-2008 là 7,8%, cao hơn mức 7,5% trong giai đoạn 2001-2005. Trong đó năm 2006, tăng trưởng GDP của cả nước là 8,23%; năm 2007 là 8,48%; năm 2008, GDP chỉ tăng 6,7%.
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế GĐ 2006-2008.
- Năm 2006: Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh tăng 8,23% (kế hoạch là 8%). Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4 (kế hoạch là 3,8%); ngành công nghiệp và xây dựng tăng 10,37% (kế hoạch là 10,2%); ngành dịch vụ tăng 8,29% (kế hoạch là 8%); Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%, thấp hơn mức tăng 4% của năm 2005, chủ yếu do tốc độ tăng của ngành nông nghiệp và thuỷ sản chậm lại vì ảnh hưởng của thời tiết bất thường và dịch bệnh. Khu vực công nghiệp, xây dựng tăng trưởng thấp hơn mức tăng của năm ngoái do sản xuất công nghiệp giảm (dầu thô khai thác đạt 17 triệu tấn, thấp hơn mức 18,5 triệu tấn của năm 2005; công nghiệp chế biến và điện, nước, ga cũng giảm so với mức tăng trưởng năm trước. Khu vực dịch vụ tăng cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong đó một số ngành có tỷ trọng lớn duy trì được mức độ tăng cao như thương nghiệp; vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch; khách sạn, nhà hàng; tài chính ngân hàng, bảo hiểm.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ 40,97% năm 2005 lên 41,52% trong năm nay; khu vực dịch vụ tăng từ 38,01% lên 38,08%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,02% xuống còn 20,40%.
- Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng 8,48%, cao nhất trong vòng 10 năm qua. Ba nhóm ngành chính (nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp-xây dựng và dịch vụ) có tốc độ tăng trưởng khá (tương ứng là 3,5%, 10,6% và 8,7%), đều đạt hoặc vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (chỉ tiêu kế hoạch tương ứng là 3,5-3,8%; 10,5-10,7% và 8-8,5%). Cơ cấu giữa các nhóm ngành tiếp tục có chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong GDP giảm từ 20,4% xuống còn 20%; của công nghiệp và xây dựng tăng từ 41,5% lên 41,8%. Đây cũng là lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ (8,7%) cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế 2007 được đánh giá là toàn diện do tăng trưởng đồng đều ở cả ba khâu cơ bản: đầu vào, sản xuất và đầu ra.
- Năm 2008 Tăng trưởng GDP cả năm ước đạt khoảng 6,5 - 7%; trong đó, nông nghiệp tăng 3,5 - 3,9%; công nghiệp và xây dựng tăng 7,3 - 7,5%, dịch vụ tăng 7,2 - 7,8%; GDP bình quân đầu người đạt trên 1.000 USD. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, giá đầu vào tăng cao nhưng nông nghiệp vẫn đạt được những kết quả nổi trội: giá trị sản xuất ước tăng 5,1% (năm 2007 tăng 4,6%); sản lượng lúa tăng khoảng 2,6 triệu tấn, là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, thuỷ sản tăng gần 9,0%. Giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 16,2% (năm 2007 tăng 17,1%). Nhiều ngành dịch vụ phát triển khá, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 31% (năm 2007 tăng 22,7%). Tỉ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP là 21,7%, trong khi mục tiêu năm 2010 đạt 15-16%. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng là 40%, trong khi mục tiêu 2010 là 43-44%. Tỷ trọng dịch vụ là 38,3% (trong khi mục tiêu 2010 là 40-41%).
Bảng1: Tổng hợp cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2006-2008
Đơn vị : %
Năm
2005
2006
2007
2008
KH 2010
Nông-lâm ngư nghiệp
21,02
20,40
20
21,7
15-16
Công nghiệp-xây dựng
40,97
41,52
41,8
40
43-44
Dịch vụ
38,01
38,08
38,2
38,3
40-41
Tổng
100
100
100
100
Qua biểu đồ trên có thể thấy ba năm qua tuy cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm song về cơ bản cơ cấu kinh tế của nước ta đã được bố trí hợp lý và phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong từng ngành nghề kinh tế đang có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm chẳng hạn như trong nhóm nông, lâm, ngư nghiệp thì tỷ trọng thuỷ sản đang tăng lên, trong công nghiệp, tỷ trọng của ngành chế biến công nghiệp đang có chiều hướng phát triển, trong dịch vụ, tỷ trọng các ngành dịch vụ có chất lượng cao như : tài chính, ngân hàng, du lịch, bảo hiểm ngày càng phát triển nhanh.
Măc dầu có những đóng góp to lớn và có những bước phát triển mới như trên nhưng nhìn tổng thể và khách quan thì 3 năm qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn quá chậm, thậm chí có một số lĩnh vực vẫn còn trong tình trạng lạc hậu so với sự phát triển. Sự chậm chễ này biểu hiện ở những bằng chứng sau: Chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế công nghiệp là một trong những yếu điểm nhất của chúng ta hiện nay. Mô hình tăng trưởng chủ yếu của Việt Nam là dựa vào những lợi thế so sánh tĩnh đó là nguồn tài nguyên thô và lao động rẻ chưa có kỹ năng. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu vẫn là gia công, lắp ráp , rất ít sản phảm có hàm lượng trí tuệ cao. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông nghiệp và nông thôn còn rất lúng túng. Đến nay sản xuất nông nghiệp vẫn luôn luôn bị động trước những đòi hỏi của thị trường, nhiều địa phương vẫn không xác định được định hướng nuôi trồng cây gì, con gì … Tỷ trọng dịch vụ trong GDP còn thấp (năm 2006 là 38,01% thì đến 2008 chỉ là 38,3 %). Quá trình phát triển khu vực này cũng đang bộc lộ khá nhiều thách thức như: phát triển các khu du dịch, sân gôn, khu công nghiệp … tuỳ tiện làm giảm diện tích cấy trồng của nông nghiệp, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới đời sống của nông dân. Phần II: Đánh giá quá trình thực hiện KH chuyển dịch trong nội bộ các ngành GĐ 2006-2008 và dự báo thực hiện trong 2 năm còn lại của KH 2006-2010
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng GDP của từng ngành GĐ 2006-2010
2005
2006
2007
2008 (ước đạt)
KH 2006-2010
Tốc độ tăng trưởng GDP
- Nông–lâm–thủy sản
- Công nghiệp–xây dựng
- Dịch vụ
8,43
4,00
10,65
8,48
8,20
3,40
10,37
8,29
8,48
3,41
10,60
8,68
6,5–7,0
3,5-3,9
7,3-7,5
7,2-7,8
7,5-8,0
3,0-3,2
9,5-10,2
7,7-8,2
Qua bảng trên ta thấy trong 2 năm 2006, 2007 tốc độ gia tăng GDP của toàn nền kinh tế và của các ngành đều cao và vượt KH ( tốc độ tăng GDP ngành công nghiệp-xây dựng TB là 10,5% trong khi KH chỉ là 9,5-10,2%; của ngành dịch vụ là 8,5% KH là 7,7-8,2%). Riêng năm 2008 tốc độ tăng chậm lại đã kéo thụt lùi thành tích của 2 năm trước. Đặc điểm của năm 2008 là ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới lẫn khó khăn về lạm phát trong nước, tuy vậy, nông nghiệp ít bị ảnh hưởng nhất. Thêm một đặc điểm nữa là nông nghiệp năm 2008 lại thuận lợi. Đầu năm 2008 nhiều người nghĩ là ngành sản xuất lương thực sẽ gặp khó khăn, nhưng sau đợt rét đậm, rét hại, sâu bệnh lại chết nhiều, diện tích lúa hè thu tăng gần gấp đôi, khu vực sản xuất nông nghiệp nổi trội trong cơ cấu kinh tế. Năm 2008, cơ cấu nông nghiệp được đẩy lên nhưng sang năm và sang năm nữa thì tỉ trọng sẽ giảm đi.
Sau đây là đánh giá cụ thể quá trình thực hiện KH chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành GĐ 2006-2008.I. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
A. Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006-2010.
- Tăng cường đầu tư chiều sâu, tạo sự chuyển biến về chất trong sản xuất nông nghiệp và phát triển toàn diện kinh tế nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, nâng cao trình độ nghiên cứu, tăng hiệu quả và nâng cao trình độ công nghệ thông qua ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất. Phát triển đa dạng các ngành nghề, nhất là các ngành có giá trị gia tăng và giá trị xuất khẩu cao.
- Về lương thực, tăng lương thực ở mức hợp lý để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, coi trọng chất lượng, tăng sản lượng gạo chất lượng cao, không tăng diện tích lúa, chuyển một số vùng trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng cây con khác có hiệu quả cao hơn. Phát triển đa dạng các sản phẩm rau quả đặc trưng của Việt Nam, nhất là các loại quả đặc sản. Đối với cây công nghiệp: Tăng năng suất, chất lượng, chế biến các sản phẩm có giá trị cao và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Phát triển vùng sản xuất chuyên canh lớn gắn với công nghiệp chế biến, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đầu tư và áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, các giống mới có năng suất và chất lượng cao. Phát triển cây chè phù hợp với nhu cầu của thị trường, tăng nhanh diện tích và sản lượng điều, đẩy mạnh trồng mới cây cao su, chuyển một phần diện tích rừng nghèo kiệt, nương rẫy sang trồng cao su. Giảm diện tích cây cà phê tại các vùng khó tưới, thổ nhưỡng không phù hợp và năng suất thấp.
- Phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng sản xuất tập trung gắn với chế biến và phòng trừ dịch bệnh.
- Phát triển khai thác nuôi trồng, chế biến thủy sản đồng bộ bảo đảm tăng trưởng bền vững, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế biển đảo, ổn định khai thác ven bờ.
B. Đánh giá tình hình thực hiện
Năm 2006: Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2006 (theo giá cố định) tăng 4,4% so với năm 2005, trong đó nông nghiệp tăng 3,6%; lâm nghiệp tăng 1,2%; thuỷ sản tăng 7,7%.
Trồng trọt: Sản lượng lương thực có hạt năm 2006 ước tính đạt 39,65 triệu tấn, chỉ tăng tăng 0,1% so với năm trước, tương đương với tăng thêm 26,4 nghìn tấn, trong đó lúa 35,83 triệu tấn, giảm 0,1% và ngô 3,82 triệu tấn, tăng 0,9%. Sản lượng một số cây hàng năm so với năm trước tăng, giảm với mức độ khác nhau: khoai lang tăng 0,8%; sắn tăng 14,9%; đỗ tương giảm 11,8%; lạc giảm 5%; rau các loại tăng 6,4%; mía tăng 4,9%... Do thời tiết thuận và giá thu mua một số nông sản cho xuất khẩu như cao su, cà phê, chè, hồ tiêu tăng cao đã kích thích người dân mở rộng sản xuất, tăng sản lượng: trong đó sản lượng cao su tăng 13,4%, cà phê tăng 13,5%, hồ tiêu tăng 2,9%, chè tăng 7,4%; riêng cây điều tuy diện tích tăng 14,4 nghìn ha (+4,1%) nhưng sản lượng giảm 2%. Diện tích cây ăn quả tăng 7 nghìn ha so với cùng kỳ năm trước.
Chăn nuôi: Theo kết quả điều tra, tính đến 1/8/2006, đàn trâu cả nước đạt 2,92 triệu con, đàn bò 6,51 triệu con (trong đó đàn bò sữa 113,2 nghìn con); đàn lợn 26,86 triệu con; đàn gia cầm 214,6 triệu con (trong đó đàn gà 152 triệu con). Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 3,1 triệu tấn, tăng 9,3% so với năm 2005, trong đó thịt trâu tăng 7,5%; thịt bò tăng 12,2%; thịt lợn tăng 9,5%; gia cầm tăng 7%. Sản lượng sữa bò đạt 215,9 nghìn tấn, tăng 9,2%. Sản lượng trứng gia cầm các loại 4 triệu quả, tăng 0,5%.
Lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng tập trung cả nước ước tính đạt 184 nghìn ha, bằng 103,7% năm trước; trồng cây phân tán 202,5 triệu cây, bằng 99,2%; diện tích rừng trồng được chăm sóc 486,7 nghìn ha, tăng 0,9%; diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh 911,4 nghìn ha, tăng 0,4%; sản lượng gỗ khai thác 3011,2 nghìn m3, tăng 0,5% (chủ yếu là gỗ rừng trồng). Diện tích rừng bị thiệt hại năm 2006 chỉ bằng 45,8% năm trước, do thời tiết không nắng, nóng nhiều và công tác bảo vệ rừng được quan tâm hơn (trong đó bị cháy 2,1 nghìn ha, bị chặt phá 2,5 nghìn ha).
Thuỷ sản: Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2006 đạt 3695,9 nghìn tấn, tăng 6,6% so với năm trước, trong đó nuôi trồng tăng 14,6% và khai thác tăng 0,7% (khai thác biển tăng 0,9%). Trong tổng sản lượng thuỷ sản, cá 2633,1 nghìn tấn, tăng 6,6% ; tôm 459,3 nghìn tấn, tăng 5,6%.
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 1694,2 nghìn tấn, trong đó cá 1148 nghìn tấn, tăng 18,2%; tôm 354,6 nghìn tấn, tăng 8,4%. Mặc dù bị ảnh huởng của bão, lũ lớn, nhiều diện tích nuôi trồng thuỷ sản ven biển bị mất trắng hoặc giảm năng suất, nhưng nuôi trồng thuỷ sản tăng khá do diện tích nuôi tăng 3,3%; các địa phương tiếp tục đa dạng hóa đối tượng và hình thức nuôi theo hướng đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững, không những phục vụ cho xuất khẩu mà còn tiêu thụ mạnh trên thị trường trong nước. Sản lượng thuỷ sản khai thác 2 triệu tấn, tăng 0,7% so với 2005, trong đó khai thác biển 1,81 triệu tấn, tăng 0,9%.
Năm 2007: Vượt qua những khó khăn và thách thức do thiên tai, bão lũ và dịch bệnh gây ra, sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì được sự tăng trưởng. Giá trị tăng thêm toàn ngành tăng khoảng 3,5% so với năm 2006 ( kế hoạch 3,5 – 3,8% ). Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 4,5%( kế hoạch 4,5-4,8%), trong đó: ngành nông nghiệp tăng 3%, ngành lâm nghiệp 1,4%, ngành thủy sản 9,9%. Nguyên nhân tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, ngư nghiệp chỉ đạt mức thấp của kế hoạch là do diện tích trồng lúa giảm, năng suất và sản lượng lúa đông xuân ở đồng bằng Bắc bộ đạt thấp do thời tiết không thuận và các dịch bệnh cây trồng, gia súc và gia cầm ảnh hưởng đến sản xuất. Ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng 11,5% so với năm 2006
Trồng trọt: Sản lượng lúa tính chung ba vụ đạt 35,87 triệu tấn, tăng 0,1% so với năm 2006, trong đó miền Bắc 12,63 triệu tấn, giảm 3,7%; miền Nam 23,24 triệu tấn, tăng 2,2%; vụ đông xuân 17,03 triệu tấn, giảm 3,2%; vụ hè thu 10,11 triệu tấn, tăng 4,3%; vụ mùa 8,73 triệu tấn, tăng 1,9%. Nếu tính thêm 4,11 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm nay đạt 39,98 triệu tấn, tăng 0,8% so với năm 2006.
Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển tuy nhiên tốc độ tăng không cao, chưa ổn định và thiếu đồng đều giữa các địa phương. Theo kết quả điều tra chăn nuôi tại thời điểm 1/8/2007 thì cả nước có 2996 nghìn con trâu, tăng 2,6% so với năm 2006; 6725 nghìn con bò, tăng 3,3%; 226,0 triệu gia cầm, tăng 5,3%. Riêng đàn lợn sụt giảm mạnh, chỉ có gần 26,6 triệu con, giảm 1,1%, trong đó một số địa phương giảm nhiều là: Hải Dương giảm 29,6%; Long An giảm 22,2%; Đà Nẵng giảm 17,6%; Hậu Giang giảm 17,2%; Bình Thuận giảm 16,7%; Sóc Trăng giảm 14,9%; Cần Thơ giảm 14,6%; Bắc Ninh giảm 12,8%; Hải Phòng giảm 12,2%; Đồng Nai giảm 10,5%...
Điều đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp năm 2007 là gieo trồng cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước năm 2007 đạt trên 1,8 triệu ha, tăng 74,9 nghìn ha so với năm 2006; cây công nghiệp hàng năm 840,8 nghìn ha, tăng 6,6 nghìn ha; cây ăn quả 775,5 nghìn ha, tăng 4,1 nghìn ha. Một số cây có diện tích gieo trồng lớn và tăng nhiều so với năm 2006 là: Cao su 549,6 nghìn ha, tăng 27,4 nghìn ha; cà phê 506,4 nghìn ha, tăng 9,4 nghìn ha; điều 437,0 nghìn ha, tăng 35,2 nghìn ha; lạc 254,6 nghìn ha, tăng 7,9 nghìn ha; đậu tương 190,1 nghìn ha, tăng 4,5 nghìn ha. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số cây trồng giảm như: diện tích trồng bông giảm 40,7%; thuốc lá giảm 28,1%; hồ tiêu giảm 1,2%.
Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 6503 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2006. Trong năm đã trồng được 194,7 nghìn ha rừng tập trung, tăng 1% so với năm trước; khoanh nuôi tái sinh 969,3 nghìn ha, tăng 1,2%; diện tích rừng được chăm sóc 487,2 nghìn ha, giảm 4,7%; khai thác 3260,5 nghìn m3 gỗ, tăng 2,2%, trong đó 80% là khai thác từ rừng trồng. Nhờ đẩy mạnh trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng nên diện tích rừng của cả nước năm 2007 ước tính đạt gần 12,85 triệu ha, tăng 311 nghìn ha so với năm 2006, nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 37,9% năm 2006 lên 38,8% năm 2007.
Thủy sản: Giá trị sản xuất thủy sản năm 2007 theo giá so sánh năm 1994 ước tính đạt 46663 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2006, gồm có nuôi trồng 30181 tỷ đồng, tăng 16,5%; khai thác 16482 tỷ đồng, tăng 2,1%. Sản lượng thủy sản cả năm đạt 4149 nghìn tấn, tăng 11,5% so với năm 2006, trong đó cá 3053,6 nghìn tấn, tăng 13,5%; tôm 498,2 nghìn tấn, tăng 7,6%; thủy sản khác 597,2 nghìn tấn, tăng 5,2%.
Giá trị và sản lượng thủy sản tăng cao so với năm 2006 chủ yếu là do các địa phương mở rộng diện tích nuôi trồng, nhất là các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do tăng cả diện tích và năng suất nên sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2007 đã đạt 2085,2 nghìn tấn, tăng 23,1% so với năm 2006.
Năm 2008. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2008 gặp một số khó khăn: thời tiết diễn biến bất thường đầu năm với đợt rét đậm, rét hại kéo dài nhất từ vài chục năm trở lại đây làm thiệt hại trên 200 nghìn ha lúa và gần 18 nghìn ha mạ, khô hạn ở miền Trung và Tây nguyên, dịch bệnh gia súc, gia cầm ảnh hưởng đến phát triển đàn, nuôi cá tra phát triển tự phát và giá mua biến động bấp bênh, giá nhiều loại vật tư nông nghiệp tăng nhanh. Bên cạnh những khó khăn nông, lâm nghiệp, thủy sản cũng có nhiều điều kiện thuận lợi:(1) Có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành và sự tích cực của các đơn vị sản xuất; (2) Giá nhiều loại nông sản: lúa, cà phê, cao su...ở mức cao có lợi và khuyến khích người sản xuất tăng cường đầu tư. Do vậy, kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng nhiều so với năm trước.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng đầu năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước đạt 144399,63 tỷ đồng, tăng 5,43% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nông nghiệp đạt 103300,46 tỷ đồng, tăng 4,78% lâm nghiệp đạt 4917,65 tỷ đồng, tăng 1,5%, thủy sản đạt 36181,52 tỷ đồng tăng 7,91%. Kết quả sản xuất từng ngành khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản như sau:
Trồng trọt.
Cây lúa: Diện tích gieo cấy lúa cả năm ước đạt 7374,3 nghìn ha, tăng 172,5 nghìn ha(+ 2,4%) so năm 2007. Nguyên nhân tăng diện tích là do thời tiết tương đối thuận lợi và giá lúa từ đầu năm tăng cao nhất từ trước tới nay nên các địa phương đều chủ động hướng dẫn người nông dân cấy hết diện tích, đặc biệt là diện tích lúa vụ thu đông/ vụ ba sạ trên nền lúa hè thu chính vụ ở các tỉnh ĐBSCL tăng trên 1000 ha (+42%) so với năm 2007 .
Năm 2008 tiếp tục là năm sản xuất lúa được mùa lớn trên diện tích rộng. Nếu sản xuất vụ mùa và thu đông trong những tháng sắp tới không bị ảnh hưởng nhiều do mưa bão và sâu bệnh thì sản lượng lúa cả năm 2008 có thể đạt trên 38,5 triệu tấn, tăng trên 2,6 triệu tấn so với năm 2007.
Cây ngô: Diện tích ngô đạt 1075,9 nghìn ha, tăng 4,8 nghìn ha (+0,4%); năng suất ước đạt 40,1 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha (+2%). Sản lượng đạt 4315,9 nghìn tấn tăng 104,7 nghìn tấn (+2,5%) so cùng kỳ.
Cây hàng năm khác: Các chất bột có củ, diện tích cây rau đậu các loại, cây công nghiệp hàng năm diện tích và sản lượng đều tăng.
Cây công nghiệp lâu năm: Năm 2008 giá cà phê, cao su, chè, hồ tiêu đều ổn định và ở mức cao đã kích thích người dân mở rộng diện tích cũng như chú trọng đầu tư tăng năng suất. Diện tích gieo trồng phần lớn các cây công nghiệp lâu năm tăng. Sản lượng phần lớn các cây lâu năm tăng khá.
Chăn nuôi: Sau những đợt rét đậm và dịch bệnh lan rộng trong 6 tháng đầu năm, hiện nay chăn nuôi đang có xu hướng phát triển tích cực. Đàn trâu đạt xấp xỉ năm trước, đàn bò ước tăng 3-4%, đàn lợn ước tăng 1% và đàn gia cầm ước tăng 6-7% . Thời tiết rét đậm, rét hại đầu năm, dịch tai xanh trên diện rộng, dịch cúm gia cầm vẫn xảy ra ở nhieuf địa phương và giá các loại thức ăn tăng cao là những nguyên nhân làm cho chăn nuôi tăng chậm hơn rất nhiều so với các năm trước.
Lâm nghiệp: Trồng rừng tập trung tháng 9 ước đạt 16,5 nghìn ha, đưa diện tích trồng 9 tháng đầu năm đạt khoảng 150,3 nghìn ha (tăng 1,3% so cùng kỳ năm trước). Trồng cây phân tán (chỉ tính cây lâm nghiệp) tháng 9 ước đạt 26,4 triệu cây, chung 9 tháng trồng cây phân tán đạt khoảng 165,1 triệu cây, băng 99,2% so cùng kỳ năm trước. Trong 9 tháng đầu năm, chăm sóc rừng trồng bằng 99,3% so cùng kỳ, khoanh nuôi tái sinh ước tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Khai thác gỗ trong tháng 9 ước đạt 382,4 nghìn m3, chung toàn quốc trong 9 tháng ước đạt 2435,3 nghìn m3 (+4,3% so 9 tháng năm 2007), trong đó chủ yếu là gỗ rừng trồng. Khai thác củi 9 tháng ước đạt 20.132 nghìn ste, tăng 1,8% so với cùng kỳ.
Thủy sản: Tổng sản lượng thủy sản 9 tháng đầu năm ước tính đạt 3408,5 nghìn tấn, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 1374,1 nghìn tấn, tăng 25,2%, tôm đạt 296,7 nghìn tấn, tăng 5,3%. trong 6 tháng đầu năm, sản lượng thủy sản nuôi trồng nước ngọt tiếp tục tăng nhanh do từ năm trước giá cá tra lên cao, nuôi có lãi lớn và thị trường tiêu thụ được dự báo khá lạc quan nên người nuôi mở rộng diện tích và thâm canh tăng năng suất. Do diện tích, sản lượng tăng nhiều nên từ tháng 5 người nuôi cá tra gặp rất nhiều khó khăn do không bán được cá đã đến kỳ thu hoạch, dẫn đến tình trạng tồn đọng số lượng lớn trong các hộ, các doanh nghiệp chế biến thủy sản khó khăn trong việc vay vốn và biến động bất lợi của thị trường xuất khẩu. Gói tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu chế biến đã góp phần tích cực giải quyết triệt để tình trạng cá tra quá lứa, tính đến cuối tháng 9 lượng cá tra quá lứa tồn đọng đã được các doanh nghiệp chế biến thu mua hết, cá tra hiện đang được giá, dự báo sẽ thiếu nguyên liệu cá tra chế biến vào những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009.
Sản lượng khai thác 9 tháng ước đạt 1580 nghìn tấn, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển đạt 1435,5 nghìn tấn, bằng cùng kỳ năm trước. Thời tiết ngư trường những tháng đầu năm thuận lợi hơn so với cùng kỳ năm trước, không có mưa bão lớn. Vì vậy, tuy giá nhiên liệu và các chi phí khác tăng cao nhưng ngư dân vẫn bám biển để đánh bắt.
Như vây: Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, giá đầu vào ,tăng cao nhưng nông nghiệp vẫn đạt được những kết quả nổi trội: giá trị sản xuất ước tăng 5,1% (năm 2007 tăng 4,6%); sản lượng lúa tăng khoảng 2,6 triệu tấn, là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, thuỷ sản tăng gần 9,0%.
Bảng 3: Tốc độ gia tăng giá tri sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản GĐ 2006-2010.
Đơn vị: %
Tốc độ tăng giá trị sản xuất
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008 (9 tháng đầu năm)
KH 2006-2010 (bình quân năm)
Nông, lâm nghiệp & thủy sản
4,4
4,5
5,4
4,5
Nông nghiệp
3,6
3
4,78
2,7
Lâm nghiệp
1,2
1,4
1,5
2,3
Thủy sản
7,7
9,9
7,91
10,5
Tóm lại, sau 3 năm thực hiện kế hoạch nông nghiệp đã có rất nhiều tiến bộ, đang từng bước chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp đang dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào thiên nhiên sản lượng của hầu hết các thành phần trong nông nghiệp đều tăng. Tốc độ tăng giá trị tăng thêm của nông nghiệp cao hơn KH (năm 2007 thấp nhất trong 3 năm nhưng cũng đạt 3% trong khi đó KH là 2,7%) nhưng tốc độ tăng của 2 ngành còn lại là lâm nghiệp và thủy sản đều thấp hơn KH. Tuy nhiên có nhiều cơ sở và điều kiện thuận lợi để nông, lâm nghiệp và thủy sản nước ta tiếp tục đạt được các thành tựu đáng khích lệ, hoàn thành KH trong 2 năm cuối.
II. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp giai đoạn 2001-2005:
A. Kế hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp giai đoạn 2006-2010 như sau:
- Tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm,hiệu quả sản xuất công nghiệp.Tập trung phát triển có chọn loc một số ngành công nghiệp tiềm năng có hàm lượng công nghệ cao,công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng và công nghiệp quốc phòng.
- Phát triển đồng bộ mạng lưới sản xuất công nghiệp trong cả nước trên cơ sở quy hoạch phát triển hợp lý các ngành nghề.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp năng lượng và chú trọng phát trển các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15%-15.5%,giá trị tăng thêm trong công nghiệp tăng 9.5%-10.2%.Đến năm 2010,công nghiệp khai thác chếm tỷ trọng 7.6% giá trị sản xuất,công nghiệp chế biến chếm 88.6%,công nghiệp điện nước ga chếm 3.8%. Công nghiệp khai thác dự kiến tăng trưởng bìnhquân khoảng 11%/năm,công nghiệp chế biến tăng 16.1%
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, tăng cường xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng ngành công nghiệp xuất khẩu chếm 76% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tạo điều kiện đưa tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu đã qua chế biến lên 65-70% vào năm 2010.
B.Tình hình thực hiện:
Cơ cấu ngành công nghiệp đã có bước chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hoá vào từng bước hiện đại hoá, phát huy lợi thế của từng ngành từng sản phẩm, gắn kết sản xuất với thị trường trong nước và quốc tế. Cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản phẩm công nghiệp đã được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến trong giá trị tăng thêm. Ngành công nghiệp chế biến đã bước đầu khai thác được các lợi thế về nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước để nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm tồn tại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp đó là: Tốc độ đổi mới công nghệ trong hầu hết các ngành công nhiệp còn chậm và đang ở mức trung bình là phổ biến; số ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại còn ít. Trong công nghiệp chế biến,các ngành công nghiệp gia công lắp ráp còn chiếm tỷ trọng khá lớn nên tỷ lệ chi phí trung gian trong ngành công nghiệp có xu hướng gia tăng trong các năm. Những ngành có tỷ lệ sử dụng nhiều nguyên vật liệu đầu vào (chiếm tỷ lệ chủ yếu trong chi phí trung gian ngành công nghiệp) có xu hướng tăng nhanh hơn cả về số lượng và quy mô doanh nghiệp, trong khi các ngành sử dụng ít nguyên liệu đầu vào lại tăng chậm hoặc có xu hướng không tăng, thậm chí giảm.
Trong gần ba năm qua ngành công nghiệp luôn duy trì tốc độ khá cao góp phần quan trọng tới sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Bên cạnh đó còn có sự chuyển biến tích cực trong nội bộ ngành công nghiệp. Cụ thể như sau
1.Xét về sự chuyển dịch theo ngành công nghiệp
Bảng 4: Cơ cấu GTSX công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp
Năm
2005
2006
2007
Công nghiệp chế biến
83.2%
84.5%
87.6%
Công nghiệp khai thác mỏ
11.2%
10.3%
6.8%
SX phân phối điện ga,nước và khí đốt
5.6%
5.2%
5.6%
Tổng
100%
100%
100%
Có thể thấy rằng càng ngày đóng góp của ngành công nghiệp chế biến càng tăng vào giá trị sản xuất ngành công nghiêp ( từ 83.2% năm 2005 lên 84.5% năm 2006 và đến 87.6% năm 2007) Đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành công nghiệp Việt Nam bởi vì cùng với sự tăng lên về lượng của các ngành trong nội bộ nghành công nghiệp thì tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng lên tương đối thể hiện xu thế phát triển chung của ngành công nghiệp. Và đến năm 2010 thì ngành công nghiệp chế biến đóng góp vào giá trị sản xuất ngành công nghiệp là 88.6% là có thể đạt được. Sở dĩ ngành công nghiệp chế biến tăng nhanh về giá trị sản lượng và càng ngày càng đóng góp lớn hơn cho ngành công nghiệp vì một số ngành chủ yếu giữ được tốc độ tăng cao ổn định đã quyết định tốc độ tăng cao của toàn ngành công nghiệp như: sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất các sản phẩm từ da và giả da, sản xuất các sản phẩm từ gỗ.sản xuất các sản phẩm từ cao su và platic, sản xuất các sản phẩm từ kim loại,sản xuất các thiết bị điện… và một số sản phẩm chủ yếu giữ được tốc độ tăng cao như: thuỷ sản chế biến, thuốc ống các loại, xà phòng các loại, sứ vệ sinh, xe máy lắp ráp...
Bên cạnh đó tỷ trọng đóng góp của ngành khai thác giảm dần. Điều này có thể được giải thích do lượng dầu thô khai thác giảm tương đương trong khi lượng than sạch khai thác tăng.Nhưng cho dù tăng về sản lượng thì tỷ trọng của nó trong cơ cấu ngành công nghiệp vẫn giảm dần qua các năm_đây là một tín hiệu đáng mừng. Tỷ trọng ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện ga khí đốt cũng có xu hướng gia tăng trong 2 năm 2006-2007.
Cơ cấu GTSX công nghiệp theo giá thực tế phân theo các ngành cấp I của ngành công nghiệp có sự chuyển dịch đúng hướng theo kế hoạch phát triển ngành công nghiệp và từ đó đóng góp vào sự chuyển dịch chung của nền kinh tế. Tuy nhiên có thể thấy một số tồn tại trong nội bộ ngành công nghiệp như sau:
Chi phí trung gian ngành công nghiệp có xu hướng gia tăng cùng với giá trị sản xuất. Điều đó chứng minh cho nền công nghiệp nước ta còn lạc hậu và mang tính chất gia công nhiều. Ngành công nghiệp chế biến là ngành có tỷ lệ chi phí trung gian lớn nhất nhưng ở nước ta hiện nay chủ yếu là ngành công nghiệp lắp ráp và dùng nhiều nguyên vật liệu đăc biệt còn phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Còn các ngành công nghiệp khai thác mỏ thì mới chỉ tập trung khai thác về số lượng nên có nguy cơ cạn kệt sớm trong tương lai. Tuy nhiên, đối với các ngành khai thác mỏ, như khai thác than, dầu, khí chúng ta không thể chỉ chú trọng đến việc phát triển về quy mô, số lượng doanh nghiệp hay sản phẩm khai thác vì nguồn tài nguyên của chúng ta có hạn, hơn nữa việc khai thác ngày càng gặp khó khăn hơn do nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Chúng ta cần chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm khai thác đạt chất lượng cao như: lọc, tinh chế dầu mỏ và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ, luyện than cốc,...
2. Xét về sự chuyển dịch theo thành phần kinh tế:
Bảng 5 :Cơ cấu GTSX công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế
Năm
2005
2006
2007
Tổng số
100%
100%
100%
I.Kinh tế nhà nước
25.1%
22.5%
27.7%
Trung ương
19.3%
17.7%
21.7%
Địa phương
5.8%
4.8%
6%
II.Kin tế ngoài NN
31.2%
33.3%
33.4%
Tập thể
0.4%
0.4%
0.4%
Tư nhân
22.7%
22.7%
24.3%
Cá thể
8.1%
8.1%
8.7%
III.Khu vực có vốn ĐTNN
43.7%
44.2%
38.9%
Có thể thấy trong xu thế chuyển dịch ngành công nghiệp phân theo thành phần quản lý trong các năm 200-2007 qua là: Khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng ít tỷ trọng đóng góp vào GTSX ngành công nghiệp còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại có xu hướng giảm mạnh. Nhìn chung về tỷ lệ thì khu vực nhà nước chếm tỷ trọng ít nhất điều này phù hợp với xu hướng đổi mới nền kinh tế theo hướng thị trường. Chúng ta đang tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp và cổ phần hoá khu vực nhà nước nên số lượng trong khu vực này giảm. Do đó khu vực nhà nước có tỷ lệ tăng GTSX thấp. Bên cạnh đó khu vực kinh tế ngoài nhà nước có tốc độ tăng nhanh nhất trong ba khu vực do Luật doanh nghiệp mới tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.
Trong cơ cấu ngành nếu tỷ trọng các thành phần kinh tế Nhà nước thấp nhất nhưng có xu hướng gia tăng. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhưng có xu hướng giảm. Có thể thấy xu hướng giảm tỷ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong tỷ trọng ngành công nghiệp là tốt vì ta có thể độc lập vào nền kinh tế tự chủ hơn khi nguồn vốn đầu tư rút về nước.
III. Ngành dịch vụ
Ở Việt Nam ngành dịch vụ là ngành khá mới mẻ nhưng lại có tốc độ hoàn thiện và phát triển rất nhanh. Khi kinh tế càng phát triển thì người ta càng cần sự dụng nhiều dịch vụ hơn và cũng đòi hỏi chất lượng ngày 1 tốt hơn.
A. Mục tiêu và nhiệm vụ chung ngành dịch vụ GĐ 2006-2010
- Tốc độ tăng trưởng GDP ngành dịch vụ giai đoạn 2006- 2010là 7,7- 8,2 %/năm, tăng tỉ trọng dịch vụ trong GDP lên 40- 41% vào năm 2010. Trong 2 năm tới du lịch VN thu hút được 6 triệu lượt khách quốc tế, 23 lượng khách nội địa.
- Dịch vụ vận tải : khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng 9,4%,khối lượng luân chuyển hàng hóa tăng 10,7%, khối lượng vận chuyển hành khách tăng 9,8% , khối lượng luân chuyển hành khách tăng 11,5%. Phấn đấu đạt thị phần vận tải trên các tuyến bay quốc tế của Việt Nam từ 40-45%. Mở rộng sân bay để có thể tiếp nhận được 13 triệu lượt khách năm 2005 lên 20,8 triệu vào năm 2010, tăng 9,8%/năm. Hàng hóa thông qua cảng biển đạt 208 triệu tấn vào năm 2010.
- Bưu chính viễn thông : phấn đấu số điện thoại trên mạng tăng 15%/năm. Đến năm 2010, đạt trình độ trung bình khu vực về mật độ điện thoại, công nghệ và các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông. Hạ tầng bưu chính viễn thông đạt trình độ cao trong khu vực. Tổng số máy điện thoại đạt 31 triệu máy, đạt mật độ 35máy/100 dân, internet đạt 12,6 thuê bao/ 100dân, tỉ lệ người sử dụng internet đạt 48%.
- Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm: Hoàn thiện khung pháp lý và chính sách cho hoạt động và phát triển thị trường chứng khoán. Ban hành luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng mở rộng hơn nữa đối tượng tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức trong đó các các tổ chức tài chính như bảo hiểm, ngân hàng,…Tăng cường tính công khai trong đấu giá chứng khoán, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan tới niêm yêt, giao dịch chứng khoán. Mở rộng hơn nữa quyền tham gia góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài . Phát triển các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán, cấp phép hoạt động cho các tổ chức tài chính trung gian. Tăng nhanh số lượng doanh nghiệp thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán đặc biệt là đối với các công ty lớn. Tiến tới giá trị giao dịch vốn trên thị trường đạt 10-15%GDP năm 2010. Dịch vụ bảo hiểm hướng tới mục tiêu phổ cập trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội. Dự kiến tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm bình quân khoảng 20-30%.
B. Tình hình thực hiện
Trong mấy năm gần đây dịch vụ Việt Nam đã có bước chuyển mình đáng kể nhất là từ năm 2006 trở lại nay. Ngành dịch vụ sẽ hứa hẹn một tương lai rộng mở. Sau đây ta sẽ thấy rõ điều này hơn và tin tưởng hơn về sự phát triển vũng chắc của ngành dịch vụ nước nhà.
Năm 2006
Dịch vụ vận tải: Vận chuyển hành khách đạt 1386,6 triệu lượt khách và 58,7 tỷ lượt khách.km, tăng 9,1% về lượt khách và tăng 10,2% về lượt khách.km so với năm 2005, trong đó vận chuyển hành khách bằng đường bộ chiếm 85,7% số lượt hành khách vận chuyển, tăng 10,1%; đường sông tăng 4,3%; hàng không tăng 15,5%; đường biển tăng 11,1%. Khối lượng hành khách luân chuyển tăng chủ yếu do tăng luân chuyển bằng đường bộ và đường hàng không. Riêng vận chuyển hành khách bằng đường sắt giảm cả về số lượt khách và lượt khách.km.
Vận chuyển hàng hoá năm 2006 đạt 350,4 triệu tấn và 88,6 tỷ tấn.km, tăng 8,1% về tấn và tăng 9,3% về tấn.km so với năm trước. Trong đó, vận tải cả trung ương, địa phương cũng như vận chuyển trên cả tuyến đường trong nước, quốc tế và các ngành đường đều tăng cả về tấn hàng hoá và tấn.km.
Du lịch: Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2006 đạt 3,6 triệu lượt người, tăng 3% so với năm 2005, chưa đạt được mức tăng trưởng như mong đợi và là mức tăng tương đối thấp so với tốc độ tăng 18,8% của 2005, chủ yếu do khách đến từ Trung Quốc giảm tới 28%. Ngoài ra, khách đến từ một số nước như Cam-pu-chia, Lào, Phi-li-pin, In-đô-nê-xi-a…đều giảm từ 7,7% đến 22%. Theo mục đích đến, khách du lịch nghỉ ngơi chiếm 57,7% nhưng chỉ tăng 1,5% so với năm 2005; đi công việc tăng 16,2%; thăm thân nhân tăng 10,4%; riêng khách đến với các mục đích khác giảm 13,1%. Các nước có lượng khách đến nước ta đạt trên 100 nghìn lượt người vẫn giữ mức tăng trưởng cao như Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ôx-trây-lia, Thái Lan và Xin-ga-po.
Bưu chính, Viễn thông: Trên thị trường thông tin di động, có thêm mạng điện thoại di động EVN từ tháng 3/2006, thử nghiệm dịch vụ điện thoại di động CDMA của Viễn thông Hà Nội từ tháng 11/2006; các nhà cung cấp không ngừng đưa ra các loại hình dịch vụ mới và đa dạng để thu hút khách hàng; kết cấu hạ tầng viễn thông ngày càng hoàn thiện. Mạng lưới bưu chính được củng cố. Đến hết tháng 12/2006, trên cả nước đã có 25,4 triệu thuê bao điện thoại, tăng 60,5% so với cùng thời điểm năm 2005, trong đó Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông chiếm tới 67,4% thị phần với 17,1 triệu thuê bao (7,6 triệu thuê bao cố định và 9,5 triệu thuê bao di động). Số thuê bao internet phát triển năm 2006 của toàn mạng đạt 1,19 triệu thuê bao, bằng 95,9% so với năm 2005, do khách hàng chuyển sang sử dụng thuê bao băng rộng (ADSL). Đến cuối năm 2006, cả nước có 4,1 triệu thuê bao internet (với 1,77 triệu thuê bao thuộc Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông). Tổng doanh thu bưu chính, viễn thông năm 2006 đạt 37,4 nghìn tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông 34,8 nghìn tỷ đồng.
Năm 2007
Du lịch: Khách quốc tế đến Việt Nam: Khách quốc tế đến nước ta trong năm 2007 đạt 4,23 triệu lượt người, tăng 18% so với năm 2006. Trong đó, khách đến với mục đích du lịch nghỉ dưỡng đạt 2,61 triệu lượt người, chiếm 61,6% và tăng 26%; đến vì công việc 673,8 nghìn lượt người, chiếm 15,9% và tăng 17%; thăm thân nhân 601 nghìn lượt người, chiếm 14,2% và tăng 7,1%; riêng khách đến với mục đích khác giảm 7,7%.Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu về lượng khách đến Việt Nam, đạt 574,6 nghìn lượt người, chiếm 13,6% trong tổng số khách đến và tăng 11,3% so với năm trước. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta lớn vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định là: Hàn Quốc Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Ôx-trây-li-a . Một số nước có lượng khách đến tuy không lớn nhưng có mức chi tiêu cao đã đạt tốc độ tăng tương đối khá so với năm 2006 là: Liên bang Nga tăng 50,5%, I-ta-li-a tăng 43%; Niu-di-lân tăng 39,2%; Hà Lan tăng 37,9%; Bỉ tăng 32,5%.
Theo khảo sát của tạp chí du lịch Conde Nast traveller, Việt Nam đã trở thành 1 trong 20 điểm đến được yêu thích nhất. Hình ảnh“ Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn, điểm đến an toàn và thân thiện“ đã đông đảo khách du lịch. Thu nhập từ du lịch chiếm 4,5% trong GDP của cả nước. Du lịch là 1 trong số ít ngành kinh tế của Việt Nam mang lại nguồn thu trên 3,5 tỷ USD. Du khách vào VN tăng 20% năm 2006, lượng khách VN du lịch nước ngoài tăng 20%, du khách đi du lịch nội địa tăng 7%. Thu nhập từ du lịch tăng 22,8% cao hơn tốc độ tăng bình quân của nền kinh tế.
Du lịch là thị khách của vận chuyển, đặc biệt là vận chuyển hàng không. Phát triển thị trường du lịch là yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh doanh vận chuyển, nhất là vận chuyển hàng không. Kết quả của sự liên kết này tạo ra cơ sở hạ tầng- điều kiện tiên quyết cho phát triển các ngành du lịch. Lao động trong ngành du lịch chiếm 3% tổng lao động cả nước.
Dịch vụ vận tải: Vận tải hành khách năm 2007 đạt 1535,5 triệu lượt khách và 67,2 tỷ lượt khách.km; so với năm trước tăng 8,4% về lượt khách và tăng 8,6% về lượt khách.km. Trong đó, vận chuyển bằng đường bộ đóng vai trò quan trọng (chiếm 86,6% tổng số lượt khách và 66,2% tổng lượt khách.km), tăng 9,4% về lượt khách và tăng 9,1% về lượt khách.km so với năm 2006.
Vận chuyển hàng hoá đạt 378,6 triệu tấn và 95,1 tỷ tấn.km; so với năm 2006 tăng 8,1% về số tấn và tăng 7,4% về số tấn.km. Tuy nhiên hoạt động vận tải gặp nhiều khó khăn như giá xăng dầu tăng cao đã gây áp lực tăng cước phí vận tải; thiên tai, lũ lụt xảy ra liên tiếp làm ngập và sạt lở nhiều đoạn đường sắt và tuyến quốc lộ quan trọng.
Bưu chính, viễn thông: Hoạt động bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển mạnh. Số thuê bao điện thoại phát triển mới trong năm 2007 đạt 18,5 triệu thuê bao (gần bằng số thuê bao phát triển trong 3 năm 2004, 2005, 2006) nâng tổng số thuê bao trên cả nước tính đến hết tháng 12/2007 đạt 46 triệu thuê bao. Số thuê bao internet (quy đổi) phát triển mới năm 2007 đạt 1,18 triệu thuê bao. Đến nay đã có 18,2 triệu người sử dụng internet, chiếm 21,4% dân số cả nước.
Tài chính ngân hàng, chứng khoán: Hệ thống NHTM và tổ chức tín dụng trong cả nước có tổng dư nợ cho vay và đầu tư vốn với nền kinh tế tăng 37-38% năm 2006, gấp khoảng 2 lần so với dự kiến ( 17-21% ). Tổng nguồn huy động vốn của NH lại còn lớn hơn. Tổng huy động của NHTM và tổ chức tín dụng tăng 36,5% gấp 4 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ở các tỉnh, thành phố có tốc độ công nghiệp hóa nhanh các luồng vốn huy động thanh toán, cho vay của hệ thống NH cũng có tốc độ tăng cao ngoài dự kiến, tổng dư nợ vay của các NHTM và tổ chức tìn dụng của nhiều tỉnh, thành phố tăng 38-40% năm 2006
NHTM cổ phần có tốc độ tăng cao nhất cả về vốn huy động và dư nợ cho vay. Tổng nguồn vốn huy động tăng trên 70% và dư nợ cho vay tăng 65%, chiếm 24,7% thị phần tín dụng của toàn bộ các NHTM và tổ chức tín dụng cao hơn nhiều so với tỉ lệ 19,7% của 2006. Có nhiều ngân hàng nước ngoài mở hoạt động tại VN như ngân hàng ANZ, SCB, HSCB tạo nên sức ép cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng sôi động,
Thị trường chứng khoán : Có 249 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, tổng quy mô vốn hoán thị trường đạt 450000 tỷ bằng 40%GDP. Thị trường chứng khoán thu hút hơn 500 triệu trái phiếu các loại với tổng giá trị vốn hóa lên 82.000 tỷ đồng bằng 8,4%GDP năm 2006.
Đến tháng 10/2008
Dịch vụ vận tải : Vận chuyển hành khách 10 tháng năm 2008 đạt 1577,1 triệu lượt khách và 67,5 tỷ lượt khách.km, so với cùng kỳ năm trước tăng 7,8% về lượt khách và tăng 7,5% về lượt khách.km. Vận chuyển hành khách đường bộ đạt 1420,4 triệu lượt khách và 47,1 tỷ lượt khách.km, so với cùng kỳ năm trước tăng 8,5% về lượt khách và tăng 7,9% về lượt khách.km; đường sông đạt 133,5 triệu lượt khách và 2,7 tỷ lượt khách.km, tăng 1,2% và tăng 3,1%; đường sắt đạt 9,5 triệu lượt khách và 3,7 tỷ lượt khách.km, giảm 2,6% về số lượt khách và giảm 4,9% về số lượt khách.km; đường hàng không đạt 8,7 triệu lượt khách và 13,7 tỷ lượt khách.km, tăng 13,5% về lượt khách và tăng 11,2% về lượt khách.km.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển 10 tháng năm nay đạt 493,1 triệu tấn và 144,2 tỷ tấn.km, tăng 10,4% về tấn và tăng 41,2% về tấn.km so với cùng kỳ năm 2007, trong đó vận tải hàng hóa đường bộ đạt 353,2 triệu tấn và 18,6 tỷ tấn.km, tăng 11% về khối lượng vận chuyển và tăng 14,9% về khối lượng luân chuyển; vận tải đường biển đạt 42,8 triệu tấn và 117,1 tỷ tấn.km, tăng 30,2% và tăng 50,3%; đường sông đạt 89,8 triệu tấn và 4,6 tỷ tấn.km, tăng 2,1% và tăng 1,2%; đường sắt 7,2 triệu tấn và 3,6 tỷ tấn.km, giảm 2,2% và tăng 11%.
Du lịch: Khách quốc tế đến Việt Nam 10 tháng năm 2008 đạt 3,6 triệu lượt người, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến du lịch đạt 2,2 triệu lượt người, tăng 2,7%; đến vì công việc 723,3 nghìn lượt người, tăng 34,1%; thăm thân nhân 443,4 nghìn lượt người, giảm 12%. Khách quốc tế đến qua đường hàng không đạt 2,8 triệu lượt người, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước; đường bộ 678,8 nghìn lượt người, tăng 18,8%; đường biển 127,5 nghìn lượt người, giảm 32,4%.
Bưu chính, viễn thông: Số thuê bao điện thoại phát triển tháng 10 đạt 2,1 triệu thuê bao, nâng tổng số thuê bao 10 tháng năm 2008 lên 19 triệu thuê bao, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2007. Tính đến cuối tháng 10/2008, cả nước có 70,9 triệu thuê bao điện thoại.
Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông 10 tháng đạt 54,9 nghìn tỷ đồng, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2007 (riêng Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông đạt 39,6 nghìn tỷ đồng, tăng 15,9%), trong đó doanh thu viễn thông đạt 36,2 nghìn tỷ đồng, tăng 15,7%; doanh thu bưu chính 1,6 nghìn tỷ đồng, tăng 26%.
Thấy rỗ nét nhất là ngành dịch vụ đã có những bước chuyển mình khá rõ rệt. Đặc biệt là dịch vụ du lịch. Khách quốc tế đến VN năm 2006 đạt 3,6 triệu lượt người, tăng 3% so với năm 2005, 2007 đạt 4,23 triệu lượt người, tăng 18% so với năm 2006. Năm 2007, thu nhập từ du lịch tăng 25% so với 2006 và chiếm 4,5% tổng GDP. Vốn từ ngân sách trung ương và địa phương cấp cho đầu tư cơ sở hạn tầng du lịch có xu hướng tăng mạnh, thu hút 4,5 tỷ USD vốn FDI đăng ký. Khách quốc tế đến Việt Nam 10 tháng năm 2008 đạt 3,6 triệu lượt người, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2007.
Thị trường chứng khoán: Đến hết năm 2008, tổng vốn thị trường chứng khoán VN sẽ đạt 35-40 tỷ USD, chiếm khoảng 60%GDP 2008. Mục tiêu đến 2010 giá trị vốn thị trường chứng khoán đạt 50%GDP và 2020 đạt 70%GDP
Dự báo ngành dịch vụ Việt Nam trong 2 năm tới 2009-2010 còn có những bước chuyển mạnh mẽ bởi nước ta đang ở thời kỳ đầu hội nhập WTO, có rất nhiều cơ hội phát triển.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CDCC.doc