ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1: Tính cấp thiết của đề tài:
Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII " phát triển kinh tế nhanh và bền vững; Huy động đồng bộ các nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp, phát triển toàn diện nông nghiệp, nông dân , nông thôn; Thực hiện tốt các chính sách xã hội nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; Mở rộng quan hệ đối ngoại, tích cực chủ động hội nhập quốc tế; Đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; Phấn đấu đến năm 2015, Hà Tĩnh trở thành Tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển".
Đất nước ta hiện nay đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, cùng với sự phát triển trên, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam cũng đang phát triển không ngừng cả về tốc độ lẫn quy mô, về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh những mặt tích cực, những tiến bộ vượt bậc nêu trên vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực, những hạn chế mà bất kỳ một nước phát triển nào cũng phải đối mặt, đó là tình trạng môi trường ngày càng bị ô nhiễm cụ thể là ô nhiễm về đất, nước, không khí và tình trạng tài nguyên bị cạn kiệt cũng như hàng loạt các vấn đề môi trường khác cần được giải quyết, khống chế không chỉ đối với các thành phố trọng điểm mà vấn đề này cũng trở nên trầm trọng ở các thị trấn, đòi hỏi cần được quan tâm sâu sắc và kịp thời giải quyết một cách nghiêm túc, triệt để. Mặt khác, quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung và thị trấn Nghèn nói riêng đã hình thành các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, khu du lịch . Và tiến trình đô thị hóa ngày càng nhanh cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh đặc biệt là thị trấn Nghèn lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều và đa dạng.
Thị trấn Nghèn nằm ở trung tâm huyện Can Lộc nơi có đường giao thông thuận lợi, lại tiếp giáp với thành phố nên các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp ngày càng được mở rộng thu hút một lượng lớn lao động ở các tỉnh, huyện khác. Dân số trong thị trấn tăng lên nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng theo. Các chợ, quán xá, các dịch vụ phục vụ người dân cũng ngày càng phong phú và đa dạng dẫn đến lượng rác thải tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là chưa có một giải pháp cụ thể nào về việc xử lý các nguồn rác thải phát sinh này. Việc xử lý chát thải rắn chưa có quy hoạch tổng thể, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn chưa đúng quy định về quy trình kỹ thuật. Ngoài ra cùng với sự phát triển kinh tế đời sống của người dân được cải thiện. Mức sống của người dân nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội càng cao, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người, được thải vào môi trường ngày càng nhiều, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường không chỉ làm mất cảnh quan gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh, thực phẩm mà còn là nguyên nhân làm cho tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp gây thiệt hại về kinh tế, sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung và thi trấn Nghèn nói riêng bao gồm quy hoạch, thu gom, xử lý trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức, bộc lộ nhiều yếu kém trong quản lý và tổ chức thực hiện. Bảo vệ môi trường, quản lý chất thải rắn đã trở nên cấp thiết, cần có chủ trương, giải pháp đồng bộ để góp phần vào quá trình phát triển kinh tế nhanh và bền vững hoàn thành mục tiêu mà đại hội Đảng Bộ Tĩnh đề ra Xuất phát từ thực trạng trên, nhằm tìm ra biện pháp quản lý, xử lý phù hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt ở thị trấn Nghèn. Vì thế, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
+ Điều tra số lượng, thành phần của rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn.
+ Điều tra công tác quản lý, vận chuyển, thu gom, công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường và nhận thức của người dân về rác thải sinh hoạt.
+ Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1.3 Yêu cầu.
+ Xác định được khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt hộ gia đình, lượng rác thải bình quân trên đầu người (kg/người/ngày) trên địa bàn thị trấn Nghèn.
+ Thống kê lượng rác thải sinh hoạt trung bình theo ngày (tấn/ ngày) ở từng tổ dân cư trên địa bàn thị trấn.
+ Đề xuất được các biện pháp quản lý, xử lý rác thải để đạt được hiệu quả tốt nhất
1.4: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về hiện trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Nghèn (nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng rác) và hiện trạng quản lý rác thải tại đây (tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý )
- Phạm vi nghiên cứu: thị trấn Nghèn
+ Phạm vi nội dung.
Đề tài này tập trung nghiên cứu về thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt. Đề tài không đề cập đến các chất thải mang tính độc hại và nguy hiểm.
+ Phạm vi không gian.
Nghiên cứu này chỉ được thực hiện tại địa bàn thị trấn Nghèn - tỉnh Hà Tĩnh.
+ Phạm vi thời gian.
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011.
1.5: Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thị trấn Nghèn.
+ Đặc điểm điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý; địa hình, địa mạo; khí hậu, thủy văn, các nguồn tài nguyên
+ Đặc điểm kinh tế, xã hội: Tốc độ tăng trưởng kinh tế; dân số, lao động, việc làm và thu nhập; sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
- Quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Nghèn:
+ Thực trạng phát sinh rác thải sinh hoạt của thị trấn: Thành phần rác thải sinh hoạt, lượng bình quân
+ Lượng rác thải của hộ gia đình (kg/người/ngày).
+ Điều tra công tác quản lý và xử lý rác thải trên địa bàn thị trấn: Hoạt động quản lý, thu gom, thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom, các hộ gia đình
+ Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải phù hợp với tình hình thực tế của thị trấn.
1.6: Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp duy vật biện chứng làm tiền đề lý luận nhằm xem xét đánh giá thực tiễn của hiện trạng của việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở địa bàn thị trấn Nghèn - tỉnh Hà Tĩnh.
1.6.1: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
+ Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương; Thu thập số liệu đã được công bố về hiện trạng rác thải sinh hoạt, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Các số liệu này được thu thập qua các tài liệu của UBND thị trấn Nghèn. Tham khảo quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải mà đội, tổ hoặc HTX môi trường đang thực hiện.
+ Các số liệu thu thập thông qua các cơ quan của UBND thị trấn Nghèn
+Tìm hiểu qua sách báo, mạng internet
1.6.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp( phương pháp điều tra và tổng hợp thống kê).
+ Phương pháp khảo sát thực địa để thấy được tình hình chung về thực trạng xả rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu cụ thể là thị trấn Nghèn cũng như tình hình thu gom rác của đội vệ sinh môi trường ở đây và hệ thống hóa tài liệu.
+ Phỏng vấn bằng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của các hộ gia đình về tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn.
+ Điều tra thu thập số liệu mới:
Chọn mẫu điều tra: Để tiến hành đánh giá thực trạng tình hình thu gom rác thải ở thị trấn Nghèn, tôi đã chọn ngẫu nhiên 60 hộ gia đình trong thị trấn để tiến hành điều tra.
Phương pháp điều tra: Việc thu thập số liệu được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp thành viên trong gia đình với bảng hỏi được thiết kế và chuẩn bị sẵn cho mục đích nghiên cứu.
1.6.3 Phương Pháp chuyên gia:
+ Hình thức thực hiện phương pháp này thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với các cán bộ tại địa phương và giáo viên hướng dẫn nhằm tháo gỡ những thắc mắc.
1.6.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
+ Phương pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu để phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn thị trấn Nghèn - tỉnh Hà Tĩnh.
+ Tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được từ các phương pháp trên.
+ Xử lý số liệu bằng Excel.
1.6.5: Phương pháp hệ thống:
+ Phương pháp hệ thống nhằm khái quát định hướng mục tiêu và những giải pháp chủ yếu nhằm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt.
1.7 :Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Đề tài đã được cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển, phân loại và xử lý CTR sinh hoạt cho thị trấn Nghèn - Tỉnh Hà Tĩnh, trong giai đoạn hiện nay.
Tìm ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Nghèn - Tỉnh Hà Tĩnh, trên cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp tại thị trấn như đề xuất biện pháp phân loại CTR tại nguồn và xử lý CTR làm phân compost và nâng cao nhận thức của người dân.
- Thu gom hiệu quả, triệt để lượng CTR phát sinh hằng ngày, đồng thời phân loại, tái sử dụng CTR.
- Nâng cao hiệu quả quản lý CTR và xử lý rác thải, góp phần giảm chi phí vận chuyển và xử lý, cải thiện môi trường và sức khoẻ cộng đồng
Luận văn dài 86 trang
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2580 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hối lượng rác thải bình quân đầu người của thị trấn Nghèn là 0.4 - 0.6 kg kg/người/ngày, sự chênh lệch này không đáng kể. Mặt khác, trên địa bàn thị trấn hiện nay có rất nhiều hộ gia đình kinh doanh quán ăn, nhà hàng... Do nằm bám hai bên đường quốc lộ 1A nên thuận tiện cho việc kinh doanh các nhà hàng... Khối lượng rác thải trung bình hàng ngày tại các hộ gia đình này rất nhiều. Trong khi đó thời gian công nhân đi thu gom rác là 1 ngày/lần ở Khối 6b và Khối 4 còn Khối 6a thì công nhân đi thu gom rác 2 lần/ ngày do ở đây lượng rác nhiều hơn ở 2 Khối 6b và Khối 4. Do tần suất thu gom rác ở các khối nên rác thải ở các hộ gia đình ít bị ứ đọng mà hầu như lúc nào cũng sạch sẽ, ít gây ô nhiễm môi trường. Trong lượng rác thải ra, ngoài khối lượng rác hữu cơ chiếm phần lớn khoảng 52.5% đã được các hộ gia đình sử dụng để làm thức ăn cho động vật còn khối lượng rác vô cơ chỉ chiếm 47.5%.
Như vậy, khối lượng rác thải của mỗi gia đình sẽ phụ thuộc vào số thành viên và mức thu nhập của hộ. Khi số thành viên của gia đình tăng lên, dẫn đến khối lượng rác thải của gia đình tăng vì lúc đó chi tiêu hàng ngày cho các sinh hoạt như ăn uống sẽ nhiều hơn. Mặt khác, khi thu nhập của gia đình tăng, mỗi hộ gia đình sẽ có xu hướng tiêu dùng thoải mái hơn, chi tiêu nhiều hơn, các hộ gia đình có xu hướng chuyển từ việc sử dụng thực phẩm tươi sang dùng các loại thực phẩm đóng gói, đóng hộp vừa tiện lợi vừa nhanh chóng. Điều này kéo theo khối lượng rác thải hàng ngày tăng và chủng loại rác thải ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
- Khối lượng rác thải sản xuất của các khối
Bảng 18: Khối lượng rác thải sản xuất của các khối
Các khối
Khối lượng rác thải sản xuất của các hộ(tấn/ ngày)
tỷ lệ(%)
Khối 6a
30.4
31%
Khối 6b
31.5
33%
Khối 4
32.7
36%
Tổng
94.6
100%
Thị trấn Nghèn hiện tại có 18 thôn nhưng đề tài em chi chọn mẫu đại diện 3 thôn để điêù tra. Mỗi thôn em chọn 20 hộ. Đây là bảng phân bố dân cư của 3 khối trong thị trấn
Bảng 19: Phân bố dân cư và lượng rác thải sinh hoạt của thị trấn Nghèn.
STT
Thôn
Số khẩu
Khối
lượng RTSH
( tấn/ngày)
Tỷ lệ (%)
1
khối 4
740
3.16
20.8
2
khối 6a
1022
3.41
28.4
3
khối 6b
949
3.36
24.4
4
Tổng
2681
9.93
100
( Nguồn : UBND thị trấn Nghèn và điều tra hộ gia đình)
Từ hình trên cho thấy lượng rác thải sinh hoạt phát sinh cao ở nơi có số dân cư đông và nơi có mức thu nhập của người dân cao. Còn các thôn dân số ít thì lượng rác thải sinh hoạt cũng ít hơn.
Bảng 20: Lượng rác thải của hộ/ngày(Điều tra 60 hộ)
Lượng RTSH bình
quân(kg/người/ ngày)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
0.30 - 0.50
14 hộ thôn 6a+ 14 hộ thôn
6b + 17 hộ thôn 4
75%
0.51 -0.70
5 hộ thôn 6a+ 5 thôn 6b+
2 hộ thôn 4
20%
0.71 -0.90
1 hộ thôn 6a+ 1 hộ thôn
6b + 2 hộ thôn 4
5%
Tông
60 hộ
100
Từ bảng trên cho thấy lượng rác thải sinh hoạt bình quân trên địa bàn thị trấn dao động phổ biến ở mức 0.30 – 0.50 kg/người/ngày (chiếm 75%). Lượng rác thải bình quân ở mức 0.51 – 0.70 kg/người/ngày và mức 0.71 – 0.90kg/người/ngày chiếm tỷ lệ tương đối (chiếm 25%). Tốc độ phát thải tuỳ thuộc vào đối tượng hộ gia đình vì mỗi hộ có sức mua, tiêu thụ hàng hoá khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, số nhân khẩu trong hộ gia đình.
2.3:Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Nghèn
Công tác quản lý rác thải trên địa bàn thị trấn ở mức tương đối. Tại đây tuy đã có sự quản lý đồng bộ chung cho toàn thị trấn, đã thành lập tổ, đội vệ sinh môi trường hoặc HTX môi trường tổ chức thu gom, vận chuyển đến bãi rác thị trấn Nghèn nằm gần sát bờ sông cách trung tâm thị trấn 800m. Ở thị trấn đội công tác thu gom thì có ý thức trách nhiệm nhưng chuyên môn hóa trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn của các Khối còn hạn chế.
2.3.1 Thực trạng quản lý rác thải tại các khối
Công tác quản lý rác thải trên địa bàn các khối này đang ở mức tương đối, thị trấn đã thành lập đươc đội, tổ vệ sinh môi trường(VSMT), HTX môi trường tổ chức thu gom, xử lý rác, dụng cụ thu gom thì còn thô sơ, còn thiếu nhưng trách nhiệm và ý thức của đội thu gom thì tương đối cao nên việc theo dõi tình hình, quản lý thu gom rác ở thị trấn đã có những bước tiến.
Rác thải của thị trấn do Hợp Tác Xã môi trường đảm nhận với tổng số 21 người, hình thức thu gom chủ yếu là xe kéo chuyên chở tới bãi rác tạm sát bờ sông Nghèn, cách trung tâm khoảng 800m về phía bắc. Bãi đổ rác có diện tích 0,3ha trên khu đất rộng, chất thải rắn không được chôn lấp hợp vệ sinh mà chủ yếu là tự phân hủy. Những người thu gom rác là những người dân tự nhận trách nhiệm thu gom và đăng kí với người chỉ huy. Người chỉ huy trong đội thu gom rác sẽ xác định ranh giới và số hộ gia đình trong từng thôn giao cho người thu gom rác phải chịu trách nhiệm thu gom, sau đó người chỉ huy sẽ có trách nhiệm nhắc nhở, đôn đốc người thu gom hoàn thành công việc của mình nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường trong toàn thôn. Ở đây đã có sự quản lý lượng rác thải phát sinh hàng ngày nên vệ sinh môi trường ở thị trấn luôn được đảm bảo và có bãi rác tập trung hợp lý.
2.3.2: Thực trạng quản lý rác tại khối được điều tra
Công tác quản lý rác thải tại các khối tương đối chặt chẽ. Đội vệ sinh môi trường của thị trấn đã phân công 2 người thu gom rác ở khối 6a và 2 người ở khối 6b. Do lượng rác phát sinh ở 2 khối này tương đối lớn hơn so với các khối khác. Còn khối 4 thì được phân công 1 người thu gom rác ở đó, do lượng rác phát sinh ở khối này ít hơn so với 2 khối 6a và 6b. Tại đây, rác thải sau khi thu gom sẽ được đưa đến tại bãi rác của thị trấn nằm ở phía bắc Nghèn cách trung tâm thị trấn 800m. Sau đó thực hiện phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Mặt khác, việc quản lý tần xuất thu gom rác ở đây tương đối chặt chẽ. Theo ý kiến của người dân ở khối 6a thì người đi thu gom rác thường xuyên, nhưng không đi đúng giờ đúng lịch như thôn đã quy định là 2 lần/ngày, đội thu gom thường đi vào buổi sáng và buổi trưa còn thôn quy định thu gom vào buổi chiều tối và buổi sáng sớm, vì có nhiều người đi làm về muộn không đổ rác được buổi sáng thi buổi chiều tối họ vẫn đổ được. Còn khối 6b và khối 4 thì chỉ thu gom 1 lần/ ngày thường xuyên thu vào buổi chiều tối. Tuy ở hai khối này thu gom rác ít hơn ở khối 6a nhưng người thu gom đi đúng giờ và luôn đảm bảo vệ sinh môi trường.
2.3.3 : Hiện trạng thu gom và xử lý rác tại thị trấn Nghèn
Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân trong tổ, đội thu gom rác và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom dân lập chủ yếu thu gom rác hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng dưới sự quản lý của UBND Thị trấn), trên 70% hộ dân trên địa bàn và các công ty gia đình. Rác dân lập chịu trách nhiệm quét dọn rác trong các ngỏ, sau đó tập kết rác đến bãi rác Nghèn tập trung xử lý.
2.3.3.1: Khả năng đáp ứng của công tác thu gom
a. Thiết bị và phương tiện thu gom
+ Khối 6a
Thiết bị và phương tiện thu gom của thôn rất đơn giản gồm: 2 chổi, 2xẻng, 2 bộ quần áo bảo hộ lao động, 2 đôi ủng, 2 đôi găng tay, 1 xe thô sơ. Những trang thiết bị này do đội thu gom của thị trấn phân công cho thôn và đầu tư cho 1 người thu gom/năm.
+ Khối 6b
Thiết bị và phương tiện thu gom gồm: 1 chổi, 1 xẻng, 2 đôi ủng, 2 mũ, 2 bộ quần áo bảo hộ lao động, 2 đôi găng tay, 1 xe thô sơ. Những trang thiết bị này cũng do đội thu gom của thị trấn phân công cho thôn và đầu tư cho 1 người thu gom/năm.
+ Khối 4
Thiết bị và phương tiện thu gom gồm: 1 bộ quần áo bảo hộ lao động, 1 đôi găng tay, 1 xẻng, 1 chổi, 1 đôi ủng, 1 mũ , 1 xe đẩy tay cho 1 người thu gom. Những trang thiết bị này cũng do đội thu gom của thị trấn phân công cho thôn và đầu tư cho 1 người thu gom/năm.
b. Thành phần và tiền công thu gom
+ Khối 6a: Khối có 2 người tham gia vào công tác thu gom. Hai người thu gom chịu trách nhiệm thu gom ở khối này. Do khối có dân số tương đối đông, lại có diện tích lớn nên số người tham gia vào công tác thu gom cũng nhiều hơn các khối khác. Khối được chia làm đôi, một người chịu trách nhiệm thu gom một nửa khối. Trong khối 6a do nằm ở trung tâm thị trấn, ở đây có một chợ lớn chung cho cả thị trấn và môt số chợ nhỏ nằm rải rác nên lượng rác thải ở đây chiếm nhiều hơn ở các khối khác. Người thu gom phải thu gom tích cực hơn và tần suất thu gom cũng nhiều hơn nên tiền lương của những người thu gom ở đây cũng nhiều hơn các thôn khác. Tiền công thu gom được lấy từ việc thu lệ phí của người dân trong khối. Mỗi người thu gom được trả 1.100 nghìn đồng/tháng.
+ Khối 6b
Khối có 2 người tham gia vào công tác thu gom. Ở khối này cũng được chia làm đôi, mỗi người chịu trách nhiệm thu gom một nửa khối.
Tiền công thu gom được lấy từ việc thu lệ phí của người dân trong thôn. Mỗi người thu gom được trả 1.100 triệu đồng/tháng.
+ Khối 4
Thôn chỉ có 1 người tham gia vào công tác thu gom ở cả thôn do diện tích của thôn nhỏ, dân số thì ít.
Tiền công thu gom được lấy từ việc thu lệ phí của người dân trong thôn. Mỗi người thu gom được trả 900 nghìn đồng/tháng.
c. Tần xuất thu gom rác thải
+ Khối 6a
Theo kết quả điều tra hộ hộ gia đình được biết tần xuất thu gom là 2lần/ngày. Thời gian thu gom là vào buổi sáng và chiều tối. Mỗi người thu gom đi thu gom hết đội của mình sẽ vận chuyển rác ra bãi rác chung của thị trấn. Sau thu gom rác được đổ trực tiếp ra bãi rác thị trấn mà không qua phân loại cũng như không có xử lý sơ bộ.
+ Khối 6b
Tần xuất thu gom là 1 lần/ngày. Thời gian thu gom vào buổi chiều tối người thu gom sau khi thu gom rác sẽ vận chuyển rác đến bãi rác của thị trấn Nghèn.
+ Khối 4
Tần xuất thu gom của khối này cũng là 1 lần/ngày. Thời gian thu gom vào buổi chiều. Người thu gom sau khi thu gom rác sẽ vận chuyển đến bãi rác của thị trấn.
Bảng 21: Lượng người, tần suất và tiền công của người thu gom rác
Tên thôn
Số người thu gom
Tần suất thu gom (lần/ngày)
Tiền công (nghìn đồng/người/tháng)
Khối 6a
2
2
1.100
Khối 6b
2
1
1.100
Khối 4
1
1
900
(Nguồn: Số liệu điều tra 2011).
2.3.3.2: Các hình thức xử lý rác trên địa bàn thị trấn Nghèn
a. Khối 6a
+ Tự tiêu hủy: Hình thức xử lý này diễn ra rất ít tại đây do ý thức người dân tham gia vào việc bảo vệ môi trường là khá cao. Do khối 6a nằm ở trung tâm thị trấn, gần đường quốc lộ 1A nên việc xử lý rác bằng hình thức này chiếm tỷ lệ nhỏ, các hộ gia đình ở đây họ có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Theo khảo sát thực địa thì rất ít hộ vứt rác ra đường, phần rác tồn tại trên đường giao thông chủ yếu là do việc vứt rác bừa bãi của người qua đường. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 5,5%.
+ Tái sử dụng: Các hộ gia đình thường có thói quen giữ lại những loại rác thải có thể tái chế được như hộp giấy, vỏ lon, chai lọ, đồ nhựa, kim loại để bán cho người đi thu mua đồng nát. Ở đây có 5 hộ buôn bán kim loại, tạp hóa nên các vỏ lon, chai lọ, đồ nhựa. được họ tận dụng để bán phế liệu.
Hình thức tái sử dụng thứ hai là người dân tận dụng thực phẩm dư thừa trong sinh hoạt hàng ngày vào chăn nuôi. Tuy ở đây có ít hộ gia đình chăn nuôi nhưng các hộ gia đình này tận dung vào chăn nuôi bằng cách cho các hộ gia đình chăn nuôi khác ở trong khối mình hoặc khối khác để bảo đảm vệ sinh môi trường sống. Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 60%
+ Thu gom: Đây là các loại Rác thải không được tận dụng từ các hộ gia đình, các chợ, trường học… được người thu gom rác thu gom và vận chuyển đến bãi rác chung của thị trấn nghèn. Bãi rác của thị trấn rộng khoảng 2ha, bãi rác này nằm ở cách trung tâm thị trấn 800m. Biện pháp xử lý duy nhất được áp dụng tại bãi rác đó là chôn lấp. Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 34,5%.
b. Khối 6b
+ Tự tiêu hủy: Đây vẫn còn là hình thức khá phổ biến của người dân trong thôn, việc tự tiêu hủy diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như đổ tại góc vườn, đổ tại các khu đất trống, đổ ra vên bờ mương… ở đây có nhiều hộ gia đình làm giò nên các rác thải phát sinh la nhiều, mà ở khối này đội công tác thu gom không thu phí rác thải sinh sản xuất mà các hộ gia đình tự giải quyết bằng cách đốt trong vườn. Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 22%.
+ Tái sử dụng: là hình thức khá phổ biến đang diễn ra trong thôn. Ở đây có 6 hộ gia đình buôn bán kim loại, tạp hóa họ giữ lại những vật liệu có thể bán được và bán cho người thu mua phế liệu.
Bên cạnh việc tận dụng phế liệu để bán là hình thức tận dụng nguồn thực phẩm dư thừa của nhiều hộ gia đình vào chăn nuôi. Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 51.5%
+ Thu gom: Rác sau khi thu gom được vận chuyển được người thu gom rác thu gom và vận chuyển đến bãi rác chung của thị trấn nghèn. Bãi rác của thị trấn rộng khoảng 2ha, bãi rác này nằm ở cách trung tâm thị trấn 800m. Biện pháp xử lý duy nhất được áp dụng tại bãi rác đó là chôn lấp. Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 26.5%.
c. Khối 4
+Tự tiêu hủy: là hình thức phổ biến đang diễn ra trong thôn, ở thôn này hầu hết các hộ gia đình làm ruộng và chăn nuôi, cũng có nhiều hộ gia đình làm chiếu ( điều tra 20 hộ thì có 6 hộ gia đình làm chiếu) nên các mảnh vụn phát sinh từ làm chiếu được các hộ gia đình thường tự tiêu hủy tại nhà như đốt rác trong vườn, đổ ra bờ ao, mương trong làng… gây ô nhiễm, mất mỹ quan thôn xóm. Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 26,5%.
+ Tái sử dụng: Ngay trong thôn có hộ chuyên thu mua sắt vụn nên những phế liệu có thể tận dụng như: vỏ lon, đồ nhựa hỏng, đồ kim loại… họ đều tận dụng để đem bán.ở thôn này cũng có 6 hộ buôn bán kim loại, tạp hóa...
Trong thôn cũng có các hộ chăn nuôi heo, trâu bò...nên thực phẩm dư thừa hầu như được giữ lại cho chăn nuôi. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 42.8%
+ Thu gom: Đây là các loại Rác thải không được tận dụng từ các hộ gia đình, các chợ, trường học… được người thu gom rác thu gom và vận chuyển đến bãi rác chung của thị trấn nghèn. Bãi rác của thị trấn rộng khoảng 2ha, bãi rác này nằm ở cách trung tâm thị trấn 800m. Biện pháp xử lý duy nhất được áp dụng tại bãi rác đó là chôn lấp. Theo kết quả điều tra tỷ lệ xử lý theo hình thức này chiếm khoảng 30.7%.
Biểu đồ 4: Tỷ lệ % cách xử lý rác thải của người dân khối 6a, khối 6b, khối 4.
Còn rác thải sản xuất thì chỉ có khối 6a có thu tiền phí VSMT 10.000 đồng/ tháng. Còn các khối khác, cụ thể là khối 6b và khối 4 là tự tiêu hủy và tái sử dụng.
- khối 6a:
+ Rác thải hữu cơ chiếm 8 hộ, chủ yếu là buôn bán hoa quả, kinh doanh hàng ăn... thải ra lượng rác thải hữu cơ tương đối lớn chiếm tỷ lệ 40%. Ở đây các hộ gia đình vừa tự tiêu hủy vừa tái chế, trong đó tỷ lệ sử dụng vào chăn nuôi chiếm 25% và tỷ lệ tự tiêu hủy chiếm 15%.
+ Rác thải có thể tái chế được các hộ gia đình thu gom để bán phế liệu như lon bia, vỏ đồ hộp, kim loại... Tỷ lệ này chiếm 7 hộ trong 20 hộ được điều tra tức là chỉ chiếm 35%.
+ Rác thải không thể tái chế: Ở đây chỉ có 3 hộ, chủ yếu các hộ gia đình làm giò heo, các lượng rác phát sinh như lá chuối, giang, được các hộ gia đinh đem đốt hoặc thu gom lại cho đội VSMT đến thu gom. Tỷ lệ thu gom ở đây chiếm 10%.
- Khối 6b và khối 4
+ Rác thải hữu cơ chiếm 5 hộ ở cả 2 khối, rác thải này được các hộ gia đình tận dụng vào chăn nuôi.
+ Rác thải không thể tái chế: Các hộ gia đinh buôn bán tạp hóa, kinh doanh tân dụng vào bán phế liệu.
+ Rác thải không thể tái chế: Các hộ gia đình đốt trong vườn, ở đây đội công tác thu gom không thu rác thải sản xuất. Nên các hộ gia đình tự tiêu huỷ bằng phương pháp đốt.
2.4 : Quy trình thu gom.
Quy trình thu gom của lực lượng dân lập
Lực lượng rác dân lập bao gồm các đội, tổ, hoặc HTX vệ sinh môi trường sử dụng phương tiện cá nhân đến thu gom rác tại các nguồn thải (chủ yếu là hộ dân) theo giờ đã thỏa thuận theo giờ họ quyết định. Sau khi thu gom tại nguồn thải họ vận chuyển chất thải rắn về bãi rác tập trung của thị trấn bên sông nghèn, cách trung tâm thị trấn 800m và sau đó tiến hành xử lý bằng cách chôn lấp. Số lượng lao động thu gom công lập ở thị trấn Nghèn
Bảng 22: Số lượng lao động thu gom chất thải rắn sinh hoạt của thị trấn Nghèn năm 2011
TT
Khối, xóm phụ trách
lao động công lập( người)
1
Khối 1a
1
2
Khối 1b
1
3
Khối 2
1
4
Khối 3
1
5
Khối 4
1
6
Khối 5
1
7
Khối 6a
2
8
Khối 6b
2
9
Khối 7
1
10
Khối 8
1
11
Khối 9
1
12
Khối 10
1
13
Khối 11
1
14
Khối 12
1
15
Khối phúc sơn
1
16
Xóm hồng vinh
1
17
Xóm xuân thủy 1
1
18
Xóm xuân thủy 2
1
tổng
18 khối
20 (1 chỉ huy)
(Nguồn: UBND thị trấn nghèn)
Thị trấn nghèn có 18 thôn, hằng ngày vào thời gian 15h-19h ở cả 3 khối tuy nhiên riêng ở khôi 6a thì thu gom vào cả buổi sáng sớm nữa. Dùng 1 xe chở rác đi dọc đường trục ở các khối 6a, 6b và khối 4. Tuy nhiên ở khối 4 dân số ít hơn với mức thu nhập của các hộ dân ở dây cũng thấp nên lượng rác phát sinh ở đây ít hơn, vừa đi vừa gõ kẻng, các hộ đưa rác trong nhà bỏ vào thùng xe. Các công nhân này thường ken thêm gỗ quanh xe đẩy nhằm chứa rác nhiều hơn, điều này vừa có hại, có lợi ở chổ là khối lượng thu gom được/1 xe sẽ nhiều hơn, còn có hại là rác thường bị rơi ra trong quá trình di chuyển của xe. Đây là phương pháp thủ công nhưng nó phù hợp với điều kiện ở nông thôn
Quy trình thu gom;
Tích rác tại hộ gia đình
Tích góp tại nhà tập thể Bãi đổ rác tập trung của
Thị trấn Nghèn
Rác thu ở đường
Thu gom rác hai bên lề đường lớn là công việc khó khăn, nguy hiểm và ảnh hưởng đến giao thông, người dân đi đường, Vì vậy công việc này thường được tiến hành lúc chập tối khi mật độ giao thông đã thưa. riêng khối 6a thì việc thu rác cả vào buổi sáng sớm nữa
Cứ 1 ngày một lần đối với các khối 6b và khối 4 còn khối 6a thì cứ 2lần/ngày người trực tiếp thu gom rác này lại trang phục quần áo, khẩu trang, tất tay, cuốc, xẻng, cào răng vừa đi vừa quét sau đó dùng cào răng để thu rác vào xe chở về điểm tập kết tại bãi rác thị trấn.
2.5: Đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển CTR ở thị trấn Nghèn
Trong những năm gần đây, kinh tế phát triển, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, khu du lịch ra đời làm cho đô thị và nông thôn đều có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Để giải quyết vấn đề này ở thị trấn đã xây dựng các mô hình hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường hoạt động thu gom rác thải của thị trấn góp phần bảo vệ môi trường thị trấn xanh, sạch đẹp hơn. Thị trấn Nghèn đã thành lập được đội, tổ vệ sinh môi trường.
Được sự quan tâm chỉ đạo hướng dẫn của Sở Tài Nguyên và Môi trường, UBND thị trấn Nghèn đã tổ chức hoạt động. Mặc dù trong điều kiện kinh phí còn khó khăn nhưng cùng với việc tổ chức hoạt động thu gom, xử lý rác thải các HTX, đội VSMT đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực khác như khôi thông cống rãnh, trồng cây xanh. Hoạt động của đội VSMT hoặc HTX góp phần nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường trong cộng đồng và thúc đẩy phong trào toàn dân BVMT làm cho môi trường ở thị trấn ngày một" xanh, sạch, đẹp".
Quá trình tổ chức hoạt động của các HTX, đội VSMT còn có nhiều khó khăn tồn tại cơ bản:
- Hầu hết các HTX, đội VSMT chưa được đầu tư kinh phí mua sắm thiết bị, phương tiện từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của tỉnh. Kinh phí này chủ yếu là sự đóng của UBND thị trấn, song nguồn kinh phí này còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu, vì vậy phương tiện, trang thiết bị thiếu, không đồng bộ nhất là phương tiện thu gom vận chuyển rác chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. bình quân chung của toàn thể HTX, đội, tổ VSMT là 1,8/ lao động/ xe đẩy tay, xe bò lốp, xe công nông để vận chuyển rác .
- Hầu hết các các HTX, đội VSMT đều chưa có trụ sở làm việc.
- Việc thành lập và hoạt động của các HTX môi trường còn chưa có hướng dẫn thống nhất.
- Nguồn thu nhập của người lao động ở các đội VSMT chủ yếu là thu phí vệ sinh, tuy nhiên chưa có một quy định thống nhất về mức thu cho các địa phương hiện có nhiều mức thu khác nhau và thiếu cơ sở pháp lý.
- Việc phân loại rác tại nguồn chưa được triển khai.
2.5.1: Thái độ của nhà quản lý:
Theo điều tra thực tế cho thấy, những người có trách nhiệm trong việc quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt ở khối cũng như ở thị trấn đã có sự quan tâm đến công việc của mình nên tình trạng quản lý rác ở đây ở mức tương đối chặt chẽ vấn đề thu gom, xử lý rác thải.
Mặt khác những người chịu trách nhiệm quản lý này thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết cho công việc của mình. Do đó việc tuyên truyền cho người dân hiểu trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ môi trường là còn hạn chế.
2.5.2: Thái độ của người thu gom:
- Công tác thu gom: Việc tổ chức thu gom rác và xử lý chất thải rắn ở thị trấn làm đã tương đối. Lượng rác thu gom trên địa bàn thị trấn đạt 42,5% . Công tác thu gom, giữ vệ sinh đô thị thị trấn có ưu điểm lớn nhất là ở khâu thu gom rác, đảm bảo các khối luôn sạch sẽ, bãi rác nằm cách trung tâm thị trấn Nghèn 800m. bãi rác thị trấn vẫn chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, ngay tại bãi rác, mùi khó chịu được, ảnh hưởng đến môi trường, có gây bức xúc trong nhân dân.
- Công tác vận chuyển: Ở thị trấn các tổ, đội vệ sinh môi trường thì tích cực, có trách nhiệm trong công tác thu gom, nhưng do điều kiện kinh tế ở thị trấn mà phương tiện thu gom chủ yếu là các loại xe thô sơ, phương tiện còn thiếu nên việc thu gom đạt hiệu quả chưa cao. Vì thế, nên đầu tư vào các phương tiện, thiết bị vận chuyển để nâng cao hiệu quả công tác thu gom.
- Theo kết quả phỏng vấn người thu gom rác thải của các thôn họ đều phản ánh là nhận được mức lương thỏa đáng, cụ thể: ở Khối 6a thì lượng rác thải ra nhiều hơn. Với tiền lương là 1.100.000 đồng/ người/tháng; Khối 6b cũng 1.100.000 đồng/ người/ tháng; Khối 4 là 900.000 đồng/ người/ tháng. Ngoài lương ra họ chưa có chế độ đãi ngộ nào trong khi phải tiếp xúc với mùi hôi thối từ rác thải. Ở thị trấn đang đề nghị cấp bảo hiểm cho người thu gom và đang được xem xét nhưng chưa có quyết định nên hiện tại vẫn chưa có các chế độ mà tổ vệ sinh môi trường chi trả. Khi được hỏi về ý thức của người dân trên địa bàn thị trấn thì đa số người dân chấp hành tốt việc đổ rác bên cạch đó vẫn có hành vi đổ rác ra những nơi công cộng một cách bừa bãi không đúng nơi quy định. Người thu gom thì tích cực trong việc thu gom rác vì tần suất thu gom la hợp lý có ngày 2 lần đối với khối 6a , ngày 1 lần đối với khôi 6b và khối 4.
2.5.3: Thái độ của hộ gia đình
- Mức phí vệ sinh hàng tháng:
Sự hài lòng về mức phí vệ sinh môi trường của các hộ gia đình: Ở thị trấn hầu hết các hộ gia đình đều phải nộp phí vệ sinh môi trường với mức phí quy định là 10.000 đ/tháng, tuy nhiên có nhiều hộ gia đình không hài lòng với mức phí đó vì không phù hợp với mức thu nhập hay mức sinh hoạt của người dân, có nhiều hộ gia đình ít người, 1 ngày họ thải ra ít hơn các hộ gia đình khác nhưng cũng phải nộp mức phí chung theo quy định của bộ đề ra và được áp dụng ở thị trấn. Tuy nhiên có một vài hộ lại không đóng phí vệ sinh vì cho rằng họ không có mấy rác thải và họ có thể tự xử lý được không cần thu gom. Ở thị trấn có nhiều hộ gia đình sản xuất nhưng đội thu gom ko thu rác mà ở đây các hộ gia đình tự giải quyết bằng cách tự tiêu hủy...có nhiều hộ gia đình có lượng rác thải sản xuất lớn muốn giải quyết bằng cách tiêu hủy thì gây ô nhiễm môi trường...
+ Có 20 hộ chiếm 33.33% hộ gia đình cho rằng mức phí đó là cao do các hộ đó thu nhập chính từ nông nghiệp và mức sinh hoạt không phù hơp.
+ Có 40 hộ chiếm 66.67% số hộ cho rằng mức phí đó là phù hợp.
+ Không có hộ nào cho rằng mức phí 10.000 đòng / tháng là quá thấp
Sau đây là bảng đánh giá sự phù hợp của phí VSMT đối với khối lượng rác thải của hộ gia đình
Bảng 23: Mức độ phù hợp của phí VSMT đối với khối lượng rác thải của gia đình.
Chỉ tiêu
Số hộ
Tỷ lệ
Hoàn toàn không phù hợp
0
0%
Không phù hợp
20
33.33%
Phù hợp
40
66.67%
Tổng số gia đình nộp phí VSMT
60
100
Dữ liệu khuyết (số gia đình không nộp phí VSMT)
0
0
Tổng cộng
60
100%
(Nguồn: Số liệu điều tra 2011).
Đa số người dân hài lòng với số tiền phí VSMT chiếm 66.67% vì số tiền này phù hợp với mức sống của người dân ở đây và cũng phù hợp với khối lượng rác thải của từng gia đình. Một số người cho rằng tiền thu phí VSMT được dùng để trả lương cho công nhân vệ sinh nên họ nghĩ số tiền này là phù hợp vì họ cảm thấy công việc của các công nhân vệ sinh quá vất vả, nặng nhọc nên số tiền họ bỏ ra là thỏa đáng. Mặt khác, vẫn có một số ít gia đình không hài lòng với mức thu này vì khối lượng rác hàng ngày của gia đình còn ít, không đáng kể, hoặc là do thu nhập của họ.
- Địa điểm thường xuyên đổ rác: Kết quả điều tra và khảo sát thực tế cho thấy địa điểm thường xuyên đổ rác của các hộ gia đình phụ thuộc rất nhiều vào thói quen của người dân, quy định chung của từng khối. Nhìn chung các hộ gia đình thường để rác ở khu vực xung quanh nhà mình như trước ngõ, lề đường nơi xe đẩy rác đi qua... sau đó có người đến thu gom. Tuy nhiên vẫn có các trường hợp đổ rác sai quy định, tiện đâu đổ đó.
- Ý kiến của người dân về chất lượng của dịch vụ thu gom rác thải: Phần lớn người dân đều hài lòng với chất lượng thu gom, vận chuyển rác thải của công nhân ở từng hộ gia đình, vì ở đây đội công tác thu gom rất tích cực trong việc thu gom, làm cho vệ sinh môi trường luôn sạch sẽ, hầu hết các đội thu gom đều có trách nhiệm và ý thức trong việc thu gom. Theo kết quả điều tra người dân về chất lượng của hoạt động thu gom rác thải tại thôn mình thì có 74% số người được hỏi cho là tốt, 14% cho là bình thường, 5% cho là chưa tốt, 7% có ý kiến khác. Một phần nhỏ số người được hỏi phản ánh thái độ của người thu gom còn chưa tốt, chỉ thu gom rác của các hộ gia đình để ở túi nilon, xô hoặc bao tải, không quét dọn đường làng, rác rơi vãi. Như khối 6a thì thu gom rác 2lần/ ngày thu vào buổi sang sớm và buổi tối nhưng đội thu gom thường hay đi vào buổi trưa và buổi chiều tối. không tuân theo quy định đã thỏa thuận với người dân. Còn khối 6b và khối 4 thì người thu gom có trách nhiệm, làm tôt công tác thu gom, tuân theo quy định đã thảo thuận với người dân.
Như vậy, công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần phải khắc phục.
Biểu đồ 5: Đánh giá của người dân về chất lượng thu gom RTSH
2.6: Hạn chế và thuận lợi trong công tác quản lý chất thải rắn ở thị trấn Nghèn
2.6.2:Hạn chế
a. Hạn chế trong công tác quản lý:
+ Thiếu sự đầu tư cho công tác quản lý chất thải. Cụ thể là trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn thiếu, cũ, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết. Mức phí vệ sinh môi trường còn chưa hợp lý, chưa công bằng, chưa đáp ứng đầy đủ và đúng mức cho công tác quản lý rác thải.
+ Hoạt động tuyên truyền vấn đề rác thải nói riêng và vấn đề vệ sinh môi trường nói chung mới chỉ mang tính chất phát động, chưa được triển khai liên tục. Công tác tuyên truyền chủ yếu là đọc trên loa phát thanh. Như vậy, có thể thấy công tác giáo dục, tuyên truyền chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế.
b. Hạn chế trong công tác xử lý
+ Việc thu gom rác thải mới chỉ dừng lại ở việc đổ rác từ các dụng cụ chứa rác của các hộ gia đình, chưa chú ý đến việc quét dọn đường làng, ngõ xóm
+ Trên địa bàn thị trấn hoàn toàn chưa được phổ biến về phân loại rác thải nên nhận thức của người nhân còn kém. Nhiều người còn cho rằng rác là thứ bỏ đi không cần mất công phân loại. Một số hộ nhận thức được tầm quan trọng của phân loại rác thì cho rằng khó có thể thực hiện trong điều kiện hiện nay khi mà có phân loại thì lúc thu gom các loại rác vẫn được đổ chung với nhau.
+ Lượng CTR sinh hoạt thu gom được chiếm tỷ lệ còn thấp so với thực tế
+ CTR thu gom được hầu hết được chôn lấp tự nhiên, đốt hoặc đổ bừa bãi lấn chiếm sang khu vực xung quanh.
+ Ý thức của người dân chưa cao, vẫn còn hiện tượng đổ rác không đúng quy định làm mất mỹ quan, tăng thêm sự vất vả của công nhân thu gom.
+ Việc áp dụng các văn bản pháp luật trong công tác quản lý và xử lý rác thải chưa phát huy được trong thực tế, chưa áp dụng các hình phạt đối với người đổ rác không đúng nơi quy định.
2.6.2: Thuận lợi: Thị trấn Nghèn đã chủ động trong việc kêu gọi quần chúng nhân dân vào việc bảo vệ môi trường, đã có bãi xử lý CTR tập trung, đã thành lập được các tổ, đội hoặc các HTX môi trường tập trung thu gom vận chuyển CTR
- Các tổ chức đoàn thể như mặt trận nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên.... trong thời gian qua đã tích cực trong việc thu gom rác ở thị trấn làm cho môi trường ở thị trấn sạch sẽ
- Đã tích cực vận động kịp nhân dân để đóng góp kinh phí phục vụ cho công tác thu gom, xử lý CTR, mặc dù số lượng đóng góp còn thấp và nguồn kinh phí còn hạn hẹp.
- Nguyên nhân
+ Nguyên nhân khách quan: Thị trấn Nghèn có vai trò trung tâm kinh tế xã hội của Huyện Can Lộc. đang trong quá trình đổi mới, đảy mạnh phát triển kinh tê, hình thành các khu dân cư, cum công nghiệp nên dân số tăng, đời sống nhân dân được cải thiện dẫn đến lượng rác phát sinh ở thị trấn tăng lên.
+ Nguyên nhân chủ quan:
. Ở thị trấn chưa có quy hoạch rổng thể quản lý CTR
. Nguồn kinh phí dành cho công tác quản lý CTR còn hạn hẹp
. Bãi chôn lấp CTR ở thị trấn nghèn chưa được đầu tư xây dựng đảm bảo đúng quy định an toàn vệ sinh
. Các cơ quan chức năng cũng như đơn vị thu gom, xử lý CTR chưa xây dựng cơ chế quản lý CTR và có biện pháp tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư ở các thôn.
Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn tĩnh Hà Tĩnh nói chung và thị trấn nghèn nói riêng.
3.1: sử dụng các công cụ kinh tế: Ta áp dụng các công vụ kinh tế, mở rộng ra phí đối với CTR công nghiệp, mức phí CTR công nghiệp phải hướng tới đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển xử lý và chôn lấp
- Phí người dùng: Đây là khoản phí mà người sử dụng dịch vụ phải trả cho các dịch vụ môi trường như thu gom hay xử lý các CTR, làm sạch môi trường, cảnh quan nguồn nước. được áp dụng cho thị trấn, thu gom CTR đô thị, thu phí theo hộ gia đình ở thị trấn Nghèn 10.000 đồng/ tháng. Mở rộng ra phí đối với CTR công nghiệp, mức phí CTR công nghiệp
- Phí đồ bỏ CTR: Thường áp dụng cho các khu vực sản xuất công nghiệp. lớp ô tô, cặn dầu nhớt, xử lý tốn kém chi phí theo các loại CTR mà thu phí
- Phí theo sản phẩm: Đây là khoản phí được đưa vào giá bán các sảo phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng, buôn bán, kinh doanh,phải thu hồi bao bì, dầu thải...để giảm thiểu ô nhiễm. hệ thống ký quỹ và hoàn trả như khi mua bia thì phải trả tiền vỏ chai......
3.2: Các giải pháp chủ yếu
3.2.1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức công đồng:
- Xác định xử lý chất thải, bảo vệ môi trường trên địa bàn thị trấn vừa có tính cấp bách vừa là vấn đề cơ bản lâu dài cho phát triển kinh tế- xã hội bền vững đẻ dẩy mạnh công tác tuyên truyền.
- Tiến hành phân loại rác tại nguồn, tuyên truyền cho người dân biết cách phân loại rác thải trước khi đem thải bỏ. Thực hiện quản lý rác theo phương thức 3R (reduce - giảm thiểu, reuse - tái sử dụng, recycle - tái chế).
Reduce: Giảm thiểu, đó là việc hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng các loại túi nilon, các loại đồ hộp phục vụ ăn uống….
Reuce: Tái sử dụng, đó là việc phân loại và tận dụng những phế liệu bán cho người thu mua và tái chế, thực phẩm dư thừa tận dụng cho chăn nuôi.
Recycle: Tái chế, tận dụng các loại chất thải hữu cơ dễ phân hủy để sản xuất phân bón, sản xuất khí sinh học.
- Đầu tư kinh phí vào các phương tiện, thiết bị thu gom rác thải vì các phương tiện và thiết bị thu gom rác còn thô sơ và còn quá ít
- Đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào việc đánh giá gia đình văn hóa. Những gia đình có ý thức trách nhiêm trong việc bảo vệ môi trường sẽ được tuyên dương và những gia đình thiếu ý thức cũng sẽ bị lêu tên trên loa phát thanh hàng ngày.
- Trường hợp thị trấn Nghèn thì phải có hình thức quảng cáo, áp phíc giáo dục... để thường xuyên tác động ý thức người dân về vấn đề rác thải.
- Tổ chức tuyên truyền rộng rải, vận động người dân bằng nhiều hình thức như: Đưa vào chương trình giáo dục phổ cập để giáo dục trẻ em thu gom, phân loại rác thải, xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền vận động cộng đồng thu gom, phân loại rác thải, phát hành tò rơi, băng rôn...thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân và cộng đồng người dân trên địa bàn thị trấn.
- Hướng dẫn dư luận trong việc khuyến khích, cổ vũ các hoạt động bảo vệ môi trường; tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng ở cơ sở; tạo phong trào thi đua xây dựng nếp sống mới; Tạo chuyển biến cơ bản trong nhận thức của nhân dân về ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, trong đó có việc thu gom, xử lý CTR
- Gắn sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị Đặc biệt là vai trò của người lãnh đạo đứng đầu trong điều hành chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường, xử lý chế biến chất thải. Cần thiết phải đưa công tác này vào thi đua khen thưởng và tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, đơn vị, cá nhân.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định các vi phạm về bảo vệ môi trường.
-Tuyên truyền, khuyến khích các thành phần kinh tế áp dụng công nghệ sản xuất sạch, giảm CTR; các cơ sở sản xuất hàn hóa áp dụng các giải pháp, công nghệ sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường.
3.2.2: Tập trung quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn thị trấn nói riêng và Hà Tĩnh nói chung:
Hoàn thành việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới thu gom, xử lý CTR trên địa bàn tĩnh nói chung và thị trấn nói riênng theo hướng:
- Tùy theo từng địa bàn, dân cư, vị trí địa lý cụ thể, từng địa phương quy hoạch một địa điểm xử lý CTR tập trung có quy mô phù hợp. Trước mắt tập trung ưu tiên dành đất tối thiểu cho các khu xử lý, bãi trung chuyển CTR như sau:
+ Thôn, xóm: Xây dựng trạm trung chuyển từ 500-:5.000m2
+ Xã:khu xử lý 1,0-:3.0ha, đảm bảo tất cả các xã có quy hoạch bãi rác hợp vệ sinh theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
+ Thị trấn: Khu xử lý 5-:10ha, trạm trung chuyển ở phường: 500-: 5.000m2
+ Huyện:khu xử lý từ 10-:50ha
+ Vùng hoặc liên huyện: khu xử lý lớn hơn 50ha.
- Các khu xử lý CTR vệ sinh phải xây dựng đúng quy định, theo quy hoạch được duyệt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Giai đoạn 2010 -: 2015, hoàn thành việc đầu tư đưa nhà máy chế biến CTR được diều chỉnh, bổ sung trong quy hoạch quản lý CTR vào hoạt động. Ưu tiên cho các nhà máy phục vụ thành phố Hà Tĩnh, Thị Xã Hồng Lĩnh, các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm của tĩnh.
- Đầu tư xây dựng các khu xử lý CTR tập trung tại thị trấn. Nâng cấp và xây dựng các bãi chôn lấp rác thải đang hoạt động có hiệu quả trên địa bàn thị trấn.
- Thành lập các tổ, đội môi trường ở địa bàn từng thôn, hợp tác xã ở môi trường địa bàn xã và thống kê lượng rác, phương tiện vận chuyển, cần phục vụ công tác trên diện rộng từng thôn.
3.2.3: Xây dựng các cơ chế chính sách thúc đẩy nhanh việc xã hội hóa công tác thu gom , xử lý, chế biến CTR:
- Làm rõ trách nhiệm việc phân công xã hội trong cộng đồng và trong các cấp chính quyền:
+ Từng hộ gia đình ở nông thôn phải có ý thức trong việc phân loại xử lý rác ( hữu cơ, vô cơ, độc hại, không độc hại...). Gia đình dành quỹ đất thích hợp để xử lý như đốt, chôn, làm phân bón, xây Bể biogas để tận dụng làm khí đốt, ánh sánh phục vụ sản xuất. Hộ gia đình ở thị trấn Nghèn chủ động trong việc phân loại rác tại nguồn theo quy định chung, nâng cao ý thức vệ sinh cộng đồng trong khu phố.
+ Ở thôn, xóm, khối phố trong thị trấn Nghèn: Tích cực tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho tùng gia đình về chủ trương bảo vệ môi trường. Xây dựng hình thức tự quản gắn liền công tác an ninh trật tự với công tác bảo vệ môi trường. Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường gắn liền với quy ước, hương ước làng, xã, khối phố văn hóa. Quản lý và điều hành các bãi tập trung xử lý hoặc trung chuyển chất thải trên địa bàn. Ưu tiên dành quỹ đất theo quy hoạch để xây dựng các bãi xử lý, trung chuyển. Phân công, tổ chức nhân lực quản lý trong công tác bảo vệ môi trường ở các bãi xử lý CTR trên địa bàn. Xây dựng chương trình, kế hoạch, chế độ, chính sách hỗ trợ cho các thôn, xóm, khối phố để thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Thường xuyên kiểm tra phân loại thu gom trong cộng đồng người dân và quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý của các HTX, các tổ đội môi trường.
+ Các doanh nghiệp, các công sở: Xây dựng ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường trong công sở, doanh nghiệp. Chủ động phân loại rác tại phòng ban trước khi tập trung về bãi tập trung của doanh nghiệp, công sở.
+ Các khu, cụm làng nghề: Bắt buộc phải có khu xử lý CTR tập trung. Tách CTR công nghiệp nguy hại ra khỏi CTR thông thường; Đóng gói lưu kho, bảo quản CTR công nghiệp nguy hại xử lý tại khu xử lý CTR công nghiệp tập trung. Đối với CTR công nghiệp thông thường xử lý theo quy trình đối với CTR đô thị chuyển về các khu xử lý CTR.
- Căn cứ các quy định hiện hành, nghiên cứu đề xuất mức thu phí vệ sinh môi trường và khung giá cho các hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý CTR cho phù hợp với điều kiện từng khu vực; có biện pháp thu đúng, thu đủ theo thẩm quyền đối với nguồn thu ngân sách trong phạm vi phân cấp, gồm thuế và phí vệ sinh môi trường. Các tổ chức, các nhân, gia đình có trách nhiệm đống phí vệ sinh để thu gom và xử lý CTR theo quy định.
- Áp dụng các chính sách ưu đãi hiện hành, đồng thời đề xuất các cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích, huy động nguồn lực trong nhân dân và các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và thu gom, xử lý CTR nói riêng.
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất hàng hóa có những nghiên cứu nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của CTR sau khi tiêu dùng hàng hóa; Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, giảm vật liệu bao bì đóng gói; thay đổi thói quen tiêu dùng...
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư xây dựng các khu xử lý CTR áp dụng công nghệ mới, tiên tiến bằng các nguồn vốn vay ưu đãi của nước ngoài và nguồn vốn ODA, WB...
- Vận động thành lập các tổ thu gom rác dân lập dưới sự hướng dẫn về quy trình công nghệ thu gom, vận chuyển của công ty một thành viên quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh. Ngân sách các cấp hỗ trợ cho các tổ dịch vụ mua sắm thiết bị, dụng cụ thu gom, chuyên chở rác, cơ chế hoạt động láy thu bù chi.
- Thành lập các HTX dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải ở thi trấn.
- Khuyến khích các tổ chức thành lập các công ty cổ phần dịch vụ môi trường: tổ chức thu gom, chuyên chở rác thải trên địa bàn thị trấn đến bãi chôn lấp, quét dọn vệ sinh đường phố, ngõ xóm, nhà vệ sinh công cộng
3.2.4: Cơ chế chính sách hỗ trợ:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, tổ, đội hoạt động thu gom CTR về: Đào tạo nhân lực, phương tiện vẩn chuyển, trang thiết bị thu gom, đất xây dựng trụ sở làm việc.
- Hỗ trợ cho các địa phương và cac hộ gia đình trong vùng ảnh hưởng của các khu xử lý CTR.
- Các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng khu xử lý CTR: Ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê và chi phí giải phóng mặt bằng, ưu đãi về thuế, hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý CTR và đào tạo lao động theo thông tư 121/2008/TT - BTC ngày 12/12/2008 của bộ tài chính về hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý CTR.
- Bố trí vốn đầu tư từ ngân sách địa phương để xây dựng hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp điện; Hệ thống thông tin liên lạc; Hệ thống cấp nước, thoát nước đến chân hàng rào công trình xử lý CT
3.2.5: Nguồn lực tài chính để thực hiện quản lý CTR trên địa bàn thị trấn
- Đối với các HTX môi trường được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100 triệu đồng, ngân sách huyện tối thiểu 50 triệu đồng, số còn lại do HTX huy động mua 01 xe ô tô vận chuyển rác thải. (Nghị quyết số 122/2010/NQ - HDND ngày 30/7/2010 của HDND tỉnh về việc phê duyệt đề án" phát triển kinh tế tập thể Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2015").
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ huyện từ nguồn chi phí sự nghiệp theo dự toán hằng năm để đảm bảo một phần chi phí vận chuyển CTR từ các bãi CTR tập trung của các xã, thị trấn về khu xử lý CTR tại cac khu xử lý tập trung của huyện.
- Nguồn thu phí vệ sinh: Đảm bảo chi phí thu gom CTR về các bãi tập trung của các xã, thị trấn và một phần chi phí vận chuyển CTR từ các bãi tập trung của các xã, thị trấn đến khu xử lý tập trung của huyện. Mức thu phí phải phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện kinh tế, thu nhập của người dân từng địa phương.
- Tranh thủ các nguồn viện trợ ODA của các nước, các tổ chức phi chính phủ, các nguồn tài trợ quốc tế, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực này.
3.2.6: Xây dựng mô hình quản lý , thu gom, xử lý CTR thải:
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR dưới nhiều hình thức khác nhau...
- Cũng cố, phát huy vai trò các doanh nghiệp công ích, HTX, tổ dội môi trường đang hoạt động có hiệu quả trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR tham gia thu gom, vận chuyển và xử lý CTR thải.
- Đối với CTR nguy hại: các chủ nguồn thải phát sinh CTR nguy hại có trách nhiệm ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng và giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý theo đúng qui định.
3.2.7: Công nghệ áp dụng:
Áp dụng công nghệ tiên tiến để xử lý triệt để chất thải, giảm thiểu khối lượng CTR phải chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất sử dung chôn lấp và đảm bảo vệ sinh môi trường; lựa chọn công nghệ phù hợp điều kiện cụ thể của từng khu vực trong các khâu thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý CTR. Thị trấn có thể lựa chọn áp dụng các công nghệ xử lý sau:
- Chôn lấp hợp vệ sinh. Bãi chôn lấp phải có lớp lót chống thấm đáy và thành bãi, có hệ thống thu gom và xử lý nước rác đạt cấp B của TCVN 5942 -1995, có đủ khoảng cách ly và trồng cây xanh xung quanh theo quy định
- Chế biến thành phân vi sinh(yếm khí hoặc hiếu khí)
- Tái sử dụng và tái chế CTR( triển khai kế hoạch chiến lược 3R: Phân loại CTR từ các hộ gia đình).
- Công ngệ chế biến khí biogas
- Công ngệ đốt CTR
3.2.8: Tăng cường quản lý nhà nước với hoạt động thu gom, xử lý CTR trên địa bàn:
- Tổ chức các khóa đào tạo và tập huấn về nghiệp vụ quản lý CTR cho các cơ quan và đơn vị như: Phòng tài nguyên và môi trường, công thương, các HTX, tổ, Đội VSMT và một số đối tượng khác bằng cách tổ chức đi tham quan học tập hoặc thuê chuyên gia về giảng dạy...
- Tổ chức tập huấn, hội nghị trao đổi chia sẽ kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực quản lý, cũng như công tác vận hành, thu gom, xử lý chất thải.
- Xây dựng quy chế, quy trình thu gom, xử lý CTR trên địa bàn .
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng kịp thời cho hoạt động thu gom, xử lý CTR.
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến công tác thu gom, xử lý CTR
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chuyên môn cấp huyện đối với hoạt động thu gom, xử lý CTR trên địa bàn.
3.2.9: Khen thưởng và xử phạt:
- Khen thưởng: Hằng năm tổ chức bình bầu, khen thưởng các địa phương, tổ chức, cá nhân có thành tích tốt trong công tác môi trường đặc biệt là về quản lý CTR gắn liền với xóm, khối phố văn hóa, gia đình văn hóa.
- Xử phạt: Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi vi phạm bảo vệ môi trường, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định taị Nghị định số 81/2006/NĐ - CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
- Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi có ý vi phạm và gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3.3: Biện pháp xử lý
Theo xu thế phát triển kinh tế như hiện nay thì trong thời gian tới thành phần và tính chất rác thải sinh hoạt sẽ phức tạp hơn trước rất nhiều, đó là sự gia tăng về khối lượng cũng như thành phần rác thải do đó cần có những biện pháp xử lý thích hợp.
+ Đối với rác thải hữu cơ như: thực phẩm thừa, lá cây, phế thải nông nghiệp…
- Sử dụng biện pháp làm phân ủ: đây là biện pháp được áp dụng phổ biến ở nhiều tỉnh thành trong cả nước mang lại hiệu quả rất cao trong xử lý rác thải. Có thể kết hợp phương pháp này với việc ủ phân chuồng, bùn thải biogas cũng như tận dụng được nguồn rác làm phân bón ruộng hoặc bón cho cây trồng lâu năm giúp tiết kiệm được chi phí trong sản xuất. Tuy nhiên loại phân ủ này vẫn còn chứa nhiều vi sinh vật có hại sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe con người nếu không được xử lý cẩn thận.
- Có thể sản xuất khí sinh học tại hộ gia đình vào những vụ thu hoạch, tận dụng phế thải đồng ruộng, chất thải chăn nuôi và một phần chất thải sinh hoạt.
- Xây dụng nhà máy xử lý rác làm phân vi sinh chung cho cả huyện sử dụng vào sản xuất nông nghiệp phục vụ nhân dân trong huyện như vậy sẽ tận dụng được triệt để nguồn rác thải hữu cơ.
+ Đối với rác thải không tái chế được như: gạch ngói, đất đá, thủy tinh…biện pháp xử lý thích hợp là chôn lấp. Hiện nay, biện pháp mà thị trấn áp dụng là chôn lấp tại bãi rác chung của thị trấn nghèn.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
3.1: Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu có thể đưa ra một số kết luận sau:
+ Thị trấn Nghèn nằm ở vị trí khá thuận lợi, là trung tâm giữa điểm hai cực phát triển thành phố Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh. Là nơi trung tâm phát triển kinh tế xã hội của huyện Can lộc, nơi cung cáp dịch vụ phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ du lịch, hạt nhân thúc đảy quá trình đô thi của huyện. có tiềm năng phát triển kinh tế cao, tốc độ đô thị hóa nhanh nên lượng rác thải trong sinh hoạt hàng ngày cao. Thị trấn là nơi có kinh tế và mức sống cao nhất trong huyện Can Lộc nên lượng rác thải phát sinh tại đây là rất lớn,. Vào các ngày cuối tuần, các ngày lễ tết lượng rác thải phát sinh lại tăng mạnh. Hàng ngày lượng rác thải sinh hoạt hộ gia đình chiếm 68.23% tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị trấn.
+ Công tác thu gom, vận chuyển rác thải đã được thực hiện trong khu vực nhưng hiệu quả thu gom mới chỉ đạt ở mức tương đối. Mặt khác công tác xử lý rác thải trên địa chưa được quan tâm về nhân lực, đầu tư công nghệ và quản lý. ở đây đã có bãi xử lý rác tập trung nhưng vẩn chưa đảm bảo vệ sinh môi trường.
+ Tại khu vực nghiên cứu, công tác quản lý rác thải hầu như đã được quan tâm đúng mức.
+ Rác thải chưa được phân loại tại nguồn, chưa áp dụng phương pháp phân loại và thu gom hợp vệ sinh. Theo kết quả điều tra thì người dân sẵn sàng phân loại rác thải nếu được hướng dẫn, đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiến tới thực hiện phân loại rác tại nguồn trên địa bàn thị trấn.
+ Công tác tuyên truyền và giáo dục môi trường cho người dân đã được thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, dẫn đến ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường còn thấp gây khó khăn cho công tác quản lý
Bên cạnh những thành tựu khoa học kỹ thuật, sự phát triển rộng rãi của thông tin đại chúng thì mỗi ngày cành nhận thức rõ ràng: Sống trong một môi trường lành mạnh là lợi ích của mỗi người, bảo vệ môi trường là việc không của riêng ai. Để bảo vệ môi trường thì việc xác định khối lượng, thành phần và lợi ích của quá trình thu gom là yếu tố không thể thiếu. Từ những vấn đề tổng quan về rác thải, hiện trạng của quá trình thu gom, vận chuyển đến phân tích hiệu quả kinh tế- xã hội - môi trường của hoạt động. ta thấy cần phải thay đổi cách nhìn hay cách tiếp cận về rác thải, trước đây chúng ta thường nghĩ rác thải không có giá trị nhưng qua quá trình tiếp cận, nghiên cứu ta thấy hoàn toàn ngược lại. Từ đó ta rút ra một cách tiếp cận khác về vấn đề rác thải." rác là nguồn tài nguyên không bao giờ cạn kiệt, nó phát triển tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội" .
Vậy khi nghiên cứu đánh giá hiện trạng của rác thải sinh hoạt và đề xuất giải pháp, thì hầu hết đều có thể tái chế sử dụng và tất nhiên khối lượng của rác tăng theo sự phát triển của xã hội. Như vậy, chỉ còn vấn đề lớn nhất đó là công nghệ cho việc tái chế phải đảm bảo khía cạnh môi trường, khía cạnh kinh tế. Cuộc sống của chúng ta hiện nay và tương lai của các thế hệ mai sau phụ thuộc vào những hành động của chúng ta ngày nay, vì vậy cần phải có những hành động đòi hỏi sự phối hợp chung của tất cả mọi người trong quá trình bảo vệ môi trường.
Qua phân tích và đánh giá số liệu của khóa luận thực tập ta thấy được giá trị to lớn của việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Đặc biệt chúng ta đã đề xuất được giải pháp " xã hội hóa việc thu gom rác thải", giải pháp này mang tính khoa học và là một giải pháp triệt để.
3.2: Kiến Nghị
Để có thể thực hiện tốt công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn, tôi xin đưa ra một số đề nghị như sau:
+ Tăng cường hiệu quả của công tác phân loại , thu gom và đổ thải rác có hiệu quả.
+ Tăng cường nhận thức cho cán bộ và nhân dân về bảo vê môi trường
+ Phải đề xuất cơ chế, chính sách dối với công tác thu gom, vận chuyển CTR
+ Cần có cán bộ chuyên trách về vệ sinh môi trường ở cấp cơ sở, nâng cao năng lực quản lý rác thải từ cấp huyện đến cấp xã.
+ Thành lập các tổ hoạt động bảo vệ môi trường, phát huy vai trong các tổ chức quần chúng như hội phụ nữ, hội người cao tuổi, đoàn thanh niên…
+ Tổ chức phổ biến kiến thức về môi trường cho người dân đồng thời cần có chế tài xử phạt đối với các đơn vị, cá nhân xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định nhằm nâng cao ý thức của người dân.
+ Xây dựng kế hoạch xử lý tổng hợp rác thải cho toàn khu vực như xây dựng khu xử lý rác làm phân vi sinh, xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh vận hành đúng quy trình kỹ thuật.
+ UBND thị trấn Nghèn Chủ động lập kế hoạch, phương án quy hoạch, xây dựng, triển khai cong tác thu gom, xử lý, chế biến CTR trên địa bàn thị trấn, chỉ đạo thị trấn thực hiện tốt công tác này.
+ Đội công tác thu gom thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR; Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng, hiệu quả thu gom, vận chuyển xử lý CTR.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_hoan_chinh.doc