Vì điều kiện hạn chế nên trong nghiên cứu của mình, chúng tôi không theo dõi sát được mức độ kiểm soát chuyển hoá của đối tượng nghiên cứu, tuy nhiên chúng tôi có ghi nhận được mức đường máu lúc đói khi mới nhập viện của các đối tượng này. Khi tiến hành so sánh tình trạng QR với ngưỡng đường máu lúc đói theo các nhóm tăng nhẹ ( < 10.1 mmol/l), nhóm tăng vừa ( 10.1 – 20 mmol/l) và nhóm tăng cao ( > 20 mmol/l) chúng tôi thấy tỉ lệ viêm lợi đơn thuần (không phát hiện túi QR ≥ 4 mm tại thời điểm nghiên cứu) giảm dần tỉ lệ nghịch với ngưỡng đường máu; ngược lại tỉ lệ VQR lại tăng dần tỉ lệ thuận với ngưỡng đường máu tăng cao. Từ nhận xét này chúng tôi thấy rằng chính lượng đường máu, hay nói cách khác là sự kiểm soát chuyển hoá ở người ĐTĐ có lẽ mới chính là tác nhân làm trầm trọng sức khoẻ QR.
72 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tình trạng quanh răng ở bệnh nhân đái tháo đường được điều trị nội trú tại khoa nội tiết bệnh viện Bạch Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố DI-S và chỉ số CI-S.
Chọn răng và mặt răng đại diện cho vùng lục phân:
Nhóm răng hàm: Răng 16, 26 khám mặt ngoài; Răng 36, 46 khám mặt lưỡi. Khi các răng đại diện mất thì chúng tôi thay thế bằng răng hàm lớn thứ 2 (nếu có).
Nhóm răng cửa: Khám mặt ngoài răng 11, 31. Khi các răng đại diện mất thì chúng tôi thay thế bằng các răng cùng tên bên đối diện (nếu có).
Cách tiến hành:
Sử dụng chất chỉ thị màu Erythrosin để nhuộm màu mảng bám răng (MBR). Chúng tôi sử dụng Erythrosin ở dạng dung dịch súc miệng (công thức: 6 gram F.D & C đỏ số 28 trong 100 ml nước).
Hướng dẫn bệnh nhân xúc miệng bằng dung dịch Erythrosin trong vòng 30 – 60 giây, sau đó xúc miệng lại bằng nước lọc cho tới khi nước trong là được. MBR sẽ bắt màu đỏ, màu càng sẫm thì MBR càng dầy.
Dùng cây thăm QR và quan sát bằng mắt thường dưới ánh sáng vừa đủ.
Kết quả:
Chỉ số mảng bám răng (DI-S) có 4 mức độ:
0 : Hoàn toàn không có MBR.
1 : Mảng bám mềm, phủ không quá 1/3 bề mặt từ cổ răng.
2 : Mảng bám mềm phủ 1/3-2/3 bề mặt thân răng.
3 : Mảng bám mềm phủ > 2/3 bề mặt răng.
Chỉ số cao răng (CI-S) có 4 mức độ:
0 : Không có cao răng.
1 : Cao răng trên lợi phủ không quá 1/3 bề mặt răng.
2 : Cao răng trên lợi bám từ 1/3-2/3 bề mặt thân răng, hoặc có ít cao răng dưới lợi.
3 : Cao răng trên lợi bám >2/3 bề mặt thân răng, có cao răng dưới lợi.
Cách tính:
DI-S = Tổng các chỉ số đánh giá chia cho tổng số răng khám.
CI-S = Tổng các chỉ số đánh giá chia cho tổng số răng khám.
OHI-S = DI-S + CI-S
Ngưỡng đánh giá của OHI-S
Mức đánh giá
Mã số
Rất tốt
0
Tốt
0.1 – 1,2
Trung bình
1,3 – 3,0
Kém (nặng)
3,1 – 6,0
Chỉ số CPITN.
Lựa chọn răng:
Chia cung răng thành 6 vùng lục phân (sextant). Vùng lục phân phải còn ít nhất 2 răng trở lên còn chức năng (nghĩa là răng không có chỉ định nhổ). Khi vùng chỉ còn 1 răng thì tính sang vùng kế bên. Vùng không còn răng thì gạch chéo (X). Chỉ tính răng 8 khi nó thế chỗ chức năng cho răng 7.
Cách tiến hành:
Sử dụng cây thăm dò của WHO để xác định chảy máu, cao răng và độ sâu
của túi lợi.
Chúng tôi khám tất cả các răng của vùng lục phân, nhưng chỉ ghi nhận mã số cao nhất để đại diện cho vùng lục phân đó.
Hình minh họa đo tình trạng QR bằng cây thăm dò của WHO.
Kết quả: có 5 mức độ được ghi:
Code 0 = Tổ chức QR bình thường.
Code 1 = Chảy máu sau thăm nhẹ.
Code 2 = Cao răng trên hoặc dưới lợi.
Code 3 = Túi sâu 4-5 mm.
Code 4 = Túi bệnh lý sâu ≥ 6 mm.
Phân loại nhu cầu điều trị QR:
Bệnh nhân được phân loại các mức (0, I, II, III) nhu cầu điều trị theo mã số cao nhất trong khi khám.
0 = Không cần điều trị (code 0).
I = Hướng dẫn VSRM (code 1).
II = Hướng dẫn VSRM + lấy CR và làm nhẵn mặt chân răng, loại trừ mảng bám, sửa lại sai sót trong hàn răng và chụp răng (code 2, 3).
III = I + II + điều trị phức hợp lấy CR và làm nhẵn mặt chân răng, nạo mở có tê và phẫu thuật ( code 4).
Mất bám dính quanh răng.
Khái niệm:
Mất bám dính QR: là khoảng cách từ chỗ nối men - xương răng (CEJ - cemento enamel junction) đến đáy túi lợi khi thăm dò. MBD là dấu hiệu duy nhất có thể đánh giá mức độ phá huỷ tổ chức QR, nó phản ánh gián tiếp mức tiêu xương ổ răng.
Cách tiến hành
Sử dụng cây thăm dò QR của WHO để xác định mức MBD.
Cầm cây thăm dò sao cho trục đầu cây thăm dò song song với trục của răng được khám. Đưa đầu cây thăm dò vào trong túi lợi ở 6 điểm cho mỗi răng: ngoài, trong (gần, giữa, xa) rồi lấy trung bình cho mỗi răng thăm dò để xác định độ mất bám dính QR. Khi lách đầu cây thăm dò vào túi lợi, đầu của cây thăm dò phải theo hình thái giải phẫu của bề mặt chân răng.
Hình minh họa đo mất bám dính QR bằng cây thăm dò của WHO.
Cách thức khám và ghi nhận độ MBD một cách nhanh chóng và tin cậy nhất là ghi ngay mã số sau khi khám tình trạng QR. Đôi khi mã số cao nhất trong tình trạng QR và độ MBD không nhất thiết phải trên cùng một răng.
Chúng tôi ghi mã số MBD lớn nhất đại diện cho mỗi vùng lục phân, đồng thời ghi tổng số răng bị MBD của đối tượng vào mẫu phiếu nghiên cứu.
Kết quả mã số về độ MBD [51]:
0 : MBD 0 – 3 mm (CEJ không thấy và mã số CPI từ 0 – 3)
Mã số 0 có thể ghi khi CEJ không thấy được và mã số CPI là 4.
1 : MBD 4 – 5 mm (CEJ trong vạch đen).
2 : MBD 6 – 8 mm (CEJ giữa vạch đen trên và vạch 8.5 mm).
3 : MBD 9 – 11 mm (CEJ giữa vạch 8.5 mm và vạch 11.5 mm).
4 : MBD 12 mm (CEJ ngoài vạch 11.5 mm).
X : Sextant loại trừ ( Còn < 2 răng trên 1 sextant).
9 : Không ghi nhận được (không thấy được CEJ do không xác định hay không phát hiện được).
Tình hình mất răng do VQR:
Thăm khám, phát hiện và ghi lại tình hình mất răng do VQR ở mỗi bệnh nhân vào mẫu phiếu nghiên cứu.
Chúng tôi tiến hành đếm số răng mất, ghi tổng số răng mất cho mỗi hàm trên và dưới. (Qui ước không tính răng số 8).
Hạn chế sai số.
Các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được thông báo, giải thích cụ thể về mục đích yêu cầu của nghiên cứu, đồng thời chỉ tiến hành khi đối tượng hợp tác tốt nhất.
Công việc thăm khám, đánh giá và ghi kết quả vào phiếu điều tra được thực hiện bởi một nhóm duy nhất gồm 2 người. Tác giả là người trực tiếp thăm khám, một thư ký (được tập huấn kỹ càng) đảm nhiệm ghi số liệu vào phiếu điều tra.
Để đảm bảo độ trung thực và tin cậy của số liệu, chúng tôi tiến hành thử độ chính xác giữa 2 lần khám bằng cách khám 5 bệnh nhân theo các tiêu chuẩn 2 lần vào 2 gày liên tiếp.
So sánh kết quả giữa 2 lần khám chúng tôi thấy có 4 bệnh nhân số liệu giữa 2 lần khám hoàn toàn giống nhau, 1 bệnh nhân bị sai lệch 2 thông số trên tổng số 48 thông số được ghi nhận đạt tỉ lệ kiên định 95.8%. Theo thông lệ quốc tế thì tỉ lệ này được chấp nhận và số liệu đảm bảo độ tin cậy.
Xử lý số liệu.
- Số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm EPI-INFO 6.04
- Kiểm định sự khác biệt giữa các tỷ lệ bằng thuật toán χ2 với p = 0,05 và p = 0,01.
Khía cạnh đạo đức của đề tài.
- Được sự đồng ý của thầy hướng dẫn khoa học. Sự đồng tình ủng hộ của ban lãnh đạo khoa nội tiết, khoa răng hàm mặt – bệnh viện Bạch Mai.
- Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc giữ gìn VSRM.
- Trong khi thăm khám nếu phát hiện thấy có trường hợp mắc bệnh QR nặng, sẽ gửi bệnh nhân tới khoa răng hàm mặt để điều trị phối hợp.
- Kết quả nghiên cứu sẽ được công bố và đưa ra các khuyến cáo, đề xuất các biện pháp can thiệp nhằm kiểm soát các yếu tố nguy cơ, giúp cho công tác dự phòng và điều trị bệnh QR đạt kết quả tốt hơn.
Chương 3
kết quả Nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi giới.
Giới
Tuổi
Nam
Nữ
Tổng số
n
%
n
%
n
%
35 – 44
7
9.0
3
2.6
10
5.2
45 – 64
44
56.4
55
48.3
99
51.6
65 – 74
20
25.6
40
35.1
60
31.2
≥ 75
7
9.0
16
14
23
12
Tổng
78
40.6
114
59.4
192
100
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới.
Nhận xét:
Về độ tuổi:
Lứa tuổi từ 35 – 44 và ≥ 75 thấp. Chiếm đa số là lứa tuổi từ 45 – 64 với tỉ lệ 51.6% và lứa tuổi từ 65 – 74 chiếm 31.2%.
Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là: 61.281 ± 10.874 (tuổi).
Về giới:
Nam chiếm tỉ lệ 40.6%, nữ chiếm tỉ lệ 59.4%.
Nữ mắc bệnh nhiều hơn nam và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.01.
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng theo thời gian phát hiện mắc ĐTĐ.
ĐTĐ
Giới
≤ 1 năm
2 – 5 năm
6 – 10 năm
> 10 năm
Tổng
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
Nam
36
46.2
22
28.2
12
15.4
8
10.2
78
40.6
Nữ
25
21.9
32
28.1
32
28.1
25
21.9
114
59.4
Tổng
61
31.8
54
28.1
44
22.9
33
17.2
192
100
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng theo thời gian mắc ĐTĐ
Nhận xét:
Bệnh nhân mắc ĐTĐ ≤ 1 năm chiếm 31.8%
Bệnh nhân mắc ĐTĐ từ 2 năm trở lên chiếm 68.2%, trong đó số bệnh nhân mắc ĐTĐ > 10 năm là 33 người chiếm tỉ lệ 17.2% (đây là một tỉ lệ khá cao)
Thời gian phát hiện ĐTĐ trung bình của đối tượng nghiên cứu là: 5.635 ± 5.121 (năm).
ĐMVV
(mmol/l)
Giới
< 10.1
10.1 – 20
> 20
n
%
n
%
n
%
Nam
15
19.2
46
59.0
17
21.8
Nữ
24
21.1
77
67.5
13
11.4
Tổng
39
20.3
123
64.1
30
15.6
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng theo ngưỡng đường máu lúc nhập viện.
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu theo ngưỡng đường máu lúc đói.
Nhận xét:
Đường máu lúc đói khi mới nhập viện của đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở mức tăng trung bình ( 10.1 – 20 mmol/l) chiếm tỉ lệ 64.1%
Trung bình đường máu lúc đói khi nhập viện là: 14.075 ± 5.593 (mmol/l)
Sự phân bố đối tượng nghiên cứu theo ngưỡng đường máu lúc đói khi nhập viện có sự khác biệt với p < 0.05.
Bảng 3.4. Đánh giá tình trạng mất răng chung ở 2 hàm
Mất R
Tuổi
Số người mất răng
Trung bình số răng mất
(± SD)
n
%
34 – 44
2
20.0
0.700 ± 1.494
45 – 64
64
64.6
3.596 ± 5.291
65 – 74
51
85.0
4.683 ± 4.630
≥ 75
21
91.3
10.130 ± 6.784
Tổng
138
71.9
4.563 ± 5.584
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ mất răng và số trung bình răng mất theo nhóm tuổi.
Nhận xét:
Tỉ lệ người bị mất răng tăng dần theo tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.01.
Tỉ lệ người bị mất răng chung của các đối tượng nghiên cứu là 71.9%.
Số trung bình răng mất cũng tăng dần theo nhóm tuổi với mức ý nghĩa p < 0.05.
Số trung bình răng mất của đối tượng nghiên cứu là 4.563 ± 5.584.
Bảng 3.5. Đánh giá tình trạng mất răng ở từng hàm riêng biệt:
Nhóm tuổi
n
Trung bình mất răng hàm trên
(± SD)
Trung bình mất răng hàm dưới
(± SD)
35 – 44
10
0.300 ± 0.949
0.400 ± 0.966
45 – 64
99
1.758 ± 3.195
1.838 ± 2.637
65 - 74
60
2.100 ± 2.673
2.583 ± 2.872
≥ 75
23
4.975 ± 4.280
5.174 ± 4.163
Nhận xét:
Trung bình mất răng ở cả hàm trên và hàm dưới đều tăng dần theo tuổi.
Trung bình mất răng ở 2 hàm không có sự khác biệt với p > 0.05.
Bảng 3.6. Nhận xét tình trạng mất răng theo thời gian phát hiện mắc ĐTĐ
T/gian phát hiện mắc ĐTĐ (năm)
Tổng số
Số người mất răng
TB số răng mất
(± SD)
n
%
≤ 1
61
39
63.9
4.098 ± 5.833
2 – 5
54
37
68.5
3.759 ± 5.270
6 – 10
44
34
77.3
5.523 ± 5.892
> 10
33
28
84.8
5.485 ± 5.227
Nhận xét:
Không có sự khác biệt về trung bình số răng mất theo thời gian mắc ĐTĐ.
Tuy nhiên tỉ lệ người bị mất răng có tăng lên theo thời gian mắc ĐTĐ, nhưng sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0.05.
Bảng 3.7. Đánh giá tình trạng lợi theo chỉ số GI
GI
Giới
Viêm lợi nhẹ
(GI = 1)
Viêm lợi TB
(GI = 2)
Viêm lợi nặng
(GI = 3)
n
%
n
%
n
%
Nam
30
38.5
35
44.9
13
16.7
Nữ
42
36.8
54
47.4
18
15.8
Tổng
72
37.5
89
46.4
31
16.1
Biểu đồ 3.5. Chỉ số GI theo giới.
Nhận xét:
Không BN nào có lợi hoàn toàn khoẻ mạnh, tỉ lệ viêm lợi là 100%.
Tỉ lệ viêm lợi giữa nam và nữ không có sự khác biệt với p > 0.05
Tỉ lệ viêm lợi trung bình và nặng chiếm 62.5%, trong đó tỉ lệ viêm lợi nặng là 16.1% đây là tỉ lệ khá cao và rất đáng quan tâm.
Bảng 3.8. Đánh giá trung bình chỉ số GI theo nhóm tuổi.
Nhóm tuổi
Trung bình chỉ số GI (± SD)
Chỉ số GI thấp nhất
Chỉ số GI cao nhất
35 – 44
(n = 10)
0.748 ± 0.574
0.12
2.00
45 – 64
(n = 99)
1.114 ± 0.639
0.10
2.70
65 – 74
(n = 54)
1.203 ± 0.630
0.12
2.75
≥ 75
(n = 23)
0.975 ± 0.655
0.12
2.80
Tổng
(n = 192)
1.109 ± 0.637
0.10
2.80
Nhận xét:
Nhìn chung, trung bình chỉ số GI tăng dần theo nhóm tuổi, tuy nhiên điều này không thể hiện ở nhóm tuổi trên 75 (có lẽ do ở nhóm tuổi này mất nhiều răng, trong đó có các răng chỉ số nên chỉ số GI không mang tính chất đại diện).
Trung bình chỉ số GI của đối tượng nghiên cứu là: 1.109 ± 0.637. Điều này thể hiện tình trạng lợi của các đối tượng nghiên cứu đều ở xung quanh mức viêm trung bình.
Bảng 3.9. Nhận xét mức độ viêm lợi theo ngưỡng đường máu lúc vào viện.
Viêm lợi
ĐM VV
(mmol/l)
Nhẹ
(GI mã số 1)
Trung bình
(GI mã số 2)
Nặng
(GI mã số 3)
n
%
n
%
n
%
< 10.1
(n = 39)
16
41.0
19
48.7
4
10.3
10.1 – 20
(n = 123)
49
39.8
55
44.7
19
15.5
> 20
(n = 30)
7
23.3
15
50.0
8
26.7
Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ mã số GI theo ngưỡng đường máu
Nhận xét:
GI mã số 1 (viêm lợi nhẹ) giảm khi ngưỡng đường máu lúc đói tăng cao.
Không có sự khác biệt về tỉ lệ GI mã số 2 giữa các nhóm ngưỡng đường máu tăng nhẹ ( 20 mmol/l).
GI mã số 3 tăng dần tỉ lệ thuận với sự tăng của ngưỡng đường máu lúc đói.
Bảng 3.10. Nhận xét mức độ viêm lợi theo thời gian phát hiện mắc ĐTĐ.
Viêm lợi
T/gian ĐTĐ
Nhẹ
(GI mã số 1)
Trung bình
(GI mã số 2)
Nặng
(GI mã số 3)
n
%
n
%
n
%
≤ 1
(n = 61)
25
41.0
30
49.2
6
9.8
2 – 5
(n = 54)
21
38.9
22
40.7
11
20.4
6 – 10
(n = 44)
12
27.3
22
50.0
10
22.7
> 10
(n = 33)
14
42.4
15
45.5
4
12.1
Tổng
(n = 192)
72
37.5
89
46.4
31
16.1
Nhận xét:
Không có sự khác biệt về tỉ lệ GI mã số 1 và 2 giữa các nhóm thời gian phát hiện mắc ĐTĐ với p > 0.05.
Có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ GI mã số 3 giữa nhóm có thời gian phát hiện mắc ĐTĐ trong vòng 1 năm so với các nhóm đối tượng có thời gian phát hiện mắc ĐTĐ trên 2 năm với p < 0.01.
Bảng 3.11. Đánh giá tình trạng vệ sinh răng miệng theo chỉ số OHI-S.
VSRM
Giới
Tốt
(OHI-S mã số1)
Trung bình
(OHI-S mã số 2)
Kém
(OHI-S mã số 3)
n
%
n
%
n
%
Nam
(n = 78)
4
5.1
29
37.2
45
57.7
Nữ
(n = 114)
13
11.4
49
43.0
52
45.6
Tổng
(n = 192)
17
8.9
78
40.6
97
50.5
Biểu đồ 3.7. Tình trạng VSRM theo chỉ số OHI-S.
Nhận xét:
VSRM của đối tượng nghiên cứu rất kém, OHI-S mã số 1 chỉ chiếm 8.9%, OHI-S mã số 2 và 3 chiếm 91.1%, trong đó OHI-S mã số 3 chiếm tới 50.5%.
Sự khác biệt về tỉ lệ VSRM tốt với tỉ lệ VSRM trung bình và kém này có ý nghĩa thống kê với p < 0.01.
Nữ VSRM tốt hơn nam, nhưng sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0.05.
Bảng 3.12. Đánh giá trung bình chỉ số OHI-S theo nhóm tuổi:
Nhóm tuổi
Trung bình chỉ số OHI-S (± SD)
Chỉ số OHI-S thấp nhất
Chỉ số OHI-S cao nhất
35 – 44
(n = 10)
2.904 ± 1.165
1.2
5.0
45 – 64
(n = 99)
3.121 ± 1.063
0.9
5.5
65 – 74
(n = 60)
2.988 ± 1.080
1.0
6.0
≥ 75
(n = 23)
2.965 ± 1.234
1.0
5.3
Tổng
(n = 192)
3.052 ± 1.088
1.0
6.0
Nhận xét:
Không có sự khác biệt về trung bình chỉ số OHI-S giữa các nhóm tuổi với p > 0.05.
Qua trung bình chỉ số OHI-S, tình trạng VS RM của các nhóm tuổi đều ở ngưỡng kém hoặc sấp sỉ kém.
Tất cả các nhóm tuổi đều có người VSRM tốt (OHI-S ≤ 1.2) và VSRM kém với OHI-S gần ngưỡng tối đa.
Trung bình chỉ số OHI-S của đối tượng nghiên cứu là: 3.052 ± 1.088.
Đánh giá mối tương quan của tình trạng VSRM qua chỉ số OHI-S với tình trạng lợi qua chỉ số GI.
Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tìm sự tương quan giữa chỉ số OHI-S với chỉ số GI trên 192 bệnh nhân nghiên cứu ta có hệ số tương quan Rxy = 0.6. Vì Rxy > 0 nên đây là tương quan đồng biến – Nghĩa là tình trạng VSRM kém sẽ làm viêm lợi nặng lên.
Với n = 192 và Rxy = 0.6 nên tương quan này chặt chẽ.
Đồ thị biểu diễn sự tương quan này sẽ thể hiện bằng 192 chấm nhỏ vây quanh đường thẳng y = 0.354x + 0.025 (y = Viêm lợi; x = VSRM).
Đồ thị 3.1. Tương quan giữa OHI-S và GI
Đánh giá mối tương quan của tình trạng VSRM qua chỉ số OHI-S với tình trạng QR qua trung bình chỉ số CPITN.
Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất để tìm sự tương quan giữa tình trạng QR và VSRM trên 192 bệnh nhân ta có hệ số tương quan Rxy = 0.73.
Vì 0.6 < R <1 nên đây là tương tương quan đồng biến chặt chẽ – Nghĩa là VSRM kém sẽ làm tình trạng QR nặng thêm.
Đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa chỉ số OHI-S với trung bình chỉ số CPI sẽ thể hiện bằng 192 chấm nhỏ quây xung quanh đường thẳng y = 1.383x + 0.043. (y = Tình trạng QR; x = VSRM).
y = 1.383x + 0.043
Đồ thị 3.2. Tươ ng quan giữa OHI-S với trung bình CPI
Đánh giá tình trạng mất bám dính (MBD) quanh răng theo cách chia độ của WHO.
Biểu đồ 3.8. Tỉ lệ MBD quanh răng theo độ
Nhận xét:
Tỉ lệ MBD độ 0 (MBD 0 – 3 mm) rất thấp chỉ chiếm 0.52%.
MBD độ 1 (MBD 4 – 5 mm) chiếm 41.67%.
MBD độ 2 (MBD 6 – 8 mm) chiếm 35.94%.
MBD độ 3 (MBD 9 – 11 mm) chiếm 19.79%.
MBD độ 4 (MBD ≥ 12 mm) chiếm 2.08%.
Bảng 3.13. Đánh giá tình trạng mất bám dính (MBD) quanh răng theo nhóm tuổi.
MBD
Tuổi
MBD
ít nhất (mm)
MBD
nhiều nhất
(mm)
Trung bình MBD
(± SD)
(mm)
Trung bình số răng MBD
(± SD)
35 – 44
n = 10
3.0
4.6
4.030 ± 0.424
6.600 ± 2.495
45 – 64
n = 99
4.0
10.3
5.427 ± 1.430
20. 507 ± 4.528
65 – 74
n = 60
4.0
12.2
7.495 ± 2.004
21.045 ± 4.587
≥ 75
n = 33
6.1
12.2
9.213 ± 1.691
23.111 ± 4.807
Tổng
n = 192
3.0
12.2
6.454 ± 2.177
11.141 ± 4.797
Nhận xét:
Trung bình MBD quanh răng tăng dần theo nhóm tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.01.
Trung bình số răng bị MBD cũng tăng dần theo nhóm tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.
Trung bình MBD quanh răng của đối tượng nghiên cứu là: 6.454 ± 2.177 (mm).
Bảng 3.13. Nhận xét mức độ MBD quanh răng theo thời gian phát hiện mắc ĐTĐ.
MBD
ĐTĐ
MBD
ít nhất
(mm)
MBD
nhiều nhất
(mm)
Trung bình MBD
(± SD)
(mm)
Trung bình số răng MBD (± SD)
≤ 1
(n = 61)
3.0
9.7
5.005 ± 1.438
8.836 ± 4.017
2 – 5
(n = 54)
4.0
12.2
6.054 ± 1.818
11.907 ± 4,992
6 – 10
(n = 44)
4.4
12.2
7.607 ± 2.076
12.364 ± 5.058
> 10
(n = 33)
4.8
12.1
8.252 ± 1.926
12.515 ± 4.040
Nhận xét:
Trung bình MBD tăng theo thời gian phát hiện mắc ĐTĐ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.01.
Trung bình số răng MBD cũng tăng dần theo thời gian phát hiện mắc ĐTĐ với mức ý nghĩa thống kê p < 0.05.
Bảng 3.14. Đánh giá tình trạng QR theo chỉ số CPITN: tỉ lệ người lành mạnh và có bệnh quanh răng.
Tuổi
Số người khám
Số người còn R
Tỉ lệ % người
Lợi lành mạnh
Chảy máu lợi
Cao răng
Túi nông
Túi
sâu
35 – 44
10
10
0
0
80.00
20.00
0
45 – 64
99
99
0
0
38.38
42.42
19.20
65 – 74
60
60
0
0
26.67
43.33
30.00
≥ 75
23
23
0
0
21.74
47.83
30.43
Tổng
192
192
0
0
33.85
42.71
23.44
Biểu đồ 3.9. Tỉ lệ người có mã số CPITN cao nhất khi thăm khám.
Nhận xét:
Không có tỉ lệ người có vùng QR lành mạnh và chảy máu lợi. 100% đối tượng nghiên cứu đều có cao răng, túi nông hoặc túi sâu.
Tỉ lệ cao răng giảm dần theo nhóm tuổi, trong khi đó tỉ lệ túi nông và tỉ lệ túi sâu lại tăng dần theo nhóm tuổi.
Tỉ lệ người có cao răng đơn thuần chiếm 33.85%, tỉ lệ người có túi bệnh lý rất cao chiếm tới 66.15%, trong đó túi sâu chiếm tỉ lệ 23.44%.
Tình trạng QR nặng dần lên theo nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.
Bảng 3.15. Đánh giá tình trạng QR theo chỉ số CPITN: Số trung bình sextants lành mạnh và có bệnh QR/ mỗi người.
Tuổi
Số người khám
Số người còn R
Số trung bình sextants
Lành mạnh
Chảy máu lợi
Cao răng
Túi nông
Túi
sâu
Mất răng
35 – 44
10
10
0.60
5.20
5.10
0.20
0
0.20
45 – 64
99
99
0.26
4.96
4.43
1.13
0.20
0.68
65 – 74
60
60
0.18
4.76
4.17
1.37
0.30
1.05
≥ 75
23
23
0.08
3.82
3.17
1.52
0.35
2.09
Tổng
192
192
0.23
4.82
4.23
1.35
0.24
0.94
Biểu đồ 3.10. Tình trạng quanh răng theo nhóm tuổi
Nhận xét:
Số trung bình sextant lành mạnh, cao răng, chảy máu lợi giảm dần theo nhóm tuổi.
Số trung bình sextant có túi nông, túi sâu và mất răng lại tăng dần theo nhóm tuổi.
Bảng 3.16. Đánh giá nhu cầu điều trị theo chỉ số CPITN.
Tuổi
Số người còn R
% TN0
% TN1
TN2
Số TB sextants có TN2
% TN3
Số TB sextants có TN3
35 – 44
10
0
100
100
5.10
0
0
45 – 64
99
0
100
100
4.43
19.20
0.20
65 – 74
60
0
100
100
4.17
30.00
0.30
≥ 75
23
0
100
100
3.17
30.43
0.35
Tổng
192
0
100
100
4.23
22.92
0.24
Nhận xét:
Không có tỉ lệ TN0.
Tỉ lệ TN3 tăng dần theo nhóm tuổi; Tỉ lệ TN3 chiếm 22.92% trong tổng số bệnh nhân thăm khám - Đây là con số đáng báo động.
Số trung bình sextants có TN2 giảm dần theo nhóm tuổi, nhưng số trung bình sextants có TN3 lại tăng lên theo nhóm tuổi.
Bảng 3.17. Nhận xét tình trạng bệnh lý vùng QR theo ngưỡng đường máu lúc đói khi nhập viện.
Tình trạng
QR
ĐMVV
(mmol/l)
Hoàn toàn lành mạnh
Viêm lợi đơn thuần
Viêm quanh răng
n
%
n
%
n
%
< 10.1
n = 39
0
0
16
41.0
23
59.0
10.1 – 20
n = 123
0
0
41
33.3
82
66.7
> 20
n = 30
0
0
8
26.7
22
73.3
Tổng
n = 192
0
0
65
33.8
128
66.2
Biểu đồ 3.11. Tình trạng QR theo ngưỡng đường máu lúc đói khi nhập viện.
Nhận xét:
Tỉ lệ viêm lợi đơn thuần (không phát hiện thấy túi QR ≥ 4 mm tại thời điểm nghiên cứu) giảm dần theo ngưỡng đường máu.
Tỉ lệ VQR tăng dần tỉ lệ thuận với ngưỡng đường máu tăng cao.
Sự khác biệt về tỉ lệ viêm lợi đơn thuần và VQR theo ngưỡng đường máu lúc đói khi nhập viện có ý nghĩa thống kê với p < 0.01.
Bảng 3.18. Nhận xét tỉ lệ người lành mạnh và có bệnh QR theo thời gian phát hiện mắc ĐTĐ.
Thời gian mắc ĐTĐ (năm)
Tỉ lệ % người
Lành
Chảy máu lợi
Cao răng
Túi nông
Túi sâu
≤ 1
(n = 61)
0
0
47.54
36.07
16.39
2 – 5
(n = 54)
0
0
27.78
46.29
25.93
6 – 10
(n = 44)
0
0
27.27
43.18
29.55
> 10
(n = 33)
0
0
27.27
48.49
24.24
Biểu đồ 3.12. Tỉ lệ người có mã số CPITN cao nhất theo thời gian phát hiện mắc ĐTĐ.
Nhận xét:
Chỉ thấy sự khác biệt về tỉ lệ người có cao răng, túi nông, túi sâu ở nhóm người có thời gian phát hiện mắc ĐTĐ từ 1 năm trở xuống so với các nhóm có thời gian phát hiện mắc ĐTĐ từ 2 năm trở lên.
Tỉ lệ cao răng, túi nông, túi sâu ở các nhóm thời gian mắc ĐTĐ từ 2 – 5 năm, từ 6 – 10 năm và trên 10 năm là tương đương nhau.
Bảng 3.19. Nhận xét mức độ trầm trọng của tình trạng QR theo thời gian phát hiện mắc ĐTĐ.
Thời gian mắc ĐTĐ (năm)
Số trung bình sextants
lành mạnh
chảy máu
cao răng
túi nông
túi sâu
Mất răng
≤ 1
(n = 61)
0.23
4.89
4.36
0.89
0.16
0.89
2 – 5
(n = 54)
0.28
5.02
4.44
1.61
0.26
0.70
6 – 10
(n = 44)
0.18
4.70
4.09
1.52
0.29
1.11
> 10
(n = 33)
0.27
4.55
3.83
1.55
0.24
1.18
Tổng
(n = 192)
0.23
4.82
4.23
1.35
0.24
0.94
Biểu đồ 3.13. Tình trạng QR theo thời gian phát hiện mắc ĐTĐ
Nhận xét:
Không có sự khác biệt nhiều về tình trạng QR theo thời gian phát hiện mắc ĐTĐ.
Trung bình sextant cao răng giảm dần, trung bình sextant túi nông, túi sâu tăng dần theo thời gian phát hiện mắc ĐTĐ, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05.
Bảng 3.20. Nhận xét nhu cầu điều trị theo thời gian phát hiện ĐTĐ.
CPITN
T/g mắc ĐTĐ (năm)
II
III
Số trung bình sextants có CPITN II
Số trung bình sextants có CPITN III
n
%
n
%
≤ 1
(n = 61)
51
34.46
10
22.72
4.36
0.16
2 – 5
(n = 54)
41
27.70
13
29.55
4.44
0.26
6 – 10
(n = 44)
31
20.95
13
29.55
4.09
0.29
> 10
(n = 33)
25
16.89
8
18.18
3.83
0.24
Tổng
(n = 192)
148
77.08
44
22.92
4.23
0.24
Nhận xét:
Tỉ lệ bệnh nhân có TN II giảm dần, tỉ lệ bệnh nhân có TN III tăng dần theo thời gian phát hiện ĐTĐ. (Tuy nhiên điều này không thật đúng với nhóm có thời gian phát hiện mắc ĐTĐ > 10 năm).
Không nhận thấy có sự khác biệt đáng kể nào về số trung bình sextant có TN II và III theo thời gian phát hiện mắc ĐTĐ.
Chương 4
BàN LUậN
Theo các nghiên cứu điều tra cơ bản gần đây thì bệnh QR vẫn ở mức báo động, bệnh gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi và quốc gia trên thế giới. Bất chấp sự tiến bộ của y học hiện đại, bệnh QR dường như vẫn chưa thể được khống chế, chúng ta vẫn chưa có cách phòng và điều trị đặc hiệu đối với bệnh QR.
Một câu hỏi cần đặt ra là bệnh QR chỉ là bệnh răng miệng đơn thuần hay nó còn là biểu hiện bệnh toàn thân, đồng thời đâu là yếu tố nguy cơ đối với bệnh QR. Để trả lời câu hỏi trên, nhiều nghiên cứu đã được các tác giả trên khắp thế giới tiến hành nhằm làm sáng tỏ thêm cơ chế của bệnh QR. Qua nghiên cứu, người ta cũng đã chứng minh rằng ĐTĐ là yếu tố nguy cơ “risk factor” có tác động mạnh tới sự phát sinh và phát triển bệnh QR.
Để góp phần làm rõ thêm về mối liên quan giữa bệnh QR và ĐTĐ, đồng thời góp phần tìm ra các giải pháp can thiệp giúp cho người bệnh ĐTĐ có được sức khoẻ QR tốt, từ đó nhằm nâng cao chất lượng sống cho người bệnh ĐTĐ chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này.
Dựa vào những kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số nhận xét và bàn luận sau:
4.1. Phương pháp nghiên cứu.
Chúng tôi sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, khám lâm sàng đánh giá tình trạng QR trên 192 bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ và được điều trị nội trú tại khoa nội tiết bệnh viện Bạch Mai.
Để giảm thiểu sai số trong khi thăm khám và ghi nhận kết quả chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu khi đối tượng tham gia hoàn toàn hợp tác, đồng thời nhóm nghiên cứu chỉ gồm 2 người, trong đó tác giả là người trực tiếp thăm khám và đánh giá. Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành thử độ tin cậy của số liệu qua 2 lần thăm khám đạt tỉ lệ kiên định 99.2%.
Dụng cụ và cách thăm khám.
Chúng tôi tiến hành khám lâm sàng, đánh giá và ghi nhận kết quả vào phiếu điều tra cho từng đối tượng tham gia nghiên cứu.
Chúng tôi sử dụng cây thăm dò QR “periodontal probe” của WHO để thăm khám và đánh giá mức độ tổn thương tổ chức QR. Thao tác khi sử dụng cây thăm dò rất quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả thăm khám. Chính vì vậy trước khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi đã phải tập thành thạo thao tác thăm khám bằng cây thăm dò, đồng thời xác định độ ấn hằng định (15 – 25 gram) khi thăm dò.
Cách ghi nhận kết quả thăm khám.
Chúng tôi tiến hành ghi nhận kết quả thăm khám vào mẫu phiếu điều tra dựa trên các chỉ số nghiên cứu thông dụng được thống nhất trên toàn thế giới.
Chỉ số lợi GI (gingival index) của Loở & Silness.
Chúng tôi tiến hành khám các răng chỉ số “index teeth” nhằm đánh giá:
Sự thay đổi màu sắc, trương lực của lợi.
Có chảy máu lợi hay không (chảy máu tự nhiên hay sau thăm dò).
Chỉ số VSRM đơn giản OHI-S của Green & Vermillion.
Chỉ số OHI-S là tổng của chỉ số cặn (DI-S) và chỉ số cao răng (CI-S)
Sử dụng dung dịch chỉ thị màu Erythrosin để nhuộm màu mảng bám, sau đó khám các răng chỉ số “index teeth” nhằm phát hiện:
Mảng bám răng.
Cao răng.
Chỉ số nhu cầu điều trị CPITN của Ainamo.
Chúng tôi chia cung răng thành 6 vùng lục phân (sextant), khám tất cả các răng của vùng lục phân, nhưng chỉ ghi nhận tình trạng của một răng nặng nhất làm đại diện cho vùng lục phân đó.
Sau đó lấy tình trạng nặng nhất của các vùng lục phân để tính nhu cầu điều trị cho bệnh nhân.
Chỉ số mất bám dính QR thăm dò.
Chúng tôi sử dụng cây thăm dò QR để khám và đo độ mất bám dính (MBD) theo hướng dẫn điều tra sức khoẻ răng miệng của WHO năm 1997 [51].
Để thuận tiện và đảm bảo độ chính xác, chúng tôi tiến hành ghi nhận MBD ngay sau khi lấy chỉ số CPITN. Cũng như chỉ số CPITN, chúng tôi chỉ ghi nhận mức MBD lớn nhất để đại diện cho vùng lục phân. Ngoài ra để đánh giá mức độ trầm trọng, chúng tôi còn ghi nhận tổng số răng bị MBD/người với qui ước răng được coi là MBD khi MBD thăm dò > 3 mm.
Xử lý kết quả.
Với số liệu thu thập được chúng tôi đã xử lý bằng phần mềm EPI – INFO 6.04. So sánh các tỉ lệ bằng thuật toán c2 với p = 0.05 và p = 0.01. Đây cũng chính là cách xử lý thông dụng quốc tế do WHO qui định.
Kết quả nghiên cứu.
Sự phân bố về tuổi.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là: 61.3 ± 10.9, bệnh nhân thấp tuổi nhất là 37 tuổi, cao tuổi nhất là 87 tuổi.
Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như của một số tác giả khác khi tiến hành nghiên cứu trên đối tượng ĐTĐ phải nằm điều trị nội trú tại bệnh viện: theo Aguiar LG. và cộng sự (1997) [22] tuổi trung bình là 58.9 ± 15.3, theo Nguyễn Thị Thục Hiền (2001) [6] tuổi trung bình là 60.1 ± 12.9, theo Nguyễn Thế Anh (2003) [1] tuổi trung bình là 60.7 ± 10.7.
Sự phân bố về giới.
ĐTĐ gặp ở cả 2 giới, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam. Trong nghiên cứu của chúng tôi nữ chiếm tỉ lệ 59.4%, nam chiếm tỉ lệ 40.6%, tỉ lệ nữ/nam là 1.5. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Thanh Nhơn (2002) [10] với tỉ lệ nữ/nam là 1.4, của Nguyễn Thế Anh (2003) [1] với tỉ lệ nữ/nam là 1.8.
Sự phân bố về thời gian phát hiện mắc ĐTĐ.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, thời gian mắc ĐTĐ dưới 1 năm chiếm 31.8%, dưới 5 năm là 28.1%, trên 5 năm là 22.9%, trên 10 năm là 17.2%. Kết quả của chúng tôi hơi khác với một số tác giả khác, tỉ lệ thời gian mắc ĐTĐ dưới 1 năm của chúng tôi thấp hơn còn tỉ lệ mắc ĐTĐ trên 10 năm cao hơn. Theo Lê Thị Thanh Nhơn [10] tỉ lệ mắc ĐTĐ dưới 1 năm là 51%, theo Nguyễn Quí Đông (2003) [5] tỉ lệ mắc ĐTĐ dưới 1 năm là 50.9% và tỉ lệ mắc ĐTĐ trên 10 năm là 10.8%.
Sở dĩ có sự khác nhau này, theo chúng tôi có thể do Bạch Mai là bệnh viện trung ương tuyến cuối, nơi chủ yếu tiếp nhận các bệnh nhân nặng, bệnh nhân vượt quá khả năng điều trị của tuyến dưới. Chính vì vậy các bệnh nhân nhẹ, bệnh nhân mới phát hiện ĐTĐ có thể được theo dõi điều trị ở tuyến cơ sở.
Đường máu khi đói.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, đường máu của bệnh nhân khi đói lúc mới nhập viện dưới 10.1 mmol/l chiếm 20.3%, từ 10.1 – 20 mmol/l chiếm 64.1%, trên 20 mmol/l chiếm 15.6%. Trung bình đường máu lúc đói khi nhập viện là 14.1 ± 5.6 (mmol/l). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thanh Nhơn [10] và Nguyễn Quí Đông [5].
Tình trạng mất răng.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ răng mất ở hàm trên và hàm dưới không có sự khác biệt với p > 0.05. Kết luận này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Thanh Nhơn [10].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra số lượng răng mất và số người bị mất răng tăng dần theo tuổi. ở nhóm tuổi 35 – 44 số người bị mất răng chiếm tỉ lệ 20%, số răng mất trung bình là 0.7 ± 1.5, còn ở nhóm tuổi ≥ 75 số người mất răng chiếm tỉ lệ 91.3%, số răng mất trung bình là 10.1 ± 6.8. Kết quả này hoàn toàn phù hợp về mặt lý thuyết.
Tuy nhiên trong khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi nhận thấy một điều thú vị là ở cả 4 nhóm tuổi tham gia nghiên cứu đều có người hoàn toàn chưa bị mất răng nào, trong khi đó lại có những người bị mất rất nhiều răng ở cả hai hàm (người mất nhiều răng nhất là 25 răng) đã tạo ra sự khác biệt quá lớn thể hiện ở độ lệch chuẩn (SD) rất cao. Như vậy một câu hỏi cần đặt ra là ngoài tác động của tuổi tác thì điều gì đã ảnh hưởng tới tình trạng mất răng.
Khi so sánh trung bình số răng mất theo thời gian phát hiện mắc ĐTĐ chúng tôi không thấy có sự khác biệt. Mặt khác, tuy tỉ lệ người bị mất răng có tăng lên theo thời gian mắc ĐTĐ, nhưng chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0.05. Điều này cũng ít nhiều gợi ý rằng thời gian phát hiện ĐTĐ không có tác động mạnh đến tình trạng mất răng của đối tượng nghiên cứu.
Trong quá trình thăm khám, chúng tôi cũng nhận thấy rằng những người không bị mất răng, hoặc mất răng với số lượng ít là những người VSRM tốt hoặc trung bình.
Cuối cùng khi so sánh tỉ lệ người bị mất răng và số lượng răng mất với các tác giả khác ở trong và ngoài nước, chúng tôi thấy kết quả của chúng tôi thấp hơn, đặc biệt khi so sánh với các tác giả nước ngoài. Điều này có thể lý giải vì thứ nhất chúng tôi nghiên cứu trên số lượng bệnh nhân còn hạn chế (n = 192) nên chưa mang tính đại diện, thứ hai đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn và ngoại ô nên có thể họ có sức đề kháng tốt hơn.
Tóm lại, chúng tôi nhận thấy rằng thời gian phát hiện ĐTĐ kéo dài không ảnh hưởng tới tình trạng mất răng của đối tượng nghiên cứu.
Chỉ số GI (gingival index).
Theo nghiên cứu của chúng tôi GI mã số 1 chiếm 37.5%, GI mă số 2 chiếm 46.4%, GI mã số 3 chiếm 16.1%. Kết quả này có khác với nghiên cứu của Lê Thị Thanh Nhơn [10] với GI mã số 0 chiếm 1% và GI mã số 3 chiếm 1%. Theo chúng tôi sở dĩ có sự khác biệt này là do: thứ nhất, cùng nghiên cứu trên bệnh nhân nội viện nhưng thời gian mắc ĐTĐ của đối tượng trong nghiên cứu của Lê Thị Thanh Nhơn ≤ 4 năm, còn đối tượng của chúng tôi có thời gian mắc ĐTĐ từ 1 đến 26 năm (trung bình là 5.6 ± 5.1 năm); thứ hai do địa điểm nghiên cứu khác nhau, Lê Thị Thanh Nhơn nghiên cứu ở bệnh viện nội tiết còn chúng tôi nghiên cứu ở bệnh viện Bạch Mai – nơi chủ yếu tiếp nhận bệnh nhân nặng.
Cũng theo kết quả của chúng tôi, khi so sánh chỉ số GI với mức độ VSRM (theo chỉ OHI-S) và với ngưỡng đường máu lúc đói khi nhập viện, chúng tôi nhận thấy rằng chỉ số GI tăng cao nghĩa là tình trạng viêm lợi nặng lên tỉ lệ thuận với tình trạng VSRM kém và ngưỡng đường máu tăng cao. Mặt khác chúng tôi thấy ở nhóm VSRM tốt không có bệnh nhân nào có GI mã số 2 và 3, còn ở nhóm VSRM kém có tới 83.9% bệnh nhân có GI mã số 3. Theo ngưỡng đường máu, chúng tôi thấy rằng GI mã số 1 tỉ lệ nghịch còn GI mã số 3 lại tỉ lệ thuận với ngưỡng đường máu tăng cao. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Ervasti T và cộng sự (1985) [28], Shlossman M và cộng sự (1990) [44], Oliver RC và cộng sự (1994) [40].
Tuy nhiên khi so sánh chỉ số GI theo thời gian phát hiện ĐTĐ, chúng tôi không nhận thấy có sự nặng lên của chỉ số GI khi thời gian mắc ĐTĐ tăng lên.
Như vậy theo chúng tôi những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng viêm lợi của đối tượng nghiên cứu là VSRM kém và đường máu tăng cao. Thời gian mắc ĐTĐ kéo dài không ảnh hưởng tới tình trạng viêm lợi.
Ngoài ra chúng tôi cũng nhận thấy có sự khác biệt về tỉ lệ viêm lợi khi so sánh với các điều tra cơ bản. Trong báo cáo điều tra SKRM toàn quốc năm 2001, tác giả Trần Văn Trường đã kết luận tỉ lệ viêm lợi chiếm 96.7% , trong đó viêm lợi đơn thuần là 31.8% [18]; Còn trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ viêm lợi là 100%, trong đó viêm lợi đơn thuần chiếm 33.8%. Như vậy phần nào nói lên rằng tình trạng viêm lợi ở người ĐTĐ có nặng hơn người bình thường.
Kết luận tình trạng lợi ở bệnh nhân ĐTĐ nặng hơn ở người bình thường của chúng tôi cũng phù hợp với kết luận của tác giả Guglielmo Campus (Italy – 2005) [32] và R. Del Toro (Mexico – 2006) [42].
Chỉ số OHI-S (Oral Hygiene Index – Simplified).
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ VSRM tốt rất thấp chỉ chiếm 8.9%, tỉ lệ VSRM trung bình là 40.6% và tỉ lệ VSRM kém là 50.5%, trung bình chỉ số OHI-S là 3.052 ± 1.088.
Khi so sánh với các nghiên cứu khác được thực hiện trên các đối tượng bình thường ở cùng độ tuổi, chúng tôi thấy kết quả của chúng tôi có cao hơn. Theo nghiên cứu của chúng tôi, 100% bệnh nhân có cao răng và mảng bám với các mức độ khác nhau, tỉ lệ VSRM trung bình và kém là 91.1%. Trong khi đó theo điều tra SKRM toàn quốc trên đối tượng người lớn tuổi năm 2001, tác giả Trần Văn Trường kết luận tỉ lệ cao răng chiếm 97.2% [18].
Kết luận tình trạng VSRM ở người bệnh ĐTĐ kém hơn ở người bình thường cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác.
Guglielmo Campus (Italy – 2005) [32] khi nghiên cứu đối chứng giữa nhóm ĐTĐ type 2 gồm 71 người, tuổi trung bình là 61 ± 11 với nhóm chứng gồm 141 người hoàn toàn khoẻ mạnh, tuổi trung bình là 59.1 ± 9.2 đã đưa ra kết luận VSRM ở nhóm bệnh kém hơn với p < 0.05.
R. Del Toro (Mexico – 2006) [42] tiến hành nghiên cứu trên 226 bệnh nhân tuổi đời từ 18 đến 84, trong đó gồm 180 người bình thường và 46 người ĐTĐ type 2 cũng kết luận rằng VSRM (OHI-S) ở nhóm bệnh kém hơn ở người bình thường với p < 0.01.
Như vậy rõ ràng VSRM ở người ĐTĐ nói chung kém hơn người bình thường. Vậy câu hỏi cần đặt ra là nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt trên. Theo chúng tôi việc VSRM tốt hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như ý thức, sự hiểu biết về tầm quan trọng của VSRM, kiến thức về cách giữ gìn VSRM...của mỗi người. Song đối với người bệnh ĐTĐ lại có đặc thù riêng. Do ĐTĐ là bệnh mãn tính suốt đời, những đợt bệnh nặng lên gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ toàn thân, chính điều này đã tác động sấu tới việc VSRM cũng là điều dễ hiểu, khi mệt mỏi tất nhiên chúng ta chẳng thiết làm gì. Bên cạnh đó người bệnh ĐTĐ vẫn còn thiếu kiến thức và hiểu biết về tác dụng cũng như phương pháp giữ gìn VSRM khoa học nên đã không coi trọng nó. Mặt khác một bộ phận không nhỏ người bệnh ĐTĐ đã có biểu hiện tiêu cực, họ có tâm lý chán nản, buông suôi, phó mặc số phận... dẫn tới việc lơ là chăm sóc bản thân.
Như vậy theo chúng tôi ý thức, sự hiểu biết đóng vai trò then chốt trong việc giữ gìn VSRM, điều này cũng vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ răng miệng nói riêng và sức khoẻ toàn thân nói chung.
Trong nghiên cứu của mình, một lần nữa chúng tôi khẳng định lại mối tương quan giữa VSRM với sức khoẻ vùng QR. Qua đồ thị 3.1 và 3.2 chúng ta thấy tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa chỉ số OHI-S với chỉ số GI và CPITN theo chiều đồng biến. Kết luận này thay cho lời khuyến cáo giúp cho người bệnh ĐTĐ nói riêng và toàn dân nói chung có ý thức hơn trong việc VSRM.
Chỉ số mất bám dính (MBD) thăm dò.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, MBD trung bình là 6.454 ± 2.177 (mm). Trung bình MBD tăng dần theo nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với p < 0.01, đồng thời trung bình MBD cũng tăng theo thời gian mắc ĐTĐ với p < 0.01. Từ kết quả này chúng tôi nhận thấy ngoài tuổi tác thì ĐTĐ cũng ảnh hưởng tới MBD. Nhận định này của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả khác trên thế giới.
Grossi SG. và cộng sự ( Mỹ – 1994) [30] khi nghiên cứu trên 1426 người có tuổi đời từ 25 đến 74 ở Erie County – New York để đánh giá mối tương quan giữa bệnh QR với các đặc tính của bệnh nhân bao gồm tuổi tác, hút thuốc lá, bệnh toàn thân, rủi ro nghề nghiệp và hệ vi khuẩn trong kẽ lợi đã đi đến kết luận tuổi tác và ĐTĐ là 2 yếu tố có tác động mạnh tới MBD quanh răng.
Braz Dent J (Brazil – 1996) [24] khi tiến hành nghiên cứu đối chứng giữa một nhóm mắc ĐTĐ type 2 gồm 30 người độ tuổi trung bình 52.3 với nhóm chứng không có bệnh ĐTĐ cũng gồm 30 người với tuổi trung bình 44.6 ở thủ đô Rio de Janeiro đã đưa ra kết luận: trung bình MBD của nhóm bệnh là 8.34 ± 0.17 (mm), MBD ở nhóm bệnh lớn hơn ở nhóm chứng với p < 0.01.
Khi đánh giá về độ MBD (theo cách phân loại của WHO), chúng tôi có kết quả như sau: độ 0 chiếm 0.52%, độ 1 chiếm 41.67%, độ 2 chiếm 35.94%, độ 3 chiếm 19.79% và độ 4 là 2.08%.
Tác giả
Tuổi trung bình
n
Tỉ lệ % MBD (theo độ)
Độ 0
Độ 1
Độ 2
Độ 3
Độ 4
Nilce E Tomita & at al
(Brazil – 2002)
52.68
831
24.2
36.7
23.7
11.3
4.1
Nguyễn Xuân Thực
(Việtnam – 2006)
61.28
192
0.52
41.67
35.94
19.79
2.08
So sánh kết quả này với kết quả nghiên cứu của tác giả Nilce E Tomita và cộng sự (Brazil – 2002) [38] chúng tôi có bảng số liệu sau:
Từ bảng số liệu trên, chúng tôi thấy tình trạng MBD trong nghiên cứu của chúng tôi nặng hơn. MBD độ 0 của chúng tôi rất thấp chỉ chiếm 0.5% còn của Nilce E Tomita là 24.2%, MBD độ 1, 2, 3 của chúng tôi cũng cao hơn. Để lý giải sự khác nhau này, chúng tôi cho rằng: thứ nhất do tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn (61.28 so với 52.68), thứ hai do cùng nghiên cứu trên đối tượng ĐTĐ nhưng Nilce E Tomita tiến hành nghiên cứu ở cộng đồng dân cư vùng Bauru – Brazil, còn chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở bệnh nhân ĐTĐ phải điều trị nội trú tại bệnh viện.
Trên thực tế lâm sàng, chúng tôi nhận thấy rằng MBD quanh răng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác chẳng hạn như thói quen chải răng và tình trạng VSRM.
ở Việt Nam nhìn chung người dân chưa được tuyên truyền nhiều về cách chải răng, không để ý đến độ cứng của lông bàn chải, không có thói quen thay bàn chải đúng định kỳ, chính những điều này tác động không nhỏ đến tình trạng co lợi và MBD quanh răng. Trong nghiên cứu của mình, Khocht A. và cộng sự [35] đã chứng minh rằng thói quen dùng bàn chải cứng với lực chải mạnh gây ra co lợi.
Việc VSRM kém, không kiểm tra răng miệng và lấy cao răng định kỳ cũng là một tác nhân gây MBD mạnh. Những người không thường xuyên lấy cao răng và làm nhẵn mặt chân răng (theo khuyến cáo của WHO là 6 tháng/lần), thậm chí có những người chưa từng lấy cao răng lần nào sẽ dẫn đến tình trạng cao răng nhiều và dầy làm mất chỗ bám dính của biểu mô, hậu quả là MBD tăng lên.
MBD là biểu hiện sinh động của tình trạng sức khoẻ QR bao gồm cả tác động của quá trình bệnh lý và thoái hoá. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến quá trình MBD gia tăng, trong đó có nguyên nhân không thể khắc phục được đó là tác động của tuổi tác, nhưng các nguyên nhân khác chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế và can thiệp được.
Chỉ số CPITN (Community Periodontal Index of Treatment Needs).
Theo nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ % người (tính theo mã số cao nhất trong khi thăm khám) có cao răng chiếm 33.85%, túi nông 42.71%, túi sâu 23.44%, không có tỉ lệ lợi lành mạnh và tỉ lệ chảy máu lợi. Kết quả về số trung bình sextant lành mạnh, chảy máu lợi, cao răng, túi nông, túi sâu và mất răng tương ứng như sau: 0.23; 4.82; 4.23; 1.35; 0.24 và 0.94.
Tác giả
Tuổi
n
Tỉ lệ % người
Số trung bình sextant
Lành mạnh
Chảy máu lợi
Cao răng
Túi nông
Túi sâu
Lành mạnh
Chảy máu lợi
Cao răng
Túi nông
Túi sâu
Mất răng
Bonito, A
(Mỹ)
35 - 44
311
11
5
62
17
5
2.6
3.2
2.7
0.5
0.1
0.2
65 - 74
178
13
4
46
26
11
1.9
2.5
2.2
0.7
0.1
1.6
Kunzel & Borutta
(Đức)
35 - 44
567
5
5
63
24
3
2.0
3.6
2.7
0.6
0.0
0.4
65 - 74
397
4
3
57
31
6
0.8
2.6
2.2
0.6
0.1
2.6
Suzuki, Y.
(Nhật Bản)
35 - 44
80
11
8
28
41
13
2.4
3.1
2.4
1.3
0.2
0.5
65 - 74
94
4
10
32
44
11
0.4
2.9
2.1
1.0
0.2
2.7
Corbert, E.F.
(Trung Quốc)
35 - 44
1572
0
0
64
32
4
0.2
5.7
5.3
0.7
0.1
0.1
65 - 74
1286
0
1
55
37
7
0.1
4.1
4.0
0.8
0.1
1.8
Amarasen, N. at al
(Campuchia)
35 - 44
339
3
1
92
4
0
0.6
5.3
5.1
0.1
0.0
0.1
65 - 74
67
0
0
54
41
5
0.1
3.5
3.5
1.1
0.1
2.4
N. X. Thực
(Việt Nam)
35 - 44
10
0
0
80
20
0
0.6
5.2
5.1
0.2
0.0
0.2
65 - 74
60
0
0
26.7
43.3
30.0
0.18
4.76
4.17
1.37
0.3
1.05
Khi tiến hành điều tra dịch tễ học, hai nhóm tuổi người ta quan tâm chủ yếu là nhóm tuổi từ 35 – 44 và nhóm tuổi từ 65 – 74. So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở 2 nhóm tuổi trên với các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài [53], chúng tôi có bảng số liệu sau:
Qua số liệu ở bảng trên, chúng tôi nhận thấy tình trạng QR nặng dần lên theo tuổi ở tất cả các nghiên cứu.
Mặt khác chúng tôi thấy tình trạng QR ở nghiên cứu của chúng tôi nặng hơn. Điều này có thể lý giải được vì các tác giả trên tiến hành nghiên cứu ở cộng đồng trên các đối tượng hoàn toàn bình thường, còn chúng tôi nghiên cứu trên đối tượng ĐTĐ. Như vậy mặc dù với n nhỏ, song phần nào nghiên cứu của chúng tôi cũng chứng tỏ rằng tình trạng QR ở người ĐTĐ nặng hơn ở người bình thường.
Tiến hành so sánh kết quả của chúng tôi với kết quả của một số tác giả trong nước [18], [9], chúng tôi có bảng số liệu sau:
Tác giả
Tuổi
n
Tỉ lệ % người
Số trung bình sextant
Lành mạnh
Chảy máu lợi
Cao răng
Túi nông
Túi sâu
Lành mạnh
Chảy máu lợi
Cao răng
Túi nông
Túi sâu
Mất răng
Trần Văn Trường
(2001)
≥ 45
999
0
0
25.2
52.2
16.4
0.43
0.07
2.86
0.83
0.21
1.16
Đoàn Thu Hương
(2003)
> 60
100
0
0
68.2
27.2
4.5
0.54
0.18
4.40
0.36
0.05
0.46
Nguyễn Xuân Thực
(2006)
> 35
192
0
0
33.9
42.7
23.4
0.23
4.82
4.23
1.35
0.24
0.94
Qua bảng kết quả trên, chúng tôi thấy rằng mặc dầu lứa tuổi nghiên cứu của chúng tôi có thấp hơn của 2 tác giả Trần Văn Trường và Đoàn Thu Hương, nhưng tình trạng QR trong nghiên cứu của chúng tôi lại nặng hơn. Sự khác nhau này có lẽ là do sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu. Tác giả Trần Văn Trường tiến hành điều tra cơ bản ở cộng đồng, tác giả Đoàn Thu Hương thực hiện nghiên cứu trên đối tượng là các cán bộ hưu trí đến khám và điều trị răng tại bệnh viện Hữu Nghị, còn chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên đối tượng mắc ĐTĐ được điều trị tại khoa nội tiết bệnh viện Bạch Mai.
Từ những nhận xét trên đây, với số lượng đối tượng nghiên cứu còn hạn chế (n = 192) chúng tôi cũng có thể khẳng định rằng tình trạng QR của bệnh nhân ĐTĐ nặng hơn của người bình thường ở cùng độ tuổi.
Nhận định này của chúng tôi cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới.
Almas K, Al – Qahtani M, Al – Yami M và Khan N (Saudi Arabia – 2001) [23] tiến hành nghiên cứu đối chứng giữa nhóm bệnh gồm 20 người mắc ĐTĐ và nhóm chứng gồm 20 người bình thường có cùng độ tuổi đã đi đến kết luận chỉ số CPITN của nhóm bệnh nặng hơn ở nhóm chứng, trong đó tỉ lệ VQR nặng ở nhóm chứng chỉ chiếm 10%, còn tỉ lệ này ở nhóm bệnh là 40%.
Guglielmo Campus (Italy – 2005) [32] khi nghiên cứu đối chứng giữa nhóm mắc bệnh ĐTĐ với nhóm chứng không mắc ĐTĐ cũng đưa kết luận chỉ số CPITN ở nhóm bệnh nặng hơn ở nhóm chứng với p < 0.05.
R. Del Toro (Mexico – 2006) [42] cũng đưa ra kết luận tương tự khi tiến hành nghiên cứu đối chứng giữa nhóm bệnh ĐTĐ gồm 42 người với nhóm chứng gồm 180 người bình thường ở cùng độ tuổi. Theo R. Del Toro, chỉ số CPITN của nhóm bệnh nặng hơn của nhóm chứng với p < 0.01.
Khi so sánh kết quả về chỉ số CPITN của chúng tôi với tác giả khác có cùng đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân ĐTĐ chúng tôi có bảng số liệu sau:
Tác giả
Tuổi trung bình
n
Tỉ lệ % người
Lợi lành mạnh
Chảy máu lợi
Cao răng
Túi nông
Túi sâu
Nilce E Tomita & at al
(Brazil – 2002) [38].
52.68
831
25.5
12.5
49.4
10.4
2.2
Nguyễn Xuân Thực
(Việtnam – 2006)
61.28
192
0.0
0.0
33.9
42.7
23.4
Qua số liệu ở bảng trên, chúng tôi thấy tình trạng QR trong nghiên cứu của chúng tôi nặng hơn của tác giả Nilce E Tomita. Theo chúng tôi có sự chênh lệch này là do số lượng nghiên cứu của chúng tôi ít hơn (192 so với 831), tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn (61.28 so với 52.68), và quan trọng hơn cả là chúng tôi nghiên cứu trên đối tượng ĐTĐ nằm viện còn Nilce E Tomita lại nghiên cứu trên đối tượng ĐTĐ ở ngoài cộng đồng.
Cũng từ nhận định trên, một câu hỏi đặt ra là vậy cùng trên đối tượng ĐTĐ điều gì đã làm tình trạng QR nặng lên sau khi đã loại bỏ các yếu tố nhiễu như tuổi tác, chủng tộc, giới tính, tình trạng VSRM, bệnh toàn thân khác kèm theo...
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi xét mối liên quan giữa thời gian mắc ĐTĐ với chỉ số CPITN, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ % người có mô QR lành mạnh, chảy máu lợi, cao răng, túi nông và túi sâu, cũng như về số trung bình sextant lành nạnh, chảy máu lợi, cao răng, túi nông, túi sâu và mất răng khi so sánh nhóm có thời gian phát hiện mắc ĐTĐ dưới 1 năm với nhóm có thời gian phát hiện mắc ĐTĐ lớn hơn 2 năm. Tình trạng QR nói chung của người phát hiện mắc ĐTĐ dưới 1 năm nhẹ hơn của người có thời gian phát hiện mắc ĐTĐ từ 2 năm trở lên. Như vậy có thể kết luận là thời gian mắc ĐTĐ ít nhiều có ảnh hưởng tới chỉ số CPITN.
Tuy nhiên nếu đi sâu phân tích, chúng tôi thấy không có sự khác biệt về chỉ số CPITN giữa các nhóm thời gian phát hiện mắc ĐTĐ từ 2 – 5 năm, từ 6 – 10 năm và trên 10 năm. Như vậy điều này nói lên rằng thời gian mắc ĐTĐ kéo dài không hẳn làm cho tình trạng QR sấu đi.
Cũng từ nhận định trên đây chúng tôi tự hỏi là thời gian mắc ĐTĐ không phải là nhân tố chủ yếu làm tình trạng QR nặng lên, vậy điều gì khiến ĐTĐ được coi là yếu tố nguy cơ của bệnh QR.
Vì điều kiện hạn chế nên trong nghiên cứu của mình, chúng tôi không theo dõi sát được mức độ kiểm soát chuyển hoá của đối tượng nghiên cứu, tuy nhiên chúng tôi có ghi nhận được mức đường máu lúc đói khi mới nhập viện của các đối tượng này. Khi tiến hành so sánh tình trạng QR với ngưỡng đường máu lúc đói theo các nhóm tăng nhẹ ( 20 mmol/l) chúng tôi thấy tỉ lệ viêm lợi đơn thuần (không phát hiện túi QR ≥ 4 mm tại thời điểm nghiên cứu) giảm dần tỉ lệ nghịch với ngưỡng đường máu; ngược lại tỉ lệ VQR lại tăng dần tỉ lệ thuận với ngưỡng đường máu tăng cao. Từ nhận xét này chúng tôi thấy rằng chính lượng đường máu, hay nói cách khác là sự kiểm soát chuyển hoá ở người ĐTĐ có lẽ mới chính là tác nhân làm trầm trọng sức khoẻ QR.
Nhận định này của chúng tôi cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Tervonen và Oliver (1993) [48] trong nghiên cứu của mình đã chứng minh rằng những người ĐTĐ kiểm soát chuyển hoá kém sau 2 – 5 năm có tỉ lệ túi quanh răng sâu lớn hơn đáng kể so với nhóm kiểm soát đường máu tốt.
Seppala và cộng sự (1993) [43] khi nghiên cứu đối chứng giữa nhóm ĐTĐ kiểm soát chuyển hoá kém với nhóm chứng ĐTĐ kiểm soát chuyển hoá tốt, cũng đưa ra kết luận rằng tình trạng QR ở người ĐTĐ kiểm soát chuyển hoá kém nặng hơn so với nhóm chứng.
Ogunbodede EO và cộng sự (2005) [39] đã tiến hành nghiên cứu so sánh giữa 2 nhóm bệnh nhân ở cùng độ tuổi, nhóm 1 gồm 65 người ĐTĐ kiểm soát chuyển hoá tốt, nhóm 2 gồm 54 người không mắc ĐTĐ đã đưa ra kết luận không có sự khác biệt về chỉ số CPITN giữa 2 nhóm với p > 0.05.
Như vậy theo chúng tôi việc phát hiện sớm ĐTĐ, tuân thủ chế độ điều trị (để đảm bảo kiểm soát chuyển hoá tốt) và ý thức chăm sóc, giữ gìn VSRM là vô cùng quan trọng. Nếu làm tốt được các việc trên, chắc chắn người bệnh ĐTĐ sẽ có được sức khoẻ QR tốt, chất lượng sống của người bệnh ĐTĐ sẽ được cải thiện đáng kể.
kết luận
Qua nghiên cứu trên 192 bệnh nhân ĐTĐ tuổi trung bình 61.28 ± 10.87 tại khoa nội tiết bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi rút ra các kết luận sau:
Tình trạng quanh răng của bệnh nhân ĐTĐ.
Tình trạng VSRM của đối tượng nghiên cứu rất kém với trung bình chỉ số OHI-S là 3.052 ± 1.088.
Tình trạng QR của đối tượng nghiên cứu ở mức độ trầm trọng với trung bình MBD là 6.454 ± 2.177 (mm); tỉ lệ viêm lợi là 100%, trong đó viêm lợi nặng chiếm 16.1%; tỉ lệ có túi bệnh lý là 66.2%, trong đó túi sâu chiếm 23.4%.
Tình trạng bệnh QR của người ĐTĐ nặng hơn ở người bình thường thông qua so sánh với các điều tra cơ bản.
Liên quan giữa các tổn thương vùng QR với thời gian phát hiện ĐTĐ.
Thời gian phát hiện mắc ĐTĐ kéo dài không làm tình trạng viêm lợi và VQR nặng lên; Tuy nhiên thời gian mắc ĐTĐ kéo dài có ảnh hưởng tới tình trạng MBD quanh răng, làm cho MBD quanh răng tăng lên với p < 0.01.
VSRM và kiểm soát chuyển hoá mới chính là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới tình trạng QR của người ĐTĐ.
kiến nghị
Qua những bàn luận và kết luận trên, chúng tôi đề xuất những kiến nghị sau:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao kiến thức về VSRM cho cộng đồng nói chung và người bệnh ĐTĐ nói riêng.
Cần có thêm các nghiên cứu ở cộng đồng để có thể đánh giá một cách tổng quát tình trạng quanh răng của người ĐTĐ.
Tiếp tục triển khai nghiên cứu các biện pháp can thiệp điều trị sớm bệnh quanh răng trên bệnh nhân ĐTĐ.
Hướng phát triển của đề tài
Tiếp tục mở rộng nghiên cứu trên đối tượng mắc ĐTĐ ở cộng đồng, nhằm xác lập tỉ lệ và mức độ trầm trọng của bệnh quanh răng trên đối tượng này.
áp dụng các biện pháp can thiệp điều trị sớm bệnh quanh răng trên bệnh nhân ĐTĐ. Đánh giá mối tương quan giữa kết quả điều trị bệnh quanh răng với các thông số kiểm soát chuyển hoá.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33164.doc