Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Hình thức tín dụng cho vay nặng lãi là hình thức tín dụng đầu tiên trong lich sử xuất hiện ở thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ Trong thời kỳ này do lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao động mở rộng, gia đình của chế độ tư hữu và Nhà nước xuất hiện; trong xã hội có sự phân chia giai cấp, người giàu kẻ nghèo. Trong quá trình đầu tiên chủ yếu cho vay bằng hiện vật, càng về sau các khoản cho vay chủ yếu bằng tiền. Đặc điểm nổi bật nhất của tín dụng nặng lãi là lãi suất ( lợi tức ) rất cao, không có giới hạn và là hình thức tín dụng tiêu dùng chủ yếu để giải quyết những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển theo sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản thì hình thức tín dụng nặng lãi không còn chỗ đứng vì các nhà tư bản kinh doanh với mục đích lợi nhuận, không thể vay vốn có mức lãi suất cao hơn tỷ suất lợi nhuận. Tín dụng nặng lãi thậm chí còn cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy mà hoạt động của nó ngày càng thu hẹp và xuất hiện tín dụng thương mại. Đây là tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau và do đó các chủ thể tham gia quá trình vay mượn này cũng là các nhà sản xuất kinh doanh. Theo MAC “ Tín dụng thương mại không phải là cho vay bằng hàng hoá mà là cho vay bằng tiền của hàng hoá đem bán chịu

doc73 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 931 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiền gửi của các TCTD II.Vốn vay từ các TCTD III..Vốn và quỹ của NH Vốn điều lệ Các quỹ ngân hàng IV.Lợi nhuận trước thuế V.Tài sản nợ khác 2.211.84 1.850.34 1.841.66 0 195.227 170.919 24.308 53.706 173.873 2.548.968 1.841.668 707.300 0 250.906 209.051 41.855 57.039 177.551 2.935.248 1.907.564 1.028.621 0 280.194 230.216 49.978 60.021 181.102 Tổng nguồn vốn 2.633.654 3.034.464 3.456.465 Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Quân Đội Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội: Đơn vị: Triệu VND 2000 2001 2002 I.Tổng doanh thu 1.Thu lãi cho vay 2.Thu về kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ 3.Thu về dịch vụ NH 4.Thu lãi tiền gửi CK 5. Thu khác 97.035 1.963 3.114 37.199 9 173.961 7.103 7.624 360 3.060 235.909 9.302 8.976 497 3.598 Tổng thu nhậ 139.320 192.108 258.28 II. Chi phí Chi phí hoạt động KD Thuế doanh thu, thuế môn bài Chi phí lương và các khoản cho CBNV 4.Chi phí quản lý khác 58.671 407 4.664 21.872 99.545 694 5.447 29.382 154.341 801 6.945 36.174 Tổng chi phí 85.614 135.068 198.261 Kết quả kinh doanh 53.706 57.040 60.021 Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Quân Đội 2.2. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Nhìn chung trong năm 2002 tình hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ của cả nước không ngừng tăng lên.Tuy nhiên,nhiều biến động trên thị trường trong và ngoài khu vực đã không thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước sản xuất kinh doanh do năng lực tài chính,kỹ thuật công nghệ lạc hậu, vốn tự có thấp và nhỏ, nợ lớn ở nhiều đơn vị... Việc tăng giá điện, xăng dầu, ngoại tệ... kéo theo giá thành sản phẩm của nhiều loại hàng hoá tăng lên; thêm vào đó là việc nhập lậu, trốn thuế, ngày càng gia tăng làm cho hàng hoá trong nước không thể nào cạnh tranh nổi, gay khó khăn cho sản xuất trong nước. Mặt khác là sức mua của dân có phần chững lại, có chiều hướng giảm sút làm cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả; một số doanh nghiệp thiếu việc làm, công nhân phải nghỉ làm vì sản phẩm làm ra bị ứ đọng. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh dịch vụ của ngân hàng. tình trạng ra hạn nợ, chuyển nợ quá hạn đang có chiều hướng gia tăng, đẫn đến hoạt động tín dụng ngân hàng bị hạn chế. Để đối phó với thực trạng nêu trên, trong công tác chỉ đạo kinh doanh dịch vụ tiền tệ Ngân hàng của Ngân hàng cổ phần Quân đội đã kết hợp công tác chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng với việc thực hiện phương án kinh doanh lấy mục tiêu “ Hiệu quả kinh doanh gắn liền với an toàn vốn “ làm tư tưởng chỉ đạo để động viên cán bộ công nhân viên hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh do Ngân hàng đã đề ra. Bên cạnh đó, hoạt đông tín dụng được điịnh hướng từng bước theo tỉ lệ đầu tư, cho vay các thành phần kinh tế ngoàI quốc doanh, ưu tiên đáp ứng yêu cầu của các công ty cổ phần, công ty TNHH có uy tín trong hoạt động và thanh toán, các dự án có tính khả thi cao.Nhờ có mục tiêu đó Ngân hàng cổ phần quân đội đã đạt được kết quả như sau: * Trước hết ta hãy xem xét về tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội: Biểu số 4: Nguồn vốn huy động Năm 2000 2001 2002 2000 so với 2001 2001 so với 2002 chỉ tiêu số tiền % số tiền % Số tiền % (+,- %) (+,- %) Tiền gửi tiết kiệm 2.211 100 2.548 100 2.935 100 +349,7 +18,5 - Không kỳ hạn 487 25 485 19 510 17,4 +153,3 +30,9 - Có kỳ hạn 1.724 75 2.063 81 2.424 82,6 +441 +15,8 Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Quân Đội Nguồn vốn huy động ngày càng tăng do nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố chủ quan là Ngân hàng dã đổi mới lề lối làm việc, đổi mới tác phong phục vụ, đảm bảo chữ tín với khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch. Sở dĩ có những thành công như vậy là nhờ ngân hàng có nhiều biện pháp tích cực,năng động, sáng tạo để thu hút nguồn tiền gửi vào như: mở rộng mạng lưới hoạt động, đơn giản hoá thủ tục và mở nhiều các dịch vụ với các hình thức thanh toán khác nhau. * Cho vay: Trong năm 2002 doanh số cho vay đạt 2.307 tỷ VNĐ. Trong đó cho vay nội tệ là 971 tỷ, cho vay ngoại tệ là 373 tỷ ( quy ra VNĐ ). Dư nợ trong năm 2002 là 2085 tỷ, tăng 11,9% so với cuối năm 2001. Trong đó: Dư nợ ngoại tệ là 1718 tỷ, dư nợ nội tệ đạt 367 tỷ chiếm 82,4% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn là 1545 tỷ đồng chiếm 83,7% tổng dư nợ, dư nợ trung và dài hạn chiếm 5400 tỷ còn lại. Dư nợ cho vay kinh tế quốc doanh 1482 tỷ chiếm 71,1% tổng dư nợ còn lại là dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh 602 tỷ chiếm 29,9%. Luôn nhìn nhận những thiếu sót còn tồn tại, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội luôn tiếp tục phát triển tín dụng đối với mọi thành phần kinh tế theo một nguyên tắc nhất định là luôn gắn kinh doanh hiệu quả với an toàn vốn vay.Chính vì vậy tuy mới ra đời song Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đã không ngừng đóng góp cho nền kinh tế, tạo điều kiện phát triển sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.Một số dự án lớn Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội tham gia tàI trợ như Đê chắn sóng Dung quất. Hỗ trợ xuất khẩu theo phương thức hàng đổi hàng cho vay vốn xuất khẩu Mạng giao thông quốc gia như Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 5, quốc lộ 18 Sân bay Nội Bài, sân bay Điện Biên, sân bay Tân Sơn Nhất Bưu chính viễn thông Quân đội.. Liên tục đóng góp cho nền kinh tế quốc dân tỷ lệ đầu tư vào các ngành chủ chốt không ngừng tăng lên. Đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân: Năm 2001 Năm 2002 Nhìn chung công tác tín dụng năm 2002 của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội là một bước tiến quan trọng về mặt chất với đầy đủ các yếu tố tạo nên sự thành công về hiệu quả gắn liền với sử dụng vốn an toàn.Trong năm Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đã thực hiện công tác rà soát, kiểm tra lại 100% hồ sơ vay vốn để bổ sung những thiếu sót.Các món vay được thực hiện theo đúng thể lệ, chế độ, quy trình nghiệp vụ, bảo đảm cho các món vay đều được kiểm tra trước,trong và sau khi phát tiền vay,thực hiện tốt thể chế về tài sản thế chấp, không tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng để có thể chiếm đoạt tài sản hay sử dụng sai mục đích vốn vay.Luôn đánh giá phân loại khách hàng, lựa chọn các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cho vay vốn, luôn xây dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài. Với mục tiêu kinh doanh hiệu quả gắn liền với an toàn vốn trong kinh doanh Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong những năm hoạt động vừa qua đã thực hiện nghiệp vụ tín dụng Tình hình sử dụng vốn theo thành phần kinh tế: Tổng doanh số cho vay hàng năm của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội ngày càng tăng lên. Tổng dư nợ năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể là năm 2001là 1.743 tỷ tăng 384 tỷ bằng 132% so với năm 2000, năm 2002 là 2085 tỷ bằng 119% so với năm 2001 Qua những số liệu trên ta nhận thấy rõ là tổng dư nợ của Ngân hàng ngày càng tăng. Sở dĩ có được như vậy là do Ngân hàng đã tập trung tăng khối lượng tín dụng đối với các đơn vị lớn làm ăn có hiệu quả, có uy tín trong việc vay, trả. Đi đôi với việc tăng cao dư nợ là tăng chất lượng các khoản vay. Việc này đã tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng được thị phần tín dụng và bù đắp được thu nhập bị giảm do liên tục phải hạ lãi suất cho vay.Các khoản vay tập trung chủ yếu vào các dự án của chính phủ, các dự án trọng diểm của nhà nước như xây tuyến đường Hồ Chí Minh, nâng cấp quốc lộ số 1A, đường 18,đê chắn sóng Dung Quất Ngân hàng luôn duy trì dư nợ đối với các tổng công ty lớn,các dư án khả thi có lợi ích cả về kinh tế lẫn xã hội. Ngân hàng chủ động áp dụng một chế độ cho vay ưu đãi nhằm tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật tạo điều kiện giúp đỡ các cơ sở sản xuất kinh doanh mở rộng quy mô, hiện đại hoá dây chuyền công nghệ, tăng năng suất lao động. Đối với các đơn vị kinh tế làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ triền miên hoặc những đơn vị không tạo ra việc làm thực sự cho xã hội thì Ngân hàng cương quyết giảm cho vay tiến tới không cho vay. Chính nhờ đó mà Ngân hàng đã đạt được những kết quả trên. Cho đến nay doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế quốc doanh lớn hơn là với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Cụ thể năm 2000 cho vay quốc doanh là 1.058 tỷ chiếm 80,2% tổng doanh số cho vay, năm 2001 là 1.275 tỷ chiếm 73,2%, năm 2002 là 1.482 tỷ chiếm 71,1%. Doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhỏ hơn doanh số cho vay với thành phần quốc doanh nhưng đã giảm đi trong thời gian vừa qua bởi: trong điều kiện nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường sẽ có rất nhiều công ty trách nhiệm hưũ hạn, công ty tư nhân, hợp tác xã sản xuất...mọc lên song các đơn vị kinh tế này chưa thể thích ứng ngay với thị trường, sản xuất chỉ mang tính thăm dò,hiệu quả kinh tế chưa nhận thấy được mà biến động thị trường thì diễn ra hằng ngày. Tuy nhiên đã có sự ổn định tỷ trọng và có xu hướng tỷ trọng cho vay kinh tế ngoài quốc doanh sẽ tăng trong thời gian tới. Có thể nói, trong những năm qua, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đã nhận thấy tiềm năng nhiều hứa hẹn từ phía những thành phần kinh tế quốc doanh nhất là các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế cho nên phần lớn vốn tín dụng là cho vay đối với thành phần kinh tế này, nó vừa mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng đồng thời giúp cho các đơn vị này có cơ hội đầu tư phát triển thực hiện đúng chính sách phát triển kinh tế của quốc gia. Tình hình cho vay tại ngân hàng TMCP quân đội Bảng 5 Năm 2000 2001 2002 Chỉ tiêu số tiền tỉ trọng số tiền tỉ trọng số tiền tỉ trọng Doanh số cho vay 1.548 100% 2.124 100% 2.307 100% - Kinh tế quốc doanh 1.058 80,2% 1.275 73,2% 1482 71,1% - Kinh tế ngoài quốc doanh 490 19,8% 849,292 26,8% 825,24 29,9% Doanh số thu nợ 1.421 100% 2.065 100% 2.159 100% - Kinh tế quốc doanh 1033 63,4% 1.327 64,2% 1.418 84,8% - Kinh tế ngoài quốc doanh 388 36,6% 738 35,8% 741 15,2% Tổng dư nợ 1.319 100% 1.743 100% 2.085 100% - Kinh tế quốc doanh 1.058 80,2% 1.275 73,2% 1.482 71,10% - Kinh tế ngoài quốc doanh 261 19,8% 467 26,8% 603 29,9% Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Quân Đội Bảng 6: Cho vay theo nội tệ, ngoại tệ Năm 2000 2001 2002 Chỉ tiêu số tiền % số tiền % số tiền % tổng Doanh số cho vay 1.548 100% 2.124 100% 2.307 100% - Nội tệ 1.202 77.70% 1.669 78.60% 1.884 81.30% - Ngoại tệ 346 22.30% 455 21.40% 423 18.70% Doanh số thu nợ 1.397 100% 2.065 100% 2.159 100% - Nội tệ 1.085 77.70% 1.623 78.60% 1.759 81.50% - Ngoại tệ 312 22.30% 442 21.40% 400 18.50% Tổng dư nợ 1.319 100% 1.743 100% 2.085 100% - Nội tệ 1.028 78.10% 1.295 74.30% 1.640 78.70% - Ngoại tệ 291 21.90% 448 25.70% 445 21.30% Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Quân Đội Qua bảng 6,ta nhận thấy rằng cùng với việc tổng doanh số cho vay tăng lên hàng năm thì doanh số cho vay ngoại tệ cũng tăng lên. Cụ thể là năm 2000 doanh số về cho vay ngoại tệ là 346 tỷ, năm 2001 doanh số cho vay ngoại tệ đạt 455 tỷ tăng so với năm 2000 về số tuyệt đối 109 tỷ (Quy VNĐ). Năm 2002 con số này là 423 tỷ, giảm 32 tỷ so với năm 2001. Tỷ trọng về cho vay ngoại tệ so với tổng doanh số cho vay là nhỏ và tỷ trọng này qua những năm gần đây là ổn định chứ không có sự biến động. Cụ thể năm 2000 g về cho vay ngoại tệ chiếm 22,3% so với tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, năm 2001 chiếm 21,4 % và năm 2002 chiếm 18,7. Qua các con số nêu trên ta thấy rằng sự tăng trưởng của cho vay vốn bằng ngoại tệ là có nhưng vẫn chưa đáp ứng nổi nhu cầu của nền kinh tế phát triển như hiện nay. Cả nước hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế rất cần vay vốn bằng ngoại tệ nhưng chưa được đáp ứng. Sở dĩ có vấn đề đó xảy ra là vì các doanh nghiệp có nhu cầu vốn ngoại tệ khi trả nợ cho Ngân hàng không có ngoại tệ để trả bởi họ không có nguồn thu bằng ngoại tệ, chỉ rất ít các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ thường xuyên Nếu Ngân hàng đáp ứng cho nhu cầu của tất cả các doanh nghiệp thì khi cần phải trả ngoại tệ cho các khách hàng gửi tiền thì Ngân hàng sẽ gặp phải rắc rối rất lớn. 2.3. Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội. Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội: Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng dư nợ 1.319 1.743 2.085 Nợ quá hạn 15,82 17,08 33,36 Tỉ trọng NQH Dư nợ 1,2% 0,98% 1,6% Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Quân Đội Bảng 7 Đơn vị: Tỷ VNĐ Qua bảng trên chúng ta đã có một cái nhìn tổng quát về tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội thời gian gần đây. Cụ thể là: Năm 2000, nợ quá hạn là 15,82 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 1,2% trong tổng dư nợ. Năm 2001, nợ quá hạn tăng lên đến 17,08 tỷ chiếm tỷ trọng 0,98 % tổng dư nợ. Năm 2002, con số này là 33,36 tỷ chiếm tỷ trọng là 1,6%. Như vậy nợ quá hạn liên tục gia tăng trong những năm gần đây. Nếu như năm 2000 mới là 15,82 tỷ thì đến năm 2002 đã là 33,36 tỷ. Tuy nhiên đó là con số tuyệt đối và ta chưa có được kết luận gì. Để đánh giá được ý nghĩa những con số này ta cần phải xem xét con số tương đối: nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Con số nợ quá hạn / Tổng dư nợ qua các năm làm ta nhìn nhận một điều rằng nợ qua hạn thật sự gia tăng theo cả chiều rộng và cả chiều sâu của nó và rất có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Con số nợ quá hạn 0,98% năm 2001 và 1,6% năm 2002 là những con số chưa phải là cao so với các tổ chức tín dụng khác song nó ảnh hưởng không ít tới chất lượng tín dụng. Chúng ta không thể đổ lỗi 100% do khách quan mà phải xem xét nguyên nhân để có thể kịp thời có những giải pháp chấn chỉnh trong thời gian sắp tới nhằm đưa hoạt động tín dụng có hiệu quả cao - an toàn vốn. Vậy chúng ta hãy cùng nhau xem xét những gì đã dẫn tới hậu quả trên. Chúng ta có thể thấy được nợ quá hạn chủ yếu là do các khoản tín dụng ngắn hạn tạo ra, nguyên nhân tạo ra bởi các khoản tín dụng trung, dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng số nợ quá hạn. Cụ thể là năm 2000 nợ quá hạn do các khoản tín dụng ngắn hạn tạo nên là 100%, năm 2001 con số này là 71,4%, năm 2002 nó chiếm tỷ trọng là 65,7%, còn nợ quá hạn do các khoản tín dụng dài hạn gây ra chiếm 34,3%. Trong khi đó tổng dư nợ của các khoản tín dụng ngắn hạn lại cao hơn rất nhiều so với tổng dư nợ của các khoản tín dụng trung và dài hạn. Tỷ trọng nợ quá hạn của các khoản tín dụng ngắn hạn lớn trong tổng nợ quá hạn, cộng vào đó dư nợ của các khoản tín dụng này lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Bảng 9 Năm 2000 2001 2002 Chỉ tiêu số tiền tỉ trọng Số tiền tỉ trọng số tiền tỉ trọng - Nợ quá hạn 15.820 100% 17.087 100% 33.360 100% - Quốc doanh 5.268 33.30% 6.408 37,5% 6.271 18,8% - NgoàI quốc doanh 10.552 66.70% 10.679 62,5% 27.089 81,2% Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Quân Đội Biểu 7:Bảng kết cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế: Nhìn vào biểu trên chúng ta có ngay nhận định nợ quá hạn do các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh gây ra là chủ yếu. Nó chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng nợ quá hạn của Ngân hàng. Cụ thể năm 2000chiếm 66,7%, năm 2001lệ này có xuống đôi chút nhưng vẫn ở mức 64,3% nhưng năm 2002 số này lại tăng lên tới 88,2%. Doanh số cho vay và dư nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đều nhỏ hơn so với kinh tế quốc doanh và so với tổng số qua các năm nhưng nợ quá hạn của chúng thì lại có tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với nợ quá hạn với thành phần kinh tế quốc doanh. Điều này chứng tỏ một điều các khoản tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh không thể có chất lượng bằng các các khoản này đối với kinh tế quốc doanh nếu như tình trạng này còn tái diễn trong thời gian sắp tới. Trên đây là tất cả những vấn đề về nợ quá hạn được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, sự so sánh giữa nợ quá hạn của các đơn vị ngoài quốc doanh, quốc doanh; thời gian quá hạn nợ, tỷ trọng nợ quá hạn của các thành phần kinh tế cũng như tỷ trọng nợ quá hạn của các khoản cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Vậy nguyên nhân của các khoản nợ quá hạn do đâu mà gây ra. Chúng ta hãy xem xét bảng nguyên nhân nợ quá hạn để có thể hiểu rõ nhằm tìm ra những giải pháp kịp thời cho Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội ngăn chặn ngay tình trạng nợ quá hạn trong những năm qua và giữ cho nợ quá hạn ở một con số có thể chấp nhận được. Nguyên nhân nợ quá hạn Bảng 9 Chỉ tiêu năm 2000 năm 2001 năm 2002 Do đơn vị kinh doanh thua lỗ 13.130 11.448 21.116 Do cơ chế 7.439 Do khác 2.690 5.639 4.805 Tổng nợ quá hạn 15.820 17.087 33.360 Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Quân Đội Qua bảng 9 trên chúng ta sẽ hiểu được nguyên nhân nợ quá hạn do đâu mà có: Năm 2000 nợ quá hạn do các đơn vị kinh doanh thua lỗ gây nên là 13.130 tỷ VNĐ trong tổng số nợ quá hạn là 15.820 tỷ, tức là chiếm 83%, còn nợ quá hạn do các nguyên nhân khác chiếm tỷ trọng là 17%. Năm 2001 tổng nợ quá hạn là 17.087 tỷ VNĐ trong đó nợ quá hạn do các đơn vị vay vốn tín dụng kinh doanh thua lỗ là 11.448 tỷ chiếm tỷ trọng 67% còn nợ quá hạn do các nguyên nhân khác chiếm tỷ trọng 33% còn lại. Năm 2002 nợ quá hạn do các đơn vị kinh doanh thua lỗ gây nên là 21.116 tỷ chiếm tỷ trọng 63,3%, nợ quá hạn do cơ chế gây ra là 7.439 tỷ chiếm 23,3% trong tổng số, còn nợ quá hạn do các nguyên nhân khác gây ra là 4.805 tỷ chiếm 13,4 % trong số nợ quá hạn còn lại. Như vậy ta có thể thấy rằng nợ quá hạn do các đơn vị vay vốn tín dụng của Ngân hàng kinh doanh thua lỗ gây ra thường chiếm một tỷ trọng quá cao trong tổng số nợ quá hạn ( Năm 2000 là 83%, năm 2001 là 67% và năm 2002 là 63,3 %). Con số này phản ánh khâu quản lý tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội vẫn còn hạn chế. Có thể ở khâu thẩm định cho vay chưa được làm tốt dẫn tới cho vay với những dự án vay không có tính khả thi, khâu theo dõi quá trình trong khi cho vay cũng chưa làm tốt dẫn đến tình trạng các đơn vị sử dụng vốn vay không đúng mục đích gây thua lỗ trong kinh doanh làm mất vốn vay và do đó dẫn đến tình trạng nợ quá hạn nêu trên. Tuy nhiên, cũng còn phải xét đến khả năng có thể thu hồi của các khoản nợ vì Ngân hàng nắm và quản lý tài sản thế chấp, một số trường hợp các doanh nghiệp đang tìm nguồn trả nợ . Nợ quá hạn ở Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đều có khả năng thu hồi và không có nợ quá hạn không thể đòi. Cụ thể trong năm 2002 Nợ quá hạn có khả năng thu hồi 100% là 7,7 tỷ chiếm tỷ trọng 85,5% trong tổng số nợ quá hạn. Nợ quá hạn có khả năng thu hồi trên 80% là 0,6 tỷ chiếm tỷ trọng 6,6% trong tổng nợ quá hạn. Nợ quá hạn có khả năng thu hồi dưới 50% là 0,7 tỷ chiếm tỷ trọng 7,9% trong tổng nợ quá hạn. Như vậy, nợ quá hạn ở Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đều có thể thu hồi. Nhưng nếu không quản lý tốt quá trình thu nợ thì rất có thể các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được sẽ chuyển sang nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. Biểu 7 2.4. Đánh giá chung về thực trạng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội: Trong phần I và II ở chương II này chúng ta đã đề cập tới thực trạng của công tác tín dụng và chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội. Qua những số liệu và bảng biểu phân tích chúng ta phần nào nắm được và hiểu rõ về công tác tín dụng cũng như chất lượng của nó tại Ngân hàng.Để đạt được những kết quả trong công tác tín dụng thì trước hết công tác huy động vốn phải đạt được những yêu cầu nhất định. Công tác tạo nguồn vốn tín dụng đối với Ngân hàng là tiền đề để có thể mở rộng thị trường tín dụng và là điều kiện sống còn của hoạt động kinh doanh tiền tệ Ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng đã rất coi trọng công tác này. Trên thực tế, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, bằng các biện pháp nghiệp vụ hợp lý của mình đã huy động được số vốn tín dụng cần thiết để tiến hành quá trình hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng mình. Với việc mở rộng mạng lưới giao dịch trong những năm gần đây, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đã tạo ra một nguồn vốn huy động dồi dào, năm sau cao hơn năm trước với một tỷ lệ phù hợp với kế hoạch mà Ngân hàng mình và cấp trên đã đề ra, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu vay vốn của các đơn vị kinh tế, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế ở mọi ngành nghề, đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đối với nguồn vốn huy động từ kỳ phiếu và trái phiếu chiếm một tỷ lệ quá nhỏ bé, Ngân hàng cũng cần phải coi trọng công tác huy động từ nguồn này bởi việc huy động dưới hình thức này có nhiều ưu điểm mà các nguồn khác không thể có được như là có thể huy động với một lượng vốn lớn trong một thời gian dài, luôn tạo khả năng an toàn trong thanh khoản cho ngân hàng ...Việc tạo ra nguồn dài hạn sẽ giúp cho Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội có nguồn vốn tín dụng ổn định nhằm phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình. Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội nguồn vốn huy động từ ngoại tệ có tăng lên qua các năm nhưng so với tổng nguồn vốn huy động thì chiếm một phần nhỏ nên chưa thể đáp ứng hết được nhu cầu vay vốn ngoại tệ của các đơn vị kinh tế. Nói tóm lại, với một địa bàn rất rộng, phục vụ các doanh nhiệp quân đội làm kinh tế đã tạo cho Ngân hàng một thế mạnh trong công tác huy động vốn tín dụng. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đã hiểu rõ thế mạnh đó và biết tận dụng tốt nên đã tạo ra được nguồn vốn tín dụng không những đủ đáp ứng phần lớn nhu cầu mà còn giúp cho các Ngân hàng trên các địa bàn khác thiếu vốn kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh bình thường. Để đạt được những điều đó là nhờ Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đã cải tiến lề lối làm việc, đổi mới công tác phục vụ, đảm bảo chữ tín với khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch. Về công tác cho vay:Công tác cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội luôn kết hợp yếu tố phát triển kinh tế, an toàn vốn, tôn trọng pháp luật và lợi nhuận hợp lý. Doanh số cho vay, tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng luôn tăng trong những năm gần đây. Có được kết quả này là do Ngân hàng luôn duy trì dư nợ đối với các đơn vị kinh tế lớn làm ăn hiệu quả, có uy tín với Ngân hàng từ nhiều năm. Do ngân hàng khuyến khích việc cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả và giảm cho vay dần tiến tới không cho vay hoàn toàn với các doanh nghiệp làm ăn thua triền miên. Trong những năm đầu thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội cũng tăng cường cho vay các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây hiện tượng lừa đảo tín dụng, chiếm dụng vốn tín dụng của Ngân hàng, buôn bán lòng vòng không phải là hiếm đối với Ngân hàng; mà đa phần hiện tượng này xảy ra là do khối kinh tế ngoài quốc doanh gây ra đã làm cho Ngân hàng phải xem xét lại việc cho vay đối với thành phần kinh tế này. Vì thế, Ngân hàng đã có xu hướng giảm cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tăng cho vay với kinh tế quốc doanh để đảm bảo an toàn vốn tín dụng đồng thời giúp cho các doanh nghiệp kinh tế quốc doanh nắm được vai trò trụ cột của mình trong nền kinh tế thị trường. Cho vay ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội còn chưa đáp ứng được nhu cầu về vay ngoại tệ của các dơn vị kinh tế.Tuy vậy, nguyên nhân không phải từ phía Ngân hàng hoàn toàn mà nguyên nhân lại xuất phát từ phía khách hàng. Khách hàng có nhu cầu vay ngoại tệ nhưng họ lại không có nguồn thu nhập ngoại tệ để trả nợ Ngân hàng. Cụ thể là có nhiều đơn vị kinh tế xin vay vốn ngoại tệ nhưng chỉ có vài đơn vị có nguồn thu nhập thường xuyên để trả nợ hoặc đáp ứng được một phần nào yêu cầu trả nợ bằng ngoại tệ. Tóm lại, tuy có một vài cản trở trong công tác cho vay nhưng nhìn chung, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đã làm tốt công tác cho vay đáp ứng phần lớn nhu cầu vay vốn trong cả nước trước mắt là cho các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế. Về công tác thu nợ:Việc thực hiện tốt công tác huy động vốn và công tác cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội là tốt nhưng vấn đề thu nợ thì Ngân hàng phải có phần phải quan tâm hơn. Nợ quá hạn vẫn có xu hướng tăng trong những năm gần đây kể cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng của nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này: Nguyên nhân khách quan là do nạn lừa đảo tín dụng trên thị trường đã mà cho khách hàng của Ngân hàng trực tiếp là thủ phạm hoặc là nạn nhân và để rồi cuối cùng Ngân hàng cũng là một nạn nhân trong chuỗi mắt xích nạn nhân đó. Cơ chế thay đổi cũng làm phát sinh các khoản nợ. Tuy nhiên Ngân hàng cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho các nguyên nhân này được mà phải nhìn nhận lại mình.Vẫn còn một số khoản nợ chưa thu hồi được do việc mở rộng cho vay hay còn thiếu kinh nghiệm trong những năm đầu hoạt động. Tuy vậy, đa số nợ quá hạn đều có khả năng thu hồi không có nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. Có được điều đó là do Ngân hàng làm tốt công tác thế chấp, tín chấp trong việc cho vay. Nhưng với số nợ ngắn hạn lớn trong một thời gian dài sẽ gây ra tình trạng mất vốn tín dụng của Ngân hàng, làm giảm quá trình chu chuyển vốn tín dụng. Chương III Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong thời gian sắp tới: Năm 2002 Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội tiếp tục lấy công tác chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng để tăng cùng sự ổn định, phát triển tín dụng đúng hướng phù hợp với khả năng quản lý, gắn hiệu quả kinh doanh với an toàn vốn làm tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong công tác tín dụng và mọi lĩnh vực công tác kinh doanh dịch vụ Ngân hàng.Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đề ra mục tiêu sau: a. Về công tác huy động nguồn vốn: nguồn vốn huy động trong năm 2003 sẽ tăng 15% đến 20% so với năm 2002. Tổng dư nợ cho vay trong nền kinh tế của Ngân hàng phải tăng lên 20% nữa . Huy động vốn của các tổ chức kinh tế phấn đấu đạt tỷ trọng 31% tăng 4,6% so với năm 2002. Mức lợi nhuận phải lớn hơn năm 2002,tăng 6,9%. b. Về công tác cho vay: Phấn đấu đưa tổng mức dư nợ cho vay các thành phần kinh tế đạt tăng 15% Trong đó: Dư nợ kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trong 97% trên tổng dư nợ. Đặc biệt quan tâm tới đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo môi trường phát triển kinh tế Nhà nước để chỉ đạo nền kinh tế quốc dân. Tăng cường vững chắc cho vay trung và dài hạn. Hoạt động cho vay trong lĩnh vực trung và dài hạn phải tăng từ 16% đến 20% so với năm 2002. Đồng thời Ngân hàng sẽ phải đa dạng hoá các hoạt động như: cho vay đầu tư xây dựng mới, cải tiến kỹ thuật, bảo lãnh trả chậm. Trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng, phấn đấu kiềm chế dư nợ quá hạn xuống dưới 1,5% so với tổng dư nợ. Đồng thời hạn chế tối đa phát sinh nợ quá hạn đối với các khoản cho vay mới. c. Năm 2003 Ngân hàng sẽ tập trung vốn cho các mục tiêu, các ngành nghề quan trọng, đáp tốt nhu cầu thu mua chế biến xuất khẩu, mở rộng quan hệ tín dụng đối với các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả kinh tế, đồng thời thu hẹp cho vay đối với các đơn vị kinh tế làm ăn thua lỗ liên miên không có hiệu quả hoặc sử dụng vốn không đúng mục đích và dần dần không cho vay hẳn đối với các đơn vị kinh tế loại này. d. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội sẽ mở rộng cho vay trong kinh tế đối ngoại, thực hiện việc giải ngân các dự án đã xét duyệt, mở rộng cho vay đối với các đơn vị hoạt động kinh doanh đối ngoại có hiệu quả, đây là hoạt động có tính chất chiến lược khách hàng lâu dài đối của Ngân hàng. Phấn đấu nâng tỷ lệ thu nhập về kinh doanh dịch vụ đối ngoại từ 3,5 đến 4% trên tổng thu nhập. e. Ngân hàng sẽ có phương án tổng thể và kế hoạch từng bước để xử lý khai thác tài sản thế chấp, bắt nợ đối với các đơn vị, cá nhân có các khoản nợ quá hạn để sớm thu hồi nợ nhằm đòi lại vốn tín dụng của Ngân hàng đã bị các tổ chức, cá nhân này chiếm dụng trong thời gian trước đó. g. Ngân hàng sẽ đẩy mạnh việc thu lãi, kể cả đối với lãi thông thường và lãi treo của các khoản cho vay nhằm đem thêm thu nhập cho Ngân hàng; đồng thời sẽ tiết kiệm trong mọi mặt để giảm được các chi phí không cần thiết, và thực hiện tốt kế hoạch tài chính của năm 2003. h. Trong năm 2003 này Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội sẽ tiếp tục việc đào tạo, nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật và công nghệ của cán bộ công nhân viên của mình nhằm từng bước mở rộng và ứng dụng kỹ thuật hiện đại vào trong quá trình kinh doanh. Tập huấn cho Cán bộ công nhân viên nắm vững các quy định về luật Ngân hàng Nhà nước, luật tài chính tín dụng.. và các văn bản dưới Luật. i. Chuẩn bị tốt công tác tổng kết 4 năm hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội. Đẩy mạnh các hoạt động văn thể gây không khí phấn khởi trong Ngân hàng, tạo nếp sống vui tươi lành mạnh trong toàn thể các Cán bộ công nhân viên của Ngân hàng. 3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội: Muốn đạt được những mục tiêu trên,Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đã có những biện pháp để thực hiện. Trên mọi lĩnh vực: tiền tệ, kho quỹ, kế toán tài chính, kinh doanh đối ngoại... thực hiện nghiêm túc thể lệ, chế độ và quy trình nghiệp vụ. Cụ thể là: Công tác tín dụng: Đẩy mạnh công tác huy động vốn nội tệ và vốn ngoại tệ. Cán bộ tín dụng chuyên quản bám sát các doanh nghiệp, nắm vững thực trạng sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của từng đơn vị và những diễn biến trên thị trường có liên quan đến sản xuất kinh doanh để có đối sách trong việc đầu tư vốn, đảm bảo các khoản đầu tư mới đạt hiệu quả và an toàn vốn tín dụng. Duy trì sự ổn định về hoạt động tín dụng, khắc phục nhanh chóng có hiệu quả các khoản nợ quá hạn, chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, thiếu sót trong chấp hành thể lệ nghiệp vụ. Chủ động và tích cực lựa chọn những khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, những dự án có tính khả thi, đủ điều kiện cho vay để tăng dư nợ lành mạnh nhất là đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Loại nhanh những doanh nghiệp, hộ tư nhân làm ăn không nghiêm túc, kinh doanh thua lỗ, thiếu trách nhiệm trả nợ và lãi vay, có hành vi thiếu trung thực ra khỏi lĩnh vực tín dụng của Ngân hàng. Hết sức coi trọng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. Huy động các cán bộ có năng lực về nghiệp vụ tín dụng tăng cường cho phòng kiểm soát để tiến hành kiểm soát 100% các món cho vay phát sinh trong năm 2002 và các khoản cho vay trong năm 2003 của Phòng giao dịch Thanh xuân và phòng giao dịch Lý Nam Đế. Duy trì việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất kho thế chấp tài sản. Giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu tố, phản ánh, phát sinh trong năm 2003 không để tồn tại sang năm sau. Tăng cường mối quan hệ hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ có hiệu quả của Công an, viện kiểm soát các quận,huyện và chính quyền sở tại nơi con nợ cư trú để quản lý tín dụng, tạo điều kiện kinh doanh được thuận lợi, an toàn tài sản. ở phần trên chúng ta đã đề cập tới các vấn đề về công tác tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội. Qua đó chúng ta đã nắm được thực trạng công tác tín dụng ở Ngân hàng; những mặt mạnh, mặt yếu, ưu, khuyết trong công tác huy động vốn, cho vay... cũng như đã nắm rõ những phương hướng, nhiệm vụ mà Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đặt ra trong thời gian sắp tới. Với tư cách là một sinh viên đang thực tập tại Ngân hàng em xin có một vài giải pháp cơ bản sau nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng, giúp cho công tác hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng được thực hiện tốt trong giai đoạn sắp tới. Một là, tăng cường công tác huy động vốn: Đối với một Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, việc huy động vốn là một vấn đề hết sức cần thiết bởi Ngân hàng cần phải có vốn tín dụng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tiền tệ tìm kiếm lợi nhuận đồng thời thoả mãn nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Nhu cầu về vốn của xã hội ngày càng tăng khi xã hội ngày càng phát triển. Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu đó thì Ngân hàng cần phải có được một nguồn vốn huy động ngày càng tăng về mặt số lượng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt thì Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội phải có một phương sách huy động vốn thích hợp nhất. Một cơ chế lãi suất hợp lý sẽ là một cơ hội để huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế nhàm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nhằm kích thích sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển. áp dụng các hình thức huy động đa dạng hơn để phù hợp với từng khách hàng từ trẻ đến già, từ mọi thành phần kinh tế. Chẳng hạn, với những khoản tiền lớn sẽ có người đến tận nhà, cơ quan... để nhận. Ngân hàng cần phải mở rộng mạng lưới giao dịch. Tuy nhiên, phải trên cơ sở các mạng lưới cũ đã hoạt động hết công suất và đã được nâng cấp về mặt hình thức cũng như về mặt chất lượng. Tăng cường hoạt động trên các phương tiện thông tin đại chúng để Ngân hàng tự giới thiệu về mình với khách hàng. Có thể nói cho đến nay trong phần lớn bộ phận dân cư còn chưa hiểu biết đầy đủ về Ngân hàng nên việc làm trên sẽ tạo uy thế cho Ngân hàng trên thị trường nhờ vậy mà các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư mới có thể tập trung về Ngân hàng. Việc Ngân hàng sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng sẽ xoá bỏ quan niệm không tốt bấy lâu nay về cán bộ tín dụng trong thời bao cấp của người dân; tránh được hiện tượng “ cò tín dụng” mà có khi cán bộ Ngân hàng cũng trực tiếp tham gia lợi dụng sự kém hiểu biết của khách hàng. Ngân hàng cũng nên đưa ra áp dụng các hình thức huy động mới mẻ như là phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngoại tệ nhằm tạo nguồn vốn ngoại tệ cho Ngân hàng của mình. Tuy vậy Ngân hàng phải xem xét thật kỹ càng về khả năng của mình... trước khi quyết định tham gia vào lĩnh vực này thì mới có thể thành công trong việc thu hút nguồn vốn ngoại tệ này. Hình thức huy động bằng kỳ phiếu, trái phiếu ngoại tệ rất mới mẻ đối với chúng ta nhưng Ngân hàng cũng nên mạnh dạn thử nghiệm trong lĩnh vực này để có thể mở ra một hướng đi mới cho mình. Mặc dù Ngân hàng còn bộc lộ nhiều yếu điểm như chưa có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này và bản thân hoạt động của lĩnh vực này khá phức tạp về thủ tục, thời gian chuẩn bị lâu hơn so với các hình thức khác nhưng nó có rất nhiều ưu điểm so với các hình thức huy động khác như: Cơ cấu nhà đầu tư rộng nên giảm rủi ro cho các nhà đầu tư, mặt khác chủ nợ cũng khó sử dụng quan hệ vay nợ để gây sức ép với con nợ trong các quan hệ khác. Khả năng thanh toán cao do có thể mua bán trên thị trường thứ cấp nên tương đối hấp dẫn các nhà đầu tư, lý do này cho phép người phát hành có thể được hưởng mức lãi suất ưu đãi hơn so với các hình thức vay nợ khác. Có thể vay được một số lượng vốn lớn trong một thời gian dài tạo cho Ngân hàng một lượng vốn tín dụng ổn định. Để tăng cường tính hấp dẫn của trái phiếu, có thể sử dụng nhiều yếu tố kích thích như: cho phép chuyển nhượng trái phiếu thành cổ phiếu hoặc nếu mua đợt này thì sẽ được ưu tiên mua trong đợt phát hành tới. Với những yếu tố kích thích như trên có thể giảm bớt giá phát hành tới 1%. Việc Ngân hàng mở rộng kinh tế đối ngoại để thu hút nguồn vốn cho vay bằng ngoại tệ và vốn uỷ thác từ nước ngoài phải thực hiện bề nổi như qua MAKETING Ngân hàng, tổ chức các cuộc hội thảo mang tính chất quốc tế để có thể thu hút sự quan tâm của các tổ chức kinh tế, đảm bảo trả nợ đúng hạn để khẳng định chữ tín của Ngân hàng với khách hàng. Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nên lượng vốn để đáp ứng nhu cầu đó chưa thể đủ và sẽ còn đòi hỏi rất nhiều. Điều gay gắt nhất là trong khi nền kinh tế cần có một tỷ lệ trôi nổi vốn vay dài hạn trong tổng lượng vốn vay thì trình độ và năng lực thực tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chỉ có thể đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn là chính. Muốn đáp ứng nổi nhu cầu về vốn dài hạn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường thì Ngân hàng đã sử dụng một tỷ lệ nhất định vốn vay ngắn hạn để cho vay dài hạn. Nhưng kể cả việc làm đó cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn dài hạn. Chính vì vậy, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội cần phải huy động được nguồn vốn trung, dài hạn nhều hơn nữa để tài trợ cho các dự án vay dài hạn. Hai là, sử dụng tốt nguồn vốn vay: Nguồn vốn mà Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội huy động được khá dồi dào. Công việc đặt ra đối với Ngân hàng là làm thế nào để cho vay được số vốn mà mình đã huy động tránh được tình trạng ứ đọng vốn. Ngân hàng nên đa dạng hoá các hình thức tín dụng, không ngừng nâng cao công tác tư vấn cho khách hàng về phương thức sản xuất kinh doanh của họ, xây dựng các phương án đầu tư giúp khách hàng. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức tín dụng sẽ giúp cho Ngân hàng giảm được rủi ro do tránh được việc bỏ trứng vào một giỏ , kích thích khách hàng. Việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng đã khó nhưng việc gợi cho họ nảy sinh những nhu cầu mới thì mới khó. Chính việc đa dạng hoá các hình thức tín dụng sẽ giải quyết được yêu cầu đó. Ngân hàng nên tiếp tục giữ vững quan điểm lập trường của mình trong công tác cho vay: cho vay với những đơn vị kinh tế làm ăn có hiệu quả,có tín nhiệm và giảm cho vay tiến tới không cho vay hoàn toàn với những đơn vị làm ăn thua lỗ triền miên hoặc không tạo ra công ăn việc làm thực sự cho xã hội. Chế độ tín dụng chia phần thời bao cấp đã bị xoá bỏ, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội nên tham gia vào việc định mức vốn lưu động để cho vay đối với các doanh nghiệp bởi vì việc làm này là hoàn toàn có cơ sở. Ngân hàng không phải đầu tư vốn theo một tỷ lệ bắt buộc cho các doanh nghiệp Nhà nước. Cách đối xử đó là không công bằng giữa các thành phần kinh tế trong xã hội và không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường như hiện nay. Ngày nay khi mà các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh hay gây ra nợ quá hạn Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội có xu hướng giảm cho vay đối với thành phần này. Công tác cho vay của Ngân hàng phải tuỳ thuộc vào yếu tố nguồn vốn, tuỳ theo đơn vị vay vốn có khả năng đáp ứng đủ các điều kiện về vay vốn, trả nợ theo quy định của Ngân hàng hay không. Nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều thế hết mà chỉ là một số cho nên vơí những đơn vị ngoài quốc doanh nào đáp ứng được hết các điều kiện về tín dụng thì Ngân hàng vẫn nên cho vay. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo vai trò chủ đạo của các đơn vị kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế thị trường. Ngân hàng không nên sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Nhiều đạo Luật Ngân hàng trên thế giơí cấm làm việc này bởi nó tiềm ẩn những rủi ro to lớn không thể lường trước được. Công tác cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng cần phải tương xứng phù hợp với nguồn vốn huy động được. Khả năng mở rộng các ngành nghề sản xuất kinh doanh hiện nay rất đa dạng. Ngân hàng muốn mở rộng việc cho vay thì nên hướng hoạt động của mình vào lĩnh vực mới mẻ này chứ không chỉ bó hẹp ở những lĩnh vực mà Ngân hàng đã quen thuộc nhằm tìm kiếm thêm những khách hàng mới cho Ngân hàng. Tuy nhiên việc làm này cần phải xem xét kỹ lưỡng bởi nó là con dao hai lưỡi có thể giúp Ngân hàng có cơ hội phát triển công tác cho vay đồng thời cũng có thể gây ra những khó khăn cho Ngân hàng. Ba là, thực thi chiến lược khách hàng lâu dài: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội phải xây dựng cho mình một chính sách khách hàng lâu dài bởi khách hàng vừa là người cung cấp vốn cho Ngân hàng vừa là người sử dụng nguồn vốn này. Khách hàng có một ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Việc thiết lập mối quan hệ lâu dài giữ Ngân hàng và khách hàng quyết định tới sự tồn tại và phát triẻn của Ngân hàng. Thông qua quan hệ lâu dài của mình với khách hàng, Ngân hàng có thể huy động một khối lượng vốn lớn từ nguồn tiền gửi của khách hàng. Qua quan hệ lâu dài với khách hàng mà Ngân hàng giảm được các chi phí do không phải tìm hiểu, đánh giá khách hàng. Thông qua các giao dịch của khách hàng trên tài khoản tiền gửi mà Ngân hàng có thể biết được khả năng tiềm tàng và chu kỳ sử dụng tiền mặt của người vay tiền cũng như các quan hệ cuả khách hàng. Đây là cách tốt nhất để thu thập thông tin về khách hàng một cách đầy đủ nhất và là cơ sở để Ngân hàng tiết kiệm chi phí cho việc thẩm định, sàng lọc thông tin, giám sát khách hàng; tránh được rủi ro đạo đức, kế hoạch hoá được nguồn vốn của mình kịp thời đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng với mức lãi suất thấp hơn do giảm được chi phí. Chính nhờ đó mà Ngân hàng sẽ nâng cao được chất lượng tín dụng. Bốn là, ngăn chặn sự gia tăng của nợ quá hạn: So với nhiều ngân hàng bạn và so với cả nước thì nợ quá hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội không lớn nhưng chúng ta phải xác định nợ quá hạn trên tổng dư nợ qua đó mới có thể đánh giá chính xác. Con số nợ quá hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội cho phép ta khẳng định: chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội là tương đối tốt nhưng vẫn còn những tồn tại. Muốn vậy, chúng ta cần coi trọng hơn nữa vào khâu thẩm định vì đầu tư có những khoản vay vốn một cách tốt hơn nữa, làm tốt được khâu này có nghĩa là ta giảm nhẹ cho các khâu theo dõi quá trình cho vay cũng như qúa trình thu hồi nợ. Làm tốt công tác thẩm định không có nghĩa là chúng ta làm cho thủ tục vay trở nên phức tạp lên mà ở đây phải nâng cao chất lượng của khâu này. Thế chấp và tín chấp phải được phát huy trên cơ sở đã làm tốt của Ngân hàng. Chỉ có như thế Ngân hàng mới giảm nợ quá hạn trên tổng dư nợ của mình xuống một mức độ cho phép. Cơ chế tín dụng cũng gây nên nợ quá hạn. Một cơ chế tín dụng thích hợp với từng loại hình doanh nghiệp trong từng lĩnh vực ngành nghề sẽ làm giảm nợ quá hạn. Cơ chế tín dụng phải phù hợp với đặc điểm sản xuất của các đơn vị có nhu cầu vốn thường xuyên sẽ tránh được ứ đọng hay nợ quá hạn. Năm là, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát: Dư nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội rất lớn và do mới thành lập được vài năm nên việc cán bộ chuyên trách chưa quản lý, kiểm soát chặt chẽ được tất cả các món cho vay là điều dễ hiểu do chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc phát hiện được các hoạt động sử dụng vốn sai mục đích, làm ăn không hiệu quả, lừa đảo để có thể kịp thời đình chỉ cho vay, xử lý thu hồi lại vốn cho Ngân hàng. Qua đó ta thấy nếu chỉ chạy theo khối lượng tín dụng cung cấp cho các đơn vị kinh tế sẽ gây ra hậu quả qúa tải đối với cán bộ chuyên trách. Để giải quyết vấn đề này Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm tránh rủi ro, tăng cao hiệu quả tín dụng. Công tác thanh tra, kiểm soát không chỉ đơn thuần là kiểm tra khách hàng mà còn quan trọng ở chỗ phải kiểm tra, thanh lọc những cán bộ tín dụng yếu kém, tiêu cực, gây thất thoát tài sản XHCN và làm mất uy tín của Ngân hàng. Sáu là, tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Hiện trạng nợ quá hạn vẫn còn cao trong tổng số dư nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội mà có một phần nguyên nhân không thể không nói đến là trình độ bất cập của đội ngũ cán bộ. Thực tế cho ta thấy, cán bộ ngân hàng của ta còn hạn chế nhiều về trình độ cũng như kinh nghiệm so với các ngân hàng nước ngoài dẫn đến món nợ vay trở thành món nợ khó đòi ngay từ khâu xét duyệt và thẩm định dự án sản xuất kinh doanh do cán bộ xử lý thẩm định dự án chỉ hiểu một cách mơ hồ về nghành nghề dự định đầu tư, điều đó tất yếu sẽ dẫn đến sự sai lệch trong khâu thẩm định. Do đó, muốn nâng cao hiệu quả tín dụng thì cần phải bổ sung, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng. Thị trường chứng khoán ra đời trong thời gian sắp tới, các Ngân hàng đều trở thành một mắt xích, một tổ chức tài chính trung gian giữa người cấp vốn và người nhận vốn đầu tư. Nhiều dịch vụ mới sẽ hình thành như: dịch vụ in ấn, bảo quản chứng khoán, làm đại lý bán chứng khoán mới phát hành, chi trả chứng khoán đến hạn, làm môi giới mua bán chứng khoán, trực tiếp kinh doanh chứng khoán. Vì vậy, ngay từ bây giờ Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội phải có một kế hoạch đào tạo một đội ngũ cán bộ năng động, có trình độ chuyên môn vững vàng trong lĩnh vực trên để có thể đáp ứng kịp thời với tình hình mới. Trên đây là một số giải pháp cơ bản mà tôi đã đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác tín dụng của Ngân hàng. Tôi nghĩ rằng với những giải pháp như thế sẽ giúp cho Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội hoạt động tốt hơn trong lĩnh vực tín dụng của mình. Những kiến nghị: *Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội: Các giải pháp trên còn mang tính chung chung. Để có thể triển khai tốt tôi có một vài kiến nghị như sau: Ngân hàng nên phát triển việc nhận và trả tiền gửi tiết kiệm tại nhà theo yêu cầu của khách hàng ( có thu phí thấp ). Thể thức này sẽ đáp ứng được nhu cầu cho những người già muốn tránh được rủi ro khi mang tiền trên đường. Khuyến khích người gửi tiền gửi luôn lãi của họ khi dến hạn mà họ không cần đến. áp dụng thể thức tín dụng dài hạn nhưng sẽ trả lãi hàng tháng nhằm kích thích những ai có một khoản tiền lớn mà không kinh doanh không dùng đến gửi vào Ngân hàng để dùng cho sinh hoạt hàng tháng Mở các công ty con như công ty bảo hiểm, công ty tài chính để thu hút thêm vốn đầu tư dưới hình thức này. Đối với các khách hàng khác nhau thì có thể sẽ áp dụng từng loại lãi suất khác nhau. Tặng quà và mở một số tài khoản tượng trưng cho một số trẻ em tiêu biểu để khuếch trương tên tuổi của Ngân hàng mình. Mở một số văn phòng tư vấn về nghiệp vụ tín dụng miễn phí giúp cho người dân.. hiểu được quyền lợi, lợi ích của họ khi tham gia vào nghiệp vụ này để từ đó lôi kéo nhiều người gửi và vay tiền hơn. * Với Ngân hàng Trung ương: Cần khẩn trương mở rộng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như séc,hối phiếu..mà trước mắt là trong các giao dịch Ngân hàng song song với việc hiện đại háo hệ thống thanh toán. Trên cơ sở đó và cùng với các trái phiếu chính phủ làm phương tiện thế chấp, như vậy thì thị trường liên hàng mới có thể phát triển các giao dịch ngắn hạn, nâng cao hiệu quả quản lý vốn và chu chuyển vốn. Khẩn trương để Luật Ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy hiệu lực. Muốn như vậy đòi hỏi Ngân hàng phải tuyên truyền phổ biến sâu rộng để hệ thống các Ngân hàng, các tổ chức kinh tế xã hội và người dân nắm được những nội dung cơ bản và cụ thể các điều luật để tự giác và thực hiện nghiêm chỉnh. Mặt khác, Ngân hàng cần trình chính phủ hoặc phối hợp với các cơ quan,các ban ngành có liên quan,ban hành những văn bản hướng dẫn dưới luật nhằm triển khai đồng bộ luật Ngân hàng nhà nước, luật các tổ chức tín dụng và đồng thời phải nhanh chóng có những văn bản chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể để thi hành thống nhất trong toàn hệ thông.Chỉ có như vậy thì các ngân hàng mới có thể có một môi trường hoạt động tốt để, chấp tránh nghiêm chỉnh Luật sẽ tránh được những rủi ro không đáng có và sẽ nâng cao được hiệu quả công tác tín dụng. Cần có sự đồng bộ trong các chính sách với hoạt động của các ngân hàng thương mại. Cụ thể là,phải khuyến khích các ngân hàng thương mại tìm các nguồn vốn rẻ bằng cách bỏ quy định chung về chệnh lệch lãi suất đầu vào đầu ra là 0.35% nếu lớn hơn là phần dư phải nộp Ngân hàng Nhà nước.Hoặc quy định lãi suất huy động vốn trung và dài hạn không cao hơn ngắn hạn là bao nhiêu mà lại chứa đựng nhiều rủi ro nên chưa thực sự thu hút được nguồn vốn này. Cần tạo sự công bằng trong cạnh tranh với các tổ chức, các ngân hàng trong nước và nước ngoài khi mà đặt tỷ lệ thuế thu nhập chưa đồng đều( Hiện nay, con số này là 45% với các ngân hàng thương mại trong nước và 25 % với ngân hàng nước ngoài, do vậy, các tổ chức, ngân hàng thương mại nước ngoài đã giành được > 50% thị phần vốn trung và dài hạn ở nước ta, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế quốc dân như: bưu điện, hàng không, dầu mỏ...) Cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát; giúp cho trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng hoạt động hữu hiệu hơn nữa. Với các khách hàng truyền thống, làm ăn có hiệu quả có tín nhiệm cao thì có thể cho vay không cần thế chấp. *Với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Nhà nước nên phát triển hình thức bảo hiểm tín dụng. Các ngành chức năng có liên quan tạo điều kiện giúp đỡ Ngân hàng trong khâu thẩm định các tài sản thế chấp có hợp pháp hay không, trong khâu thu hồi nợ quá hạn của Ngân hàng một cách tốt hơn nữa. Kết luận Không ai có thể phủ nhận những thành tựu của công cuộc đổi mới ở Việt nam nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng trong những năm vừa qua. Những kết quả đạt được đáng kể như: kiềm chế lạm phát,duy trì giá trị đồng tiền Việt nam, ổn định tỷ giá hối đoái, tăng cường cán cân trong thanh toán quốc tế và thanh toán trong nước, giả quyết sự thiếu hụt giá trị đồng bản tệ được coi là những bước tiên phong trong chiến lược quản lý các kế hoạch, chính sách nhằm mở rộng cơ chế thị trường và khai thác các tiềm năng kinh tế nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế hơn nữa. Năm 2002, đáp ứng những yêu cầu thúc đẩy quá trình đổi mới ở một mức cao hơn, hệ thống ngân hàng Việt nam đã sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm duy trì giá trị thực tế của đồng Việt nam, thúc đẩy sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế. Song bên cạnh những thành tựu đó thì hệ thống ngân hàng còn có nhiều khó khăn và mục tiêu chưa làm được như: còn chưa đồng bộ tương xứng với tầm phát triển của kinh tế thị trường ở Việt nam,cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài rất khó khăn, nguồn huy động còn hạn chế do tỷ lệ tiết kiệm chưa cao,cho vay các thành phần kinh tế chưa thực sự có an toàn trên toàn bộ hệ thống các doanh nghiệp. Chính vì vậy, bằng những kiến thức còn hạn chế khi còn đang nghiên cứu và tình hình thực tế đặt ra của hệ thống ngân hàng nói chung và của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội nói riêng, em chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội” để có thể thấy rõ những thuận lợi, những hạn chế để có thể ngày một cải thiện chất lượng hoạt động ngân hàng nhằm đạt hiệu quả và tăng trưởng, hỗ trợ đắc lực sự phát triển kinh tế. Việc nghiên cứu còn hạn hẹp cả về không gian lẫn thời gian,thực tế còn nhiều hạn chế nên sẽ không tránh khỏi được những khiếm khuyết. em mong rằng những ý tưởng đưa ra sẽ được các thầy cô giáo, bạn bè đóng góp ý kiến cho bài viết này có kết quả thành công hơn. Nhận xét của Ngân hàng TMCP Quân đội: Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6718.doc
Tài liệu liên quan