Đề tài Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ

I. Lý do chọn đề tài Lòng yêu nước vốn là truyền thống tinh thần tốt đẹp bao đời của dân tộc Việt Nam. Nói như chủ tịch Hồ Chí Minh: “đó là thứ của quý, bấy lâu nay phải cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm nay nhờ cách mạng được đem ra trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê ”. [ 5 . 152 ] Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, nhiều thế hệ người cầm bút luôn hướng về quê hương, đất nước. Vì thế khi đất nước có giặc ngoại xâm, họ đã hăng hái lên đường tham gia vào công cuộc đấu tranh chung, để giải phóng dân tộc. Là chiến sĩ đồng thời cũng là thi sĩ, các nhà thơ quan niệm rằng: thơ ca là phải phục vụ cách mạng, phục vụ lý tưởng của Đảng. Cho nên mọi sự kiện, mọi vấn đề lớn nhỏ của đời sống cách mạng, thông qua trái tim nhạy cảm của các nhà thơ đều trở thành đề tài và khơi nguồn cảm hứng sáng tác. Những trang thơ thời chống Mỹ đã làm trỗi dậy trong chúng ta những cảm xúc tự hào về Tổ quốc và nhân dân anh hùng, càng thêm mến phục những con người quả cảm không tiếc xương máu hy sinh thân mình cho Tổ quốc được hồi sinh. Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ khắc hoạ được nhiều hình tượng nổi bật như: hình tượng lãnh tụ, hình tượng người chiến sĩ, hình tượng nhân dân Trong đó, hình tượng đất nước là một “hình tượng đẹp đẽ được xây thành công vào loại bậc nhất” [ 19 . 96]. Như vậy có thể khẳng định: hình tượng đất nước trong thơ ca kháng chiến chống Mỹ giữ một vị trí, vai trò đáng kể và mang vẻ đẹp riêng của nó, được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển có tính biện chứng của thơ ca truyền thống dân tộc. Tuy nhiên qua các công trình nghiên cứu về văn học thời kỳ chống Mỹ, hình tượng đất nước chỉ mới được đề cập đến chứ chưa trở thành đối tượng nghiên cứu chuyên biệt. Đề tài này được thực hiện xuất phát từ yêu cầu bổ sung nguồn tư liệu còn khá tản mạn và hạn chế về thơ ca kháng chiến chống Mỹ nói chung và hình tượng đất nước nói riêng. Có thể nói so với số lượng tác phẩm, tuyển tập thơ ra đời khá đồ sộ thì tư liệu phê bình nghiên cứu về nó quá ít ỏi, không tương xứng, chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Việc nghiên cứu hình tượng đất nước trong thơ ca thờikỳ kháng chiến chống Mỹ không chỉ cung cấp thêm vốn tư liệu cần thiết cho tôi và các giáo viên Ngữ văn khác trong quá trình giảng dạy mà còn giúp tôi khám phá ra cái hay cái đẹp của hình tượng văn học, hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước và con người Việt Nam trong những năm đau thương mà rất đỗi hào hùng. Qua đó sẽ giúp người đọc bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc thêm sâu sắc. Và mỗi thế hệ thanh niên hôm nay sẽ bước tiếp con đường mà cha ông đã đi, đó là con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

pdf58 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3974 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...Việt Nam đất nắng chan hoà Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh (Quê hương Việt Nam - Nguyễn Đình Thi) Việt Nam không chỉ đẹp trong chiến thắng, trong những ngày hội tưng bừng mà còn rất đẹp trong sự hồi sinh, trong sự vươn tới, vượt qua đau thương, mất mát. Từ “Những cánh đồng quê chảy máu - Dây thép gai đâm nát trời chiều...”, giờ đây đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi đã trở nên tươi đẹp bội phần với “mênh mông biển lúa, mây mờ che đỉnh Trường sơn, hoa thơm quả ngọt bốn mùa...”. Nếu đất nước hiện ra trong thơ Nguyễn Đình Thi với cánh đồng trĩu hạt, với rừng Trường Sơn uy nghi thì trong thơ Vân Đài lại là hình ảnh thôn xóm bình yên, sung túc ngày mùa : Thóc về con nghé no nằm Con gà quẩn lối, lợn căng bụng tròn Thóc về mẹ ấm tình con Cơm ngày ba bữa khói thơm nức nhà (Thóc đã về sân - Vân Đài) Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 33 Những câu thơ biểu hiện niềm vui sướng, cảm động của nhà thơ khi nhân dân vượt qua gian khổ, thiếu thốn “Một năm cơm hẩm độn mì khoai”, có cả niềm vui khi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc bước đầu gặt hái được thành công, đem lại cuộc sống ấm no cho mọi người. Cuộc sống tươi trẻ ấy như “một mùa hoa mới nở, các nhà thơ như những con ong bay vào mùa lặng lẽ, cần cù hút lấy những nhuỵ thơm và kết tinh cho đời thứ mật thơ óng ánh” (Hoàng Minh Châu). Đứng vững trên mảnh đất Việt Nam vừa giải phóng nửa mình, được ánh sáng của Đảng soi đường, Tố Hữu nhiệt thành ca ngợi biểu dương cái mới đang nảy nở trên đất nước ta : Ôi tiếng hát vui say con chim chiền chiện Trên đồng lúa chiêm xuân chao mình bay liệng Xuân ơi xuân, vui tới mênh mông Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh (Bài ca mùa xuân 61 - Tố Hữu) Không hoà nhập, sống hết mình với đất nước thì không thể nào có được niềm vui ngập tràn trong những ngày hoà bình được lặp lại, chắc hẳn sẽ không thể sáng tạo và nhìn ra được những đợt “sóng trắng” trên biển vui như thế. Trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều người chỉ nặng nhìn về phía khó khăn mà băn khoăn bứt rứt, cũng có nguời muốn quên hết các thứ khó khăn để lạc quan một cách dễ dãi. Còn tiếng thơ của Tố Hữu trong những ngày đó chất chứa một niềm vui lớn, một niềm vui tràn đầy trong trẻo, phơi phới như tiếng hót vui say sưa của con chim chiền chiện đang bay liệng trên cánh đồng lúa chiêm xanh rờn, mênh mông, thẳng tắp. Đó là niềm vui có suy nghĩ, tỉnh táo và sáng suốt. Vui chưa phải vì được ấm no dồi dào, mà vì chúng ta nắm chắc tương lai, vì trước mắt chúng ta, tương lai đang dần hiện lên lộng lẫy: Đắng cay nay mới ngọt bùi Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau (Bài ca mùa xuân 61- Tố Hữu) Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, Chế Lan Viên đã khắc hoạ cảnh đất nước giàu đẹp với trời biển bao la qua những màu sắc, hình ảnh không thể quên được, lộng lẫy, huyền ảo như một bức tranh sơn mài : Tôi muốn đến chỗ nước trời lẫn sắc Nơi bốn mùa đã hoá thành thu Nơi đáy bể những rừng san hô vờ thức ngủ Những rừng rong tóc xoã lược răng cài Nơi những đàn mây trắng xoá cá bay đi Cá vào hội xoè hoa mang áo đẹp Cá nục, cá chuồn, cá chim không phải chim đâu, cá hồng hồng sắc vẩy Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 34 Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về (Chế Lan Viên) Bức tranh đẹp đẽ của cảnh non nước hữu tình với thiên nhiên, sản vật phong phú và màu sắc rực rỡ đã thể niềm tin yêu của Chế Lan Viên cũng như những người cầm bút: cách mạng sẽ thắng lợi, tương lai đất nước sẽ huy hoàng. Niềm tin đó hoàn toàn có cơ sở trở thành hiện thực. Bởi nhân dân ở cả hai miền Nam Bắc đang quyết tâm đấu tranh thống nhất đất nước: Với vai trò là hậu phương vững chắc, mỗi người dân miền Bắc đều ý thức được trách nhiệm của mình nên không ngừng ra sức tăng gia sản xuất để chi viện cho miền Nam theo tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người. Chính sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần đó, đã tiếp thêm nguồn sức mạnh lớn lao cho nhân dân miền Nam ngày đêm chiến đấu với kẻ thù và cuối cùng giành lấy thắng lợi vẻ vang trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào mùa xuân năm 1975. 2. Đất nước đẹp trong chiến đấu và chiến thắng Thật kỳ diệu: miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Trong quang cảnh tưng bừng của ngày hòa bình, của thắng lợi vĩ đại, Tố Hữu thấy đất trời như cũng theo lòng người mà trào lên sức sống mới : Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi! Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca (Ta đi tới - Tố Hữu) Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh, tiếng hát trên bến phà tấp nập… tất cả đều mang vẻ đẹp “mới tinh khôi” của cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do vừa giành lại được trên một nửa nước ta. Trong những câu thơ ấy tựa hồ như không nói gì đến kháng chiến, nhưng ta hiểu phải trải qua cuộc chiến đấu gian khổ và anh dũng của toàn dân, nhà thơ mới có được những lời thơ say sưa ca ngợi đất nước như thế. Đặc biệt đất nước ta càng trong đau thương, gian khổ càng xứng đáng để thêm trân trọng và tự hào : Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu Trong khổ đau, Người đẹp hơn nhiều (Chào xuân 67 - Tố Hữu) Tôi trở về đất mẹ Quảng Nam tôi Dẫu chẳng nơi đây cất tiếng chào đời Đất Tổ quốc cũng là đất mẹ Ôi Tổ quốc mối tình kỳ lạ thế Càng trong lửa đạn lại càng tươi (Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ - Dương Hương Ly) Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 35 Từ xa xưa, dân tộc ta đã tự hào về đất nước giàu đẹp với “rừng vàng biển bạc, giang sơn gấm vóc, non nước gấm thêu”. Trải qua ngàn năm chiến tranh, nhân dân ta lại thêm tự hào về sức sống bền bỉ, mãnh liệt và kỳ diệu của đất nước đã vượt lên đau thương để chiến thắng sự tàn phá hủy diệt của kẻ thù. Các nhà thơ đã nhìn ra vẻ đẹp của đất nước trong những năm tháng đau thương mà hào hùng đó. Đất nước trong đau thương mà vẫn đẹp, vẫn tươi, vẫn bừng lên sức sống : Bỗng thấy căng từng thớ thịt đường gân Như quê hương cho tôi dòng máu đỏ Như giọt mưa xuân thấm nhuần cây cỏ Sau trận bom rơi vẫn lóng lánh nắng trời (Mùa xuân về quê mẹ - Thu Bồn) Trụi lá cây rừng hạt lúa thành than Lại là đất xanh tươi sự sống Và xanh nhất màu xanh hy vọng (Xuân 69 - Tố Hữu) Trước sự ném bom hủy diệt tàn bạo của kẻ thù nhằm đưa Việt Nam trở về “thời kỳ đồ đá” như chúng huênh hoang, nhân dân ta đã phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chống trả quyết liệt để bảo vệ mảnh đất quê hương, bảo vệ sự sống cho thiên nhiên, đất nước, con người. Ngay trong những tháng ngày gian khổ đó, nhân dân vẫn luôn tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng, vào bàn tay lao động của mình sẽ dựng xây lại đất nước, sẽ biến những nơi “trụi lá cây rừng, hạt lúa thành than” thành những nơi “xanh tươi sự sống”. Chính vì vậy, mặc cho mưa bom bão đạn, nhân dân hậu phương vẫn ngang nhiên sản xuất gieo trồng : Trong ngọn gió bình minh xòe đỏ lựng Tung thóc giống bay qua tầm mũi súng (Võ Văn Trực) Gian nan, ác liệt, nhưng phấn khởi tự hào, cuộc sống chiến đấu, lao động vẫn không ngừng tiến lên phía trước : Rộn ràng thay cảnh quê hương Nửa công trường nửa chiến trường xôn xao (Tố Hữu) Thơ ca kháng chiến chống Mỹ đã tạo nên tượng đài Tổ quốc với tất cả những phẩm chất cao đẹp: anh hùng vô song trong chiến đấu, sản xuất, dũng cảm tuyệt vời mà nhân ái thiết tha, qua bao lửa đạn mà vẫn tươi xanh, trong sáng, ngọt ngào : Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 36 Nắng ửng chòm tre, gió thoảng đưa Búp non thắp sáng lá cành thưa Chim mang tiếng hót ra hong nắng Tơ nhện vương sương trắng cỏ bờ (Sang xuân - Hoàng Tố Nguyên) Ong bay nhà khu tỉnh ủy Hưng Yên Mật đồng bằng mùa nhãn ngọt môi em Cây xanh ngắt đất bạc màu Vĩnh Phúc …Đều lộng hương thơm những cánh đồng hợp tác Chim cu gần chim cu gáy xa xa… Ruộng đoàn tụ nên người thôi chia cắt Đêm no ấm giọng chèo khuya khoan nhặt Lúa thêm mùa khi lúa chín về ta (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng - Chế Lan Viên) Hình ảnh đất nước tươi đẹp trong chiến đấu đã đi sâu vào tâm hồn các nhà thơ và trở thành nguồn đề tài hết sức phong phú, một nguồn cảm hứng vô tận, thôi thúc, giục giã họ sáng tác. Nói như Pautốpxki: “niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường vào cái đẹp…”. Vì vậy, trước một đất nước tươi đẹp từ đầu nguồn đến cuối đất, các nhà thơ không say sưa ca ngợi sao được : Có nơi đâu đẹp tuyệt vời Như sông, như núi, như người Việt Nam Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang Cà Mau cuối đất mỡ màng phù sa (Nguyễn Văn Trỗi - Lê Anh Xuân) Bằng cảm xúc say mê, niềm sung sướng, tự hào, Tố Hữu cũng đã viết lên những câu thơ thể hiện sự tươi đẹp của quê hương, làng cảnh Việt Nam : Hỡi các chị, các anh đi trên đường có thấy Nước non mình đâu cũng đẹp như tranh (Trên đường thiên lý - Tố Hữu) Và rồi như sợ không thể nói hết cái tươi đẹp của non nước, nên Tố Hữu cứ để cho những cái tên, những địa danh của đất nước lần lượt tuôn trào theo dòng cảm xúc của riêng mình : Ai đi Nam Bộ Tiền Giang, Hậu Giang Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 37 Ai vô Hồ Chí Minh Rực rỡ tên vàng … Ai đi Nam - Ngãi, Bình - Phú, Khánh Hoà Ai vô Phan Rang, Phan Thiết Ai lên Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung Ai về với quê hương ta tha thiết Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng… (Ta đi tới - Tố Hữu) Bao nhiêu câu thơ, bao nhiêu chữ là bấy nhiêu tên quê hương xứ sở miền Nam vang lên một cách tha thiết kêu gọi, thúc giục mọi người hướng về miền Nam - nơi mà đồng bào ta vẫn còn phải chịu biết bao thảm cảnh, đoạ đày dưới gót giày xâm lược của đế quốc Mỹ. Trong thơ Tố Hữu, miền Nam không chỉ có đau thương, anh dũng, vĩ đại mà còn hiện ra hiền hoà, mát rượi : Ngút mắt trông Biển lúa mênh mông Sông nước Cửu Long dào dạt Thơm ngọt xoài ngon Tươi rói đất son (Với Đảng, mùa xuân - Tố Hữu) Qua vần thơ Tố Hữu, miền Nam hiện lên thật đẹp, nhưng rõ ràng không chỉ đẹp ở cảnh vật thiên nhiên mà còn vì niềm tự hào, sung sướng, say sưa. Nhà thơ yêu biết mấy quê hương miền Nam từ cánh đồng vàng lúa đến sóng biển lam chiều soi bóng dừa xanh : Nếu con hỏi quê nào đẹp nhất Bóng dừa xanh quanh sóng biển lam Óng ánh lúa chan hoà mặt đất Xanh ngát trời… Quê ấy: miền Nam (Miền Nam - Tố Hữu) Thơ trữ tình - chính trị của Tố Hữu như tiếp thêm sức mạnh cho đồng bào miền Nam - những người con của “thành đồng Tổ Quốc” đang ngày đêm chiến đấu với kẻ thù để giải phóng quê hương. Sau bao nhiêu năm đấu tranh gian khổ, giờ đây đất nước ta đã được độc lập, tự do “non sông thu về một mối”. Hình ảnh đất nước hiện ra trong ngày toàn thắng thật tuyệt vời : Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 38 Cờ đỏ thắm trên Dinh Độc Lập Quần chúng reo hò, niềm vui tràn ngập Làn sóng người cuồn cuộn mãi không thôi Anh giải phóng quân trên xe pháo mỉm cười Tay vẫy đón những đoá hoa đẹp nhất Ôi những phút giây mừng đến rơi nước mắt! Suốt đời người chỉ có một hôm nay (Nhật ký đường ra tiền tuyến - Lê Đức Thọ) Đất nước được thống nhất, đó là niềm vui chung của tất cả mọi người. Vui vì từ nay mình đã thoát kiếp đoạ đày nô lệ, đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình. Thật nói bao nhiêu cũng không hết niềm vui, nói bao nhiêu cũng không hết cái vị nồng đượm ngọt ngào của đất nước ta trong ngày toàn thắng. Nhưng bên cạnh niềm vui chiến thắng vĩ đại, oai hùng của dân tộc, mọi người đồng thời cũng thấu hiểu những hy sinh mất mát, cái giá phải trả cho những vinh quang đó. Bởi vì “Bạn hãy nói xem, ở đâu và bao giờ mà không cần hy sinh cũng giành được tự do” (C.Rleev). Qua dòng sông Nhật Lệ, vắng bóng mẹ Suốt - nguời mẹ anh hùng lái đò dưới mưa bom bão đạn chở bộ đội qua sông, đồng chí Lê Đức Thọ bồi hồi sống lại kỷ niệm ngày nào “Con qua đò Mẹ đi vào miền trong”. Giọng thơ của ông chan chứa ngậm ngùi : Đò xưa vắng bóng Mẹ rồi Nhìn sông nhớ Mẹ, ngậm ngùi xót xa Quân thù đã giết Mẹ ta Một đêm mưa gió máu hoà dòng sông (Nhớ Mẹ - Lê Đức Thọ) Đứng lặng trước nấm mồ chiến sĩ không tên - một nấm mồ còn tươi chìm trong mưa gió, ông trò chuyện cảm thông bằng tâm tưởng với người đã khuất. Có biết bao người đã ngã xuống trên con đường đấu tranh gian khổ cho ngọn cờ chiến thắng tung bay, để có được hình ảnh Tổ quốc hiện ra toàn bích như hôm nay : Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển Xanh trời , xanh của những giấc mơ (Vui thế, hôm nay - Tố Hữu) Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng Chưa đâu! Ngay cả trong những ngày đẹp nhất Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 39 Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi ra cửa Bắc Hưng Đạo diệt quân nguyên trên sông Bạch Đằng (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng - Chế Lan Viên) Chế Lan Viên đã từng cảm thụ rất sâu sắc vẻ đẹp của Tổ quốc - vẻ đẹp của truyền thống ngàn xưa nay lại được soi rọi bởi ánh sáng của Đảng, của Bác Hồ - và nhà thơ đã viết lên những vần thơ chân thành tha thiết : Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp nhất Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn… (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng - Chế Lan Viên) Chỉ trong những ngày tháng hôm nay, con người mới thực làm người, mới tìm lại được chân giá trị của mình trong cuộc sống, chỉ có từ ngày Đảng soi đường, bao nét đẹp của dân tộc, Tổ quốc mới càng rạng rỡ chói ngời lên : Ôi buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp Bác Hồ ơi toàn thắng đã về ta Chúng con đến xanh ngời ánh thép Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa (Toàn thắng về ta - Tố Hữu) Như vậy Tổ quốc đã được các nhà thơ thời kỳ chống Mỹ thể hiện như một hình tượng đẹp đẽ, cao quí nhất và có những phẩm chất mới mẻ, mang dấu ấn của thời đại. Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 40 CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG ĐẤT NƯỚC I. Thể loại thơ Văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám là nền văn học hướng về đại chúng và dân tộc. Quần chúng nhân dân không chỉ là đối tượng phản ánh chủ yếu của văn học mà còn là công chúng đông đảo, là đối tượng phục vụ chính của văn học. Do đó như một lẽ đương nhiên là văn học phải tìm kiếm để khai thác, kế thừa những giá trị và kinh nghiệm nghệ thuật từ lâu đời của văn học dân gian và văn học cổ điển của dân tộc. Từ sau 1954, trong chặng đường trưởng thành của nền thơ cách mạng, nhiều thành tựu nghệ thuật của thơ mới đã được tiếp nhận trở lại và vận dụng một cách thích hợp với những nội dung tư tưởng cảm xúc mới. Vì thế cũng dễ nhận ra ở chặng đường này, hình thức câu thơ 7 chữ, 8 chữ vẫn được sử dụng rộng rãi, chiếm tỉ lệ khá lớn trong các tập thơ tiêu biểu của Huy Cận, Chế Lan Viên, Tố Hữu, Xuân Diệu, Tế Hanh… Hình thức câu thơ lục bát và các thể thơ quen thuộc của trào lưu thơ mới vẫn tiếp tục khẳng định vai trò chủ yếu trong hình thức thể hiện của thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Bên cạnh việc sử dụng thể thơ dân tộc, các nhà thơ còn sử dụng khá thành công thể thơ tự do và trường ca. Đây là một đóng góp quan trọng góp phần giúp cho hình thức thơ tự do ngày càng phong phú và phát triển. 1. Thơ tự do Với hình thức cơ bản của thơ tự do là không ràng buộc vào các quy tắc, quy định về số câu, số chữ, niêm đối… nên nó mở ra chân trời rộng rãi cho sự thể hiện cái tôi trữ tình cũng như tài năng sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật của nhà thơ. Sự xuất hiện câu thơ tự do như một tất yếu lịch sử, phù hợp với những thay đổi và sự phát triển của thơ ca thời đại mới: tăng cường trách nhiệm của thơ đối với cuộc sống chiến đấu của dân tộc, xu hướng chính luận trong thơ phát triển. Chất chính luận được gia tăng khiến cho tư duy thơ ca không khuôn lại trong phạm vi cảm xúc của những rung động trực tiếp mà được mở rộng sang phạm vi bàn luận, phân tích, triết luận. Mặt khác thơ ngày càng gắn bó với cuộc sống, mở rộng biên độ để ôm lấy nhiều mảng đời sống của hiện thực vĩ đại của dân tộc. Thơ tự do dần trở nên quen thuộc trong sự tiếp nhận của công chúng và đã có nhiều nhà thơ sáng tác chủ yếu với thể thơ này. Hàng loạt bài thơ tự do ra đời và có rất nhiều sáng tác đã phản ánh được hiện thực đất nước trong những năm chống Mỹ một cách rất thành công: Lửa đèn, Tiểu đội xe không kính, Gửi em cô thanh niên xung phong, Vầng trăng và những quầng lửa (Phạm Tiến Duật); Khoảng trời hố bom (Lâm Thị Mĩ Dạ); Dáng đứng Việt Nam (Lê Anh Xuân); Chuyến đò giáp ranh (Hữu Thỉnh)… đều là những bài thơ được nhiều người yêu thích, dù số chữ trong một câu, số dòng trong một bài không được ổn định, có lúc sử dụng cả hình thức câu thơ văn xuôi. Tuy thế hiện thực cuộc sống vẫn hiện lên một cách sinh động trên mạch thơ hồn nhiên, trong sáng, phóng khoáng . Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 41 Với ngòi bút chính luận sắc bén, Nguyễn Khoa Điềm đã vạch rõ bộ mặt bẩn thỉu, tàn ác, giả tạo của đế quốc Mỹ. Qua đó khẳng định bản lĩnh, khí phách anh hùng của con người, đất nước Việt Nam : Một đất nước Từ buổi đầu tiên Mang dấu hiệu cặp cánh tự do của bầy chim Lạc Qua suốt bốn ngàn năm Đến đôi dép Bác Hồ Đạp lên đầu ba tên đế quốc Là đất nước không bao giờ chịu nhục Chịu gói mình thành gói hàng của chủ nghĩa tư bản điên cuồng Là đất nước dám cầm vũ khí, dụng cụ tài năng, sức lực Xây dựng trên mặt đất này những giá trị to lớn, quang vinh (Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm) Việt Nam không chỉ là đất nước anh hùng mà còn là đất nước của tình thương. Lâm Thị Mĩ Dạ đã diễn đạt nỗi lòng đau xót của nhân dân, đất nước mình trước sự hy sinh anh dũng của cô gái thanh niên xung phong mở đường qua khổ thơ tự do, câu thơ dài ngắn thoải mái, rất dễ lắng đọng lòng người : Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ Đất nước và nhân dân Lấy nước trời xoa dịu những đau thương (Khoảng trời hố bom - Lâm Thị Mỹ Dạ) Những câu thơ dài ngắn cũng đã góp phần phát hiện ra tư thế, phẩm chất của cả dân tộc Việt Nam : Đất nước của những người con gái con trai Đẹp hơn hoa hồng, cứng hơn sắt thép Xa nhau không hề rơi nước mắt Nước mắt Chỉ giành cho ngày gặp mặt (Cuộc chia ly màu đỏ - Nguyễn Mỹ) Hình thức câu thơ tự do đã trở thành xu hướng biểu hiện chung của thơ ca thời kỳ này. Những câu thơ trần trụi, phá vỡ những qui phạm niêm luật, nhịp điệu, không bị ràng buộc vào số lượng câu chữ tưởng chừng cũng sẽ phá vỡ mạch cảm xúc của tác giả; nhưng ngược lại nó chính là công cụ, phương tiện đắc Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 42 lực để chuyên tải chất men cảm xúc của người viết một cách chân thật tự nhiên nhất. Hãy đọc những câu thơ sau của Tố Hữu : Tôi viết bài thơ xuân Nghìn chín trăm sáu mốt Nắng soi sương giọt long lanh Rét nhiều nên ấm nắng hanh Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng? Giã từ năm cũ bâng khuâng Đã nghe xuân mới lâng lâng lạ thường! (Bài ca mùa xuân 61 - Tố Hữu) Những câu thơ vừa mộc mạc, giản dị, vừa ngậm ngùi, sâu lắng đã đem đến cho người đọc một sự rung động sâu sắc. Nó như được viết ra từ một trái tim yêu nước thiết tha chân thành cảm thấy sung sướng tột độ trước sự hồi sinh của đất nước trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đồng thời khẳng định niềm tin mãnh liệt của tác giả vào một tương lai tươi sáng hơn. Hoặc khi cần vạch trần tội ác của giặc Mỹ gieo rắc trên đất nước Việt Nam, nhà thơ sử dụng những câu thơ tự do không vần, không ràng buộc số lượng câu chữ nhằm diễn tả nỗi đau căm hờn, tạo chất giọng tố cáo, nghị luận đanh thép : Hỡi tất cả chúng bay, một bầy ma quỷ Bay mang những B52 …Đến Việt Nam Để ám sát hòa bình và tự do dân tộc …Nhân danh ai? Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài. (Êmily, con - Tố Hữu) Câu thơ cứ như tiếng thét - tiếng thét đau đớn thốt ra từ sự căm hờn tột độ của nhà thơ với kẻ thù - chúng đã giết những trẻ em chỉ biết đến trường; giết những con người chỉ biết yêu thương; huỷ diệt những đồng xanh bốn mùa hoa lá và cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa… Thực tế cho thấy thơ tự do vừa có khả năng to lớn trong việc khai thác sâu rộng những đề tài lớn, mới mẻ trong hiện thực đời sống để phản ánh cho được không khí sôi nổi, khẩn trương, quyết liệt, muôn màu, muôn vẻ của đất nước vừa có khả năng bộc lộ mọi cung bậc tình cảm cảm xúc của nhà thơ dành cho quê hương đất nước mình. Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 43 2. Trường ca Cảm hứng anh hùng về thời đại và vốn sống phong phú mà các nhà thơ tích lũy được trong những năm tháng lăn lộn nơi chiến trường đã tạo điều kiện cho thể trường ca phát triển. [ 3 . 75 ] Vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trường ca có cốt truyện vẫn là dạng thức chủ yếu như Theo chân Bác của Tố Hữu là bản trường ca tái hiện cuộc đời hoạt động cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong một thời kỳ lịch sử hơn nửa thế kỷ đầy biến động, nhiều đau thương nhưng cũng rất đỗi hào hùng với những bước ngoặt trọng đại của dân tộc và thời đại. Qua tiểu sử của vị lãnh tụ mà làm hiện lên một chặng đường lịch sử của đất nước. Bác Hồ đã trở thành dân tộc và dân tộc tìm thấy mình trong hình ảnh vị lãnh tụ. Viết về Bác Hồ, với Tố Hữu cũng chính là xây dựng hình tượng con người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu nhất, đã góp phần làm rạng rỡ khuôn mặt Tổ quốc Việt Nam. Trên mạch ca ngợi người anh hùng, trường ca Nguyễn Văn Trỗi ghi nhận một nỗ lực đáng khích lệ của Lê Anh Xuân. Câu chuyện về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi đã được thể hiện qua văn xuôi, kịch bản sân khấu, điện ảnh… nhưng trường ca Nguyễn Văn Trỗi của Lê Anh Xuân đem lại cho người đọc những xúc động mới mẻ về lẽ sống cao đẹp, sáng trong, lòng yêu quê hương sâu nặng, mối tình nồng thắm, thủy chung cùng chín phút cuối ở pháp trường, trước khi người anh hùng trẻ tuổi đi vào cõi bất tử. Đọc Trường ca Nguyễn Văn Trỗi, chúng ta thật sự xúc động vì những vần thơ sâu sắc ca ngợi đất nước và lãnh tụ : - Có hoa xanh nhẹ tiếng ru Có hoa dữ dội đỏ như mặt trời - Hoa sen nở trắng Tháp Mười Hoa mai vàng rượi nụ cười rừng xanh Về chi tiết anh Trỗi gọi Bác ba lần, nhà thơ viết : Cháu hôn lại Bác sáng nay ba lần Còn với lời anh Trỗi hô: “Việt Nam muôn năm”, nhà thơ viết : Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam Lê Anh Xuân đã dành hàng mấy chục câu thơ viết về đất nước khi anh Trỗi hy sinh. Những câu thơ ấy đáng xếp vào số những câu thơ hay ca ngợi đất nước. Giờ đây đất nước đã hoàn toàn giải phóng, trong ánh sáng tự do, chúng ta đọc trường ca Nguyễn Văn Trỗi để “soi vào sắc máu thêm tươi. Lòng người thêm lửa, cuộc đời thêm tươi” để cùng nhau tiến lên thực hiện ước mơ cao cả của anh Trỗi và cũng là của nhà thơ. Trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trường ca nở rộ và hầu như không còn phải dựa vào mạch tự sự là chính, không cần có cốt truyện. Trường ca trong dạng thức này có thể xem là một thể loại mang tính tổng hợp bao gồm cả tự sự, trữ tình và chính luận. Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 44 Trong trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm không chỉ nói về đất nước trong chiều sâu văn hoá lịch sử với truyền thống đánh giặc và giữ nước, đất nước trong cổ tích ca dao, trong phong tục, tập quán đã ăn sâu vào đời sống hàng ngày mà còn nói về đất nước của hôm nay - đất nước của Bác Hồ. Đồng thời qua đó còn có dịp bộc bạch những suy nghĩ, những xúc động đang trào dâng trong lòng mình về quê hương, đất nước và con người. Đặc biệt trong trường ca này, Nguyễn Khoa Điềm đã có phát hiện mới về đất nước - đó là đất nước không thể tách rời nhân dân, đất nước là của nhân dân. Hay trường ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh được tổ chức thành 5 chương, mỗi chương có nhiều khúc. Mối liên hệ giữa các chương rất linh hoạt, có thể thay đổi vị trí cho nhau. Không có cốt truyện, trường ca diễn biến theo mạch trữ tình. Hữu Thỉnh không xây dựng những tính cách hoàn chỉnh, ông chỉ đi vào phân tích tâm trạng của một vài mẫu người. Nét nổi bật trong tác phẩm là thực tế dữ dội, ác liệt của cuộc chiến được thể hiện bằng những hình ảnh cụ thể chứng tỏ sự quan sát sắc sảo của nhà thơ. Ông dám nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh những cảnh huống ngặt nghèo đau xót nhất. Ngòi bút Hữu Thỉnh nói một cách trực diện về những tổn thất, hy sinh của đất nước, nhưng cảm hứng chủ đạo của tác phẩm vẫn là một niềm lạc quan, cho dù niềm lạc quan ấy có lúc đầy cay đắng… Với khuôn khổ dài và đặc biệt là có thể sử dụng linh hoạt nhiều thể thơ khác nhau trong cùng một tác phẩm, cho nên ngoài khả năng ôm chứa hiện thực rộng lớn ra, trường ca còn là mảnh đất thuận lợi để các nhà thơ tự do bộc lộ mọi cung bậc, sắc thái tình cảm của mình trước hình ảnh đất nước đau thương nhưng rất đỗi hào hùng. Đồng thời qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu đậm, thái độ trân trọng ngợi ca những người con anh hùng của dân tộc. Tuy nhiên, không phải ai đến với thể loại này cũng gặt hái được thành công. Bởi vì nếu như không có tài năng và bản lĩnh thì các tác phẩm của họ sẽ dễ sa vào dài dòng, thừa thãi, hoặc lên gân, ồn ào… Mặc dù vậy sự phát triển mạnh của thể thơ tự do và trường ca trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ đã đánh dấu một bước phát triển mới của thơ về nội dung cũng như về mặt thể loại. II. Ngôn ngữ thơ Trong sự biểu hiện của thơ ca, yếu tố ngôn ngữ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó vừa là tiếng nói chân thực, giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng diệu kỳ, lại vừa là tiếng nói tình cảm của con tim xúc động. Chiều sâu của sức suy nghĩ, tính chất mẫn cảm và tinh tế của sức sáng tạo, những trạng thái rung động của tâm hồn… tất cả, tất cả chỉ có thể đến với người đọc thông qua vai trò của ngôn ngữ. Ngôn ngữ thơ thời kỳ chống Mỹ cũng nằm trong khuynh hướng chung của thơ ca hiện đại Việt Nam. Đó là khuynh hướng đưa ngôn ngữ thơ ca trở về gần với ngôn ngữ đời sống để khám phá, thể hiện đời sống ở nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau. Đặc biệt là phản ánh được hiện thực phong phú, đa dạng, phức tạp của đời sống chiến trường. Ngôn ngữ thơ mở rộng để cho ngôn Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 45 ngữ đời thường ùa vào. Đây chính là một minh chứng cụ thể cho mối liên hệ giữa thơ ca và cuộc sống. 1. Sự tiếp nhận các yếu tố khẩu ngữ, yếu tố văn xuôi Trước đây người ta vẫn quan niệm rằng, từ ngữ dùng trong phong cách thơ phải là từ ngữ bóng bẩy, có tính hoa mỹ, cho nên yếu tố khẩu ngữ thường bị coi rẻ và bị loại ra khỏi thơ ca truyền thống. Ngay trong thơ mới, các yếu tố khẩu ngữ hầu như không tìm được chỗ để xuất hiện. Trong thơ ca việc dùng từ ngữ bóng bẩy là cần thiết, song không phải là tuyệt đối. Bởi vì, trước thực tế phong phú và ngày càng mở rộng, các sự vật, hiện tượng được nhà thơ khám phá cần phải xem xét từ nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau. Có lúc ngôn ngữ phải lắng sâu, nhiều tính triết lý, nhưng cũng có lúc phải bộc bạch trực quan sinh động đối tượng mà mình miêu tả. Do vậy, sự xuất hiện các yếu tố khẩu ngữ và các yếu tố văn xuôi ở trong thơ có thể coi như một tất yếu. Trong thơ ca hiện đại Việt Nam, ngày từ những ngày đầu kháng chiến chúng ta đã gặp những yếu tố khẩu ngữ xuất hiện khá nhiều trong thơ. Mở đầu bài Nhớ của Hồng Nguyên, có những câu thơ mang đậm phong cách của câu nói dân dã, đời thường : Lũ chúng tôi, bọn người tứ xứ Gặp nhau hồi chưa biết chữ (Nhớ - Hồng Nguyên) Đến cuối, khép lại bài thơ, cũng có những câu hỏi đáp, hoàn toàn với tư cách là một đối thoại khẩu ngữ : - Đằng nớ vợ chưa? - Đằng nớ? -Tớ còn chờ độc lập… (Nhớ - Hồng Nguyên) Mạnh dạn đưa các yếu tố khẩu ngữ vào trong thơ như trên không hề làm giảm đi giá trị của bài thơ, mà trái lại, nó còn làm cho bài thơ có màu sắc riêng, biểu hiện phong cách cá nhân một cách rõ nét. Mặt khác, nó còn có tác dụng làm cho ngôn ngữ thơ trở nên sinh động, bình dị và gần gũi với mọi người. Qua thơ, cuộc sống hiện lên một cách tự nhiên, chân chất. Trong thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, việc đưa các yếu tố khẩu ngữ, văn xuôi vào trong thơ dần trở nên phổ biến. Nổi bật trong việc trả về cho thơ cái giản dị của ngôn ngữ đời thường một cách rất thành công đó là nhà thơ Phạm Tiến Duật. Nhớ là một bài thơ tứ tuyệt, cấu trúc của bài thơ tứ tuyệt thường là cấu trúc vững chắc cân đối, có sự hài hòa về nhịp điệu. Nhưng thực ra trong bài thơ vẫn có sự co giãn về câu chữ và có một câu văn xuôi : Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 46 Cái vết thương xoàng mà đưa viện Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ biển Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo “Cái vết thương xoàng mà đưa viện”. Câu thơ trên gần với lời nói thông thường. Tuy nhiên nó không làm giảm đi thi vị của bài thơ mà lại rất cần thiết để nói lên một tâm trạng thật của người lái xe. Một sự trách móc nhỏ, một chút phàn nàn xuất phát từ nỗi lo lắng về trách nhiệm của mình đang thực hiện. Bài thơ do đó thực và tự nhiên hơn. Cũng có thể nghĩ như thế về người lái xe trong bài Tiểu đội xe không kính, những con người dũng cảm yêu đời, bình thản trước mọi gian khổ, nguy hiểm : Xe không kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Hai câu đầu nếu tách riêng ra hoàn toàn là hai câu nói tự nhiên, giống như câu văn xuôi hiện đại. Nhưng đến câu thứ ba, với cách đảo ngữ, với cách hòa phối các thanh điệu, câu này đã mang tính tiết tấu, nhịp điệu của thơ. Tiết tấu, nhịp điệu ấy bắt nối với các câu sau làm nên tiết tấu chung của toàn bài thơ. Cũng như vậy, ở đoạn thơ sau, ta gặp các câu : Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Không cần lửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha Đó là những câu thơ mang chất liệu khẩu ngữ. Tuy nhiên nó không giống như kiểu nói nôm na: nay ta là một người du kích - là ta chỉ thích đánh Tây - mùa thu này mày mà đến - đến nơi này ta sẽ giết…, mà người đọc có thể tìm thấy đằng sau những lời nói bình thường ấy là cái đẹp cái cao cả của người lính lái xe, tất cả vì miền Nam, vì chiến thắng. Tuy nhiên không phải lúc nào đưa các yếu tố khẩu ngữ vào trong thơ cũng đạt được hiệu quả. Vấn đề là tùy các yếu tố, đối tượng được miêu tả và bút pháp của nhà thơ. Các yếu tố khẩu ngữ, những cách nói có tính chất văn xuôi nếu như được các nhà thơ sắp xếp đúng chỗ, hợp lý thì nó không hề phá vỡ cấu trúc bài thơ mà trái lại nó còn có tác dụng lớn trong việc chi tiết hóa, cá thể hóa đối tượng miêu tả. Ngôn ngữ thơ khi được khai thác ở hướng này thường giàu chất tự nhiên của đời sống, gây ra những cảm xúc hồn nhiên, trực tiếp đối với người đọc. Ví dụ, bài thơ Con hỏi cha của Chế Lan Viên : Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 47 Con hỏi cha: “bom có giết chết mèo ?” “Có, khi xuống hầm con hãy nhớ mang theo” Con lại hỏi: “bom có giết chết thỏ cao su và ngựa gỗ” Ôi đồ chơi con trẻ bao lần hoen máu đỏ. Con hỏi cha: “bom có giết mẹ không?” Bài thơ được cấu tạo theo cách đối thoại giữa hai nhân vật: cha và con, với những câu hỏi và câu trả lời rất bình dị, song bên trong những câu hỏi và trả lời đó là cảm xúc của nhà thơ, tập trung theo một dòng cảm hứng chủ đạo nhằm tố cáo sự man rợ của đế quốc Mỹ. Do vậy, những hình ảnh được lựa chọn rất cụ thể, sinh động, nhưng lại hàm chứa một ý nghĩa khái quát. Con mèo, con thỏ cao su, con ngựa gỗ là những đồ vật gắn liền với tuổi thơ đáng yêu của trẻ. Đó là thế giới của sự bình yên, vậy mà bom Mỹ nào có dung tha. Và nữa - người mẹ, tiếng gọi thiêng liêng của tất cả mọi người, càng thiêng liêng hơn với con trẻ trở thành đối tượng của chiến tranh. Cái mạch liên tưởng ấy đã nâng cao giá trị tư tưởng của bài thơ. Nhờ sự liên kết một chùm những cảm xúc với nhiều cung bậc khác nhau, tăng tiến tới mức cao nhất. Và cuối cùng nó dẫn tới bước ngoặt: sự chuyển đổi của những suy nghĩ thành một câu trả lời, một hành động cụ thể : Đừng hỏi nữa con ơi đừng có hỏi Để ngày mai cha ra trận cho con Chất trẻ trung bung phá trong suy nghĩ của đội ngũ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cũng tạo nên một khuynh hướng cho thơ là sử dụng nhiều chi tiết cụ thể, thô nhám của đời sống sinh hoạt và chiến tranh, mạnh dạn sử dụng hình thức của những câu thơ viết như văn xuôi. Những chi tiết sử dụng trong thơ như còn giữ được cái chất nguyên sơ, tươi ròng của sự sống : - Bếp tập thể đậu kho và rau muống Em gắp cho tôi bằng đũa cau rừng - Mùi mồ hôi thật thà của lính - Ngày sinh nhật bắt đầu băng cơn sốt Cổ đắng khô ngồi thở trên đỉnh dốc Bạn mở bi đông nhường hớp nước cuối cùng Trong bài thơ Nhật ký, Hoàng Nhuận Cầm có ý thức tạo nhịp điệu phong phú cho câu thơ, làm cho thơ tiếp cận với văn xuôi, gần gũi với cuộc đời, nhưng vẫn giàu chất thơ: Sáng: bình minh ấy là bình minh kỉ niệm Chiều: hoàng hôn như lạ như quen Tối: tắc kè ném lưỡi vào đêm Có ngủ được đâu Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 48 Nằm nghe súng nổ Nằm nghe lại thở Đánh trận đầu tiên ai chả thế Thôi sáng rồi! Vẫn tiếng gà xóm mẹ Cuốn võng theo hướng súng mà đi. Với hình thức câu thơ văn xuôi, các tác giả đã xây dựng được hình ảnh đất nước với những con người vừa hào hùng vừa lãng mạn, sâu sắc nhiều suy nghiệm trở trăn đầy trách nhiệm. Người đọc rất thú vị khi đọc những câu thơ đầy sáng tạo riêng, hình ảnh thơ giản dị mà cũng rất thi vị. Có sự phối hợp giữa hình thức câu thơ dài ngắn tự do với ngôn ngữ thơ ăm ắp chất liệu hơi thở cuộc chiến đấu sôi động toàn dân toàn diện Tóm lại “sự tiếp cận một cách táo bạo các yếu tố khẩu ngữ, yếu tố văn xuôi trong thơ hiện đại Việt Nam là những bằng chứng nói lên mối quan hệ giữa thơ ca và cuộc sống cũng như tính tất yếu của sự phát triển ngôn ngữ thơ Việt Nam.” [ 2 . 263 ] 2. Vận dụng sáng tạo các biện pháp tu từ Sáng tạo ngôn ngữ thơ ca là sự phấn đấu không ngừng của mỗi nhà thơ chân chính, đồng thời nó cũng là công việc vô cùng gian khổ. Nói như Maiacốpxki: quá trình sáng tạo ngôn ngữ thơ ca cũng giống như người lọc quặng rađium lọc lấy tinh chất, tìm ra trong cái bề bộn của những tấn quặng những từ đẹp, ánh sắc kim cương… Các nhà thơ thời chống Mỹ luôn có ý thức trong việc diễn đạt hình ảnh, ngôn ngữ và thực sự đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển ngôn ngữ thơ ca hiện đại Việt Nam. Thực tiễn sáng tạo ngôn ngữ rất phong phú và đa dạng. Nổi bật lên trong thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là sự vận dụng sáng tạo những biện pháp tu từ truyền thống: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa... Đồng thời theo lối tư duy hiện đại đã tạo ra những kết hợp với, những cách tổ chức câu thơ giành được nhiều sự bất ngờ thú vị cho người đọc trong việc phản ánh đời sống hiện thực, xây dựng hình tượng đất nước trong chiến tranh khốc liệt. Trong thơ ca Việt Nam, so sánh là một biện pháp tu từ được sử dụng một cách phổ biến. Ở ca dao, có tới hàng trăm câu dùng biện pháp so sánh với từ như: - Thân em như giải lụa đào Phất phơ trước gió biết vào tay ai -Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày -Thân em như cái giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 49 -Tình ta như lửa mới nhen Như trăng mới mọc như đèn mới khêu Đến các nhà thơ hiện đại, biện pháp so sánh đã được khai thác ở tất cả những khả năng của nó. Phạm Tiến Duật đã cho ta một khám phá mới về các sự vật vốn rất quen thuộc và bình dị hằng ngày nhờ cách quan sát tinh vi với kiểu so sánh độc đáo của ông : Quả nhót như bóng đèn tín hiệu Trỏ lối sang mùa hè, Quả cà chua như cái lồng đèn nhỏ xíu Thắp mùa đông ấm những đêm thâu, Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng… Mạch đất ta dồi dào sức sống Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương. (Lửa đèn - Phạm Tiến Duật) Khác hẳn những so sánh mà ta thường gặp (lấy cái trừu tượng so sánh với cái cụ thể để cho dễ hiểu), quan hệ giữa hai vế so sánh trong thơ Phạm Tiến Duật là quan hệ giữa cái cụ thể với cái cụ thể. Qua những trái cây bốn mùa tươi tốt, hình ảnh đất nước hiện lên tươi đẹp, đầy sức sống cho dù bom Mỹ vẫn cày xới ngày đêm. Sự so sánh của Lê Anh Xuân sau đây là một sáng tạo, là một biểu hiện của khuynh hướng phức tạp dần cấu tạo của hai vế so sánh : Ôi kể làm sao cho hết được Những anh hùng đánh Mỹ hôm nay Như Cửu Long mênh mông cuộn sóng Như Trường Sơn đậm đặc cây rừng (Gặp gỡ những anh hùng - Lê Anh Xuân) Bốn câu thơ trên đã khắc họa cho chúng ta thấy hiện thực đất nước Việt Nam trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước hết sức gay go, gian khổ: anh hùng xuất hiện nhiều như nước Cửu Long, như rừng Trường Sơn. Có được hiện thực ấy là do nhân dân ta đã biết phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng để làm nên bao việc phi thường. Hiện thực ấy cũng là nguồn cảm hứng chủ đạo của các nhà thơ, là dòng sữa ngọt nuôi dưỡng thơ ca. Hiện thực sôi động ấy đã được các nhà thơ phản ánh, ca ngợi. Vẫn là biện pháp nhân hóa trong thơ truyền thống nhưng trong thơ Thanh Thảo, Hữu Thỉnh lại có những nét mới. Bởi từ dùng, hình ảnh chọn lọc đạt mức độ chính xác cao, mỗi từ một vị trí, một chức năng, khó có thể thay thế bằng một Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 50 từ hay hình ảnh khác, nhờ đó mà cảnh vật mang dáng dấp thời binh lửa, có khi thảng thốt bất thường đầy âu lo đối mặt với đạn lửa hủy diệt : Con nước trời xanh khoảnh khắc Mưa hốt hoảng trườn qua tầng cây (Thanh Thảo) Tiếng suối giục khi mờ khi tỏ Núi tốt bụng đang ngồi xanh phía trước Rừng bỗng chao nghiêng trước sợi dây mỏng manh Rừng bỗng quên vừa trận bom đau (Hữu Thỉnh) Hình ảnh thơ giúp người đọc hình dung ra cảnh chiến trường với tất cả sự khốc liệt dữ dội của nó và cả nghị lực vượt lên chiến tranh rất đáng khâm phục của những con người Việt Nam qua cách tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa và hàng loạt động từ gợi tả động tác mạnh, biến đổi nhanh, không ngừng như: nuốt, trườn, giục, chao nghiêng… Dựa vào sự liên tưởng, tưởng tượng mà nhà thơ có thể dẫn dắt người đọc đi từ thế giới âm thanh sang thế giới hình ảnh, từ thế giới vô hình sang thế giới hữu hình : Tiếng bìm bịp bập bềnh trong đêm nước lên (Hữu Thỉnh) Câu thơ vừa gợi tả âm thanh vừa gợi tả hình ảnh đất nước không yên bình qua tiếng kêu nặng nề, u uẩn của con chim bìm bịp cùng hình ảnh con nước lên bập bềnh trong đêm cũng là không gian chiến tranh bất thường trong thơ thời chống Mỹ. Sự trao đổi cộng hưởng lẫn nhau của những yếu tố cụ thể, trừu tượng đã khiến cho ngôn ngữ thơ trở nên phong phú đa nghĩa. Nhìn chung các nhà thơ thời kỳ chống Mỹ đã có được bước vượt lên rất xa để tiếng Việt toàn thắng trong thơ, để thơ trở thành thể loại văn học chủ yếu đưa ngôn ngữ nghệ thuật Việt Nam phát triển ngày càng thêm tinh tế, sống động, đa sắc, đa chiều. III. Hình ảnh thơ Bằng cảm xúc trữ tình mãnh liệt và khả năng tổng hợp, khái quát cao, các nhà thơ thời kỳ chống Mỹ đã tạo nên một hệ thống hình ảnh biểu tượng phong phú. Đó là hình ảnh bà mẹ, con suối, dòng sông, sóng đất, hạt cát, ngọn lửa… nhằm thể hiện sức mạnh dân tộc Việt Nam thời đại chống Mỹ cứu nước.Trong chừng mực cho phép của đề tài tôi không thể trình bày hết tất cả các hình ảnh đó mà chỉ điểm qua một vài hình ảnh sau : Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 51 1. Hình ảnh bà mẹ Cảm nhận và miêu tả hình tượng Tổ quốc trong những năm tháng chiến tranh cách mạng, các nhà thơ muốn tìm một biểu tượng đẹp nhất, tượng trưng sâu sắc nhất cho Tổ quốc. Đó là hình ảnh bà mẹ. Khi thể hiện Tổ quốc, đất nước trong hình ảnh bà mẹ, các tác giả có xu hướng từ một bà mẹ cụ thể khái quát lên hình tượng bà mẹ Tổ quốc. Trong thơ Lê Anh Xuân, hình ảnh bà mẹ Việt Nam là hiện thân của tần tảo vất vả nhọc nhằn, thầm lặng hy sinh, rất đỗi kiên cường cao cả : Mẹ lưng còng tóc bạc Tần tảo sớm hôm Nuôi các anh ta dưới hâm bí mật Cả đời mẹ hy sinh gan góc Hai mươi năm giữ đất giữ làng Mẹ là mẹ Việt Nam (Trở về quê nội - Lê Anh Xuân) Bà mẹ Tổ quốc còn được hình dung ra trong tư thế bà mẹ ra trận - bà mẹ chiến sĩ: Mẹ chỉ có chiếc áo nâu vai vá Mẹ chỉ có một chiếc nón che đầu Mẹ ra trận có hai bàn tay Mẹ có mái tóc để gọi dân làng Mẹ ơi mẹ ra chận giặc Trái tim cũng là mìn chông Mẹ ra trận áo dài thuôn thả Cái dáng đi bà mẹ Việt Nam (Mẹ ra trận có gì - Nguyễn Khoa Điềm) Hình ảnh bà mẹ Việt Nam vừa là nguồn an ủi vỗ về, vừa là nguồn tiếp thêm sức mạnh cho những đứa con : Mẹ Việt Nam ơi! Đêm nay con về gối đầu trên những cánh tay của mẹ Ôi cánh tay rắn rỏi dịu hiền Lấm láp bùn lầy nhưng ấm áp niềm tin Đó là hai cánh đê sông Hồng của mẹ Mẹ phả vào con nồng nàn mùi sữa Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 52 Của những đồng xa nguyên vẹn được mùa (Nguyễn Khoa Điềm) Hình ảnh bà mẹ đào hầm từ lúc tóc còn xanh đến lúc phơ phơ đầu bạc trong thơ Dương Hương Ly đã trở thành biểu tượng về lòng dân rộng lớn, về đất nước quê ta mênh mông, về sức mạnh tinh thần bất khuất của dân tộc : Đất quê ta mênh mông Quân thù không xăm hết được Lòng mẹ rộng vô cùng Đủ giấu cả sư đoàn dưới đất Nơi hầm tối là nơi sáng nhất Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam (Đất quê ta mênh mông - Dương Hương Ly) Xây dựng hình ảnh bà mẹ như là biểu tượng cho Tổ quốc - một biểu tượng gần gũi, thân thương biết bao kỳ vĩ, đó là tài năng, và sâu xa hơn, đó là tình cảm gắn bó máu thịt, là tình yêu thiết tha, sâu sắc của thế hệ nhà thơ thời kỳ chống Mỹ đối với quê hương đất nước. 2. Hình ảnh màn đêm Trong những năm chống Mỹ cứu nước, màn đêm là một hình ảnh được các nhà thơ khai thác với nhiều tìm tòi, nhiều sắc thái mới. Màn đêm bưng lấy mắt quân thù tàn bạo, nhưng màn đêm lại là người bạn đắc lực của cuộc chiến tranh nhân dân đầy sáng tạo. Những đêm hành quân cả nước lên đường, những đêm xung kích lao vào trận đánh, những đêm đất nước hồi sinh lại sức sống, cỏ cây ruộng đồng bị đốt cháy chảy lại dòng nhựa sống, bầu không khí ngột ngạt nồng khét bom đạn lại trong lành. Đó là đêm của miền Nam trong chiến đấu : Đêm Quảng Trị dắt ta vào trận đánh Như pháo rung rung đầu líp nụ xoè Đêm kỳ diệu quen nhuộm màu đen nhánh Đêm nghìn đời đất thành vẫn trùm che (Vũ Ngàn Chi) Hay trăn trở hơn trong những cảm xúc ngọt ngào, sâu lắng của tình yêu đất nước quê hương : Ôi yêu sao đồng bằng gian khổ Đêm thấm sâu mang nặng tình châu thổ Đêm ngọt ngào hương gió quyện phù sa Đêm bao la trong ánh lửa sáng loà Đêm trăn trở một bình nguyên giải phóng Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 53 Đêm gợi dậy một bình minh sức sống (Diệp Minh) Sức sống của dân tộc lao vào cuộc chiến đấu đã cho Xuân Diệu sức mạnh để ông vượt trong bóng đêm của những chuyến đi thực tế và tìm được sự giao cảm với con người và tạo vật : Đêm hành quân thả tâm hồn đi trước Yêu với căm hai đợt sóng ào ào Vỗ bên lòng dội mãi với trăng sao (Xuân Diệu) Nơi có bóng đêm bao trùm cũng chính là nơi mà nhịp sống của đất nước trở nên căng thẳng sôi nổi nhất. Không phải là sự im lìm trong giấc ngủ, mà nói như Phạm Tiến Duật : Nơi tắt lửa là nơi vang rền xe xích Kéo pháo lên trận đại đồng cao... …Nơi tắt lửa là nơi dài tiếng hát Đoàn thanh niên xung phong phá đá sửa đường (Phạm Tiến Duật) Hình ảnh màn đêm còn được nói tới với nhiều màu sắc nữa trong nhiều bài thơ thời chống Mỹ, nhưng chỉ chừng ấy cũng đủ khẳng định sức sống bền bỉ, mãnh liệt và kỳ diệu của đất nước, con người Việt Nam trong những năm đau thương chiến đấu. 3. Hình ảnh ngọn đèn - ngọn lửa Trong thời gian đầu của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, hình ảnh những ngọn đèn trên các nẻo đường đi vào tuyến lửa đã để lại một hình ảnh đẹp trong thơ. Từ một ngọn đèn ngoài đời đến những ngọn đèn thắp sáng trong thơ, sự chuyển dịch ấy đã có thêm phần sáng tạo của nhà thơ. Tố Hữu đã nói lên ý nghĩa tượng trưng qua một ngọn đèn cụ thể : Ngọn đèn như mắt của ai trông Ngọn đèn như trái tim thương nước Soi bước ta đi rực lửa hồng (Tố Hữu) Nhưng cảm hứng chủ đạo của bài thơ không đi theo hướng khai thác đó mà chủ yếu là gây những cảm xúc trực tiếp qua liên tưởng với hình ảnh người đồng chí, người em gái rất gan dạ đang vượt qua bom đạn, không ngại cảnh khuya thân gái dặm trường để đảm bảo cho ánh lửa không bao giờ tắt. Tiếng thơ ông ở đây là tiếng nói của tình thương, ông lấy những rung động của trái tim mình làm cơ sở để xây dựng hình tượng : Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 54 Ôi biết bao tình bạn nhớ không ? Ngọn đèn đồng chí giữa cơn dông Tôi không rõ mặt người em ấy Chỉ thấy trong đêm một bóng hồng Phạm Tiến Duật qua bài thơ Lửa đèn đã xây dựng cảm hứng chủ đạo xoay quanh ánh lửa linh thiêng của sự sống, ánh lửa từ ngàn năm vẫn sáng soi và sưởi ấm cho đất nước và con người, ánh lửa đang bị kẻ thù tàn bạo tìm cách dập tắt : Ôi ngọn lửa đèn Có nửa cuộc đời ta trong ấy Giặc muốn cướp đi Giặc muốn cướp lửa tim ta ấy Nhưng rồi kẻ thù không thể nào cướp được ánh lửa. Ngay chính ở nơi bóng tối, cuộc chiến đấu vẫn được chuẩn bị một cách khẩn trương. Và rồi những ngọn đèn vẫn được thắp lên đảm bảo cho cuộc sống vui tươi phát triển bình thường : Nơi đêm ngày giặc điên cuồng bắn phá Những ngọn đèn vẫn cứ thắp lên Chiếc đèn chui vào ống nứa Cho em thơ đi học ban đêm Chiếc đèn chui vào lòng trái núi Cho xưởng máy thay ca vời vợi Chiếc đèn chui vào chiếu vào chăn Cho những tốp trai làng đọc lá thư thăm. (Phạm Tiến Duật) Trong thơ Thanh Thảo, hình ảnh ngọn lửa biểu trưng cho ý thức của thế hệ trẻ về giá trị đích thực của mình. Không phải là những vòng hào quang chói sáng mà là lửa thực - lửa trái tim của những người lính trẻ : Vì ngọn lửa chịu sình là lửa thực Đã bùng lên Dám cháy tận sức mình (Thanh Thảo) Ngọn lửa còn là niềm tin, ước mơ, hy vọng của những người lính đang trên đường đi tới chiến thắng : Không biết cách nào lửa đã nhóm lên Như không phải củi rừng đang cháy Có cái gì như đốm lửa tàn hơi Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 55 Cứ bay lên làm nhẹ cả người ngồi (Hữu Thỉnh) Bằng sự tưởng tượng sáng tạo, các nhà thơ thời kỳ chống Mỹ đã xây dựng thành công hình tượng Tổ quốc cùng các hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng rất phong phú, đa dạng mang hơi thở của thời đại và mang đậm dấu ấn cá nhân. Tuy nó không trực tiếp nói lên hình tượng đất nước nhưng nhờ hệ thống hình ảnh biểu trưng ấy, các nhà thơ đã giúp chúng ta hình dung ra diện mạo tinh thần Tổ quốc Việt Nam trong những năm đánh Mỹ. Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 56 PHẦN III: KẾT LUẬN ^Ö^ Từ hàng ngàn năm nay, thơ ca đã viết về đất nước, nhưng có thể nói, chưa bao giờ hình tượng đất nước lại hiện lên chân thực, sống động như thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đất nước đã được các nhà thơ khám phá, miêu tả như một con người cụ thể với những phẩm chất cao đẹp: anh hùng trong chiến đấu và sản xuất, dũng cảm vô song mà vẫn nhân ái chan hoà; trong đau thương máu lửa vẫn tươi đẹp, hiên ngang vươn tới tầm cao của lịch sử, thời đại. Tuy nhiên cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Thơ kháng chiến là thơ tuyên truyền, thơ cán bộ, ca ngợi một chiều” [19 . 96 ] . Chúng ta thừa nhận những ý kiến trên là có cơ sở. Nhưng “nhược điểm đó của thơ kháng chiến cũng chỉ là những vết nhỏ trên một viên ngọc đẹp”. [19 . 96 ] Tìm hiểu hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ, chúng ta không chỉ thấy được vẻ đẹp tâm hồn - tình yêu quê hương, đất nước sâu đậm của các nhà thơ mà còn phát hiện những đóng góp giá trị của các phương thức nghệ thuật như: hình thức thơ tự do, câu thơ văn xuôi, thể loại trường ca ; các yếu tố tự sự, khẩu ngữ, cũng như các biện pháp tu từ ngôn ngữ đã được các nhà thơ sử dụng để xây dựng thành công hình tượng đất nước. Mỗi nhà thơ với một cách nhìn, cách thể hiện riêng đã đem đến cho thơ ca cách mạng Việt Nam sự đa dạng, phong phú về phong cách và giọng điệu. Những thành tựu thi ca viết về đất nước giai đoạn kháng chiến chống Mỹ thật sự là những viên ngọc đẹp, là nguồn mạch tinh thần động viên cổ vũ quần chúng đấu tranh, là hành trang tiếp sức để nhân dân vượt lên khó khăn, gian khổ chiến thắng kẻ thù. Đặc biệt qua những trang thơ của họ, chúng ta càng thêm tự hào về Tổ quốc và nhân dân anh hùng. Thực hiện khóa luận này, tôi đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức bổ ích để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, giảng dạy sau này, đồng thời cũng giúp tôi hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước và con người Việt Nam trong những năm tháng đau thương mà rất đỗi hào hùng. Do giới hạn về thời gian và kiến thức nên chắc rằng việc khám phá hình tượng đất nước của khóa luận ít nhiều còn hạn chế. Hy vọng trong tương lai khi có điều kiện, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu đề tài này ở mức độ sâu và toàn diện hơn. Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 57 Hình tượng đất nước trong thơ kháng chiến chống Mỹ Trần Thị Thanh Tuyền 58

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHamp236nh t4327907ng 2737845t n4327899c trong th417 khamp225ng chi7871n .PDF