Đề tài Hoạt động huy động vốn của ctcp trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Do TTCK Việt nam hoạt động chưa lâu, các tổ chức tham gia thị trường chưa thật sự có tính chuyển nghiệp cao nên thời gian chuyển đổi còn lâu, chi phí còn cao. Thời gian thực hiện giao dịch T+3 vẫn là quá dài. Để phát triển TTCK lên một mức độ cao hơn, đòi hỏi tính thanh khoản của thị trường phải cao hơn nữa. Hiện nay, còn rất nhiều công ty cổ phần đã cam kết thực hiện kế hoạch niêm yết trên TTCK để tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu nhưng chưa thực hiện được, gây mất lòng tin của người đầu tư như CTCP Hoá an, CTCP vận tải xi măng Hà tiên, CTCP vật phẩm văn hoá phương nam .

doc26 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động huy động vốn của ctcp trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM. 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần. Cho tới năm 1954, các doanh nghiệp ở Việt nam không nhiều, trong đó một phần khá lớn thuộc sở hữu của Tư bản Pháp. Khi hiệp định GIƠNEVƠ được ký kết, Việt Nam bị tách thành 2 miền với tiềm lực và môi trường thể chế khác nhau. Sự chia cắt và khác biệt về chính trị tồn tại hơn 20 năm, nhưng sự khác biệt về mặt kinh tế thì còn tồn tại lâu hơn. + Ở miền Bắc, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được cải tạo XHCN theo hướng: tư nhân, cá thể đưa vào HTX, HTX dần chuyển thành doanh nghiệp Nhà nước. + Ở miền Nam, theo mô hình kinh tế thị trường, số doanh nghiệp tăng mạnh, chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Sau khi Việt Nam thống nhất, chính sách kinh tế cũng được áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986, đã có chính sách đổi mới, thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn tồn tại lâu dài trong xã hội. Từ đây, mở ra một hướng phát triển mới cho Công ty cổ phần phát triển. Đến năm 1999, Luật Doanh nghiệp ban hành, qui định việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của 4 loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra còn có Doanh nghiệp Nhà nước và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bởi luật riêng. Khối Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách ... Trong đó CTCP là loại hình doanh nghiệp có vị trí quan trọng. Bảng 1: Đóng góp của CTCP so với toàn khối doanh nghiệp Tỷ lệ phần trăm (%) so với toàn khối Doanh nghiệp Số Công ty Lao động Nguồn vốn Doanh thu Nộp NSNN Công ty cổ phần 4,5 6,1 5,3 4,7 2,1 Nguồn: Tổng cục thống kê - Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001-2003, NXB Thống kê – 2004. Sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, Công ty cổ phần đã khôi phục dần dần sức mạnh và phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Đặc biệt, việc ban hành Luật Doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho CTCP phát triển, số lượng Công ty cổ phần được thành lập không ngừng tăng. Năm 2001 số lượng Công ty cổ phần được thành lập tăng gấp đôi từ 757 lên 1.595 công ty. Bảng 2: Số lượng Công ty cổ phần. Số Công ty cổ phần năm 2000 năm 2001 năm 2002 Công ty cổ phần có vốn Nhà nước 305 470 557 Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 452 1125 2272 Tổng cộng 757 1595 2829 Nguồn: Tổng cục thống kê - Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001-2003, NXB Thống kê – 2004. Công ty cổ phần đã góp phần tạo công ăn việc làm cho khoảng 300.000 người lao động, với mức thu nhập bình quân khoảng 1,3 triệu đồng/tháng. Lao động ở Công ty cổ phần có thu nhập cao hơn nhiều so với khu vực cá thể, hộ gia đình. Tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng lao động toàn Xã hội, nhưng lao động ở Công ty cổ phần lại tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước và đóng góp cho tăng trưởng GDP. Thu nhập cao và tăng nhanh của lao động ở Công ty cổ phần gó phần cải thiện và nâng cao mức sống chung toàn Xã hội, tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp. Tính đến 1/1/2003, Công ty cổ phần góp Ngân sách NN khoảng 2.400 tỷ đồng, tạo ra khoảng 300.000 việc làm cho Xã hội. Giai đoạn 2000 – 2001, một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh CTCP đã đạt được như sau: Bảng 3: Kết quả hoạt động của Công ty cổ phần. Lãi Lỗ Số lượng % cty lãi Tổng mức lãi (tỷ) Lãi bình quân 1 cty (triệu) Số lượng % cty lỗ Tổng mức lỗ (tỷ) Lỗ bình quân 1 cty (triệu) CTCP có vốn NN năm 2000 265 86,89 607 2289 34 11,15 57 1673 năm 2001 405 86,17 1415 3495 52 11,06 20 388 năm 2002 504 90,48 2026 4019 40 7,18 59 1482 CTCP không có vốn NN năm 2000 300 66,37 228 760 140 20,97 50 359 năm 2001 632 56,18 378 598 316 28,09 94 297 năm 2002 1314 57,83 733 558 639 28,13 129 202 Nguồn: Tổng cục thống kê - Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001-2003, NXB Thống kê – 2004. Qua bảng trên ta thấy, CTCP có vốn Nhà nước ngày càng kinh doanh có hiệu quả. Tỷ lệ có lãi tăng từ 86,89% năm 2000 lên 90,48% năm 2002. Nguyên nhân chính là do Chính phủ gần đây đã có những động thái tích cực về cơ chế tài chính, chính sách thuế để tạo điều kiện cho các CTCP kinh doanh có hiệu quả phát huy hơn nữa, còn với các CTCP hoạt động yếu kém, không hiệu quả thì một số đã bị giải thể, sáp nhập hoặc chuyển đổi hình thức. Ngược lại, CTCP không có vốn Nhà nước lại suy giảm hiệu quả kinh doanh, tỷ lệ công ty có lãi giảm từ 66,37% năm 2000 xuống còn 57,83% năm 2002. Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 đã tác động không nhỏ đến các CTCP ngoài quốc doanh. Thực tế đa số các CTCP ngoài quốc doanh có qui mô nhỏ, do đó khi thị trường trong nước và khu vực biến động lớn như năm 1997, rất nhiều CTCP loại này đã sa sút trong kinh doanh, một số bị phá sản. 2. Huy động vốn của Công ty cổ phần ở Việt Nam. a. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần. Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần Đơn vị: tỷ đồng năm 1999 năm 2000 năm 2001 năm 2002 Nợ phải trả Nguồn vốn CSH Nợ phải trả Nguồn vốn CSH Nợ phải trả Nguồn vốn CSH Nợ phải trả Nguồn vốn CSH CTCP có vốn Nhà nước 6461 2711 8471 3174 22647 6402 34493 8923 CTCP không có vốn NN 13121 2582 20292 3456 17998 5405 20523 12014 Nguồn: Tổng cục thống kê - Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001-2003, NXB Thống kê – 2004. Nguồn vốn góp ban đầu: Để có vốn ban đầu dùng xây dựng trụ sở, mua sắm trang thiết bị ban đầu, trang trải các chi phí cho hoạt động thành lập công ty, đa số phải dùng tiền tự có, huy động ở gia đình, bạn bè. Thực tế ở Việt Nam, các Công ty cổ phần thường có qui mô nhỏ. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần luôn thay đổi. Sự thay đổi này nhằm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia: khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 gây ảnh hưởng to lớn với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và Công ty cổ phần nói riêng. Các Công ty cổ phần kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao, do đó không có nhiều lợi nhuận để cho tái đầu tư. Ngoài ra, sự phát triển loại hình Công ty cổ phần ở Vịêt Nam mới chỉ được ít thời gian, tích luỹ vốn chưa nhiều. Hiện nay, chưa có số liệu về lợi nhuận của CTCP dùng để để tái đầu tư . Phát hành cổ phiếu mới: Đa số các Công ty cổ phần mới huy động được vốn góp ban đầu chứ chưa thực hiện được tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu. Mới chỉ có 2 công ty niêm yết phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn chủ sở hữu. b. Nguồn vốn vay của Công ty cổ phần. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Mặc dù Đảng và Nhà nước có chủ trương phát triển mọi thành phần kinh tế trên cơ sở bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng trên thực tế, khu vực kinh tế tư nhân nói chung và loại hình CTCP nói riêng vẫn chưa được đối xử ngang bằng như khu vực kinh tế Nhà nước. Công ty cổ phần rất khó tiếp xúc với nguồn tín dụng của các NHTM so với các doanh nghiệp Nhà nước. Tính đến thời điểm hiện nay, thị phần tín dụng giữa các khối ngân hàng được phân chia như sau: NHTM quốc doanh chiếm khoảng 70%, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm 15%, ngân hàng liên doanh chiếm 3%, NHTMCP chiếm 12%. Đối với các khoản vốn vay bằng ngoại tệ, tỷ trọng dư nợ ngoại tệ của hệ thống ngân hàng đối với loại hình CTCP là 4%, với loại hình DNNN là 75%. Biểu đồ: Tỷ trọng dư nợ của hệ thống Ngân hàng dành cho doanh nghiệp. Nguyên nhân trực tiếp và quạn trọng nhất dẫn đến tình trạng CTCP ít có cơ hội và điều kiện vay tín dụng từ hệ thống NHTH là: i) thủ tục vay phức tạp, mất thời gian (làm lỡ cơ hội kinh doanh), ii) yêu cầu thế chấp ngặt nghèo, iii) mắc cảm của các NHTM với khu vực kinh tế tư nhân. Bảng 5: Vốn vay Ngân hàng của các CTCP giai đoạn 1999-2003. Đơn vị: tỷ đồng. Năm 1999 2000 2001 2002 2003 Vốn tín dụng ngân hàng của các CTCP 2.878,52 5.637,548 8.657,39 12.752,35 17.630,26 Nguồn: Tổng cục thống kê - Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001-2003, NXB Thống kê – 2004 và tổng hợp của tác giả. Qua bảng số liệu trên ta thấy có sự gia tăng về vốn vay ngân hàng của các CTCP trong thời gian qua, tuy nhiên, sự gia tăng về mặt số tuyệt đối đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn của các CTCP trong quá trình phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. Theo số liệu tính toán của tác giả, tỷ trọng vốn tín dụng cho loại hình CTCP trong tổng dư nợ tín dụng của hệ thống Ngân hàng chỉ chiếm khoảng 3,2%, còn cách xa so với nhu cầu về vốn cũng như không xứng với vai trò và vị thế của CTCP trong nền kinh tế Việt nam. Tính đến cuối năm 2002, vốn vay ngân hàng của CTCP chiếm 23% nợ phải trả - khoảng 12.752 tỷ đồng. Chính vì khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn, nên có một số CTCP thường dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vi phạm nguyên tắc sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh đầy rủi ro và thiếu tính ổn định. Ngoài tín dụng ngân hàng, vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước thông qua quĩ hỗ trợ phát triển rất hấp dẫn, tuy nhiên nó còn khó tiếp cận hơn. Năm 2001, trong số 19.497 tỷ đồng tổng nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ quĩ này, CTCP chỉ vay được3.314,49 tỷ đồng, chiếm 1,7%. Nguồn vốn tín dụng thương mại: Nguồn vốn tín dụng thương mại hình thành một cách tự nhiên trong quá trình quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần, nó tồn tại dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm, mua bán trả góp. Hiện nay, tín dụng thương mại hiện chiếm đến 46% nợ phải trả và chiếm khoảng 30% vốn của CTCP. Bảng 6: Nợ tín dụng thương mại của CTCP. (Đơn vị: tỷ đ) Năm 1999 2000 2001 2002 2003 Nợ tín dụng Thương mại 6.285,8 10.584,8 18.249,6 25.967,5 32.362,4 Nguồn: Tổng cục thống kê - Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2001-2003, NXB Thống kê – 2004 và tổng hợp của tác giả. Có thể nói, nếu không có hình thức tín dụng thương mại thì rất nhiều các Công ty đã phải đóng của hoặc thu hẹp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên tín dụng thương mại chứa đựng rủi ro cao, có thể gây vỡ nợ dây chuyền. Hiện nay, nước ta chưa có thị trường mua bán thương phiếu mặc dù đã có Pháp lệnh thương phiếu do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 24/12/1999 và Nghị định số 32/2001/NĐ-CP ngày 5/7/2001 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh Thương phiếu. Vì vậy, việc mua bán chịu lẫn nhau của các doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro cao. Thực tế, đã xảy ra nhiều vụ lừa đảo lợi dụng quan hệ mua bán chịu. Phát hành trái phiếu Công ty: Trên thị trường chứng khoán, mới chỉ có Chính phủ và NH Đầu tư & phát triển phát hành trái phiếu. Các công ty cổ phần chưa phát hành trái phiếu trên TTCK vì khả năng thành công rất thấp. Chương 2: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1. Quá trình hình thành và phát triển. Trước sự cần thiết về một thị trường vốn trung và dài hạn phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, Chính phủ Việt Nam đã quyết định xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Việc thành lập và đi vào hoạt động Trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường tài chính nước ta. Năm 1992: Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước bắt đầu nghiên cứu về đề án hình thành, phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán. Năm 1995: Chính phủ quyết định thành lập Ban chuẩn bị tổ chức thị trường chứng khoán. Năm 1996: Chính phủ ban hành Nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996 về việc thành lập Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Năm 1998: Chính phủ ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 127/1998/QĐ-TTg về việc thành lập 2 trung tâm giao dịch chứng khoán ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. 20/7/2000: Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh chính thức khai trương và đi vào hoạt động. 2. Thực trạng hoạt động. Trên thị trường hiện có 22 loại cổ phiếu, 102 trái phiếu, 13 công ty chứng khoán, 16 tổ chức lưu ký, 1 ngân hàng chỉ định thanh toán (Ngân hàng đầu tư và phát triển VN), khoảng 16000 tài khoản giao dịch. Thị trường chứng khoán Việt nam phát triển chưa ổn định. Từ tháng 7/2000 đến 6/2001 chỉ số VN index tăng từ 100 (ban đầu) lên 571, giá chứng khoán vượt quá giá trị thực rất nhiều. Từ 25/6 đến cuối 2003, chỉ số VN index giảm dần, có lúc xuống chỉ còn 130. Tính về giá trị vốn của riêng 5 loại cổ phiếu là LAF, SAM, REE, TMS, HAP có mặt lúc thị trường đạt đỉnh điểm thì đến 1/4/2003 (VN index = 139,64) giá trị vốn đã giảm 2.152,706 tỷ đồng. Thời gian qua, biên độ dao động giá được điều chỉnh nhiều lần, lần lượt là 5% - 2% - 7% - 5% nhằm tạo tính ổn định cho TTCK. Bảng 7: Sự thăng trầm của chỉ số VN index. ngày VN index Ghi chú 28/7/2000 100,00 29/12/2000 206,83 25/6/2001 571,04 Mức cao nhất trong thời gian qua 31/12/2001 235,40 31/12/2002 183,33 01/4/2003 139,64 24/10/2003 130,9 Mức thấp nhất trong thời gian qua. 3/6/2004 250,99 Nguồn: Nguyễn Quý Quýnh - 3 năm thị trường – từ góc nhìn của nhà đầu tư , Chứng khoán VN số 7 năm 2003. Ngày 25/6/2001, khi VN index đạt 574,4 điểm thì chỉ số P/E của toàn thị trường là 30 lần. Vào ngày 24/10/2003, VN index chạm đáy 130,9 điểm thì P/E là 5,6 lần. Theo lý thuyết, khi chỉ số E/P (lợi suất trên vốn) trên TTCK thấp thì nên đầu tư chứng khoán và hi vọng vào sự phát triển của TTCK, nếu chỉ số E/P cao thì nên bán chứng khoán và chuyển mục đích đầu tư sang các tài sản khác. Bảng 8: So sánh E/P giữa các tài sản tài chính. (đơn vị:%) 31/12/01 31/12/02 31/3/03 24/10/03 24/2/04 E/P của TTCK 8,1 12,0 13,8 18,0 9,5 Lãi suất TPCP 8,0 9,0 9,3 8,9 8,9 Lãi suất tiền gửi ngân hàng 1 năm 7,4 7,5 7,2 7,2 7,2 Nguồn: Tường Vi – VN index bao nhiêu là hợp lí - Đầu tư Chứng khoán số 221, ngày 1.3.04. Với tính rủi ro cao của chứng khoán, lợi suất yêu cầu của chứng khoán cũng phải cảo hơn lãi suất của trái phiếu Chính phủ (có thể coi rủi ro bằng 0), mức thông thường là bằng 1,3 lần. Hiện nay, với lãi suất TPCP là 8,9% thì E/P của chứng khoán là 11,57 là hợp lí. Về khung pháp lí, Chính phủ mới ban hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 thay thế cho Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, quyết định 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/7/2003 thay thế cho quyết định số 139/1999/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt nam. Mức mắc nắm giữ cổ phiếu của bên nước ngoài trong các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK đã được phép lên tới 30% vốn cổ phần của công ty. Ngoài ra, tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài trong các công ty chứng khoán liên doanh được nâng mức tối đa lên 49% vốn điều lệ. Hàng hoá trên thị trường chưa phong phú, đến nay có 102 trái phiếu niêm yết, nhưng toàn thị trường mới chỉ có hai loại hàng là: cổ phiếu và trái phiếu. Qua 3 năm 2000-2003, tổng giá trị giao dịch là 5.114,8, trong đó tổng giá trị giao dịch của cổ phiếu là 2.426,3 tỷ đồng, của trái phiếu là 2.688,5 tỷ đồng. 3. Điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo nội dung Thông tư số 02/2001/TT-UBCK ngày 28/9/2001 của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng thì các điều kiện là: Điều kiện phát hành cổ phiếu. Là công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hoá. Mức vốn điều lệ tối thiểu thực có tính đến ngày xin phép phát hành là 10 tỷ đồng. Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin phép phát hành, tình hình tài chính lành mạnh, có triển vọng phát triển. Đối với doanh nghiệp cổ phần hoá, thời hạn 2 năm trên bao gồm cả thời gian trước khi thực hiện cổ phần hoá. Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành được đại hội cổ đông thông qua. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (tổng GĐ) có kinh nghiệm quản lý kinh doanh. Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành, trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15%. Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành vào thời điểm kết thúc đợt phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm, kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành. Công ty niêm yết khi phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn, ngoài việc đáp ứng các điều kiện trên còn phải đáp ứng các điều kiện sau: Lần phát hành thêm phải cách lần phát hành trước ít nhất 1 năm tính từ thời điểm được cấp giấy phép phát hành. Giá trị cổ phiếu phát hành thêm không lớn hơn tổng giá trị cổphiếu đang lưu hành. Giá trị cổ phiéu được tính theo mệnh giá. Trường hợp phát hành cổ phiếu tăng vốn có kèm theo quyền mua cổ phần, phát hành cổ phiếu ưu đãi có kèm theo chứng quyền, tổ chức phát hành phải nêu rõ phương thức thực hiện quyền trong bản cáo bạch bao gồm các nội dung: Thời hạn thực hiện quyền, Giá trị chuyển đổi, phương pháp tính toán, Các điều khoản khác liện quan đến quyền lợi của người sở hữu quyền mua cổ phần hoặc chứng quyền (nếu có). Hiện nay, Nghị định mới số 144/2003/NĐ-CP đã giảm điều kiện niêm yết trên TTCK của CTCP về vốn điều lệ từ tối thiểu 10 tỷ đồng xuống còn 5 tỷ đồng và giảm thời gian kinh doanh có lãi. Đây là một điều kiện thuận lợi cho các CTCP có qui mô vốn nhỏ tiếp cận với TTCK. Điều kiện phát hành trái phiếu. Là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hoá, công ty trách nhiệm hữu hạn. Mức vốn điều lệ tối thiểu thực có tính đến ngày xin phép phát hành là 10 tỷ đồng. Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin phép phát hành, tình hình tài chính lành mạnh, có triển vọng phát triển. Đối với doanh nghiệp cổ phần hoá, thời hạn 2 năm trên bao gồm cả thời gian trước khi thực hiện cổ phần hoá. Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành được HĐQT thông qua đối với CTCP; được Hội đồng thành viên thông qua đối với công ty TNHH; hoặc được cơ quan chủ quản chấp thuận đối với DNNN. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (tổng GĐ) có kinh nghiệm quản lý kinh doanh. Tối thiểu 20% tổng giá trị trái phiếu xin phép phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ; trường hợp tổng giá trị trái phiếu xin phép phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15%. Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp tổ chức phát hành là tổ chức tín dụng. Có cam kết thực hiện nghĩa vụ đối với người đầu tư . Xác định đại diện người sở hữu trái phiếu. (còn một số qui định khác không nêu) Chương 3: HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. Với 22 Công ty niêm yết, thị trường chứng khoán hiện nay chỉ mang ý nghĩa khẳng định sự tồn tại của TTCK VN. Tính đến 1/1/2003 có 2829 Công ty cổ phần thì con số Công ty niêm yết là rất nhỏ, không chứng minh được sức mạnh tiềm năng của loại hình CTCP ở Việt nam. Thị trường chứng khoán mới chỉ tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán của CTCP mà chưa là kênh huy động vốn của các công ty niêm yết. Thị trường sơ cấp, nơi duy nhất mà chứng khoán đem lại vốn cho tổ chức phát hành vận hành rất chậm chạp, mới chỉ có 2 công ty phát hành cổ phiếu bổ sung với số vốn huy động thêm là 107 tỷ đồng. Công ty cổ phần giấy Hải Phòng phát hành 1 triệu cổ phiếu mới. Công ty cổ phần cơ điện lạnh phát hành 7,5 triệu cổ phiếu mới. Qua một thời gian hoạt động, trong khi thị trường thứ cấp diễn ra liên tục, có nhiều giai đoạn sôi nổi, thì thị trường sơ cấp rơi vào tình trạng “đóng băng” kéo dài. Mới chỉ có vài công ty phát hành cổ phiếu bổ sung, giá trị phát hành bổ sung không nhiều. Thị trường trái phiếu sơ cấp, trái phiếu chính phủ và trái phiếu ngân hàng Đầu tư và phát triển được tổ chức phát hành nhiều lần trên TTCK. Tuy nhên trái phiếu chưa đến được tay công chúng đầu tư, bởi một mặt các tổ chức trúng thầu chỉ bán nhỏ giọt trên thị trường thứ cấp, mặt khác công chúng đầu tư cũng không mặn mà với mặt hàng này vì lãi suất không hấp dẫn. Có thể nói, thị tường sơ cấp cả về cổ phiếu lẫn trái phiếu hoạt động mờ nhạt, chưa phát huy được chức năng và vai trò vốn có của mình, chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn dài hạn, quan trọng cho Công ty cổ phần. Đến nay, TTCK đã có một số trái phiếu như trái phiếu chính phủ, trái phiếu của quĩ hỗ trợ phát triển, trái phiếu đô thị, trái phiếu của các NHTM. ở thị trường thức cấp, sự khan hiếm hàng hoá và thói quen đầu tư của người đầu tư bóp méo các qui luật vốn có của thị trường chứng khoán. Các chỉ số chứng khoán không phản ánh thực chất hoạt động của Thị trường, của các Công ty niêm yết. Có rất ít doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có vốn nhàn rỗi để có thể sử dụng đầu tư chứng khoán. Việc tham gia của các CTCP niêm yết chủ yếu là mua và bán cổ phiếu quĩ, một số công ty niêm yết có mua chứng khoán của các công ty niêm yết khác nhưng chưa phổ biến. Hơn nữa, đầu tư chứng khoán là lĩnh vực mới mẻ, nhiều rủi do nên các doanh nghiệp cũng không muốn tham gia. Điều này lý giải tại sao trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại chủ yếu là các nhà đầu tư các nhân. Bảng 9: Danh sách các công ty niêm yết trên TTCK Việt nam đến hết năm 2003. Tt mã chứng khoán Tên công ty Số vốn điều lệ Ngày niêm yết 1 REE CTCP cơ điện lạnh 225 28/7/2000 2 SAM CTCP cáp và vật liệu viễn thông 120 28/7/2000 3 HAP CTCP giấy hải phòng 20,08 4/8/2000 4 TMS CTCP kho vận và giao nhận ngoại thương Sài gòn 22 22/9/2000 5 LAF CTCP chế biến hàng xuất khẩu Long an 19,3082 15/12/2000 6 SGH CTCP khách sạn Sài gòn 17,663 16/7/2001 7 CAN CTCP đồ hộp Hạ long 35 22/10/2001 8 DPC CTCP nhựa Đà nẵng 15,8728 28/11/2001 9 BBC CTCP bánh kẹo Biên hoà 56 19/12/2001 10 TRI CTCP nước giải khát Sài gòn 37,903 28/12/2001 11 GIL CTCP sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu Bình thạnh 17 2/1/2002 12 Ban Tài Chính Quản trị Trung ương CTCP cơ khí và xây dựng Bình triệu 12,6134 21/1/2002 13 BPC CTCP bao bì Bỉm sơn 38 11/4/2002 14 BT6 CTCP bê tông 620 Châu thới 58,8269 18/4/2002 15 GMD CTCP đại lí liên hiệp vận chuyển 200 22/4/2002 16 AGF CTCP xuất nhập khẩu thuỷ sản An giang 41,7913 2/5/2002 17 SAV CTCP hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu Savimex 45 9/5/2002 18 TS4 CTCP thuỷ sản số 4 15 8/8/2002 19 KHA CTCP xuất nhập khẩu Khánh hội 19 19/8/2002 20 HAS CTCP xây lắp bưu điện HN 12 19/12/2002 21 VTC CTCP viễn thông VTC 18 12/2/2003 22 PMS CTCP cơ khí xăng dầu 32 11/4/2003 Nguồn: Tạp chí đầu tư chứng khoán năm 2004. Với các CTCP chưa niêm yết trên TTCK, đa số đều có qui mô nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu tuy đạt được một số kết quả nhưng chưa cao. Vấn đề thiếu vốn SX-KD chư thực sự là động lực tham gia TTCK của các CTCP này, vì còn có nhiều nguồn vốn dễ tiếp cận hơn. Tuy nhiên, hầu hết các nguồn vốn mà CTCP qui mô nhỏ có thể tiếp cận đều là vốn ngắn hạn. Do đó, trong những năm tới, để có thể phát triển lâu dài, mở rộng qui mô, các CTCP phải tìm các nguồn vốn dài hạn, khi đó, TTCK là một kênh huy động vốn hữu hiệu đối với CTCP. Chương 4: CÁC VẤN TỒN TẠI CỦA HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CTCP TRÊN TTCK VIỆT NAM. 1. Thời gian thực hiện huy động vốn trên TTCK. Đa số các CTCP cần vốn trung và dài hạn, trong khi đó nguồn vốn tín dụng ngân hàng trung và dài hạn lại rất khan hiếm. Nhưng để phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) thường mất khá lâu và trải qua rất nhiều công đoạn do yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán. Với các CTCP lớn, có uy tín, hoạt động kinh doanh lâu năm trên thị trường, có thể huy động vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có CTCP nào phát hành trái phiếu để huy động vốn. Thực tế, công cụ trái phiếu được các Ngân hàng thương mại sử dụng nhiều hơn, do các NHTM có các lợi thế về qui mô vốn, thời gian hoạt động, tín nhiệm ... hơn nữa hình thức trái phiếu cũng gần gũi với hình thức tiền gửi tiết kiệm mà nhân dân quen dùng. 2. Chi phí phát hành chứng khoán. Chi phí phát hành chứng khoán bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, tư vấn, quảng cáo, in ấn, phí kiểm soát, phí niem yết... Các chi phí này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố và có thể chiếm đến 10% tổng giá trị phát hành. Chi phí phát hành của phương thức phát hành rộng rãi ra công chúng thường lớn hơn chi phí phát hành theo phương thức phát hành riêng lẻ. Vì vậy, trong một số trường hợp Công ty cổ phần chọn phương thức phát hành riêng lẻ. Mục tiêu cuối cùng của cả hai phương thức phát hành đều là số vốn được huy động. Khi TTCK vận hành chưa trơn chu, hàng hoá trên thị trường chưa đa dạng, các tổ chức liên quan đến phát hành chứng khoán còn trong tình trạng thiếu việc làm, thì việc đẩy cao các chi phí liên quan đến phát hành chứng khoán hay bù lỗ cho sự tham gia phát hành chứng khoán là điều không tránh khỏi. Chính vì vậy, chi phí phát hành ở Việt Nam hiện nay còn cao, do các tổ chức tham gia hoạt động phát hành chưa thực sự chuyến môn hoá, chưa mang tính chuyên nghiệp. 3. Chi phí vốn huy động. Mệnh giá cổ phiếu (giả định): Po = 10.000 đ Cổ tức mong đợi trung bình: Dt = 10% Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức (giả định): g = 7,5% Lãi suất tiền vay trung bình là: e = 0,95%/1 tháng=11,4%/năm Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: T = 32% Chi phát phát hành: F = 10% Chi phí của cổ phiếu mới: Ke Chi phí của lợi nhuận không chia: Ks Chi phí nợ vay NH sau thuế: Kd (1-T). Ke = Dt / Po(1 - F) + g Ks = Dt / Po + g Kd (1-T) = e (1 - T) thay số vào ta có: Ke = 1.000/10.000(1 - 0,1) + 7,5% = 18,6%. Ks = 1.000/10.000 + 7,5% = 17,5%. Kd (1-T) = 11,4% x (1 - 0,32) = 7,752% Chi phí vốn cổ phiếu thường mới ở Việt nam là khá cao 18,6%, chi phí lợi nhuận không chia cũng cao 17,5%, trong khi chi phí vốn vay ngân hàng là 7,752% chưa bằng một nửa chi phí vốn cổ phiếu thường mới và chi phí vốn lợi nhuận không chia. Thực tế này dẫn đến các CTCP không quá “hồ hởi” với kênh huy động vốn là TTCK. Lãi suất tiền vay ngân hàng thường cao hơn lãi suất trái phiếu. Nguyên nhân là do trong lãi suất tiền vay ngân hàng đã bao gồm cả lợi nhuận của ngân hàng. Hiện tại, lãi suất trái phiếu của CTCP phải khoảng 10%/năm (vẫn nhỏ hơn lãi suất vay ngân hàng là 11,4%/năm và lớn hơn lãi suất trái phiếu chính phủ 8,5%/năm) mới có thể hấp dẫn được các nhà đầu tư. Khi đó, chi phí vốn của trái phiếu là: Kd (1-T)trái phiếu = 10% x (1-0,32) = 6,8% < 7,752%. Như vậy, về lý thuết hoàn toàn có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn mà vẫn có chi phí vốn huy động nhỏ hơn chi phí vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, việc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu trên TTCK là rất khó khăn. 4. Sự hình thành các cổ đông kiểm soát mới. Với việc qui định nhà đầu tư nước ngoài không được sở hữu quá 30% cổ phần, các CTCP đã phần nào yên tâm về sự bảo hộ của Nhà nước đối với sở hữu và điều hành CTCP. Thực tế, chưa có CTCP nào có nhà đầu tư nước ngoài mua đến 30% cổ phần. Trong Nghị định 144/2003/NĐ-CP giao dịch thâu tóm được đề cấp một cách rõ ràng qua điều 36. Theo đó, tổ chức niêm yết, tổ chức, cá nhân nắm giữ hoặc cùng với người có liên quan nắm giữ tới các mức 5% - 10% - 15% - 20% vốn cổ phần của một tổ chức niêm yết, mỗi khi có giao dịch làm tăng, giảm các mức nắm giữ nói trên phải báo cáo bằng văn bản cho UBCKNN, TTGDCK, SGDCK và tổ chức niêm yết trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày giao dịch đạt tỷ lệ sở hữu trên. Người thâu tốm phải báo cáo UBCKNN bằng văn bản về ý định thâu tóm. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày báo cáo, nếu UBCKNN không có ý kiến khác, người thâu tóm phải công bố chào mua công khai trên 3 số liên tiếp của 1 tờ báo trung ương, 1 tờ báo địa phương hoặc trên bản tin TTCK nơi tổ chức niêm yết mà thâu tóm đóng trụ sở chính. Sau khi công bố công khai, người thâu tóm không được thay đổi ý định thâu tóm đã công bố. Giá chào mua không được thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu niêm yết trên thị trường trước ngày chào mua, thời hạn chào mua công khai từ 30 đến 60 ngày. Trong thời hạn chào mua công khai, người thâu tóm phải áp dụng các điều kiện chào mua công khai cho tất cả các cổ đông của tổ chức niêm yết bị thâu tóm; không được từ chối mua cổ phiếu của bất cứ cổ đồng nào và không được mua bán cổ phiếu của tổ chức niêm yết dưới bất cứ hành thức nào. Việc hoàn tất giao dịch thâu tóm tổ chức niêm yết phải thực hiện trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn chào mua. Trường hợp người thâu tóm nắm giữ tới 80% vốn cổ phần của tổ chức niêm yết thì tổ chức niêm yết bị huỷ bỏ niêm yết. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày công bố kết quả mua lại, nếu các cổ đông còn lại có yêu cầu, người thâu tóm có nghĩa vụ phải mua tiếp cổ phiếu của họ theo đúng điều kiện chào mua công khai đã công bố. Người thâu tóm không được bán cổ phiếu đã mua trong vòng 6 tháng kể từ ngày kết thúc việc thâu tóm. Việc lưu hành cổ phần trên thị trường tự do, các CTCP không niêm yết đã tạo ra nguy cơ tiềm tàng về quyền kiểm soát công ty. Thực tế, đã xảy ra trường hợp các cá nhân đi gom góp cổ phần (từ cán bộ, nhân viên được mua cổ phần) để bán lại kiếm chêng lệnh khi công ty thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán. 5. Khả thực hiện kế hoạch huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Sự vận hành thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian vừa qua chưa tạo được lòng tin cho các CTCP. Thị trường chứng khoán chưa trở thành kênh huy động vốn cho các CTCP, đa số các CTCP chỉ đứng ngoài quan sát mà chưa tham gia vào hoạ động của TTCK, các CTCP không thấy được lợi ích khi thực hiện niêm yết trên thị trường trong khi lại phải chịu sự giám sát chặt chẽ, thực hiện chế độ công bố thông tin ... Do thời gian hoạt động chưa lâu, đây lại là một hoạt động mới mẻ ở nước ta nên để huy động một lượng vốn nhất định phải mất rất nhiều thời gian và chi phí cho việc chuẩn bị phát hành và phát hành. Thói quen đầu tư của người dân cũng xa lạ với cách thức đầu tư mới trên thị trường chứng khoán. Việc phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn cho các CTCP đòi hỏi phải có sự tham gia của đông đảo cá nhân đầu tư. 6. Chí phí giao dịch trên TTCK. Bộ Tài chính đã qui định mức thu phí, lệ phí đối với hoạt động của TTCK tại Quyết định số 127/1999/QĐ-BTC ngày 22/10/1999. Do số lượng giao dịch trên TTCK hiện tại còn ít, nên hiện nay chi phí giao dịch không hợp lí. Hiện nay, với khoảng 16.000 tài khoảng giao dịch chỉ còn khoảng 2000 tài khoản còn hoạt động. Giao dịch của các Nhà đầu tư các nhân có giá trị còn thấp, trong khi chưa xuất hiện nhiều nhà đầu tư có tổ chức, thì vấn đề giảm chi phí giao dịch để khuyến khích nhà đầu tư tham gia TTCK là rất cần thiết. Nhà đầu tư cá nhân thực hiện giao dịch thường có giá trị giao dịch nhỏ nên chi phí giao dịch trên 1 đồng Việt nam là khá cao. Thời kỳ đầu, từ 7/2000 đến 6/2001, giá chứng khoán liên tục tăng cao, các nhà đầu tư mong đợi ở chênh lệch giá chứng khoán giữa các phiên giao dịch là chính nên chen nhau mua, không có nhà đầu tư nào kêu ca về chi phí giao dịch. Khi TTCK trong giai đoạn khủng hoảng, yếu tố chi phí giao dịch đã được nhắc tới như là một cản trở không nhỏ cho sự tham gia của các nhà đầu tư, ảnh hưởng đến sự thành công của đợt phát hành chứng khoán của CTCP. 7. Rủi ro của CTCP khi phát hành chứng khoán. Trong thời gian hoạt động hơn 3 năm vừa qua của TTCK Việt nam đã xuất hiện tình trạng thông tin không cân xứng và hậu quả của nó. Các công ty niêm yết không cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời, một phần nguyên nhân là do chế tài xử phát chưa nghiêm minh, việc thực hiện xử phạt còn buông lỏng. Đã tồn tại các CTCP như: Cơ điện lạnh đưa ra thông báo muộn về kết quả kinh doanh, Bánh kẹo Biên hoà cung cấp thông tin không chính xác về lợi nhuận. Đặc biệt với cổ đông của CTCP đồ hộp Hạ Long, thông tin Tổng giám đốc của công ty bị truy tố pháp luật đến chậm mất 6 tháng ( vụ việc từ tháng 2/2003 nhưng đến 8/2003 tin mới đến thị trường) Việc công bố thông tin của các công ty niêm yết đã trở thành vấn đề nổi cộm và đã được Nghị định 144/2003/NĐ-CP giải quyết bằng cách qui định các tình huống buộc tổ chức niêm yết phải công bố thông tin theo qui định của pháp luật trong thời gian 24 giờ kể từ khi xảy ra: * Có biến động lớn về điều kiện liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. * Bị tổn thất từ 10% giá trị vốn cổ phần trở lên. * Tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, thành viên HĐQT, thành viên BGĐ, * Ban kiểm soát, kế toán trưởng bị cơ quan pháp luật khởi tố điều tra, có phán quyết của toà án liên quan đến hoạt động của công ty. * Cơ quan thuế có kết luận về việc vi phạm pháp luật về thuế. *Thay đổi phương thức và phạm vi kinh doanh của công ty. * Quyết định đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. * Quyết định đầu tư có giá trị từ 10% tổng giá trị vốn cổ phần trở lên. * Lâm vào tình trạng phá sản, quyết định việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi, giải thể doanh nghiệp. * Ký kết HĐ vay nợ hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ 30% tổng giá trị vốn cổ phần trở lên. * Thay đổi chủ tịch HĐQT, thay đổi trên 1/3 số thành viên HĐQT hoặc thay đổi GĐ (tổng GĐ), thông qua quyết định của đại HĐCĐ * Xảy ra những sự kiện khác có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán hoặc lợi ích của người đầu tư. 8. áp dụng Lý thuyết lượng cầu tài sản. Chứng khoán công ty là một tài sản tài chính và là một hàng hoá, nó cũng phải cạnh tranh với các hàng hoá khác để có thể bán được. Các nhà đầu tư sẽ quyết định mua chứng khoán của Công ty cổ phần hay các tài sản khác dựa trên sự xem xét các yếu tố: Tiềm lực kinh tế của nhà đầu tư ;Lợi tức dự tính của chứng khoán của công ty so với lợi tức dự tính của các tài sản thay thế ; Mức độ rủi ro đi kèm với lợi tức của chứng khoán của công ty so với các tài sản thay thế khác ; Tính lỏng của chứng khoán của công ty so với các tài sản thay thế. Ta có thể coi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng là tài sản thay thế của chứng khoán của Công ty cổ phần và lần lượt so sánh lượng cầu giữa Tiền gửi và Chứng khoán của Công ty cổ phần. a Tiềm lực kinh tế của nhà đầu tư. Độ co dãn của lượng cầu theo của cải biểu hiện sự thay đổi lượng cầu đó, nó phản ánh khi mọi yếu tố khác không thay đổi, lượng cầu về tài sản thay đổi bao nhiêu phần trăm khi của cải thay đổi 1%. E = %rQD / %rQK` (rQD là phần trăm thay đổi lượng cầu tài sản, %rQK là phần trăm thay đổi về của cải) Như vậy, khi của cải của dân chúng – nhà đầu tư – tăng lên, đầu tư vào chứng khoán sẽ có nhiều cơ hội được lựa chọn. Với sự phát triển kinh tế của Việt nam trong những năm gần đây, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, sự lo lắng về cuộc sống bấp bênh đã không còn như thời kinh tế kế hoạch hoá, nhu cầu đầu tư tăng. Với ước tính của các chuyên gia thuộc Ngân hàng thế giới, dân cư Việt nam nắm giữ khoảng 30 tỷ đôla dưới dạng vàng bạc, đá quí, ngoại tệ ... Tuy nhiên, do TTCK là khái niệm mới đối với đa số quần chúng nhân dân, cách thức tính toán đầu tư vào TTCK cũng phức tạp, rủi ro đầu tư cao, nên trong giai đoạn hiện nay, hình thức gửi tiền vào Ngân hàng vẫn được đại đa số nhân dân sử dụng. Mới có một số ít cá nhân đầu tư trên TTCK. Để giải quyết vấn đề này, phương án lập các Quĩ đầu tư tỏ ra có hiệu quả cao. Đối với các tổ chức tài chính, doanh nghiệp trong nền kinh tế, sự am hiểu về thị trường chứng khoán có cao hơn người dân, nhưng chính sự hoạt động không hiệu quả của TTCK Việt nam thời gian qua chưa tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, các qui định quản lý của cơ quan nhà nước có chức năng còn bất cập, do đó, chứng khoán chưa trở thành phương tiện đầu tư tài chính. Với sự hoàn thiện không ngừng các cơ chế, chính sách về TTCK, sự phát triển kinh tế cao của Việt nam, chứng khoán đang dần trở thành một tài sản tài chính hấp dẫn các nhà đầu tư, và sẽ vượt hình thức tiền gửi tiết kiệm trong tương lai không xa. b. Lợi tức dự tính. Lợi tức dự tính của tiền gửi ngân hàng chính là lãi suất tiền gửi, lợi tức dự tính của trái phiếu chính là lãi suất của trái phiếu. Lợi tức dự tính của cổ phiếu chính là cổ tức dự tính cộng với phần trăm thay đổi do sự chênh lệnh giữa thị giá và mệnh giá. Hiện nay, lãi suất trung bình tiền gửi ngân hàng là 7,8% 1 năm, lãi suất trái phiếu Chính phủ là 8,5% 1 năm kỳ hạn 2 năm. Như vậy, để có thể huy động được vốn, lãi suất trái phiếu của CTCP phải cao hơn mức lãi suất trái phiếu Chính phủ (8,5%). Thực tế, mới chỉ có ngân hàng đầu tư và phát triển phát hành trái phiếu trên TTCK, các Công ty cổ phần chưa có khả năng thực hiện. Trong thời gian tới, khi số lượng các doanh nghiệp nhà nước giảm, số lượng CTCP tăng do cổ phần hoá và thành lập mới, việc huy động vốn của CTCP càng trở nên khó khăn bởi xuất hiện sự cạnh tranh ngay trong loại hình CTCP với nhau. CTCP ở Việt nam đang có một cơ hội phát triển trong những năm đầu của thế kỷ 21. Môi trường chính trị ổn định, môi trường kinh doanh ngày càng được hoàn thiện đã tạo điều kiện cho các CTCP phát huy tối đa sức mạnh các nguồn lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc phát triển đó sẽ được thể hiện ở thị giá cổ phiếu tăng cao, cổ tức trả cho nhà đầu tư cũng tăng. Hiện nay, mức cổ tức các CTCP niêm yết trả cho cổ đông trung bình khoảng 12% năm, ngoài ra chưa tính đến mức tăng thị giá cổ phiếu, như vậy, lợi tức dự tính của chứng khoán tăng cao hơn so với lợi tức dự tính của tiền gửi ngân hàng, lượng cầu tài sản là chứng khoán sẽ tăng. c. Rủi ro. Mức độ rủi ro, không chắc chắn về lợi tức dự tính của một tài sản tác động rất mạnh đến lượng cầu về tài sản đó, công chúng đầu tư thường ưu tiên nắm giữ các tài sản ít rủi ro. Trái phiếu của CTCP là khoản nợ của Công ty đối với người sở hữu trái phiếu, khi công ty kinh doanh có hiệu quả, việc thanh toán trái phiếu không có gì khó khăn. Mặc dù có sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước, nhưng không có gì đảm bảo chắc chắn là các Công ty niêm yết không thua lỗ, phá sản. Hơn nữa, với tình hình kinh doanh như ở Việt nam, có quá nhiều rủi ro có thể xảy ra với công ty không những từ thị trường mà còn từ phái cơ chế, chính sách của Nhà nước Thị giá cổ phiếu trên TTCK Việt nam trong thời gian qua biến đổi bất thường, không theo qui luật của kinh tế thị trường. Có giai đoạn chỉ số VN index đạt trên 571 điểm, có giai đoạn tụt xuống 130 điểm, điều này thể hiện tính rủi ro cao của chứng khoán. d. Tính lỏng của tài sản. Do TTCK Việt nam hoạt động chưa lâu, các tổ chức tham gia thị trường chưa thật sự có tính chuyển nghiệp cao nên thời gian chuyển đổi còn lâu, chi phí còn cao. Thời gian thực hiện giao dịch T+3 vẫn là quá dài. Để phát triển TTCK lên một mức độ cao hơn, đòi hỏi tính thanh khoản của thị trường phải cao hơn nữa. Hiện nay, còn rất nhiều công ty cổ phần đã cam kết thực hiện kế hoạch niêm yết trên TTCK để tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu nhưng chưa thực hiện được, gây mất lòng tin của người đầu tư như CTCP Hoá an, CTCP vận tải xi măng Hà tiên, CTCP vật phẩm văn hoá phương nam ...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC182.doc
Tài liệu liên quan