Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty đóng tàu Hồng Hà thuộc tổng cục công nghiệp - Bộ Quốc phòng

Yêu cầu về xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ CNH- HĐH và xu thế toàn cầu hoá tác động đến phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh( QP - AN) đòi hỏi công nghiệp quốc phòng ( CNQP) nước ta cần có bước phát triển vững chắc, toàn diện với tốc độ mới, ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu tiềm lực QP – AN tham gia đắc lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đất nước. Về quan điểm phát triển như nghị quyết của đảng xác định: “ Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước và của nền kinh tế quốc dân để xây dựng nền CNQP tự chủ. Kết hợp chặt chẽ quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển CNQP là bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch công nghệ của đất nước. CNQP là nghành đặc thù, phải được chăm lo xây dựng và phát triển theo cơ cấu hợp lý trong nền công nghiệp của đất nước. Phát huy tối đa thành tựu của nền công nghiệp quốc gia để sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, đồng thời, kết hợp năng lực CNQP tham ra phát triển kinh tế xã hội, coi trọng mặt hàng vừa phục vụ QP – AN, vừa phục vụ phát triển kinh tế.”

doc47 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty đóng tàu Hồng Hà thuộc tổng cục công nghiệp - Bộ Quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tham mưu, quản lý, chỉ đạo thực hiện công tác kỹ thuật trong sản xuất. - Quản lý kỹ thuật đối với các dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị. Đề xuất các hạng mục mua sắm, chế tạo, nâng cấp máy móc thiết bị trong các dự án đầu tư. - Phối hợp khảo sát lập dự toán định mức kỹ thuật cho các sản phẩm sửa chữa và đóng mới. - Phối hợp tổ chức kiểm tra tay nghề, thi nâng bậc cho người lao động. + Phòng thiết kế công nghệ - Chủ trì thực hiện nghiên cứu thẩm định các thiết kế kỹ thuật. - Tham mưu, quản lý, thực hiện công tác thiết kế chi tiết, thiết kế thi công trong sửa chữa và đóng mới các phương tiện thuỷ. - Tham mưu, thực hiện công tác chế thử các chi tiết sản phẩm để điều chỉnh hoặc bổ sung chi tiết thiết kế làm cơ sở lập quy trình công nghệ và triển khai sản xuất. + Phòng chính trị - Tham mưu, tổ chức thực hiện công tác đảng, công tác chính trị. - Chỉ đạo, thực hiện công tác cán bộ, công tác dân vận, công tác bảo vệ an ninh nội bộ, và hoạt động của các tổ chức quần chúng trong đơn vị. +Phòng hành chính hậu cần - Tham mưu và thực hiện công tác hành chính, văn thư bảo mật, lưu trữ, in ấn tài liệu, quản lý các con dấu của công ty và bảo đảm công tác phục vụ, công tác bảo vệ đơn vị. - Tham mưu và thực hiện công tác hậu cần đời sống, công tác quân nhu, quân y, công tác xây dựng, quản lý doanh trại nhà đất trong công ty. +Ban kiểm tra chất lượng sản phẩm Tham mưu và thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm, nghiệm thu sản phẩm trong công ty. +Ban an toàn lao động – Vệ sinh công cộng - Tham mưu và tổ chức quản lý thực hiện công tác kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ, trang thiết bị bảo hộ lao động, công tác vệ sinh công nghiệp. - Chỉ đạo hoạt động của mạng lưới an toàn viên, theo dõi kiểm tra đôn đốc các đơn vị chấp hành các quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. +Phân xưởng vỏ tàu - Thực hiện nhiệm vụ sản xuất, quản lý máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực được giao. - Quản lý, giáo dục đội ngũ cán bộ, công nhân viên của phân xưởng. + Phân xưởng cơ điện - Thực hiện nhiệm vụ sản xuất, quản lý máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực được giao. - Quản lý, giáo dục rèn luyện đội ngũ cán bộ, công nhân viên của phân xưởng. + Phân xưởng ô xy trang trí - Thực hiện nhiệm vụ sản xuất, quản lý máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực được giao. - Quản lý, giáo dục rèn luyện đội ngũ cán bộ, công nhân viên của phân xưởng. 1.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hồng Hà. 1.2.1. Thành phần và kết cấu vốn lưu động. Ngày nay có rất nhiều phương thức phân loại vốn lưu động khác nhau. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau để có cách giải quyết sao cho có hiệu quả nhất. Công ty Hồng Hà là một công ty đóng tàu, với những đặc thù là ngành có chu kỳ sản xuất dài, vòng quay vốn lưu động chậm…vì vậy để quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả công ty đã tiến hành phân loại vốn lưu động theo nhiều tiêu thức khác nhau. Phân loại theo hình thái biểu hiện. Theo cách này vốn lưu động được chia thành hai loại để tiện cho việc xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp giúp cho việc điều chỉnh sao cho phù hợp với doanh nghiệp trong từng thời kì. - Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn…. - Vốn vật tư hàng hoá: Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bàng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm… Biểu 02: Phân loại và kết cấu vốn lưu động của công ty theo hình thái biểu hiện Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Vốn bằng tiền 54.918 43.281 162.290 86.451 Vốn vật tư hàng hoá 70.327 86.689 79.672 125.099 Tổng số 125.245 129.970 205.962 211.550 Phân theo quan hệ sở hữu về vốn. Vốn của doanh nghiệp về cơ bản được chia thành 2 nguồn: Vốn chủ sở hữu và các khoản nợ. Vì là doanh nghiệp Nhà nước nên chủ yếu vốn chủ sở hữu của công ty là do Ngân sách Nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ Nhà nước. Một phần của nó là lợi nhuận để lại được doanh nghiệp trích ra hàng năm. Các khoản nợ của doanh nghiệp chủ yếu là nợ của Ngân hàng bởi vì vốn do ngân sách cấp chủ yếu là ở cuối năm mà công ty lại cần phải có vốn để sản xuất khi bắt đầu một chu kỳ kinh doanh. Vì vậy Nhà nước cần có kế hoạch cấp vốn cho công ty để giúp công ty sản xuất tốt hơn nữa. Từ đó giúp công ty giảm một lượng lãi ngân hàng đáng kể mà công ty phải trả mà theo đó làm giảm lợi nhuận của công ty trong kinh doanh. Cách phân loại này cho ta thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp cũng như các khoản nợ. Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Biểu 03: Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn. Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền TT % Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT% Tổng nguồn vốn lưu động 125.245 100 129.970 100 205.962 100 211.550 100 1. Vốn chủ sở hữu 95.547 76,29 97.256 74,83 161.696 78,50 180.729 85,44 2. Nợ phải trả 29.698 23,71 32.714 25,17 44.266 21,50 30.821 14,56 +Nợ ngắn hạn 24.101 19,24 26.036 20,03 37.416 18,16 28.022 13,24 +Nợ dài hạn 4.802 3,83 5.801 4,46 5.957 2,89 2.012 0,95 +Nợ khác 795 0,64 877 0,68 893 0,45 787 0,37 Qua bảng trên chúng ta thấy vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng từ 95.547 triệu đồng năm 2002 lên 180.729 triệu đồng, đồng thời tỷ trọng cũng tăng lên từ 76,29% năm 2002 lên đến 85,44% vào năm 2005. Nợ phải trả giảm từ 23,71% xuống 14,56%, điều này phần nào đó nói lên rằng tính chủ động của công ty ngày càng cao trong việc sản xuất kinh doanh. Hàng năm phần lợi nhuận luôn được bổ sung vào vốn chủ sở hữu. Công ty có một lượng nợ ngắn hạn khá lớn nhưng chủ yếu là do người mua trả trước, điều này cũng rất dễ hiểu bởi vì sản phẩm của công ty sản xuất lâu dài, đơn chiếc, chủ yếu là theo đơn đặt hàng và phải cần một lượng vốn lưu động khá lớn, công ty cần có cam kết từ phía khách hàng bằng cách trả trước cho công ty một lượng tiền trước( trong một số trường hợp khách hàng truyền thống thì có thể không cần). Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể trong tổng nguồn vốn lưu động nên công ty sẽ có tính chủ động hoàn toàn trong việc kinh doanh của mình, tránh san sẻ quyền kiểm soát của công ty. c. Phân theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cách phân loại này cho ta thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ…Khoản này mỗi năm khác nhau. Năm 2002 số này là 28.698 triệu đồng, đến năm 2005 là 45.387 triệu đồng. Công ty qua 3 năm đã có những thay đổi đáng kể, sản xuất đã mở rộng lên rất nhiều, nguyên nhiên vật liệu được sử dụng hợp lý và tiết kiệm hơn… - Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm các khoản giá trị sản xuất dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển…Khoản này lớn trong tổng vốn lưu động của công ty hàng năm. Năm 2002 ở mức 90.239 triệu đồng, năm 2005 là 132.589 triệu đồng, tăng 46,93% so với năm 2002. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn…năm 2002 là 47.308 triệu đồng, năm 2005 là 33.574 triệu đồng. Năm 2005 giảm do vốn bằng tiền của công ty giảm. * Việc phân loại như thế này giúp công ty có thể quản lý được mức vốn phù hợp trong các khâu của quá trình sản xuất sao cho không để vốn của mình bị ứ đọng quá lâu ở một khâu. Và rằng như thế rất ảnh hưởng đến vốn lưu động của công ty. Tóm lại, dù ở bất kỳ cách phân loại nào công ty cũng chỉ muốn có lợi cho việc sản xuất kinh doanh thông qua việc quản lý và điều hành tốt. 1.2.2. Cách xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và các nguồn tài trợ vốn kinh doanh của công ty. a. Cách xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Đối với công ty, việc xác định nhu cầu vốn lưu động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau: - Công ty kinh doanh trên lĩnh vực đóng tàu, một lĩnh vực mà cần một lượng vốn khá cao. Mặt khác, công ty có chu kỳ sản xuất kinh doanh khá dài nên lượng vốn cần cũng khá lớn. - Quy mô kinh doanh của công ty lớn nên nhu cầu vốn lưu động cũng cao hơn. - Khi công nghệ kỹ thuật thay đổi cũng làm cho doanh nghiệp phải quan tâm. …. Phương pháp mà công ty sử dụng là phương pháp gián tiếp. Năm 2006 công ty đã xác định nhu cầu vốn lưu động của mình thông qua dự kiến: + Doanh thu năm 2006 dự kiến là 260 tỷ đồng. + Thuế gián thu phải nộp cho ngân sách Nhà nước là 10% . +Số vòng quay vốn lưu động là 2,5 vòng năm kế hoạch. Vậy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của năm 2006 là: 260/2,5 = 104 tỷ đồng. Trong 104 tỷ đồng này công ty công ty vẫn có kế hoạch vay ngân hàng cùng với phần Ngân sách Nhà nước cấp và một phần không thể thiếu được đó là vốn chủ sở hữu của công ty. b. Các nguồn tài trợ vốn kinh doanh của công ty. Vốn là một yếu tố không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Khi xem xét công tác quản lý và sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn người ta chia vốn kinh doanh thành vốn cố định và vốn lưu động. Biểu 04: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty. Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền TT % Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT% Vốn cố định 67.704 35,08 68.711 34,58 71.307 25,57 71.079 25,15 Vốn lưu động 125.245 64,92 129.970 65,42 205.962 74,43 211.550 74,85 Tổng số 192.949 100 198.681 100 277.269 100 282.629 100 Vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn từ Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên không phải vốn ngân sách luôn luôn cấp khi công ty cần. Hàng năm, vốn được ngân sách rót xuống vào cuối năm nhưng công ty thì cần vốn để sản xuất kinh doanh khi bắt đầu một chu kỳ mới vì vậy công ty phải vay vốn của ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nếu Nhà nước có thể cấp vốn cho công ty đầu năm để sản xuất kinh doanh thì sẽ giúp công ty tiết kiệm được một lượng tiền khá lớn để trả lãi ngân hàng mỗi năm. Ngoài ra công ty còn có một lượng vốn chủ sở hữu được trích ra hàng năm do lợi nhuận để lại cũng được dùng để sản xuất kinh doanh cho năm sau. Như vậy các nguồn tài trợ của công ty không nhiều: Chủ yếu là từ phía Nhà nước, Ngân hàng, Vốn chủ sở hữu. Thực ra điều đó cũng chẳng có gì là khó hiểu cả bởi vì công ty sản xuất chủ yếu để phục vụ các ngành trong tổng cục là chính 1.2.3. Biện pháp quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hồng Hà trong các năm gần đây. a. Các biện pháp quản lý vốn lưu động của công ty. Mỗi doanh nghiệp sản xuất đều có cách riêng của mình để quản lý vốn lưu động sao cho có hiệu quả nhất và công ty Hồng Hà cũng vậy, cách quản lý của công ty dựa trên điều kiện của mình và đặc điểm kinh doanh của ngành đóng tàu. Chúng ta nêu một số cách quản lý chủ yếu là : hàng tồn kho, các khoản phải thu, tiền mặt. * Quản lý hàng tồn kho. Tồn kho của công ty chủ yếu dưới dạng: Nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ chờ sản xuất, các sản phẩm dở dang và bán thành phẩm, các thành phẩm dở dang chờ tiêu thụ. Quản lý tốt hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không thiếu sản phẩm hàng hoá để bán, đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động. Công ty đã sử dụng phương pháp tồn kho: Hàng nhập kho được ghi sổ theo giá gốc và được hoạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Số lượng hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo biên bản kiểm kê thực tế tại ngày lập báo cáo. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Năm 2005 công ty có khồi lượng tồn kho là 125.099 triệu đồng chiếm 59,13% vốn lưu động của công ty. Đây thực sự là một vấn đề công ty làm chưa tốt trong năm 2005 này làm cho một lượng vốn khá lớn không được đưa vào lưu thông trong khi công ty vẫn phải đi vay vốn ngân hàng. Giải quyết triệt để vấn đề tồn kho quá nhiều là một công việc lâu dài mà công ty bắt buộc phải làm được trong những năm kế tiếp. Trong những năm qua công ty Hồng Hà đã sử dụng một số nguyên tắc sau: - Tồn kho dự trữ là một trong những vấn đề rất khó khăn của bất kỳ công ty nào. Công ty Hồng Hà cũng vậy, với quy mô sản xuất lớn thì nhu cầu dự trữ nguyên nhiên vật liệu là rất nhiều. Hơn nữa thị trường cung ứng không phải lúc nào cũng sẵn sàng bởi ngành đóng tàu có những nguyên vật liệu rất đặc biệt so với các ngành sản xuất khác, giá cả lên xuống thất thường…Vì vậy năm 2004 mức tồn kho dự trữ của công ty là 27.506 triệu đồng, năm 2005 lên đến 34.190 triệu đồng. - Tồn kho bán thành phẩm, sản phẩm dở dang cũng có rất được quan tâm do chu kỳ sản xuất kinh doanh của công ty khá dài, yêu cầu kỹ thuật cao. Năm 2004 chi phí sản xuất dở dang là 40.103 triệu đồng, năm 2005 là 80.360 triệu đồng, tăng 100,38% so với năm 2004. Tuy số tăng này cũng chưa nói lên điều gì nhưng nếu tồn kho này quá nhiều cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lượng vốn lưu động của công ty, nếu có thể giảm đi mà không làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh là rất tốt. - Tồn kho là thành phẩm: Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ còn chưa tốt làm cho sản phẩm sản xuất xong mà vẫn chưa tiêu thụ do chưa đến ngày giao hàng làm cho vốn lưu động bị ứ đọng trong quá trình tiêu thụ. Hơn nữa không phải lúc nào công ty cũng có một đội ngũ cán bộ có khả năng xâm nhập thị trường tiêu thụ tốt nhất. Đây là một khâu rất quan trọng mà công ty cần phải chú ý hơn nữa để có kết quả tốt nhất trong những năm tiếp theo. Năm 2004 mức tồn kho thành phẩm của công ty là 12.063 triệu đồng, năm 2005 số này là 10.549 triệu đồng * Quản lý khoản phải thu. Năm 2005 các khoản phải thu chiếm 39,37% với 83.282 triệu đồng, (giảm 20,22% so với năm 2004) chủ yếu là phải thu từ khách hàng và trả trước người bán. Các khoản phải thu từ khách hàng trong năm 2004 là 59.495 triệu đồng chiếm 28,89%, đến năm 2005 số này là 83.282 triệu đồng chiếm 26,56%. Công ty có các khoản phải thu cao bởi vì giá bán sản phẩm, hàng hoá dịch vụ của mặt hàng này là khá cao tuy nhiên cũng phải nói rằng công ty cần phải có chính sách tốt hơn để thu hồi các khoản nợ nhất là nợ quá hạn, nếu không áp dụng thêm một số biện pháp nữa thì chắc chắn trong năm sau nó sẽ cao hơn nhiều. Và như vậy chắc chắn ảnh hưởng đến vốn của công ty. Các khoản trả trước người bán là 63.209 triệu đồng năm 2004, và có giảm đi trong năm 2005 chỉ còn 35.510 triệu đồng. Thực ra việc công ty có số lượng vốn trả trước cao như vậy cũng không phải là khó hiểu bởi vì công ty cần một lượng nguyên nhiên vật liệu chắc chắn để chủ động trong sản xuất. * Quản lý tiền mặt. Công ty sử dụng rất ít tiền mặt tai quỹ, phần chủ yếu là lượng tiền gửi ngân hàng. Công ty luôn dự trữ một lượng tiền đủ để đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày như mua sắm hàng hoá vật tư, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn để đự phòng ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được. Hơn nữa, công ty dự trữ tiền mặt còn để giúp cho công ty có thể trả cho người bán để vừa có được nguyên vật liệu sản xuất kịp thời vừa có được uy tín lâu dài trong kinh doanh. Ngày nay, trong cơ chế thị trường ngoài uy tín là rất quan trọng. b. Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty. Việc nghiên cứu toàn diện tình hình sử dụng vốn lưu động giúp chúng ta hiểu một cách khái quát hơn tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động của công ty trong một số năm gần đây. Nghiên cứu xem công ty có sử dụng vốn lưu động một cách tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả hay không. Để qua đó đánh giá tổng quát về trình độ cũng như phương thức tổ chức nguồn vốn lưu động của công ty. Biểu 05: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền TT % Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT% Vốnbằngtiền 39.249 32,05 18.491 14,23 2.327 1,13 3.040 1,44 + Tiền mặt quỹ 770 0,06 306 0,24 1.299 0,61 122 0,06 + Tiền gửi ngân hàng 38.479 31,99 18.185 13,99 1.028 0,52 2.918 1,38 Các khoản phải thu 14.494 11,57 23.794 18,3 122.734 59,59 83.282 39,37 + Phải thu từ khách hành 2.523 2,01 13.816 10,63 59.495 28,89 47.724 22,56 + Trả trước cho người bán 9.083 7,25 9.971 7,67 63.209 30,68 35.510 16,79 + Thuế GTGT được khấu trừ 0 0 0 0 0 0 0 0 + Phải thu nội bộ 2.781 2,22 4 0,003 2 0,006 36 0,017 + Các khoản phải thu khác 107 0,09 3 0,002 29 0,014 12 0,003 Hàng tồn kho 70.327 56,15 86.689 66,7 79.672 38,68 125.099 59,13 Tài sản lưu động khác 1.175 0,9 996 0,77 1.229 0,6 129 0,06 Tổng số 125.245 100 129.970 100 205.962 100 211.550 100 * Vốn bằng tiền. Vốn bằng tiền của công ty bao gồm: Tiền mặt tại quỹ( gồm cả ngân phiếu), tiền gửi ngân hàng. Vốn bằng tiền dùng để thanh toán với khách hàng, trả nợ vốn vay, mua hàng hoá, chi trả lương cho công nhân, chi tạm ứng…các khoản tiền này phát sinh thường xuyên. Qua bảng phân tích trên cho chúng ta thấy vốn bằng tiền của công ty năm 2002 là 39.249 triệu đồng chiếm 32,05%, đến năm 2005 là 3.040 triệu đồng chiếm 1,44%. Mọi doanh nghiệp đều cần có một lượng tiền nhất định cho kinh doanh. Việc dự trữ tiền mặt luôn chưa đựng hai vấn đề: tính lợi ích và tính rủi ro, nếu chấp nhận tính sinh lời cao nghĩa là bỏ tiền vào kinh doanh, lượng tiền dữ trữ ít đi thì rủi ro lớn. Ngược lại dự trữ tiền mặt lớn thì tính rủi ro thấp nhưng không có lợi vì lượng tiền nhàn rỗi không có lợi vì không có khả năng sinh lời. Vốn bằng tiền của công ty đã giảm đáng kể qua các năm qua, cụ thể đến năm 2005 thì chỉ còn chiếm 1,44% mà thôi. Giảm tiền mặt là một công tác tốt nhưng công ty cần chú trọng để việc giảm nhưng vẫn đủ đáp ứng nhu cầu của công ty. * Các khoản phải thu Năm 2002 các khoản này chiếm 11,57%, tuy nhiên đến năm 2005 chiếm tới 39,67% trong đó nhiều nhất là phải thu từ khách hàng và trả trước cho người bán. Đáng chú ý nhất là các khoản phải thu từ khách hàng: Năm 2002 là 2,01% đến năm 2005 lên đến 22,56%. Điều này chứng tỏ việc thu hồi vốn của tổng công ty chưa thực sự được chú ý đến nên vốn lưu động bị chiếm dụng. Nguyên nhân của vấn đề này là: - Do trong các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của công ty ký kết với khách hàng là công ty đã cho khách hàng trả góp theo phần trăm của hợp đồng. - Các hình thức khuyến khích tiền hàng trả sớm, trả nhanh chưa phát huy tác dụng hiệu quả. - Công tác thu hồi nợ chưa tốt. - Đối với các khoản trả trước cho người bán bị chiếm dụng cũng chiếm một tỷ lệ tương đối trong tổng các khoản phải thu. Nguyên nhân cơ bản là do nhiều vật tư thiết bị trong nước chưa sản xuất được nên phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó phải ứng tiền để dự trữ vật tư thiết bị. Từ những nguyên nhân trên dẫn đến khách hàng chiếm dụng vốn của công ty làm cho công ty làm công ty thiếu vốn và phải đi vay. * Hàng tồn kho. Qua biểu trên ta thấy hàng tồn kho của công ty chiếm một tỷ trọng khá lớn và ngày càng tăng. Lượng hàng tồn kho lớn (chủ yếu là chi phí sản xuất dở dang) ảnh hưởng đến vốn lưu động của công ty bị tồn khá nhiều. Vì vậy để giảm thiểu tối đa điều này công ty cần có kế hoạch sản xuất tốt hơn nữa. Năm 2002 hàng tồn kho của công ty là 70.327 triệu đồng chiếm 56,15% và đến năm 2005 đã lên đến 125.009 triệu đồng chiếm 59,13 % trong tổng số vốn lưu động của công ty. Do đặc trưng của ngành là sản xuất với chu kỳ dài, sản phẩm sản xuất lại đơn chiếc, vòng quay vốn chậm nên trong một chu kỳ sản xuất thời gian nhiều, sản phẩm dở dang khá lớn làm cho vốn lưu động trong khâu hàng tồn kho là khá cao và ngày càng tăng. Mặt khác một số nguyên nhiên vật liệu đã không dùng được nhưng Nhà nước vẫn chưa cho phép thanh lý cũng làm ứ đọng khá nhiều vốn của công ty… 1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. 1.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Sử dụng vốn lưu động có hiệu quả là một vấn đề then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ đánh giá được chất lượng sử dụng vốn lưu động từ đó cho ta thấy những điểm mạnh cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục để vạch ra phương hướng, giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chúng ta có thể xem xét một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tuy không nói hết được nhưng qua đây chúng ta một phần nào đó cũng biết thêm về cách quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty như thế nào. Biểu 05: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1.Tổng doanh thu Triệu đồng 101.611 130.318 170.442 241.132 2. Doanh thu thuần Triệu đồng 101.611 130.318 170.442 241.132 3.Tổng lợi nhuận từ hoạt động kin doanh Triệu đồng 12.441 18.126 21.992 28.235 4. Vốn lưu động bình quân Triệu đồng 79.884 85.117 95.265 121.248 5. Hệ số hiệu quả của VLĐ(=1/4) Đồng 1,272 1,531 1,789 1,998 6. Hệ số sinh lời của VLĐ(=3/4) Đồng 0,116 0,213 0,231 0,233 7.Số vòng quay của VLĐ(=2/4) Vòng 1,272 1,531 1,789 1,988 8.Số ngày chu chuyển của VLĐ(=360/7) Ngày 283,01 235,14 201,23 181,08 1.3.2. Chỉ tiêu phân tích chung. a. Hệ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động Phản ánh một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp. Qua bảng phân tích trên cho chúng ta thấy năm 2002 một đồng vốn tạo ra 1,272 đồng doanh thu, tăng dần đến năm 2005 một đồng vốn tạo ra 1,998 đồng doanh thu tăng 57% so với năm 2002. Qua chỉ tiêu này cho thấy công ty sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Nguyên nhân do doanh thu của các năm sau tăng so với năm trước. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn lưu động chỉ phản ánh một phần sự ảnh hưởng của vốn lưu động đến kết quả kinh doanh của công ty. Để đánh gía chính xác thực tế hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta còn phải đánh giá mức sinh lời của vốn lưu động, vì hệ số sinh lời của vốn lưu động là kết quả cuối cùng phản ánh hiệu quả do tăng vòng quay vốn lưu động. Năm 2002 hệ số sinh lời của vốn lưu động là 0,116 tăng dần và đến năm 2005 là 0,233. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn của công ty ngày một tốt hơn. Đó là một bước đi rất chắc chắn của công ty trong những năm qua. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Do vốn lưu động có đặc điểm riêng là tham gia hoàn toàn và thường xuyên vào tất cả các khâu của quá trình kinh doanh, nên việc đẩy mạnh tốc độ luôn chuyển vốn sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn, đồng thời tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, dẫn đến tăng hiệu quả sử dụng vốn. Tốc độ luôn chuyển vốn phản ánh trình độ quản lý kinh doanh của công ty. Tuy nhiên tuỳ vào từng ngành nghề kinh doanh khác nhau mà chỉ tiêu này cũng khác nhau. Công ty Hồng Hà kinh doanh trên lĩnh vực đóng tàu, vì vậy so với một số ngành thì chỉ tiêu này là thấp. * Số vòng quay của vốn lưu động. Trong biểu 05 nói trên ta thấy vòng quay của vốn lưu động năm 2002 là 1,272 vòng và đến năm 2005 là 1,988 vòng. Như vậy nó tăng dần qua các năm do tăng doanh thu làm cho vốn lưu động ngày càng được rút ngắn hơn từ 283,01 ngày năm 2002 rút ngắn xuống còn 181,08 ngày năm 2005. Nếu công ty giảm bớt được lượng hàng tồn kho và giảm lượng khách hàng nợ nữa thì sẽ ngày càng tăng vòng quay vốn lưu động và theo đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng tăng. Chúng ta có thể tính số vòng quay hàng tồn kho của công ty: Năm 2002 : Vòng quay Giá vốn hàng bán 91.226 1,434 hàng tồn kho Hàng tồn kho BQ 63.597 Năm 2005: Vòng quay Giá vốn hàng bán 212.897 2,067 hàng tồn kho Hàng tồn kho BQ 102.960 + Số vòng quay hàng tồn kho tăng chứng tỏ thời gian của một vòng hàng tồn kho tăng, chứng tỏ hàng tồn kho luôn chuyển nhanh, vốn ít ứ đọng hơn. Và số vòng quay các khoản phải thu: Năm 2002: Vòng quay Doanh thu thuần 101.611 9,8 các khoản phải thu Phải thu BQ 10.365 Năm 2005: Vòng quay Doanh thu thuần 241.132 2,57 các khoản phải thu Phải thu BQ 93.657 + Số vòng quay các khoản phải thu giảm nhanh qua 3 năm chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ tốt hơn, từ đó làm giảm vốn lưu động trong khâu thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Và như vậy khi vòng quay các khoản phải thu giảm, vòng quay hàng tồn kho tăng thì số vòng quay vốn lưu động của công ty đã tăng. * Thời gian của một vòng luân chuyển. Năm 2002 công ty mất 283,01 ngày cho một vòng luôn chuyển vốn lưu động nhưng đến năm 2005 công ty chỉ cần 181,08 ngày đã xong một vòng luôn chuyển vốn lưu động. Như vậy việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty đang ngày một tiến bộ hơn. Tuy vậy công ty cần phải có chế độ hợp lý hơn nữa để tăng lượng tiền trong lưu thông và dẫn tới khả năng sinh lời lớn hơn. Tuy nhiên, công ty chủ yếu là có khách hàng trong quân sự chứ chưa có khách hàng ở ngoài và chưa có hàng hoá xuất khẩu. Điều này làm cho công ty chưa thực sự có nhiều cơ hội cạnh tranh với thị trường, và hơn nữa nó cũng làm cho công ty chưa có cơ hội có được những hợp đồng làm ăn với nước ngoài để mở rộng sản xuất, tăng lợi nhuận cho công ty. 1.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. 1.4.1. Kết quả đạt được. Công ty Hồng Hà là một doanh nghiệp Nhà Nước thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng - Bộ Quốc Phòng. Hoạt động trên lĩnh vực đóng tàu trong cơ chế thị trường. Công ty đã có một đội ngũ cán bộ kinh tế, kỹ thuật am hiểu sâu sắc nghề nghiệp, nhạy cảm với thị trường. Nghành đóng tàu nói chung của chúng ta hiện nay chưa có công nghệ tiên tiến. Nhưng công ty là một đơn vị có dây truyền sản xuất hiện đại nhất hiện nay, nhiều máy móc thiết bị của công ty được đổi mới sớm trong nghành, do đó công ty đóng mới được nhiều phương tiện đầu tiên tại nước ta phục vụ cho nghành kinh tế và quốc phòng. Toàn bộ công nhân viên trong công ty là một khối đồng nhất cùng một quyết tâm phấn đấu sản xuất. Sản xuất an toàn đạt hiệu quả cao. Đây là một mội trường tốt cho doanh nghiệp ngày càng thể hiện trong xã hội. Trước đây công ty chưa có được như ngày hôm nay, công nhân không được hưởng nhiều chế độ ưu đãi, nhưng bây giờ thì khác công nhân có thu nhập ổn định, mọi người càng ngày càng gắn bó với công ty hơn nữa, xem của cải, tài sản của công ty như của chính mình, luôn bảo vệ, gìn giữ. Hàng năm, công ty luôn có chế độ cho công nhân đi học nghề để nâng cao bậc thợ. Công ty còn cử cán bộ đi học hỏi ở nhiều nơi cũng như đào tạo ở các trường đại học. Hiện nay công ty đã và đang từng bước chiếm lĩnh thị trường, đóng đa dạng các loại tàu có trang bị hiện đại tốc độ cao được khách hàng tín nhiệm, đã đóng thành công loại tàu tàu cảnh sát biển loại 200 tấn, tầu dầu 1000 tấn, tàu tuần tra cao tốc TT400 bàn giao đạt chất lượng tốt. Doanh thu năm sau cao hơn năm trước, sản xuất có hiệu quả. Đời sống người lao động được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.230.000 đồng tháng. Với những cố gắng đó công ty đã được các cấp khen thưởng và động viên thường xuyên. Được Bộ quốc phòng và Bộ Tài chính tặng cờ thi đua doanh nghiệp vững mạnh, được Nhà nước phong tặng đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang. Đặc biệt trong năm 2002 đồng chí giám đốc công ty đã được Nhà nước phong tặng anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Công ty đã được nhiều đồng chí trong Ban lãnh đạo đảng và nhà nước, Bộ quốc phòng xuống thăm quan và động viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Có được kết quả như hôm nay là nhờ có sự quan tâm của Nhà nước, Bộ Quốc Phòng. Sự đoàn kết nhất trí cao của lãnh đạo, chỉ huy, năng động sáng tạo, giám nghĩ giám làm, đi trước đón đầu.Được sự quan tâm định hướng chỉ đạo giúp đỡ của Thủ trưởng Tổng cục, thủ trưởng Bộ quốc phòng cùng các cơ quan chức năng trong và ngoài quân đội. 1.4.2. Hạn chế. Hạn chế: Mặc dù đã gặt hái được nhiều thành công song công ty vẫn còn một số tồn tại chủ yếu đó là: - Dây truyền công nghệ sản xuất chưa được đồng bộ. Một số còn lạc hậu, không đáp ứng đủ cho sản xuất kinh doanh. Một số máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, không còn dùng cho sản xuất được nữa nhưng vẫn chưa được thanh lý( do Nhà nước chưa có quyết định thanh lý) làm cho công ty vẫn phải trích khấu hao hàng năm trong khi nó không còn được sử dụng nữa, làm giảm lợi nhuận của công ty. - Đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề còn hơi ít. - Công nghệ đóng tàu của nước ta còn yếu kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới, do đó sản phẩm của công ty còn hạn chế, mới được sự chấp nhận của khách hàng trong nước. - Đa số sản phẩm của công ty là để phục vụ quốc phòng. Với nền kinh tế thị trường như hiện nay, công ty đang tìm cách cùng với Bộ quốc phòng đưa sản phẩm của mình ra thị trường ngoài quân đội. Đây là một trong những vấn đề khó khăn hiện nay của công ty. - Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp thể hiện vốn còn tồn đọng trong nhiều khâu nhất là hàng tồn kho, các khoản phải thu còn cao… - Với cách tính toán nhu cầu các vốn lưu động như hiện nay là quá đơn giản, như vậy làm cho công ty không thể tính toán một cách chính xác nhất được nhu cầu vốn lưu động hợp lý. Điều đó có thể làm cho công ty huy động vốn một cách không hợp lý và như vậy làm giảm lợi nhuận công ty. Nguyên nhân. * Nguyên nhân khách quan: Để phát triển một ngành công nghiệp đòi hỏi yêu cầu lớn về vốn trong khi đó điều kiện kinh tế, trình độ công nghệ lạc hậu, chúng ta ở điểm xuất phát rất thấp, vốn kinh doanh nhỏ so với nhu cầu, chậm được bổ sung lại thiếu những chính sách rất căn bản và cần thiết cho giai đoạn đầu nhằm tạo môi trường, điều kiện hỗ trợ và bảo hộ thị trường như: - Chính sách kiểm soát và hướng dẫn quy hoạch phát triển các cơ sở đóng tàu và sửa chữa tàu. - Chính sách hỗ trợ bằng các đơn hành của Nhà nước, viện trợ phát triển thông qua các quan hệ quốc tế của chính phủ. - Chính sách thuế xuất trong sản xuất cũng như xuất khẩu tàu thuỷ và nhập khẩu vật tư thiết bị tàu thuỷ. - Chính sách trợ giá để chủ tàu đặt hàng đóng tàu trong nước. - Chính sách đầu tư tín dụng đóng tàu trả chậm… Ngoài ra Nhà nước chưa thực sự cho công ty quền kiểm soát tài sản. Để từ đó khi tài sản không còn giá trị sử dụng nữa thì nên cho thanh lý giảm lượng tài sản không cần thiết mà qua đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp khi vẫn phải trích khấu hao. * Nguyên nhân chủ quan: - Tổ chức quản lý và điều hành chậm được đổi mới, công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ, công nhân chưa được đẩy mạnh do thiếu nguồn kinh phí cần thiết. Do đó năng suất lao động, hiệu suất công tác, chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật chưa cao, tiến độ sản xuất còn chậm, hiệu quả kinh doanh thấp. - Chưa thực sự quan tâm đến vấn đề giải phóng hàng tồn kho, thu hồi nợ… Sau khi phân tích các chỉ tiêu, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của kỳ trước, công ty phải tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong kinh doanh có nhiều phương hướng giúp công ty sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao nhất về nguồn lực, tài nguyên và tiền hàng, số lao động và các tiềm năng về kỹ thuật công nghệ. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh của công ty. Chương 2 Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử sụng vốn lưu động tại công ty đóng tàu hồng hà 2.1. Mục tiêu và phương hướng. 2.1.1. Mục tiêu và phương hướng của ngành. Yêu cầu về xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ CNH- HĐH và xu thế toàn cầu hoá tác động đến phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh( QP - AN) đòi hỏi công nghiệp quốc phòng ( CNQP) nước ta cần có bước phát triển vững chắc, toàn diện với tốc độ mới, ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu tiềm lực QP – AN tham gia đắc lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đất nước. Về quan điểm phát triển như nghị quyết của đảng xác định: “ Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước và của nền kinh tế quốc dân để xây dựng nền CNQP tự chủ. Kết hợp chặt chẽ quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển CNQP là bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch công nghệ của đất nước. CNQP là nghành đặc thù, phải được chăm lo xây dựng và phát triển theo cơ cấu hợp lý trong nền công nghiệp của đất nước. Phát huy tối đa thành tựu của nền công nghiệp quốc gia để sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, đồng thời, kết hợp năng lực CNQP tham ra phát triển kinh tế xã hội, coi trọng mặt hàng vừa phục vụ QP – AN, vừa phục vụ phát triển kinh tế.” Nền công nghiệp nước ta nói chung và nền công nghiệp đóng tàu nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Công nghệ của các doanh nghiệp đang sử dụng hiện nay chủ yếu là công nghệ của các nước trong hệ thống XHCN trước đây. Sau nhiều năm sử dụng một số công nghệ đã được cải tiến nâng cấp. Tuy nhiên, theo đánh giá chung thì các loại công nghệ ấy so với công nghệ của các nước phát triển thì còn khoảng cách lớn. Số còn lại, sau nhiều năm sử dụng xuống cấp rất nhiều lại không đồng bộ. Với trình độ công nghệ như vậy nên trong những năm tới đây ngành công nghiệp tàu thuỷ của nước ta đặt các mục tiêu sau: a. Công nghiệp tàu thuỷ phát triển từ đào tạo nguồn nhân lực. Nếu khi mới thành lập ( 1996), Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam ( VINASHIN) mới có khoảng 7.000 lao động thì đến năm 2006, nhu cầu đã lên tới 27.000 lao động, riêng công nhân kỹ thuật chiếm 23.665 người. Nhưng thực tế vẫn chưa theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của ngành. Trong thời gian tới, mỗi năm TCT cần bổ sung hàng vạn lao động, trong đó chủ yếu là công nhân kỹ thuật. Theo ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc VINASHIN cho biết: khi mới thành lập, TCT chỉ có 23 doanh nghiệp thành viên hầu hết có quy mô nhỏ, tổ chức sản xuất kinh doanh chồng chéo, hoạt động mang tính phân tán, cát cứ. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, TCT đã chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt coi trọng phát triển nguồn nhân lực. Trong thời gian qua, TCT đã chú trọng mở rộng đào tạo, tự đào tạo, khuyến khích CBCNV đi học trong và ngoài nước, chuyển giao công nghệ, học tập các chuyên gia nước ngoài, tự học lẫn nhau… TCT đã mở các lớp đại học tại chức chuyên ngành, có kế hoạch định hướng phát triển các trường nghề trên cả ba miền. Trước mắt các trường nghề hiện có tập trung đào tạo các nghề kỹ thuật trọng yếu, kết hợp đào tạo ngắn hạn và dài hạn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chuyên ngành và đào tạo có địa chỉ, từng bước đầu tư hiện đại hoá trang thiết bị, đưa số công nhân kỹ thuật ra trường hàng năm lên tới 1.500 – 2.000 người. TCT còn tiếp nhận số công nhân học nghề từ ngoài ngành, nước ngoài về, từ ngoài xã hội vào và chủ động tuyển dụng số thanh niên có văn hoá, có sức khoẻ về đào tạo, kèm cặp tại chỗ. Hàng năm TCT gửi khoảng 200 tu nghiệp sinh ngành đóng tàu sang Nhật Bản thực tập. TCT cũng hợp tác với viện thiết kế tàu thuỷ CTO ( Ba Lan) trong việc hiện đại hoá tàu thuỷ và sử dụng các chuyên gia của các nước có nền công nghiệp tàu thuỷ phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ba Lan… tham gia vào nhiều công trình trọng điểm để qua đó nâng cao năng lực cán bộ. Nhờ đó sản phẩm của ngành được đa dạng hoá với chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, năng lực của ngành tăng lên hàng chục lần so với 10 năm trước. Trong năm 2006 TCT cần 11.000 – 12.000 công nhân kỹ thuật. Dự kiến giai đoạn 2007 – 2010 là 65.000 lao động. Chất lượng lao động cũng còn nhiều cấp bậc, chuyên môn trong từng ngành nghề chưa đồng đều. Hiện tại, gần 35% công nhân kỹ thuật của 84 đơn vị thành viên TCT ở độ tuổi 25 – 35, tuổi từ 36 – 45 chiếm 30%, 17,5% có tuổi từ 46 – 54, số người tuổi đời dưới 25 chỉ chiếm trên 15%. Đội ngũ thợ bậc 5 đến bậc 7 chỉ vào khoảng 4.000 người, thợ bậc bốn trở xuống chiếm hơn 70% tổng số công nhân kỹ thuật. Trong tương lai, TCT sẽ phải tập trung đào tạo cán bộ công nhân có trình độ tay nghề vững, có khả năng áp dụng KHCN vào sản xuất. Cần khôi phục các trường dạy nghề, kết hợp hài hoà các hình thức đào tạo, xây dựng quy chế kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng quản lý cán bộ sau đào tạo. Mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD / năm Sự kiện đặt đóng mới 2 tàu hàng 53.000 tấn lớn nhất từ trước đến nay trong loạt tàu 17 chiếc VINASHIN đã ký hợp đồng xuất khẩu cho chủ hàng Vương quốc Anh ngày 16/2/2005 đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của ngành đóng tàu trong nước. Trong chiến lược phát triển công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã được chính phủ phê duyệt, đã định hướng rất rõ ràng là chiến lược hướng ra xuất khẩu và xây dựng chương trình quốc tế hoá ngành đóng tàu Việt Nam. Mục tiêu của TCT từ nay đến 2010, bên cạnh đáp ứng nhu cầu đóng tàu cho thị trường nội địa, mục tiêu là phải đạt giá trị sản phẩm xuất khẩu khoảng 1 tỷ USD. Sau năm 2010, hàng năm, công ty phải đạt giá trị xuất khẩu 1 tỷ USD/ năm, tham gia vào đội ngũ những nhà xuất khẩu, ngành xuất khẩu có giá trị trên 1 tỷ USD. Mục tiêu đi tắt đón đầu Nền công nghiệp tàu thuỷ nước ta còn non trẻ nên có lợi thế được tiếp thu công nghệ đóng tàu hiện đại của các quốc gia phát triển. Được chính phủ giao nhiệm vụ phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ tương ứng với tiềm năng, TCT đã khảo sát kinh nghiệm của những nước đi trước và cho rằng chúng ta hoàn toàn có khả năng đi tắt đón đầu được cơ hội phát triển và làm chủ công nghệ trong lĩnh vực đóng tàu. Để đi tắt đón đầu có hai vấn đề. Trước tiên, chúng ta ưu tiên phát triển “ phần cứng” – cơ sở hạ tầng của ngành đóng tàu, song song với ưu tiên “ phần mềm”, tức là nguồn nhân lực, có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ cán bộ công nhân viên kỹ thuật và đội ngũ quản lý. Bởi khâu yếu nhất của chúng ta hiện nay là khâu quản lý. d. Liên kết với một số công ty để phát triển. TCT không tự làm tất cả mọi thứ mà chủ trương đặt hàng các TCT cơ khí trong nước như TCT cơ khí thuộc bộ công nghiệp ( chế tạo các chi tiét bánh răng, máy bơm), TCT công nghiệp quốc phòng ( sản xuất các thiết bị đúc, sản phẩm cao su, van…). TCT cố gắng đưa các sản phẩm này vào con tàu trên cơ sở đưa ra tiêu chuẩn ngành để đặt hàng các nhà sản xuất, khiến họ trở thành các nhà thầu phụ cho mình. Đồng thời để đáp ứng nhu cầu, TCT làm việc với chính các nhà cung cấp nước ngoài hiện đang bán sản phẩm cho Việt Nam mời họ vào đầu tư sản xuất tại Việt Nam. TCT sẽ đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, mời các đối tác nước ngoài tham gia. Như thời gian vừa qua TCT đã ký liên doanh với công ty Abbot Industry ( Đan Mạch) sản xuất nồi hơi thuỷ, nồi hơi công nghiệp, ký với một số nhà sản xuất nội thất tàu thuỷ Hàn Quốc sản xuất các loại van, điện, điện từ, những thiết bị Hi- tech như boong, cầu cẩu cho tàu thuỷ theo hình thức hai bên thoả thuận hoặc 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh. Nếu liên doanh thì TCT thoả thuận với đối tác dùng thương quyền của TCT, tức là thị trường thực ra là của TCT, bây giờ TCT chia sẽ thị trường cho đối tác, đối tác sẽ là người được ưu tiên để sản xuất thiết bị TCT đang cung cấp, vì vậy có khá nhiều các DN nước ngoài đang chấp nhận điều kiện này. Chẳng hạn như dự án liên doanh với Abbot Industry sản xuất nồi hơi, giá trị thương quyền của TCT tương đương với 20% trị giá vốn pháp định của công ty, còn lại TCT chỉ tham gia một chút vốn trong vốn điều lệ. Tất nhiên, tất cả những sản phẩm khi đã đưa vào con tàu đều phải có chứng nhận của cơ quan đăng kiểm quốc tế mới được phép lắp đặt trên tàu, vì vậy những sản phẩm sản xuất tại VN cũng phải đạt tiêu chuẩn quốc tế. e. Mở rộng quy mô sản xuất. Trong khoảng 5 năm gần đây, TCT tàu thuỷ Việt Nam đã tập trung xây dựng một số cụm công nghiệp phụ trợ và thực hiện thành công một số dự án sản xuất thiết bị vật liệu cho ngành đóng tàu như sản xuất dây que hàn tại công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu, sản xuất thiết bị nội thất tại công ty cỏ phần Shinex Hải Phòng… Hiện tỷ lệ nội địa hoa sản phẩm của TCT đạt xấp xỉ 35 – 45% và dự kiến đến năm 2010 tỷ lệ này sẽ đạt 60%. Bên cạnh đó, TCT đang triển khai một loạt các dự án như nâng cấp, mở rộng các nhà máy đóng tàu Hạ Long, Bạch Đằng, Bến Kiền, Nam Triệu, Sài Gòn, xây dựng nhà máy đóng tàu hiện đại tại Dung Quất ( Quảng Ngãi) để có thể đảm nhận nhiệm vụ đóng các con tàu có trọng tải khoảng 100.000 tấn Để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về công nghệ, đặc biệt trong khâu thiêt kế với các hãng đóng tàu trên thế giới, TCT sẽ hợp tác với các nước có công nghệ và kinh nghiệm thiết kế tiên tiến như Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, đồng thời tổ chức thuê chuyên gia nước ngoài đào tạo, chuyển giao công nghệ cho kỹ sư, công nhân Việt Nam. 2.1.2. Mục tiêu và phương hướng của công ty. a . Đào tạo nguồn nhân lực cho công ty. Cùng với những đổi mới của ngành, của nền kinh tế đất nước, công ty đã liên tục đào tạo, bồi dưỡng thêm kiến thức cho cán bộ công nhân viên nhằm đẩy mạnh khả năng sản xuất kinh doanh của công ty. Hàng năm công ty đều cử người đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề kỹ thuật, kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ. Mục tiêu của công ty trong những năm tới là có một đội ngũ nhân lực mạnh về tay nghề vững về kiến thức và rồi rào về kinh nghiệm cũng như tinh thần lao động. Đổi mới trang thiết bị máy móc, dây truyền công nghệ Trong những năm qua công ty không ngừng đổi mới dây truyền công nghệ và trang thiết bị máy móc, tuy nhiên để phù hợp với tốc độ sản xuất kinh doanh như hiện nay thì công ty còn phải trang bị thêm nhiều máy móc mới hiện đại hơn. Do đó mục tiêu của công ty trong những năm tới là từng bước thay đổi máy móc kũ kỹ lạc hậu thành những máy móc hiện đại hơn, phù hợp với công nghệ sản xuất tiên tiến. c . Nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên Song song với việc thay đổi dây truyền công nghệ cho công ty hoạt động có hiệu quả hơn thì ban lãnh đạo của công ty cũng luôn nghĩ tới đời sống của người lao động. Bởi vì cuộc sống của người lao động có ổn định thì họ mới chuyên tâm vào lao động được và như vậy thì năng suất lao động sẽ ngày càng nâng cao. Cán bộ công ty đã đề ra nhiều biện pháp để nhằm đáp ứng đầy đủ chỗ ăn ở cho công nhân viên, khuyến khích họ học tập để nâng cao kiến thức cũng như tinh thần sáng tạo trong lao động và cuộc sống. d. Ngày càng mở rộng thị trường của công ty ra ngoài quân đội Trong những năm trước hầu hết sản phẩm của công ty làm ra là để phục vụ quốc phòng an ninh vì vậy thị trường của công ty bị thu hẹp. Trong thời kỳ đổi mới nền quốc phòng an ninh tương đối ổn định và các doanh nghiệp có được cơ chế tự do làm ăn kinh doanh. Công ty cũng phải có một số thay đổi trong cách làm ăn của mình đó là mở rộng thị trường của mình ra bên ngoài nhằm nâng cao doanh thu của công ty lên. Và sau một thời gian cố gắng hiện nay công ty đã có một số bạn hàng quen thuộc ngoài quân đội. Trong thời gian tới công ty vẫn tiếp tục cố gắng mở rộng thị trường của mình hơn nữa Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố hàng đầu. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm mới để giao hàng đúng thời hạn với khách hàng để ngày càng có uy tín với khách hàng. Đồng thời cũng có bảo hành sản phẩm cho khách hàng để khách hàng yên tâm về sản phẩm của công ty. 2.2. Giải pháp của công ty trong thời gian tới. Trong những năm qua, công ty đã đạt được một số thành tích nhất định trong quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, phát huy được tính năng động sáng tạo của công ty trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được công ty còn một số hạn chế cần khắc phục . Với nhận thức đó qua thực tế thực tập tại công ty với suy nghĩ riêng, em xin đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty. 2.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty. - Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động tối thiểu cần thiết cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó tránh tình trạng huy động quá nhiều không cần thiết dẫn đến lãng phí và đẩy chi phí sản xuất lên cao. - Dùng lượng vốn lưu động tối ưu vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục và hiệu quả vừa giúp công tác quản lý sử dụng vốn lưu động được chủ động, hợp lý, tiết kiệm. Phương pháp có thể sử dụng để xác định nhu cầu VLĐ là phương pháp gián tiếp theo cách tính đơn giản là: VLĐ Doanh thu tăng dự kiến( kế hoạch) Cần thiết Số vòng quay VLĐ năm báo cáo 2.2.2. Khai thác nguồn vốn chủ sở hữu Chú ý khai thác nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách lấy từ lợi nhuận hàng năm của công ty để bổ sung vào vốn lưu động, nguồn vốn chủ sở hữu càng cao thì tính tự chủ trong việc sử dụng vốn càng cao. Khi tổng nguồn vốn không đổi, vốn chủ sở hữu tăng lên làm giảm nguồn vốn vay, khi đó sẽ giảm số tiền lãi trả do phải vay vốn. Đây là điều kiện dể tăng lợi nhuận. Trong kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng nhiều nguồn khác nhau như nguồn vốn từ Ngân sách, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn tín dụng. Việc lựa chọn sử dụng nguồn vốn là rất quan trọng và phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế, nếu đầu tư cho chiều sâu hoặc chiều rộng thì trước hết cần huy động vốn và bổ sung phần lợi nhuận để lại bổ sung vào quỹ phát triển sản xuất, nếu còn thiếu mới vay các nguồn vốn khác: vay vốn của ngân hàng, nội bộ công ty… 2.2.3. Đẩy nhanh công tác tiêu thụ, và công tác thanh toán. Công ty có một lượng hàng tồn kho khá lớn, chiếm một tỉ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn lưu động. Năm 2002 chiếm 56,15%, năm 2003 chiếm tới 66,7%, và đến năm 2005 là 59,13% trong tổng số vốn lưu động của công ty. Bởi vậy trong những năm gần đây cần đẩy mạnh công tác marketing, giới thiệu sản phẩm để mở rộng thị trường. Đối với những thị trường đã có cần có biện pháp phù hợp để nâng cao thị phần. Khi hàng hóa đã xong thì cần phải có chính sách thanh toán nhanh gọn, chính xác. Nhưng biện pháp hữu hiệu và lâu dài là công ty cần nâng cao chất lượng đóng mới và sửa chữa tàu, xà lan… Quản lý vốn bằng tiền, hàng tồn kho và các khoản phải thu. * Quản lý vốn bằng tiền: Bao gồm quản lý vốn bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Vốn bằng tiền là một yếu tố trực tiếp tác động đến khả năng thanh toán của một công ty. Tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi thường xuyên phải có một lượng tiền tương ứng mới đảm bảo cho tình hình tài chính của công ty ở trạng thái bình thường. Việc quản lý vốn bằng tiền là hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính của công ty. Vì vậy chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp sau đây: Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, chi bằng tiền. Đảm bảo khả năng thanh toán, duy trì dự trữ tiền mặt ở mức cần thiết. * Quản lý các khoản phải thu: Đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản nợ phải thu. Các khoản nợ phải thu của công ty chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng từ 11,57% năm 2002 đến 39,37% năm 2005 trong tổng số vốn lưu động, việc quản lý gặp nhiều khó khăn đặc biêtj là trong công tác thu hồi các khoản nợ quá hạn. Để quản lý chặt chẽ cần phải có một số biện pháp sau đây: - Phải mở sổ theo dõi nợ của khách hàng và nắm bắt tình hình tài chính của từng khách hàng để tìm những biện pháp phù hợp thúc đẩy thu hồi nợ. - Trong trường hợp khách hàng cố tình dây dưa không chịu thanh toán phải có biện pháp kiên quyết. Nếu công tác thu hồi các khoản nợ phải thu thực hiện tốt sẽ góp phần giải quyết gần 40% số vốn lưu độngcần thiết của công ty. Đảm bảo tính chủ động của công ty trong việc sử dụng vốn mặt khác chủ động tìm các thiết bị trong nước thay thế cho việc nhập khẩu từ nước ngoài. - áp dụng các biện pháp chiết khấu bán hàng trong thanh toán nếu khách hàng thanh toán trước thời hạn cam kết trong hợp đồng. - Công ty cần chú ý lập quỹ dự phòng tài chính để bù đắp vốn trong trường hợp không thu được nợ… - Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp Thông qua việc đẩy nhanh công tác thu hồi các khoản nợ phải thu công ty có cách cho riêng mình để giao tiếp với khách hàng. * Quản lý hàng tồn kho: Hàng tồn kho nên có cách phân loại và bảo quản tốt hơn nữa nếu không sẽ bị tổn thất. Công ty có một lượng hàng tồn kho khá lớn do đặc trưng của ngành này vì vậy cần có chế độ quản lý phù hợp hơn nữa để giảm thiểu hàng tồn kho. Đẩy nhanh tốc độ thi công, giảm bớt sản phẩm dở dang để bàn giao công trình sớm. Công trình dở dang của công ty còn khá nhiều dẫn đến tình trạng tồn đọng vốn lưu động. Công ty nên có kế hoạch sản xuất tốt hơn để khi xong một sản phẩm đúng thời hạn với khách hàng để lượng hàng tồn kho giảm bớt. Vì vậy công ty vay nợ để chi trả cho những công trình còn dở dang và tất nhiên là công ty phải chịu chi phí sử dụng vốn lớn . Do đó công ty cần : - Tập trung lực lượng để đẩy nhanh tiến độ thi công sản phẩm sắp sửa hoàn thành để bàn giao , thanh toán sớm hơn hoạc đúng hạn trên cơ sở đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Những sản phẩm lớn thời gian đóng mới trong năm cần dành lực lượng tổ chức gọn trong năm để được bàn giao thanh toán . - Cần tranh thủ lấy tạm ứng trước của khách hàng để giảm vốn vay và tìm cách thanh toán nhanh với khách hàng để thu hồi vốn trả nợ Kết luận Trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp nói chung và của công ty Hồng Hà nói riêng, vốn lưu động là một vấn đề rất quan trọng bởi vì nó quyết định tới hiệu quả của công ty. Nhìn chung các giải pháp về tài chính đặc biệt là vốn lưu động rất đa dạng , khó có thể đánh giá một cách tuyệt đối đến hiệu quả . Với đề tài “một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty đóng tàu Hồng Hà”. Trên cơ sở thực tế kết hợp với kiến thức đã học và với sự hướng dẫn của cô giáo Bùi Thị Lan Hương em mạn dạn đưa ra những những ý kiến đề xuất với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý vốn lưu động tại công ty. Do hạn chế về thời gian , về kinh nghiệm thực tế đã phân tích và đề xuất giải pháp chưa thật hoàn thiện . En xin được sự góp ý của thầy cô giáo , các cô chú anh chị trong công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn . Qua đây , một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn trực tiếp , nhiệt tình của cô giáo Bùi Thị Lan Hương và các thầy cô giáo trong khoa Tài chính cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô chú ở phòng Tài chính Kế toán của công ty giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Tài liệu tham khảo Báo cáo tài chính của công ty đóng tàu Hồng Hà các năm 2002, 2003, 2004, 2005. Sổ theo dõi nhân sự của công ty Hồng Hà Báo thời báo kinh tế việt nam các số ngày 28/03/2006, 23/03/2006, 15/01/2006. Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp - Đại học Tài Chính Kế Toán- TS Nguyễn Đăng Nam, PGS – TS Nguyễn Đình Kiệm chủ biên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0024.doc
Tài liệu liên quan