+ Nhà nước cần nhanh chóng tạo lập môi trường pháp lý ổn định, đặc biệt các quy chế pháp luật liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh doanh, tài chính kế toán, xử lý tranh chấp, tạo ra một môi trường đầu tư ổn định. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, ngân hàng có có sở pháp lý vững chắc xử lý những vấn đề liên quan đến thẩm định dự án.
+ Nhà nước cần có các biện pháp nhằm đưa công tác kiểm toán phát huy vai trò của minh hơn nữa, tạo ra sự phổ biến trong các doanh nghiệp. Vì hiện nay các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xin vay vốn thường không chính xác do đó ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Cần sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm toán độc lập trong đó bổ sung đối tượng kiểm toán bắt buộc là các công ty cổ phần. Đó cũng là những doanh nghiệp có doanh số hoạt động lớn, nhất là các công ty cổ phần chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước, hiện có số dư nợ vốn vay ngân hàng chỉ sau doanh nghiệp Nhà nước. Điều này giúp cho ngân hàng thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn được an toàn trước, trong và sau khi cho vay và tạo điều kiện để các doanh nghiệp thích ứng với quá trình hội nhập khi mà nước ta đang trong quá trình gia nhập WTO. Bên cạnh đó Nhà nước cần phải có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với doanh nghiệp báo cáo tài chính không đúng sự thật, đồng thời bắt buộc các doanh nghiệp phải công khai quyết toán của mình.
+ Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, Chính phủ phải giảm bớt tình trạng bao cấp để các doanh nghiệp này từng bước tự chủ kinh doanh. Tạo điều kiện cạnh tranh công bằng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp quốc doanh mà hiện nay chưa công bằng trong việc xét duyệt cho vay tại hầu hết các ngân hàng.
117 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay tại hội sở ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mọi nơi, mọi trường hợp có thể xảy ra biến động ảnh hưởng làm cho doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì ngân hàng sẽ phải chịu hậu quả hoặc phải mất nhiều thời gian để thu hồi vốn.
Bên cạnh đó, Luật đất đai, đặc biệt là Luật đầu tư,...vẫn còn thiếu sót, quy định về thuế đất, giao đất cho doanh nghiệp còn thiếu yếu tố thời gian đó là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đời dự án. Ngoài ra, quy hoạch về đất đai có liên quan đến các vùng kinh tế, vùng dân cư hoặc công trình giao thông… lại thường xuyên thay đổi tạo tâm lý bất ổn cho doanh nghiệp làm cho họ không yên tâm đầu tư vốn để sản xuất kinh doanh. Khi có sự thay đổi về quy hoạch đất đai hoặc thu lệ phí thuế đất thì rủi ro thuộc về ngân hàng và doanh nghiệp. Đặc biệt là hệ thống thông tin kinh tế, thị trường, giá cả nói chung và thị trường nói riêng đều ở trong quá trình phân tán kém hiệu quả, quy mô nhỏ, không đầy đủ, kịp thời và thiếu chính xác.
b, Đối với ng©n hµng th¬ng m¹i cæ phÇn qu©n ®éi:
+ Về công tác thông tin:
Thông tin là yếu tố cơ bản để tiến hành thẩm định dự án. Tuy nhiên ở ngân hàng thương mại cổ phần quân đội công tác này chưa đạt hiệu quả cao vì Cán bộ thẩm định chủ yếu dựa vào các nguồn thông tin chủ yếu do doanh nghiệp cung cấp. Nguồn thông tin do ngân hàng điều tra mới chỉ dừng lại việc xem xét doanh nghiệp và tìm trong sổ sách giao dịch hoặc chỉ kiểm tra lại tính đúng về thông tin mà doanh nghiệp cung cấp. Do đó, nguồn thông tin về thị trường tiêu thụ, thị trường đầu vào và tác động đến môi trường còn thiếu hụt chưa đi sâu. Vì thế, mặc dù nội dung thẩm định thị trường có vai trò quan trọng đến chất lượng thẩm định nhưng trên thực tế việc đánh giá đôi lúc còn mang tính chủ quan, hình thức. Nhưng cũng cần phải khẳng định rằng đây là khó khăn chung của nhiều ngân hàng bởi việc tiếp cận thông tin ở nước ta còn nhiều hạn chế, không cập nhật. Mặt khác có mảng chuyên môn mà Cán bộ thẩm định không đủ kiến thức và hiểu biết đển đánh giá do không phải ngành chuyên môn của mình.
+ Về kỹ thuật thẩm định:
Do thực hiện trên văn bản hướng dẫn của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, trong thẩm định tài chính dự án, ngân hàng vẫn chưa coi trọng đánh giá luồng lưu chuyển tiền tệ, trong khi luồng tiền ra, luồng tiền vào và luồng tiền ròng là những thông tin chính xác để đánh giá tài chính và năng lực thanh khoản. Có những doanh nghiệp, những dự án hoàn toàn có lãi, nếu xét trên phương diện tính toán chung nhưng có thể có thời điểm mất khả năng đáp ứng yêu cầu dòng tiền ra và có thể dẫn tới mất khả năng thanh toán và bị phá sản. Vì thế, việc trình các báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các dự kiến luồng tiền của dự án là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp vay vốn.
+ Trong phân tích tài chính, một nội dung có ý nghĩa là phân tích độ nhạy của dự án. Phân tích độ nhạy của dự án là phương pháp đo lường mức độ rủi ro xảy ra. Những biến động bất lợi, cái mà có thể dẫn tới thay đổi lớn của số liệu tài chính, có thể biến đổi đánh giá tính khả thi của dự án, có thể đẩy kế hoạch trả nợ vào sự phá sản, cần được quản lý và đưa vào đánh giá. Tuy nhiên, ngân hàng thương mại cổ phần quân đội đang còn nhiều hạn chế về phương diện này.
+ Trong đánh giá các chỉ tiêu tài chính nhiều khi chỉ mang tính hình thức, chủ quan, còn thiếu nhiều cơ sở để so sánh. Với những Cán bộ thẩm định có kinh nghiệm thì có thể đưa ra so sánh, đối chiếu với những dự án khác để đánh giá, độ tin cậy có thể chấp nhận được. Nhưng đối với những cán bộ ít kinh nghiệm thì đây là vấn đề khó khăn.
+ Ngoài ra còn những hạn chế trong việc thẩm định kỹ thuật dự án cũng như đánh giá tài sản thế chấp. Nhiều dự án lớn có liên quan đến nhiều lĩnh vực như kỹ thuật máy móc, xây dựng,... thì Cán bộ thẩm định phải kết hợp những hiểu biết của mình cộng với kết quả của các nhà chuyên môn. Như vậy chi phí cho quá trình thẩm định tăng lên và phụ thuộc vào các nhà chuyên môn.
3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tại hội sở ngân hàng quân đội(TMCPQĐ):
Công tác thẩm định tại ng©n hàng TMCPQĐ đang còn nhiều bất cập. Những bất cập này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân khách quan .
a) Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
+ Về cán bộ: Bên cạnh những đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm nghiệp vụ thì ngân hàng đang có nhiều Cán bộ Tín dụng trẻ mặc dù có trình độ và kiến thức nhưng kinh nghiệm chưa nhiều. Do đó trong quá trình thẩm định dự án đang còn gặp nhiều khó khăn.
+ Ngân hàng chưa có các chỉ tiêu định mức hoặc tiêu chuẩn so sánh để đánh giá được thế nào là một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh hay yếu kém, có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, một dự án khả thi. Hiện nay, mới dựa trên kinh nghiệm, trên bảng xếp hạng tín dụng, mà những chỉ tiêu xếp hạng này có thể không được cập nhật.
+ Khó khăn của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội nói riêng cũng như các ngân hàng khác đó là trình độ về các lĩnh vực như máy móc, kỹ thuật… có thể chưa thể hiểu biết hết hay không phải là lĩnh vực chuyên ngành của mình.
+ Thời gian thẩm định quá ngắn. Đây có lẽ là một sức ép rất lớn đối với các cán bộ thẩm định.
+ Các phương pháp thẩm định dự án mà ngân hàng thường áp dụng là NPV, IRR, PP. Hầu hết các dự án có tiến hành đánh giá độ nhạy một chiều (theo từng biến đầu vào) nhưng rất ít dự án được đánh giá độ nhạy nhiều chiều (theo sự biến động của nhiều yếu tố đầu vào cùng một lúc) hay phân tích tình huống nhằm đánh giá toàn diện những rủi ro mà dự án có thể gặp phải. Nhiều dự án phức tạp, hiệu quả tài chính chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố có khả năng biến động lớn nhưng chỉ đánh giá độ nhạy với mức biến động thấp hơn nhiều so với khả năng có thể xảy ra.
Do vậy, trong quá trình thẩm định dự án cán bộ thẩm định cần phải bám sát nội dung, quy trình thẩm định của ngân hàng ban hành, trên cơ sở đó cần có sáng tạo cho phù hợp với điều kiện thực tế hoặc khắc phục những hạn chế đó.
b) Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp:
có những nguyên nhân cả khách quan và cả chủ quan.Nguyên nhân khách quan xuất phát từ những tác động bên ngoài như thiên tai ,hoả hoạn,do sự ổn định của nền kinh tế chưa chắc chắn,chính sách quản lý kinh tế thay đổi đột ngột,do hành lang pháp lý chưa phù hợp,do sự biến động của thị trường trong và ngoài nước,do quan hệ cung cầu thay đổi.
Nguyên nhân chủ quan là vốn tự có tham gia sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn rất ít so với nhu cầu.Năng lực điều hành còn hạn chế,thiếu thông tin thị trường và các đối tác,trong đó cũng phải kể đến việc thiếu thiện chí trả nợ vay ngân hàng ngay từ khi xin vay vốn.
- Có rất nhiều doanh nghiệp không muốn công khai tình hình tài chính của mình vì nhiều lý do, vì thế gây ra nhiều khó khăn cho cán bộ thẩm định trong việc tiếp cận để khai thác thông tin.
Tài liệu quan trọng để cán bộ thẩm định đánh gía doanh nghiệp là các báo cáo tài chính do doanh nghiệp lập. Song không tất cả các chúng đều được kiểm tra, kiểm toán đầy đủ, nên tính chân thực của số liệu, đặc biệt là các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh không đủ độ tin cậy. Không phải tất cả các cán bộ thẩm định đều phát hiện ra điều này, do đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Mặt khác, theo quy định của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp chưa bị bắt buộc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Vì thế trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường không có báo cáo này. Mà trong phân tích tài chính hiện đại, báo cáo lưu chuyển tiền tệ lại có ý nghĩa rất quan trọng. Thiếu nó rõ ràng kỹ thuật thẩm định của ngân hàng chưa được hoàn thiện, chất lượng thẩm định sẽ không cao.
Các doanh nghiệp vay vốn thường muốn có thời gian thẩm định càng nhanh càng tốt. Trong khi đó, ngân hàng lại muốn xem xét đánh giá thật kỹ càng, bảo đảm an toàn đầy đủ và điều này đòi hỏi nhiều thời gian cùng sự hợp tác của doanh nghiệp xin vay vốn. Sự mâu thuẫn này thường buộc ngân hàng phải thỏa mãn các yêu cầu của người vay để giữ khách hàng, cũng có nghĩa rằng chấp nhận rủi ro hơn.
c) Những nguyên nhân khác:
Môi trường hoạt động của dự án là môi trường tương lai trong đó các yếu tố môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, luật pháp… thường xuyên thay đổi. Những yếu tố mang tính vĩ mô hoặc các yếu tố tự nhiên là rất khó dự đoán. Rủi ro thường xảy ra ngoài dự kiến, dự án có thể giảm hiệu quả và mất tính khả thi. Cán bộ thẩm định dù giỏi đến mấy cũng không thể kiểm soát và nó ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Trách nhiệm của cán bộ thẩm định là làm sao giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất có thể và phòng chống rủi ro cho ngân hàng.
Quan hệ giữa các ngân hàng Việt Nam chưa chặt chẽ, chưa có sự phối hợp hỗ trợ hoạt động thẩm định dự án và chia sẻ thông tin tín dụng. Vai trò chỉ đạo hướng dẫn, quản lý hỗ trợ của NHNN chưa tốt, các văn bản pháp lý về tín dụng còn chưa hoàn chỉnh, hay có sự thay đổi gây khó khăn cho các ngân hàng.
Hiện nay chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra thực hiện đánh giá xếp loại doanh nghiệp. Ở một số nước, có tổ chức được phép làm công việc này và bán kết quả đánh giá. Như thế cho phép ngân hàng có được thông tin chính xác và độ tin cậy cao. Ở nước ta, các ngân hàng phải tự xếp loại doanh nghiệp theo những tiêu chí xếp hạng do Bộ tài chính quy định. Các chỉ tiêu này đang còn chung chung và chưa tính đến tình hình biến động của từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Do đó, thông tin tài chính ngân hàng thu thập được không có độ chính xác cao.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
3.1. Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại hội sở ngân hàng thương mại cổ phần quân đội.
Lợi nhuận và rủi ro là hai mặt của một vấn đề: muốn có lợi nhuận phải chấp nhận rủi ro,nếu không chấp nhận rủi ro sẽ không bao giờ có lợi nhuận,sự đối mặt và chịu tác động của rủi ro có thể ảnh hưởng xấu tới ngân hàng,thẩm chí có thể bị phá sản và bị thải loại ra khỏi thị trường.
Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ loại hàng hoá đặc biệt nhạy cảm.Do đó,hoạt động thÈm ®Þnh đóng vai trò rÊt quan trọng .Đây là hoạt động đem lại tỷ trọng lợi nhuận lớn nhất trong tổng thu nhập của NHTM. Nhận thức được điều này, trên cơ sở chiến lược chung của toàn ngành ngân hàng và hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, hội sở ngân hàng quân đội đã xây dựng một định hướng riêng trong hoạt động cho vay của mình.
Thứ nhất là mở rộng và nâng cao chất lượng các khoản vay.
Đa dạng hóa các loại hình cho vay (cho vay theo các dự án, cho vay tiêu dùng, cho vay theo hạn mức,…), đa dạng hóa thị trường và các đối tượng khách hàng khác nhau, không những chú trọng tới những các khách hàng truyền thống mà còn đưa ra chiến lược nhằm thu hút khách hàng mới có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng tỷ trọng cho vay tới nhiều ngành nghề, lĩnh vực nhưng vẫn chú ý phát triển thế mạnh của ngân hàng quân đội là tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng thương mại trong xây dựng,thi công, xây lắp, trong khảo sát, thiết kế, cung ứng, sản xuất các thiết bị xây dựng.
Thứ hai là chủ động tìm kiếm, đầu tư vào các dự án có hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh. Ngân hàng quân đội luôn coi trọng chất lượng các khoản vay, lấy hiệu quả và an toàn là tiêu chí hàng đầu để xem xét cho vay. Tuy nhiên, nếu có những dự án mà hiệu quả kinh tế đối với chủ đầu tư không cao nhưng dự án lại có khả năng trả nợ và đem lại lợi ích lâu dài cho bản thân doanh nghiệp cũng như cho xã hội, có tác động tích cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì ngân hàng vẫn chấp nhận cho vay.
Thứ ba là tăng cường nghiên cứu, phân tích khoa học và chính xác các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xin vay vốn. Mỗi cán bộ tín dụng thường xuyên xuống cơ sở để tìm hiểu tình hình thực tế của doanh nghiệp, trao đổi trực tiếp với cán bộ công nhân viên để biết mức độ và hiệu quả làm việc nói chung. Khi đã thực hiện tài trợ cho dự án, cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi, góp ý, hỗ trợ nếu doanh nghiệp có khó khăn hoặc vi phạm hợp đồng tín dụng đã ký kết.
Thứ tư là thực hiện ngiêm túc luật các tổ chức tín dụng và quy trình tín dụng của ngành và hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, nâng cao vai trò của công tác thẩm định trong quá trình xét duyệt cho vay.
Thứ năm là bám sát định hướng của Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế, nắm bắt nhanh chóng các văn bản, bộ luật mới cũng như những thay đổi liên quan đến lĩnh vực đầu tư.
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần quân đội:
ThÈm ®Þnh dù ¸n ®Çu t lµ việc tæ chøc xem xÐt ®¸nh gi¸ mét c¸ch kh¸ch quan,khoa häc vµ toµn diÖn c¸c néi dung c¬ b¶n cã ¶nh hëng trùc tiÕp ®Õn kh¶ n¨ng thùc hiÖn vµ hiÖu qu¶ cña dù ¸n ®Ó tõ ®ã ®a ra quyÕt ®Þnh ®Çu t,cho phÐp ®Çu t hoÆc tµi trî vèn cho dù ¸n.
§©y lµ qu¸ tr×nh kiÓm tra ®¸nh gi¸ c¸c néi dung c¬ b¶n cña dù ¸n mét c¸ch ®éc lËp,t¸ch biÖt víi qu¸ tr×nh so¹n th¶o dù ¸n.ThÈm ®Þnh dù ¸n tao c¬ së v÷ng ch¾c cho ho¹t ®éng ®Çu t cã hiÖu qu¶.Môc ®Ých cña thÈm ®Þnh dù ¸n ®Çu t lµ nh»m lùa chän ®îc dù ¸n cã tÝnh kh¶ thi cao.Bëi vËy,môc ®Ých cô thÓ ®îc ®sÆt ra cho c«ng t¸c thÈm ®Þnh dù ¸n ®Çu t lµ:
_ §¸nh gÝa tÝnh hîp lý cña dù ¸n: tÝnh hîp lý ®îc thÓ hiÖn ë tõng néi dung vµ c¸ch thøc tÝnh to¸n cña dù ¸n.
_ §¸nh gi¸ tÝnh hiÑu qu¶ cña dù ¸n:hiÖu qu¶ cña dù ¸n ®îc xem xÐt trªn hai khÝa c¹nh:hiÖu qu¶ tµi chÝnh vµ hiÖu qu¶ kinh tÕ x· héi cña dù ¸n.
_ §¸nh gi¸ kh¶ n¨ng thùc hiÖn cña dù ¸n: ®©y lµ môc ®Ých hÕt søc quan träng trong thÈm ®Þnh dù ¸n.Mét dù ¸n hîp lý vµ hiÖu qu¶ cÇn ph¶i cã kh¶ n¨ng thùc hiÖn.
ThÈm ®Þnh lµ kh©u quan träng nhÊt trong qu¸ tr×nh cho vay do ®ã cÇn ph¶i cã gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng thÈm ®Þnh,sau ®©y lµ mét sè gi¶i ph¸p:
3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng:
Yếu tố con người đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng của công tác này, ngân hàng cần thực hiện việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thẩm định trên hai khía cạnh cơ bản sau:
* Ngân hàng cần nâng cao nhận thức về vai trò của công tác thẩm định trong hoạt động cho vay của mình. Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Muốn phát huy vai trò của công tác thẩm định trong hoạt động cho vay của ngân hàng, trước hết, ngân hàng cần quán triệt trong nhận thức của các cán bộ ngân hàng, từ Ban lãnh đạo đến nhân viên ở các bộ phận về vai trò của thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Làm tốt điều này tức là ngân hàng đã xây dựng được nền tảng vững chắc trong toàn ngân hàng cho hoạt động thẩm định. Bên cạnh đó, ngân hàng cần xây dựng một quy trình thẩm định với những phương pháp và nội dung thẩm định đã được chuẩn hóa để thực hiện thống nhất giữa các bộ phận có liên quan trong công tác thẩm định, đồng thời, các bộ phận khác thuộc ngân hàng cũng cần có những thông tin về quy trình này để phối hợp hoạt động trong toàn hệ thống được chặt chẽ và đạt kết quả tốt nhất. Đây sẽ là cơ sở để công tác thẩm định dự án đầu tư được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả, tạo ra sự gắn kết hữu cơ trong toàn ngân hàng. Đồng thời tạo dựng niềm tin với các khách hàng, tiến tới mở rộng công tác thẩm định sang lĩnh vực tư vấn cho chủ đầu tư nhằm xây dựng và thực hiện những dự án có tính khả thi cao.
* Trong thời gian tới, để đảm bảo đáp ứng yêu cầu mở rộng hoạt động cho vay theo dự án thì số lượng cán bộ phục vụ công tác thẩm định cần được bổ sung thường xuyên, như vậy sức ép công việc với họ sẽ rất nhiều. Khi số lượng cán bộ được đảm bảo thì gánh nặng dư nợ trong việc quản lý rủi ro của mỗi cán bộ thẩm định sẽ được giảm bớt, tạo ra được trạng thái làm việc thoải mái nên sẽ nâng cao hiệu suất làm việc. Hơn nữa, cần chú trọng nâng cao trình độ cán bộ thẩm định vì điều đó sẽ quyết định chất lượng công tác thẩm định. Các cán bộ thẩm định không chỉ đơn thuần hiểu biết về lĩnh vực ngân hàng, mà còn phải có kiến thức sâu rộng về kinh tế thị trường có nghĩa là phải có các kỹ năng phân tích diễn biến kinh tế vĩ mô, đồng thời phải thẩm định chính xác và hiệu quả các dự án đầu tư của khách hàng.
Để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thẩm định trên cả hai khía cạnh trên, trong thời gian tới, ngân hàng thương mại cổ phần quân đội cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Hoàn thiện đội ngũ cán bộ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm. Đây là lực lượng nòng cốt trong công tác thẩm định và là nền tảng vững chắc tạo nên chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Những cán bộ này sẽ đảm nhận trọng trách kèm cặp và hỗ trợ đội ngũ nhân viên trẻ trong chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác thẩm định.
- Ngân hàng cần bố trí nhân sự trong toàn hệ thống một cách hợp lý và phù hợp với năng lực của từng người. Để đảm bảo chất lượng thẩm định dự án đầu tư, ngân hàng cần xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn cần phải có đối với các cán bộ thẩm định. Những cán bộ đảm bảo được những tiêu chuẩn này sẽ được lựa chọn vào những vị trí thích hợp trong công tác thẩm định.Mặt khác, dựa trên hệ thống tiêu chuẩn này, ngân hàng sẽ dễ dàng tuyển chọn các cán bộ bổ sung.
- Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nhằm nâng cao chuyên môn cho các cán bộ thẩm định. Đây là công việc hết sức cần thiết để các cán bộ thẩm định được liên tục trau dồi kiến thức chuyên môn và tiếp cận với những phương pháp thẩm định mới, hiệu quả. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nên mời các chuyên gia từ những trung tâm đào tạo lớn ở trong nước cũng như nước ngoài và tổ chức các buổi nói chuyện, hội thảo nhằm trang bị hệ thống kiến thức tổng hợp về lý luận và thực tiễn cho các cán bộ ngân hàng, hoàn thiện khả năng phân tích tổng hợp và phán đoán tình huống của các cán bộ thẩm định trước những thay đổi có tác động đến dự án. Đây là cơ sở để họ đưa ra những kết luận thẩm định chính xác, là tiền đề cho các quyết định cho vay hiệu quả.
- Con người là yếu tố quyết định sự thành bại của bất kỳ một doanh nghiệp nào, ngân hàng cũng vậy. Vì vậy, cần coi trọng việc tuyển chọn, thu nhận người vào làm việc trong ngân hàng, ngoài trình độ, năng lực chuyên môn thì tiêu chuẩn đạo đức, tính liêm khiết, cần cù, chịu khó phải hết sức được coi trọng. Ngân hàng nên thường xuyên trau dồi về tư tưởng đạo đức cho các cán bộ thẩm định nhằm nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp. Biện pháp này đóng vai trò quan trọng trong việc thanh lọc các cán bộ ngân hàng, tạo nên một đội ngũ cán bộ vừa có đức, vừa có tài.
- Ngân hàng là một nơi làm việc mà rủi ro đạo đức là rất dễ xảy ra. Để phòng ngừa những vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thiếu trách nhiệm thì nguồn thu nhập cho cán bộ ngân hàng là một điều mà lãnh đạo ngân hàng nên quan tâm đúng mức. Bên cạnh các chính sách động viên, khuyến khích thì ngân hàng cũng phải có các chế tài xử lý vi phạm nghiêm khắc đối với đội ngũ cán bộ thẩm định.
3.2.2. Hoàn thiện phương pháp thẩm định.
Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội đã có một quy trình thẩm định rất chi tiết và khoa học được ban hành trên toàn hệ thống quy định trình tự và nội dung cần thực hiện khi thẩm định dự án đầu tư. Cán bộ thẩm định cần nghiêm túc thực hiện theo đúng quy trình đó và có thể có những bổ sung cần thiết tùy theo từng dự án và khách hàng cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, cán bộ thẩm định cũng cần phải lưu ý đến những vấn đề sau:
* Phân tích dự án ở trạng thái động.
Dự án luôn luôn thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Dự án được hình thành và thực hiện trong môi trường kinh tế đầy biến động, chịu tác động của nhiều nhân tố, cả chủ quan và khách quan, không những cả trong nước, trong khu vực mà còn cả thế giới. Vì thế, khi phân tích dự án, cán bộ thẩm định phải quan tâm đến việc dự đoán, dự báo các tình huống. Nếu các con số phục vụ cho việc tính toán không chính xác hay không bao hàm cả những rủi ro do có biến động xảy ra thì một dự án khả thi có thể trở thành một dự án tồi, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng thẩm định của ngân hàng, đến chủ đầu tư và nền kinh tế.
Do vậy, để việc thẩm định dự án đầu tư có tính thuyết phục và độ chính xác cao thì nhất thiết mọi sự tính toán đều phải được đặt trong một môi trường động, trong đó, mọi con số đều phản ánh đúng giá trị thực thông qua việc đưa giá trị thời gian của tiền, lãi suất, lạm phát, tỷ giá, ...vào tính toán.
Muốn vậy, cán bộ thẩm định cần nâng cao khả năng dự đoán, dự báo, thu thập và phân tích thông tin, tăng cường sử dụng các công cụ hiện có vào phân tích như các phần mềm kinh tế lượng, các phương pháp thống kê dự báo, toán xác suất, mô hình toán,…và những phân tích rủi ro như phân tích tình huống, phân tích nhạy cảm.
* Việc xây dựng bảng tính dòng tiền của dự án cần được dựa trên các căn cứ khoa học chính xác để đảm bảo tính logic cần thiết cho những kết luận thẩm định đưa ra. Cụ thể như sau:
- Chi phí của dự án phải được xác định căn cứ vào hệ thống các quy định của ngành và Nhà nước. Để tuân thủ điều này, ngân hàng cần thường xuyên cập nhật những điều chỉnh về pháp lý có liên quan tới công tác thẩm định. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các dự án cùng ngành với các thông số kỹ thuật tương ứng cũng là điều cần làm khi ngân hàng tiến hành xây dựng định mức chi phí dự án. Đây là những cơ sở quan trọng giúp các cán bộ thẩm định tính toán chính xác chi phí dự án. Ngoài ra, đối với các dự án được xây dựng theo phương thức đấu thầu, ngân hàng cần tính toán chi tiết các khoản chi phí dự thầu, đồng thời phải xác định được tiết kiệm chi phí nhờ giảm giá thành thông qua phương thức chọn thầu.
- Do khấu hao là một chỉ tiêu nhạy cảm của dự án nên việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao có vai trò rất quan trọng khi tính toán dòng tiền dự án. Việc tính khấu hao phải ăn cứ vào đặc điểm hoạt động và vòng đời dự án. Phương pháp được lựa chọn phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn của chủ đầu tư, khả năng sinh lời và trả nợ của dự án.
- Vốn lưu động ròng và giá trị tài sản cố định thu hồi là nguồn thu ở năm cuối của dự án. Việc tính toán các chỉ tiêu này khi xác định dòng tiền của dự án sẽ đảm bảo khả năng bao quát dự án một cách toàn diện trong suốt thời gian kinh tế của nó. Còn luồng tiền thu hồi được sẽ được xác định trên giá trị còn lại của tài sản và giá bán nó khi thanh lý.
* Hoàn thiện việc sử dụng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án.
Đối với công tác thẩm định dự án đầu tư, một nhân tố quan trọng quyết định tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đó chính là lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu phản ánh chi phí cơ hội của vốn đầu tư hay thể hiện giá trị thời gian của tiền và biểu thị mức doanh lợi tối thiểu mà dự án cần đạt được. Vì vậy, để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, trước hết ngân hàng cần xác định một lãi suất chiết khấu hợp lý. Thông thường, lãi suất chiết khấu được xác định chính xác nhất là bằng chi phí vốn bình quân gia quyền. Tuy nhiên, trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay, việc xác định chi phí này là rất khó thực hiện, đặc biệt là việc xác định chi phí vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, với các dự án có tỷ lệ sử dụng vốn vay cao, ngân hàng sẽ chọn lãi suất cho vay dự kiến đã được điều chỉnh rủi ro làm lãi suất chiết khấu. Trên cơ sở lãi suất chiết khấu được lựa chọn, ngân hàng sẽ tiến hành việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án như NPV, IRR, PI,…Bên cạnh đó, với tư cách là người tài trợ vốn cho dự án, ngân hàng cũng cần quan tâm tới khả năng trả nợ của dự án tức là phải xem xét dòng tiền dùng để trả nợ của dự án. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư cần được thực hiện một cách chủ động và linh hoạt tùy theo từng điều kiện cụ thể và từng dự án riêng biệt. Vì vậy, các cán bộ thẩm định cần phải nhạy bén trong việc lựa chọn và kết hợp các nội dung thẩm định một cách hợp lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.
Trong thời gian tới, ngân hàng cần hoàn thiện chiến lược khách hàng cho công tác thẩm định dự án đầu tư nhằm không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Để làm được điều này, trước hết các cán bộ ngân hàng cần tích cực chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng và tiến hành phân loại khách hàng. Sau đó, trên cơ sở kết quả phân loại, ngân hàng sẽ lựa chọn các khách hàng có độ tín nhiệm cao với những dự án khả thi để tiến hành thẩm định rồi ra quyết định cho vay. Đây là điều kiện cần thiết để ngân hàng có được những khoản tài trợ an toàn và hiệu quả.
3.2.3.Hoàn thiện nội dung thẩm định.
Khi tiến hành thẩm định một dự án thì có hai nội dung chính cần hết sức quan tâm:
*Một là: thẩm định khách hàng vay vốn.
Trước khi tiến hành thẩm định, ngân hàng cần xác minh tính trung thực của các số liệu do khách hàng cung cấp. Chẳng hạn, khoản phải thu trong báo cáo tài chính của khách hàng thì có bao nhiêu phần trăm là khó đòi; trong hàng tồn kho có bao nhiêu phần trăm hàng kém phẩm chất, bị ứ đọng; Vốn cố định biểu hiện dưới dạng máy móc, nhà xưởng, thiết bị là lạc hậu hay hiện đại; Trong công nợ có bao nhiêu phần trăm nợ quá hạn, nợ khó đòi,…
Khi tính toán các chỉ tiêu tài chính, ngân hàng nên đánh giá, kết hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của lĩnh vực ngành liên quan. Bên cạnh đó, cần phân tích, đánh giá Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá chính xác năng lực quản lý ngân quỹ cũng như khả năng thanh toán hiện tại và trong tương lai của khách hàng.
Bên cạnh những biện pháp định tính được coi như “kỹ thuật” thẩm định, nên áp dụng các phương pháp định lượng, hay “nghệ thuật” thẩm định. Đây là một biện pháp hữu hiệu giúp ngân hàng đánh giá một cách khách quan nhất về khách hàng. Nghĩa là, chỉ cần qua tiếp xúc trực tiếp doanh nghiệp, cán bộ thẩm định có thể thu thập được nhiều thông tin hơn so với những gì thể hiện trên giấy tờ. Tuy nhiên, làm thế nào để không gây khó cho khách hàng mà ngân hàng vẫn có đủ thông tin để đánh giá khách hàng. Lúc đó. ngân hàng cần đánh giá năng lực lãnh đạo quản lý doanh nghiệp của Ban giám đốc điều hành vì đây là yếu tố năng động nhất. Bên cạnh đó ngân hàng cũng phải đánh giá hình ảnh, vị trí, uy tín của doanh nghiệp trên thương trường thông qua dư luận xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong quan hệ với khách hàng, với nhà cung cấp.
*Hai là phương án, dự án vay vốn.
Một dự án vay vốn đòi hỏi phải được xem xét đầy đủ các nội dung cần thiết để đảm bảo đánh giá một cách toàn diện và giúp cho việc ra quyết định đầu tư một cách chính xác. Cần nhận thức rằng, mọi nội dung của dự án đều có mối quan hệ mật thiết với nhau: Kết quả thẩm định phương diện thị trường là cơ sở để đánh giá việc lựa chọn kỹ thuật, quy mô, công suất của dự án; kết quả thẩm định phương diện kỹ thuật lại là cơ sở để tính toán các dòng thu nhập, chi phí, xác định nên hiệu quả tài chính của dự án. Trong khi hiệu quả tài chính dự án lại là cơ sở để thẩm định lợi ích kinh tế, xã hội và quyết định phương án cho vay, thu nợ của ngân hàng.
Khi thẩm định phương diện thị trường, cần thu thập các thông tin về: số lượng doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm trong cùng một khu vực thị trường (kể cả những doanh nghiệp sắp thành lập); Mức cầu sản phẩm cùng loại trong năm qua (ít nhất là 5 năm) để thấy được tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua, làm cơ sở cho việc dự báo tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới; Mức cung thực tế của các doanh nghiệp trên thị trường; Thông tin giá cả, dự báo thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra, còn phải nắm được quy hoạch, kế hoạch đầu tư, định hướng phát triển do Bộ, ngành công bố để đảm bảo dự án là các công trình được tiến hành theo đúng kiến trúc quy hoạch của Nhà nước.
Khi tiến hành thẩm định phương diện kỹ thuật, với những dự án phức tạp, vượt ra ngoài khả năng của cán bộ thẩm định, thì việc thuê chuyên gia là hết sức cần thiết, tránh tình trạng chấp nhận ngay những kết quả kỹ thuật doanh nghiệp. Đồng thời, bản thân ngân hàng cũng phải nghiên cứu, tìm hiểu về những ngành nghề, sản phẩm của dự án do mình phụ trách.
Thẩm định phương diện tài chính dự án luôn được coi là khâu quan trọng nhất, quyết định đến việc ngân hàng có đầu tư cho vay dự án hay không. Khi xem xét phương diện tài chính của dự án có một số điểm cần lưu ý sau:
- Dự toán và nguồn vốn đầu tư của dự án: kiểm tra tính hợp lý về chi phí đầu tư dựa trên cơ sở tham khảo những dự án tương tự điển hình, không nên chỉ dựa vào kế hoạch dự trù chi phí do chủ đầu tư đưa ra như hiện nay nhằm tránh tình trạng tính thừa hoặc thiếu.
- Vấn đề xác định dòng tiền của dự án: Dòng tiền ròng của dự án cần được tính toán nhất quán theo quan điểm tổng mức đầu tư bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay. Đối với dòng tiền hoạt động, nếu vòng đời của dự án được tính toán vượt quá thời gian khả dụng của máy móc, thiết bị thì sẽ phải tính thêm chi phí nâng cấp máy móc thiết bị và khi đó, thời gian khấu hao cũng phải tăng lên tương ứng.
- Đánh giá dự án trong điều kiện có lạm phát: Thẩm định dự án đầu tư chủ yếu trong dài hạn mà trong dài hạn luôn có sự thay đổi giá cả tức là ảnh hưởng của lạm phát đối với dự án. Lạm phát dự tính có ảnh hưởng nhất định tới NPV của dự án đầu tư bởi vì nó làm biến đổi cả dòng tiền kỳ vọng và tỷ lệ chiết khấu. Cho nên, khi đánh giá dự án phải luôn tuân thủ nguyên tắc: tỷ lệ lãi suất danh nghĩa chỉ áp dụng đối với những khoản thu nhập danh nghĩa và tỷ lệ lãi suất thực tế chỉ áp dụng với những khoản thu nhập thực tế.
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin.
Bước đầu tiên trong quá trình thẩm định dự án đầu tư là việc thu thập thông tin liên quan và có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình vận hành của dự án nhưng vấn đề khó khăn đặt ra cho công tác thẩm định từ phía ngân hàng là thông tin tư dự án đầu tư do khách hàng xây dựng để vay vốn thường có nhiều thiếu sót, thông tin thị trường thường mang tính chung chung, các thông tin bất lợi cho dự án thường được che dấu, lĩnh vực chuyên môn của các ngành nghề ngày càng đa dạng,…Do đó, vấn đề tìm kiếm thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định dự án thường chiếm rất nhiều thời gian, bên cạnh đó việc cập nhật thông tin không đầy đủ, kịp thời, phiến diện cũng sẽ dễ dàng dẫn đến những sai lầm trong công tác thẩm định như bác bỏ một dự án mà nó thật sự tốt hoặc chấp nhận một dự án mà nó không hiệu quả.
Quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nền kinh tế nói chung và đối với ngành ngân hàng nói riêng đã tạo nên những lỗ hổng khá lớn trong công tác thẩm định từ đó dẫn đến những sai lầm trong các quyết định đầu tư đã làm cho tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ngày càng gia tăng. Do đó, vấn đề thu thập thông tin hiện nay được đánh giá là bước quan trọng nhất có tính chất quyết định đến chất lượng của công tác thẩm định.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, với sự đa dạng của các nguồn thông tin cùng với cách thức và các phương tiện xử lý thông tin ngày càng hiện đại, việc thu thập đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định dự án đầu tư không còn là điều quá khó và chiếm nhiều thời gian trong công tác thẩm định, nhưng cái khó ở đây là ngân hàng phải biết cách chắt lọc những thông tin chính xác và trung thực.
* Đối với thông tin từ phía khách hàng xin vay:
Bên cạnh những tài liệu khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định cần thường xuyên xuống cơ sở, trao đổi trực tiếp với cán bộ công nhân viên, khảo sát đánh giá máy móc thiết bị đang vận hành, từ đó, cán bộ thẩm định có cái nhìn toàn diện và kỹ lưỡng về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng quản lý, những tài sản hiện có cũng như đời sống của người lao động.
* Đối với nguồn thông tin từ nội bộ Ngân hàng:
Ngân hàng cần xây dựng một hệ thống lưu trữ và cung cấp thông tin nội bộ hiện đại, khoa học. Tất cả các bộ phận thuộc ngân hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ phải cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và thường xuyên cho hệ thống thông tin nội bộ này. Đặc biệt, cần tiến hành phân loại thông tin thành các thông tin bắt buộc và các thông tin tham khảo. Bên cạnh đó, cần phải tăng cường trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm giữa các cán bộ thẩm định và giữa các bộ phận trong toàn ngân hàng.
* Đối với nguồn thông tin từ bên ngoài:
Đây là nguồn thông tin rất đa dạng, phong phú nhưng cũng khó chọn lọc vì tính chính xác không cao. Ngân hàng cần cân nhắc chọn lựa để tập hợp những thông tin đáng tin cậy. Nguồn thông tin này gồn có:
Thông tin từ khách hàng mà ngân hàng có quan hệ: thông qua các khách hàng của mình, nhất là những khách hàng cùng kinh doanh trên lĩnh vực mà dự án sẽ hoạt động, cán bộ thẩm định sẽ thu thập được những thông tin cần thiết như: thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, thị trường các nguyên liệu đầu vào, giá thành của sản phẩm,…
Thông tin từ đối tác của khách hàng: thông qua đối tượng này, cán bộ thẩm định sẽ biết được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại, uy tín và năng lực của doanh nghiệp.
Thông tin từ các chuyên gia kỹ thuật: các thông tin về kỹ thuật của dự án là những thông tin rất khó kiểm chứng đối với cán bộ thẩm định. Họ cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia kỹ thuật để có được thông tin chính xác nhất về tính hợp lý, khả thi cũng như độ chính xác, an toàn của các máy móc, trang thiết bị liên quan đến dự án đầu tư.
Thông tin từ các công ty kiểm toán: đây là nguồn thông tin rất đáng tin cậy vì độ chính xác là rất cao tuy nhiên, do chi phí cho một cuộc kiểm toán là khá lớn nên hiện nay, rất ít doanh nghiệp muốn kiểm toán và công tác kiểm toán trở chưa trở nên phổ biến.
* Đối với nguồn thông tin từ Ngân hàng Nhà nước:
Hiện nay, mạng thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước có thể cung cấp thông tin tương đối đầy đủ về mức độ tín nhiệm tín dụng của khách hàng. Tuy nhiên, độ tin cậy của các thông tin này phụ thuộc rất lớn vào tính chính xác của các báo cáo do các NHTM cung cấp. Vì vậy, ngoài nguồn thông tin này, ngân hàng cần chủ động khai thác thêm thông tin từ các bộ phận khác của Ngân hàng Nhà nước như Vụ chiến lược khách hàng, Vụ tín dụng, Vụ quản lý ngoại hối,…Bên cạnh đó, ngân hàng cần liên kết chặt chẽ với các chi nhánh cùng hệ thống và các NHTM khác vì lợi ích của cả hai bên và vì lợi ích chung của toàn ngành ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng có thể thu thập thông tin từ báo chí, từ mạng Internet,…
3.2.5. công tác tổ chức điều hành thẩm định dự án.
Công tác tổ chức quản lý điều hành cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Tổ chức quản lý điều hành tốt giúp cho công việc được tiến hành một cách có khoa học, trình tự công việc giữa các bộ phận liên quan không bị chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Bên cạnh đó, còn phát huy tối đa tính sáng tạo, năng lực, sở trường của mỗi cán bộ thẩm định, giảm bớt chi phí, thời gian và nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư.
Để công tác quản lý điều hành có hiệu quả, ngân hàng cần xem xét những giải pháp sau:
Kiện toàn bộ máy tổ chức phù hợp, dễ kiểm tra, kiểm soát, tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định phát huy hết khả năng của mình. Bộ máy nhân sự cần sắp xếp gọn nhẹ mà vẫn đáp ứng nhu cầu công việc.
Xây dựng kế hoạch hoạt động quý, năm.
Phân công, quy định nhiệm vụ rõ ràng cho mỗi cán bộ thẩm định căn cứ theo khả năng, kinh nghiệm của từng người.
Công tác thẩm định dựa trên sự tăng cường phối hợp giữa phòng tín dụng và các phòng ban khác để cùng nhau phối hợp hoạt động.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ để ngăn ngừa sai sót trong quá trình thẩm định.
Cán bộ thẩm định phải nắm vững chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, của ngành và của địa phương
Xác định và kiểm tra toàn diện tất cả các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong dự án, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn để có ý kiến đánh giá xác đáng.
3.2.6. Đảm bảo tính độc lập trong công tác thẩm định dự án.
Công tác thẩm định, xem xét cho vay dự án đầu tư trong thời gian qua tại các NHTM còn bị động về mặt thời gian, về nguồn tài liệu và đôi khi chịu sự chi phối của chính quyền địa phương. Cơ chế vận hành hiện nay của ta là Ủy ban nhân dân các cấp vừa thực hiện quản lý Nhà nước về hành chính, vừa thực hiện quản lý Nhà nước về kinh tế và hoạt động sản xuất – kinh doanh. Hầu hết các dự án khi đến tay ngân hàng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nhiều nơi, vì lợi ích địa phương, đã yêu cầu các NHTM phải cho vay với một mức vốn cố định, mặc dù ngân hàng chưa hề thẩm định dự án, chưa biết hiệu quả của dự án ra sao. Điều đó có ảnh hưởng đến tính độc lập của ngân hàng trong thẩm định các dự án đầu tư. Muốn phát huy tính chủ động va độc lập của NH trong quá trình thẩm định dự án đầu tư cần thực hiện một số vấn đề chủ yếu sau:
Bản thân lãnh đạo ngân hàng các cấp phải kiên định, giữ vững vai trò độc lập khi xem xét, thẩm định dự án đầu tư.
Nêu cao vai trò tham mưu của ngân hàng cho các cấp ủy, chính quyền địa phương trong quá trình xây dựng, thẩm định và lựa chọn dự án.
Phân biệt rõ chức năng quản lý Nhà nước với quản lý hành chính về kinh tế. Tránh sự can thiệp sâu của các cơ quan quản lý Nhà nước vào hoạt động chuyên môn của các đơn vị sản xuất – kinh doanh.
3.2.7. Thực hiện tốt các quy định về đảm bảo tiền vay.
Các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần quân đội nói riêng đều áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản đầu tư cho vay. Các biện pháp bảo đảm tiền vay hiện nay đang áp dụng bao gồm: cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay; Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3; Bảo lãnh bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Căn cứ vào năng lực tài chính của khách hàng, tính khả thi và hiệu quả của khoản vay, ngân hàng có thể lựa chọn áp dụng một hoặc một số biện pháp bảo đảm tiền vay nêu trên.
Ngân hàng cần chỉ đạo các phòng ban có liên quan quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của cấp trên về bảo đảm tiền vay. Các dự án cho vay mới nhất thiết phải có đủ tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Các hợp đồng thế chấp, cầm cố phải qua công chứng. đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.
Khi nhận tài sản thế chấp, cầm cố, ngoài các thủ tục về giấy tờ, cần đi kiểm tra thực tế từng tài sản để xác định chính xác quyền sở hữu tài sản của khách hàng vay vốn nhằm ngăn chặn và tránh hiện tượng lừa đảo làm giả các giấy tờ sở hữu.
Tài sản bảo đảm thế chấp phải đáp ứng đủ các điều kiện pháp lý và kinh tế theo quy định hiện hành, đảm bảo không tranh chấp. Khi thực hiện nội dung này, ngân hàng cần yêu cầu khách hàng vay, bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản về việc tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.
Nâng tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản nhằm mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro dài hạn. Thực hiện các biện pháp bảo đảm tài sản bổ sung đối với các khoản cho vay dự án chưa đủ tài sản thế chấp theo quy định.
Tài sản nhận đảm bảo phải được phép giao dịch và có tính thanh khoản cao, khi xử lý thu hồi nợ dễ dàng, nhanh chóng.
3.2.8. Phát huy vai trò tư vấn của ngân hàng đối với chủ đầu tư dự án.
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là thiếu vốn, thiết bị, công nghệ lạc hậu, thiếu kinh nghiệm quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Để tồn tại và vươn lên, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện đầu tư, đổi mới thiết bị và công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, tăng cường khả năng cạnh tranh. Do đó, vai trò tư vấn của ngân hàng đối với chủ đầu tư là hết sức cần thiết, thể hiện ở chỗ: Giúp chủ đầu tư xây dựng một dự án, lựa chọn việc sản xuất sản phẩm gì, cung cấp thông tin về thị trường sản phẩm đó, các phương án kỹ thuật, nhập các thiết bị công nghệ, tính toán nguồn tài trợ cho dự án với lãi suất như thế nào. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cũng cần giúp đỡ các chủ đầu tư tính toán hiệu quả kinh tế trên cơ sở dự kiến quá trình kinh doanh, thu lợi nhuận, đồng thời có cảnh báo đối với chủ đầu tư về những rủi ro mà dự án có thể gặp để chủ đầu tư đề ra những biện pháp hạn chế rủi ro, đảm bảo dự án hoạt động hiệu quả, trả nợ ngân hàng đầy đủ cả gốc và lãi.
3.2.9. Thường xuyên thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với công tác thẩm định dự án.
Để đảm bảo các quy trình, quy chế thẩm định được tuân thủ đúng đắn, đầy đủ, Chi nhánh cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, bao gồm 3 giai đoạn:
* Kiểm soát trước:
Giai đoạn này dựa vào sự thành thạo về quy chế mà tiến hành kiểm tra, mục đích phát hiện ra những điểm bất hợp lý của nghiệp vụ thẩm định trước khi thực hiện. Cụ thể: các điều kiện vay vốn ngân hàng theo cơ chế tín dụng hiện hành đã đầy đủ chưa; Hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn đã đầy đủ và hợp lệ chưa; Đã thu thập đủ thông tin cần thiết liên quan đến dự án chưa.
* Kiểm soát trong:
Tác dụng của giai đoạn này là giám sát quá trình thực hiện, hạn chế những thiếu sót, thực hiện không đúng trình tự nghiệp vụ, sai sót về thủ tục,…nhằm ngăn chặn kịp thời những thiệt hại sau này.
* Kiểm soát sau:
Được thực hiện khi nghiệp vụ thẩm định về cơ bản đã được hoàn thành, kiểm tra hồ sơ, chứng từ, tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ ở giai đoạn trước. Mục đích là để phát hiện ra những hiện tượng bất thường, đảm bảo tính đúng đắn trước khi ra quyết định cho vay.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư phải tiến hành đồng thời các giải pháp nêu trên. Tuy nhiên, để đạt được điều đó còn phải có sự đóng góp của các nhân tố khác không thuộc phạm vi kiểm soát của ngân hàng, đó là sự quan tâm, phối hợp của các cấp, các ngành có liên quan trong việc ban hành các chính sách cũng như những quy chế cho toàn ngành ngân hàng.
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại hội sở ngân hàng thương mại cổ phần quân đội:
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước.
+ Nhà nước cần nhanh chóng tạo lập môi trường pháp lý ổn định, đặc biệt các quy chế pháp luật liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh doanh, tài chính kế toán, xử lý tranh chấp, … tạo ra một môi trường đầu tư ổn định. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, ngân hàng có có sở pháp lý vững chắc xử lý những vấn đề liên quan đến thẩm định dự án.
+ Nhà nước cần có các biện pháp nhằm đưa công tác kiểm toán phát huy vai trò của minh hơn nữa, tạo ra sự phổ biến trong các doanh nghiệp. Vì hiện nay các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xin vay vốn thường không chính xác do đó ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Cần sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm toán độc lập trong đó bổ sung đối tượng kiểm toán bắt buộc là các công ty cổ phần. Đó cũng là những doanh nghiệp có doanh số hoạt động lớn, nhất là các công ty cổ phần chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước, hiện có số dư nợ vốn vay ngân hàng chỉ sau doanh nghiệp Nhà nước. Điều này giúp cho ngân hàng thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn được an toàn trước, trong và sau khi cho vay và tạo điều kiện để các doanh nghiệp thích ứng với quá trình hội nhập khi mà nước ta đang trong quá trình gia nhập WTO. Bên cạnh đó Nhà nước cần phải có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với doanh nghiệp báo cáo tài chính không đúng sự thật, đồng thời bắt buộc các doanh nghiệp phải công khai quyết toán của mình.
+ Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, Chính phủ phải giảm bớt tình trạng bao cấp để các doanh nghiệp này từng bước tự chủ kinh doanh. Tạo điều kiện cạnh tranh công bằng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp quốc doanh mà hiện nay chưa công bằng trong việc xét duyệt cho vay tại hầu hết các ngân hàng.
+ Nhà nước không nên can thiệp sâu vào hoạt động tín dụng của ngân hàng để các ngân hàng tự chủ trong vấn đề phát triển nghiệp vụ, nâng cao chất lượng kinh doanh. Mỗi quyết định đầu tư của ngân hàng phải được dựa trên đánh giá của họ chứ không phải chịu một sức ép nào.
+ Ban hành nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế cho phù hợp với tình hình mới, nghiên cứu phát triển hệ thống lưu thông séc, hối phiếu và hệ thống thanh toán thay thế thanh toán bằng tiền mặt giúp cho việc quản lý, sử dụng vốn vay đúng mục đích.
3.3.2.Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam.
NHNN phải nâng cao năng lực quản lý điều hành.Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức,quy định lại chức năng nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô,nhất là trong việc thiết lập,điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý,giám sát hoạt dộng của các trung gian tài chính.
NHNN phải phối hợp với bộ tài chính tham gia xây dựng và phát triển đa dạng thị trường vốn,tạo điều kiện san sẻ bớt gánh nặng cung cấp vốn hiện nay mà các ngân hàng thương mại đang phải gánh vác.
NHNN cấn nhanh chóng xin phép chính phủ để đẩy nhanh thực hiện cổ phần các ngân hàng thương mại nhà nước,tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả hơn.
NHNN cần tăng cường vai trò chỉ đạo của mình trong họat động của hệ thống các NHTM Việt Nam. Trước hêt, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thông qua việc liên kết chặt chẽ với các NHTM nhằm thu thập các thông tin cần thiết về các khách hàng. Trên cơ sở các thông tin đó, trung tâm tiến hành phân loại khách hàng, chấm điểm theo trọng số và đưa ra mức độ rủi ro cho các ngành nghề kinh doanh. Đây là căn cứ để các ngân hàng lựa chọn khách hàng và các dự án có hiệu quả nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Bên cạnh đó, NHNN cần hỗ trợ các NHTM trong việc nâng cao nghiệp vụ thẩm định, phát triển đội ngũ nhân viên, trợ giúp về thông tin và kinh nghiệm thẩm định. Hàng năm, NHNN cần tổ chức các buổi hội nghị rút kinh nghiệm trong toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các NHTM trong công tác thẩm định. Để sự hợp tác này đạt hiệu quả cao thì bản thân các ngân hàng cũng cần nỗ lực và phát huy tính chủ động trong việc hợp tác, trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong công tác thẩm định. Vì mỗi ngân hàng có những đặc điểm và thế mạnh riêng nên sự hợp tác này rất có ý nghĩa nhằm bổ sung và hỗ trợ nhau cùng phát triển, đặc biệt là trong các dự án đồng tài trợ.
3.3.3. Kiến nghị với chủ đầu tư.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định dự án đầu tư tại các ngân hàng, các chủ đầu tư cần thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán và kiểm toán. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cần chủ động tích cực cung cấp thông tin chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của mình cho ngân hàng vì đây là một cơ sở quan trọng để ngân hàng tiến hành việc phân tích tài chính doanh nghiệp và thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Mặt khác, các chủ đầu tư cần áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực lập và thực hiện các dự án. Việc lập dự án đầu tư phải dựa trên những cơ sở khoa học và phải bám sát thực tế. Để đảm bảo được điều này, các chủ đầu tư phải thường xuyên tiến hành việc nghiên cứu thị trường, phân tích và dự báo xu hướng biến động của nhu cầu, cập nhật thông tin về kỹ thuật công nghệ. Khi dự án đi vào hoạt động, các chủ đầu tư phải nỗ lực để đảm bảo cho dự án được thực hiện theo đúng tiến độ và kế hoạch đã dặt ra.
Cuối cùng, các chủ đầu tư phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc sử dụng đồng vốn của ngân hàng, phối hợp với ngân hàng trong việc kiểm soát vốn vay, sử dụng vốn đúng mục đích và tiết kiệm, tránh tình trạng lãng phí vốn.Tõ ®ã n©ng cao uy tÝn cña kh¸ch hµng ®èi víi kh¸ch hµng vµ cñng cè quan hÖ vay vèn gi÷a kh¸ch hµng vµ ng©n hµng sau nµy. Đây là cơ sở để ngân hàng có được khoản tài trợ an toàn, hiệu quả, hạn chế được rủi ro đạo đức.
KẾT LUẬN
ViÖc vay vèn lµ nhu cÇu tù nhiªn cña kh¸ch hµng vµ lµ c¬ héi ®Ó ng©n hµng cÊp tÝn dông vµ thu lîi nhuËn tõ ho¹t ®éng cña m×nh.ViÖc ng©n hµng cho vay vèn bªn c¹nh viÖc thu lîi nhuËn cho ng©n hµng th× nã còng mang l¹i nh÷ng rñi ro kh«ng ®¸ng cã,chÝnh v× vËy thÈm ®Þnh lµ mét kh©u rÊt quan träng,thÈm ®Þnh ®óng ®ång nghÜa víi viÖc ng©n ®· tr¸nh ®îc nh÷ng rñi ro cã thÓ m¾c ph¶i khi cho kh¸ch hµng vay vèn.ViÖc vay vèn vµo lý do g× do hai bªn ng©n hµng vµ kh¸ch hµng,tho¶ thu¹n vµ ghi vµo trong hîp ®ång tÝn dông.§¶m b¶o sö dông vèn vay ®óng môc ®Ých tho¶ thuËn nh»m đảm b¶o hiÖu qu¶ sö dông vèn vay vµ kh¶ n¨ng thu håi nî sau nµy.Do vËy tríc khi cho vay ng©n hµng cÇn t×m hiÒu râ môc ®Ých vay vèn cña kh¸ch hµng ®ång thêi ph¶i kiÓm tra xem kh¸ch hµng cã sö dông vèn vay cã ®óng nh môc ®Ých ®· cam kÕt hay kh«ng.§iÒu nµy rÊt quan träng v× viÖc sö dông vèn vay ®óng môc ®Ých hay kh«ng cã ¶nh hëng rÊt lín ®Õn kh¶ n¨ng thu håi nî sau nµy.VÒ phÝa kh¸ch hµng,viÖc sö dông vèn vay ®óng môc ®Ých gãp phÇn n©ng cao hiÖu qu¶ sö dông vèn vay đång thêi gióp doanh nghiÖp ®¶m b¶o kh¶ năng hoàn trả nợ cho ngân hàng.Từ đó,nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng sau này.
XuÊt ph¸t tõ vai trß vµ ®Æc ®iÓm cña ho¹t ®éng ®Çu t,c«ng t¸c chuÈn bÞ ®Çu t v× lµ mét trong nh÷ng néi dung quan träng cña c«ng t¸c qu¶n lý ®Çu t.ThÈm ®Þnh dù ¸n lµ giai ®o¹n tiÕp theo cña qu¸ tr×nh so¹n th¶o dù ¸n.KÕt qu¶ cña thÈm ®Þnh dù ¸n lµ c¬ së ®Ó ra quyÕt ®Þnh chÊp thuËn hay b¸c bá dù ¸n.ChÝnh v× vËy,yªu cÇu chung ®îc ®Æt ra ®èi víi c«ng t¸c thÈm ®Þnh dù ¸n lµ: lùa chän ®îc c¸c dù ¸n ®Çu t cã tÝnh kh¶ thi cao(cã kh¶ n¨ng thùc hiÖn,®em l¹i hiÖu qu¶ vµ hiÖu qu¶ ch¾c ch¾n),lo¹i bá ®îc c¸c dù ¸n ®Çu t kh«ng kh¶ thi,nhng kh«ng bá mÊt c¸c c¬ héi ®Çu t cã lîi .
Cung với những kết quả kinh doanh là việc tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật,tính minh bạch trong hoạt động,hài hoà lợi ích của cổ đông,người lao động,khách hàng và cộng đồng đã giúp ngân hàng quân đội có được những bước đi vững chắc hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Danh mục tài liệu tham khảo.
1.PGS.TS.Nguyễn Bạch Nguyệt _ Giáo trình lập dự án đầu tư
2.PGS.TS.Nguyễn Bạch Nguyệt,TS. Từ Quang Phương _ Giáo trình kinh tế đầu tư
3. PGS.TS. Lưu Thị Hương _ Giáo trình Thẩm định tài chính dự án.
4.TS.Nguyễn Minh Kiều _ giáo trình nghiệp vụ ngân hàng
5.Tài liệu của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội:
- Báo cáo thường niên các nam 2005,2006,2007.
- Quy trình thẩm định.
- Sổ tay tín dụng.
6. Tạp chí ngân hàng.
7. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ.
8. Luận văn các khóa 45,46.
Danh mục các bảng biểu có trong bài viết:
Bảng 1: Phân loại dự án đầu tư
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán của ngân hàng quân đội tại ngày 31/12/2007
Bảng 3: Thực trạng thẩm định tại ngân hàng quân đội trong thời gian gần đây
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của ngân hàng quân đội
Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định ở ngân hàng quân đội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21742.doc