5.2. ĐỀ NGHỊ
1. Áp dụng chương trình PIGMANIA để quản lý và chương trình PIGBLUP để ước tính giá trị giống, phục vụ công tác chọn lọc nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
2. Phổ biến nhóm lợn Móng Cái tổng hợp vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giống lợn Móng Cái, tạo tổ hợp lai thích hợp làm tăng nguồn sản phẩm thịt lợn với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
3. Chọn 5 nái có giá trị giống cao nhất biến động từ 0,75 đến 0,84, tương ứng với 10%. Ngoài ra có thể chọn số lượng nái lên đến 20% trong tổng số nái - tương ứng với 10 nái mà không làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Vì số nái này có giá trị giống vẫn ở mức cao biến động từ 0,57 đến 0,84.
4. Loại thải những nái có giá trị giống thấp. Những nái này không nên giữ lại làm giống vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng con giống và làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
55 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính tương đối hiện đại.
2.4.5. Chương trình PIGBLUP
Một hệ thống BLUP được soạn thảo riêng để phân tích, đánh giá giá trị di truyền trong chăn nuôi lợn gọi là PIGBLUP. PIGBLUP được soạn thảo bởi các nhà khoa học di truyền giống ở AGBU (Australia). Trước đây, PIGBLUP chỉ đánh giá được giá trị di truyền cho từng đàn lợn. Từ năm 2000, PIGBLUP đã được cải tiến mở rộng phạm vi phân tích đánh giá giá trị di truyền giữa các đàn với nhau và số tính trạng cũng được nâng lên nhiều hơn. Vì vậy, PIGBLUP đã và đang được sử dụng một cách rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Đặc trưng của PIGBLUP là BLUP nhưng chỉ sử dụng duy nhất cho lợn, là một công cụ để tính giá trị giống cho lợn. Từ những tính toán đó, PIGBLUP có khả năng so sánh tất cả các lợn giống có trong trại về giá trị di truyền đạt được và đánh giá tiến bộ di truyền trong toàn đàn. Từ việc sử dụng giá trị giống, người làm công tác giống sẽ quản lí chương trình nhân giống của trại họ tốt hơn và làm tăng tốc độ cải tiến di truyền nhanh hơn.
Giá trị giống trong PIGBLUP là mô tả lượng di truyền cao hơn hoặc thấp hơn so với giá trị giống trung bình của đàn cho tính trạng số con sơ sinh sống/ổ để truyền đạt cho đời con của mỗi gia súc. Theo Hammond (1991), trong mô hình PIGBLUP đã đồng thời xử lí cả giá trị giống và cả yếu tố môi trường cho nên sự khác nhau về di truyền giữa các đàn lợn được phân biệt một cách chính xác.
2.5. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN
Hệ số tương quan di truyền là mối tương quan do các gen quy định đồng thời hai hoặc nhiều tính trạng gây ra. Có thể là do trường hợp một gen quy định hai hay nhiều tính trạng hoặc có thể là 2 hệ thống gen liên kết điều khiển cả hai tính trạng. Ví dụ, các gen làm tăng tốc độ lớn sẽ làm tăng cả thể vóc và khối lượng của nó, do đó chúng sẽ gây ra mối tương quan giữa hai loại tính trạng. Còn các gen làm tăng tốc độ béo thì làm tăng khối lượng nhưng không có ảnh hưởng đến thể vóc, vì vậy chúng không có tương quan với nhau. Một số gen có thể làm tăng hoặc giảm đồng thời cả hai tính trạng (tương quan thuận), một số gen có thể làm tăng tính trạng này nhưng lại làm giảm tính trạng khác (tương quan nghịch).
Mối liên hệ giữa hai tính trạng có thể trực tiếp quan sát được là giá trị tương quan kiểu hình. Hệ số tương quan kiểu hình được xác định từ việc đo lường hai tính trạng trên một số cá thể của quần thể. Tuy nhiên, chúng ta biết không chỉ giá trị kiểu hình của các cá thể được đo lường, mà còn biết giá trị kiểu gen và sai lệch môi trường của chúng đối với cả hai tính trạng. Hơn nữa nếu chúng ta biết giá trị giống của các cá thể thì chúng ta cũng có thể xác định được tương quan của giá trị giống.
Hệ số tương quan được tính theo công thức:
Trong đó: dXY: hiệp phương sai di truyền cộng gộp của 2 tính trạng X, Y.
dX: độ lệch chuẩn giá trị di truyền cộng gộp của X.
dY: độ lệch chuẩn giá trị di truyền cộng gộp của Y.
Hệ số tương quan di truyền có giá trị từ -1 đến 1.
Nếu rA > 0 tương quan giữa 2 tính trạng đó là tương quan thuận.
Nếu rA < 0 tương quan giữa 2 tính trạng đó là tương quan nghịch.
0£½rA½£ 0,33: hai tính trạng có mối tương quan không chặt chẽ
0,33< ½rA½£ 0,67: hai tính trạng có mối tương quan chặt chẽ.
0,67< ½rA½£ 1: hai tính trạng có mối tương quan rất chặt chẽ.
Ví dụ: Hệ số tương quan giữa dày mỡ lưng và tỉ lệ nạc là: - 0,90 đến - 0,95.
Diện tích cơ thăn và tỉ lệ nạc là: 0,86 đến 0,92.
Khi xem xét mối quan hệ giữa 2 tính trạng X và Y, ta có thể đánh giá mức độ tương quan qua 3 hệ số tương quan:
Tương quan kiểu hình giữa X và Y, kí hiệu rP
Tương quan di truyền giữa X và Y (tương quan di truyền cộng hoặc tương quan giữa 2 giá trị giống), kí hiệu rA
Tương quan ngoại cảnh giữa X và Y (bao gồm sai lệch ngoại cảnh và các sai lệch không phải do ảnh hưởng cộng gây nên), kí hiệu rP.
2.6. ƯỚC TÍNH HIỆU QUẢ CHỌN LỌC
Mục tiêu chủ yếu của chọn lọc gia súc là tạo được thế hệ sau có năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn thế hệ bố mẹ. Ước tính quả chọn lọc là thước đo của mục tiêu này. Khi đó ta biết được số lượng giống được chọn và loại thải để có biện pháp chăn nuôi và nhân giống phù hợp. Ước tính hiệu quả chọn lọc sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế nếu ta lựa chọn đúng tỉ lệ chọn lọc.Tỉ lệ chọn lọc càng nhỏ thì chất lượng con giống càng tốt và hiệu quả kinh tế càng cao.
Ước tính hiệu quả chọn lọc có thể được tính theo công thức:
R = h2S
Trong đó: R: hiệu quả chọn lọc.
h2: hệ số di truyền.
S: là ly sai chọn lọc.
2.7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.7.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng số con sơ sinh sống/ổ
Khi nghiên cứu trên lợn Móng Cái, các tác giả Nguyễn Văn Đức (1997), Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002) cho biết, yếu tố di truyền nhóm giống lợn Móng Cái đều ảnh hưởng đến tính trạng năng suất sinh sản của lợn.
Tạ Thị Bích Duyên (2003) nghiên cứu trên 2 giống lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại An Khánh, Thụy Phương và Đông Á cho biết, các yếu tố cố định giống ảnh hưởng rõ rệt đến các tính trạng năng suất sinh sản.
Năm đẻ ảnh hưởng rất rõ rệt đến tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, khối lượng sơ sinh/con, số con cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/ con với mức P < 0,01 - 0,001 (Nguyễn Văn Đức, 1997)
Johansson và Kennedy (1985) nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cố định đàn và năm đẻ thấy rằng sự sai khác có ý nghĩa đối với tính trạng tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của 2 giống lợn Yorkshire và Landrace (sai khác này dao động trong phạm vi 17,4 - 19,9 % đối với tính trạng tuổi đẻ lứa đầu và 11,5 - 13,9% đối với tính trạng khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, tương ứng cho hai giống nói trên)
Nhiều nghiên cứu liên quan đến yếu tố lứa đẻ cũng đưa ra kết luận chung là số con/ổ tăng từ lứa đẻ thứ nhất đến lứa đẻ thứ 4 và 5 sau đó giảm chậm dần đến lứa đẻ thứ 10 (Nguyễn Văn Đức, 1997, Tạ Thị Bích Duyên, 2003).
Lợn nái đẻ lứa thứ nhất có số con/ổ ít hơn nái đẻ từ lứa thứ 2 trở đi Phùng Thị Vân và cộng sự, 1999) điều này có thể do tỉ lệ rụng trứng tăng lên từ lứa thứ 2 (Đặng Vũ Bình, 1993). Dan và Summer(1995) cho rằng, khi tuổi thụ thai lần đầu tăng, số con/ổ ở lứa đầu cũng tăng.
Trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đã cho biết yếu tố đực phối có nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái (Nguyễn Văn Đức, 1997, Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng, 2002, Nguyễn Văn Đức và cộng sự, 2002, Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự, 2002).
Ngoài các yếu tố trên, năng suất sinh sản của lợn còn chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh như: dinh dưỡng, chuồng trại, chăm sóc
2.7.2. Tính trạng số con sơ sinh sống/ổ
Tính trạng số con sơ sinh sống/ổ là tính trạng năng suất sinh sản rất quan trọng góp phần vào việc quyết định số con cai sữa và số con cai sữa/nái/năm.
Trong các nghiên cứu về khả năng sinh sản của giống lợn Móng Cái, Nguyễn Văn Đức (1997) phân tích trên bộ số liệu tổng hợp của cả nước đã công bố số con sơ sinh sống/ổ là 10,94 con/ổ, Lê Viết Ly (1999) cho biết tính trạng này biến động trong phạm vi 10 - 14 con/ổ, Nguyễn Văn Đức và Giang Hồng Tuyến (2000) công bố 11,31 con/ổ. Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002) công bố, số con sơ sinh sống/ổ của đàn lợn Móng Cái nuôi ở Quảng Bình là 8,39 - 10,7 con/ổ. Nguyễn Quế Côi và cộng sự (2005) công bố số con sơ sinh sống/ổ của đàn lợn Móng Cái nuôi ở Quảng Trị là 11 con/ổ. Năm 2006, Nguyễn Văn Đức và cộng sự cho biết, số con sơ sinh sống/ổ của 2 nhóm lợn Móng Cái MC15 và MC3000 trong 3 lứa đẻ đầu là 10,81 và 12,77 con/ổ.
2.7.3. Giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ
Từ đầu những năm 90, cùng với sự phát triển của máy vi tính, các nhà chọn giống đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu phân tích giá trị giống của các giống lợn ở nước Tạ Thị Bích Duyên. Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999), nghiên cứu về giá trị giống trên 145 lợn nái Móng Cái tại Nông trường Thành Tô theo 3 chỉ tiêu cơ bản số con sơ sinh sống/ổ, khối lượng cai sữa/ổ và khối lượng 2 tuần/ổ đã xác định được 61 lợn nái Móng Cái có giá trị giống đạt từ mức trung bình trở lên so với toàn đàn. Trong số đó, 10 cá thể có giá trị giống cao nhất có điểm tổng hợp từ 119 đến 129 điểm.
Tạ Thị Bích Duyên và Nguyễn Văn Đức (2001) đã sử dụng phầm mềm PIGBLUP để xác định giá trị giống cho mỗi cá thể lợn về số con sơ sinh sống/ổ. Tạ Thị Bích Duyên (2003), Tạ Thị Bích Duyên và cộng sự (2003) đã công bố các kết quả ước tính giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ từ -1,32 đến +1,26 trên đàn lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Đông Á và Thụy Phương giúp cho công tác chọn lọc lợn đực và lợn cái có hiệu quả cao. Trần Văn Chính (2003) cho biết, giá trị giống ở lợn nái Yorkshire tăng lên tại Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp, Xí nghiệp lợn giống cấp I và Xí nghiệp chăn nuôi lợn Dưỡng Sanh, lợn nái Landrace tại Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp, Xí nghiệp lợn giống cấp I, lợn nái Duroc và Pietrain tại Xí nghiệp lợn giống cấp I. Kiều Minh Lực và cộng sự (2001) đã ứng dụng phương pháp PIGBLUP để xác định giá trị giống một số tính trạng kinh tế quan trọng ở đàn lợn nái. Võ Văn Sự (1994) đã đánh giá giá trị giống về khả năng sản xuất sữa ở đàn bò Holstein Friz nuôi tại Mộc Châu và Lâm Đồng bằng phương pháp BLUP.
Australia sử dụng BLUP vào việc đánh giá di truyền của lợn từ năm 1998, đã xây dựng phần mềm chuyên dùng PIGBLUP để xác định giá trị giống, khuynh hướng di truyền, ngoại cảnh, kiểm tra tiến bộ di truyền trong nội bộ đàn. Hiện nay, PIGBLUP được sử dụng rộng rãi trên toàn bộ nước Australia để chọn lọc gia súc giống, qua đó có tác dụng nâng cao năng suất vật nuôi (Willi Funchs, 1991, Hammond, 1991, Graser, 1993, Tony Henzell, 1993, Hermesch, 1995, Tom Long, 1995).
Có nhiều công trình nghiên cứu về giá trị giống của các giống lợn khác nhau (Kovalenko và Yaremenko, 1990, Moeller và cộng sự (2000), Yen và cộng sự (2001) cho biết, giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của giống lợn Hampshire sau 11 năm nghiên cứu là rất nhỏ (0,0039)).
Mabry và cộng sự (2001) nghiên cứu trên lợn Yorkshire Mỹ cho biết, giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ sau 15 năm tăng lên 0,36. Holl và Robinson (2003) cho biết, giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ ở dòng lợn được chọn lọc thế hệ thứ 9 đã tăng lên 0,63. Năm 2005, Boyette và cộng sự cho biết, giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ của lợn Mỹ là 0,63.
2.7.4. Ước tính hiệu quả chọn lọc
Nguyễn Văn Đức (1997) cho biết, nếu sử dụng 1 lứa đẻ thì tiến bộ di truyền là 0,16 con/thế hệ, nếu sử dụng 2, 3 và 4 lứa đẻ thì tiến bộ di truyền về số lợn con/thế hệ sẽ là 0,2; 0,23; 0,25 con. Như vậy, càng sử dụng nhiều lứa đẻ, tiến bộ di truyền càng lớn.
Tuy nhiên, khi sử dụng càng nhiều lứa, khoảng cách thế hệ càng kéo dài, dẫn đến tiến bộ di truyền hàng năm bị giảm. Kết quả nghiên cứu trên giống lợn Móng Cái của Nguyễn Văn Đức (1997) đã cho biết, nếu chỉ sử dụng 1 lứa đẻ đầu, số lợn con tăng 0,15 con/năm, tiếp tục sử dụng 3 lứa đẻ đầu, số lợn con tăng 0,145 con/năm và khi sử dụng 4 lứa đẻ đầu, số lợn con chỉ tăng 0,129 con/năm. Như vậy, sử dụng 2 lứa đẻ đầu để chọn lọc, ước tính hiệu quả chọn lọc hàng năm cao nhất có thể do lứa thứ 2 có số con sơ sinh sống/ổ đạt cao và khoảng cách thế hệ ngắn.
Năm 2001, Trần Thị Dân nghiên cứu trên lợn Yorkshire, Landrace và các con lai của chúng đã cho biết, tiến bộ di truyền hàng năm đối với tính trạng số con sơ sinh sống trung bình là 0,04 con/ổ và khối lượng lợn con sơ sinh là 0,08kg/ổ.
Tạ Thị Bích Duyên (2003) cũng nghiên cứu về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ trên lợn Landrace và Yorkshire cho biết, khuynh hướng di truyền của giống lợn Landrace tại Thụy Phương tăng lên từ -0,28 đến +0,1 con/ổ.
Smith (1984) đã ước tính được tiến bộ di truyền về số con sơ sinh sống/ổ ở lợn là 3,0%/ thế hệ. Khi đánh giá tiến bộ di truyền trong 3 lứa đẻ đầu, Treacy (1989) cho biết, tiến bộ di truyền đạt được trong 3 lứa đẻ đầu là 0,19; 0,2; 0,19 con/thế hệ. Roehe và Kennedy (1993) cho biết, tiến bộ di truyền hàng năm đối với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ ở lợn là 0,22 con/năm.
Hermesch (2005) khi nghiên cứu trên giống lợn Large White và Landrace cho biết tiến bộ di truyền hàng năm về số lợn con sơ sinh sống/ổ của 2 giống đó là 0,1 con/năm.
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nhóm lợn Móng Cái tổng hợp nuôi tại trung tâm giống Tràng Duệ thuộc công ty cổ phần đầu tư và phát triển Nông nghiệp Hải phòng.
Nhóm lợn Móng Cái tổng hợp là tổ hợp lai của 2 nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15. Hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 là 2 nhóm thuần chủng được Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi, Viện chăn nuôi lựa chọn từ năm 1997 dựa trên tổng số 7 nhóm huyết thống của giống Móng Cái hiện có với đầy đủ thông tin. Mỗi nhóm có một con đực đầu nhóm, tên của con đực được đặt tên cho nhóm.
Sau khi phân tích số liệu, sử dụng chương trình PROCGLM và DFREML để xác định giá trị di truyền và PIGBLUP để xác định giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, tăng khối lượng và tỉ lệ nạc. Năm 1999, Bộ môn Di truyền Giống Vật nuôi, Viện Chăn Nuôi đã chọn được 2 nhóm Móng Cái cao sản MC3000 và MC15 là 2 nhóm tốt hơn hẳn so với 5 nhóm còn lại. Cụ thể nhóm lợn MC3000 có số con sơ sinh sống/ổ cao nhất nên được chọn làm nguyên liệu để tạo ra nhóm Móng Cái có khả năng sinh sản tốt. Nhóm lợn MC15 có khả năng tăng khối lượng và tỉ nạc cao nên đã được chọn làm nguyên liệu để nghiên cứu chọn lọc tạo dòng Móng Cái cao sản.
Với những kết quả đạt được trong quá trình chọn lọc, năm 2003, hai nhóm lợn MC3000 và MC15 đã được Bộ NN & PTNT đánh giá là một trong những giống cây, con đạt chuẩn quốc gia. Hai giống lợn này đã và đang được nhân giống rộng rãi trên cả nước, đặc biệt ở một số cơ sở có trách nhiệm giữ giống gốc Móng Cái.
3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2009 đến tháng 7/2009
Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm giống Tràng Duệ thuộc công ty cổ phần đầu tư và phát triển Nông nghiệp Hải phòng - một trong những cơ sở giống được Nhà nước công nhận và giao trách nhiệm giữ giống gốc giống lợn Móng Cái.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Xác định được các tham số thống kê của các tính trạng cơ bản về sinh sản của lợn Móng Cái tổng hợp.
Các tính trạng sinh sản:
+ Tuổi phối giống lần đầu (ngày)
+ Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
+ Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày)
+ Số con sơ sinh sống/ổ (con)
+ Số con cai sữa/ổ (con)
+ Khối lượng sơ sinh/con (kg)
+ Khối lượng cai sữa/con (kg)
- Xác định được giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của lợn Móng Cái tổng hợp.
- Xác định được mối tương quan di truyền giữa các lứa đẻ của lợn Móng Cái tổng hợp
- Ước tính hiệu quả chọn lọc ở các thế hệ sau.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu
Sử dụng 52 lợn nái và 4 lợn đực giống của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp để xác định giá trị giống của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ qua 8 lứa đẻ.
- Ngày, tháng, năm của từng lợn nái được sinh ra và đẻ ra các lứa.
- Đếm số lượng con và cân khối lượng lợn con ở các thời điểm: sơ sinh, cai sữa.
- Ghi chép các số liệu thu được một cách chính xác.
3.3.2. Tính toán tham số thống kê một số tính trạng sinh sản.
Giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM): là tham số đặc trưng cho sự tập trung của các giá trị quan sát được. LSM được tính theo công thức:
= =
Trong đó: xi: là giá trị kiểu hình của cá thể 1, 2,, n
n: dung lượng mẫu
Sai số chuẩn (SE): là tham số đặc trưng cho mức độ phân tán của số trung bình.
Nếu n > 30 thì:
Nếu n < 30 thì:
3.3.3. Xác định giá trị giống bằng phương pháp BLUP đối với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ
Sử dụng mô hình hỗn hợp tuyến tính tổng thể sau:
Yijkl = LĐi + Aj + Pk + eijkl
Trong đó: Yijkl: số con sơ sinh sống của nái thứ l ở lứa đẻ thứ i
LĐi: ảnh hưởng của lứa đẻ thứ i
Aj: ảnh hưởng di truyền của nái thứ l
Pk: ảnh hưởng ngoại cảnh thường xuyên lên các lứa đẻ của nái thứ l
eijkl: ảnh hưởng ngẫu nhiên.
Giá trị giống được tính theo công thức:
Hệ số hồi quy bA.P* được tính theo công thức:
=
Trong đó: P*: nguồn thông tin
: trung bình toàn đàn của tính trạng đó
bA.P*: hồi quy giá trị giống theo giá trị kiểu hình
h2: hệ số di truyền của tính trạng xem xét
n: số lượng số liệu có trong P*
R: quan hệ di truyền giữa cá thể được tính giá trị giống với các cá thể trong P (R = 1/2nếu là anh chị em cùng cha cùng mẹ)
rP*: tương quan giữa các số liệu trong nguồn thông tin.
3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các tham số thống kê được xác định bằng chương trình SAS (1999)
Các số liệu thu thập được kiểm tra bằng phần mềm PIGMANIA (2006)
Giá trị giống được xác định bằng chương trình PIGBLUP (2006)
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA NHÓM LỢN MÓNG CÁI TỔNG HỢP
4.1.1. Năng suất sinh sản của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp
Nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái thì tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con được coi là những tính trạng quan trọng vì chúng quyết định hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi lợn nái. Trong các tính trạng sinh sản này, số con sơ sinh sống/ổ là tính trạng quan trọng nhất và được chọn làm tính trạng chọn lọc chính trong nghiên cứu này.
Các giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất và sai số chuẩn của các tính trạng năng suất sinh sản của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp được thể hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Năng suất sinh sản của nhóm Móng Cái tổng hợp
Tính trạng
Đơn vị tính
n
LSM
SELSM
Tuổi phối lần đầu
ngày
52
236,34
1,67
Tuổi đẻ lứa đầu
ngày
52
350,57
1,78
Khoảng cách lứa đẻ
ngày
342
173,22
0,42
Số con sơ sinh sống/ổ
con
394
12,28
0,06
Số con cai sữa
con
394
9,75
0,03
Khối lượng sơ sinh/con
kg
356
0,52
0,004
Khối lượng cai sữa/con
kg
394
6,51
0,02
Tuổi phối giống lần đầu
Tuổi phối giống lần đầu của nhóm MCTH là 236,34 ngày. Kết quả thu được trong nghiên cứu này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến và cộng sự (2008) trên 2 giống lợn MC3000 và MC15 qua 4 thế hệ, Giang Hồng Tuyến và cộng sự (2003) khi nghiên trên 2 nhóm lợn MC3000 (nhóm được chọn lọc nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ) (238,12 ngày) và MC15 (nhóm được chọn lọc tính hướng tăng khối lượng và tỉ lệ nạc) (245,25 ngày). Kết quả này cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Viết Ly (1999) với tuổi phối giống lần đầu từ 6 - 8 tháng tuổi và Jang Hyung Lee (1993) với tuổi phối giống lần đầu 7 - 8 tháng tuổi.
Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lần đầu là một chỉ tiêu rất quan trọng có liên quan chặt chẽ đến tuổi phối lần đầu, nó cho biết độ tuổi bắt đầu khai thác khả năng sinh sản của lợn nái. Tuổi đẻ lứa đầu càng sớm thì thời gian sử dụng lợn nái càng dài. Tỉ lệ thụ thai và các yếu tố ngoại cảnh bất lợi làm tăng tuổi đẻ lứa đầu. Tuổi đẻ lứa đầu của nhóm MCTH là 350,57 ngày. So với nhóm MC3000 và nhóm MC15 qua 4 thế hệ trong nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2008) thì MCTH có kết quả thấp hơn. Kết quả này cũng thấp hơn 15,36 ngày so với kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2003) đối với nhóm lợn MC3000 (365,93 ngày) và thấp hơn 18,59 ngày so với nhóm lợn MC15 (369,16 ngày).
Kết quả này chứng tỏ nhóm lợn MCTH có tuổi đẻ lứa đầu sớm hơn nhóm MC3000 và MC15. Điều này khẳng định có sự khác nhau rõ rệt về đặc điểm của từng nhóm Móng Cái khác nhau trong cùng một giống.
Kết quả này thấp hơn 37,53 ngày so với kết quả nghiên cứu trên cùng giống lợn Móng Cái của Nguyễn Văn Đức (1997) (388,10 ngày), Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002) (13,3 - 13,6 tháng), thấp hơn 23,49 ngày so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999) trên lợn Móng Cái (374,06 ngày). Kết quả này cũng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cộng sự (2000) (363 - 376,2 ngày) và tương đương với kết quả của Tạ Thị Bích Duyên nghiên cứu trên đàn lợn ngoại (2003) (348,17 - 378,43 ngày).
Khoảng cách lứa đẻ
Khoảng cách lứa đẻ quyết định đến số lứa đẻ/nái/năm của lợn nái. Khoảng cách lứa đẻ càng ngắn thì năng suất sinh sản lợn nái càng cao vì số lứa đẻ/nái/năm càng cao, nên số con sơ sinh và số con cai sữa nhiều dẫn đến hiệu quả kinh tế càng lớn. Giá trị thu được trong nghiên cứu này là 173,22 ngày. Vì vậy lợn MCTH có thể sinh sản 2,1lứa/năm. Giá trị này tương đương với kết quả của Giang Hồng Tuyến (2008) khi nghiên cứu trên nhóm lợn MC3000 qua 4 thế hệ (172,42 - 181,10 ngày) và thấp hơn kết quả khi nghiên cứu trên nhóm lợn MC15 qua 4 thế hệ (174,88 - 184,26 ngày). Kết quả này cao hơn 1,76 ngày so với kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2003) với nhóm MC3000 (171,46 ngày) và 1,05 ngày so với nhóm MC15 (172,17 ngày). Điều này khẳng định sự khác nhau rõ rệt về đặc điểm của 3 nhóm lợn khác nhau.
Kết quả này thấp hơn kết quả của các tác giả như: của Lê Viết Ly (1999) từ 5,5 - 6 tháng, thấp hơn 4,37 ngày so với kết quả của Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999) (177,59 ngày) và cao hơn 4,2 ngày so với kết quả của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000) (169,02 ngày) khi nghiên cứu trên cùng giống Móng Cái. Giá trị này cao hơn giá trị về khoảng cách lứa đẻ trên lợn nái ngoại của Phùng Thị Vân và cộng sự (1999) (170,6 ngày) là 2,62 ngày, trên đàn lợn nái nuôi ở Pháp của Perrocheau (1994) (153,3 ngày) là 19,92 ngày. Khoảng cách lứa đẻ của lợn Móng Cái cao hơn so với lợn ngoại do khối lượng sơ sinh của lợn con thấp nên thời gian cai sữa kéo dài hơn so với lợn ngoại. Thông thường thời gian cai sữa của lợn Móng Cái là 45 ngày trong khi của lợn ngoại chỉ có 21 ngày.
Số con sơ sinh sống/ổ
Số con sơ sinh sống/ổ là chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn nái. Số con sơ sinh sống/ổ trong nghiên cứu này là 12,28 con. Kết quả này tương đương với kết quả của Giang Hồng Tuyến (2008) khi nghiên cứu trên nhóm lợn MC3000 qua 4 thế hệ (11,82 - 13,01 con) và cao hơn nhóm lợn MC15 qua 4 thế hệ (11,03 - 12,14 con). Nhưng thấp hơn 0,47 con so với kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2003) với nhóm lợn MC3000 (12,75 con) và cao hơn 0,43 con so với số con sơ sinh sống/ổ của nhóm MC15 (11,85 con).
Giá trị số con sơ sinh sống/ổ trong nghiên cứu này phù hợp với kết quả công bố của Lê Viết Ly (1999) là 10 - 14 con. Nhưng cao hơn so với các nghiên cứu của các tác giả, cao hơn 1,34 con so với kết quả của Nguyễn Văn Đức (1997) (10,94 con), cao hơn 0,97 con so với kết quả của Nguyễn Văn Đức và Giang Hồng Tuyến (2000) (11,31con), so với kết quả của Lê Hồng Minh (2000) (11,10 con) cao hơn 1,18 con, cao hơn so với kết quả của Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002) (9,48 - 10,05 con) và so với kết quả của Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002) trên lợn Móng Cái phối với đực Pietrain (10,85 con) kết quả này cao hơn 1,43 con.
Với các giống lợn ngoại, kết quả này cao hơn nhiều, như của các tác giả Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1995) (9,38 con), cao hơn 2,9 con; Trần Thế Thông và cộng sự (1995) (9 - 9,8 con); Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (2000) (9,76 con), cao hơn 2,52 con; Phùng Thị Vân và cộng sự (2001) (10,04 con), cao hơn 2,24 con; Tạ Thị Bích Duyên (2003) (9,49 - 9,9 con). Nguyên nhân này là do bản chất di truyền của lợn Móng Cái có khả năng sinh sản cao.
Số con cai sữa
Vì lợn Móng Cái có khối lượng sơ sinh thấp hơn lợn ngoại nên thời gian cai sữa dài hơn. Ngoài ra số con cai sữa còn phụ thuộc vào số con để lại nuôi/ổ. Số con cai sữa cụ thể trong nghiên cứu này là 9,75 con. Từ kết quả này cho thấy số lợn con cai sữa của một nái sinh ra trong một năm của lợn MCTH là 20,48con.
Kết quả này cao hơn các kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến trên 2 nhóm lợn MC3000 qua 4 thế hệ (9,45 - 9,64 con) và MC15 qua 4 thế hệ (9,32 - 9,60 con) (2008), cao hơn 0,29 con so với kết quả của Giang Hồng Tuyến (2003) khi nghiên cứu trên lợn MC3000 (9,46 con) và cao hơn 0,4 con so với nhóm MC15 (9,35 con), cao hơn kết quả của Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002) (7,65 - 9,65 con), của Nguyễn Văn Đức (1997) (9,26 con), Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002) (9,15 con) và cao hơn kết quả khi nghiên cứu trên lợn ngoại của Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (2000), Phùng Thị Vân và cộng sự (2001) (8,11 - 9,2 con), Tạ Thị Bích Duyên (2003) (8,32 - 9,07 con).
Khối lượng sơ sinh/con
Khối lượng sơ sinh/con của nhóm MCTH trong nghiên cứu này đạt được là 0,52 kg/con. Kết quả này tương đối cao so với một số kết quả nghiên cứu trong nước nhưng so với lợn ngoại thì lợn Móng Cái vẫn có khối lượng sơ sinh nhỏ hơn. So với các kết quả nghiên cứu trước đây, kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2008) trên nhóm lợn MC3000 qua 4 thế hệ (0,48 - 0,52 kg/con) nhưng thấp hơn khi nghiên cứu trên nhóm lợn MC15 qua 4 thế hệ (0,52 - 0,55 kg/con), cao hơn 0,01 kg so với kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2003) trên nhóm lợn MC3000 nhưng tương đương với kết quả nghiên cứu trên nhóm lợn MC15. Điều này chứng tỏ rằng trong 3 nhóm lợn thì MC15 có khối lượng sơ sinh cao nhất.
Kết quả này phù hợp với các giá trị nghiên cứu trên lợn Móng Cái đã được công bố như, của Nguyễn Quế Côi (1996) (0,49 - 0,53 kg), Lê Viết Ly (1999) (0,45 - 0,5 kg), Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000) (0,51 kg), nhưng cao hơn kết quả của Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999) (0,47 kg) là 0,05 kg.
Khối lượng cai sữa/con
Khối lượng cai sữa/con đạt 6,51 kg/con. Giá trị này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Giang Hồng Tuyến (2008) trên lợn MC3000 qua 4 thế hệ (5,79 - 6,32 kg) nhưng phù hợp với kết quả khi nghiên cứu trên nhóm MC15 qua 4 thế hệ (6,17 - 6,53 kg), cao hơn 0,48 kg đối với kết quả Giang Hồng Tuyến (2003) trên nhóm lợn MC3000 (6,03 kg), cao hơn 0,26 kg trên nhóm lợn MC15 (6,25 kg).
Kết quả này phù hợp với các kết quả đã công bố trước đây của Lê Viết Ly (1999) (6 - 7 kg), của Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002) (5,31 - 6,72 kg), cao hơn kết quả của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000) (5,93 kg) là 0,58 kg.
Hầu hết các sai số chuẩn (SE) của các tính trạng sinh sản của nhóm MCTH đều không cao, chứng tỏ mức độ ổn định của mỗi tính trạng là khá cao.
Từ kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng tôi rút ra kết luận, khả năng sinh sản của nhóm lợn MCTH tương đương với nhóm MC3000 nhưng cao hơn nhóm MC15. Hơn nữa tuổi phối lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của nhóm MCTH thấp hơn của nhóm MC3000 và nhóm MC15. Bên cạnh đó khả năng tăng khối lượng của nhóm MCTH cũng tương đương với nhóm MC15. Mặc dù khối lượng sơ sinh của nhóm MCTH có thấp hơn so với nhóm MC15 nhưng khối lượng cai sữa của 2 nhóm đồng đều nhau, chứng tỏ nhóm MCTH đã được lai tạo thành công và mang ưu thế của cả bố và mẹ về khả năng sinh sản và khả năng tăng khối lượng.
4.1.2. Năng suất sinh sản của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp trên tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của qua các lứa đẻ
Thông thường khả năng sinh sản của lợn nái phát triển theo xu hướng là ở lứa đẻ thứ nhất thường có số con sơ sinh sống/ổ thấp nhất, sau đó tăng dần và đạt giá trị cao nhất ở lứa thứ 4 hoặc 5 sau đó giảm dần ở các lứa sau. Điều này phụ thuộc vào bản chất di truyền và môi trường, nhưng yếu tố di truyền vẫn quan trọng. Những giống lợn có khả năng đẻ nhiều con thường đạt giá trị cao nhất chậm hơn với các giống có số con sơ sinh sống/ổ thấp hơn.
Kết quả về khả năng sinh sản của nhóm lợn MCTH từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ 8 được trình bày ở bảng 4.2. và được biểu thị trên đồ thị 4.1.
Bảng 4.2. Số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MCTH qua 8 lứa đẻ
Lứa đẻ
Nhóm MCTH
n
LSM
SELSM
1
52
11,32
0,13
2
52
11,86
0,13
3
52
12,33
0,13
4
51
12,62
0,13
5
50
12,8
0,14
6
47
12,75
0,15
7
46
12,47
0,15
8
44
12,11
0,16
Đồ thị 4.1. Số con sơ sinh sống / ổ của nhóm lợn MCTH qua 8 lứa đẻ
Từ bảng số liệu ta thấy số con sơ sinh sống/ổ qua các lứa đẻ của lợn MCTH tăng từ lứa thứ 1 đến lứa thứ 5 sau đó giảm dần từ lứa thứ 6 đến lứa thứ 8. Số con sơ sinh sống/ổ đạt giá trị cao nhất ở lứa thứ 5 và thấp nhất ở lứa thứ 1. Cụ thể, số con sơ sinh sống/ổ của lợn MCTH qua các lứa 1, 2, 3, 4, 5 lần lượt như sau: 11,32; 11,86; 12,33; 12,62; 12,8 và số con sơ sinh sống/ổ của lứa 6, 7, 8 có giá trị tương ứng là: 12,75; 12,47; 12,11. Điều này chứng tỏ quá trình chọn lọc đạt hiệu quả cao, số con sơ sinh sống/ổ ở lứa thứ 5 tăng lên 1,48 con so với lứa thứ 1 và đạt 13,07%. Tuy nhiên bảng số liệu cũng cho thấy quá trình chọn lọc nên dừng lại ở lứa thứ 5 là tốt nhất vì bắt đầu sang lứa thứ 6 số con sơ sinh sống/ổ đã giảm, nếu cứ tiếp tục chọn lọc thì hiệu quả chọn lọc sẽ không cao.
Kết quả nghiên cứu này thấp hơn của Giang Hồng Tuyến (2003) trên nhóm lợn MC3000 (số con sơ sinh sống/ổ ở lứa thứ nhất là 11,55 con sau đó tăng lên 13,41 con ở lứa thứ 6 và giảm xuống còn 12,58 con ở lứa thứ 8), nhưng cao hơn trên nhóm lợn MC15 (lứa thứ nhất đạt 10,67 con, tăng lên 12,44 con ở lứa thứ 6 và giảm ở lứa thứ 8 còn 11,50 con). Giá trị số con sơ sinh sống/ổ ở nghiên cứu này tương đương với kết quả của Giang Hồng Tuyến (2008) khi nghiên cứu trên nhóm MC3000 và nhóm MC15 qua 4 thế hệ, phù hợp với kết quả của Nguyễn Văn Đức (1997) và Tạ Thị Bích Duyên (2003) khi nghiên cứu qua 8 lứa đẻ đầu của giống lợn Yorkshire (số con sơ sinh sống/ổ của lợn Yorkshire tăng từ lứa 1 đến lứa thứ 5).
Tuy đến lứa thứ 8 số con sơ sinh sống/ổ của nhóm MCTH có giảm nhưng vẫn cao hơn số con sơ sinh sống/ổ ở lứa thứ 1. Chứng tỏ bản chất giống Móng Cái có khả năng sinh sản kéo dài và chúng đã được cải thiện và quan tâm nhiều nên sau 4 - 5 năm vẫn khoẻ mạnh và khả năng sinh sản tốt.
Nhìn chung sai số chuẩn của từng lứa đẻ không cao chứng tỏ mức độ ổn định của các lứa đẻ tương đối cao.
4.2. GIÁ TRỊ GIỐNG VỀ TÍNH TRẠNG SỐ CON SƠ SINH SỐNG/Ổ CỦA NHÓM LỢN MÓNG CÁI TỔNG HỢP
Giá trị giống của 52 lợn nái được trình bày ở bảng 4.3a. và 4.3b.
Bảng 4.3a. Giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MCTH
STT
Số tai nái
Ngày sinh
Lứa 1
Lứa 2 - cuối
Các lứa
1
332
28/06/03
0,65
0,97
0,84
2
307
21/04/04
0,62
0,96
0,83
3
326
28/06/03
0,62
0,91
0,80
4
542
22/10/04
0,61
0,88
0,78
5
311
21/04/04
0,61
0,84
0,75
6
349
16/02/04
0,54
0,79
0,69
7
2075
26/10/02
0,48
0,76
0,65
8
2047
11/04/02
0,50
0,72
0,64
9
2147
09/11/02
0,50
0,72
0,63
10
342
06/10/03
0,46
0,65
0,57
11
3008
20/03/03
0,47
0,61
0,56
12
341
06/10/03
0,41
0,64
0,55
13
2172
09/11/03
0,39
0,63
0,54
14
2143
06/12/03
0,43
0,60
0,53
15
304
21/04/03
0,34
0,49
0,44
16
2078
26/10/03
0,30
0,50
0,42
17
2122
14/09/04
0,32
0,47
0,41
18
520
23/08/04
0,32
0,41
0,37
19
522
23/08/04
0,24
0,36
0,31
20
810
11/09/05
0,21
0,34
0,29
21
369
06/10/03
0,19
0,31
0,26
22
812
11/09/05
0,26
0,27
0,26
23
330
11/10/04
0,20
0,23
0,22
24
566
04/11/04
0,10
0,19
0,15
25
2126
09/11/03
0,11
0,15
0,14
26
2080
12/11/03
0,08
0,14
0,12
Bảng 4.3b. Giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của nhóm lợn MCTH
STT
Số tai nái
Ngày sinh
Lứa 1
Lứa 2 - cuối
Các lứa
27
808
18/08/05
0,10
0,06
0,08
28
806
18/08/05
0,06
0,06
0,07
29
320
14/09/03
0,03
0,07
0,06
30
358
18/10/03
0,01
0,02
0,02
31
359
18/10/03
0,01
-0,03
-0,01
32
9814
06/01/03
-0,10
-0,07
-0,08
33
9816
12/01/03
-0,09
-0,12
-0,10
34
502
23/09/04
-0,07
-0,12
-0,10
35
511
20/09/04
-0,11
-0,12
-0,11
36
521
22/02/04
-0,13
-0,13
-0,13
37
510
20/09/04
-0,08
-0,16
-0,13
38
664
13/08/04
-0,13
-0,20
-0,18
39
563
20/04/04
-0,14
-0,21
-0,18
40
907
16/08/06
-0,12
-0,23
-0,19
41
312
05/10/03
-0,13
-0,24
-0,20
42
316
16/01/03
-0,16
-0,23
-0,20
43
537
20/04/04
-0,21
-0,22
-0,22
44
722
12/04/05
-0,27
-0,34
-0,32
45
856
07/05/06
-0,24
-0,38
-0,33
46
851
07/05/06
-0,27
-0,42
-0,36
47
757
31/07/05
-0,35
-0,41
-0,39
48
684
29/08/04
-0,34
-0,46
-0,41
49
637
11/07/04
-0,31
-0,47
-0,42
50
604
05/06/04
-0,37
-0,48
-0,44
51
565
09/05/04
-0,33
-0,52
-0,45
52
548
29/04/04
-0,34
-0,54
-0,46
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các nái được chọn lọc giữ lại làm giống là: 332, 307, 326, 542, 311, 349, 2075, 2047, 2147, 342, 3008, 341, 2172, 2143, 304. Các nái này có giá trị giống cao nhất trong 52 nái, giá trị giống biến động từ +0,44 đến +0,84. Những nái này cần được giữ lại để sản sinh ra các thế hệ tiếp theo. Các nái số 332 và 307 sinh ngày 28/06/03 và 21/04/04 là những nái có giá trị giống cao nhất, có giá trị là 0,84 và 0,83 con/ổ. Giá trị giống của các nái đó ở lứa thứ nhất là 0,65 và 0,62 con/ổ; từ lứa thứ 2 - cuối là 0,97 và 0,96 con/ổ. Như vậy, khả năng truyền đạt giá trị di truyền cho đời con về tính trạng này của hầu hết các nái từ lứa thứ hai - cuối cao hơn lứa thứ nhất.
Kết quả này cao hơn so với kết quả của Giang Hồng Tuyến (2003) khi nghiên cứu trên nhóm MC3000 đạt giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ cao nhất là 0,534 con/lứa và nhóm MC15 đạt giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ cao nhất là 0,522 con/lứa, cao hơn kết quả Giang Hồng Tuyến (2008) trên nhóm lợn MC15 ở cả 4 thế hệ (từ thế hệ gốc đến thế hệ thứ 3), cao hơn trên nhóm lợn MC3000 ở 3 thế hệ (từ thế hệ gốc đến thế hệ thứ 2) nhưng thấp hơn thế hệ thứ 3 (0,90 con/lứa) là 0,06 con/lứa.
Kết quả này cao hơn so với những kết quả đã công bố trước đây của các tác giả khi nghiên cứu trên lợn ngoại, cao hơn của Hermesch và cộng sự khi nghiên cứu trên lợn Landrace và Large White (0,44 - 0,45), giá trị này cao hơn rất nhiều so với kết quả Nguyễn Thị Viễn (2005) khi nghiên cứu qua 3 thế hệ trên lợn Yorkshire (0,13 -0,203), lợn Landrace (0,21 - 0,27), lợn Duroc -0,21 đến -0,03 con/lứa.
Nhìn chung các nái nhóm MC3000 và MCTH có giá trị giống ước tính cao hơn nhóm MC15. Chứng tỏ nhóm MC15 có khả năng sinh sản kém hơn hai nhóm còn lại. Vì vậy cần chọn lọc nhằm nâng cao số con sơ sinh sống/ổ của nhóm MC3000 và MCTH để đạt hiệu quả tốt hơn.
Các nái số 664, 563, 907, 312, 316, 537, 722, 856, 851, 757, 684, 637, 604, 565, 548 là những nái có giá trị giống thấp biến động từ -0,18 đến -0,46. Những nái này cần loại thải, tuyệt đối không được sử dụng chúng làm nái giống.
Một số nái có cùng ngày tháng năm sinh như: nái 332 và 326 (28/06/03) có giá trị giống (GTG) lần lượt là 0,84 và 0,80; nái 307 và 311 (21/04/04) tương ứng với GTG là 0,83 - 0,75; nái 342, 341 (06/10/03) với GTG là 0,57 - 0,55; nái 520 và 522 (23/08/04) có GTG là 0,37 - 0,31; ngược lại một số nái có giá trị giống rất thấp như: nái 563 và 537 (20/04/04) có GTG là -0,18 và -0,22; nái 856, 851 (07/05/06) có GTG -0,33 và -0,36. Điều này chứng tỏ những nái có giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ cao thì chị em của nó cũng cao và ngược lại, những nái có giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ thấp thì chị em của nó cũng thấp.
Điều này có ý nghĩa lớn trong quá trình chọn lọc, khi đó ta chỉ cần biết giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của chị hoặc em là có thể ước tính được giá trị giống của những con còn lại. Từ đó có thể chọn lọc làm giống hoặc loại thải. Tuy nhiên trong quá trình chọn lọc những chị em đó có thể cùng được giữ lại làm giống nhưng để nhân giống thì không nên chọn cả hai chị em để tránh hiện tượng cận huyết ở thế hệ sau.
Từ các kết quả cho ta thấy những nái có số con sơ sinh sống/ổ ở lứa thứ nhất cao sẽ có khả năng cho số con sơ sinh sống/ổ cao ở các lứa tiếp theo do mối tương quan giữa giá trị giống ở lứa đẻ đầu tiên với toàn bộ các lứa đẻ của con nái đó rất chặt chẽ. Và giá trị giống từ lứa thứ 2 - cuối thường cao hơn lứa đầu. Từ đó chúng ta có thể chọn được những nái có số con sơ sinh sống/ổ cao ngay từ lứa đầu tiên.
4.3. MỐI TƯƠNG QUAN DI TRUYỀN GIỮA CÁC LỨA ĐẺ
Khi biết được mối tương quan giữa các lứa đẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình chọn lọc. Mối tương quan di truyền giữa các lứa đẻ được thể hiện qua bảng 4.3.
Bảng 4.4. Mối tương quan di truyền giữa các lứa đẻ của nhóm lợn Móng Cái tổng hợp
Lứa 1
Lứa 2 - cuối
Các lứa
Lứa 1
1
Lứa 2 - cuối
0,987
1
Các lứa
0,994
0,999
1
Các giá trị về mối tương quan di truyền giữa các lứa đẻ đều dương chứng tỏ mối tương quan giữa các lứa đẻ là mối tương quan thuận. Mối tương quan giứa lứa đẻ thứ 1 với lứa đẻ thứ hai - cuối có giá trị là 0,987. Và mối tương quan giữa lứa đẻ thứ nhất với các lứa đẻ có giá trị lớn hơn và bằng 0,994. Mối tương quan giữa lứa đẻ thứ 2 với các lứa đẻ có giá trị lớn nhất xấp xỉ bằng 1 (0,999). Điều này cho thấy, mối tương quan này rất chặt chẽ, nếu lứa đẻ thứ 1 có số con sơ sinh sống/ổ cao thì số con sơ sinh sống/ổ của lứa thứ 2 và các lứa tiếp theo cũng cao. Vì vậy trong quá trình chọn lọc ta có thể chọn lọc ngay từ lứa đầu tiên hoặc lứa thứ 2 nếu có số con sơ sinh sống/ổ cao. Từ đó đẩy nhanh quá trình chọn lọc và làm giảm khoảng cách giữa các thế hệ.
4.4.ƯỚC TÍNH HIỆU QUẢ CHỌN LỌC
Sau khi xác định được giá trị giống, bằng ước tính hiệu quả chọn lọc ta có thể dự đoán số lượng nái được giữ lại làm giống cũng như số nái phải loại thải. Những nái được giữ lại làm giống đảm bảo có chất lượng tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho cơ sở sản xuất giống cũng như cơ sở chăn nuôi.
Ước tính hiệu quả chọn lọc trong nghiên cứu này được trình bày từ đồ thị 4.2 đến đồ thị 4.4.
Ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất
Đồ thị 4.2. Ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất.
Từ đồ thị ta thấy, khi ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất, nếu ta chọn 10% trong tổng số nái thì số con sơ sinh sống/ổ thế hệ sau sẽ tăng được 0,498 con/lứa. Tương tự, ta chọn 20, 30, 40, 50% trong tổng số nái thì số con sơ sinh sống/ổ thế hệ sau tăng được lần lượt là 0,399; 0,314; 0,259; 0,212 con/lứa. Nhưng khi ta chọn số lượng nái lên đến 80, 90, 100% thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau sẽ không tăng mà giảm đi một lượng là 0,002; 0,082; 0,23 con/lứa.
Điều này chứng tỏ khi ta chọn càng nhiều nái làm giống thì hiệu quả chọn lọc sẽ càng giảm và ước tính hiệu quả chọn lọc sẽ giảm mạnh khi ta chọn số nái lớn hơn 50% . Vì vậy quá trình chọn lọc đạt hiệu quả cao nhất khi ta chọn 10 đến 20% nái làm giống trong tổng số nái.
Ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa thứ 2 - cuối
Đồ thị 4.3. Ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa thứ 2 - cuối
Trong trường hợp nếu ta chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa 2 - cuối. Khi ta chọn 10% trong tổng số nái thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau sẽ tăng lên 0,725 con/lứa. Khi ta chọn 20, 30, 40, 50% tổng số nái thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau tăng lên lần lượt là 0,564; 0,467; 0,388; 0,313 con/lứa. Như trường hợp nếu ta ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất, khi ta chọn 80, 90, 100% thì số con sơ sinh sống/ổ cũng không tăng và giảm 0,01; 0,134; 0,327 con/lứa.
Kết quả nghiên cứu này so với ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất cao hơn rất nhiều như: nếu cùng chọn 10% trong tổng nái giống thì ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất có số con sơ sinh sống/ổ tăng lên là 0,498 nhưng ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa thứ hai - cuối có số con sơ sinh sống/ổ tăng cao hơn so với lứa thứ nhất là 0,227 con/lứa tương ứng 45,58% . Tương tự như vậy, nếu ta chọn 20, 30, 40, 50% thì ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa thứ 2 - cuối có số con sơ sinh sống/ổ tăng cao hơn so với lứa thứ nhất tương ứng lần lượt là 0,165; 0,153; 0,129; 0,101 con/lứa.
Ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống giữa các lứa
Đồ thị 4.4. Ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống giữa các lứa
Đối với ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống giữa các lứa, cũng như với ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất và ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa 2 - cuối. Nếu chọn lọc ở mức độ thấp 10, 20, 30, 40, 50% thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau sẽ cao hơn thế hệ trước tương ứng là 0,635; 0,498; 0,406; 0,337; 0,273 con/lứa và ngược lại nếu chọn 80, 90, 100% thì số con sơ sinh sống/ổ sẽ giảm 0,007; 0,112; 0,289 con/lứa.
Kết quả này cao hơn giá trị khi ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất nhưng thấp hơn khi ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa 2 - cuối.
Qua 3 đồ thị trên chúng tôi đã đưa ra kết luận: số con sơ sinh sống/ổ giảm dần khi tăng phần trăm số lượng chọn lọc, cụ thể khi ta chọn từ 10% đến 50%, tuy nhiên nếu tăng đến 50% thì ước tính hiệu quả chọn lọc vẫn ở mức cao và chấp nhận được. Nhưng khi ta chọn số lượng nái lớn hơn 50% thì số con sơ sinh sống/ổ có tăng nhưng tăng rất chậm và dường như không đáng kể. Thậm chí khi ta chọn đến 90%, 100% thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau không những không tăng mà giảm mạnh. Điều này không có ý nghĩa trong quá trình chọn lọc. Vì vậy, trong quá trình chọn lọc nên chọn lọc với số lượng nhỏ và thường nhỏ hơn 50% tổng số nái, đảm bảo những con giống được chọn có giá trị giống cao nhất . Nên chọn lọc với số lượng nái từ 10 đến 20% là tốt nhất.
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1. Các tính trạng sinh sản của nhóm MCTH, tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu thấp và lần lượt có giá trị 236,34; 350,57 ngày, khoảng cách lứa đẻ ngắn và trong khoảng 173,22 ngày. Đặc biệt tính trạng số con sơ sinh sống/ổ cao 12,28 con, cao hơn so với một số kết quả đã được công bố trước đây khi nghiên cứu trên lợn Móng Cái hay trên lợn ngoại. Vì tính trạng số con sơ sinh sống/ổ cao nên số con cai sữa cũng cao và có giá trị là 9,75 con. Khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa ở mức trung bình tương ứng là 0,52 và 6,51 kg/con.
2. Số con sơ sinh sống/ổ qua các lứa đẻ của nhóm MCTH tăng từ lứa thứ nhất đến lứa thứ 5, biến động từ 11,32 đến 12,8 sau đó giảm dần ở các lứa 6, 7, 8 và tương ứng là 12,75; 12,47; 12,11 con. Số con sơ sinh sống/ổ cao nhất ở lứa thứ 5 và đạt giá trị 12,8 con. Từ lứa thứ 6 đến lứa thứ 8 số con sơ sinh sống/ổ có giảm nhưng vẫn có giá trị cao hơn lứa đầu. Chứng tỏ nhóm MCTH có khả năng sinh sản tốt và kéo dài.
3. Mối tương quan giữa các lứa đẻ là mối tương quan thuận và quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
Tương quan giữa lứa thứ nhất và lứa thứ hai có giá trị là 0,987. Tương quan giữa lứa thứ nhất với các lứa là 0,994.
Tương quan giữa lứa thứ hai với các lứa là cao nhất và đạt 0,999. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình chọn lọc.
4. Giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của các nái cao và có giá trị biến động từ +0,44 đến +0,84. Kết quả này cao hơn so với một số kết quả nghiên cứu trên cùng giống lợn và cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu trên lợn ngoại. Vì lợn Móng Cái có khả năng sinh sản tốt hơn.
5. Ước tính hiệu quả chọn lọc
- Ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống ở lứa thứ nhất: khi chọn 10, 20, 30, 40% thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau tăng lên so với thế hệ trước là 0,498; 0,399; 0,314; 0,259 con/lứa. Khi chọn 90, 100% số con sơ sinh sống/ổ giảm 0,082 và 0,23 con/lứa.
- Ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống từ lứa 2 - cuối. Số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau tăng lên 0,725 con/lứa nếu ta chọn 10% tổng số nái. Và số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau giảm 0,134 và 0,327 con/lứa nếu ta chọn 90, 100% tổng số nái.
- Ước tính hiệu quả chọn lọc thông qua giá trị giống giữa các lứa. Số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau tăng lên 0,635; 0,498; 0,406 con/lứa khi ta chọn 10, 20, 30% tổng số nái. Khi ta chọn 90, 100% tổng số nái thì số con sơ sinh sống/ổ ở thế hệ sau giảm là 0,112; 0,289 con/lứa.
5.2. ĐỀ NGHỊ
1. Áp dụng chương trình PIGMANIA để quản lý và chương trình PIGBLUP để ước tính giá trị giống, phục vụ công tác chọn lọc nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
2. Phổ biến nhóm lợn Móng Cái tổng hợp vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giống lợn Móng Cái, tạo tổ hợp lai thích hợp làm tăng nguồn sản phẩm thịt lợn với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
3. Chọn 5 nái có giá trị giống cao nhất biến động từ 0,75 đến 0,84, tương ứng với 10%. Ngoài ra có thể chọn số lượng nái lên đến 20% trong tổng số nái - tương ứng với 10 nái mà không làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Vì số nái này có giá trị giống vẫn ở mức cao biến động từ 0,57 đến 0,84.
4. Loại thải những nái có giá trị giống thấp. Những nái này không nên giữ lại làm giống vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng con giống và làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Đặng Vũ Bình (1993), “Các tham số thống kê di truyền và chỉ số chọn lọc năng suất sinh sản lợn Móng Cái va Ỉ”, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, trường ĐHNNI - Hà Nội.
2. Đặng Vũ Bình (1995) “Di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi”. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Thắng (2002), “Một số kết quả nghiên cứu ban đầu về khả năng sinh sản của các nhóm nái được phối với lợn đực giống Pietrain”, kết quả nghiên cứu KHKTNN.
4. Bộ NN & PTNT (2003), “Một số loại cây con đạt chuẩn quốc gia”.
5. Nguyễn Quế Côi (1996), “Một số đặc điểm di truyền, chỉ số chọn lọc về khả năng sinh trưởng, cho thịt của lợn Móng Cái và Ỉ”, Luận án PTS KHNN, Viện KHKTNN Việt Nam, Hà Nội.
6. Nguyễn Quế Côi, Đặng Văn Hoà, Nguyễn Nguyệt Cầm và cộng tác viên (2005), “So sánh năng suất sinh sản của lợn Móng Cái, F1 (Y´MC) và nái ngoại Landrace và Yorkshire nuôi trong nông hộ tại Quảng Trị” Báo cáo KH Bộ NN & PTNT năm 2004.
7. Trần Thị Dân (2001), “Tiến bộ di truyền về số lợn con đẻ ra/lứa tại trại lợn công nghiệp TPHCM”, Tạp chí chăn nuôi.
8. Phạm Hữu Doanh (1994), “Bảo tồn giống gen quý của giống lợn Móng Cái”, NXBNN, HN.
9. Tạ Thị Bích Duyên (2003), “Xác định một số đặc điểm di truyền, giá trị giống về khả năng sinh sản của lợn Yorkshire và Landrace nuôi tại các cơ sở An Khánh, Thụy Phương và Đông Á”. Luận án TS Nông nghiệp, Viện chăn nuôi, Hà Nội.
10. Tạ Thị Bích Duyên, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Thiện (2003), “Một số đặc điểm di truyền, giá trị giống về khả năng sinh sản của lợn Yorkshire và Landrace nuôi tại các cơ sở giống Thụy Phương và Đông Á”. Báo cáo Khoa học, Bộ NN & PTNT.
11. Nguyễn Văn Đức (2002), “Kết quả chọn lọc về số con sơ sinh sống/ổ qua 3 thế hệ của nhóm lợn Móng Cái MC3000 ”, Tạp chí NN & PTNT
12. Nguyễn Văn Đức (1999), “Đặc điểm di truyền học của một số tính trạng sản xuất chính ở 3 giống lợn địa phương nuôi phổ biến Móng Cái, Phú Khánh, Thuộc Nhiêu”, Tạp chí chăn nuôi.
13. Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002), “Hiệu quả chọn lọc về số con sơ sinh sống/ổ của các giống lợn thuần và lai giữa Móng Cái, Landrace và Large White”, Tạp chí chăn nuôi.
14. Nguyễn Văn Đức, Tạ Thị Bích Duyên, Giang Hồng Tuyến (2002), “Kết quả chọn lọc lợn Móng Cái sinh sản tốt và nhóm Móng Cái tăng trọng và tỉ lệ nạc cao”, Báo cáo KH Bộ NN & PTNT.
15. Nguyễn Văn Đức, Lê Thanh Hải (2002), “Phương pháp kiểm tra thống kê sinh học”, NXB KHKT, HN.
16. Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến, Nguyễn Thị Viễn (2006), “Kết quả chọn lọc 2 nhóm lợn Móng Cái cao sản MC3000 và MC15 sau 3 thế hệ ”, Báo cáo KH Bộ NN & PTNT năm 2005.
17. Nguyễn Văn Đức, Lê Thanh Hải, Nguyễn Thị Tám, Trần Thị Minh Hoàng, Giang Hồng Tuyến, Nguyễn Hữu Cường (2002), “Một số tính trạng sinh sản của tổ hợp lợn nái Móng Cái và nái lai giữa Pietrain và Móng Cái nuôi trong nông hộ tại huyện Đông Anh - Hà Nội ”, thông tin KHKT chăn nuôi.
18. Kiều Minh Lực (1999), “Di truyền giống động vật”, giáo trình nâng cao cho cán bộ KT Viện KHKTNN miền Nam.
19. Kiều Minh Lực, Nguyễn Hữu Thao, Lê Phạm Đại, Võ Đình Đạt (2001), “Ảnh hưởng của thông số di truyền và mô hình phân tích thống kê đế giá trị giống của tính trạng tăng trọng và dày mỡ lưng ở lợn bằng phương pháp BLUP”, đánh giá giá trị di truyền 1 số tính trạng kinh tế quan trọng ở lợn, Viện KHKT miền Nam.
20. Lê Viết Ly (1999), “Bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam”, NXBNN, HN.
21. Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, Phan Cự Nhân và Trịnh Đình Đạt (1994), “Giáo trình chọn giống động vật”. Giáo trình cao học Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp.
22. Nguyễn Văn Nhiệm, Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Đức (2002), “Một số nhân tố ảnh hưởng tới các tính trạng sinh sản của lợn nái Móng Cái”. Tạp chí chăn nuôi.
23. Nguyễn Văn Thiện (1995), “Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi”. NXB NN, HN
24. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Đức và Tạ Thị Bích Duyên (1999), “Sức sinh sản cao của lợn Móng Cái nuôi tại nông trường Thành Tô”, Tạp chí chăn nuôi.
25. Đỗ Văn Trung (1999), “Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái giống Yorkshire và Landrace nuôi tại trung tâm giống gia súc Phú Lãm và trong điều kiện nông hộ của tỉnh Hà Tây”, Luận án Thạc sĩ KHNN.
26. Giang Hồng Tuyến (2003), “Nghiên cứu đặc điểm di truyền một số tính trạng cơ bản về sinh sản và sản xuất của 2 nhóm lợn Móng Cái cao sản MC3000 và MC15”. Luận án Thạc sĩ, trường ĐHNNI - Hà Nội.
27. Giang Hồng Tuyến (2008), “Nghiên cứu chọn lọc nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn MC3000, khả năng tăng khối lượng và tỉ lệ nạc đối với nhóm lợn MC15 ”. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.
28. Phùng Thị Vân, Trần Thị Hồng, Hoàng Thị Phi Phượng, Lê Thế Tuấn (2000), “Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương”, Báo cáo KH Bộ NN & PTNT.
II. Tài liệu tiếng Anh
Duc N.V., G.H. Tuyen (2000), “Heritability and genetic correlation for number born alive of Mong Cai and Large White in the Red River Delta of Viet Nam”, ITCPH.
2. Duc N.V., N.V. Ha, G.H. Tuyen (2000), “Mong Cai - The most popular local pig breed in Viet Nam”, ITCPH.
3. Duyen T.T.B., N.V. Duc (2001), “Number born alive of Large White in the Red River Delta of Viet Nam”, AAABG.
4. Graser H.U. (1993), “Modern genetics evaluation procedures, why BLUP”, PIGBLUP clinic, Anim, Genet and Breed.
5. Hammond Kennedy. (1991), “PIGBLUP clinic Handbook”, AGBU, UNE, NSW, Australia.
6. Henderson C.R. (1975), “Best linear unbiased estimation under selection model”, Biometrics.
7. Hermesch S. (1995), “Study of NBA and its relationship with other traits”, Pig genetics Workshop Notes.
8. Markus S. (1992), “The BLUP Animal Model”, Animal Breeding the Moden Approach.
9. Tom Long T.E. (1995), “BLUP and PIGBLUP”, Animal Breeding the Moden Approach.
10. Tony Henzell. (1993), “What is new in PIGBLUP”, PIGBLUP clinic, Animal Genetics and Breeding.
11. Van, V.T.K., N.V. Duc (1999), “Hertabilities, Genetic and Phenotypic Correlation Between Some Reproductive Performance Traits in Mong Cai and Large White Breeds”, AAABG.
12. Willi Funchs (1991), “What does PIGBLUP for you”, PIGBLUP clinic, Animal Genetics and Breeding.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VuThiHuong_Kn901.doc