Đề tài Phân tích mối liên hệ kinh tế giữa Viêt Nam với EU

Mục lục A.LỜI MỞ ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2.Mục đích nghiên cứu đề tài: 1 PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 2 I.NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2 II.KHÁI QUÁT VỀ EU 2 1.Lịch sử hình thành: 2 2.Vị thế của EU trong thương mại Quốc tế: 3 III.NỀN TẢNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI 4 1.Đặc điểm thương mại Việt Nam – EU 4 2. Chiến lược của liên minh châu Âu EU đối với ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng 6 PHẦN II:THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN 7 I TIỀM NĂNG QUAN HỆ 7 1.Việt Nam 7 2.Liên minh Châu Âu- EU 8 3.Tiềm năng mối quan hệ hợp tác Việt Nam – EU 9 II QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – EU 10 1.Thương mại 10 2.đầu tư trực tiếp 23 III.ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT 29 IV. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ 32 PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG HỢP TÁC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM -EU 34 I.ĐỊNH HƯỚNG HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-EU 34 II. GIẢI PHÁP 35 1.Phía EU: 35 2.Phía Việt Nam: 36 3.Các giải pháp cụ thể: 36 B. KẾT LUẬN 38 Tài liệu tham khảo 39 A.LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra như một xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế. Do đó, Việt Nam cũng coi đây là cơ hội mang lại sự tiến bộ cho mình và ra sức tận dụng những mặt tích cực của nó. Việt Nam đã, đang và sẽ hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong xu thế mở cửa hội nhập, Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt hợp tác với các nền kinh tế lớn, mạnh như EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Cùng với Mỹ và Nhật Bản, EU là một trong ba trụ cột của nền kinh tế thế giới. Do dó, quan hệ hợp tác kinh tế với tổ chức này là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Quan hệ với EU chính thức từ năm 1990, năm 1995 Việt Nam đã trở thành một đối tác bình đẳng với EU khi bản “Hiệp định khung Việt Nam - EU” được thông qua. Đặc biệt, Ngày 4/10/2010, Hiệp định đối tác, hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam - EU vừa được ký tắt. Qua đó khẳng định rằng từ cả hai phía, Việt Nam và EU đều đánh giá cao mối quan hệ kinh tế này. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu mối liên hệ kinh tế Việt Nam – EU có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu về thông tin và nền tảng cho hợp tác kinh tế giữa nước ta với Khối Liên minh EU. Chúng em chọn đề tài: “Phân tích mối liên hệ kinh tế giữa Viêt Nam với EU” với mong muốn đáp ứng phần nào yêu cầu tìm hiểu về mối quan hệ kinh tế này. 2.Mục đích nghiên cứu đề tài: Bài viết chủ yếu đề cập đến những mảng nổi trội trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và EU, cũng như các nước tiêu biểu có quan hệ giao thương với Việt Nam. Thông qua phương pháp phân tích tổng hợp và việc tập hợp, hệ thống hoá các tài liệu sưu tầm được, bài luận có mục đích chỉ ra cái nhìn khái quát và tương đối đầy đủ về mối quan hệ kinh tế giữa ViệT Nam và EU, những thành tựu đạt được cùng với những khó khăn, trở ngại mà nước ta và Khối EU gặp phải. Qua đó đề xuất một vài hướng giải quyết cho những khó khăn, trở ngại đó. Bài tiểu luận cũng góp phần cung cấp một số thông tin và những hiểu biết cần thiết về thị trường EU. Trong quá trình làm tài liệu, do hạn chế về kiến thức cùng với khả năng nhận định và đánh giá chưa thật sâu sắc nên chúng em sẽ rất khó tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự chấp thuận của quý độc giả!

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1810 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích mối liên hệ kinh tế giữa Viêt Nam với EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và phụ tùng 96.168.189 43077475 +123,24 Cao su 89 585.174 38451499 +132,98 Sản phẩm từ sắt thép 75.367.277 48249700 +56,20 Sản phẩm từ chất dẻo 70.399.387 54588946 +28,96 Hạt tiêu 59.103.560 38911661 +51,89 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 52.051.134 39285228 +32,50 Máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện 35.467.483 24266223 +46,16 Sản phẩm gốm sứ 28.004.490 23122647 +21,11 Sản phẩm mây, tre, cói thảm 27.178.97 29268429 -7,14 Hạt điều 16.869.604 11270594 +49,68 Sản phẩm từ cao su 11.470.088 6402594 +79,15 Hàng rau quả 7.334.672 578705 +26,74 Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc 6.753.834 6704297 +0,74 Đá quí, kim loại quí và sản phẩm 5.279.924 3455032 +52,82 hè 4.991.845 3508526 +42,28 Gíây và các sản phẩm từ giấy 696.063 1365845 -49,04 Một số mặt hàng xuất khẩu sang Đức năm2010 ANH: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Anh là mối quan hệ bổ sung cho nhau. Việt Nam xuất khẩu sang Anh những mặt hàng thị trường Anh có nhu cầu cao như giày dép, sản phẩm may mặc, đồ gỗ, hải sản, cà phê, và nhập của Anh những mặt hàng như sản phẩm công nghệ cao, thiết bị truyền thông, dầu khí, phụ tùng hàng không, dược phẩm. Chính sách thương mại của Chính phủ Anh là tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thương mại tự do, do vậy xuất khẩu của Việt Nam sang Anh được hoan nghênh và yếu tố quyết định chính là chất lượng sản phẩm và sự năng động của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Anh tháng 12/2010 đạt 173,8 triệu USD, tăng 10,8% so với tháng trước, tăng 39% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Anh năm 2010 đạt 1,7 tỉ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 2,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước năm 2010. Phương tiện vận tải và phụ tùng tuy là mặt hàng đứng thứ 9/22 trong bảng xếp hạng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Anh năm 2010 nhưng có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, đạt 30,9 triệu USD, tăng 1.071,8% so với cùng kỳ, chiếm 1,8% trong tổng kim ngạch. Bên cạnh đó là một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh năm 2010 có tốc độ tăng trưởng mạnh về kim ngạch: Hoá chất đạt 5,9 triệu USD, tăng 326,9% so với cùng kỳ, chiếm 0,3% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là đá quý, kim loại quý và sản phẩm đạt 1,7 triệu USD, tăng 265,6% so với cùng kỳ, chiếm 0,1% trong tổng kim ngạch; cao su đạt 7,6 triệu USD, tăng 164,2% so với cùng kỳ, chiếm 0,4% trong tổng kim ngạch; sau cùng là hạt tiêu đạt 13,6 triệu USD, tăng 76,2% so với cùng kỳ, chiếm 0,8% trong tổng kim ngạch. Ngược lại, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh năm 2010 có độ suy giảm mạnh về kim ngạch: Giấy và các sản phẩm từ giấy, sản phẩm gốm, cà phê … Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Anh năm 2010D Mặt hàng Kim ngạch XK năm 2009 (USD) Kim ngạch XK năm 2010 (USD) % tăng, giảm KN so với cùng kỳ Tổng 1.329.234.264 1.681.884.431 + 26,5 Giày dép các loại 444.542.017 495.671.394 + 11,5 Hàng dệt, may 270.821.297 332.646.104 + 22,8 Gỗ và sản phẩm gỗ 162.748.045 189.600.898 + 16,5 Hàng thuỷ sản 89.222.175 102.581.845 + 15 Sản phẩm từ chất dẻo 37.926.505 50.063.417 + 32 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 33.977.761 49.336.990 + 45,2 Hạt điều 34.477.266 43.514.344 + 26,2 Cà phê 44.162.090 41.766.587 - 5,4 Phương tiện vận tải và phụ tùng 2.637.737 30.909.291 + 1.071,8 Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù 19.348.704 30.604.138 + 58,2 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 22.764.420 23.336.094 + 2,5 Sản phẩm từ sắt thép 14.730.833 23.285.238 + 58 Hạt tiêu 7.706.068 13.576.512 + 76,2 Sản phẩm gốm, sứ 11.018.987 9.340.534 - 15,2 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 6.609.043 8.269.093 + 25,1 Cao su 2.860.938 7.559.142 + 164,2 Sản phẩm mây, tre, cói và thảm 5.484.482 6.611.794 + 20,6 Hoá chất 1.375.305 5.870.913 + 326,9 Hàng rau quả 2.988.773 3.445.690 + 15,3 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 472.278 1.726.830 + 265,6 Giấy và các sản phẩm từ giấy 581.230 276.575 - 52,4 Sắt thép các loại 37.519 62.658 + 67  PHÁP: Trong những năm gần đây, buôn bán hai chiều tiếp tục tăng trưởng ổn định. Pháp luôn là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam ở Tây Âu. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam , kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Pháp trong tháng 1/2010 đạt 80,27 triệu USD chiếm 1,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 15,78% so với cùng kỳ 2009. Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại 12/2009 – 11/2010 387.353 437.94 -50.587 2009 345.927 390.167 -44.24 2008 417.335 473.351 -56.016 2007 406.485 448.979 -42.494 2006 394.622 424.55 -29.928 2005 360.375 384.588 -24.213 2004 345.256 350.995 -5.739 2003 327.654 327.885 -231 2002 333.423 329.875 3.548 2001 335.219 336.752 -1.533 Đơn vị tính: triệu USD Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Pháp từ năm 2001 đến 2010 HÀ LAN: Hà Lan là bạn hàng lớn của Việt Nam - đứng thứ 4 trong EU sau Đức, Anh, Pháp- là thị trường quan trọng cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2007 so với 2006 hầu hết các mặt hàng xuất khẩu vào Hà Lan đều tăng nổi bật là hải sản, dệt may, máy vi tính và linh kiện điện tử, đồ gỗ, mặt hàng nhựa, hạt điều, hạt tiêu, rau quả, chè, mây tre cói... cụ thể: Hải sản  tăng trên 200%; dệt may  tăng 49,86%; máy vi tính và linh kiện điện tử  tăng 232%;  mặt hàng nhựa tăng 60,84%;  chè tăng 111%. Trong 8 tháng đầu năm 2010, những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hà Lan có tốc độ tăng trưởng mạnh: Than đá đạt 8 triệu USD, tăng 673,6% so với cùng kỳ, chiếm 0,8% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là sản phẩm hoá chất đạt 1,7 triệu USD, tăng 522,5% so với cùng kỳ, chiếm 0,2% trong tổng kim ngạch; đá quý, kim loại quý và sản phẩm đạt 555 nghìn USD, tăng 205,6% so với cùng kỳ, chiếm 0,05% trong tổng kim ngạch; sau cùng là hoá chất đạt 1,2 triệu USD, tăng 162,2% so với cùng kỳ, chiếm 0,1% trong tổng kim ngạch. Hà Lan là nước kinh doanh thương mại, nhập khẩu nhiều, không có chính sách hạn chế mà thậm chí còn khuyến khích nhập khẩu.  Đây chính là lợi thế của hàng Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này. Mặt khác, nhu cầu thị trường lớn, tính chất tái xuất, nhập nguyên liệu để chế biến, sản xuất, trung chuyển không hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. 1.2.Nhập khẩu của Việt Nam từ EU Cùng với hoạt động xuất khẩu, EU còn là một thị trường lớn cho Việt Nam nhập khẩu các máy móc, thiết bị, công nghệ có trình độ cao nhằm phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước Kim ngạch nhập khẩu VN từ EU Khối nước, nước Sơ bộ năm 2010 Nhập khẩu (1000 USD) CHND Trung Hoa 20018827 ASEAN 10805239 Nhật Bản 9016085 EU 6361714 Mỹ 3766911 Kim ngạch xuất nhập khẩu phân theo nước, khối nước và vùng lãnh thổ chủ yếu sơ bộ năm 2010( nguồn: Tổng cục thống kê) Năm 2010 Việt Nam nhập khẩu từ thị trường EU 5,53 tỉ USD, giảm 300 triệu USD so năm 2009 (5,83 tỉ USD), chỉ chiếm 3,44% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước (84 tỉ USD) và bằng 37,9% của khối ASEAN (14,5 tỉ USD), bằng 30% từ Trung Quốc, bằng 68% từ Nhật Bản. Các mặt hàng nhập khẩu từ EU chủ yếu là máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến gắn với việc chuyển giao công nghệ đặc biệt về công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt 1,7 tỉ USD, tân dược 494 tỉ USD. Riêng lúa mì nhập khẩu cả năm lên tới 2.208 nghìn tấn, tăng 60% kim ngạch 588 triệu USD, tăng 70% so năm 2009, chủ yếu từ EU, hóa chất 1,44 tỉ USD, tăng 39%. Cơ cấu mặt hàng Hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ EU là máy móc thiết bị, tân dược, sắt thép các loại, sản phẩm hóa chất, dụng cụ quang học và phương tiện vận tải. Trị giá nhập khẩu phân từ EU phân theo mặt hàng chủ yếu sơ bộ 11 tháng 2010 Mặt hàng Trị giá Mặt hàng Trị giá Xe máy nguyên chiếc 61662 Máy móc, thiết bị, dụng cụ 1718425 Vải các loại 84534 Linh kiện, phụ tùng xe máy 485 Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 64428 Linh kiện, phụ tùng ô tô 160549 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 72853 Kim loại thường khác 29458 Sắt thép các loại 62090 Hoá chất 110803 Sản phẩm từ sắt thép 105974 Hàng thuỷ sản 27511 Sản phẩm từ giấy 1998 Giấy các loại 34169 Sản phẩm từ chất dẻo 39844 Gỗ và sản phẩm gỗ 41560 Sản phẩm từ cao su 16107 Dược phẩm 494210 Sản phẩm khác từ dầu mỏ 7949 Dây điện và dây cáp điện 10829 Sản phẩm hoá chất 227918 Chất dẻo nguyên liệu 101224 Sữa và sản phẩm từ sữa 157525 Cao su 19508 Phương tiện vận tải và phụ tùng 233886 Bông các loại 1178 Phân bón 3202 Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc 22665 Nguyên phụ liệu thuốc lá 13817 Đá quý,kim loại quý và sản phẩm 44291 Nguyênphụ liệu dệt may,da, giầy 124844 Ô tô nguyên chiếc các loại 71463 Nguồn: Trung tâm Tư liệu Thống kê - Tổng Cục Thống kê Việt Nam Cơ cấu thị trường Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Italia là những nước Việt Nam nhập phần lớn các sản phẩm Kim ngạch xuất nhập khẩu phân theo nước, khối nước và vùng lãnh thổ chủ yếu sơ bộ năm 2010 Nước Trị giá( 1000 USD) Nước Trị giá( 1000 USD) Đức 1742398 Đan Mạch 116383 Pháp 968966 Ai-len 110450 I-ta-li-a 822469 Hung-ga-ri 106277 Hà Lan 527840 Ba Lan 105575 Vương quốc Anh 511060 Séc 70349 Bỉ 320151 Bun-ga-ri 49202 Thuỵ Điển 317028 Ru-ma-ni 32106 Tây Ban Nha 230595 Xlô-va-ki-a 15749 Áo 123397 Lítva 14889 Phần Lan 122266 Bồ Đào Nha 13418 Ê-xtô-ni-a 4108 Síp 10684 Lúc-xăm-bua 3797 Xlô-ven-nia 10627 Man-ta _ Lát-vi-a 6141 Hy Lạp 5788 Đơn vị tính: 1000USD Nguồn: Trung tâm Tư liệu Thống kê - Tổng Cục Thống kê Việt Nam Tai lieu tham khao: Số liệu Thống kê Hải quan Việt Nam  Tổng quát lại, quy mô kim ngạch trao đổi thương mại 2 chiều Việt Nam - EU năm 2010 đã lên tới trên 17,73 tỉ USD, tăng gần 2 tỉ USD so năm 2009 và tăng 1,1 tỉ USD so với năm 2008. Xuất siêu của Việt Nam vào thị trường EU năm 2010 lên tới 6,5 tỉ USD, tăng 85% so với năm 2009 - mức cao nhất trong những năm gần đây (năm 2007 đạt 3.948 tỉ USD, năm 2008: 5.314 và năm 2009 là 3.548 triệu USD). Trong bối cảnh các nước EU vừa ra khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam mới bắt đầu hồi phục, thì những kết quả đạt được như trên là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, phân tích kỹ hơn nữa, có thể thấy, việc xuất khẩu sang thị trường EU năm 2010 cũng còn nhiều hạn chế. EU có dân số hơn 500 triệu người, nhiều gấp hơn 2 lần so với Hoa Kỳ, nhưng kim ngạch xuất khẩu sang EU chỉ bằng 93,8% của Hoa Kỳ. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều thấp hơn so với tiềm năng, nhất là thuỷ sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ, thực phẩm, cà phê, chè... Giá cả và thị trường thuỷ sản nói chung, mặt hàng cá tra nói riêng xuất khẩu vào EU không ổn định. Một số rào cản kỹ thuật không phù hợp của EU đối với mặt hàng cá tra của Việt Nam (như đưa cá tra vào danh sách thực phẩm không an toàn) đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất trong nước, cụ thể diện tích nuôi cá tra giảm 5%, sản lượng giảm gần 2% so với năm 2009, sản lượng và giá cá tra xuất khẩu sang EU cũng giảm. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU chỉ chiếm 14,68% tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm; kim ngạch xuất khẩu giày dép năm 2010 tuy tăng 8% nhưng còn thấp xa so với tiềm năng. Nhiều nước trong EU có quan hệ kinh tế truyền thống với Việt Nam như các nước Đông Âu, song kim ngạch lại rất hạn chế và tăng chậm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 sang Ru-ma-ni chỉ đạt 69,3 triệu USD, Bun-ga-ri: 85,3 triệu USD, Hung-ga-ri: 33,6 triệu USD, Xlô-ven-ni-a: 21,38 triệu USD, Lít-va: 8,7 triệu USD, E-xtô-ni-a: 6,2 triệu USD, Séc: 117,1 triệu USD, Ba Lan: 117,7 triệu USD... Đó là những con số quá thấp. 2. Đầu tư trực tiếp 2.1 Lĩnh vực đầu tư Các nước thuộc liên minh Châu Âu đã đầu tư vào Việt Nam từ những ngày đầu nước ta ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (12/1987). Hiện nay (tính đến năm 2010) thì hều hết các nước của liên minh Châu Âu, gồm 10/15 nước trừ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Ireland. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khoảng từ năm 2008-2010, quan hệ hợp tác đầu tư giữa Tây Ban Nha và Việt Nam đã có bước phát triển. Theo thống kê của bộ kế hoạch và đầu tư (tính đến năm 2000), các nước thuộc liên minh Châu Âu đã có 317 dự án đầu tư trực tiếp được cấp giấy phép với số vốn đầu tư đăng ký là hơn 5.356 triệu USD. Hiện nay các nước EU còn 240 dự án đang hoạt động, với vốn đăng ký là hơn 4.419 triệu USD, chiếm 10,3% về số dự án và 12,4% về tổng số vốn đầu tư của 59 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Đầu tư của các nước EU được xếp theo thứ tự như trong bảng số liệu sau: Bảng thống kê các dự án đầu tư của EU đã cấp phép (tính tới ngày 28/02/2000) Đơn vị: 1.000.000 USD Sè TT Níc ®Çu t Sè DA % so với S Tæng V§T % so với S Vèn P§ Vèn TH VTH V§T 1 Ph¸p 141 44,48 2.171,8 40,55 1.270,8 587,5 0,27 2 LH Anh 39 12,30 1.299,8 24,27 938,4 923,3 0,71 3 Hµ Lan 46 14,51 859,6 16,05 611,5 674,5 0,78 4 CHLB §øc 37 11,67 374,5 6,99 143,2 107,6 0,29 5 Thuþ §iÓn 8 2,52 372,8 6,96 357,8 99,9 0,27 6 §an M¹ch 6 1,89 112,5 2,10 70,0 51,3 0,46 7 BØ 12 3,79 66,8 1,25 26,5 79,2 1,19 8 Italia 13 4,10 63,0 1,18 22,3 25,2 0,40 9 Luxembourg 10 3,15 30,0 0,56 13,9 11,4 0,38 10 Bồ Đào Nha 4 1,26 5,35 0,10 2,8 2,3 0,43 11 PhÇn Lan 1 0,32 0,08 0,002 0,08 - - Tæng khèi EU 317 100 5.356,2 100 3.457,1 2562,3 0,48 Tû träng EU/Tæng sè FDI vµo VN 10,9% 12,7% 17,7% 14,9% Tæng sè FDI vµo VN 2.906 42.242,3 19.523,5 17.150,3 0,41 Theo bảng thống kê trên, ta nhận thấy hai nước Anh và Pháp có tổng số vốn đầu tư và dự án đầu tư nhiều nhất, và Áo là nước có số vốn và dự án đầu tư ít nhất, còn Phần Lam chỉ có duy nhất một dự án đầu tư xây dựng căn hộ thuê tại Hà Nội, tuy nhiên đã bị rút giấy phép do không tiến hành triển khai. Năm 2010, EU có 7 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư FDI đăng ký mới vào Việt Nam với 58 dự án và 4,5 tỉ USD, chiếm 26,2% số vốn FDI cả năm và bằng 77,6% năm 2009 (5,8 tỉ USD). Do có ưu thế về công nghệ, máy móc hiện đại, chuyên gia, kỹ thuật viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm, các nhà đầu tư EU đã góp phần tích cực trong việc tạo ra một số ngành mới và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao trong ngành công nghiệp và xây dựng. Năm 2010, các doanh nghiệp đầu tư từ EU đã quan tâm hơn tới các ngành dịch vụ như viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ, bất động sản, tài chính ngân hàng, bảo hiểm… Các tập đoàn lớn của EU đều đã có mặt tại Việt Nam và đang hoạt động hiệu quả như Shell (Anh), Siemens (Đức), Alcatel (Pháp), BP (Anh), Total Elf Fina (Pháp), Daimler (Đức)… Tính từ lúc bắt đầu đến nay các doanh nghiệp EU đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 500 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 7 tỷ USD. Cùng với tăng dự án và vốn đầu tư trực tiếp FDI, các doanh nghiệp thuộc các nước EU còn mở rộng hình thức hợp tác liên doanh, liên kết kinh tế trên nhiều lĩnh vực. Năm 2010, nhiều tập đoàn kinh tế lớn, các doanh nghiệp của EU đã mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các doanh nghiệp Việt Nam. Điển hình là các tập đoàn vận tải biển và kinh doanh tàu vận tải biển nổi tiếng ở châu Âu... đã ký kết với Tập đoàn công nghiệp đóng tàu thuỷ Việt Nam đóng mới các tàu biển chở hàng, công suất lớn, trị giá hàng tỉ USD. Các hình thức liên kết kinh tế khác như gia công hàng dệt may, sản xuất chế biến sữa, đồ uống rượu, bia, nước giải khát, dược phẩm, dụng cụ y tế, thực phẩm cao cấp, ngân hàng, bảo hiểm... năm 2010 cũng không ngừng mở rộng nhằm tận dụng lợi thế về nguyên liệu và nhân công rẻ của các doanh nghiệp Việt Nam với máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại, chuyên gia lành nghề của các doanh nghiệp EU. Quan hệ hợp tác kinh tế của EU với Việt Nam năm 2010 còn phát triển trên lĩnh vực viện trợ phát triển. Tổng số vốn ODA của EU dành cho Việt Nam năm 2010 lên tới 1,0 tỉ USD, đứng thứ 2 sau Nhật Bản. EU là nhà viện trợ không hoàn lại lớn nhất của Việt Nam năm 2010 thông qua nhiều dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng cấp kết cấu hạ tầng miền núi, giáo dục đào tạo, y tế và các chương trình phát triển xã hội khác. Nhiều dự án hỗ trợ thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế của các nước như Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển, Pháp, Đức, đã phát huy tác dụng tích cực và hiệu quả trong năm 2010 và các năm tới. Kết quả hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư và hỗ trợ vốn ODA năm 2010 đã nâng quan hệ kinh tế Việt Nam - EU lên tầm cao mới, góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đồng thời biến EU trở thành đối tác chiến lược trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, so với tiềm năng và thế mạnh của EU, những kết quả đó còn khiêm tốn và chưa đều. Cơ cấu vốn FDI cũng không đồng đều, trong đó chủ yếu là Hà Lan và các Quần đảo thuộc Anh, còn lại của 20 nước không có dự án đầu tư mới. Việc các nhà đầu tư EU tham gia đầu vào Việt Nam là cơ hội tốt để Việt Nam có thể mở thị trường, phát triển nền kinh tế, vì : Việt Nam là một thị trường có nhiều tiềm năng, dân số đông (hơn 80 triệu dân), nền kinh tế đang trong quá trình phát triển với các chính sách, chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá, nhu cầu tiêu dùng về tư liệu sản xuất cũng như nhu cầu sinh hoạt không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, người Việt Nam với trình độ giáo dục khá tốt, sự tinh tế, khả năng ứng xử và bàn tay khéo léo sẽ đem lại một nguồn lực dồi dào, kèm theo đó là một thị trường lao động tương đối rẻ và ổn định. Thêm vào đó là tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú. Tình hình chính trị trong nước ổn định, trật tự an toàn xã hội đảm bảo tuy còn nhiều tệ nạn, nhưng Chính phủ cũng có những biện pháp để xoá bỏ. Đồng thời sửa đổi và ban hành Luật Đầu tư Nước ngoài với nhiều điểm mới nhằm thu hút, khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có những chính sách phát triển kết cấu hạ tầng. Sau nhiều năm mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đã bắt đầu có được những kinh nghiệm của cơ chế thị trường, và nó ngày càng hoạt động mạnh mẽ hơn, từng bước từng bước động bộ và vững chắc hơn. Đặc biệt là quan hệ giữa Việt Nam và từng nước EU đã có từ lâu, và cho tới ngày nay thì quan hệ song phương này cũng như đa phương giữa Việt Nam và EU đã tăng cường mạnh mẽ. Chính vì thế mà luồng đầu tư vốn FDI của EU vào Việt Nam ngày càng tăng lên với nhiều nước EU đầu tư hơn. Khi mới bắt đầu mở cửa thì chỉ có Đan Mạch, Pháp, CHLB Đức, và Thuỵ Điển, thì bây giờ các nước khác đã lần lượt đi vào đầu tư ở thị trường Việt Nam. Các luồng FDI của EU đầu tư vào Việt Nam chủ yếu vào các hoạt động xây dựng và bất động sản, ngoài ra cũng có một vài dự án về khai thác đá quý, chế tạo kim cương như dự án của Bỉ. Bên cạnh đó, một phần vốn cũng được đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, và một số ngành nghề mới ở nước ta hiện nay như những ngành về năng lượng(dự án của Hà Lan), ngành dầu khí(dự án của Anh), ngành bưu chính viễn thông (dự án của Thuỵ Điển) những ngành đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao, hiện đại, cùng với đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ vô cùng xuất sắc. Đó là những ngành mạnh mà ta cần phải đầu tư để làm bước đi cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá mà ta đang làm. Sau đây là bảng số liệu về FDI của EU phân theo ngành tính đến ngày 28/02/2000 của Bộ kế hoạch và đầu tư. Bảng đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam phân theo ngành (Từ 01/01/1998 đến 31/12/1999) Đơn vị: 1.000.000 USD TT Chuyên ngành Số DA % so với S Tổng VĐT % so với S Vốn TH % VTH V§T 1 CN nặng 55 22.92 633,1 14.33 162.3 25.64 2 CN DK 7 2.92 292,1 6.61 649.4 222.30 3 CN nhẹ 33 13.75 86,5 1.96 55.7 64.40 4 CN TP 16 6.67 299,7 6.78 120.0 40.05 5 N – LN 26 10.83 578,2 13.08 194.4 33.63 6 KS – DL 17 7.08 407,2 9.21 182.8 44.90 7 Dịch vụ 22 9.17 98,5 2.23 6.9 7.05 8 XD VPCH 8 3.33 234,3 5.30 63.0 26.91 9 GTVT – BĐ 13 5.42 1,318,9 29.84 166.5 12.62 10 Xây dựng 17 7.08 177,8 4.02 16.0 9.01 11 VH - Y tế - GD 15 6.25 54,3 1.23 20.7 38.16 12 TC – NH 9 3.75 172,1 3.89 165.1 95.95 13 Ngành khác 1 0.83 26,4 1.52 51.7 77.08 Tổng 240 100 4.379,8 100 1,854.7 41.96 2.2Hình thức đầu tư Về hình thức đầu tư thì cũng như hầu hết các nước khác đầu tư vào Việt Nam, các dự án FDI của EU với Việt Nam đa phần là liên doanh ( 122 dự án đang hoạt động chiếm 56,5% số dự án đang hoạt động và 40,2% tổng số vốn đầu tư đăng ký của EU). Các công ty của EU đã có một vài hình thức đầu tư hợp doanh với Việt Nam với số vốn rất lớn, chỉ có 24 dự án hợp doanh thì có tới 1.865,5 triệu USD vốn đầu tư - chiếm tới 43,9% (bình quân một dự án là 77,73 triệu USD) đó là điều khác biệt so với khu vực hay các nước đầu tư khác, trong khi đó vốn 100% lại chiếm không đáng kể nếu so với bình quân một dự án. Sau đây là số dự án FDI đã cón hiệu lực của EU vào Việt Nam và sơ đồ minh hoạ tỷ lệ đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam xét theo tỷ lệ vốn so với tổng số FDI vào Việt Nam, từ đó chúng ta có thể thấy được việc EU đầu tư vào Việt Nam là động lực, cơ hội tốt để chúng ta có thể từng bước phát triển. Bảng thống kê các dự án EU đang còn hiệu lực (tình đến ngày 25/02/2000) Đơn vị: USD Sè TT Níc ®Çu t Sè DA Tæng vèn ®Çu t Vèn ph¸p ®Þnh Vèn thùc hiÖn 1 Ph¸p 104 1.792.421.579 1.136.588.399 486.652.782 2 LH Anh 28 1.046.544.683 717.455.926 636.220.242 3 Hµ Lan 37 579.406.886 368.135.157 406.879.238 4 CHLB §øc 7 370.825.840 355.755.840 98.592.815 5 Thuþ §iÓn 28 354.655.641 130.424.033 106.401.745 6 §an M¹ch 4 105.185.840 66.303.000 51.273.000 7 BØ 12 61.921.775 21.917.754 25.199.944 8 Italia 6 40.683.000 15.776.330 26.746.429 9 Luxembourg 9 22.385.324 8.309.400 3.865.177 10 ¸o 4 5.345.000 2.755.000 2.295.132 Tæng khèi EU 239 4.419.782.221 2.824.440.839 1.854.698.016 Tû träng EU/Tæng sè FDI vµo ViÖt Nam 10,21% 12,4% 17,6% 12,0% Tæng sè 2.340 35.778.234.977 16.145.912.688 15.457.666.825 tỷ lệ FDI của EU so với các nước vào Việt Nam Theo lời của ông Wiesner – Phó Đại sứ, Đại diện lâm thời Phái đoàn EU tại Việt Nam khi trả lời phóng vấn: “Việt Nam cần có chiến lược như thế nào để thu hút đầu tư của EU cũng như các nhà tài trợ quốc tế để hội nhập mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế thế giới”, ông đã trả lời: Việt Nam cần đẩy mạnh cải thiện vai trò nhà nước pháp quyền trong lĩnh vực kinh tế, tạo khung pháp lý với môi trường đầu tư hấp dẫn. Tôi hoan nghênh Việt Nam đang soạn thảo để có thể đưa vào áp dụng Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp thống nhất. Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động của hệ thống tòa án thương mại, đầu tư; tăng cường cơ chế cho sự hành nghề của các luật sư để đối phó với các vụ án kinh tế. Nhiệm vụ quan trọng trước mắt khác của Việt Nam là phải đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước; đồng thời, đẩy mạnh cải cách hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán để các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn. Làm tốt công tác này, chắc chắn sẽ tạo luồng sinh khí mới trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước. Với kết quả đã đạt được trong năm 2010 và những yếu tố thuận lợi trong năm nay, dự báo tốc độ tăng trưởng thương mại Việt Nam - EU năm 2011 sẽ đạt tăng 10%-15%, vốn FDI tăng 15-20%./. III.ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT 1 Cơ hội, thách thức: Trong thập kỷ qua, châu Âu đã trở thành đối tác thương mại quan trọng đối với Việt Nam. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với nhiều nước châu Âu đã phát triển khá thuận lợi và đạt được nhiều kết quả khả quan.Tuy nhiên, trên phương diện tổng thể, quan hệ thương mại Việt Nam – châu Âu có cả cơ hội và thách thức. 2.1 Cơ hội: 2.1.1 Về phía Việt Nam: Một là, quan hệ chính trị - ngoại giao song phương cơ bản tốt. Trong đó nhiều quan hệ đã đạt tới độ trưởng thành, có truyền thống hữu nghị, hợp tác tốt.Việt Nam hiện không có khúc mắc đáng kể nào trong quan hệ ngoại giao với các nước châu Âu; Hai là, thị trường châu Âu rộng lớn, đa dạng có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hoá do Việt Nam sản xuất, trong đó có những sản phẩm như dệt may, giày dép, chè, cà phê, hạt tiêu, thủy sản và cao su tự nhiên đã chiếm giữ được thị phần đáng kể tại nhiều nước châu Âu cũng như tạo được uy tín khá vững chắc đối với người tiêu dùng sở tại; Ba là, sức mua của người tiêu dùng châu Âu lớn và tương đối bền vững, đặc biệt là người tiêu dùng tại các nước Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Italy, Thụy Điển, Nga, Ucraina và Ba Lan; Bốn là, cơ cấu kinh tế Việt Nam và cơ cấu kinh tế nhiều nước châu Âu có tính bổ sung lẫn nhau nhiều hơn tính cạnh tranh xét trên tổng thể. Do có trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, những mặt hàng mà các nước EU có thế mạnh và có tính cạnh tranh cao hầu hết thuộc các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, hoá chất, giao thông vận tải, hàng không, dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp, thực phẩm, đồ uống và dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng lớn…Đây là những sản phẩm Việt Nam có nhu cầu ngày càng tăng nhưng khả năng sản xuất trong nước còn hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu của EU phần lớn là cao su nguyên nhiên liệu, hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, may mặc, thuỷ sản, cà phê, chè, hạt tiêu,… là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh so với nhiều nước khác và có nguồn cung tương đối dồi dào; Năm là, Cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu tương đối đông có nhu cầu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam khá lớn. Hơn thế nữa, tại một số nước lớn như Đức, Pháp, Nga, Ucraina, Ba Lan có cộng đồng doanh nhân người Việt năng động có khả năng phân phối hàng Việt Nam trên qui mô lớn; Sáu là, tình hình an ninh, chính trị tại hầu hết các nước châu Âu đều cơ bản ổn định. Đây là nhân tố quan trọng tạo tâm lý an tâm cho các doanh nhân và góp phần giảm thiểu các chi phí phòng ngừa rủi ro. 2.1.2 Về phía EU: Một là, chính sách của Chính phủ Việt Nam về củng cố và phát triển quan hệ đối tác nhiều mặt với các nước châu Âu, trong đó có một số nước được xác định là đối tác chiến lược và đối tác quan hệ chặt chẽ; Hai là, tính bổ sung lẫn nhau giữa các nền kinh tế: Việt Nam có nguồn cung dồi dào các sản phẩm tiêu dùng trong khi các nước châu Âu có thế mạnh về máy móc, thiết bị, công nghệ tiến tiến; Ba là, quan hệ bạn hàng giữa nhiều doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Âu đã được xác lập và đang ngày càng phát triển; Bốn là, môi trường chính trị - xã hội của Việt Nam và hầu hết các nước châu Âu ổn định và an toàn; Năm là, niềm tin giữa các Chính phủ và các doanh nghiệp ngày càng được củng cố; Sáu là, yếu tố Trung Quốc: Chiến lược 'Trung quốc + 1' của các công ty xuyên quốc gia, siêu quốc gia có lợi cho Việt Nam vì Việt Nam sát cạnh Trung Quốc và có môi trường chính trị, an ninh ổn định, nhân lực dồi dào; Bảy là, yếu tố ASEAN: Hiệp định thương mại tự do giữa các nước ASEAN có tác dụng hấp dẫn các doanh nhân châu Âu đến Việt Nam trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang nổi lên như một trong những nền kinh tế hàng đầu khu vực trong tương lai; Tám là, yếu tố Lào + Campuchia: nằm sát cạnh 2 nước láng giềng có nhu cầu nhiều loại hàng hoá lớn hơn năng lực sản xuất nội địa nên Việt Nam có thể đóng vai trò trung chuyển kinh doanh tốt cho hai thị trường này. 2.2 Khó khăn: Trong khi quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các nước châu Âu cơ bản đang phát triển tốt nhờ những yếu tố thuận lợi như đã nêu trên, doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Âu vẫn gặp một số khó khăn, trở ngại nhất định 2.2.1 Về phía Việt Nam: Thị trường EU tuy hấp dẫn, nhưng không phải “dễ ăn” với các doanh nghiệp. Nếu không am hiểu cặn kẽ, doanh nghiệp nước ta sẽ phải đối mặt với các khó khăn từ thị trường EU Trước hết, doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng với điểm riêng về thị hiếu, phong cách tiêu dùng, ngôn ngữ, văn hóa kinh doanh của mỗi nước trong khi hàng hóa được lưu thông trên toàn bộ 27 nước thuộc EU. Như vậy, việc tạo ra một sản phẩm và đưa sản phẩm vào được một nước và phải thích ứng với 26 nước còn lại là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi nếu không thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chuyển từng lô hàng nhỏ vào để thích ứng với từng vùng, miền, quốc gia hay nhóm tiêu dùng. Như vậy thì hiệu quả quy mô kinh tế sẽ không cao. Thứ hai là phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật khá khắt khe do EU đưa ra nhằm bảo vệ tốt nhất sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững… Đối với mỗi một mặt hàng, thị trường châu Âu đều có những tiêu chuẩn áp dụng riêng, nhiều yêu cầu gay gắt chẳng hạn như: Qui định về đánh bắt hải sản (IUU:chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không quản lý) cũng đã được áp dụng từ tháng 6/2009, yêu cầu giấy phép đánh bắt với các sản phẩm hải sản, tạo thêm thủ tục hành chính cho việc xuất khẩu- mặt hàng rau quả tươi yêu cầu đạt chứng chỉ chất lượng GAP, mặt hàng thủy sản phải đạt chứng nhận chất lượng của Cục Quản lý an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (NAFIQUAVED) cấp, mặt hàng lâm sản, đồ gỗ khi xuất vào thị trường châu Âu phải có chứng chỉ rừng FSC (Forest Stewardship Council - Hội đồng Quản lí rừng Quốc tế) bảo đảm nguồn nguyên liệu có xuất xứ rõ ràng. Tham gia thị trường các nước châu Âu, doanh nghiệp không chỉ phải đối mặt với những tiêu chuẩn chung, mà còn phải thỏa mãn những quy định riêng của từng nhà nhập khẩu hàng hóa, bởi lẽ các nhà nhập khẩu vẫn có thể đưa ra những quy định riêng cho hàng hóa trong hệ thống phân phối của mình Để tiếp cận được thị trường EU, hàng hóa cần vượt qua những rào cản về tiêu chuẩn. Hai vấn đề lớn nhất đối với hàng hóa xuất khẩu vào EU là an toàn thực phẩm và chất lượng. Khó khăn thứ ba là chính sách bảo hộ sản xuất nội khối của EU. EU hiện tại vẫn đang cố gắng duy trì chính sách bảo hộ sản xuất nội khối. Việc tăng trưởng xuất khẩu quá nhanh vào đây cũng có thể đưa đến những hậu quả không mong muốn là EU sẽ tiến hành các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá. Đây cũng là một trong những khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam bởi doanh nghiệp vừa phải tìm cách tăng cường xâm nhập thị trường và vừa phải tính ở mức độ thế nào để không phải là đối tượng của các biện pháp bảo hộ. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2009, chủ nghĩa bảo hộ càng gia tăng tại EU. Hiện tại, một số sản phẩm của Việt Nam như giày mũ da, xe đạp, chốt cài inox vẫn bị áp thuế chống bán phá giá cao trên thị trường châu Âu. Tháng 12/2009, trước sức ép bảo hộ sản xuất nội khối, EC đã công bố gia hạn thuế chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam với mức thuế 10% trong vòng 15 tháng kể từ tháng 1/2010 Khó khăn thứ tư là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt do nhiều nước đẩy mạnh xuất khẩu vào đây, trong đó có các doanh nghiệp thuộc các nước Đông Âu mới gia nhập EU. Khó khăn thư năm là chính sách của EU đối với nước ta, mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực, song vẫn kém ưu đãi hơn so với chính sách nước khác, thậm chí đối với 5 nước trong Asean là Singapore, Thái Lan, Indonexia, Malaysia, Philippin. Nhìn toàn cục, trong năm 2009, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, một số mặt hàng của Việt Nam khi xuất qua EU như thủy sản, giày dép, đồ gỗ, rau quả, thực phẩm gặp khó khăn vì EU ban hành các biện pháp bảo hộ. Vì vậy hiện các nhà doanh nghiệp của cả EU và Việt Nam đang kỳ vọng vào Hiệp định thương mại tư do song phương đang được hai Chính phủ chuẩn bị đàm phán mà điểm mấu chốt là mức biểu suất thuế ưu đãi mà hai bên cam kết. Hy vọng sau khi hai chính phủ hoàn tất quá trình đàm phán và ký kết hiệp định, quan hệ thuong mại song phương Việt Nam – EU sẽ có bước phát triển mới. IV. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ Sau 20 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 11/1990, quan hệ Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã có những bước phát triển nhanh chóng và vững chắc. Ngày nay, EU là đối tác quan trọng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam sớm nhận định được tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – EU.Do đó,Việt Nam chủ động có chiến lược tổng thể về hợp tác với EU (là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á có chiến lược này ), khẳng định vị thế của EU trong đối ngoại của mình nhằm xây dựng quan hệ Việt Nam - EU thành quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, lâu dài, vì hòa bình và phát triển. Ngày 4/10/2010, Hiệp định đối tác, hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam - EU vừa được ký tắt Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh: PCA tạo ra một khuôn khổ mới, dài hạn và toàn diện cho quan hệ Việt Nam – EU. PCA sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hai bên có thể khai thác được tốt hơn lợi thế so sánh và bổ sung lẫn nhau. Nhiều lĩnh vực EU có thế mạnh như cơ khí, chế tạo, giao thông vận tải, hoá chất, dược phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao trong khi Việt Nam có nhu cầu lớn nhưng khả năng đáp ứng trong nước còn hạn chế. Đồng thời, nhiều mặt hàng Việt Nam có lợi thế, có thể đáp ứng nhu cầu nhập khẩu lớn của EU như cao su nguyên nhiên liệu, thủ công mỹ nghệ, giày dép, may mặc, thuỷ hải sản, cà phê, chè, hạt tiêu… Đặc biệt, PCA đã tạo tiền đề để có thể đi đến một Hiệp định tự do thương mại song phương (FTA) và hiện nay hai bên đang tham vấn để sớm chính thức tiến hành đàm phán hiệp định này. Việc đàm phán và ký kết FTA sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại cho cả hai bên. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn khi vào thị trường EU; đồng thời tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam cũng tăng lên đối với các nhà đầu tư EU. Trong thời gian tới,Việt Nam và EU hướng tới đàm phán FTA với phạm vi đàm phán toàn diện nhằm tác động đến quy mô, dòng chảy thương mại giữa hai bên. Điều đó khẳng định:EU vẫn tiếp tục là đối tác hết sức quan trọng, là thị trường then chốt của Việt Nam trong những năm tới đây. Do vị thế của EU sẽ ngày càng được nâng lên. EU sẽ tăng cường vai trò của mình tại Liên hợp quốc và các tổ chức, diễn đàn đa phương và đi đầu trong giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu. EU tiếp tục giữ vị trí là trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính hàng đầu thế giới. Về phía EU, các nước EU nhìn chung đều coi trọng, đánh giá cao tiềm năng, vai trò, vị thế khu vực và quốc tế của Việt Nam, muốn phát triền hơn nữa mối quan hệ với Việt Nam trong những năm tới. Còn về phía Việt Nam, để đạt mục tiêu cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Việt Nam sẽ tiếp tục quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, khuyến khích thu hút đầu tư từ các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, tiếp tục chú trọng phát triển quan hệ nhiều mặt, cùng có lợi với các nước lớn, các trung tâm chính trị-kinh tế quan trọng của thế giới, trong đó có EU. Thay lời kết về triển vọng quan hệ kinh tế, người viết xin trích dẫn khẳng định của Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Hội thảo "Triển vọng kinh tế hợp tác Việt Nam-EU giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020": ”Triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) trong vòng 5- 10 năm tới là "sáng sủa và thuận lợi" bởi một số yếu tố như vị trí kinh tế quan trọng của Việt Nam và khu vực, phát triển quan hệ với Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để EU thúc đẩy quan hệ và tăng cường vai trò ở khu vực Đông Nam Á”. Triển vọng năm 2011 Triển vọng phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam- EU năm 2011 chịu tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài. Các yếu tố bên trong gồm triển vọng hồi phục kinh tế của EU và Việt Nam. Thứ đến là các hiệp định làm cơ sở pháp lý cho sự phát triển của quan hệ kinh tế Việt Nam - EU đã có thể ký kết trong năm 2011. EU kỳ vọng quan hệ với Việt Nam sẽ trở nên sâu sắc hơn trên cơ sở hai dấu mốc lớn sắp diễn ra trong quan hệ giữa hai bên. Đó là việc chuẩn bị ký kết chính thức Hiệp định đối tác và hợp tác EU - Việt Nam (PCA) và đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA). PCA là hiệp định tổng thể mở ra cơ hội hợp tác trên phạm vi rộng lớn hơn, toàn diện hơn giữa Việt Nam - EU sau 20 năm quan hệ. Điểm nổi bật của PCA là hai bên thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực mới như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp, ngăn ngừa và giảm nhẹ thiên tai, văn hóa, du lịch, môi trường, y tế, năng lượng, giao thông... Với PCA, Việt Nam và EU cũng sẽ đẩy mạnh hợp tác trên các diễn đàn quốc tế, giải quyết các vấn đề toàn cầu để bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế. Với FTA, Việt Nam và EU năm 2010 đã thống nhất ở cấp cao về việc khởi động các vòng đàm phán. Hiện hai bên đang chuẩn bị về mặt kỹ thuật để việc đàm phán có thể chính thức bắt đầu trong năm 2011. Đại sứ Xin Đoy (Sean Doyle) cho biếtm EU muốn quá trình đàm phán với Việt Nam được khởi động “càng nhanh càng tốt”. FTA song phương hứa hẹn sẽ đem lại lợi ích thương mại, kinh tế lớn cho cả hai bên, trong đó có việc giải quyết những rủi ro gây tổn hại lợi ích như chống bán phá giá. EU lưu ý ba vấn đề lớn trong đàm phán lợi ích thương mại tự do với Việt Nam: ổn định thương mại, ưu tiên cho dịch vụ và các quy định, luật lệ thương mại tốt. Đại sứ Hung-ga-ry (Hung-ga-ry chính thức giữ chức Chủ tịch luân phiên nội khối của liên minh này nửa đầu năm 2011) tại Việt Nam, ông La-dơ-lô Vi-di (László Vizi) khẳng định các triển vọng hợp tác rộng mở giữa EU và Việt Nam là rất sáng sủa. Với kết quả đã đạt được trong năm 2010 và những yếu tố thuận lợi trong năm nay, dự báo tốc độ tăng trưởng thương mại Việt Nam - EU năm 2011 sẽ đạt tăng 10%-15%, vốn FDI tăng 15-20%. PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG HỢP TÁC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM -EU Quan hệ Việt Nam và EU – được đánh dấu từ khi bình thường ngoại giao ( 11/1996) đã có những kết quả to lớn từ 2 phía. Đây chính là nỗ lực của Việt Nam và EU mong muốn thúc đẩy hơn nữa đặc biệt là trong quan hệ thương mại. Tuy nhiên quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU còn ở mức khiêm tốn chưa xứng đáng với tiềm năng của 2 bên. I.ĐỊNH HƯỚNG HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-EU 1.Phía EU: EU không chỉ ngày càng thấy rõ vị trí địa lý và vai trò chính trị quan trọng của Việt Nam ở Đông Nam Á mà còn thấy rõ tiềm năng về kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và tài nguyên con người có văn hóa ở Việt Nam. Việt Nam không chỉ là 1 đối tác rất quan trọng với họ trong quan hệ làm ăn mà còn là cửa ngõ giúp họ mở rộng quan hệ thương mại với các nước Đông Nam Á , châu Á cũng như các khu vực trên thế giới. EU cũng thấy có nhu cầu muốn Việt Nam mở rộng quan hệ về các mặt với EU từ đó có những tiến bộ về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ của EU cũng như các điều kiện thu hút các khu vực khác của thế giới làm cho quan hệ quốc tế của EU đa dạng và nhiều chiều hơn. Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á mà châu Âu hiểu rõ nhất. Người châu Âu cũng hiểu người Việt Nam hơn các nước trong vùng. Liên minh châu Âu dành cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc (MFN) và đặc biệt là quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập ( GSP ) thường được dành cho các nước đang phát triển nên Việt Nam có điều kiện thuận lợi được mở rộng buôn bán sang thị trường EU với điều kiện duy nhất là đảm bảo chất lượng hàng hóa. Việt Nam là thành viên của ASEAN, APEC mà các khối kinh tế này có quan hệ rộng và lâu đời với EU và thông qua hợp tác hữu nghị Á- Âu (ASEM) mà Việt Nam với tư cách là thành viên sáng lập sẽ có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa ASEAN và EU với mục tiêu hàng đầu là tăng cường thương mại và đầu tư giữa 2 khu vực. Điều đó có nghĩa là Việt Nam sẽ có thêm điều kiện mở rộng hợp tác nhiều mặt trong nhiều lĩnh vực với EU. 2.Phía Việt Nam: Việt Nam coi trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác về kinh tế thương mại với EU. Trong thời gian tới Việt Nam thực sự muốn nỗ lực hơn nữa với triển vọng vô cùng to lớn với 1 liên minh châu Âu ngày càng mở rộng hơn ra bên ngoài. Một EU sẽ được thiết lập với 3 vành đai kinh tế trong đó cộng đồng châu âu là một hạt nhân, hiệp hội thương mại tự do châu âu là vành đai thứ hai và một số nước Đông Âu là vành đai thứ ba. Điều này sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU trong tương lai. Quan hệ hợp tác về kinh tế giữa Việt Nam và EU trong tương lai sẽ tạo ra cân bằng trong quan hệ buôn bán với các cường quốc lớn như Mĩ, Nhật Bản và các nước trong khu vực như Trung Quốc,NIC,ASEAN. Trong tương lai với sự giúp đỡ tích cực từ phía EU sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp xúc với khoa học công nghệ đứng thứ hai sau Mĩ. Điều này sẽ tác động mạnh mẽ tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam như chất lượng sản phẩm được nâng cao,hàm lượng chất xám trong sản phẩm cao do đó ảnh hưởng tốt tới lợi thế cạnh tranh so với hàng hóa của các nước khác. Vì là một thị trường khó tính yêu cầu chất lượng cao đảm bảo một số tiêu chuẩn quốc tế như mã vạch bao bì, an toàn vệ sinh… Đương nhiên khi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đảm bảo tốt tiêu chuẩn này có nghĩa là sẽ đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt này. Do vậy trong tương lai hàng hóa của Việt Nam sẽ có khả năng xuất khẩu ra nhiều thị trường hơn. II. GIẢI PHÁP 1.Phía EU: Phía EU cần phải ưu tiên hơn nữa trong chính sách của mình đối với Việt Nam trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại 2 bên như tăng thêm hạn ngạch cho 1 số hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng như cho Việt Nam hưởng hệ thống ưu đãi (GPS ), tạo điều kiện thuận lợi cho phía Việt Nam trong việc công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. Trong trao đổi thông tin: EU là một thị trường rộng lớn bao gồm 15 nước thành viên. Mỗi nước lại có 1 yêu cầu về các chủng loại hàng hóa khác nhau vì vậy việc EU tích cực trong đổi thông tin với Việt Nam là rất cần thiết. EU cũng nên tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu hàng hóa trực tiếp vào thị trường của mình. Về phía Việt Nam coi vấn đề thọng tin 2 chiều về thị trường là vô cùng quan trọng. Vấn đề này cần được sự giúp đỡ tích cực từ 2 phía đặc biệt là từ EU như cung cấp các thông tin cần thiết về các mặt hàng để những nhà sản xuất Việt Nam có thể sản xuất được những sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn của EU. Ngoài ra EU cần phải tích cực hơn nữa trong việc hợp tác với Việt Nam trong việc kiểm định lại nguyên tắc xuất xứ của hàng hóa để tránh gian lận trong thương mại của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Trong trao đổi kinh nghiệm: Phía EU chủ động hơn trong việc dẫn dắt tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy các chương trình hợp tác với Việt Nam vì lợi ích chung và vì lợi ích của mình. Điều này giúp cho các thành viên EU trong buôn bán kinh doanh tại thị trường Việt Nam làm quen tránh bỡ ngỡ cảm giác thị trường Việt Nam là một thị trường rủi ro. Những quan niệm khác nhau về vấn đề chính trị nhạy cảm như dân chủ, nhân quyền, văn hóa… Do vậy cần loại bỏ các rào cản về dân quyền dân chủ…mà EU thường hay kèm theo trong các hợp đồng. Điều quan tâm nhất EU nên nỗ lực trong sự tăng cường hiểu biết của các doanh nghiệp cả 2 bên về thị trường của nhau. Bên cạnh đó EU thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ có hiệu quả những điêu khoản mà Việt Nam và EU đã ký kết trong các hiệp định. 2.Phía Việt Nam: Để đáp lại Việt Nam cần phải có những ưu tiên hơn nữa trong chính sách của mình với EU. Cụ thể coi vai trò của nhà nước là cực kì quan trọng như công khai và thể chế hóa những chủ trương, chính sách cải tiến cơ chế xuất nhập khẩu không phải chỉ trên định hướng chung mà cả trong các nghiệp vụ mang tính thủ tục – hành chính cần phải thông thoang hơn “ 1 cửa “. Việt Nam cần phải ban hành hệ thống luật trong đó có luật thương mại phù hợp với các quy định trong tiến trình tham gia WTO mà cả Việt Nam và EU đã thảo luận. Trong tìm hiểu thị trường EU Việt Nam thường thiếu thông tin nên Việt Nam thường thiệt thòi trong thương mại. Việt Nam cần phải đảm bảo 1 thị trường ổn định như ban hành chính sách phù hợp với luật, giá cả, cung cầu. Việt Nam cũng cần phải có nhũng chiến lược phù hợp đối với mỗi mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Có như vậy mới tận dụng đươc các lợi thế mà EU dành cho và hình ảnh của hàng hóa Việt Nam được nâng cao. 3.Các giải pháp cụ thể: 3.1.Đối với thị trường: Liên minh châu Âu là một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam luôn ở mức cao – xuất siêu và Việt Nam luôn được hưởng mức thuế ưu đãi của EU. Tuy vậy trong thời gian tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU không phải là không gặp những khó khăn. Do vậy để thiết lập được mối quan hệ lâu dài và ổn định với EU Việt Nam cần phải có những giải pháp thiết thực và có hiệu quả. Việt Nam cần phải làm gì? Để đưa ra đáp số cho từng giải pháp đòi hỏi Việt Nam cần phải phân tích xác thực: thực lực của các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào? Khả năng của thị trường EU ra sao?. Chờ sự trợ giúp của chính phủ không phải là một giải pháp lâu dài mà điều các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm là làm quen với thị trường cạnh tranh khốc liệt khi tham gia WTO. Nếu không có sự chuẩn bị trước về tất cả mọi mặt thì Việt Nam khó có thể trụ vững trên thị trường này. EU tuy là một thị trường rộng lớn nhưng rất khắt khe. Do vậy để đáp ứng được đòi hỏi này, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu kĩ lưỡng về thị hiếu của thị trường như thi hiếu thay đổi theo mùa, theo mốt… Chúng ta thấy rõ một điều hiển nhiên rằng những hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam gặp không ít những khó khăn do không tìm hiểu kĩ thông tin, công tác quảng cáo còn kém. Đây là những khó khăn trong thời gian tới chúng ta phải làm tốt. Kinh phí cho quảng cáo và nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Do vậy để bù đắp những hạn chế này chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cường trao đổi những khó khăn với EU. Thứ hai các doanh nghiệp Việt Nam có phần choáng ngợp với thị trường rộng lớn trong tương lai khi EU mở rộng cho các thành viên mới tham gia. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU có phần nào giảm đi. Do vậy trong thời gian tới để dành được thị trường này chính phủ Việt Nam cần phải tăng cường mọi mặt với EU. Thứ ba là doanh nghiệp Việt Nam phải tích cực và chủ động hơn nữa trong việc tiếp cận thông tin cũng như việc đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu trực tiếp vào thị trường EU. Tóm lại để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU thì cần phải nghiên cứu đề xuất một chính sách thị trường hợp lý cho các khu vực EU, chủ động xâm nhập tiếp cận thị trường, kết hợp giữa đầu tư của Việt Nam vào EU với phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – EU, tạo ra nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam theo tiêu chuẩn EU. Đẩy mạnh thúc tiến thương mại; tăng cường hoạt động thông tin về thị trường EU; áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ khuyến khích sản xuất, kinh doanh hàng xuất nhập khẩu với EU. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, HACCP ( điểm kiểm soát tới hạn và phân tích mối nguy hại trong chế biến thành phần) nhằm vượt qua những rào cản kỹ thuật của thị trường EU. 3.2.Sản phẩm: Một là phải cải thiện hàng hóa của Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn châu Âu, giá cả có khả năng cạnh tranh, phương thức kinh doanh linh hoạt. Hai là trong thời gian tới các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn tăng kim ngạch xuất khẩu vào EU thì trước hết họ phải có một chiến lược sản phẩm cụ thể, thích ứng với những thay đổi của tình hình thị trường. Họ không chỉ lập ra kế hoạch đầu vào và đầu ra cho sản phẩm mà còn cần phải đáp ứng đầy đủ nguyên liệu, nhiên liệu, không ngừng cải tiến trang thiết bị máy móc đáp ứng các tiêu chuẩn của EU, đào tạo nâng cấp tay nghề công nhân….. có như vậy hàng xuất khẩu của Việt Nam mới có thể cạnh tranh được trên thị trường EU. Việt Nam cũng cần phải đa dạng hóa các chủng loại mặt hàng xuất khẩu sang EU. Trong 10 năm phát triển quan hệ thương mại vừa qua, bên cạnh việc chúng ta xuất khẩu hàng hóa đã có sự cải thiện về mẫu mã, chất lượng, thế nhưng có những mặt hàng chúng ta chưa đáp ứng được. Đó là một phần do khó khăn về vốn, máy móc, trang thiết bị hiện đại. Đây cũng chỉ là khó khăn trước mắt, nhưng về lâu dài các doanh nghiệp Việt Nam bằng sự nỗ lực của mình với sự trợ giúp của chính phủ và EU thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khắc phục được những yếu điểm đó. Trên thị trường thế giới và riêng EU đã có những mặt hàng của Việt Nam có hàm lượng chất xám cao như hàng điện tử, linh kiện và năm 2000, mặt hàng này chúng ta xuất khẩu được gần một tỷ đô la. Tóm lại Việt Nam và EU cần có 1 chương trình cụ thể gỡ bỏ các trở ngại hơn là đảm bảo đáng kể để tạo cơ sở cho sự tiếp tục phát triển vững chắc quan hệ hợp tác trong những thập niên đầu của thế kỷ 21, đó là điều mà cả hai bên có thể đạt được. B. KẾT LUẬN Quan hệ thương mại Việt Nam - EU trong những năm vừa qua phát triển rất mạnh nhờ những chiến lược rõ ràng của cả hai bên. Đối với EU thì chủ yếu đó là cái nhìn về chính trị và kinh tế đúng đắn đối với châu Á - khu vực kinh tế năng động và có những biến chuyển thần kỳ - trong đó có Việt Nam. Còn đối với Việt Nam thì đó là chiến lược thúc đẩy quan hệ thương mại với tất cả các nước, đặc biệt là tham vọng đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu sang thị trường EU rộng lớn. Xét về tính chất quan hệ Việt Nam- EU là mối quan hệ dựa trên lợi ích chung của hai bên. Đối với EU, Việt Nam đang trở thành một đối tác tin cậy trong chiến lược phát triển kinh tế của mình ở Đông Nam Á và cả Châu Á. Đối với Việt Nam, EU là một đối tác đặc biệt với thị trường đầy tiềm năng Tuy còn nhiều khó khăn trong tiến trình hợp tác, cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế vừa mới trải qua, Việt Nam và EU còn nhiều việc phải làm để thúc đẩy cao hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp này. Và trươc hết có thể nghĩ đến là hiệp định tự do thương mại FTA cho cả hai bên. TÀI LIỆU THAM KHẢO TS Trần Văn Thông, Địa lý kinh tế Việt Nam- nhà xuất bản thống kê 1998 Báo cáo 2010 của các tham tán thương mại EU về tình hình kinh tế Việt nam Thị trường nông sản & hội nhập dành cho doang nghiệp (số 1/11/2010)- sản phẩm của Agroinfo Báo cáo tổng kết ”Report on progress achiveved on the global Europe Strategy, 2006-2010” Tổng cục thông kê www.HYPERLINK ""gsoHYPERLINK "".gov.vn ""eurochamHYPERLINK ""vn.org Cục xúc tiến thương mại: Bộ ngoại giao Việt Nam www.mofa.gov.vn Thông tin đối ngoại Bộ Kế hoạch và đầu tư,Bộ Ngoại giao VN, vovnews, Báo cáo Tình hình Dân số TG 2010 của Liên Hiệp Quốc,Political calculation

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM7909c l7909c.doc
Tài liệu liên quan